You are on page 1of 5

LUẬN ĐIỂM ĐỐI PHƯƠNG CÓ THỂ ĐƯA RA VÀ

PHẢN BIỆN NGƯỢC LẠI


Stt LUẬN ĐIỂM ĐỐI PHƯƠNG CÓ THỂ PHẢN BIỆN NGƯỢC LẠI
ĐƯA RA

1. Hiện nay số quốc gia xóa bỏ hình phạt tử >< Hiện nay việc xóa bỏ hình phạt tử hình
hình trong pháp luật và trong thực tế là 142 chưa phải là xu thế chung của toàn thế giới1
nước, chỉ còn 56 nước vẫn đang duy trì hình
phạt tử hình và áp dụng hình phạt đó trong >< Công luận trong nước của hầu hết các
thực tế. Vậy nên, việc xóa bỏ hình phạt tử quốc gia vẫn ủng hộ việc áp dụng hình phạt
hình đang là xu thế chung và cần áp tử hình.2
dụng.
>< Tuy số lượng các quốc gia xoá bỏ hình
phạt tử hình chiếm ưu thế, nhưng không có
nghĩa là hình phạt tử hình nên bị xoá bỏ, vì
chúng ta cần phải căn cứ vào thực trạng và
tình hình tội phạm tại mỗi nước.

2. Hình phạt tử hình là trái với nhân đạo. >< Chúng ta cần phải hiểu rằng tính nhân đạo
của pháp luật biểu hiện ở sự dung hòa lợi ích
của xã hội và lợi ích của người phạm tội. Việc
đề cao lợi ích của người phạm tội mà quên đi
lợi ích của người bị hại và toàn xã hội không
thể xem là thỏa mãn nguyên tắc nhân đạo của
pháp luật. Việc nhân đạo với những tội
phạm gây nguy hiểm đặc biệt nghiêm trọng
cho xã hội thì việc nhân đạo đối với họ
chính là vô nhân đạo đối với toàn thể cộng
đồng xã hội.

>< Tử hình sẽ “nhân đạo” hơn vì “việc


giam cầm cả đời hoặc trong thời gian dài
trong nhà tù còn gây đau khổ hơn” cho
1
Võ Khánh Vinh, Nguyễn Mạnh Kháng, Phạm Văn Tỉnh (2008), Vấn đề giới hạn hình phạt tử hình trong
một số tội phạm tại Việt Nam, Hội thảo khoa học do Viện Nhà nước và pháp luật (Viện KHXH Việt Nam)
phối hợp với Viện Konrad Adenauar Stiftung tổ chức, ngày 23 - 24/12/2008 tại Hà Nội; Phạm Văn Beo
(2010), Hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam (Sách tham khảo), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
Tr. 210.
2
Hội luật gia Việt Nam (2008), tlđd, tr. 22-35.
người bị kết án.

>< Việc chuyển hình thức tử hình sang tiêm


thuốc độc để giảm bớt sự đau đớn cho
phạm nhân đã rất nhân đạo so với các hình
thức tử hình man rợn khác.

3. Hình phạt tử hình là vi phạm nhân >< Nếu cho rằng hình phạt tử hình là vi
quyền. Dựa vào Tuyên ngôn quốc tế về phạm nhân quyền, vi phạm vào quyền được
nhân quyền, Công ước quốc tế về quyền dân sống-một trong những quyền cơ bản của con
sự, chính trị năm 1966, Nghị định thư không người, vậy quyền tự do có phải là quyền cơ
bắt buộc thứ hai của công ước này về việc bản của con người? Các ý kiến cho rằng tử
xóa bỏ hình phạt tử hình (1989) để thiết lập hình là vi phạm nhân quyền, xâm hại quyền cơ
các tiêu chuẩn quốc tế cho việc xóa bỏ hình bản của công dân, xóa bỏ nó đi vậy thì chúng
phạt tử hình. Điều 3 Tuyên ngôn quốc tế về ta cần phải xóa bỏ cả những án phạt tù bởi vì
nhân quyền nêu "Mọi người đều có quyền những hình phạt tù là tước đoạt quyền tự do
sống, tự do và được bảo vệ an toàn”. Ngoài của công dân cũng là quyền cơ bản của con
ra Điều 5 quy định: "Không ai có thể phải người được pháp luật quốc tế và pháp luật
gánh chịu một hình phạt tàn khốc hoặc làm quốc gia thừa nhận.
giảm phẩm giá của con người”.
>< Nếu coi tử hình là hình thức tàn khốc hoặc
làm giảm phẩm giá của con người là không
đúng. Vì Điều 5 của Tuyên ngôn không có sự
giải thích và áp dụng trong những trường hợp
cụ thể nào được coi là vô nhân đạo, hạ thấp
phẩm giá con người. Do đó không thể giải
thích là hình phạt tử hình hoàn toàn có nội
dung tàn khốc và hạ thấp phẩm giá con
người.

4. Việc duy trì hình phạt tử hình không có >< Điều này là hoàn toàn không đúng, vì ở
tác dụng răn đe và phòng ngừa tội phạm Anh, theo số liệu của Bộ Nội vụ nước này, tỷ
mà thậm chí còn làm tăng tội phạm. Bên lệ tội phạm giết người tăng lên gấp đôi kể từ
cạnh đó hình phạt tù chung thân có tác dụng khi hình phạt tử hình bị xóa bỏ. Ở Hoa Kỳ,
ngăn ngừa và răn đe không kém hình phạt từ năm 1993-1997, khi số bản án tử hình
tử hình. được tuyên và thi hành tăng thì tỷ lệ tội
phạm giết người giảm 26%. Trong khi đó,
những kẻ phạm các tội ác nghiêm trọng là
những đối tượng rất nguy hiểm cho xã hội,
khả năng tái phạm rất cao, nếu không sử
dụng hình phạt tử hình thì xã hội vẫn còn nguy
cơ bị đe dọa nếu họ vượt ngục thành công
hoặc được phóng thích. Việc tước bỏ tính
mạng của những kẻ phạm các tội ác nghiêm
trọng là phù hợp với công lý "lấy mạng đền
mạng" và cũng nhân đạo hơn so với hình phạt
tù chung thân.

>< Ở những quốc gia cho rằng hình phạt tử


hình không làm giảm tội phạm, đa số là các
nước có nền kinh tế phát triển, trình độ dân trí
cao, ý thức pháp luật cao. Trước khi xóa bỏ
hình phạt tử hình trong luật, đã có một thời
gian dài họ không hề áp dụng hình phạt tử
hình trên thực tế. Do đó, việc duy trì hay xóa
bỏ hình phạt tử hình trong luật đã không
còn ý nghĩa đến sự tăng hay giảm tội phạm.

>< Hình phạt tử hình có tác dụng răn đe rất


lớn, ví dụ: Một người bị kết án tử hình về tội
buôn bán trái phép chất ma túy, sau khi họ bị
tước bỏ quyền sống những người khác trong
xã hội sẽ hình thành nên tư duy “nếu buôn bán
ma túy trái phép sẽ có thể đối mặt với việc mất
đi cơ hội tiếp tục sống”…

5. Tất cả các hệ thống tư pháp hình sự đều tồn >< Trước hết, phải nhìn nhận rằng người bị
tại những vấn đề và khả năng sai sót, không kết án oan là lỗi của những người thực thi
có hệ thống nào có thể tự cho là hoàn thiện, công lý. Vấn đề đặt ra ở đây là ai sẽ là chủ thể
vì vậy, nguy cơ người vô tội bị kết án tử chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại; và bồi
hình và bị tước bỏ tính mạng là sai lầm thường thiệt hại bằng cách nào khi một sinh
không thể lấy lại được. mạng đã mất. Ta dễ dàng thấy được theo dòng
tư duy logic thì Nhà nước phải chịu trách
nhiệm ở đây; bởi Tòa tuyên án thì nhân
danh Nhà nước chứ không phải nhân danh
chính mình.

>< Lật lại vấn đề, ta thấy rằng không phải ai


cũng bị kết án oan, và không phải ai cũng
phải chịu hình thức tử hình. Hình thức tử
hình chỉ dành cho những tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng gây ảnh hưởng xấu tới xã hội.

>< Đi sâu vào vấn đề hơn nữa, có thể nhận ra


rằng việc đưa ra đến kết luận của bản án,
phải trải qua một quá trình dài. Từ kết quả
của cuộc điều tra và quá trình tranh tụng xét
xử mới có thể đi đến kết luận cuối cùng. Hơn
nữa, người bị tố cáo vẫn chưa là người
phạm tội cho đến khi có kết luận cuối cùng
của tòa.Vì vậy, họ vẫn có quyền được được
bào chữa, trợ giúp pháp lý, quyền được
kháng án và xem xét lại bản án bởi một Tòa
án có thẩm quyền cao hơn,…. => Vậy nên
việc họ bị kết án oan sai là một việc khó mà
có thể xảy ra.

6. Chi phí cho việc thi hành hình phạt tử >< Điều này là hoàn toàn không đúng, vì việc
hình trong thực tế là rất tốn kém. giam giữ tốn kém chi phí hơn rất nhiều so
với tử hình. Hình thức tiêm thuốc độc tốn đến
200-300tr. Thì việc giam giữ cũng không hề
kém cạnh, chi phí giam giữ cho 1 tù nhân dao
động khoảng 800k-1tr/tháng. Vậy thì, đối với
mức án tù chung thân hay tù có thời hạn thì
chi phí cũng đắt đỏ không kém gì.

7. Hình phạt tử hình là để đáp trả hành >< Những nước duy trì hình phạt tử hình vẫn
động giết người là một sự trả thù và lặp giữ nguyên quan điểm cho rằng hình phạt
lại hành động của kẻ phạm tội là không này là biện pháp có hiệu quả răn đe đặc
phù hợp với xã hội văn minh. biệt, không thể thay thế trong việc ngăn
ngừa tội giết người cũng như nhiều loại tội
phạm khác. Điển hình nhất là phương châm
phòng, chống tội phạm của người Trung Quốc
"sát nhất nhân, vạn nhân cụ" (giết một người
để răn đe vạn người khác - Theo quan điểm
này, cần áp dụng hình phạt tử hình cho những
kẻ phạm tội ác nghiêm trọng như giết người để
giúp những người khác nhận thức rõ đó là
hành động sai trái sẽ mang lại những hậu quả
thảm khốc cho kẻ phạm tội, từ đó ngăn ngừa
người khác phạm tội ác tương tự)…

8. Hiện nay, Việt Nam là thành viên của Hội >< Theo Điều 6 khoản 2 của công ước quy
đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Không định: "Ở những quốc gia chưa xóa bỏ hình
những thế, Việt Nam cũng là thành viên phạt tử hình thì chỉ được phép áp dụng đối
của công ước quốc tế và chính trị từ năm với những tội nghiêm trọng nhất…”. Điều
1966. Vì vậy, cần tiến tới vã xóa bỏ hình này cho thấy, công ước thừa nhận ở những
thức tử hình quốc gia khác nhau, tùy theo điều kiện cụ thể
của mình có thể duy trì hình phạt tử hình.
Nhưng hình phạt tử hình phải được áp dụng
đối với những người phạm tội nghiêm trọng
nhất. Việt Nam đã thực hiện đúng cam kết
này.

>< Đúng là Việt Nam hiện nay vẫn đang duy


trì hình phạt tử hình, nhưng không phải áp
dụng 1 cách độc tài mà chỉ áp dụng hình
phạt tử hình với những tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng. Và đây cũng là quan điểm
chính thức của Chính Phủ Việt Nam tại
Liên Hợp Quốc3.

>< Hơn hết tình hình tội phạm ở Việt Nam


diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng
cả về số lượng lẫn tính chất, mức độ nguy
hiểm và quy mô phạm tội. Tiêu biểu hiện nay
như vụ án của bé Vân Anh, 3 người con đốt
nhà mẹ hay như mâu thuẫn tình cảm chém giết
lẫn nhau,....Đặc biệt trong số đó, có nam thanh
niên 19t giết người không ghê tay vẫn bình
thản sau khi thực hiện hành vi nguy hiểm. Tất
cả những vụ án trên đều gây bức xúc cho
người dân Việt Nam và mọi người đều muốn
có 1 bản án tử hình thích đáng cho những con
người như vậy.

3
Báo cáo Quốc gia của Việt Nam về Thực hiện Quyền con người tại phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát về
nhân quyền trước Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc, tlđd, nêu ra các lý do về văn hóa, con người của
việc duy trì án tử hình, và khẳng định “đây là biện pháp cần thiết để ngăn ngừa những tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng.”

You might also like