You are on page 1of 7

Câu 4: Phân biệt tội diệt chủng với tội chống loài người.

Phân tích 1 vụ án cụ
thể được ICC xét xử về tội chống loài người
Tiêu Tội diệt chủng  Tội chống lại loài người 
chí so
sánh

Đối toàn bộ hay một bộ bất kỳ một cộng đồng dân thường
tượng phận nhóm dân tộc, sắc
tác tộc, chủng tộc hoặc tôn
động  giáo

Chủ thể Cá nhân,  Những người hoặc nhóm người thực hiện
hành vi phạm tội kể trên, có đủ năng lực
và trách nhiệm hình sự để chịu tội trước
pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia.

Hành vi Công ước đã liệt kê năm tội ác chống nhân loại” là một trong các
hành động sau được coi hành vi sau được thực hiện như một phần
là hành động diệt của sự tấn công có hệ thống hoặc trên
chủng:   diện rộng nhằm vào bất kỳ một cộng
- Sát hại các thành viên đồng dân thường nào, với nhận biết về sự
của nhóm người đó   tấn công đó:
- Gây nên những tổn hại Giết người;
nghiêm trọng về thể xác Hủy diệt;
và tinh thần đối với các Bắt làm nô lệ;
thành viên của nhóm Lưu đày hoặc cưỡng ép di chuyển dân
người đó   cư;
- Cố tình buộc nhóm Bỏ tù hoặc có hình thức khác tước đoạt
người đó phải chịu tự do thân thể một cách nghiêm trọng trái
những điều kiện sống với các quy tắc cơ bản của luật pháp
được tính toán nhằm gây quốc tế;
nên sự tiêu vong toàn bộ
hoặc một phần nhóm Tra tấn;
người đó Hiếp dâm, bắt làm nô lệ tình dục, cưỡng
ép mại dâm, ép buộc mang thai, cưỡng
ép triệt sản hoặc bất kỳ hình thức bạo lực
tình dục nào khác có tính chất nghiêm
trọng tương tự;
Ngược đãi bất kỳ nhóm hoặc tập thể
người nào có chung đặc điểm vì lý do
chính trị, chủng tộc, dân tộc, sắc tộc, văn
hóa, tôn giáo, giới tính như được định
nghĩa tại khoản 3, hoặc những lý do khác
được thừa nhận rộng rãi là bị cấm theo
luật quốc tế, liên quan đến bất kỳ hành vi
nào nêu tại khoản này hoặc bất kỳ tội
phạm nào thuộc quyền tài phán của Tòa
án;
Đưa người đi biệt tích;
Phân biệt chủng tộc;
Các hành vi vô nhân đạo khác có tính
chất tương tự cố ý gây nhiều đau đớn
hoặc tổn thương nghiêm trọng cho thân
thể hoặc sức khỏe về mặt tinh thần hay
thể chất.”

CCPL Điều 6 Quy chế Rome  Điều 7 Quy chế Rome


*Phân tích 1 vụ án cụ thể được ICC xét xử về tội chống loài người:
Germain Katanga bị cáo buộc chỉ huy của Lực lượng yêu nước yêu nước Ituri
(FRPI) tại thời điểm lệnh bắt giữ. 
Lệnh bắt giữ: ngày 2 tháng 7 năm 2007 
 Tội danh: chống lại loài người các hành vi thực hiện: giết người; và  bốn tội danh
chiến tranh: giết người, tấn công dân thường, hủy hoại tài sản và cướp bóc được
thực hiện vào ngày 24 tháng 2 năm 2003 trong cuộc tấn công vào làng Bogoro,
thuộc quận Ituri của DRC. 
Bị kết án tổng cộng 12 năm tù; thời gian bị giam giữ tại ICC - từ ngày 18 tháng 9
năm 2007 đến ngày 23 tháng 5 năm 2014 - đã được khấu trừ khỏi bản án.

Câu 8:
Tội chống loài người được quy định tại Điều 422 BLHS 2015:
1. Người nào trong thời bình hay trong chiến tranh mà thực hiện hành vi
tiêu diệt hàng loạt dân cư của một khu vực, phá hủy nguồn sống, phá hoại cuộc
sống văn hóa, tinh thần của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ
quyền, làm đảo lộn nền tảng của một xã hội nhằm phá hoại xã hội đó hoặc thực
hiện hành vi diệt chủng khác hoặc thực hiện hành vi diệt sinh, diệt môi trường tự
nhiên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Phạm tội trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của
cấp trên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
 Điều 422 BLHS VN 2015 quy định về tội chống loài người và trong nội
dung cũng có quy định cả hành vi diệt chủng khác là một trong những cấu thành
của tội chống loài người.
Theo định nghĩa tại Điều 6 Quy chế Rome thì một người bị cho là phạm tội
diệt chủng nếu họ thực hiện một trong các hành vi như giết các thành viên của
cộng đồng; gây những tổn hại nghiêm trọng về sức khoẻ, tinh thần với các thành
viên cộng đồng; cố tình áp đặt những điều kiện sống nhằm huỷ diệt toàn bộ hay
từng phần sự sống đối với cộng đồng; áp đặt những biện pháp để ngăn ngừa sinh
sản đối với cộng đồng; cưỡng chế đưa trẻ em từ cộng đồng này sang cộng đồng
khác với ý định huỷ diệt toàn bộ hay từng phần cộng đồng quốc gia, dân tộc, chủng
tộc hoặc tôn giáo.   
Mặc dù Điều 422 Bộ luật Hình sự quy định hành vi diệt chủng khác là một
trong những cấu thành của tội chống loài người, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có
một định nghĩa hay một khái niệm cụ thể về hành vi diệt chủng quy định tại Điều
422 này.
Bên cạnh đó, Điều 7 Quy chế Rome đưa ra định nghĩa khá cụ thể và chi tiết
về tội phạm chống loài người.
Theo đó, tội phạm chống loài người nghĩa là bất cứ hành vi nào được liệt kê
tại khoản 1 Điều 7 Quy chế Rome (như giết người; hủy diệt; bắt làm nô lệ; tra tấn;
trục xuất hoặc dùng vũ lực di chuyển dân cư; tù giam hoặc tước đoạt tự do thân thể
trái với nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế; hiếp dâm, lạm dụng tình dục, cưỡng
bức mại dâm, buộc mang thai ngoài ý muốn, cưỡng ép triệt sản hoặc bất kỳ hành vi
xâm phạm tình dục nào khác có mức độ trầm trọng tương tự,.v.v.) mà được thực
hiện như một phần của hành động tấn công trên diện rộng hoặc có hệ thống nhằm
vào thường dân với nhận thức đẩy đủ về hành vi tấn công đó.
Bộ luật Hình sự quy định tội chống loài người tại Điều 422, theo quy định
của điều này thì một người được cho là phạm tội chống loài người khi thực hiện
hành vi tiêu diệt hàng loạt dân cư của một khu vực, phá hủy nguồn sống, phá hoại
cuộc sống văn hóa, tinh thần của một nước, làm đảo lộn nền tảng của một xã hội
nhằm phá hoại xã hội đó, hoặc có những hành vi diệt chủng khác, hành vi diệt sinh,
diệt môi trường tự nhiên.
Như vậy, dễ nhận thấy rằng tội phạm chống loài người được quy định trong
Bộ luật Hình sự chưa có sự thống nhất và chưa bao quát hết các hành vi quy định
tại tội chống loài người trong quy chế Rome. Điều 422 Bộ luật Hình sự là quá
chung chung và thiếu rõ ràng như “phá hoại cuộc sống văn hóa, tinh thần của một
nước, làm đảo lộn nền tảng của một xã hội” hoặc xác định các hành vi như diệt
chủng, diệt sinh, diệt môi trường tự nhiên mà không đưa ra một khái niệm hoặc sự
giải thích cụ thể nào cho những hành vi này. Trong khi đó, 11 hành vi cấu thành tội
phạm này được quy định tại Điều 7 Quy chế được giải thích rất rõ ràng, cụ thể.
Do vậy, mặc dù Bộ luật Hình sự VN cũng có quy định về tội phạm chống
loài người, nhưng xét về mặt cấu thành tội phạm thì tội phạm chống loài người
trong pháp luật hình sự Việt Nam có nhiều điểm chưa tương đồng với tội phạm
chống loài người trong Quy chế Rome, và các quy định về cấu thành tội phạm này
trong pháp luật hình sự Việt Nam cũng còn tồn tại hạn chế.
Thứ hai ,Tội phạm chiến tranh quy định tại Điều 8 quy chế Rome đối
chiếu với quy định tại Điều 423 BLHS VN
 Chủ thể: 

 Quy chế Rome

Người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ 18 tuổi là tuổi chịu trách
nhiệm hình sự theo luật định tại Điều 26 Quy chế Tòa án hình sự quốc tế.
 Bộ Luật Hình sự Việt Nam 2015

Thì đây là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, do đó, tất cả công dân Việt Nam,
người nước ngoài; người không có quốc tịch ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi trở lên,
có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đều có thể là chủ thể của tội phạm này.
-> Như vậy có thể thấy quy định về chủ thể của BLHS VN 2015( từ đủ 14
tuổi trở lên) rộng hơn so với quy định của quy chế Rome( từ đủ 18 tuổi trở
lên).

 Mặt chủ quan: Cả quy chế Rome và BLHS 2015 đều quy định Tội phạm
được thực hiện với lỗi cố ý
 Mặt khách quan: 
 Quy chế Rome: Khi bị cáo thực hiện một trong các hành vi tương

ứng, ví dụ: Cố ý tàn sát; tra tấn hoặc đối xử vô nhân đạo, kể cả các thí
nghiệm về sinh học; bắt cóc con tin; cố ý tấn công thường dân, cũng
như các nhân viên dân sự không trực tiếp tham gia vào các hoạt động
quân sự; cố ý tấn công các công trình dân sự, các công trình không
phải là mục tiêu  quân sự…
 BLHS 2015 quy định những hành vi sau: 

Ra lệnh tiến hành giết hại dân thường, người bị thương, tù binh, cướp
phá tài sản, tàn phá nơi dân cư.
Trực tiếp tiến hành giết hại dân thường, người bị thương, tù binh,
cướp phá tài sản, tàn phá nơi dân cư.
Sử dụng các phương tiện hoặc phương pháp chiến tranh bị cấm.
-> Như vậy, về mặt khách quan thì quy định của văn bản pháp luật quốc tế
cũng như pháp luật Việt Nam có nét tương đồng; tuy nhiên quy định của quy
chế Rome có phần chi tiết và đầy đủ hơn.
- Hình phạt:
 Quy chế Rome: Điều 77 của quy chế quy định hình phạt, Tòa án có

thể áp dụng một trong các hình phạt sau đây : phạt tù ( có thể không
vượt quá 30 năm hoặc tù chung thân khi chứng minh được tính chất
nghiêm trọng của tội phạm và hoàn cảnh cá nhân của người phạm tội)
Bộ Luật Hình sự 2015: Người phạm tội này có thể bị phạt tù, từ mười
năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình tùy theo từng
trường hợp phạm tội cụ thể.
-> Như vậy, có thể thấy Quy chế Rome quy định hình phạt mang tính
nhân đạo hơn so với pháp luật nước ta khi không quy định hình phạt
tử hình.
-> Quy định của pháp luật Việt Nam cơ bản đáp ứng yêu cầu đấu
tranh chống tội phạm chiến tranh và khá tương thích với quy định của
pháp luật hình sự quốc tế .

Kết luận
 Sự giống nhau: Các quy định ở quy chế Rome hay ở chương 26 BLHS VN

đều nhấn mạnh đến những quyền cơ bản của con người, đặc biệt là quyền
sống. Khách thể đều là quyền được sống của con người, quyền được bảo vệ
về văn hóa, tôn giáo, nguồn sống. 
 Sự khác nhau:

 Nổi bật nhất là về Số lượng tội phạm:

Ở quy chế Rome có 4 loại tội phạm còn chương 26 BLHS VN có 5 loại.
Trong đó, 3 tội phạm quy định tại điều 421, 422, 433 BLHS có tính chất
tương đương với 4 tội phạm của quy chế Rome. BLHS VN có thêm 2 tội
khá mới so với quy chế: tội tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh
thuê (Điều 424) và tội làm lính đánh thuê (Điều 425). Đây có thể là những
điểm mới của pl hs Việt Nam so với quốc tế được rút ra từ chính lịch sử của
dân tộc mình. Tuy còn những hạn chế so với các quy định của Luật hình sự
qt nhưng nó phản ánh được trình độ của các nhà lập pháp, cũng như sự tiến
bộ của pháp luật Việt Nam.

Germain Katanga bị cáo buộc chỉ huy của Lực lượng yêu nước yêu nước Ituri
(FRPI) tại thời điểm lệnh bắt giữ.
Lệnh bắt giữ: ngày 2 tháng 7 năm 2007
Tội danh: chống lại loài người các hành vi thực hiện: giết người; và bốn tội danh
chiến tranh: giết người, tấn công dân thường, hủy hoại tài sản và cướp bóc được
thực hiện vào ngày 24 tháng 2 năm 2003 trong cuộc tấn công vào làng Bogoro,
thuộc quận Ituri của DRC.
Bị kết án tổng cộng 12 năm tù; thời gian bị giam giữ tại ICC - từ ngày 18 tháng 9
năm 2007 đến ngày 23 tháng 5 năm 2014 - đã được khấu trừ khỏi bản án.

You might also like