You are on page 1of 27

GIỚI THIỆU VỀ

TÒA HÌNH SỰ QUỐC


TẾ
Nguồn:
- Understanding the International Criminal Court
- Nguyễn Ngọc Chí, Giáo trình Tòa án hình sự quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia
1. Giới thiệu chung
Sau chiến tranh thế giới II, một số tòa hình sự (ad-hoc) đã được thành lập:
- Tòa án đặc biệt Nuremberg, Tokyo: Xét xử các nhân vật cầm phát xít Đức, Nhật
- Cơ sở chương VII Hiến chương LHQ: Hai tòa án hình sự quốc tế:
+ Nam Tư (Nghị quyết 808 ngày 22/2/1993)
+ Ruanda (Nghị quyết 955, 8/11/1994)
17/7/1998: 120 quốc gia đã phê chuẩn quy chế Rome
Quy chế Rome chính thức có hiệu lực 1/7/2002
Tòa hình sự quốc tế tại La-hay, Hà Lan
- Ngân sách hoạt động đến từ các khoản đóng góp của các quốc gia thành viên, đóng góp tự
nguyện của các chính phủ, các tổ chức quốc tế, cá nhân, tập đoàn và các thực thể khác.
- Điểm khác biệt của ICC với các tòa án quốc tế khác:
+ Là một tòa thường trực (Khác với các tòa ad-học liên quan đến Nam Tư, Rwanda).
+ Đối tượng xét xử là cá nhân
- ICC không phải là một cơ quan của Liên hợp quốc. Thang 10/2004, ICC đã ký thỏa thuận hợp
tác với LHQ
- ICC không thay thế các tòa hình sự của các quốc gia, là một công cụ bổ trợ. ICC sẽ điều tra và
truy tố xét xử nếu như quốc gia liên quan từ chối hoặc cố ý không muốn xét xử
Thẩm quyền của tòa ICC
Khoản 1 Điều 5 Quy chế Rome quy định ICC có thẩm quyền xét xử đối với các cá nhân phạm các tội ác
nghiêm trọng nhất đối với cộng đồng quốc tế, tội diệt chủng; tội chống loài người; tội ác chiến tranh; tội
xâm lược.

Những cá nhân này có thể là công dân của các quốc gia thành viên hoặc công dân của các quốc gia phi
thành viên Quy chế (Điều 12 và Điều 13) khi:

- Họ thực hiện tội phạm trên lãnh thổ quốc gia thành viên hoặc trên tàu bay, tàu thuyền được đăng ký tại
quốc gia thành viên;

- Họ thực hiện tội phạm tại quốc gia mà họ mang quốc tịch hoặc quốc gia nơi họ thực hiện tội phạm đã
chấp nhận quyền tài phán của ICC;

- Vụ việc do Hội đồng bảo an LHQ thông báo cho ICC theo thẩm quyền quy định tại Chương VII Hiến
chương LHQ.
Ai có thể bị truy tố:
- Cá nhân (trên 18 tuổi)

Có phải cân nhắc đến vị trí họ đang nắm giữ không?


- Không (dù là Nguyên thủ quốc gia hay các vị trí quan trọng nào khác của một quốc gia), đều có
thể bị truy tố và chịu trách nhiệm về tội ác trước tòa ICC
Hiệu lực của Quy chế Rome -1/7/2002

Tính không hồi tố


Không xét xử các vụ việc trước 1/7/2002

Thời điểm có hiệu lực đối với quốc gia thành viên mới: Ngày đầu tiên của tháng sau 60 ngày kể
từ khi nộp lưu chiểu các văn kiện phê chuẩn, chấp nhận, chấp thuận hoặc gia nhập
Cấu trúc của tòa ICC
Hội đồng quốc gia thành viên:
- Cơ quan giám sát và lập pháp của Tòa án.
- Mỗi quốc gia thành viên có một đại diện
- Ban chánh án: gồm có 3 thẩm phán (1 chánh án và hai phó chánh án), phụ trách các công việc
hành chính (ngoại trừ Văn phòng công tố), tối đa 2 nhiệm kỳ 3 năm.
Nhiệm vụ: Chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động của cơ quan thuộc Tòa án, trừ Văn phòng
Công tố.
- Các bộ phận dự thẩm, sơ thẩm, phúc thẩm
+ Thẩm phán: 18 thẩm phán (các quốc gia thành viên đề cử, bầu tại các phiên họp của Hội đồng
quốc gia thành viên), dựa trên nguyên tắc có sự đại diện của các hệ thống pháp luật trên thế
giới, các khu vực địa lý và sự cân bằng giữa tỉ lệ thẩm phán nam và nữ. Không cho phép thẩm
phán đều là công dân của một quốc gia
+ Điều 39:
3 bộ phận: Dự thẩm, Sơ thẩm, Phúc thẩm
Tương ứng là Hội đồng dự thẩm, Hội đồng sơ thẩm, hội đồng phúc thẩm
+ Văn phòng công tố:
- Tiếp nhận và phân tích các tình huống, thông tin làm cơ sở cho hoạt động điều tra, tiến hành
hoạt động điều tra đối với các tội phạm thuộc quyền tài phán của Tòa án: Tội diệt chủng, tội ác
chống lại loại người, tội phạm chiến tranh. Văn phòng công tố tiến hành truy tố trước Tòa án đối
với những người thực hiện các tội phạm trên.
+ Văn phòng lục sự (Thư ký)
- Các công việc hành chính không mang tính tư pháp
(Trợ giúp các nạn nhân tham gia vào tất cả các giai đoạn của tiến trình tố tụng, hỗ trợ đưa ra các
yêu cầu bồi thương…)
Phân biệt các loại tối ác xét xử trước tòa
ICC
- Tội diệt chủng:
1) Giết một hoặc nhiều thành viên của nhóm người ấy
2) Gây thương tích nghiêm trọng hoặc gây rối loạn về trí tuệ cho các thành viên của nhóm người
ấy
3) cố ý có âm mưu tạo ra các điều kiện sống nhằm hủy diện toàn bộ hoặc từng phần về thể xác
hoặc tinh thần của nhóm người ấy
4) dùng các biện pháp nhằm ngăn chặn việc sinh đẻ để duy trì nòi giống của nhóm người ấy
5) chuyển giao bằng bạo lực trẻ em từ nhóm người này sang nhóm người khác
- Tội ác chống lại loài người:
- tàn sát
- hủy diệt
- bắt làm nô lệ
- đày ải hoặc di dân bằng bạo lực
- giam vào tù hoặc tước tự do thân thể một cách dã man vi phạm các chuẩn mực cơ bản của luật quốc tế
- tra tấn
- hiếp dâm
- bắt làm nô lệ tình dục, cưỡng bức mang thai, cưỡng bức tiêm thuốc hoặc các hình thức bạo lực nghiêm trong khác về tình dục
- truy bức tiêng bất kỳ một nhóm người hoặc đồng hóa họ vì các lý do về chính trị, sắc tộc, dân tộc, chủng tộc, văn hóa, giới tính hoặc
các lý do khác mà theo pháp luật quốc tế được coi là không thể chấp nhận
- dung bạo lực làm mất tích người
- tội phân biệt chủng tộc
- các hành vi vô nhân đạo khác tương tự gây ra những đau đớn mạnh hoặc thương tích nghiêm trọng hay thiệt hại nghiêm trọng cho sức
khỏe về mặt tinh thần hoặc thể xác
- tội phạm chiến tranh: Điều 8
VD:
- cố ý tàn sát
- tra tấn hoặc đối xử vô nhân đạo, kể cả các thí nghiệm về sinh học
- hủy hoại chiếm đoạt trái phép, bừa bãi với phạm vi lớn tài sản không cần thiết cho quân đội
- bắt cóc con tin
- cố ý tấn công thường dân, cũng như các nhân viên dân sự không trực tiếp tham gia vào các
hoạt động quân sự
- cố ý tấn công các công trình dân sự-các công trình không phải là các mục tiêu quân sự…
- Tội xâm lược (Điều 8 bis)
- Thẩm quyền khởi kiện (Điều 13, 14, 15 Quy chế Rome):
- Quốc gia thành viên: Tội phạm thuộc thẩm quyền của ICC xảy ra trên lãnh thổ quốc gia mình
hoặc người phạm tội, người bị tình nghi phạm tội là công dân quốc gia mình;
- Hội đồng bảo an LHQ: Thông báo cho Trưởng công tố của ICC để tiến hành điều tra truy tố
- Trưởng Công tố: Tự mình mở điều tra căn cứ vào thông tin về các tội phạm thuộc thẩm quyền
tài phán của Tòa án
Thụ lý:
- Trưởng Công tố sẽ quyết định mở điều tra làm rõ tội phạm và hành vi phạm tội của những
người có liên quan đến vụ án
Một số thực tiễn liên quan
Việt Nam có nên gia nhập quy chế Rome

You might also like