You are on page 1of 148

LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Đinh Hoài Nam


Ths.GVC khoa Luật – ĐHKTQD
Hội thẩm ND Tòa án ND Tp Hà Nội
Nội dung học phần

Chương 1. KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN


CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Chương 2. CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG, NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ
TỤNG VÀ NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG
Chương 3. CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Chương 4. CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN
Chương 5. KHỞI TỐ VÀ ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ
Chương 6. TRUY TỐ VÀ XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ
Chương 7. THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN
Chương 1. KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ VÀ CÁC NGUYÊN
TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

1.1 Khái niệm chung


1.1.1 Khái niệm
- Hành vi vi phạm PL ----- Xử lý -----Thi hành
-Tội phạm ------- Hình phạt ------ Thi hành

VD: Người dân phát hiện xác cô gái nổi trên hồ


ba mẫu. Xử lý thế nào?
1.1 Khái niệm

Luật tố tụng hình sự là một ngành luật trong hệ thống


pháp luật, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong qua trình cơ quan
Nhà nước giải quyết vụ án hình sự.
Quá trình cơ quan Nhà nước giải quyết vụ án hình sự được
Bộ luật tố tụng HS chia thành 5 giai đoạn: Khởi tố; Điều tra;
Truy tố; Xét xử; Thi hành án hình sự.
1.1.2.Đối tượng điều chỉnh

Đối tượng điều chỉnh của Luật tố tụng hình sự là các


quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình điều tra, truy tố, xét
xử và thi hành án hình sự.
Bao gồm 3 nhóm QHXH chính:
-Mối quan hệ giữa cơ quan tố tụng hình sự với cá nhân, pháp
nhân phạm tội
-Mối quan hệ giữa cơ quan tố tụng hình sự với cá nhân, tổ
chức.
-Mối quan hệ giữa cơ quan tố tụng hình sự với nhau
1.1.3.Phương pháp điều chỉnh

Nhà nước sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để


tác động đến các quan hệ tố tụng hình sự
Các phương pháp chính:
 Phương pháp quyền uy
 Phương pháp phối hợp – chế ước
 Phương pháp quy định.
1.1.4 Nguồn của luật tố tụng hình sự

 Hiến pháp 2013


 Bộ luật tố tụng hình sự 2015
 Các luật có liên quan: Luật tổ chức VKS
2014; Luật tổ chức Tòa án ND 2014; Luật
tổ chức cơ quan điều tra HS 2015; Luật thi
hành án HS 2010….
 Các văn bản dưới luật
1.2. Nhiệm vụ của luật tố tụng hình sự

(1) Bảo vệ chế độ XHCN, lợi ích hợp pháp


của Nhà nước, của công dân, tổ chức.
(2) Đấu tranh phòng và chống tội phạm
(3) Giáo dục công dân nghiêm chỉnh chấp
hành pháp luật, đấu tranh phòng ngừa tội
phạm
Điều 2 BLTTHS 2015
1.3 Các nguyên tắc cơ bản của Luật TTHS

1.3.1 Khái niệm


1.3.2 Các nguyên tắc cơ bản
Quy định tại Chương II BLTTHS 2015
Bao gồm từ Điều 7 đến Điều 33
1.3.1 Một số nguyên tắc cơ bản của Luật
TTHS

(1) Bảo đảm pháp chế XHCN trong tố tụng hình sự


(Điều 7)
(2) Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và
lợi ích hợp pháp của cá nhân (Điều 8)
(3) Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật (Điều
9)
(4) Suy đoán vô tội (Điều 13)
(5)Không
(5) ai bị kết án hai lần vì một tội phạm (Điều
14)
1.3.1 Một số nguyên tắc cơ bản của Luật
TTHS

(6) Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự (Điều 16)
(7) Thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia (Điều 22)
(8) Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo
pháp luật (Điều 23)
(9) Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm (Điều 26)
(10) Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm
(Điều 27)
Chương 2. CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG,
NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG VÀ NGƯỜI THAM
GIA TỐ TỤNG

2.1. Cơ quan tiến hành tố tụng


Bao gồm: Cơ quan điều tra; Viện kiểm sát; Tòa án
Ngoài ra còn có các cơ quan được giao tiến hành
một số các hoạt động điều tra.
(Luật số 101/2015/QH13, ngày 27/11/2015 Bộ Luật
tố tụng hình sự)
Khái niệm:
(1) Cơ quan điều tra

Luật số 99/2015/QH13 ngày 26/11/2015 Luật tổ


chức cơ quan điều tra hình sự
Điều 4. Hệ thống Cơ quan điều tra
- Cơ quan điều tra trong công an nhân dân
- Cơ quan điều tra trong quân đội nhân dân
- Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối
cao
Cơ quan điều tra của Công an nhân dân

Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự


26/11/2015 (điều 5)
1. Cơ quan An ninh điều tra
 Cơ quan An ninh Bộ Công an;
 Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh;
2. Cơ quan Cảnh sát điều tra:
 Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an;
 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh;
 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện.
Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân

Điều 6 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự


26/11/2015
 1. Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng; Cơ
quan An ninh điều tra quân khu và tương đương.
 2. Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng; Cơ
quan điều tra hình sự quân khu và tương đương;
Cơ quan điều tra hình sự khu vực.
Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát
nhân dân tối cao

Điều 7. Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự


26/11/2015

 1. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối


cao.
 2. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung
ương.
Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra (điều 35)

Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm:
- Các cơ quan của Bộ đội biên phòng;
- Các cơ quan của Hải quan;
- Các cơ quan của Kiểm lâm;
- Các cơ quan của lực lượng Cảnh sát biển;
- Các cơ quan của Kiểm ngư;
- Các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một
số hoạt động điều tra;
- Các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra

Điều 8. Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 26/11/2015


1. Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị
khởi tố.
2. Tiếp nhận hồ sơ vụ án do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra chuyển giao.
3. Tiến hành điều tra các tội phạm, áp dụng mọi biện pháp
do luật định để phát hiện, xác định tội phạm và người thực
hiện hành vi phạm tội; lập hồ sơ, đề nghị truy tố.
4. Tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ
quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và
ngăn ngừa.
(2) Viện kiểm sát

Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014:


- VKSND tối cao
-Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
- Các VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Các VKSND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
- Các VKS quân sự: Trung ương, Quân khu, Khu vực
(2) Viện kiểm sát

Nhiệm vụ, quyền hạn của VKS:


VKSND thực hành quyền công tố và
kiểm sát các hoạt động tư pháp theo
quy định của hiến pháp và pháp luật.
Trong các giai đoạn tố tụng:
(3) Toà án

Luật tổ chức Toà án nhân dân 2014:


Vị trí: TAND là cơ quan xét xử của nước
CHXHCNVN, thực hiện quyền tư pháp
Chức năng của Toà án:
-Xét xử các vụ án: Hình sự, dân sự, hôn nhân và gia
đình, lao động, kinh doanh, thương mại, hành
chính.
-Giải quyết những việc khác
Cơ cấu

Hệ thống các Toà án nhân dân:


 TAND Tối cao;
 TAND cấp cao
 TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là
TAND cấp tỉnh);
 TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung
là TAND cấp huyện);
 Các Toà án quân sự: Trung ương; Quân khu; Khu vực
2.2 Người tiến hành tố tụng

Khái niệm.
Trong cơ quan điều tra: Thủ trưởng, phó
thủ trưởng cơ quan điều tra, điều tra viên.
Nhiệm vụ, quyền hạn: Điều 36, 37 BLTTHS
2015
2.2 Người tiến hành tố tụng

Trong cơ quan Viện kiểm sát:


Viện trưởng, Phó viện trưởng, Kiểm sát
viên
Nhiệm vụ, quyền hạn: Điều 41, 42
BLTTHS2015
2.2 Người tiến hành tố tụng

Trong cơ quan Tòa án:


Chánh án; Phó chánh án toà án; Thẩm phán; Hội
thẩm; Thư kí toà án
Nhiệm vụ, quyền hạn: Điều 44, 42, 46, 47
BLTTHS2015
Việc thay đổi người tiến hành tố tụng

*Phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi:


- Bản thân hoặc người thân thích có liên quan đến vụ án;
- Không vô tư khi thực hiện nhiệm vụ
(Các trường hợp cụ thể được quy định tại Điều 49 BLTTHS
2015)
*Người có quyền đề nghị thay đổi: (Điều 50 BLTTHS 2014)
Kiểm sát viên;Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại,
nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự;Người bào chữa, người
bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự.
2.3 Người tham gia tố tụng

2.3.1 Những người tham gia tố tụng có quyền lợi,


nghĩa vụ pháp lý liên quan đến vụ án:
(1) Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố được hiểu là
người bị nghi ngờ đã thực hiện tội phạm và bị cá nhân, cơ
quan, tổ chức tố cáo hoặc kiến nghị khởi tố tới Cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền.
(Điều 57 BLTTHS 2014)
2.3.1 Những người tham gia tố tụng có quyền lợi,
nghĩa vụ pháp lý liên quan đến vụ án

(2) Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt
Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp là người đang chuẩn
bị thực hiện tội phạm.
Người bị bắt là người phạm tội quả tang hoặc người bị bắt
theo quyết định truy nã.
Người phạm tội quả tang là người đang thực hiện tội phạm
hoặc vừa thực hiện tội phạm xong bị tố giác hoặc đang bị
đuổi bắt. Người có lệnh truy nã là bị can, bị cáo đã có quyết
định truy nã.
Quyền, nghĩa vụ: Điều 58 BLTTHS 2014
2.3.1 Những người tham gia tố tụng có quyền lợi,
nghĩa vụ pháp lý liên quan đến vụ án

(3) Người bị tạm giữ


Người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp
khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang,
bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội
tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm
giữ.
Quyền, nghĩa vụ: Điều 59 BLTTHS 2014
2.3.1 Những người tham gia tố tụng có quyền lợi,
nghĩa vụ pháp lý liên quan đến vụ án

(4) Bị can
Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi
tố về hình sự.
Quyền và nghĩa vụ được quy đinh tại
điều 60 BLTTHS 2015.
2.3.1 Những người tham gia tố tụng có quyền lợi,
nghĩa vụ pháp lý liên quan đến vụ án

(5) Bị cáo
Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị
Tòa án quyết định đưa ra xét xử.
Quyền và nghĩa vụ được quy đinh tại
Điều 61 BLTTHS 2015.
2.3.1 Những người tham gia tố tụng có quyền lợi,
nghĩa vụ pháp lý liên quan đến vụ án

(6) Bị hại
Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể
chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị
thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc
đe dọa gây ra.
Quyền và nghĩa vụ cụ thể của Bị hại được quy định
tại Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự 2014,
2.3.1 Những người tham gia tố tụng có quyền lợi,
nghĩa vụ pháp lý liên quan đến vụ án

(7 ) Nguyên đơn dân sự.


Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức
bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi
thường thiệt hại.
Quyền và nghĩa vụ cụ thể của Nguyên đơn dân
sự được quy định tại Điều 63 Bộ luật tố tụng hình sự
2014
2.3.1 Những người tham gia tố tụng có quyền lợi,
nghĩa vụ pháp lý liên quan đến vụ án

(8) Bị đơn dân sự.


Bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà
pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại.
Quyền và nghĩa vụ cụ thể của Bị đơn dân sự
được quy định tại Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự
2014
2.3.1 Những người tham gia tố tụng có quyền lợi,
nghĩa vụ pháp lý liên quan đến vụ án

(9)Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.


Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ
án là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan đến vụ án hình sự.
Quyền và nghĩa vụ cụ thể được quy định tại Điều 65
Bộ luật tố tụng hình sự 2014,
2.3.2 Những người tham gia tố tụng khác

(1) Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị


khởi tố
Là cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm hoặc
cơ quan, tổ chức đã báo tin về tội phạm, kiến nghị
khởi tố.
Quyền và nghĩa vụ cụ thể được quy định tại Điều 56
Bộ luật tố tụng hình sự 2014,
2.3.2 Những người tham gia tố tụng khác

(2) Người bào chữa


Người bào chữa là người được người bị buộc tội
nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có
thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký
bào chữa.
Quyền của Người bào chữa được quy định tại Điều
73 Bộ luật tố tụng hình sự 2014,
2.3.2 Những người tham gia tố tụng khác

(3) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của


người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố là người
được người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
Quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 83 Bộ
luật tố tụng hình sự 2015
2.3.2 Những người tham gia tố tụng khác

(4) Người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bị hại,


đương sự
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị
hại, đương sự là người được bị hại, đương sự nhờ
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
Quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 84 Bộ
luật tố tụng hình sự 2015
2.3.2 Những người tham gia tố tụng khác

(5) Người làm chứng


Người làm chứng là người biết được những tình
tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và
được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu
tập đến làm chứng
Quyền và nghĩa vụ cụ thể được quy định tại
Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự 2015
2.3.2 Những người tham gia tố tụng khác

(6) Người chứng kiến


Người chứng kiến là người được cơ quan có
thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến
việc tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của
Bộ luật tố tụng hình sự.
Quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 67 Bộ
luật tố tụng hình sự 2015
2.3.2 Những người tham gia tố tụng khác

(7) Người giám định


Người giám định là người có kiến thức chuyên
môn về lĩnh vực cần giám định, được cơ quan có
thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu, người tham
gia tố tụng yêu cầu giám định theo quy định của
pháp luật.
Quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 68 Bộ
luật tố tụng hình sự 2015
2.3.2 Những người tham gia tố tụng khác

(8) Người định giá tài sản.


Người định giá tài sản là người có kiến thức
chuyên môn về lĩnh vực giá, được cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng yêu
cầu định giá tài sản theo quy định của pháp luật.
Quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 69 Bộ
luật tố tụng hình sự 2015
2.3.2 Những người tham gia tố tụng khác

(9) Người phiên dịch, người dịch thuật


Người phiên dịch, người dịch thuật là người có khả
năng phiên dịch, dịch thuật và được cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng yêu cầu trong trường hợp có
người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt
hoặc có tài liệu tố tụng không thể hiện bằng tiếng Việt.
Quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 70 Bộ luật
tố tụng hình sự 2015
CHƯƠNG 3. CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG
MINH TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

3.1. Khái niệm chứng cứ


3.1.1 Cơ sở lý luận của chứng cứ
Là lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện
chứng
Sự vật, hiện tượng – Nhận thức của con người
3.1.2 Định nghĩa chứng cứ
Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập
theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định,
được dùng làm căn cứ để xác định có hay
không có hành vi phạm tội, người thực hiện
hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý
nghĩa trong việc giải quyết vụ án. (Điều 86)
3.1.3 Các thuộc tính của chứng cứ

 Tính khách quan


 Tính liên quan
 Tính hợp pháp
3.2 Phân loại chứng cứ

3.2.1 Chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp


Chứng cứ trực tiếp là chứng cứ liên quan trực
tiếp đến đối tượng chứng minh.
Chứng cứ gián tiếp là chứng cứ không liên quan
trực tiếp mà chỉ liên quan gián tiếp đến đối tượng
chứng minh.
3.2.2 Chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội

Chứng cứ buộc tội là chứng cứ xác định tội


phạm được thực hiện, xác định người phạm
tội, lỗi của người phạm tội, các tình tiết định
khung tăng nặng, các tình tiết tăng nặng
trách nhiện hình sự và các tình tiết khác bất
lợi cho người phạm tội khi giải quyết vụ án.
3.2.2 Chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội

Chứng cứ gỡ tội là chứng cứ xác định không


có hành vi phạm tội, xác định hành vi không
cấu thành tội phạm, xác định các tình tiết
giảm trừ trách nhiệm hình sự, các tình tiết
định khung giảm nhẹ, các tình tiết giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự và các tình tiết khác có
lợi cho người phạm tội khi giải quyết vụ án.
3.2.3 Chứng cứ gốc và chứng cứ thuật lại

Chứng cứ gốc là chứng cứ được thu thập trực tiếp từ


nơi xuật xứ của nó mà không thông qua một khâu trung gian
nào.
Chứng cứ sao chép, thuật lại là chứng cứ thu thập được
không phải trực tiếp từ nơi xuất xứ của nó mà qua một hay
nhiều khâu trung gian. Những thông tin, tư liệu liên quan
đến đối tượng chứng minh hay sự kiện chứng minh được thu
thập thông qua bản sao hoặc qua một người được nghe kể
lại.
3.3 Đối tượng chứng minh, quyền và nghĩa
vụ chứng minh

3.3.1 Đối tượng chứng minh (Điều 85)


- Hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm…
- Người thực hiện hành vi phạm tội; lỗi; năng lực trách
nhiệm hình sự; mục đích, động cơ phạm tội;
- Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự;
- Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;
- Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;
- Những tình tiết khác liên quan miễn trách nhiệm hình sự,
miễn hình phạt.
3.3.2. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHỨNG MINH

 Đối với cơ quan tiến hành tố tụng:


Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án.
 Đối với người tham gia tố tụng
- Người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố; người bị
giữ; người bị tạm giữ; bị can; bị cáo.
- Người bị hại; người có quyền lợi nghĩa vụ liên
quan đến vụ án; nguyên đơn dân sự; bị đơn dân
sự
3.4 Quá trình chứng minh

3.4.1 Khái niệm


Quá trình chứng minh là quá trình tư duy và thực
tiễn của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án và
những người có quyền chứng minh dựa trên cơ sở các
quy định của pháp luật tố tụng hình sự để thu thập, kiểm
tra, đánh giá các thông tin, tư liệu cần thiết nhằm xác
định sự thật khách quan của vụ án đảm bảo cho việc
giải quyết đúng đắn, khách quan vụ án.
3.4.2 CÁC GIAI ĐOẠN CHỨNG MINH

 Thu thập chứng cứ


Thu thập chứng cứ là hoạt động của cơ quan
tiến hành tố tụng phát hiện, thu giữ, bảo
quản các thông tin, tư liệu liên quan đến vụ
án theo các trình tự, thủ tục mà pháp luật
tố tụng hình sự quy định.
3.4.2 CÁC GIAI ĐOẠN CHỨNG MINH

 Kiểm tra chứng cứ


Kiểm tra chứng cứ là xác định lại
chứng cứ thu thập được có thỏa mãn
các thuộc tính của nó là tính khác
quan, tính liên quan và tính hợp pháp.
3.4.2 CÁC GIAI ĐOẠN CHỨNG MINH

Đánh giá chứng cứ


Đánh giá chứng cứ là hoạt động tư duy logic của điều
tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm và
những người khác có thẩm quyền trên cơ sơ các
quy định của pháp luật nhằm xác định tính khách
quan, tính liên quan, tính hợp pháp của từng chứng
cứ và giá trị chứng minh của tổng hợp các chứng
cứ đã thu thập được trong vụ án hình sự.
Chương 4. Các biên pháp ngăn chặn

4.1 Khái niệm, ý nghĩa và căn cứ áp dụng các biện pháp


ngăn chặn
4.1.1 Khái niệm
Các biện pháp ngăn chặn là những biện pháp cưỡng chế
trong tố tụng được áp dụng đối với bị can, bị cáo hoặc
người chưa bị khởi tố nhằm ngăn chặn những hành vi
nguy hiểm cho xã hội của họ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm
tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành động gây cản trở
việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
Bao gồm: Giữ người trong trường hợp khẩn cấp; Bắt
người;Tạm giữ; Tạm giam;Bảo lĩnh; Đặt tiền để bảo đảm;
Cấm đi khỏi nơi cư trú; Tạm hoãn xuất cảnh
4.1.2 Ý nghĩa của các biện pháp ngăn chặn

(1)Thể hiện sự chuyên chính của Nhà nước


trong đấu tranh phòng và chống tội phạm có
hiệu quả.
(2) Bảo đảm cho hoạt động tố tụng thuận lợi.
(3) Bảo đảm quyền dân chủ, tôn trọng các
quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp
ghi nhận.
4.1.3 Các căn cứ áp dụng

1 Để kịp thời ngăn chặn tội phạm


Khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây
2 khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử
Khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ
3 tiếp tục phạm tội

4 Để bảo đảm thi hành án

Tố tụng hình sự việt nam


4.2. Các biện pháp ngăn chặn

Giữ người trong trường hợp khẩn cấp; Bắt


người;Tạm giữ; Tạm giam;Bảo lĩnh; Đặt tiền để bảo
đảm; Cấm đi khỏi nơi cư trú; Tạm hoãn xuất cảnh
4.2.1 Giữ người trong trường hợp
khẩn cấp (Điều 110)

Các trường hợp khẩn cấp sau đây thì được giữ người:
- Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị
thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng;
- Có căn cứ xác định người đã thực hiện tội phạm mà
xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;
- Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc
nơi làm việc hoặc trên phương tiện và xét thấy cần
ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy
chứng.
4.2.1 Giữ người trong trường hợp
khẩn cấp (Điều 110)

Những người có quyền ra lệnh giữ người:


- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các
cấp.
- Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương
đương…
- Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu
biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.
4.2.2 Bắt người

Bắt người là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng


hình sự được áp dụng đối với bị can, bị cáo, người
đang bị truy nã và trong trường hợp khẩn cấp hoặc
phạm tội quả tang thì áp dụng cả đối với người
chưa bị khởi tố về hình sự nhằm kịp thời ngăn chặn
hành vi phạm tội của họ, ngăn ngừa họ trốn tránh
pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra,
truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
(1) Bắt người phạm tội quả tang (Điều 111)

Bắt người phạm tội quả tang là bắt người đang


thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội
phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt.
- Người có quyền bắt: bất kỳ người nào cũng có quyền
bắt.
- Sau khi bắt giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công
an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.
- Khi bắt người phạm tội quả tang thì người nào cũng có
quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.
(2) Bắt người đang bị truy nã (Điều 112)

Người đang bị truy nã là người đã có lệnh truy nã.


- Người có quyền bắt: bất kỳ người nào cũng có
quyền bắt.
- Sau khi bắt giải ngay người bị bắt đến cơ quan
Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi
gần nhất.
- Khi bắt người phạm tội quả tang thì người nào
cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị
bắt.
(3) Bắt bị can, bị cáo để tạm giam (Điều 113)

Là bắt người đã bị khởi tố bị can hoặc người đã có quyết


định đưa ra xét xử
Người có quyền ra lệnh, quyết định bắt:
-Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp.
-Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự
các cấp;
- Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh
án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét
xử.
4.2.3 Tạm giữ (Điều 117)

Tạm giữ có thể áp dụng đối với người bị giữ


trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt
trong trường hợp phạm tội quả tang, người
phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người
bị bắt theo quyết định truy nã.

www.themegallery.com
Thẩm quyền ra lệnh tạm giữ

- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều


tra các cấp.
- Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn
và tương đương…
- Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay,
tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.

www.themegallery.com
Thời hạn tạm giữ
Không được quá 3 Mọi trường hợp gia hạn
ngày kể từ khi cơ quan điều tra tạm giữ đều phải được
viện kiểm sát phê chuẩn
nhận người bị bắt

Có thể gia hạn tạm giữ


Thời hạn tạm giữ được
không quá 3 ngày tính trừ vào thời gian tạm
giam

Trường hợp đặc biệt


có thể gia hạn lần thứ hai Khi hết hạn tạm giữ, nếu
không có đủ căn cứ khởi tố bị
và cũng không quá 3 ngày can thí phải trả tự do ngay
cho người bị tạm giữ

www.themegallery.com
4.2.4 Tạm giam (Điều 119)

Tạm giam là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng


hình sự do cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án áp
dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng
hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hay bị can, bị
cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng
mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai
năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc
cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp
tục phạm tội

Company Logo
Đối tượng không áp dụng tạm giam
(điều 119)

Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc


đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già
yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý
lịch rõ ràng
Trừ các trường hợp:
- Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã;
- Tiếp tục phạm tội;
- Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục
người khác khai báo gian dối…
4.2.5 Bảo lĩnh

Bảo lĩnh là biên pháp ngăn chặn do cơ quan điều


tra, viện kiểm sát, tòa án áp dụng đối vời bị can,
bị cáo khi có cá nhân hoặc tổ chức là giấy cam
đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội vá
có sự bảo đảm có mặt của bị can, bị cáo theo giấy
triệu tập

www.themegallery.com
4.2.6 Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để
bảo đảm

Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm


là biện pháp ngăn chặn do Cơ quan điều
tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng đối với
bị can, bị cáo để bảo đảm sự có mặt mà họ
theo giấy triệu tập

www.themegallery.com
4.2.7 Cấm đi khỏi nơi cư trú

Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp


ngăn chặn có thể được áp dụng đối với
bị can, bị cáo có nơi cư trú rõ ràng nhằm
bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy
triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện
kiểm sát, Toà án.

www.themegallery.com
4.2.8 Tạm hoãn xuất cảnh (Điều 124)

Tạm hoãn xuất cảnh là biện pháp


không cho người bị tố giác, người bị
kiến nghị khởi tố, bị can, bị cáo rời
khỏi lãnh thổ Việt Nam nhằm ngăn
chặn họ bỏ trốn.
4.3 Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn
(Điều 125)

 Hủy biện pháp ngăn chặn là việc Cơ quan điều


tra, Viện kiểm sát, Tòa án quyết định không
tiếp tục áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với
người đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn
 Thay thế biện pháp ngăn chặn là việc Cơ quan
điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng một
biện pháp ngăn chặn khác thay cho biện pháp
ngăn chặn đang được áp dụng
Chương 5. KHỞI TỐ VÀ ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ

5.1 KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ


5.1.1. Khái niệm, nhiệm vụ và ý nghĩa của việc khởi tố vụ
án hình sự
Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu của
TTHS, trong đó cơ quan có thẩm quyền xác định có
hay không có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định
khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án
Nhiệm vụ giai đoạn khởi tố

- Xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để


khởi tố hay không khởi tố vụ án
- Đảm bảo không có một tội phạm nào không bị
phát hiện, không có một người vô tội nào bị truy
cứu trách nhiệm hình sự oan.
Ý nghĩa của giai đoạn khởi tố vụ án
hình sự

- Đảm bảo cho việc phát hiện nhanh chóng mọi hành vi
phạm tội
- Là giai đoạn tố tụng mở đầu cho các hoạt động điều tra
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tố tụng tiếp
theo
- Góp phần đảm bảo quyền tự do, dân chủ của công dân
được pháp luật bảo hộ
5.1.2 THẨM QUYỀN KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ

(1) Cơ quan điều tra khởi tố tất cả các tội phạm


(2) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra
(3) Viện kiểm sát ra
(4) Hội đồng xét xử
(điều 153 BLTTHS 2015)
KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU CỦA
NGƯỜI BỊ HẠI (Điều 155)

- Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về một số tội phạm
khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị
hại
- Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì
vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp họ bị ép buộc,
cưỡng bức.
- Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu
khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp
rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
Những tội chỉ được khởi tố nếu có yêu
cầu của người bị hại: (Khoản 1)

(1) Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khoẻ của người khác
(2) Điều 135. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh
(3) Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người
phạm tội
Những tội chỉ được khởi tố nếu có yêu
cầu của người bị hại:

(4) Điều 138. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác;
(5) Điều 139. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc
nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
(6) Điều 141. Tội hiếp dâm;
(7) Điều 143. Tội cưỡng dâm
Những tội chỉ được khởi tố nếu có yêu
cầu của người bị hại:

(8) Điều 155. Tội làm nhục người khác;


(9) Điều 156. Tội vu khống;
(10) Điều 226. Tội xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp
5.1.3 TRÌNH TỰ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ

(1) Tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội


phạm và kiến nghị khởi tố
- Cơ quan tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận: Cơ
quan điều tra, VKS, TA; tổ chức khác
- Kiểm tra xác minh các tin tức về tội phạm
- Thời hạn: 20 ngày kể từ ngày nhận tin, gia hạn tối
đa không quá 2 tháng phải giải quyết tố giác tin
báo, kiến nghị khởi tố.
TRÌNH TỰ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ

(2) Quyết định khởi tố hoặc không


khởi tố vụ án hình sự
- Quyết định khởi tố vụ án hình sự
- Quyết định không khởi tố vụ án
5.1.4 VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT VIỆC KHỞI TỐ
VỤ ÁN HÌNH SỰ (Điều 161)

 Yêu cầu khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố
vụ án hình sự;
 Hủy bỏ quyết định khởi tố hoặc hoặc không khởi tố hoặc
quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án
hình sự,
 Kháng nghị lên Tòa án cấp trên để hủy quyết định khởi tố
của HĐXX
 Khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình
sự trong các trường hợp do Bộ luật này quy định...
5.2 ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ

5.2.1 KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ CỦA GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ


ÁN HÌNH SỰ
Điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn của quá
trình tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm
quyền áp dụng mọi biện pháp do bộ luật tố tụng
hình sự quy định để xác định tội phạm và người
thực hiện hành vi phạm tội làm cơ sở cho việc giải
quyết vụ án.
Xác định tội phạm và người thực
hiện hành vi phạm tội

Xác định thiệt hại do tội phạm gây ra,


tạo điều kiện cần thiết cho việc giải
quyết vụ án Nhiệm vụ của
giai đoạn điều
Lập hồ sơ đề nghị truy tố bị can
tra

Xác định nguyên nhân và điều kiện phạm


tội, yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu
quan áp dụng các biện pháp khắc phục
và ngăn ngừa.

Company Logo
5.2.2 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ ĐIỀU TRA

5.2.2.1 Thẩm quyền điều tra


-Cơ quan điều tra của Công an nhân dân
-Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân
-Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
-Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án
hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình.
(từ điều 63 đến 68 BLTTHS 2015 và luật tổ chức điều
tra hình sự)
5.2.2.2 Nhập, tách vụ án hình sự để điều tra

 Nhập vụ án hình sự để điều tra


Nhập vụ án hình sự là việc tiến hành điều tra
trong cùng một vụ án những trường hợp bị can
phạm nhiều tội, nhiều bị can cùng tham gia thực
hiện một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có
những người khác che giấu tội phạm, không tố
giác tội phạm, tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có.
5.2.2.2 Nhập, tách vụ án hình sự để
điều tra

 Tách vụ án hình sự để điều tra


Tách vụ án hình sự để tiến hành điều tra là việc tách
các tội phạm hoặc các bị can trong cùng một vụ
án thành những vụ án riêng lẻ, nếu không thể
hoàn thành việc điều tra đối với tất cả các tội
phạm hoặc các bị can.
5.2.2.3 Thời hạn điều tra

Thời hạn điều tra là thời gian do


pháp luật quy định để cơ quan
điều tra tiến hành điều tra vụ án
nhằm xác định tội phạm, người
thực hiện hành vi phạm tội và các
tình tiết khác của vụ án.
Company Logo
www.themegallery.com
5.2.2.3 Thời hạn điều tra
Loại tội Thời hạn Gia hạn
phạm
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4

Ít nghiêm ≤2 tháng ≤2 tháng


trọng

Nghiêm ≤3 tháng ≤3 tháng ≤2 tháng


trọng

Rất nghiêm ≤4 tháng ≤4 tháng ≤4 tháng


trọng

Đặc biệt ≤4 tháng ≤4 tháng ≤4 tháng ≤4 tháng ≤4 tháng


nghiêm
trọng
5.2.2.4 Thời hạn tạm giam để điều tra.

Thời hạn tạm giam để điều tra là


thời hạn do pháp luật quy định
được tạm giam bị can để phục vụ
cho việc điều tra vụ án.

Company Logo
www.themegallery.com
5.2.2.4 Thời hạn tạm giam để điều tra
Loại tội Thời hạn Gia hạn
phạm
Lần 1 Lần 2 Lần 3

Ít nghiêm ≤2 tháng ≤1 tháng


trọng
Nghiêm ≤3 tháng ≤2 tháng
trọng
Rất nghiêm ≤4 tháng ≤3 tháng
trọng
Đặc biệt ≤4 tháng ≤4 tháng ≤4 tháng
nghiêm
trọng
5.2.3. CÁC HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA

5.2.3.1 Khởi tố bị can và hỏi cung bị can


(1) Khởi tố bị can (điều 179)
(2) Hỏi cung bị can (điều 183 BLTTHS 2015)

Hỏi cung bị can là hoạt động điều tra nhằm thu


nhập chứng cứ từ lời khai của bị can
 Sau khi có quyết định khởi tố bị can cơ quan điều
tra phải triệu tập bị can để hỏi cung
 Giấy triệu tập bị can tại ngoại đến cơ quan điều tra
để hỏi cung hoặc tham gia vào hoạt động điều tra
khác
Hỏi cung bị can

 Việc hỏi cung bị can phải do Điều tra viên tiến hành ngay
sau khi có quyết định khởi tố bị can.
 Trước khi hỏi cung, Điều tra viên phải đọc quyết định
khởi tố bị can và giải thích cho bị can biết rõ quyền và
nghĩa vụ.
 Không hỏi cung vào ban đêm, trừ trường hợp không thể
trì hoãn được, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
 Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên bức cung hoặc dùng
nhục hình đối với bị can thì phải chịu trách nhiệm hình sự
5.3.2.2 Lấy lời khai của người tham gia tố tụng

Là hoạt động điều tra nhằm thu thập chứng cứ do


người tham gia tố tụng đưa ra góp phần giải quyết vụ
án hình sự
(NgườI làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự,
bị đơn dân sự….)
5.2.2.3 Đối chất (điều 189 BLTTHS 2015)

Là hoạt động điều tra được áp dụng trong trường


hợp có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai hay nhiều
người để xác định sự thật.
Đối tượng đưa ra đối chất là người tham gia tố
tụng: người làm chứng, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân
sự, người bị hại, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có lời
khai mâu thuẫn nhau
5.2.3.4 Nhận dạng

Là hoạt động điều tra bằng cách


đưa người, vật hoặc ảnh cho người
làm chứng, người bị hại hoặc bị can
xác nhận người vật hoặc ảnh đó.
5.2.3.5 Khám xét

Là hoạt động điều tra nhằm tìm kiếm dấu vết tội
phạm, vật chứng hoặc những đồ vật, tài liệu khác có
liên quan đến vụ án
 Căn cứ khám xét
 Chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong
người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có
công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do
phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan
đến vụ án
 Việc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm cũng được
tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã.
5.2.3.6 Thu giữ tín, điện tín, bưu phẩm, bưu kiện tại bưu điện

Là hoạt động điều tra thu giữ những thư tín, điện tín,
bưu kiện, bưu phẩm khi có căn cứ cho rằng chúng có
liên quan đến vụ án cần điều tra.
Khi thu giữ thì Cơ quan điều tra ra lệnh thu giữ. Lệnh
này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước
khi thi hành, trừ trường hợp không thể trì hoãn.
5.2.3.7 Kê biên tài sản

Là biện pháp bảo đảm cho việc thi hành án


tịch thu tài sản, phạt tiền, bồi thường thiệt hại
được thuận lợi.
Việc kê biên tài sản chỉ áp dụng đối với bị
can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định
có thể tịch thu tài sản hoặc phạt tiền cũng như
đối với người phải chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại theo quy định của pháp luật.
5.2.3.8 Khám nghiệm hiện trường

Là hoạt động điều tra trực tiếp tại hiện trường


nhằm phát hiện dấu vết của tội phạm, vật chứng và
các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án.
Khám nghiệm hiện trường có thể tiến hành trước
hoặc sau khi khởi tố vụ án hình sự.
Điều tra viên tiến hành, phải có mặt Kiểm sát viên,
phải có người chứng kiến; có thể để cho bị can, người
bị hại, người làm chứng và mời nhà chuyên môn tham
dự việc khám nghiệm.
5.2.2.9 Khám nghiệm tử thi

Là hoạt động điều tra nhằm phát hiện dấu vết tội phạm
trên tử thi
Việc khám nghiệm tử thi do Điều tra viên tiến hành có bác
sĩ pháp y tham gia và phải có người chứng kiến.
Trong trường hợp cần phải khai quật tử thi thì phải có
quyết định của Cơ quan điều tra và phải thông báo cho gia đình
nạn nhân biết trước khi tiến hành. Việc khai quật tử thi phải có
bác sỹ pháp y tham gia.
5.2.3.10 Xem xét dấu vết trên thân thể
Là hoạt động điều tra nhằm phát hiện trên người bị xem
xét thân thể dấu vết của tội phạm hoặc các dấu vết khác có ý
nghĩa đối với vụ án khi có căn cứ trên thân thể họ có các
dấu vết này
Việc xem xét thân thể phải do người cùng giới tiến hành
và phải có người cùng giới chứng kiến. Trong trường hợp
cần thiết thì có bác sĩ tham gia.
Không được xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm hoặc
sức khỏe của người bị xem xét thân thể.
5.2.3.11 Thực nghiệm điều tra

Là hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra


dựng lại hiện trường, diễn lại một hành vi, tình
huống hoặc tình tiết khác của một sự việc nhất định
nhằm kiểm tra và xác minh những tài liệu, những
tình tiết có ý nghĩa với vụ án
5.2.3.12 Giám định

Các trường hợp bắt buộc trưng cầu giám


định:
Nguyên nhân chết người, tính chất thương tích,
mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động
Tình trạng tâm thần
Tuổi của bị can, bị cáo, người bị hại
Chất độc, chất ma tuý, chất phóng xạ, tiền giả.
Các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
(Điều 223)

Trong quá trình điều tra, người có thẩm


quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng các
biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt:
1. Ghi âm, ghi hình bí mật;
2. Nghe điện thoại bí mật;
3. Thu thập bí mật dữ liệu điện tử.
Trường hợp áp dụng biện pháp điều tra tố
tụng đặc biệt (Điều 224)

1. Tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội


phạm về ma túy, tội phạm về tham
nhũng, tội khủng bố, tội rửa tiền;
2. Tội phạm khác có tổ chức thuộc loại
tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
5.2.4 Tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra
và kết thúc điều tra

* Tạm đình chỉ điều tra.


Tạm đình chỉ điều tra là tạm ngừng việc tiến
hành điều tra đối với vụ án hoặc đối với từng bị can
trong một thời gian nhất định.
-Khi bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo.
-Chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị
can đang ở đâu, chỉ tạm đình chỉ điều tra khi đã hết
thời hạn điều tra.
Đình chỉ điều tra

Là chấm dứt việc điều tra đối với bị can hoặc đối
với vụ án.
Trong những trường hợp đình chỉ điều tra:
-Người bị hại đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu;
-Có căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự
-Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội;
-Người được miễn trách nhiệm hình sự;
-Đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được
bị can đã thực hiện tội phạm…
Cơ quan điều tra ra bản kết
luận điều tra đề nghị truy tố. Việc điều
tra kết thúc
khi:

Cơ quan điều tra ra bản


kết luận điều tra và quyết
định đình chỉ điều tra
CHƯƠNG 6. TRUY TỐ VÀ XÉT XỬ VỤ ÁN
HÌNH SỰ

6.1 Truy tố
6.1.1 Khái niệm, truy tố, nhiệm vụ và ý nghĩa của
giai đoạn truy tố
Truy tố là giai đoạn của TTHS, trong đó VKS tiến
hành các hoạt động cần thiết nhằm truy tố bị can
trước TA bằng bản cáo trạng hoặc ra những quyết
định tố tụng khác để giải quyết đúng đắn vụ án hình
sự.
6.1 Truy tố

*Nhiệm vụ
-Đảm bảo việc điều tra hoàn toàn tuân thủ pháp luật, khách
quan toàn diện, đầy đủ.
-Đảm bảo việc ra quyết định truy tố cũng như các quyết định
cần thiết khác là có căn cứ hợp pháp.
*Ý nghĩa
-Tạo cơ sở pháp lí để tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử,
là tiền đề của giai đoạn xét xử.
-Kịp thời sửa chữa và khắc phục những thiếu sót cũng như vi
phạm pháp luật của cơ quan điều tra trong quá trình điều
tra vụ án hình sự
6.1.2 Hoạt động của Viện kiểm sát
trong giai đoạn truy tố

*Nhận hồ sơ và nghiên cứu hồ sơ


Thời hạn nghiên cứu hồ sơ, ra các quyết định không quá: 20
ngày (tội ít nghiêm trọng và tội NT); 30 ngày (tội rất NT và
đặc biệt NT).
*VKS ra quyết định sau:
– Truy tố bị can trước TA bằng bản cáo trạng;
– Trả lại hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung;
– Quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

*Những việc cần làm sau khi có bản cáo trạng


6.2 Xét xử vụ án hình sự

6.2.1 Xét xử sơ thẩm


Xét xử sơ thẩm là xét xử lần đầu và toàn bộ nội
dung vụ án, do Tòa án có thẩm quyền tiến hành theo
quy định của pháp luật .
* Thẩm quyền xét xử sơ thẩm
Thẩm quyền xét xử theo các cấp
Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ
Thẩm quyền xét xử theo đối tượng
6.2.1 Xét xử sơ thẩm

*Những quy định chung về thủ tục tố tụng tại phiên tòa:
1.Xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục
2.Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm
3.Những người tham gia phiên tòa sơ thẩm
4.Thời hạn hoãn phiên tòa
5.Giới hạn của việc xét xử…
6.2.1 Xét xử sơ thẩm

*Trình tự xét xử tại phiên tòa:


1.Bắt đầu phiên tòa
2.Thủ tục tranh tụng tại phiên toà
3.Nghị án và tuyên án
6.2.2 XÉT XỬ PHÚC THẨM

Xét xử phúc thẩm là giai đoạn của tố tụng hình sự,


trong đó tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án
hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết
định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp
luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị nhằm khắc phục
sai lầm của tòa án cấp dưới, bảo đảm áp dụng
thống nhất pháp luật, bảo vệ lợi ích nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
6.2.2 XÉT XỬ PHÚC THẨM

*Chủ thể của quyền kháng cáo


- Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ
- Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi
ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về
tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.
- Người tham gia tố tụng khác (Nguyên đơn dân sự,
bị đơn dân sự…)
(Thời hạn kháng cáo 15 ngày)
6.2.2 XÉT XỬ PHÚC THẨM

*Chủ thể có quyền kháng nghị


Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án sơ thẩm có
quyền kháng nghị trong thời hạn 15 ngày
Viện kiểm sát cấp trên có quyền kháng nghị trong
thời hạn 30 ngày
6.2.2 XÉT XỬ PHÚC THẨM

* Phạm vi xét xử phúc thẩm


Tòa án cấp phúc thẩm xem xét phần nội dung của
bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị. Nếu
xét thấy cần thiết, có thể xem xét các phần khác của
bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị.
6.2.2 XÉT XỬ PHÚC THẨM

*Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm


(Điều 335)
- Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ
nguyên bản án sơ thẩm;
- Sửa bản án sơ thẩm;
- Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều
tra lại hoặc xét xử lại;
- Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án;
- Đình chỉ việc xét xử phúc thẩm.
6.2.3 GIÁM ĐỐC THẨM

Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định


của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị
kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật
nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.
(Điều 370)
6.2.3 GIÁM ĐỐC THẨM

*Đối tượng kháng nghị:


-Bản án,quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm
không bị kháng cáo,kháng nghị theo thủ tục
phúc thẩm
-Bản án,quyết định cấp phúc thẩm
-Quyết định của tòa giám đốc thẩm,tái thẩm
6.2.3 GIÁM ĐỐC THẨM

*Căn cứ kháng nghị (Điều 371)


- Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không
phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;
- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều
tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong
việc giải quyết vụ án;
- Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
6.2.3 GIÁM ĐỐC THẨM

 Những người có quyền kháng nghị theo thủ tục


giám đốc thẩm (Điều 373)
- Chánh án Tòa án ND tối cao, Viện trưởng Viện
kiểm sát ND tối cao
- Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện
trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương
- Chánh án Tòa án ND cấp cao, Viện trưởng Viện
kiểm sát ND cấp cao
6.2.3 GIÁM ĐỐC THẨM

*Thời hạn kháng nghị (Đ379)


- Kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị
kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn 01 năm kể
từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
- Kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án
vô thời hạn, cả trong trường hợp người bị kết án đã
chết mà cần minh oan cho họ.
6.2.3 GIÁM ĐỐC THẨM

*Thẩm quyền xét xử: (Điều 382)


- Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp
cao
- Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung
ương
- Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao
Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm
(Điều 388)

1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản


án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng
nghị.
2. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật
của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm
bị hủy, sửa không đúng pháp luật.
Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm
(Điều 388)

3. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực


pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.
4. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật và đình chỉ vụ án.
5. Sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật.
6. Đình chỉ xét xử giám đốc thẩm
6.2.4 TÁI THẨM

Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu


lực pháp luật của Tòa án nhưng bị kháng nghị vì có
tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ
bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án
không biết được khi ra bản án, quyết định đó.
(Điều 397)
6.2.4 TÁI THẨM

*Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái


thẩm
Phát hiện tình tiết mới quan trọng có thể
làm thay đổi nội dung phán quyết đã có
hiệu lực PL.
Tình tiết cụ thể được quy định tại (Điều 398
BLTTHS 2015)
6.2.4 TÁI THẨM

 Người có quyền kháng nghị, thời hạn


kháng nghị như thủ tục giám đốc thẩm
 Thẩm quyền tái thẩm như thủ tục giám
đốc thẩm
Thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm
(Điều 402)

1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản


án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng
nghị.
2. Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực
pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.
3. Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực
pháp luật và đình chỉ vụ án.
4. Đình chỉ việc xét xử tái thẩm
CHƯƠNG 7. THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT
ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN

7.1. Khái niệm , nhiệm vụ và ý nghĩa của


việc thi hành án
Thi hành án là giai đoạn tố tụng hình sự
nhằm thực hiện bản án và quyết định đã có
hiệu lực pháp luật của tòa án
Nhiệm vụ của việc thi hành án

Đưa ra thi hành đầy đủ, nghiêm


chỉnh, đúng thời hạn luật định, tránh
dây dưa, kéo dài các bản án quyết
định đã có hiệu lực pháp luật
Ý nghĩa của việc thi hành án

-Thể hiện khả năng, hiệu quả trong quản lý xã hội


bằng pháp luật của nhà nước
-Bảo vệ một cách có hiệu quả nhất các quyền và lợi
ích hợp pháp của các đối tượng tham gia tố tụng có
liên quan
- Góp phần tuyên truyền giáo dục phổ biến ý thức
pháp luật và phòng ngừa tội phạm
7.2 Những quy định chung về thi hành
bản án và quyết định của Toà án

* Bản án, quyết định của Tòa án được thi hành ngay
(Điều 363.)
*Thẩm quyền và thủ tục ra quyết định thi hành án
(Điều 364)
*Cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành bản án và
quyết định của Tòa án.
7.3. Thi hành các loại hình phạt

7.3.1 Thi hành hình phạt tử hình


*Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành
-Chánh án TAND TC và Viện trưởng VKSND TC
quyết định có kháng nghị hay không (2 tháng)
-Chủ tịch nước xét đơn xin ân xá
7.3.1 Thi hành hình phạt tử hình

*Thi hành hình phạt tử hình


- Quyết định thi hành án tử hình (Điều 54.Luật thi
hành án hình sự 2010)
- Quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình
(Điều 54.Luật thi hành án hình sự 2010)
- Hình thức và trình tự thi hành án tử hình
7.3.2 THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ

(1) Quyết định thi hành án phạt tù (Điều 21)


-Tòa án xét xử sơ thẩm ra Quyết định thi hành án
-Gửi Quyết định trong thời hạn 3 ngày cho:

Người chấp hành án; Viện kiểm sát cùng cấp; Cơ


quan thi hành án hình sự;Trại tạm giam nơi người
phải chấp hành án đang bị tạm giam; Sở Tư pháp
nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.
7.3.2 THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ

(2)Thi hành quyết định thi hành án phạt tù (Điều


22)
-Người bị kết án đang bị tạm giam
-Người bị két án đang tại ngoại
7.3.3 THI HÀNH HÌNH PHẠT KHÁC

(1) THI HÀNH ÁN TREO, ÁN PHẠT CẢNH CÁO, CẢI TẠO


KHÔNG GIAM GIỮ (Chương V Luật THAHS 2010)
(2) THI HÀNH ÁN PHẠT CẤM CƯ TRÚ, QUẢN CHẾ (Chương
VI)
(3) THI HÀNH ÁN PHẠT TRỤC XUẤT(Chương VII)
(4) THI HÀNH ÁN PHẠT TƯỚC MỘT SỐ QUYỀN CÔNG DÂN
(Chương VIII)
(5) THI HÀNH ÁN PHẠT CẤM ĐẢM NHIỆM CHỨC VỤ, CẤM
HÀNH NGHỀ HOẶC LÀM CÔNG VIỆC NHẤT ĐỊNH
(Chương IX)

You might also like