You are on page 1of 10

BỘ QUỐC PHÒNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

******** Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


********
Số: 79/2004/QĐ-BQP Hà Nội, ngày 07 tháng 6 năm 2004

QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG SỐ 79/2004/QĐ-BQP NGÀY 07 THÁNG 6 NĂM
2004 VỀ VIỆC PHÂN ĐỊNH ĐỊA BÀN XÉT XỬ CỦA CÁC TÒA ÁN QUÂN SỰ
BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy định phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996 được sửa
đổi, bổ sung ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Pháp lệnh Tổ chức Tòa án quân sự năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 30/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Xét đề nghị của Chánh án Tòa án quân sự Trung ương.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phân định địa bàn xét xử của các Tòa án quân sự như sau:
1. Địa bàn xét xử của các Tòa án quân sự quân khu và Tòa án quân sự Quân chủng Hải quân:
a. Tòa án quân sự quân khu xét xử các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xảy ra trên địa bàn của
quân khu mình;
b. Tòa án quân sự Quân chủng Hải quân xét xử các vụ án hình sự sau đây, không phụ thuộc vào
nơi thực hiện tội phạm:
- Các vụ án mà bị cáo là người của các đơn vị thuộc Quân chủng Hải quân quản lý;
- Các vụ án gây thiệt hại cho các đơn vị thuộc Quân chủng Hải quân.
2. Địa bàn xét xử của các Tòa án quân sự khu vực:
a. Tòa án quân sự Khu vực 1 Quân khu 1 có trụ sở tại thành phố Thái Nguyên xét xử các vụ án
hình sự thuộc thẩm quyền xảy ra trên địa bàn các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn và Thái Nguyên;
b. Tòa án quân sự Khu vực 2 Quân khu 1 có trụ sở tại thị xã Bắc Giang xét xử các vụ án hình sự
thuộc thẩm quyền xảy ra trên địa bàn các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Giang và Bắc Ninh;
c. Tòa án quân sự Khu vực 1 Quân khu 2 có trụ sở tại thành phố Yên Bái xét xử các vụ án hình
sự thuộc thẩm quyền xảy ra trên địa bàn các tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai và
Lai Châu;
d. Tòa án quân sự Khu vực 2 Quân khu 2 có trụ sở tại thành phố Việt Trì xét xử các vụ án hình
sự thuộc thẩm quyền xảy ra trên địa bàn các tỉnh: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Sơn La và Điện Biên;
đ. Tòa án quân sự Khu vực 1 Quân khu 3 có trụ sở tại thành phố Hải Phòng xét xử các vụ án
hình sự thuộc thẩm quyền xảy ra trên địa bàn thành phố Hải Phòng và các tỉnh: Quảng Ninh, Hải
Dương, Hưng Yên;
e. Tòa án quân sự Khu vực 2 Quân khu 3 có trụ sở tại thành phố Nam Định xét xử các vụ án hình
sự thuộc thẩm quyền xảy ra trên địa bàn các tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam và
Hòa Bình;
f. Tòa án quân sự Khu vực 1 Quân khu 4 có trụ sở tại thành phố Vinh xét xử các vụ án hình sự
thuộc thẩm quyền xảy ra trên địa bàn các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh;
g. Tòa án quân sự Khu vực 2 Quân khu 4 có trụ sở tại thành phố Huế xét xử các vụ án hình sự
thuộc thẩm quyền xảy ra trên địa bàn các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế;
h. Tòa án quân sự Khu vực l Quân khu 5 có trụ sở tại thành phố Quy Nhơn xét xử các vụ án hình
sự thuộc thẩm quyền xảy ra trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và các tỉnh: Quảng Nam, Quảng
Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum;
i. Tòa án quân sự Khu vực 2 Quân khu 5 có trụ sở tại thành phố Nha Trang xét xử các vụ án hình
sự thuộc thẩm quyền xảy ra trên địa bàn các tỉnh: Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đắc Lắc và
Đắc Nông;
k. Tòa án quân sự Khu vực 1 Quân khu 7 có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh, xét xử các vụ án
hình sự thuộc thẩm quyền xảy ra trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Tây Ninh,
Long An;
l. Tòa án quân sự Khu vực 2 Quân khu 7 có trụ sở tại thành phố Biên Hòa xét xử các vụ án hình
sự thuộc thẩm quyền xảy ra trên địa bàn các tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương,
Bình Phước, Bình Thuận và Lâm Đồng,
m. Tòa án quân sự Khu vực l Quân khu 9 có trụ sở tại thành phố Mỹ Tho xét xử các vụ án hình
sự thuộc thẩm quyền xảy ra trên địa bàn các tỉnh: Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre
và Trà Vinh;
n. Tòa án quân sự Khu vực 2 Quân khu 9 có trụ sở tại thành phố Cần Thơ xét xử các vụ án hình
sự thuộc thẩm quyền xảy ra trên địa bàn thành phố Cần Thơ và các tỉnh: Hậu Giang, Cà Mau,
Bạc Liêu, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang;
o. Tòa án quân sự khu vực Quân khu Thủ đô Hà Nội có trụ sở tại thành phố Hà Nội xét xử các
vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Tây;
p. Tòa án quân sự Khu vực l Quân chủng Hải quân có trụ sở tại thành phố Hải Phòng xét xử các
vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xảy ra trên địa bàn các tỉnh từ Bình Định trở ra mà bị cáo là
người do các đơn vị của Quân chủng Hải quân quản lý; vụ án gây thiệt hại cho các đơn vị của
Quân chủng Hải quân đóng quân trên địa bàn các tỉnh từ Bình Định trở ra.
q. Tòa án quân sự Khu vực 2 Quân chủng Hải quân có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh xét xử
các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xảy ra trên địa bàn các tỉnh từ Phú Yên trở vào mà bị cáo là
người do các đơn vị của Quân chủng Hải quân quản lý; vụ án gây thiệt hại cho các đơn vị của
Quân chủng Hải quân đóng quân trên địa bàn các tỉnh từ Phú Yên trở vào.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng trên Công báo và thay
thế Quyết định số 2302/1999/QĐ-BQP ngày 24 tháng 11 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng ''Về việc phân định địa bàn xét xử của các Tòa án quân sự''.
Đối với Các vụ án mà các Tòa án quân sự đã thụ lý trước ngày Quyết định này có hiệu lực thì
tiếp tục xét xử cho đến khi giải quyết xong vụ án.
Điều 3. Các Tòa án quân sự, Viện kiểm sát quân sự và Cơ quan điều tra hình sự trong quân đội
có trách nhiệm thi thành Quyết định này khi thực hiện thẩm quyền điều tra, truy tố và xét xử các
vụ án hình sự.

Nguyễn Văn Được


(Đã ký)

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Luật số: 62/2014/QH13 Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2014

LUẬT
TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật tổ chức Tòa án nhân dân.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tòa án nhân dân;
về Thẩm phán, Hội thẩm và các chức danh khác trong Tòa án nhân dân; về bảo đảm hoạt động
của Tòa án nhân dân.
Điều 2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân
1. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện
quyền tư pháp.
Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ
chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân.
Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm
chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh
phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.
2. Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự, dân sự,
hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác
theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã
được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có
tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về
quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân.
Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá
nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
3. Khi thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án hình sự, Tòa án có quyền:
a) Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên,
Kiểm sát viên, Luật sư trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; xem xét việc áp dụng, thay đổi
hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án;
b) Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra, Điều tra
viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do Luật sư, bị can, bị cáo và những người tham gia
tố tụng khác cung cấp;
c) Khi xét thấy cần thiết, trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung; yêu cầu Viện kiểm sát
bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc Tòa án kiểm tra, xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ theo quy
định của Bộ luật tố tụng hình sự;
d) Yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên và những người khác trình bày về các vấn đề có liên
quan đến vụ án tại phiên tòa; khởi tố vụ án hình sự nếu phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm;
e) Ra quyết định để thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
4. Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia
đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và thực hiện các quyền hạn khác theo quy
định của luật tố tụng.
5. Xử lý vi phạm hành chính; xem xét đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước và quyết định áp
dụng các biện pháp xử lý hành chính liên quan đến quyền con người, quyền cơ bản của công dân
theo quy định của pháp luật.
6. Ra quyết định thi hành bản án hình sự, hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành
hình phạt tù, giảm hoặc miễn chấp hành hình phạt, xóa án tích, miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án
đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước; thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ
luật hình sự, Luật thi hành án hình sự, Luật thi hành án dân sự.
Ra quyết định hoãn, miễn, giảm, tạm đình chỉ chấp hành biện pháp xử lý hành chính do Tòa án
áp dụng và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Tình huống 1:
Ngày 14/10/2020, Cơ quan Công an bắt quả tang Nguyễn Văn T có hành vi tàng trữ trái
phép 0,633 gam ma túy Methamphetamine. T khai nhận số ma túy trên mua của Nguyễn
Văn H để sử dụng cho bản thân. Nguyễn Văn H cũng khai nhận hành vi mua bán trái phép
chất ma túy của mình với Nguyễn Văn T.
Câu hỏi:
1. Hội đồng xét xử sơ thẩm có quyền xét xử vắng mặt T hay không nếu T có
đơn đề nghị xét xử vắng mặt vì lý do T đang điều trị lao phổi tại bệnh viện?
Hội đồng XX sở thẩm có quyền XX vắng mặt đối vs T
Căn cứ điểm c k2 điều 290
T đã có đơn đề nghị XX vắng mặt vs lý do đang điều trị bệnh lao phổi nếu vc XX vắng mặt đối
vs T k gây ảnh hưởng đến vc XX thì HĐXX có thể xem xét chấp nhận yêu cầu xx vắng mặt của
T
2. Lúc 13h05 ngày 04/5/2021, T đã chết do suy hô hấp, lao phổi và lúc 14h00 ngày
04/5/2021, do không biết T đã chết nên tại phiên toà xét xử sơ thẩm thì T bị tuyên phạt 18
tháng tù về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”. Hỏi:Trong trường hợp này, cần áp dụng
thủ tục giám đốc thẩm hay tái thẩm để giải quyết vụ án nếu bản án sơ thẩm có hiệu lực
pháp luật?
Trong trường hợp này phải áp dụng thủ tục tái thẩm do bị cáo chết trc khi HDXXST tuyên án.
Đây được coi là tình tiết mới của vụ án theo k2 điều 398
Nếu biết T chết thì HDXXST phải đình chỉ vụ án đối với T theo điểm a k1 điều 282 nhưng
TAST vẫn tuyên án đối với T do đó phải thực hiện thủ tục tái thẩm để hủy bản án và đình chỉ vụ
án đối với T theo k3 điều 402

Tình huống 2:
Khoảng 11 giờ 30 phút ngày 16/02/2022, do có mâu thuẫn trong bữa tiệc dịp tết Nguyên
Đán năm 2022 tại nhà bà Hà Thị B, Bùi Đức L đã có hành vi dùng ly thủy tinh đánh vào
phần đầu của anh Nguyễn D. Tại Bản kết luận giám định pháp y về thương tích số 54/TgT
ngày 29/3/2022 của Trung tâm pháp y – Sở Y tế Thành phố CT kết luận tỷ lệ thương tật do
thương tích gây nên của anh Nguyễn D là 5%.
Câu hỏi:
1. Có thể khởi tố, xét xử sơ thẩm đối với L về tội “Cố ý gây thương tích”
không? Giải thích tại sao?
Có thể khởi tố L về tội cố ý gây thương tích vì
Căn cứ điểm a k1 điều 134 BLHS 2015 thì L đã dùng chai thủy tinh đánh vào phần đầu của D
( sd hung khí nguy hiểm) do đó thuộc vào trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại k1 điều 155
BLTTHS 2015
Như vậy D hoặc ng đại diện của D có quyền khởi tố L về tội cố ý gây thương tích
1. Có thể khởi tố xét xử sơ thẩm đối với L về tội “Cố ý gây thương tích” nhưng để khởi tố đối
với tình huống này thì phải có đơn yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện người bị
hại. Theo như tình tiết của tình huống trên đã nêu thì căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 134 BLHS
2015 cho thấy việc sử dụng ly thủy tinh đánh vào đầu anh Nguyễn D của Bùi Đức L được coi là
hành vi sử dụng hung khí gây nguy hiểm cho người khác và chính hành vi này của Bùi Đức L đã
gây tổn hại tỷ lệ thương tật của Nguyễn D lên đến 5%. Đồng thời, căn cứ vào Khoản 1 Điều 155
của BLTTHS 2015 thì nếu anh Nguyễn D muốn đòi lại quyền lợi của mình sao cho thỏa đáng thì
anh D hoặc người đại diện anh D có thể yêu cầu khởi tố vụ án hình sự từ đó HĐXX cấp sơ thẩm
có thể khởi tố, xét sử sơ thẩm với L về tội “Cố ý gây thương tích” theo quy định pháp luật.
2. Sau khi xét xử sơ thẩm, L kháng cáo theo hướng không truy cứu trách nhiệm hình sự với
L, ông Nguyễn T là người đại diện theo ủy quyền của người bị hại Nguyễn D rút yêu cầu
khởi tố. Theo đó, Toà án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, miễn trách nhiệm hình sự đối
với bị cáo L có hợp pháp không? Hướng giải quyết vụ án trong trường hợp này?
TA sửa BA sơ thẩm miễn TNHS với L là k hợp pháp do k có căn cứ để miễn TNHS đối với L
theo k1 điều 357. Do ông T là ng DD theo ủy quyền của bị hại rút yêu cầu khởi tố nên TA phúc
thẩm phải hủy bản án Trường hợp này phải thực hiện theo thủ tục giám đốc thẩm theo căn cứ tại
k3 điều 371 do đó bản án phải được hủy để xét xử phúc thẩm lại.
2. *) Căn cứ vào khoản 2 Điều 155 của BLTTHS 2015 “ Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố
rút yêu cầu khởi tố thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu
cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức…” thì ở đây ông T đại
diện theo ủy quyền anh D đã rút yêu cầu khởi tố. Nếu theo đúng trình tự thi hành pháp luật thì
HĐXX cấp phúc thẩm phải hủy bán án ST từ đó đình chỉ vụ án nhưng thay vì làm như vậy
HĐXX cấp PT lại sửa Bản án thay vì hủy rồi đình chỉ vụ án, miễn trách nhiệm hình sự với L.
Việc vận hành như vậy đã thể hiện sự sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
*) Căn cứ vào Khoản 2 Điều 155 của BLTTHS 2015 và điểm d Khoản 1 Điều 355 của
BLTTHS 2015 hướng giải quyết vụ án sẽ thể hiện qua 3 bước như sau:
- Bước 1: Vì đã xảy ra lỗi nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật của HĐXX cấp phúc
thẩm cho nên cần phải có cơ quan PL có thẩm quyền đưa ra kháng nghị theo thủ tục GĐT với lý
do “ do D đã rút yêu cầu khởi tố thì phải hủy bản án sơ thẩm từ đó đình chỉ vụ án nhưng thay vì
hủy thì Tòa lại sửa Bản án”
=> Sai lầm nghiêm trọng trong khâu xét xử Phúc Thẩm.
 Bước 2: Sau khi đã xem xét kháng nghị của cơ quan PL có thẩm quyền và xét thấy đã có
vấn đề sai lầm trong việc áp dụng pháp luật thì sẽ tiến hành GĐT theo thủ tục GĐT. Ở
đây, GĐT sẽ hủy bản án cấp PT
=>Qua đó, xét xử Phúc thẩm lại từ đầu.
 Bước 3: Cuối cùng ở giai đoạn phúc thẩm, HĐXX Phúc Thẩm sẽ hủy bản án cấpSơ thẩm.
Từ đó, HĐXX cấp Sơ Thẩm sẽ tiến hành đình chỉ vụ án theo đúng quy định pháp luật.Vụ
án đã được khép lại.
a) Phân bổ biên chế, số lượng Thẩm phán Tòa án khác; công chức khác, viên chức và người lao
động của các đơn vị trực thuộc các Tòa án nhân dân;
b) Phân bổ biên chế, số lượng Thẩm phán của các Tòa án quân sự sau khi thống nhất với Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng.
Tình huống 03:
Khoảng 9h ngày 20/10/2021, tại khu vực nhà trọ sinh viên thuộc Phường Thành Công,
Quận Ba Đình, Đặng Văn Th là sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm HN đã lấy trộm 1 chiếc
điện thoại SAMSUNG S2HD trị giá 4.500.000đ của chị Ma Thị H sinh viên Trường Đại học
NN. Ngay sau khi Th thực hiện tội phạm thì bị phát hiện và bắt giữ quả tang, thu hồi tài sản
hoàn trả cho người bị hại. Tại bản án hình sự sơ thẩm số 250/2021/HSST ngày 14/12/2021, Tòa
án đã áp dụng Điều 173 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) xử phạt Th 15 tháng tù về tội “trộm
cắp tài sản”. Ngày 27/12/2021, bị cáo Th kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt; người bị hại không
kháng cáo và Viện Kiểm sát không kháng nghị.
Câu hỏi:
1. Xác định Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nêu trên?
TA có TQ XX ST vụ án trến là TAND quận Ba Đình
Căn cứ k1 điều 268
2. Kháng cáo của Th sẽ được gửi cho Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào? Kháng
cáo của Th có được chấp nhận không?
Kháng cáo của Th sẽ đc gửi cho TAND huyện Ba Đình hoặc TAND TP HN
căn cứ k1 điều 332
Kháng cáo của Th sẽ đc chấp nhận do Th là người có quyền KC theo k1 điều 331 và KC của Th
nằm trong thời hạn KC qd tại k1 điều 333
3. Tòa án cấp phúc thẩm có thể áp dụng thêm tình tiết tái phạm đối với bị cáo không?
TH1: TA cấp PT không thể áp dụng thêm tình tiết tái phạm do không có kháng nghị của VKS
hoặc kháng cáo của bị hại căn cứ k2 điều 357
TH2: nếu có kháng cáo của bị hại hoặc kháng nghị của VKS và có căn cứ về tình tiết tái phạm
theo điểm e k2 điều 173 BLHS thì TA PT có thể áp dụng thêm tình tiết tái phạm để áp dụng
khoản về tội nặng hơn, tăng hình phạt.

4. Giả sử Tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt Th 15 tháng tù giam và cho hưởng
án treo. Tòa án cấp phúc thẩm có thể không cho bị cáo hưởng án treo được
không?
TAPT có thể k cho bị cáo hưởng án treo theo điểm d k2 điều 357
Khi có kháng nghị hoặc kháng cáo của bị hại và xét thấy rằng bị cáo không đủ điều kiện để được
hưởng án treo thì HĐXXPT có thể sửa bản án sơ thẩm theo hướng không cho bị cáo được hưởng
án treo. Khi quyết định sửa bản án sơ thẩm theo hướng này, HĐXXPT phải nghiên cứu kỹ quy
định của Điều 65 BLHS cũng như hướng dẫn tại Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP đã được sửa
đổi, bổ sung bởi Nghị quyết số 01/2022/NQ-HĐTP vè hướng dẫn áp dụng án treo.
Nếu bị cáo không có các căn cứ như đã phân tích ở trên mà Tòa án cấp sơ thẩm vẫn cho bị cáo
hưởng án treo thì HĐXXPT có quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng không cho bị cáo hưởng án
treo.
Tình huống 04:
Vào khoảng 07 giờ 30 phút ngày 24/02/2021, xuất phát từ việc mẹ của bà
Lê Minh Ng chặt lá dừa nước mà không hỏi ý kiến của Trần Văn L nên giữa L và mẹ bà Ng xảy
ra cự cãi, sau đó dẫn đến việc cự cãi giữa L và bà Ng. Trong lúc nóng giận, L dùng tay đánh 02
cái trúng vào mắt trái và mũi của bà Ng làm cho mắt trái của bà Ng bị sưng bầm, tụ máu, rách da
mí mắt và mũi bị chảy máu. Kết quả giám định xác định bà Ng bị thương tích 14%. Với các tình
tiết này, Tòa án nhân dân huyện UM đã xét xử bị cáo L về tội “Cố ý gây thương tích” theo khoản
1 Điều 134 của BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
Câu hỏi:
1. Tại phiên tòa xét xử sở thẩm, bà Ng xin rút đơn yêu cầu xử lý hình sự đối
với L, Hội đồng xét xử giải quyết vụ việc này như thế nào?
HDXX phải ra quyết định đình chỉ vụ án theo điểm k2 điều 155; điểm a k1 điều 282 do bà Ng rút
đơn yêu cầu tại phiên tòa XXST
2. Ngày 27 tháng 12 năm 2021, bị cáo có kháng cáo xin được hưởng án
treo, kháng cáo của L có hợp pháp không?
TH1: Việc kháng cáo của L là k hợp pháp vì đã hết thời hạn kháng cáo đã hết căn cứ theo k1
điều 333
TH2: nếu L có lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà không thể thực hiện được
việc kháng cáo trong thời hạn thì đơn kháng cáo quá hạn vẫn hợp pháp
3. Nếu có căn cứ áp dụng án treo đối với L, Hội đồng xét xử phúc thẩm giải
quyết vụ việc này như thế nào?
Nếu có căn cư áp dụng án treo đối với L thì HDXX PT sẽ sửa bản án sơ thẩm theo điểm e k1
điều 357 BLTTHS 2015 giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo.
Tình huống 5 : An là bị cáo trong 1 vụ án trộm cắp tài sản. Biết được Đông sẽ là thẩm phán
được phân công là chủ tọa xét xử phiên toà. Người nhà An đã mang tiền hối lộ cho Đông
(số tiền là 20tr đồng). Với ý định nhờ Đông xem xét, xử theo hướng có lợi cho An.
Hãy xác định thẩm quyền khởi tố vụ án hsu trong những tr hợp sau:
a, TH Đông ko nhận tiền: chỉ quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với ng nhà của An.
b, TH Đông nhân tiền: nhưng xét xử đúng ng, đúng tội.
c, TH Đông nhận tiền: và xét xử theo yêu cầu của ng nhà An.
Bài làm
a, CQĐT trong công an nhân dân. K1 - Đ153 - Cơ quan điều tra thuộc lực lượng cảnh Cảnh sát
nhân dân và Cơ quan điều tra của lực lượng An ninh nhân dân có thẩm quyền ra quyết định khởi
tố vụ án hình sự đối với tất cả các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của mình và thuộc thẩm
quyền xét xử của Tòa án nhân dân, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra trong Quân đội
nhân dân và những trường hợp do Viện kiểm sát nhân dân cũng như Cơ quan điều tra của Viện
kiểm sát nhân dân tối cao khởi tố vụ án hình sự.
b, CQĐT trong công an nhân dân.
c, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự đối với
các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp do người chức vụ quyền hạn trong các cơ quan tư
pháp thực hiện và các tội phạm phát sinh trong hoạt động tư pháp, trừ những trường hợp mà Viện
kiểm sát Quân sự Trung ương đã khởi tố.

Tình huống 6 : Mai thực hiện hvi trộm cắp tài sản của Mạnh, tài sản trị giá là 3tr đồng.
Mạnh đã tố giác hành vi tội phạm của Mai với công an.
a, xác định tình tự khởi tố vụ án hình sự.
b, sau khi cơ quan có thẩm quyền khởi tố, trong quá trình điều tra Mai và Mạnh đã tự thoả
thuận phần bồi thường. Mạnh làm đơn yêu cầu cơ quan điều tra đình chỉ điều tra. Anh chị
hãy đưa ra hướng giải quyết.
Bài làm
a, căn cứ đ143,155,166
b, Căn cứ đ230
Tình huống 7 : A thực hiện hành vi cướp giật, ngay sau đó quần chúng nhân dân bắt được
A dẫn giải đến trụ sở công an quận. Sau khi xem xét sự việc của A thủ trưởng cơ quan đã
tạm giữ A.
a, theo quy định thì thủ tục tạm giữ A được thực hiện như thế nào?
b, Thời hạn tạm giữ A được tính từ thời điểm nào? A có thể bị tạm giữ tối đa là bao lâu?
Bài làm
a, Thủ tục tạm giữ (đ117)
Ra quyết định tạm giữ, người thi hành quyết định tạm giữ giải thích quyền và nghĩa vụ
của người bị tạm giữ trong vòng 12 giờ đồng hồ chuyến quyết định cho ban kiểm soát
cùng cấp. Nếu Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn thì tạm giữ người, Nếu Viện kiểm sát
cùng cấp Hủy bỏ tạm giữ tự do ngay cho người bị tạm giữ.
b, - Theo quy định tại k1 đ118 bltths thì thời hạn tạm giữ được tính từ khi cơ quan điều tra nhận
người bị bắt. Do đó, thời hạn tạm giữ A được tính từ lúc 16h ngày A được giải lên trụ sở công an
Quận.
- A có thể bị tạm giữ ko quá 3 ngày (k1đ118)
Tình huống 8 : Trong khi tuần tra, anh Duy (cảnh sát khu vực) phát hiện anh Hiệp và anh
Ngọc đang trộm cắp tài sản của chị Mai. Anh Duy bắt được anh Hiệp, còn anh Ngọc thì bỏ
chạy không bắt được. Mấy ngày sau, trên đường đi đến trụ sở cơ quan làm việc, anh Duy
phát hiện anh Ngọc đang ngồi trong quán cafe uống nước cùng chị Lan. Anh Duy đã cùng
đồng đội bắt được anh Ngọc.
Việc bắt được anh Duy và anh Ngọc là đúng hay sai. Vì sao?
Bài làm
Việc Duy bắt Ngọc và Hiệp là sai, đ112
bắt Hiệp là bắt người phạm tội quả tang là đúng
Nhưng Ngọc k còn là bắt người phạm tội quả tang nữa ( nếu muốn bắt hiệp thì p quyết định truy
nã)
Tình huống 9: A và B bị khởi tố về hiếp dâm trẻ em (C là nạn nhân). Trong quá trình điều
tra phát hiện bị can A có những biểu hiện bất thường về tâm thần, bị can B là người bth và
đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

1. Cơ quan điều tra sẽ giải quyết tình huống này ntn?


Theo k1 đ 206 trưng cầu giám định pháp y tâm thần đối với A để xác định các vấn đề
sau:
“1. Bị can A có bị bệnh tâm thần hay không? Nếu có là loại bệnh tâm thần gì? Trước,
trong khi thực hiện hành vi hiếp dâm C, A có đủ khả năng nhận thức và điều khiển
hành vi không? 2. Nếu bị can A bị bệnh tâm thần thì có phải bắt buộc đi chữa bệnh
không?”
Nếu trong kết luận giám định của cơ quan giám định kết luận:
TH1: Trước, trong khi thực hiện hành vi phạm tội, bị can A bị bệnh tâm thần, mất khả
năng nhận thức và điều khiển hành vi => CQĐT ra QĐ đình chỉ điều tra đối với bị can A
theo Đ 230 và gửi kèm theo hồ sơ vụ án cho VKS cùng cấp để xem xét.
TH2: Bị can A không bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh tâm thần nhưng trước, trong khi
thực hiện hành vi phạm tội, bị can A có đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi =>
CQĐT vẫn tiếp tục thực hiện các hoạt động điều tra để xử lý hình sự đối với A.
Trong 2 th trên, nếu trong KLGĐ kết luận A bị bệnh thuộc trường hợp bắt buộc chữa
bệnh thì CQĐT ra QĐ tạm đình chỉ điều tra đối với bị can A theo điểm b K1 Đ 229 và
thực hiện thủ tục áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi chữa bệnh xong có thể
phục hồi vụ án và tiếp tục điều tra đối với A.
2. Tình tiết bổ sung: Khi cơ quan điều tra đang làm bản kết luận điều tra đề nghị
truy tố B thì B bỏ trốn. Và ko xác định được đang ở đâu. A chết trong bệnh viện
tâm thần. Nêu hướng giải quyết của cơ quan điều tra trong trường hợp này.
- đối với A: căn cứ điểm a k1đ230 và k7 đ157 bltths -> cơ quan điều tra ra quyết định
đình chỉ điều tra đối với A.
- đối với B: Tách vụ án đối với hành vi phạm tội của B theo K2 Đ 170 BLTTHS. căn cứ
điểm a k1,2 điều 229 bltths. Do B đã bỏ trốn và ko xác định được đang ở đâu => CQĐT
ra quyết định truy nã => tạm đình chỉ điều tra vụ án.

Tình huống 10: Đức và Dũng thực hiện hvi giết 4 ng tại tỉnh N. Vụ án do cquan điều tra bộ
công an khởi tố và điều tra. Bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố được gửi đến.
1. Vks cấp cao có thẩm quyền quyết định truy tố bị can A, B hay ko. Vks cấp nào có
trách nhiệm thực hiện công tố tại phiên tòa.
- Theo k1 đ269 bltths về thẩm quyền lãnh thổ
+ do hành vi giết ng ở tỉnh N nên TAND tỉnh N có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án.
+ vksnd tỉnh N có thẩm quyền quyết định việc truy tố bị can A và B.
- theo K1 đ 239 bltths: thẩm quyền truy tố thì vks có thẩm quyền truy tố được xác định
theo thẩm quyền xét xử của TA đối với vụ án.
- Áp dụng điểm a k2, điểm c k1 đ268 và đ 269 => TAND tỉnh N có thẩm quyền xét xử A
và B thực hiện hành vi giết người tại tỉnh N => Theo K1 Đ 239, vks có thẩm quyền truy
tố bị can A, B là vksnd tỉnh N.
2. Vks phát hiện Đức là ng chưa thành niên. Nhưng cơ quan điều tra đã không chỉ
định người bào chữa cho Đức trong giai đoạn điều tra. Viện kiểm sát giải quyết như
thế nào?
- Theo k1, k2 đ76 vks chỉ định người bào chữa, yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức của ng
bào chữa.
3. Khi đang xem xét quyết định việc truy tố thì Dũng bỏ trốn. Viện kiểm sát sẽ giải
quyết như thế nào?
- Theo điểm b k1 đ 247
- K2 đ 242
Điều 96. Kinh phí hoạt động của Tòa án nhân dân
1. Kinh phí hoạt động của Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và
tương đương do Chính phủ trình Quốc hội quyết định sau khi thống nhất với Tòa án nhân dân tối
cao. Trường hợp Chính phủ và Tòa án nhân dân tối cao không thống nhất về dự toán kinh phí
hoạt động của Tòa án nhân dân thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị Quốc hội xem
xét, quyết định.
2. Kinh phí hoạt động của Tòa án quân sự do Bộ Quốc phòng phối hợp với Tòa án nhân dân tối
cao lập dự toán và đề nghị Chính phủ trình Quốc hội quyết định.
3. Việc quản lý, phân bổ, cấp và sử dụng kinh phí được thực hiện theo quy định của Luật ngân
sách nhà nước và các luật khác có liên quan.
4. Nhà nước ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, phát triển công nghệ thông tin cho Tòa án nhân dân.
Điều 97. Chế độ, chính sách đối với công chức khác, viên chức và người lao động của Tòa
án nhân dân
Công chức khác, viên chức và người lao động của Tòa án nhân dân được cấp trang phục và
hưởng chế độ chính sách theo quy định của pháp luật.
Chương XI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 98. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2015, trừ khoản 1 Điều 4, Điều 24, Điều
34, điểm b khoản 1 Điều 38, Điều 41, khoản 1 Điều 45, Điều 46, khoản 4 Điều 51, khoản 3 Điều
55, khoản 3 Điều 58, Điều 67, khoản 4 Điều 68, khoản 1 Điều 69, Điều 70, Điều 71, Điều 72,
Điều 73, khoản 2 Điều 95 thì có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2015.
2. Luật này thay thế Luật tổ chức Tòa án nhân dân số 33/2002/QH10.
Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân số 02/2002/PL-UBTVQH11, Pháp lệnh sửa
đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân số 14/2011/PL-
UBTVQH12 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự số 04/2002/PL-UBTVQH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này
có hiệu lực thi hành, trừ các quy định tại các điều 3, 4, 5, khoản 1 Điều 26, khoản 2 Điều 29 tiếp
tục có hiệu lực thi hành cho đến khi bị hủy bỏ.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8
thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2014.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Nguyễn Sinh Hùng

You might also like