You are on page 1of 2

BÀI 8

TÒA ÁN NHÂN DÂN VÀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN


1. TÒA ÁN NHÂN DÂN
1.1. Vị trí, tính chất pháp lý của Tòa án nhân dân
Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”. Hiến pháp xác định rõ ràng, cụ
thể vị trí, vai trò, chức năng của Tòa án nhân dân trong bộ máy cơ quan nhà nước. Tòa án nhân
dân là cơ quan duy nhất thực hiện quyền tư pháp, thực hiện chức năng xét xử.
2.2. Tổ chức hệ thống Tòa án nhân dân
2.2.1. Hệ thống Tòa án nhân dân
Khoản 2 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân
dân tối cao và các Tòa án khác do luật định”. Như vậy, ngoài Tòa án nhân dân tối cao, Hiến
pháp năm 2013 không liệt kê cụ thể các Tòa án khác, mà giao cho luật định. Điều này bảo đảm
tính khái quát, ổn định lâu dài của Hiến pháp và tính mềm dẻo, linh hoạt của luật phù hợp với
từng thời kỳ phát triển của đất nước.
Điều 3 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định, hệ thống Tòa án nhân dân bao
gồm:
- Tòa án nhân dân tối cao.
- Tòa án nhân dân cấp cao.
- Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
- Tòa án quân sự (Tòa án quân sự trung ương; Tòa án quân sự quân khu và tương đương;
Tòa án quân sự khu vực).
2.2.2. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ
2.2.2.1. Tòa án nhân dân tối cao
Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của các Tòa án
đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
* Cơ cấu tổ chức
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao không dưới mười ba người và không quá mười bảy người; gồm Chánh
án, các Phó Chánh án Tòa nhân dân tối cao là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao.
2.2.2.2. Tòa án nhân dân cấp cao
Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức. Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao là 05 năm, kể từ ngày được
bổ nhiệm.
Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao: Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp
cao gồm Chánh án, các Phó Chánh án là Thẩm phán cao cấp và một số Thẩm phán cao cấp do
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cấp
cao. Số lượng thành viên Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao không dưới mười một
người và không quá mười ba người.
2.2.2.3. Tòa án nhân dân cấp tỉnh
2.2.2.4. Tòa án nhân dân cấp huyện
2.2.2.5. Tòa án quân sự
2. VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
2.1. Vị trí, tính chất pháp lý
Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2.2. Chức năng
2.2.1. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự để thực
hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết
tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố,
xét xử vụ án hình sự.
2.2.2. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của để kiểm sát
tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư
pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính,
vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc
giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định
của pháp luật.
2.3. Hệ thống tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Viện kiểm
sát nhân dân cấp tỉnh).
- Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau
đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện).
- Viện kiểm sát quân sự các cấp.
2.3.1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có:
Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao; Các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Một số Kiểm sát viên Viện
kiểm sát nhân dân tối cao do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2.3.2. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gồm có:
Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gồm có: Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân cấp cao; Các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; Một số Kiểm sát viên.
2.3.3. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
2.3.4. Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện
2.3.5. Viện kiểm sát quân sự

You might also like