You are on page 1of 9

TÒA ÁN NHÂN DÂN CÁC CẤP

1) Chức năng , nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân

1.1: Chức năng

- Theo điều 102 HP2013 khoản 1:

“ Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thực hiện quyền tư pháp”

-> Tòa án ở nước ta được lập ra để thực hiện 1 chức năng duy nhất là xét xử. Xét
xử là việc Tòa án nhân danh nước CHXHCNVN (nhân danh đất nước, dân tộc,
người dân VN chứ không phải nhà nước) để ra phán quyết về 1 trong những trường
hợp sau đây:

TA ra 1 phá n quyết về 1 hà nh vi nà o đó mà theo quy định củ a BLHS
nó có phả i là tộ i phạ m hay khô ng và cầ n á p dụ ng hình phạ t gì cho tộ i
1 phạ m đó → phá n quyết trong lĩnh vự c hình sự (á n hình sự )

Để giả i quyết tranh chấ p đờ i thườ ng trong giao lưu dâ n sự (tranh
chấ p lao độ ng, thương mạ i, hô n nhâ n gia đình, thừ a kế,…) (lĩnh vự c
2 phi hình sự – vụ á n dâ n sự ).

Để giả i quyết 1 số vụ việc khá c theo quy định củ a phá p luậ t: tò a á n
có quyền giả i quyết khiếu nạ i về danh sá ch cử tri, tuyên bố về tình
3 trạ ng phá sả n củ a doanh nghiệp,…

-> Hệ thống tòa án nước ta không ngừng củng cố và phát triển phạm vi xét xử qua
từng gia đoạn.
Hình sự Dân sự và thương Kinh tế Hành chính và
sự lao động

Sắc lệnh ngày Sắc lệnh số 14 Luật sửa đổi, bổ Luật sửa đổi, bổ
13/09/1945 và ngày 24/01/1945 sung một số điều sung một số điều
một số sắc lệnh của Luật Tổ chức của Luật Tổ chức
khác về thành Tòa án nhân dân Tòa án nhân dân
lập tòa án quân ngày 28/11/1993 28/10/1995
sự.

-> Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người , quyền
công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của tổ chức và cá nhân.

1.2: Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân

2) Cơ cấu tổ chức, quyền hạn, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân

2.1: Cơ cấu tổ chức của TANDTC: (Đ21 luật tổ chức tòa án 2014):

a. Thành viên

- Chánh án TAND tối cao:

đứng đầu, lãnh đạo, điều hành TANDTC. Do QH bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo
sự giới thiệu của chủ tịch nước. Không bắt buộc phải là đại biểu QH. Báo cáo công
tác, chịu trách nhiệm trước QH. Lúc QH không họp thì báo cáo công tác và chịu
trách nhiệm trước UBTVQH và Chủ tịch nước.

- Phó chánh án TANDTC:

giúp việc của chánh án TANDTC. Do chánh án TANDTC đề nghị chủ tịch nước
bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức. Nhiệm kì 5 năm tính từ ngày được bổ nhiệm
- Thẩm phán TANDTC:

được đào tạo chuyên để xét xử. Chánh án đề nghị, QH phê, chủ tịch nước kí.
Nhiệm kì 5 năm, tái bổ nhiệm 10 năm.

- Thẩm tra viên của TANDTC:

thẩm tra lại 1 bản án, việc thi hành án theo đề nghị của chánh án. Do chánh án tối
cao bổ nhiệm miễn nhiệm cách chức. Nhiệm kì 5 năm tính từ ngày được bổ nhiệm.

- Thư kí tòa án:

cộng sự, trợ lí cho thẩm phán. Do chánh án tối cao bổ nhiệm miễn nhiệm cách
chức. nhiệm kì 5 năm tính từ ngày được bổ nhiệm.

- Công chức, viên chức và người lao động khác:

toàn quyền do chánh án tối cao tuyển dụng và bổ nhiệm.

b. Cơ quan cấu thành TANDTC:

* Hội đồng thẩm phán TANDTC:

- Là cơ quan xét xử cao nhất của nước CHXHCNVN, chỉ xét xử theo thủ tục
giám đốc thẩm và tái thẩm.

- Thành phần:

không dưới 13 và không quá 17 người (13, 15 hoặc 17 người), bao gồm: chánh án
TANDTC, các phó chánh án TANDTC là thẩm phán TANDTC và các thẩm phán
TANDTC.

- Hình thức hoạt động:

1 tháng họp 1 phiên, phiên họp được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 thành viên
tham dự. Các quyết định của Hội đồng thẩm phán TANDTC phải có quá nửa tổng
số thành viên biểu quyết tán thành. Đây là cơ quan duy nhất trong ngành tư pháp
được quyền ban hành 1 loại văn bản quy phạm pháp luật (nghị quyết: tổng kết kinh
nghiệm xét xử của đất nước, các tòa án; hướng dẫn tòa cấp dưới áp dụng thống
nhất pháp luật; phát triển án lệ.

*Bộ máy giúp việc:


Văn phòng, các cục, vụ, viện, trường đào tạo các chức danh tư pháp.

2.2: Cơ cấu tổ chức của TAND cấp cao: (Đ30 Luật tổ chức tòa án 2014)

a.Thành viên:

- Chánh án và các phó chánh án của Tòa cấp cao:

Do chánh án tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Nhiệm kì 5 năm tính từ
ngày được bổ nhiệm.

- Thẩm phán tòa cấp cao:

Do chủ tịch nước kí quyết định bổ nhiệm miễn nhiệm cách chức. Nhiệm kì 5 năm,
tái bổ nhiệm 10 năm.

- Chánh tòa và các phó chánh tòa:

Người đứng đầu của tòa chuyên trách. Do chánh án tòa cấp cao bổ nhiệm miễn
nhiệm cách chức. Nhiệm kì 5 năm tính từ ngày được bổ nhiệm.

- Thư kí tòa án, thẩm tra viên, công chức, viên chức khác và người lao động:
do chánh án tòa cấp cao tuyển dụng và bổ nhiệm.

b. Cơ quan cấu thành:

- Ủy ban thẩm phán của tòa cấp cao:

Thành viên không dưới 11 và không quá 13, bao gồm: chánh án, các phó chánh án
tòa cấp cao là thẩm phán cao cấp (chỉ có chánh án cấp cao nào là thẩm phán cao
cấp mới là thành viên của Ủy ban thẩm phán tòa cấp cao) và một số thẩm phán cao
cấp do chánh án TANDTC quyết định theo đề nghị của chánh án tòa cấp cao.

- Tòa cấp cao lập ra 6 tòa chuyên trách, bao gồm:

Tòa hình sự, tòa dân sự, tòa hành chính, tòa kinh tế, tòa lao động, tòa gia đình và
người chưa thành niên (mới được thành lập từ 2014 đến nay). Mục đích lập ra để
xử những vụ án chuyên môn sâu. Có các chánh tòa và phó chánh tòa giúp việc.

- Tòa cấp cao cũng lập ra những bộ máy giúp việc:


Văn phòng, vụ, trung tâm, viện. VN hiện nay có 3 tòa cấp cao: HN, Đà Nẵng và
TP.HCM.

2.3. Cơ cấu tổ chức tòa cấp tỉnh (Đ39 Luật tổ chức tòa án năm 2014):

a. Thành viên:

- Chánh án và các phó chánh án TAND cấp tỉnh:

Do chánh án tòa tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức theo hàng dọc từ trên
xuống. Nhiệm kì 5 năm tính từ ngày được bổ nhiệm.

- Thẩm phán tòa cấp tỉnh:

Do chủ tịch nước bổ nhiệm miễn nhiệm cách chức. Nhiệm kì 5 năm, tái bổ nhiệm
10 năm.

- Chánh tòa và phó chánh tòa:

Do chánh án tòa cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm kì 5 năm tính từ
ngày được bổ nhiệm.

- Thẩm tra viên, thư kí tòa án, công chức, viên chức và người lao động:

Do chánh án tòa cấp tỉnh tuyển dụng và bổ nhiệm

b. Cơ quan cấu thành:

- Ủy ban thẩm phán của TAND cấp tỉnh bao gồm:

Chánh án và các phó chánh án của tòa cấp tỉnh (Chánh án của tòa cấp tỉnh luôn
luôn là thẩm phán → là thành viên đương nhiên của Ủy ban thẩm phán) và một số
thẩm phán của TAND cấp tỉnh do chánh án TAND cấp tỉnh đề nghị và chánh án tối
cao quyết định → thành viên của UBTP bao nhiêu người là do chánh án tối cao
quyết định theo đề nghị của chánh án tòa cấp tỉnh

- Các tòa chuyên trách:

6 tòa bao gồm tòa hình sự, dân sự, hành chính, lao động, kinh tế và tòa gia đình và
người chưa thành niên.
- Bộ máy giúp việc

2.4 : Cơ cấu của TAND cấp huyện (Đ45 Luật tổ chức tòa án 2014):

a. Thành viên:

- Chánh án, các phó chánh án của TAND cấp huyện:

Do chánh án tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Nhiệm kì 5 năm tính từ
ngày được bổ nhiệm.

- Thẩm phán của TAND cấp huyện:

Do chủ tịch nước bổ nhiệm. Nhiệm kì 5 năm, tái bổ nhiệm 10 năm.

- Chánh tòa, các phó chánh tòa:

do chánh án TAND cấp huyện bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Nhiệm kì 5 năm
tính từ ngày được bổ nhiệm.

- Thẩm tra viên, thư kí tòa án, công chức, viên chức và người lao động khác:
do chánh án TAND cấp huyện tuyển dụng và bổ nhiệm.

b. Cơ quan cấu thành:

- Không thành lập UBTP và có thể lập các tòa chuyên trách sau: tòa hình sự,
dân sự, xử lí hành chính, tòa gia đình và người chưa thành niên.

- Bộ máy giúp việc

3) Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân

3.1: Thẩm phán

- 1 điểm mới rất quan trọng của luật tổ chức tòa án năm 2014 là chia đội ngũ thẩm
phán ra làm 4 ngạch thẩm phán bao gồm: ngạch thẩm phán TANDTC, ngạch thẩm
phán cao cấp, ngạch thẩm phán trung cấp, ngạch thẩm phán sơ cấp. Ngạch thẩm
phán chỉ phản ánh trình độ chuyên môn nghiệp vụ của thẩm phán. Vì vậy, thẩm
phán phải thường xuyên thi để xếp ngạch và nâng ngạch.

- Theo quy định của luật tổ chức tòa án năm 2014 thì:

TANDTC chỉ có 1 ngạ ch thẩ m phá n duy nhấ t: ngạ ch thẩ m phá n TANDTC. Ngườ i
có ngạ ch thẩ m phá n TANDTC muố n trở thà nh thẩ m phá n TANDTC phả i qua 3
bướ c: chá nh á n tố i cao chọ n và lậ p danh sá ch → QH phê chuẩ n (điểm mớ i) → chủ
1 tịch nướ c kí quyết định bổ nhiệm.

TAND cấ p cao chỉ có 1 ngạ ch thẩ m phá n duy nhấ t: ngạ ch thẩ m phá n cao cấ p.
Ngườ i đã có ngạ ch thẩ m phá n cao cấ p muố n trở thà nh thẩ m phá n tò a cấ p cao thì
do Hộ i đồ ng tuyển chọ n và giá m sá t thẩ m phá n QG xem xét hồ sơ giấ y tờ , nếu đủ
2 điều kiện sẽ chuyển cho chủ tịch nướ c kí quyết định bổ nhiệm.

TAND cấ p tỉnh có thể có 3 ngạ ch thẩ m phá n: ngạ ch thẩ m phá n cao cấ p,
trung cấ p, sơ cấ p. Ngườ i đã có 3 ngạ ch thẩ m phá n nà y mà muố n trở thà nh
thẩ m phá n củ a TAND cấ p tỉnh thì sẽ do hộ i đồ ng tuyển chọ n và giá m sá t
3 thẩ m phá n QG xem xét hồ sơ rồ i đưa chủ tịch nướ c kí quyết định bổ nhiệm.

- TAND cấp huyện có thể có 2 ngạch thẩm phán: ngạch thẩm phán trung cấp và sơ
cấp. Người có 2 ngạch thẩm phán này mà muốn trở thành thẩm phán của TAND
cấp huyện thì cũng do hội đồng tuyển chọn và giám sát thẩm.

*Cần phân biệt các chức danh sau đây : thư kí tòa án với thư kí phiên tòa

thẩm phán với chánh án.

- Thư kí tòa án: lo hành chính, sự vụ, sổ sách giấy tờ, là trợ lí đắc lực cho chánh án và cả tòa án

- Thư kí phiên tòa: người ghi chép lại diễn biến của 1 phiên tòa cụ thể

- Thẩm phán: 1 chức danh, nghề nghiệp chuyên môn, được đào tạo để xử án. Trong 1 tòa án có
nhiều thẩm phán. Để quán lí các thẩm phán trong cùng 1 tòa án thì có chức danh chánh án

- Chánh án: 1 chức danh quản lí, được lập ra để quản lí các thẩm phán trong tòa án.
- Với quy định như trên thì sẽ có trường hợp người đã có ngạch thẩm phán trung
cấp nhưng mới là thẩm phán của tòa cấp huyện. Trong khi đó có người mới có
ngạch thẩm phán sơ cấp nhưng đã trở thành thẩm phán của TAND cấp tỉnh.

+ TH1: chánh án TANDTC và TAND cấp cao nặng về quản lí hơn chuyên môn
xét xử. Cụ thể, chánh án TANDTC được lập ra để quản lí các TAND địa
phương. Chánh án tối cao phải là 1 mẫu người chính trị (được Đảng chọn) →
Trong nhiều trường hợp, để đáp ứng nhu cầu quản lí, Đảng và NN có thể điều 1
người ngoài ngành, chưa từng là thẩm phán để ngồi vào ghế chánh án TANDTC
và cấp cao.

+ TH2: chánh án TAND cấp tỉnh và huyện nặng về chuyên môn hơn quản lí →
phải là thẩm phán giỏi về chuyên môn.

3.2: Hội thẩm nhân dân:

a) Tiêu chuẩn hội thẩm nhân dân

- Điều 85 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân có quy định về tiêu chuẩn Hội thẩm như
sau:

Điều 85:

1. Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức
tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có uy tín trong cộng đồng dân
cư, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết
và trung thực.

2. Có kiến thức pháp luật.

3. Có hiểu biết xã hội.

4. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.


b) Nhiệm kỳ của Hội thẩm

Căn cứ theo quy định tại Điều 87 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về
nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân như sau:

Nhiệm kỳ của Hội thẩm

1. Nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng
nhân dân đã bầu ra Hội thẩm nhân dân.
Khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Hội thẩm nhân dân tiếp tục
làm nhiệm vụ cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới bầu ra Hội
thẩm nhân dân mới.

2. Nhiệm kỳ của Hội thẩm quân nhân là 05 năm, kể từ ngày được cử.

You might also like