You are on page 1of 3

CÁC ỨNG DỤNG CỦA TÂM LÍ HỌC TRONG

CHUYÊN NGÀNH LUẬT


Tâm lý học pháp lý : nghiên cứu các hiện tượng tâm lý và quy luật tâm lý
xuất hiện những dạng hoạt động của cá nhân mà những dạng hoạt động
này được điều chỉnh bởi những quy phạm pháp luật
vd:một công ty bảo hiểm có thể quan tâm đến việc xác định xem một vụ va chạm xe hơi là
một tai nạn hay tự sát. Bởi vì những cuộc khám nghiệm tử thi này dựa trên lý thuyết tâm lý,
các sĩ quan cảnh sát và những người khác trong hệ thống pháp luật có thể kêu gọi các nhà
tâm lý học và các bác sĩ sức khỏe tâm thần khác tiến hành các cuộc điều tra
Tâm lý học tư pháp : nghiên cứu những đặc điểm phát triển và biểu hiện
của các hiện tượng tâm lý có liên quan tới hoạt động tư pháp
vd:hoạt động hỏi cung bị can là một dạng hoạt động điều tra sử dụng các phương pháp tác
động tâm lí đến tư duy, tình cảm, ý chí của bị can trong khuôn khổ pháp luật qua giao tiếp bằng
ánh mắt , lời nói, biểu cảm… để góp phần giải quyết vụ án hình sự
Tâm lý học tội phạm : nghiên cứu tâm lý của người phạm tội ,cơ chế tâm
lý của việc thực hiện hành vi phạm tội một cá nhân hay một nhóm
người ,những khía cạnh tâm lý của lỗi và trách nhiệm pháp lý
vd: trong một vụ án,các chuyên gia tâm lý sẽ nghiên cứu để hiểu rõ về nhận thức, nắm bắt tâm
lí,hành vi của đối tượng phạm tội từ đó phục vụ cho quá trình thẩm vấn,giải quyết vụ án và giáo
dục đối tượng

PHÂN TÍCH HÀNH VI NGHIỆN RƯỢU THEO 4


MỤC ĐÍCH CỦA TÂM LÝ HỌC
1. 4 mục tiêu chính của tâm lý học là: Mô tả, Giải thích, Dự đoán và Thay đổi hành vi. Bằng
nhiều cách khác nhau, các mục tiêu này cũng tương tự như những công việc hằng ngày mà
bạn phải làm khi bạn tương tác với những người xung quanh.

Các nhà tâm lý học đặt ra rất nhiều loại câu hỏi giống nhau, nhưng họ tận dụng phương
pháp thử nghiệm khoa học khác nhau, một cách tỉ mỉ, có hệ thống để hiểu được hành vi
của con người.

2
2. Hành vi nghiện rượu:
Mô tả:
+ Nghiện rượu là nhu cầu thèm muốn đòi hỏi thường xuyên đồ uống có cồn, hình thành thói
quen, rối loạn nhân cách, giảm khả năng lao động và ảnh hưởng đến sức khoẻ.
+ Nghiện rượu là một bệnh mạn tính, do nhu cầu uống rượu không được thoả mãn một cách
thường xuyên, gây thèm rượu bắt buộc làm ảnh hưởng đến hiệu suất công việc, đến sức khoẻ
tâm thần và thể chất, làm tổn thương đến các mối quan hệ gia đình và đời sống xã hội. –
Tại sao lại có hành vi nghiện rượu?
+ Chất cồn trong rượu bia ảnh hưởng đến các chất bên trong khu tưởng thưởng của não bộ
như dopamine. Điều này giúp những người nghiện rượu có cảm giác khoan khoái, né tránh
những cảm xúc tiêu cực. Bởi vậy họ càng muốn uống nhiều để duy trì cảm giác hạnh phúc
này.
Dự báo hiện tượng nghiện rượu dưới góc nhìn tâm lý?
+ Thèm muốn mãnh liệt không thể ngăn cản và bắt buộc phải uống rượu.
+ Giảm hoặc ngừng uống rượu là một việc làm rất khó khăn.
+ Có những chứng cứ về khả năng dung nạp rượu như tăng liều.
+ Dần dần sao nhãng những thú vui trước đây vốn ưa thích.
+ Vẫn tiếp tục uống rượu, mặc dù biết những hậu quả tai hại của nó.
=> Chỉ được chẩn đoán nghiện rượu khi có từ 3 triệu chứng trở lên và biểu hiện trong vòng 1
năm trở lại đây.
Kiểm soát và giải quyết hiện tượng nghiện rượu?
+ Tiếp nhận bệnh nhân tự nguyện hoặc cưỡng bức theo yêu cầu vào điều trị nội trú tại các cơ
sở y tế.
+ Cắt hội chứng cai rượu bằng thuốc benzodiazepin hoặc carbamazepin.
+ Điều trị các rối loạn cơ thể khác: Cần điều trị hợp lí các bệnh cơ thể do rượu như: viêm
gan, xơ gan do rượu, viêm dạ dày, cao huyết áp, bệnh tim do rượu và sử dụng vitamin nhóm
B như: vitamin B1, B6 và B12, đặc biệt là vitamin B1 liều cao ngay từ đầu để khắc phục tình
trạng thiếu vitamin B1 mạn tính và trầm trọng ở người nghiện rượu.
 Disulfiram
Ức chế không đảo ngược enzym này dẫn đến ứ trệ các chất chuyển hóa trung gian gây độc
gọi là acetaldehyde do không được chuyển hóa khiến bệnh nhân uống rượu sẽ bị tích tụ
acetaldehyde, chất này có thể gây ra một phức hợp các cảm giác khó chịu như buồn nôn, nôn,
bốc hỏa, tụt huyết áp…
🡺 Làm bệnh nhân sợ uống rượu Naltrexone-làm giảm ham muốn uống rượu do ngăn chặn
con đường beta-endorphin, ngoài ra, thuốc cũng gây giảm cảm giác phấn khích sau uống
rượu. Acamprosate-Ức chế hệ glutamatergic dẫn đến giảm ham muốn uống rượu và nên được
dùng sớm ngay khi có thể và dùng kéo dài liên tục để giảm tần suất và mức độ uống rượu.
Tác dụng phụ của thuốc là có thể gây tiêu chảy nhẹ.
 Topiramate
Là một thuốc chống động kinh nhưng topiramate lại có những chế tác dụng giúp cho việc
điều trị cai nghiện rượu như ức chế GABA và ức chế dẫn truyền glutamate nhưng do còn quá
ít nghiên cứu về tác dụng cai rượu của loại thuốc này nên thuốc chỉ được sử dụng khi bác sĩ
chỉ định. Các tác dụng phụ thường gặp là gây chóng mặt, rối loạn vận động, giảm trí nhớ và
độ tập trung.
 Ondansetron
Là một thuốc ức chế cạnh tranh thụ thể 5-HT3 của serotonin, thường được dùng trong điều trị
chống nôn.Thuốc đang được thử nghiệm với những kết quả tương đối khả quan trong điều trị
cai nghiện rượu với khả năng giúp giảm lượng rượu được uống do làm giảm ham muốn uống
rượu và giảm sự phấn khích do rượu.

-Khải niệm : Trong tâm lý học, sinh lý học thần kinh là cơ sở tự nhiên của các hiện
tượng tâm lí người. Cấu tạo và chức năng của các phân tích quan là một phần
tương đối quan trọng trong việc tìm hiểu cơ sở vật chất của các hiện tượng tâm lí,
cụ thể là quá trình nhận thức cảm tính bao gồm hai quá trình: cảm giác và tri giác.
-Tình yêu là quá trình phức tạp phát sinh trong tiềm thức , được vận hành bởi
hormone và các chất hoá học của não . Bao gồm 3 phạm trù cơ bản : sự ham
muốn , sự thu hút và sự gắn kết .
-Sự ham muốn :
+Ham muốn, hay khao khát tình dục, xuất phát từ mong muốn được thỏa mãn cộng
với sự thúc đẩy bởi 2 loại nội tiết tố testosterone và estrogen có ở cả nam và
nữ.Nhờ vào testosterone mà ham muốn của nam giới được tăng lên. Trái lại,
estrogen lại giúp cho nữ giới gợi tình hơn trong giai đoạn rụng trứng
-Sự thu hút :
+Khi ta bị thu hút bởi một ai đó, thì những cảm xúc hồ hởi sẽ dâng trào bên trong
cơ thể và tâm trí sẽ bị xâm chiếm bởi hình bóng của người mà ta thích, từ đó thôi
thúc một sự kết nối về mặt tình cảm với đối tượng.Sự thu hút chủ yếu được kích
hoạt bởi serotonin, dopamine và adrenaline. Những chất hóa học này thường xuất
hiện khi ta trải nghiệm một điều gì mới mẻ, phấn khích hay mang tính mạo hiểm .
Đó cũng là lí do tại sao giai đoạn bắt đầu hay “ tuần trăng mật “ người ta thấy say
mê và diệu kì
-Sự gắn kết :
+Khác với sự ham muốn và sự thu hút chủ yếu xuất hiện trong mối quan hệ tình
cảm, sự gắn kết còn bao gồm mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, tình bạn, quan
hệ xã hội và các mối quan hệ thân thiết khác. Sự gắn kết được vận hành bởi hai
loại hormone chính, đó là neuropeptides oxytocin và vasopressin. Những loại
hormone này chi phối các mối liên kết, đặc biệt giữa mẹ và con. Oxytocin thường
được tiết ra trong lúc ân ái, khi sinh con hay cho con bú và tất cả những hành vi
này đều dẫn tới một sự kết nối bền chặt.

You might also like