You are on page 1of 5

Phản ứng sinh lý.

The Physiological Response

Hệ thần kinh tự chủ là cơ quan điều khiển các phản ứng không tự chủ như lưu lượng máu và sự tiêu hóa.
Hệ thần kinh giao cảm đảm trách điều khiển các phản ứng chống trả-hay-bỏ chạy của cơ thể. Khi đối
diện với một mối nguy cơ, các phản ứng này sẽ tự động giúp cơ thể chuẩn bị bỏ chạy khỏi mối nguy
hiểm đó hoặc đối đầu với nó.

Các nghiên cứu trước đây về mặt sinh lý học của cảm xúc chỉ hướng đến các phản ứng tự chủ này,
nhưng các nghiên cứu gần đây đã tập trung vào cả vai trò của não bộ lên những cảm xúc ấy. Kết quả
chụp quét não đã chỉ ra rằng hạch hạnh nhân, một bộ phận của hệ viền, đóng vai trò quan trọng trong
việc hình thành các cảm xúc nói chung và sự sợ hãi nói riêng. Hạch hạnh nhân là một cấu trúc nhỏ hình
hạnh nhân có liên quan đến các trạng thái mang tính động lực (như đói, khát) cũng như trí nhớ và cảm
xúc. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp chụp não và xác nhận rằng khi cho một người xem
một hình ảnh đáng sợ, hạch hạnh nhân này sẽ được kích hoạt. Hạch hạnh nhân tổn thương sẽ làm suy
yếu các phản ứng sợ hãi ở chủ thể.

Cơ chế sinh lý của nỗi buồn

Serotonin có ảnh hưởng và/hoặc điều chỉnh một số chức năng của cơ thể bao gồm : Tiêu hóa, máu đóng
cục, mật độ xương, khả năng tình dục và tâm trạng.

Bạn có thể xem vai trò của serotonin trong não cũng tương tự như vai trò của nó trong cơ thể. Serotonin
đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa tâm trạng, nó được gọi là chất hóa học “vui vẻ” tự nhiên của
cơ thể, giúp con người có cảm giác thoải mái, hạnh phúc. Tuy nhiên, điều trên chỉ đúng khi serotonin
được duy trì ở mức bình thường.

Nếu thấp quá thì sao? Dạng tâm trạng phổ biến nhất có liên quan đến lượng serotonin thấp chính là
trầm cảm.

Thực tế rằng nỗi buồn càng tích lũy nhiều thì dễ gây trầm cảm, những nhà lý luận học nổi tiếng cho rằng
trầm cảm là một dạng của nỗi buồn có tính chất bệnh lý, được nêu bởi Lewis Wolpert trong cuốn sách
Nỗi buồn ác tính (Malignant Sadness). Tuy nhiên, trừ khi nỗi buồn vượt qua giới hạn của nó – trở nên
cực kỳ nghiêm trọng và/hoặc kéo dài đến nỗi nó tạo nên bệnh rối loạn – nó không đồng nghĩa với trầm
cảm.

Nguyên nhân gây trầm cảm vẫn chưa được lý giải thích đáng. Tuy nhiên, vì serotonin là nhân tố chủ chốt
trong việc cân bằng tâm trạng, nhiều người cho rằng lượng serotonin thấp có thể dẫn đến trầm cảm. Vì
vậy, cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi các bác sĩ cho bệnh nhân sử dụng thuốc làm tăng tiết
serotonin trong các phác đồ điều trị trầm cảm.

3.Sinh Lý thần kinh


Các thông điệp truyền trong dây thần kinh được gửi qua hàng tỷ tế bào thần kinh. Khoảng cách giữa các
ô tế bào được gọi là khớp thần kinh. Các tế bào được liên kết với nhau thông qua các hóa chất, đây
chính là chất dẫn truyền thần kinh. Hóa chất dẫn truyền thần kinh di chuyển qua các khớp thần kinh để
đến các tế bào thần kinh tiếp theo.

Có nhiều cách phân loại chất dẫn truyền thần kinh, trong đó cách phổ biến là chia ra thành những nhóm
lớn như sau:

• Các axit amin: glutamat, aspartat, D-serine, axit gamma-aminobutyric (GABA), glycin

• Các monoamin và các amin sinh học khác: dopamine, norepinephrine, epinephrine (adrenaline),
histamin, serotonin

• Các peptide: somatostatin, chất P, các peptide opioid

• Các chất khác: acetylcholine (ACh), adenosine, anandamide, nitric oxide,...

Ngoài ra, trên 50 peptide có hoạt tính thần kinh đã được phát hiện và số lượng vẫn còn tiếp tục tăng.

Những hóa chất này được tìm thấy giữa một cặp nơron liên kết với nhau ( khớp thần kinh). Có hơn 100
nghìn tỷ cặp nơron kết nối với nhau như vậy. Các nhà khoa học gọi mạng lưới phức tạp này là một khu
rừng nơron.

Dopamine “nói chuyện” với bộ não về chuyển động và serotonin gửi tin nhắn về tâm trạng. Trong khi đó,
chất dẫn truyền thần kinh gửi tín hiệu về cơn đau được gọi là endorphin.

• Ví dụ, nếu bạn giẫm phải thứ gì đó sắc nhọn, các dây thần kinh ở chân sẽ gửi một thông
điệp “rất đau” qua rất nhiều nơron để đến hệ thần kinh trung ương. Ngay lập tức, não và tủy sống phản
ứng lại với thông điệp bằng cách: Nhấc chân ra khỏi vật đâm.

• Ví dụ khác, khi bạn đi dạo trên một con đường trong vườn, đột ngột một con rắn xuất
hiện. Não của bạn sẽ gửi adrenaline vào máu. Điều này khiến bạn cảnh giác cao độ và chuẩn bị sẵn sàng
cho các tình huống có thể xảy ra tiếp theo. Tim bạn đập nhanh hơn, đẩy nhiều máu đến tim và các cơ
quan khác. Huyết áp của bạn cũng tăng lên và đường thở rộng hơn để nhận được nhiều oxy đến phổi.

•Seratonin /ˌsɛrəˈtoʊn[invalid input: 'ɨ']n/ (hay còn được biết đến Hydroxytryptamine-5, 5-HT) là một
chất dẫn truyền thần kinh Monoamine được phát hiện vào năm 1935 bởi nhà khoa học người Ý Vittorio
Erspamer. Serotonin chủ yếu được tìm thấy trong đường tiêu hóa và hệ thống thần kinh trung ương.
Khoảng 80 % tổng số serotonin của cơ thể con người nằm trong ruột, được sử dụng để điều chỉnh
chuyển động ruột, 20% còn lại được tổng hợp trong tế bào thần kinh Serotonergic trong thần kinh trung
ương, nơi nó có nhiều chức năng khác nhau: điều chỉnh tâm trạng, sự thèm ăn, giấc ngủ, co cơ và một số
chức năng thuộc về nhận thức.

•Seratonin bị suy giảm dẫn đến việc cảm thấy buồn chán, giảm sự ham muốn, giảm quan tâm hoặc dễ
dàng cáu giận, gặp khó khăn trong việc hoàn thành công việc.

Nguyên nhân suy giảm seratonin


•Có một số nguyên nhân tiềm ẩn bao gồm: lão hóa và những thay đổi của não bộ; chế độ ăn uống thiếu
hụt dinh dưỡng; căng thẳng mạn tính; thiếu tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên; thiếu vận động...

Để tăng hàm lượng serotonin trong máu, ngoài cách dùng thuốc, còn có một số phương pháp tự nhiên
không gây nguy hiểm, đó là:

• Sử dụng các thực phẩm tăng tiết serotonin như: Sữa đã tách kem, cá có hàm lượng axit béo
Omega-3 cao (cá thu, cá hồi…), chuối, rau chân vịt, lúa mì và các sản phẩm từ lúa mì;

• Ánh sáng mặt trời: tạo ra vitamin D giúp thúc đẩy việc sản xuất serotonin;

• Tập thể dục và Massage: cũng là cách gia tăng việc sản xuất serotonin một cách tự nhiên.

Việc tích tụ quá nhiều serotonin trong cơ thể, có thể dẫn đến hội chứng Serotonin[6]. Đây là một tình
trạng sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí nó có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Các dấu hiệu, triệu chứng của serotonin thấp

Serotonin giúp điều chỉnh một loạt các chức năng của cơ thể, bao gồm giấc ngủ, cực khoái, chức năng
bàng quang và ruột cũng như tâm trạng... Dưới đây là một số triệu chứng tiềm ẩn liên quan đến mức
serotonin thấp.

Các triệu chứng sức khỏe tâm thần

Tâm trạng bất ổn.

Trầm cảm

Lo âu

Tâm thần phân liệt

Các vấn đề về trí nhớ

Những hiểu lầm phổ biến về nỗi buồn

1. Trầm cảm là buồn, buồn là trầm cảm

Buồn là một trạng thái tâm lý bình thường có ở tất cả mọi người, xuất hiện khi ta gặp những sự kiện
không như ý, chẳng hạn như khó khăn, thất vọng hay mất mát. Tuy nhiên, nỗi buồn có thể được xoa dịu
theo thời gian khi sự việc đó đã qua đi, và cảm xúc của ta cân bằng trở lại.

Trầm cảm là một bệnh lý rối loạn cảm xúc cần được điều trị. Trầm cảm có khả năng gây ảnh hưởng đến
suy nghĩ, cảm xúc, quan điểm và hành vi của người bệnh, lấy đi năng lượng, động lực và cảm nhận hào
hứng, hài lòng, cảm giác kết nối lẫn ý nghĩa sống. Khi trầm cảm, ta có thể thấy buồn vì tất cả mọi thứ.
Cảm giác này càng kéo dài thì chất lượng cuộc sống của ta càng suy giảm.
Có thang đánh giá và phương pháp y học để chẩn đoán bệnh trầm cảm và ta nên có cái nhìn nghiêm túc
với nó. Đặc biệt, không nên dựa vào những bài viết tràn lan trên mạng để tự chẩn đoán cho bản thân
mình. Khi thấy nghi ngờ, hãy tìm đến bác sĩ.

2. Nước mắt, hay buồn bã là biểu hiện của sự yếu đuối

Thật ra, chúng ta cần rất nhiều dũng khí để thể hiện nỗi buồn, dưới một dạng dễ hình dung hơn là
những giọt nước mắt. Đây là một hành động dũng cảm và lành mạnh hơn nhiều so với việc cố gắng đè
nén những cảm xúc tiêu cực, hoặc che giấu bằng những hành vi bạo lực, lạm dụng chất kích thích, để rồi
mọi chuyện ngày một tồi tệ hơn. Nước mắt là một hình thức giải độc tinh thần. Cảm giác tâm hồn nhẹ
nhõm như được gột rửa sau khi khóc một trận, hẳn ai cũng đã từng trải qua.

3. Đàn ông không được phép buồn bã hay suy sụp

Đây là hệ quả từ hiểu lầm vừa nêu trên. Đàn ông được trông chờ là những người đảm nhiệm việc to lớn
nặng nhọc, nên thái độ “đúng đắn” và “chuẩn mực” của họ nên là can trường, mạnh mẽ tiến về phía
trước. Họ không được phép yếu đuối, chùn bước, không được phép sợ hãi hay buồn bã.

Nhưng đàn ông cũng là con người, cũng được ban cho bộ máy cảm xúc chẳng khác gì phụ nữ. Việc xã
hội, hoặc chính bản thân người đàn ông cố gắng chối bỏ những phút mệt mỏi, buồn bã của họ chẳng
khác nào hủy hoại chức năng tình cảm cơ bản của con người.

Buồn có ích lợi gì?

Nếu bạn tìm kiếm cụm từ “lợi ích của nỗi buồn”, bạn sẽ được gần 12 triệu kết quả. Với cụm từ “tác dụng
của nỗi buồn” sẽ là 14 triệu kết quả.

1. Buồn là một cơ chế phòng vệ

Theo nghiên cứu của Naomi Eisenberger và Matthew Lieberman, tương tự như nỗi đau về thể xác giúp
con người tránh tiếp cận những điều nguy hiểm, nỗi đau về tinh thần khiến người ta e ngại những trò
ghẻ lạnh, đồng thời thúc đẩy cảm giác muốn hàn gắn tình cảm khi còn có thể.

2. Buồn là một sự giải thoát

Eric Klinger trong “Lý thuyết về động cơ của sự giải thoát” cho biết, cảm giác buồn bã giúp ta điều chỉnh
hành vi của mình, ngừng tiêu phí sức lực và thời gian vào những mục tiêu không thể nào đạt được.

3. Buồn khơi dậy lòng trắc ẩn

Lòng trắc ẩn của con người có thể được khơi gợi khi chứng kiến nỗi đau đớn, buồn phiền. Từ đó người
ta dễ cảm thông với nhau hơn, và hình thành những động thái giúp đỡ lẫn nhau để làm giảm bớt nỗi
buồn ấy.

4. Buồn là biểu hiện của rung cảm nghệ thuật

Những người có tâm hồn nghệ sĩ luôn được nhắc đến như những người đa sầu. Biết bao tác phẩm khiến
người đời phải ca tụng hoặc tiếc thương đều được đúc kết từ những giọt sầu khổ của các nghệ sĩ. Nét
nghệ thuật bi cảm ấy có sức ảnh hưởng rất lớn đối với văn hóa, thậm chí còn được coi là hiện thân của
một tâm hồn tinh tế, dễ cảm thấu với cuộc đời.
5. Buồn mới khiến người ta biết quý trọng lúc vui

Thật vậy, những cảm xúc tiêu cực khiến ta biết quý trọng những khoảnh khắc vui vẻ hơn, và hiểu rằng
mọi sự không thể nào vẹn toàn, niềm hạnh phúc cũng không kéo dài được mãi. Việc tôn thờ hạnh phúc
quá mức có thể đem lại những bất hạnh nhiều hơn ta nghĩ. Thay vào đó, nhìn nhận đúng đắn và công
bằng những cảm xúc tích cực lẫn tiêu cực sẽ giúp chúng ta trau dồi trí tuệ cảm xúc và đời sống tinh thần.

Vẫn còn nhiều nhiều nữa những tác dụng bạn có thể tìm đọc nếu như bạn quan tâm tới vấn đề này. Nỗi
buồn không hoàn toàn là một cảm xúc độc hại hay đáng xấu hổ nếu như bạn chịu nhìn nó ở từ những
khía cạnh khác nhau.

You might also like