You are on page 1of 40

NHẬN DIỆN CẢM XÚC CỦA NGƯỜI

KHÁC TRONG QUÁ TRÌNH GIAO TIẾP

1
Michael Hoerger

Emotion

2
MỤC TIÊU
1. Trình bày được: định nghĩa, các thành tố của cảm
xúc, vai trò, các loại cảm xúc cơ bản của con người.

2. Giải thích được tầm quan trọng của việc nhận diện
được cảm xúc của người khác và các cách nhận diện
cảm xúc của người khác trong quá trình giao tiếp.

3. Nhận diện được cảm xúc của người khác trong một
số trường hợp cụ thể.

3
- Buồn rầu
- Sợ hãi
- Tức giận
- Ngạc
nhiên
- Ghê tởm
- Vui vẻ

4
I.KHÁI QUÁT VỀ CẢM XÚC
1. ĐỊNH NGHĨA
- Theo các tác giả Nguyễn Quang Uẩn, TrầnTrọng
Thủy, Nguyễn Xuân Thức: Cảm xúc là những thái độ
rung cảm của con người đối với các sự vật, hiện
tượng của hiện thực khách quan, phản ánh ý nghĩa
của chúng trong mối liên hệ với nhu cầu và động cơ
của con người. (~ Có liên quan đến sự thỏa mãn hay
không thỏa mãn nhu cầu, động cơ của cá nhân)

5
Sách: Tâm lý học và đời sống:

- “Là mô hình hoàn chỉnh thuộc những thay đổi thể

xác và tinh thần bao gồm tác động, cảm giác, tiến
trình nhận thức các biểu hiện bên ngoài (cả trên
khuôn mặt, cử chỉ) và những hành vi phản ứng cụ
thể được đưa ra để phản ứng với tình huống mang ý
nghĩa cá nhân.”

6
Đề cập đến cảm xúc, thường nhấn mạnh đến:
• Cảm xúc là 1 hiện tượng tâm lý thể hiện thái độ của con người
đối với hiện thực khách quan và chính bản thân.
• Gắn liền với nhu cầu của con người.

• Biểu hiện thông qua những thay đổi sinh lý và cử chỉ, hành vi.
Cụ thể là những thay đổi bên trong cơ thể: nhịp tim, nhịp thở;
mức độ đáp ứng hệ thần kinh, thay đổi nội tiết và đáp ứng điện
sinh học) và biểu hiện ra bên ngoài thông qua ngôn ngữ, nét
mặt, điệu bộ, cử chỉ …
• Cảm xúc xuất hiện chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khách
quan và chủ quan, trong đó phụ thuộc nhiều vào đánh giá của
con người về các sự kiện gây nên cảm xúc. Cá nhân đánh giá
sự kiện đã thỏa mãn được hay không thỏa mãn được các nhu
cầu của họ thì cảm xúc tương ứng sẽ xuất hiện, dương tính,
âm tính hay tích cực, tiêu cực.

7
- Cảm xúc cũng là phương thức thích nghi của con người
với môi trường (đặc biệt trong những tình huống nguy hiểm,
VD: cảm xúc lo lắng, sợ hãi sẽ giúp con người có những
hành động để chuẩn bị ứng phó với hoàn cảnh).

- Sự hình thành và phát triển của các loại cảm xúc ở con
người chịu sự chi phối, tác động chủ yếu của yếu tố xã hội
và ngày càng phong phú, đa dạng dựa trên cơ sở các mối
quan hệ xã hội ngày càng mở rộng và nhu cầu ngày càng đa
dạng, phong phú của họ.

8
TÌNH CẢM
Là thái độ cảm xúc ổn định của con
người với hiện thực xung quanh và đối
với bản thân mình, nó như là một
thuộc tính ổn định của nhân cách

9
2. CÁC THÀNH TỐ CỦA CẢM XÚC

* Những trải nghiệm chủ quan:

+ Những trải nghiệm chủ quan về cảm xúc của con người.

+ Quá trình nhận thức: Cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng, trí nhớ.

+ Nhu cầu, mong muốn, sở thích, kỳ vọng, tính cách của bản thân.

* Phản ứng sinh học của cơ thể: Tim đập nhanh, nổi da gà, mắt mở
to, toát mồ hôi, chân tay run rẩy … (VD: bạn đã từng cảm nhận rằng dạ
dày mình đang co thắt vì lo lắng hoặc tim đập nhanh vì sợ hãi… các
phản ứng sinh học này được điều chỉnh bởi hệ thần kinh giao cảm)

10
* Phản ứng hành vi: Biểu cảm trên khuôn mặt, cử chỉ, điệu bộ,
hành vi (VD: nắm chặt tay, đập phá đồ đạc khi giận dữ, nở 1 nụ
cười khi hạnh phúc…); Ngôn ngữ: giọng nói, âm sắc, cường độ,
nội dung (trong lời nói …). Yếu tố Văn hóa (dân tộc, vùng miền,
quốc gia,), tôn giáo cũng ảnh hưởng đến việc thể hiện cảm xúc.
Ví dụ như ở Nhật Bản, mọi người có xu hướng che giấu phản ứng
của sự sợ hãi hoặc ghê tởm khi có cha hoặc ông có mặt trong tình
huống giao tiếp. Các nền văn hóa phương Tây như Hoa Kỳ việc
thể hiện cảm xúc tiêu cực một mình và trước sự hiện diện của
những người khác có vẻ dễ dàng hơn, trong khi các nền văn hóa
phương đông như Nhật Bản khó được chấp nhận hơn.

11
- Theo Caroll. E. Jzard, muốn hiểu về cảm xúc một
cách đầy đủ thì phải chú ý đến 3 đặc trưng của cảm
xúc:

1- Ý thức đươc (nhận thức được, hiểu) về các rung


cảm.

2- Các quá trình diễn ra trong hệ thần kinh, hệ nội tiết,


hô hấp, tiêu hóa và các hệ khác của cơ thể.

3- Các phức hợp biểu cảm cảm xúc (mà có thể quan
sát được) đặc biệt là những phức hợp phản ánh trên
khuôn mặt.

12
Các lý thuyết giải thích cảm xúc:
- Thuyết James – Lange

- Thuyết Cannon – Bard

- Thuyết Schachter – Singer

(Đọc trong cuốn Tâm lý học và đồi sống; Bài


Cảm xúc, sự căng thẳng và sức khỏe)

13
3. VAI TRÒ CỦA CẢM XÚC
 Ảnh hưởng tích cực đến các quá trình nhận thức (cảm giác, tri giác, trí
nhớ, tư duy, tưởng tượng)

 Thúc đẩy hành động của con người đạt kết quả cao

 Làm phong phú thêm đời sống tâm lý, nhân cách của từng cá nhân.

 Điều chỉnh hành vi, ứng xử và thiết lập, xây dựng các mối quan hệ xã
hội: gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, cộng đồng.

 Ngoài ra Trí tuệ cảm xúc (năng lực nhận biết, bày tỏ cảm xúc, hòa cảm
xúc vào suy nghĩ để hiểu và suy luận, điều khiển - kiểm soát cảm xúc
của mình và của người khác - theo Mayer - Salovey – Caruso năm
1997) còn giúp con người hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.

 Cảm xúc có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe:

14
* Các cảm xúc tích cực sẽ tạo những điều kiện thuận lợi cho cuộc sống
và hoạt động của con người.

- Thúc đẩy tính tích cực của hoạt động, góp phần nâng cao sức khoẻ và tuổi
thọ. Một số nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, những cảm xúc tích cực sẽ
kích thích hoạt động của tim mạch và hô hấp. Khi đó, con người hô hấp sâu
hơn, mau hơn, các mạch máu giãn nở ra, nhờ đó mà da thịt hồng hào hơn,
tiêu hoá tốt hơn, hoạt động cơ bắp tăng lên (A.G.Kôvaliốp).

- Từ mấy thế kỉ trước, nhà phẫu thuật người Pháp đã sử dụng cười để chữa
bệnh. Nhà sinh học người Đức đã lưu ý mọi người “Nên cười nhiều hơn
nhắn trán...”. Nhà triết học Vonte cũng nói "Nghệ thuật của y học là làm
bệnh nhân vui khi chữa bệnh".

- Các cảm xúc tích cực không chỉ đóng vai trò to lớn trong hoạt động sống
của con người mà rất có ý nghĩa đối với chữa bệnh, phục hồi sức khoẻ.

15
- Ở Đan Mạch, sáng ra người ta chỉ cần bỏ vài xu vào cái "máy hài
hước" tự động là đã được thưởng thức một chuyện cười làm xua đi cảm
xúc phiền muộn, tạo ra sự phấn chấn trong ngày.

- Năm 1987 tại thành phố Kansas (Mĩ) người ta đã lập một bệnh viện
khá độc đáo - "Nhà thương hài”. Nhà thương này chuyên phục vụ các
bệnh nhân buồn rầu, lo lắng, rối loạn thần kinh, loét dạ dày... ở đó, từ
bác sĩ đến y tá và các người phục vụ đều rất có tài làm trò hài hước. Có
người mặc như vua hề Sác Lô, có người lại hoá trang như diễn viên sân
khấu. Người bệnh đến đây vừa bước vào cổng đã cười sặc sụa, cười bò
ra, cứ phải ôm bụng mà cười. Bệnh viện còn cho bệnh nhân xem những
phim khôi hài. Nhờ tạo ra được cảm xúc vui vẻ, thoải mái mà bệnh nhân
vào đây rất nhanh khỏi bệnh.

16
- Các cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ và
hoạt động của con người.

- Khi lo sợ, nhịp tim đập không đều, có thể ngừng lại, các mạch
máu co hẹp, da tái đi. Sự khiếp đảm có thể làm cho người ta chết
vì tổn thương tim mạch (V.X. Lukianôp).

- Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy có mối liên quan giữa cảm xúc
và bệnh tật. Sự căng thẳng, lo âu và tuyệt vọng có thể làm giảm
khả năng miễn dịch của cơ thể, con người có thể mắc rất nhiều
bệnh tật từ cảm cúm đến ung thư. Một nghiên cứu dài hạn đã đo
lường mức độ căng thẳng của phụ nữ từ năm 1968 đến năm 1991.

17
- Các nhà khoa học đã theo dõi mức độ căng thẳng, sợ hãi,
lo âu và tình trạng mất ngủ mà mỗi người phụ nữ trải qua do
mâu thuẫn công việc, gia đình … Đối với những phụ nữ
hứng chịu căng thẳng cao độ trong suốt 24 năm có nguy cơ
mắc ung thư vú cao gấp 2 lần người bình thường. Sự căng
thẳng về mặt cảm xúc mà những người này trải qua là hệ
quả của những mâu thuẫn không được giải quyết và những
cảm xúc không thể kiểm soát.
- Chúng ta có thể điều chỉnh được các cảm xúc của mình:
Làm tăng thêm các cảm xúc tích cực, tiết chế bớt/kiểm soát
được các cảm xúc tiêu cực.

18
4. CÁC LOẠI CẢM XÚC CƠ BẢN Ở CON NGƯỜI

Có rất nhiều loại cảm xúc khác nhau.

Theo Paul Ekman: có 6 cảm xúc cơ bản

- Vui vẻ

- Tức giận

- Buồn rầu

- Ngạc nhiên

- Ghê tởm

- Sợ hãi.

19
Carrol.E. Izard (1992) cho rằng cảm xúc có cấu trúc tầng bậc bao
gồm những cảm xúc nền tảng và những cảm xúc phức hợp.
- Những cảm xúc nền tảng bao gồm:
1. Hứng thú hồi hộp
2. Vui sướng
3. Ngạc nhiên
4. Đau khổ, đau xót
5. Căm giận
6. Ghê tởm
7. Khinh bỉ
8. Khiếp sợ
9. Xấu hổ
10. Tội lỗi.
- Những cảm xúc phức hợp bao gồm:
1. Lo lắng; 2. Sự trầm uất; 3. Tình yêu; 4. Lòng thù địch.

20
II.VAI TRÒ CỦA VIỆC NHẬN DIỆN CẢM XÚC

- Nhận diện cảm xúc của người khác là khả năng nhận
ra và xác định được (gọi được tên), cảm nhận và thấu
hiểu những trạng thái cảm xúc của người khác trong
quá trình giao tiếp thông qua những biểu hiện bên
ngoài của đối tượng (nét mặt, ánh mắt, nụ cười, cử
chỉ, điệu bộ, hành vi, ngôn ngữ…), để từ đó điều chỉnh
hành vi ứng xử của bản thân phù hợp với đối tượng và
tình huống giao tiếp.

21
Nhận diện được cảm xúc của người khác
rất quan trọng:
Giúp mỗi người:

- Hiểu được cảm xúc của người khác.

- Đồng cảm và thấu hiểu hoàn cảnh của đối tượng.

- Điều chỉnh bản thân cho phù hợp với đối tượng và
hoàn cảnh giao tiếp.

- Ngăn ngừa xung đột có thể xảy ra và xây dựng


mối quan hệ tốt đẹp.

22
23
24
* Để gây dựng & vun đắp các mối quan hệ, cần nhận thức &
thấu hiểu cảm xúc của người khác, truyền cảm hứng gây ảnh
hưởng tích cực đến cảm xúc của người khác, gây dựng sự
hợp tác trên tinh thần tôn trọng, thân thiện cùng có lợi. Khả
năng tạo sự đồng cảm đóng vai trò hàng đầu trong việc thiết
lập các mối quan hệ.

- “Kẻ nào không quan tâm tới người khác, chẳng những sẽ
gặp nhiều khó khăn trong đời, mà còn là người có hại cho xã
hội. Hầu hết những kẻ thất bại đều thuộc hàng người đó”

- Alfred Alfred Adler

25
* Thomas Hatch và Hovard Gardner: Thành tố quyết
định sự thành công trong quan hệ cá nhân gồm:

- Năng lực tổ chức nhóm

- Năng lực hợp tác và lãnh đạo

- Năng lực thiết lập quan hệ cá nhân

- Năng lực đồng cảm và giao tiếp

- Năng lực phân tích xã hội

- Nhận ra tình cảm, động cơ, cảm xúc của người


khác

26
CÁCH THỨC NHẬN DIỆN CẢM XÚC CỦA
NGƯỜI KHÁC
 Lắng nghe: Nhận biết cảm xúc thông qua ngôn ngữ nói
(âm sắc, ngữ điệu, nội dung truyền tải …)

 Quan sát: Nhận biết cảm xúc qua các biểu hiện bên
ngoài (nét mặt, nụ cười, ánh mắt, cử chỉ chân tay, tư
thế, hành động …).

(Ngoài ra trong thực tế, để hiểu cảm xúc của người khác,
có thể Đọc và cảm nhận qua ngôn ngữ viết: thư từ, giấy
nhắn, nhật ký …. Hỏi: biết được đối tượng đang cảm thấy
như thế nào, trạng thái cảm xúc ra sao …).

27
28
29
30
31
32
33
34
CÁC QUY LUẬT CỦA CẢM XÚC;
TÌNH CẢM
 Quy luật lây lan

 Quy luật thích ứng

 Quy luật tương phản

 Quy luật pha trộn

 Quy luật di chuyển

 Quy luật về sự hình thành tình cảm

35
1.Quy luật lây lan
 Tình cảm, xúc cảm lan truyền sang
người khác “vui lây”, “buồn lây, “cảm
thông”

 Hiện tượng tâm lý xã hội “hoảng loạn”

 Là cơ sở của nguyên tắc “Giáo dục trong


tập thể & thông qua tập thể”

“1 con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”

36
2.Quy luật thích ứng
 Cảm xúc, tình cảm đối với 1 sự vật, hiện tượng
… nào đó được lặp đi lặp lại nhiều lần (không
thay đổi) có thể dẫn đến hiện tượng:

 Suy yếu dần (xa thương gần thường)

 Giảm xuống về mức độ, cường độ thậm chí mất


cảm xúc (hiện tượng chai sạn).

 VD: Trẻ bị đánh, mắng nhiều quá có thể dẫn đến hiện
tượng rạn đòn (không cảm thấy sợ nữa).

37
3.QUY LUẬT TƯƠNG PHẢN
 Đó là sự tác động qua lại giữa những tình cảm, xúc
cảm

+ Âm tính và dương tính

+ Tích cực và tiêu cực cùng một loại

+ Một trải nghiệm này có thể làm tăng cường một trải
nghiệm khác đối cực với nó xảy ra đồng thời hoặc nối
tiếp với nó.

VD: “Càng yêu nước càng căm thù giặc”;

“Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay”

38
4.QUY LUẬT PHA TRỘN
 Kết hợp màu sắc âm tính với màu sắc
dương tính của cảm xúc.

 Cho phép hai cảm xúc, tình cảm đối lập


nhau có thể cùng tồn tại ở một con người,
không loại trừ nhau quy định lẫn nhau

 Tính chất phức tạp, nhiều khi mâu thuẫn


của cảm xúc, tình cảm

 VD: “Vừa giận vừa thương”

39
5.QUY LUẬT DI CHUYỂN
 Cảm xúc, tình cảm có thể di chuyển
từ đối tượng này sang đối tượng
khác.

 Phải chú ý kiểm soát thái độ cảm xúc


của mình làm cho chúng có tính chất
chọn lọc tránh “vơ đũa cả nắm” “giận
cá chém thớt”.

40

You might also like