You are on page 1of 15

Phần 1: Các vấn để chung

1. Tâm lý là gi?
• Tâm lý là những hiện tượng tinh thần tồn tại và phát triển trong các
dạng vận động của cơ thể sống (có cả ở người và động vật). Đây là
một định nghĩa chung.
2. Tâm lý học là gi?
+ Tâm lý học là khoa học nghiên cứu các hiện tượng tâm lý người,
tức là toàn bộ những hiện tượng tâm lý, ý thức, tinh thần được này
sinh, hình thành và biến đổi trong mỗi con người, nhóm người và
cả loài người. Mục đích nghiên cứu này là tìm ra bản chất của các
hiện tượng tâm lý, những quy luật của chúng để ứng dụng vào đời
sống cá nhân và xã hội.

3. Tâm lý người có bao nhiêu bản chất? Hãy liệt kê các bản chất đó
Có 3 bản chất của hiện tượng tâm lý con người.
Đó là:
+ Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não con
người: Chỉ có hệ thần kinh, bộ não người mới có khả năng nhận tác
động của hiện thực khách quan , tạo ra trên não hình ảnh tinh thần
(tâm lý) chứa địng trong vết vật chất, đó là các quá trình sinh lý, sinh
hóa ở trong hệ thần kinh và não bộ. Phản ánh là quá trình tác động
qua lại giữa hệ thống này và hệ thống khác, Kết quả là để lại dấu vết
(hình ảnh) ở cả hai hệ thống tác động và chịu sự tác động.
+ Tâm lý mang tính chủ thể: Tâm lý “cái riêng” của mỗi cá nhân hay
nhóm người mang hình ảnh tâm lý đó => mang đậm màu sắc chủ
quan. Là sự phải ánh các tác động bên ngoài của con người khúc xạ
qua những đặc điểm bên trong của người đó. Cùng nhận sự tác động
của hiện thực khách quan, ở những chủ thể khác nhua sẽ xuất hiện
những hình ảnh tâm lý với mức độ, sắc thái khác nhau.
+ Tâm lý con người mang bản chất xã hội – lịch sử: Tâm lý con người
chịu sự chi phối của nền văn minh nhân loại, văn hóa dân tộc và mang
đậm dấu cấn của thời đại mà họ đang sống, của giai cấp, dân tộc mà
họ là thành viên. Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp
của con người trong mỗi quan hệ xã hội. Tâm lý mỗi cá nhân là kết
quả cua quá trình lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội, nền văn hóa xã
hội (vui chơi, học tập, lao động, công tác xã hội). Tâm lý người luôn
hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự thay đôi của xã hội loại
người
4. Phân biệt quá trình, trạng thái, thuộc tính tâm lý?
Quá trình tâm lý Trạng thái tâm lý Thuộc tính tâm lý
+ Diễn ra có sự khởi + Diễn ta không rõ + Là những hành vi và
đầu, diễm biến và kết ràng tư mở đầu, diễn hoạt động của con người
thúc, thời gian tồn tại biến và kết thúc phức gắn với các kiểu thần
tùy thuộc vào thời gian tạp hơn, thời gian tôn kinh tương đối bền vững,
tồn tại của vật kích tại tương đối lâu dài, ổn định mạng sắc thái cá
thích. thường đi kèm các quá nhân.
,+ Nội dụng bao gồm: trình tâm lý (chủ yếu là + Bao gồm:
- Quá trình nhận thức: quá trình nhận thức). - Xu hướng nhân cách:
Phản ánh HTKQ, có + Đối tượng trạng thái Là thuộc tính tâm lý điển
tính mục đích, sản chính là đối tượng của hình của cá nhân gồm
phẩm ở mức độ khác quá trình tâm lý mà nó một hệ thống động lực
nhau về HTKQ. đi kèm. quy định tính tích cực
- Quá trình xúc cảm: Trạng thái tâm lý là hoạt động của con người
Là quá trình con người điều kiện về mặt thần và quy định sự lựa chọn
biểu thị thái độ của kinh - tâm lý giúp các các thái độ của con
mình đối với những quá trình tâm lý phản người.
cái họ nhận thức được ánh tốt đối-tượng (nền, - Năng lực tâm lý: Là tổ
hoặc tự mình làm phồng cho hợp các thuộc tính độc
được liên quan tới nhu QTTL diễn ra) đáo cua ca nhân, phù hợp
cầu và động cơ của họ. + Bao gồm: với những yêu cầu của
Nó được biểu hiện môt hoạt động nhất định,
dưới dạng cảm xúc và - Xúc cảm/ Tỉnh cảm: đảm bảo hoạt động có
tình cảm. Các cảm xúc Tâm trạng băn khoăn, một kết quả.
nền tảng do dự, mệt mỏi, lo âu... - Hành vi tâm lý: Là đặc
- Qua trình ý chí: là - Chú ý: tập trung, lơ trưng thể hiện thái độ
quá trinh con người tự đãng, hoạt bát.. của cá nhân trước các tác
điều khiến và điều - Ý chí: Nỗ lực, quyết nhân kích thích.
chỉnh ý nghĩ, hành v1 tâm
của minh nhăm đạt
được mục đích. Nó sẽ
có tác động kích thích
hoặc kìm hãm hoạt
động của con người.

5. Hãy liệt kê các chức năng của hiện tượng tâm lý


• Chức năng định hướng
• Chức năng động lực
• Chức năng điều khiển
• Chức năng điều chỉnh
Phần 2: Cơ sở tự nhiên và xã hội của các hiện tượng tâm lý
1. Phản xạ có điều kiện là gì?
- Phản xạ là những phản ứng tất yếu hợp quy luật của cơ thể với tác nhân
kích thích bên ngoài hoặc bên trong cơ thể, phản ứng được thực hiện nhờ
một phần nhất định của hệ thần kinh trung ương.
- Phân loại phản xạ: phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện
2. Hãy mô tả quy luật hoạt động của hoạt động thần kinh cấp cao
• Quy luật chuyền từ hưng phấn sang ức chế.
+ Ở vỏ não, bất kì kích thích nào tác động với cường độ đều đều,
không thay đổi trong một thời gian dài, nếu kích thích ấy không đi
kèm với những kích thích khác thì nhất định sẽ dẫn đếntrạng thái
buồn ngủ và ngủ.
+ Ý nghĩa: Bảo vệ tổ chức thần kinh, tránh sự mệt mỏi do thời gian
kéo dài hay với cường độ tác động không thay đổi.
• Quy luật lan toa và tập trung:
+ Hưng phấn hay ức chế nảy sinh ở một điểm trong hệ thần kinh, từ
điểm đó tỏa sang các điểm khác của hệ thần kinh. Như vậy là hưng
phấn và ức chế lan tỏa. Sau đó, hai quá trình ấy thu hồi về một nơi
nhất định nào đó, như vậy là hưng phấn và ức chế tập trung.
Ví dụ: Khi chúng ta nhận giấy báo đỗ đại học thì ta nhảy cẫng lên, nói
cho những người
khác nhưng sau 1 thời gian thì bản thân cảm thấy bình tĩnh hơn. ( Hưng
phấn lan tỏa).
- Ý nghĩa của quy luật:
+ Hiện tượng tập trung có tác dụng bảo vệ não, tránh sự căng thẳng.
+ Hiện tượng lan toả hưng phấn có tác dụng huy động các bộ phận trong
cơ thể tham gia vào
phản ứng để tăng độ mạnh (hiệu quả) của phản ứng.
• Quy luật cảm ứng qua lại.
⁃ Hưng phấn nảy sinh ở một điểm trong hệ thần kinh có thể tạo ra ức
chế ở các điểm lân cận hay ngược lại, ức chế nảy sinh ở một điểm
có thể tạo ra hưng phấn ở các điểm lân cận. Hiện tượng này có thể
xảy ra đồng thời hoặc nối tiếp.
Ví dụ: Khi tập trung đọc sách thì không nghe thấy tiếng ồn ào xung
quanh (cảm ứng đồng thời) .Khi học sinh ngồi học, các trung khu vận
động ít nhiều giảm bớt hoạt dộng; khi giải lao, học sinh thích hoạt động
tay chân (cảm ứng nối tiếp).
- Tính chất của quy luật cảm ứng: Hiện tượng cảm ứng xảy ra khi quá
trình hưng phấn phát sinh mạnh. Nếu khi nào quá trình hưng phấn mất
độ tập trung và trở nên khuếch tán thì hiện tượng cảm ứng mất đi.
• Quy luật hoạt động có hệ thống:
- Hoạt động định hình: Là một hoạt động phản xạ có điều kiện kế tiếp
nhau theo một trình tự nhất định đã lặp đi lặp lại nhiều lần => Cơ chế
sinh lý của sự hình thành thói quen, kỹ năng, kỹ xảo.
– Ý nghĩa: Giúp con người tiết kiệm năng lượng và phản ứng linh hoạt,
chính xác với môi trường xung quanh.
- Tốc độ hình thành và chất lượng hoạt động của hoạt động định hình
phụ thuộc các yếu tố sau:
+ Lứa tuổi: trẻ con dễ hình thành nhưng dễ mất đi. Người già khó hình
thành nhưng khó mất đi.
+ Loại hình thần kinh: Kiểu hệ thần kinh linh hoạt thì dễ hình thành và
dễ mất đi. Kiểu hệ thần kinh có quá trình ức chế mạnh hơn hưng phấn thì
khó hình thành và khó mất đi.
+ Các đặc điểm tâm lý cá nhân khác: ý chí, tình cảm, động cơ…
• Quy luật phụ thuộc vào cường độ tác nhân kích thích.
- Trong trạng thái tỉnh táo, khỏe mạnh bình thường của vỏ não, cường độ
phản xạ tỉ lệ thuận với cường độ vật lý của kích thích.
VD: Khi một âm thanh có cường độ lớn tác động thì chúng ta sẽ giật
mình rất mạnh. Còn âm thanh nhỏ không khiến ta giật mình.
- Tuy nhiên, quy luật này ở con người chỉ mang tính chất tương đối
(phản xạ của con người chịu ảnh hưởng của ý thức và ngôn ngữ; ảnh
hưởng của ngưỡng cảm giác, tình trạng sức khỏe…)
VD: Có lời nói nhỏ nhẹ nhưng khiến ta rất tức giận.

3. Ý thức là gì? Hãy liệt kê các thành phần trong cấu trúc của ý thức?
⁃ Kn: Ý thức theo tâm lý học được định nghĩa là hình thức phản
ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở con người. Ý thức là sự phản ánh
bằng ngôn ngữ những gì con người đã tiếp thu trong quá trình
quan hệ qua lại với thế giới khách quan.
⁃ Các thành phần trong cấu trúc của ý thức:

+ Mặt nhận thức.


+ Mặt hành động.

+ Mặt thái độ.

+ Mặt năng động.

+ Mặt sáng tạo.

Phần 3: Quá trình nhận thức


• Khái niệm cảm giác là gì? Hãy liệt kê các quy luật của cảm giác
- Cảm giác là những trạng thái tinh thần hoặc trạng thái cảm xúc mà
chúng ta trải qua dựa trên tác động của môi trường hoặc sự thay đổi
trong nội tâm.
- Các quy luật:
+ quy luật về tính nhạy cảm và ngưỡng cảm giác
+ quy luật về tính thích ứng của cảm giác
+ quy luật về sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác.
• Khái niệm tri giác? Hãy liệt kê các quy luật của tri giác

- Tri giác, trong ngữ cảnh này, đề cập đến khả năng cảm nhận thông
qua các giác quan như thị giác, thính giác, vị giác, xúc giác và khứu
giác.
- Các quy luật:
+ tính đối tượng
+ tính ổn định
+ tính lực chọn
+ tính có ý nghĩa
+ quy luật tổng giác
+ ảo giác
• Ngôn ngữ là gì? Trình bày chức năng của ngôn ngữ. Phân loại
ngôn ngữ
- Ngôn ngữ là hệ thống giao tiếp được sử dụng bởi con người để
truyền đạt ý nghĩa, ý kiến và thông tin cho nhau. Ngôn ngữ có thể
bao gồm cả ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết và các biểu hiện khác như
ngôn ngữ cử chỉ và ngôn ngữ hình thức.
- Chức năng :
+ Chức năng chỉ nghĩa: Chỉ nghĩa là quá trình dùng một từ, một câu
đều chỉ một nghĩa nào đó, tức là quá trình gắn từ đó, câu đó với
một sự vật, hiện tượng (ví dụ từ "cái bút" chỉ một vật dùng để viết,
vẽ...).
+ Chức năng thông báo: Mỗi quá trình ngôn ngữ đều chứa đựng một
nội dung thông tin, sự biểu cảm dùng để truyền đạt từ người này tới
người kia, hay tự mình nói với bản thân mình bằng ngôn ngữ thầm.
+ Chức năng điều khiển, điều chỉnh: Con người trong quá trình giao
tiếp nhận được thông tin từ người khác và cũng phát ra thông tin
cho người khác. Nhận được thông tin ấy, con người thường kịp thời
điều chỉnh hành vi, hoạt động của mình cho phù hợp với nội dung
thông tin đó và hoạt động của bản thân. Đồng thời ngôn ngữ có
chức năng thiết lập và giải quyết các nhiệm vụ của hoạt động (trong
đó có hoạt động trí tuệ). Nó bao gồm việc kế hoạch hóa hoạt động,
thực hiện hoạt động và đối chiếu kết quả hoạt động với mục đích đã
đề ra. Trong ba chức năng của ngôn ngữ nêu trên, chức năng thông
báo là chức năng cơ bản nhất. Chỉ trong quá trình giao tiếp con
người mới thu nhận được các tri thức, do đó một điều chỉnh được
hành vi của mình cho thích hợp với hoàn cảnh sống. Còn chức năng
chỉ nghĩa là điều kiện để thực hiện hai chức năng trên.
- Phân loại:
+ Ngôn ngữ bên ngoài:Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
+ Ngôn ngữ bên trong
• Trí nhớ là gì? Trình bày các loại trí nhớ và quá trình cơ bản của
trí nhớ
- Trí nhớ là quá trình tâm lý liên quan đến việc mã hóa, lưu trữ, và
truy xuất thông tin khi cần thiết
⁃ Các loại trí nhớ: Có 3 loại:
- Trí nhớ giác quan
Những thứ chúng ta nhìn thấy thường sẽ được lưu giữ trong khoảng từ
nửa giây đến 2 giây. Những thứ chúng ta nghe thấy có thể tồn tại đến 4
giây
- Trí nhớ ngắn hạn
+ Là vùng lưu trữ thông tin tạm thời.
+ Chỉ có thể lưu giữ một lượng nhỏ thông tin (khoảng 4 đến 7 mục)
trong vài giây đến 1 phút.
- Trí nhớ dài hạn
+ Ký ức được củng cố và lưu trữ trong thời gian dài.
+ Có khả năng lưu trữ một lượng thông tin gần như không giới hạn.
+ Lưu trữ và truy xuất bằng sự liên kết, dựa trên các yếu tố kích hoạt
cảm xúc hoặc thể chất xuất hiện khi ký ức dài hạn được làm ra
- Quá trình cơ bản của trí nhớ:

· Bộ điều hành trung tâm:


- Quyết định thông tin nào được tham gia và những phần nào của trí nhớ
làm việc để gửi thông tin đó xử lý.
- Cho phép hệ thống trí nhớ làm việc tham gia một cách chọn lọc vào
một số kích thích và bỏ qua những kích thích khác
· Vòng lặp âm vị
- Kho âm vị được liên kết với “tri giác lời nói” hoạt động như một “tai
trong” và lưu giữ thông tin ở dạng lời nói
- Quá trình kiểm soát phát âm hoạt động như một “lời nói bên trong” để
luyện tập thông tin từ kho âm vị trong các vòng lặp.
· Bộ phác họa không gian trực quan
- Giúp chúng ta theo dõi vị trí của chúng ta trong mối liên quan với các
đối tượng khác.
- Hiển thị và xử lý thông tin hình ảnh và không gian được lưu giữ trong
trí nhớ dài hạn.
-
Phần 4. Đời sống tình cảm và nhân cách
1. Khái niệm tình cảm, xúc cảm? Trình bày đặc điểm và quy luật tình
cảm
⁃ Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với
sự vật ,hiện tượng có liên quan đến nhu cầu và động cơ của họ.
⁃ Xúc cảm là thái độ và những rung động của một con người đối với
một người khác, hoặc một sự kiện, hiện tượng nào đó bất kỳ trong
cuộc sống
⁃ Đặc điểm của tình cảm:
+ + tính nhận thức: tình cảm được nảy sinh trên cơ sở những xúc cảm
của con người trong quá trình nhận thức đối tượng. Ba yếu tố nhận
thức, rung động và phản ứng cảm xúc làm nảy sinh tình cảm. Trong
đó, nhận thức được xem là “cái lý” của tình cảm, làm cho tình cảm
có tính đối tượng xác định
+ + tính xã hội: tình cảm chỉ có ở con người, mang tính xã hội và
được hình thành trong môi trường xã hội chứ không phải là những
phản ứng sinh lý đơn thuần.
+ + tính ổn định: nếu xúc cảm là nhất thời, có tính tình huống, thì tình
cảm là những thái độ ổn định của con người đối với hiện thực xung
quanh và đối với bản thân. Chính vì vậy mà tình cảm là một thuộc
tính tâm lý, một đặc trưng quan trọng của nhân cách con người.
+ + tính chân thực: được thể hiện ở chỗ, tình cảm phản ánh chính xác
nội tâm thực của con người ,ngay cả khi con người cố ngụy trang
bằng những “động tác giả”
+ + tính đối cực ( hai mặt ): gắn liền với sự thỏa mãn nhu cầu của con
người. Trong một số hoàn cảnh nhất định, nhu cầu đó có thể được
thỏa mãn họ không - do đó tình cảm của con người được phát triển
và mang tính đối cực: yêu - ghét; vui -buồn; tích cực - tiêu cực,…
⁃ Quy luật tình cảm:
+ Quy luật thích ứng: khi một tình cảm nào đó được lập đi lập lại nhiều
lần một cách đơn điệu thì đến một lúc nào đó nó sẽ trở nên chai sạn
+ Quy luật cảm ứng ( tương phản): trong quá trình hình thành hoặc biểu
hiện tình cảm, sự xuất hiện hay suy yếu của một tình cảm này có thể
làm tăng hoặc giảm một tình cảm khác xảy ra đồng thời hoặc nối tiếp

+ Quy luật pha trộn: trong cuộc sống tâm lý của mỗi cá nhân, nhiều khi
hai tình cảm đối cực nhau xảy ra cùng một lúc, nhưng không loại trừ
nhau mà ngược lại còn pha trộn vào nhau
+ Quy luật di chuyển: tình cảm của con người có thể di chuyển từ đối
tượng này sang đối tượng khác
+ Quy luật lây lan: tình cảm của con người có thể chuyển, lây từ người
này sang người khác. Nên tảng của quy luật này chính là tính xã hội
trong tình cảm của con người. Tuy nhiên, việc lây lan tình cảm từ chủ
thể này sang chủ thể khác không phải là con đường chủ yếu để hình
thành tình cảm
+ Quy luật về sự hình thành tình cảm: xúc cảm là cơ sở của tình cảm.
Tình cảm được hình thành do quá trình tổng hợp hóa, động hình hóa,
khái quát hóa những xúc cảm đồng loại (Cùng một phạm trù, một
phạm vi đối tượng )… Tình cảm được xây dựng từ những xúc cảm,
nhưng khi đã được hình thành thì tình cảm lại thể hiện qua các xúc
cảm đa dạng và chi phối các xúc cảm

6. Khái niệm ý chí? Trình bày những phẩm chất của ý chí
- K/n: Ý chí là mặt năng động của Ý thức, biểu hiện ở năng lực thực
hiện những hành động có mục đích, đòi hỏi phải có nỗ lực khắc
phục khó khăn bên ngoài và bên trong
⁃ Những phẩm chất của ý chí:
+ Tính mục đích: là phẩm chất quan trọng của ý chí, đó là kỹ năng
của con người biết đề ra cho hoạt động và mục đích cuộc sống của
mình . Biết điều khiển hành vi của mình ,phục tùng các mục đích -
nhưng tính mục đích của người phụ thuộc lớn vào thế giới quan và
những nguyên tắc đạo đức của người đó-Tính mục đích còn mang
tính giai cấp. Vì vậy mà khi xem xét tính mục đích không phải xem
xét ở góc độ hình thức mà phải xem xét ở mặt nội dung
+ Tính độc lập:Đó là năng lực quyết định và thực hiện hành động đã
dự định mà không chịu ảnh hưởng của người khác. Tính độc lập thể
hiện ở chỗ con người có thể từ bỏ ý kiến của mình để phục từng
người khác (nhưng là ý kiến đúng).Điều đáng chú ý là tính độc lập
ở đây không giống với tính bướng bỉnh, tính bảo thủ, nghĩa là bất
luận ý kiến của người khác đúng hay sai họ đều phủ định giữ
nguyên ý kiến của mình. Tính độc lập - không có nghĩa là không
phục tùng ý kiến của người khác, của tập thể. Song cũng không có
nghĩa là phải "a dua", "gió chiều nào theo chiều đó" hay bắt chước
một cách không có ý thức.Tính độc lập giúp cho con người hình
thành được niềm tin vào sức mạnh của mình.
+ Tính quyết đoán:Là khả năng đưa ra được những quyết định kịp
thời, không dao động, không phụ thuộc vào người khác.Tính quyết
đoán không phải thể hiện ở hành động thiếu suy nghĩ, mà là những
hành động có cân nhắc, có căn cứ. Con người có tính quyết đoán là
có niềm tin vào sự thành công, vào sự đúng đắn của những suy nghĩ
của mình.Tiền đề của tính quyết đoán là tính dũng cảm, nghĩa là sự
nhút nhát, mềm yếu thì không thể có được tính quyết đoán. Người
có tính quyết đoán luôn luôn có hành động dứt khóát, nhanh, đúng
lúc, không dao động. Ngược lại người không có tính quyết đoán
thường hay do dự, dao động và hành động không đúng lúc, không
kịp thời và hay hoài nghi.
+ Tính bền bỉ: Phẩm chất này được biểu hiện ở kĩ năng vượt khó
khăn để đạt mục đích không tính thời gian ngắn hay dài miễn đạt
mục đích đặt ra. Không bao giờ cảm thấy mệt mỏi, chán nản,
những khó khăn không làm họ nhụt chí mà còn làm tăng nghị lực
để vượt qua khó khăn. Phẩm chất bền bỉ rất cần đối với người làm
công tác giáo dục. Song chúng ta cũng cần phân biệt người có tình
bên bỉ, dẻo đai khác với người có tính lì lợm, bướng bình, kém ý
chí.Tính bướng bỉnh ở học sinh được biểu hiện rõ nhất là thái độ
phản ứng của các em đối với người lớn khi có thái độ thiếu tế nhị
hoặc ở tính đỏng đảnh của đứa trẻ được gia đình nuông chiều, từ đó
các em quan niệm sai về phẩm chất này, các em đánh giá tính
bướng bỉnh, nũng nịu, đỏng đảnh là thể hiện tính cứng rắn, tính độc
lập, không dao động.
+ Tính tự chủ:Là khả nặng làm chủ bản thân, duy trì được sự kiềm
soát các hành vi của bản thân: như chiến thắng với những thúc đẩy
không mong muốn, không lành mạnh, tính tự chủ là khả năng kiểm
soát, làm chủ được những xúc động, cảm xúc (sợ hãi, giận dữ) xảy
ra không đúng lúc, không cần thiết của mỗi người.Tính tự chủ giúp
con người khăc phục được tính cục căn cũng như các trạng thái tâm
lí khác (buồn chán, hoang mang, dao động, hoài nghi...), những
trạng thái tâm lí này thường nảy sinh trong công tác, trong quan hệ
với đồng nghiệp, trong quan hệ giữa cá nhân với cá nhân.Tính tự
chủ của con người được hiểu là sự kiềm chế những cảm xúc, xúc
động trong tình cảm.Khi kiềm chế những cảm xúc đó người ta gắn
liền nó với những phản ứng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.Sở dĩ có
những cách hiểu bó hẹp như vậy vì phẩm chất ý chí này thường
biểu hiện rõ nhất trong phạm vi điều khiển, điều chỉnh các cảm xúc
- thực ra nó còn có khả năng điều khiến, điều chinh hành vi con
người trong giao tiếp
7. Hành động ý chí là gì? Cấu trúc của hành động ý chí
• K/n: Hành động ý chí là hành động có Ý thức, có chủ tâm, đòi
hỏi sự nỗ lực khắc phục khó khăn, thực hiện đến cùng mục đích
đã đề ra.
• Cấu trúc của hành động ý chí:Một hành động ý chí điển hình
thường có ba giai đoạn sau đây:
⁃ -Giai đoạn chuẩn bị : Đây là giai đoạn hành động trí tuệ, giai đoạn
suy nghĩ, cân nhắc các khả năng khác nhau. Giai đoạn này gồm các
khâu:
+ +Xác định mục đích, hình thành động cơ: trong giai đoạn này con
người ý thức một cách rõ ràng mục đích của mình, đấu tranh động
cơ để chọn lấy một mục đích, động cơ nổi bật. Việc đấu tranh động
cơ còn được diễn ra trong suốt quá trình hoạt động.
+ +Lập kế hành động để đạt được mục đích với những phương tiện,
biện pháp cụ thể.
+ + Quyết định hành động.
⁃ -Giai đoạn thực hiện hành động. Việc chuyển từ quyết định hành
động đến việc thực hiện hành động là sự thay đổi về chất, vì đó là
sự chuyển biến từ ý thức, nguyện vọng thành hiện thực. Sự thực
hiện quyết định có thể diễn ra dưới hai hình thức:
+ +Hình thức hành đông hên ngoài
+ + Hình thức hành động bên ngoài.
+ +Hành động ý chí bên trong (hay kìm hãm các hành động bên
ngoài).
Trong quá trình thực hiện hành động có thể gặp những khó khăn trở
ngại, đòi hỏi phải nỗ lực ý chí vượt qua, nhằm thực hiện đến cùng
mục đích đã định. Có hai loại khó khăn trở ngại: khó khăn, trở ngại
bên trong (chủ quan) và khó khăn, trở ngại bên ngoài (khách quan)
.Ý chí thể hiện tập trung và rõ ràng khi nó khắc phục khó khăn, đat
mục đích đề ra bằng nỗ lực của bản thân.
⁃ -Giai đoạn đánh giá kết quả của hành động. Trong quá trình hành
động con người luôn luôn đối chiếu đánh giá kết quả với mục đích
đề ra. Khi kết quả phù hợp với mục đích thì hành động kết thúc,
con người cảm thấy thỏa mãn, hài lòng hoặc chưa thỏa mãn, hài
lòng. Sự đánh giá kết quả hành động có thể trở thành sự kích thích
và động cơ đối với hành động tiếp theo, giúp con người có những
cố gắng mới để có những thành công mới.
=>Kết luận:
+ +Ba giai đoạn trên có liên quan mật thiết với nhau, tiếp nối nhau và
bổ sung cho nhau.
+ + Muốn có hành động ý chí thì phải có động lực và nguồn tạo nên
động lực đó là ý chí.
+ +Muốn có kết quả hành động ý chí tốt thì phải có mục đích và phải
xác định được mục dích hành động đồng thời phải biết lập kế hoạch
để biết mình cần phải làm những gì.
+ +Hãy biết chấp nhận khó khăn như một tất yếu trên con đường
thành công.
+ + Sau khi hành động thì hãy so sánh kết quả mình vừa đạt được với
mục tiêu ban đầu mình đã đặt ra để rút ra kinh nghiệm.
2. Hành động tự động hóa là gì? Liệt kê các loại hành động tự động
hóa
⁃ Kn: hành động tự động hóa vốn là hành động có Ý thức, có ý chí
nhưng do lập đi lập lại nhiều lần, hoặc do luyện tập mà nó trở thành tự
động hóa, không cần có sự kiểm soát trực tiếp của Ý thức.
⁃ Các loại hành động tự động hóa
+ Kỹ xảo: là loại hành động tự động hóa một cách có Ý thức (nhờ tập
luyện)
+ Thói quen: là loại hành động tự động hóa ổn định đã trở thành nhu cầu
của con người
3. Nhân cách là gì? Trình bày các thuộc tính của nhân cách
⁃ Kn: nhân cách là đối tượng nghiên cứu của nhiều khoa học (triết học,
xã hội học, đạo đức học, thẩm mỹ học, văn hóa giáo dục học, tâm lý
học,…) việc nghiên cứu nhân cách là một vấn đề trọng tâm của tâm lý
học
⁃ Thuộc tính tâm lý của nhân cách
+ Năng lực: là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của các nhân cách, phù hợp
với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt
động đó có kết quả. Người ta thường chia năng lượng thành ba mức
độ khác nhau: năng lực, tài năng và thiên tài
+ Tính cách: nét tính cách là một thuộc tính tâm lý nói lên thái độ đặc
trưng của cá nhân đối với từng mặt, từng khía cạnh, từng lĩnh vực của
hiện thực, được biểu hiện bằng các hành vi xử sự tương ứng quen
thuộc của cá nhân. Mỗi nét tính cách là một thuộc tính tâm lý cá nhân.
Tổng hợp nhiều nét tính cách tạo thành tính cách cá nhân. Giữa các cá
nhân có sự khác nhau về tính cách chủ yếu là do sự khác biệt về các
tính chất như tính ổn định và bền vững, tính phức tạp và thống nhất,
tính xã hội lịch sử quy định.
+ Xu hướng và phương hướng rèn luyện: là ý định hướng tới những
mục tiêu có nhiều ý nghĩa đối với đời sống cá nhân, là hướng hoạt
động chủ yếu nhằm vươn tới mục tiêu đó trong thời gian tương đối
dài. Xu hướng có những mặt biểu hiện như nhu cầu, hứng thú, thế giới
quan và lý tưởng.

You might also like