You are on page 1of 7

1.

Hệ thống hóa kiến thức bài tình cảm, ý chí và hành động ý chí
a) Tình cảm
- Khái niệm:
+ Tình cảm là những thái độ cảm xúc ổn định của con người đối với những sự vật, hiện tượng
của hiện thực khách quan, phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên hệ với nhu cầu và động cơ
của họ. Tình cảm là sản phẩm cao cấp của sự phát triển các quá trình xúc cảm trong những điều
kiện xã hội.
+ Phản ánh tâm lý trong tình cảm là một dạng phản ánh tâm lý mới - phản ánh cảm xúc.
+ So sánh tình cảm và nhận thức:
 Giống nhau: Đều phản ánh hiện thực khách quan, đều mang tính chủ thể và có bản chất
xã hội - lịch sử.
 Khác nhau:
Tình cảm Nhận thức
Đối tượng phản ánh là mối quan hệ giữa Đối tượng phản ánh là bản thân sự vật,
sự vật, hiện tượng với nhu cầu và động cơ hiện tượng trong hiện thực khách quan
của con người
Phạm vi phản ánh hẹp Phạm vi phản ánh rộng
Phản ánh hiện thực khách quan dưới hình Phản ánh hiện thực khách quan dưới hình
thức những rung cảm, trải nghiệm của chủ thức những cảm giác thành phần, hình ảnh
thể (cảm giác, tri giác), những biểu tượng (trí
nhớ, tưởng tượng), khái niệm (tư duy)
Mức độ biểu hiện tính chủ thể đậm nét Mức độ biểu hiện tính chủ thể mờ nhạt
Quá trình hình thành xuất hiện muộn, hình Quá trình hình thành xuất hiện sớm theo
thành lâu dài theo quy luật hình thành tình quy luật hình thành nhận thức
cảm
- Vai trò:
+ Xúc cảm và tình cảm có vai trò to lớn trong đời sống của con người cả về mặt sinh lý lẫn tâm
lý.
+ Xúc cảm, tình cảm thúc đẩy con người hoạt động, giúp con người khắc phục những khó khăn,
trở ngại gặp phải trong quá trình hoạt động. Sự thành công của công việc nào phần lớn cũng đều
phụ thuộc vào thái độ của con người đối với công việc đó.
+ Đối với nhận thức, tình cảm là nguồn động lực mạnh mẽ kích thích con người tìm tòi chân lý.
+ Đối với hành động, tình cảm có vai trò điều chỉnh, hành vi hoạt động của con người.
+ Tình cảm có mối quan hệ và chi phối toàn bộ các thuộc tính tâm lý của nhân cách.
+ Trong công tác giáo dục, tình cảm giữ một vị trí vô cùng quan trọng: nó vừa là điều kiện, vừa
là phương tiện, vừa là nội dung của giáo dục nhân cách.
- Đặc điểm của tình cảm:
+ Tính nhận thức:
Nhận thức đc sự vật hiện tượng gây ra tình cảm cho chúng ta. Trước khi bày tỏ tình cảm với sự
vật hiện tượng ta sẽ nhận thức được sự vật hiện tượng đó như thế nào.
+ Tính xã hội:
Tình cảm của con người mang tính xã hội, thực hiện chức năng xã hội và được hình thành trong
môi trường xã hội vì tình cảm của con người nảy sinh trong quá trình cải tạo tự nhiên bằng lao
động xã hội và giao tiếp giữa con người với con người.
+ Tính ổn định:
Tình cảm là những thái độ ổn định của con người đối với hiện thực xung quanh và đối với bản
thân được xem là ổn định hơn so với xúc cảm. Do vậy, tình cảm được coi là thuộc tính tâm lý,
một đặc trưng của nhân cách con người.
+ Tính chân thực:
Tình cảm phản ánh chính xác nội tâm thực của con người, ngay cả khi con người cố tình che dấu
chúng bằng những hành vi đánh lạc hướng bên ngoài. Ví dụ: cố gắng tỏ thái độ vui vẻ, hào hứng
trước mặt mọi người, nhưng bên trong buồn chán đến độ không muốn làm gì.
+ Tính đối cực:
Tình cảm phản ảnh sự vật hiện tượng trong mối quan hệ nhu cầu và động cơ nên khi được thỏa
mãn sẽ biểu hiện sự tích cực nhưng khi không được thỏa mãn sẽ bày tỏ sự tiêu cực. Làm cho đời
sống tình cảm của con người trở nên phong phú, nếu không có tính chất này thì đời sống con
người vô cùng tẻ nhạt
- Các mức độ của đời sống tình cảm:
+ Mức độ 1: Màu sắc xúc cảm của cảm giác
Là một sắc thái cảm xúc đi kèm theo quá trình cảm giác nào đó. Ví dụ như mùa hè với cảm giác
về màu xanh (xanh lá cây, xanh da trời) gây cho ta cảm xúc khoan khoái, nhẹ nhõm, dễ chịu.
+ Mức độ 2: Xúc cảm
Là sự thể nghiệm trực tiếp của một tình cảm nào đó. Là những rung cảm xảy ra nhanh chóng, nó
mang tính chất khái quát hơn và được chủ thể ý thức rõ rệt hơn so với màu sắc xúc cảm.
Được chia thành 2 loại:
 Xúc động: có cường độ rất mạnh, xảy ra trong một thời gian ngắn và khi xảy ra thì con
người thường không làm chủ được bản thân, không ý thức được hậu quả hành động của
mình.
 Tâm trạng: có cường độ vừa phải hoặc tương đối yếu được tồn tại trong khoảng thời gian
tương đối lâu dài. Con người không ý thức được nguyên nhân gây ra nó.
+ Mức độ 3: Tình cảm
Tình cảm là thái độ ổn định của con người đối với hiện thực xung quanh và đối với bản thân và
là thuộc tính ổn định của nhân cách. So với các mức độ trên, tình cảm có tính khát quát hơn, ổn
định hơn và được chủ thể chú ý 1 cách rõ rang hơn.
Say mê – là một loại tình cảm đặc biệt. Nó có cường độ rất mạnh, thời gian tồn tại lâu dài và
được chủ thể ý thức rõ rang
- Các quy luật của đời sống tình cảm:
+ Quy luật lây lan: Tình cảm của người này có thể lây lan sang người kia, một cách tự nhiên. Lây
lan được là do tính xã hội và tính hoảng loạn
+ Quy luật thích ứng: Một xúc cảm, tình cảm nào đó được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ dần chai sạn
và chuyển lên thích ứng.
+ Quy luật tương phản: Trong đời sống tình cảm, sẽ có sự tác động qua lại những cảm xúc âm
tính và dương tính.
+ Quy luật di chuyển: là cảm xúc của con người có thể di chuyển từ đối tượng này sang đối
tượng khác. Ví dụ: Giận cá chém thớt.
+ Quy luật pha trộn: Sự kết hợp màu sắc âm tính và dương tính trong con người ta. Âm tính
làđiều kiện để nảy sinh dương tính.
+ Quy luật về sự hình thành tình cảm: Tình cảm được hình thành từ xúc cảm, do các xúc cảm
cùng loại được tổng hợp hóa, động hình hóa và khái quát hóa mà thành (A.G. Côvaliôp). Tình
cảm được hình thành là dương tính hay âm tính tùy thuộc vào tần số những xúc cảm làm tiền đề
cho nó.
b) Ý chí
- Khái niệm: Ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành động
có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn.
- Đặc điểm:
+ Ý chí được xem là một thuộc tính, một phẩm chất của nhân cách
+ Là hiện tượng tâm lý, ý chí cũng phản ánh hiện thực khách quan thông qua não bộ, phản ánh
các mục đích của hành động
+ Ý chí được xem là mặt năng động của ý thức
+ Ý chí thể hiện năng lực kiểm soát, điều chỉnh hành vi một cách có ý thức nảy sinh trong hoạt
động lao động. Vì vậy nó cũng là cái riêng có của loài người.
+ Ý chí của con người được hình thành và biến đổi thùy theo những điều kiện xã hội – lịch sử,
tùy theo những điều kiện vật chất của đời sống xã hội.

- Các phẩm chất cơ bản của ý chí:


+ Tính mục đích:
Tính mục đích là phẩm chất rất quan trọng của ý chí, giúp con người điều chỉnh hành vi hướng
vào mục đích tự giác. Phụ thuộc vào thế giới quan, nội dung đạo đức và nhân sinh quan của họ.
+ Tính độc lập:
Tính độc lập là phẩm chất ý chí cho phép con người có khả năng quyết định và thực hiện hành
động theo những quan điểm và niềm tin của mình, mà không bị chi phối bởi những tác động bên
ngoài. Tuy nhiên, tính độc lập của ý chí không đồng nghĩa với sự bảo thủ, bướng bỉnh, từ chối
mọi sự ảnh hưởng tích cực từ bên ngoài.
+ Tính quyết đoán:
Tính quyết đoán của ý chí là khả năng đưa ra những quyết định kịp thời, dứt khoát trên cơ sở tính
toán, cân nhắc kĩ càng, chắc chắn. Tính quyết đoán của con người có tiền đề là trình độ trí tuệ và
sự dũng cảm của họ.
+ Tính bền bỉ (kiên trì):
Tính bền bỉ (kiên trì) là phẩm chất của ý chí, được thể hiện ở sự khắc phục khó khăn, trở ngại do
khách quan hoặc chủ quan gây ra để đạt đạt được mục đích đã được xác định, cho dù phải mất
nhiều thời gian.
+ Tính tự chủ:
Tính tự chủ là khả năng và thói quen kiểm soát hành vi, làm chủ được bản thân, kìm hãm những
hành vi không cần thiết hoặc có hại trong những tình huống cụ thể.
c) Hành động ý chí
- Khái niệm: Hành động ý chí là hành động có ý thức, có chủ tâm, đòi hỏi sự nỗ lực khắc phục
khó khăn, thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra, và luôn được điều chỉnh bởi ý chí.
- Đặc điểm:
+ Hành động ý chí chỉ xuất hiện khi gặp khó khăn, trở ngại, do vậy ý chí là sự phản ánh hiện
thực khách quan.
+ Hành động ý chí có mục đích đề ra từ trước một cách có ý thức.
+ Có sự lựa chọn phương tiện, biện pháp để thực hiện mục đích.
+ Có sự theo dõi, kiểm tra, điều khiển và điều chỉnh, sự nỗ lực để khắc phục những khó khăn trở
ngại bên trong và bên ngoài trong quá trình thực hiện mục đích.
- Phân loại:
+ Hành động ý chí giản đơn: đó là những hành động có mục đích rõ ràng, nhưng hai đặc tính sau
không thể hiện đầy đủ hoặc không có. Hành động này còn được gọi là hành động có chủ định
hay hành động tự ý.
+ Hành động ý chí cấp bách: đó là những hành động xẩy ra trong một thời gian rất ngắn ngủi, đòi
hỏi phải có sự quyết định và thực hiện quyết định trong chớp nhoáng. Trong hành động này, các
đặc tính trên hòa nhập vào nhau, không phân biệt rõ ràng.
+ Hành động ý chí phức tạp: là loại hành động ý chí điển hình, trong đó cả ba đặc tính trên được
thể hiện một cách đầy đủ rõ ràng đồng thời bộc lộ đầy đủ ý chí của chủ thể.
- Cấu trúc của hành động ý chí:
+ Giai đoạn chuẩn bị:
 Đây là giai đoạn hành động trí tuệ, là giai đoạn suy nghĩ cân nhắc các khả năng khác
nhau. Giai đoạn này bao gồm các khâu: Đặt ra và ý thức rõ ràng mục đích của hành động
(xác định mục đích, hình thành động cơ). Nhiều nhu cầu khác nhau  nhiều mục đích
khác nhau  đấu tranh bản thân  đấu tranh động cơ.
 Lập kế hoạch và lựa chọn phương pháp, phương tiện hành động. Lựa chọn những phương
pháp phù hợp.
 Quyết định hành động. Căng thẳng trong quá trình đấu tranh bản thân, đấu tranh động cơ
giảm xuống. Quyết định phù hợp với nguyện vọng đem lại các cảm giác thỏa mãn: nhẹ
nhõm, hài lòng, vui sướng,…
+ Giai đoạn thực hiện:
Việc thực hiện hành động có thể có hai hình thức: hành động bên ngoài và kìm hãm các hành
động bên ngoài (còn gọi là hành động ý chí bên ngoài và hành động ý chí bên trong).
+ Giai đoạn đánh giá kết quả hành động:
Sự đánh giá này được biểu hiện trong những phán đoán thể hiện tán thành, biện hộ hoặc lên án
sự quyết định đã chọn và hành động đã thực hiện.
2. Vận dụng các quy luật của đời sống tình cảm trong cuộc sống, hoạt động nghề nghiệp
- Quy luật lây lan:
+ Trong giáo dục:
 Giáo viên luôn vui vẻ và tạo bầu không khí thoải mái
 Xây dựng tấm gương tốt để học sinh học tập và noi theo
 Xây dựng tập thể hòa đồng,đoàn kết để tạo không khí vui vẻ, đoàn kết
+ Trong đời sống:
 Nên lắng nghe để thấu hiểu và đồng cảm với người khác, đặt mình vào tâm trạng của
người khác.
 Tích cực tiếp xúc với những người đang vui, hạnh phúc để họ lan truyền cảm xúc cho
mình.
- Quy luật thích ứng:
+ Biết trân trọng những gì mình đã có
+ Luôn năng động, sáng tạo, học hỏi và làm mới bản thân
+ Trong đời sống hằng ngày quy luật này đước ứng dụng như phương pháp “lấy độc trị độc”
- Quy luật di chuyển:
+ Kiềm chế cảm xúc và tránh hiện tượng “vơ đũa cả nắm”.
+ Tránh thiên vị trong đánh giá “yêu tốt ghét xấu”
+ Nhận định và đánh giá vấn đề 1 cách khách quan
- Quy luật tương phản:
+ Trong nghệ thuật, quy luật này là cơ sở để xây dựng các tình tiết gây cấn,đẩy cao mâu thuẫn.
Ví dụ: Càng yêu mến nhân vật Bạch Tuyết hiền lành thì càng ghét mụ hoàng hậu độc ác.
+ Trong giáo dục:
 Vận dụng các quy luật tương phản để nêu gương hay trách phạt học sinh
 Cần có cái nhìn khách quan, lý tính và công bằng hơn trong nhìn nhận và đánh giá học
sinh
 Giáo viên cần xây dựng thang điểm chuẩn để chấm bài
- Quy luật pha trộn:
+ Trong cuộc sống mọi người cần phải biết quy luật này để thông cảm, điều khiển, điều chỉnh
hành vi của mình.
- Quy luật hình thành tình cảm:
+ Quy luật này làm cho mình biết muốn hình thành một thứ tình cảm nào đó thì phải bắt nguồn
từ đâu. Muốn hình thành tình cảm phải đi từ những điều đơn giản, bình dị, người thật, việc thật.
Xây dựng tình yêu tổ tổ quốc phải xuất phát từ yêu gia đình, yêu làng xóm,…
3. Mô tả 1 hành động ý chí của bản thân
Hành động ý chí: Học tiếng anh
Mỗi ngày em đều chủ động dành ra 30 phút để ngồi vào bàn học tiếng anh và cố gắng tìm hiểu
và tiếp thu những kiến thức mới.
4.
- Thói quen tốt:
+ Ngủ đúng giờ, đủ giấc
+ Đọc sách mỗi khi rảnh
- Thói quen xấu
+ Thường không ăn sáng
+ Ít vận động
+ Không uống đủ nước
Lập kế hoạch
+ Ít vận động: Đặt ra mục tiêu dành 30 phút mỗi ngày để tập thể dục. Nếu hoàn thành đúng trong
tuần thì thưởng cho bản thân.
Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ nhật

Chạy bộ Đạp xe và Tập luyện theo Nghỉ ngơi, Đạp xe Nghỉ ngơi, Nghỉ ngơi
tập yoga video trên mạng chỉ đi bộ và chạy cùng gia đình
chơi cầu lông

+ Hình thành thêm 1 thói quen tốt: Viết nhật ký mỗi ngày
Đặt ra mục tiêu là dành 15 phút mỗi tối để viết về 1 ngày của bản thân. Có thể bắt đầu đơn giản
bằng việc viết ra những gì mình thích. Đặt nhắc nhở trong điện thoại vào mỗi tối để tránh quên
mất.
5. Mô tả quá trình hình thành kỹ xảo cụ thể của bản thân
Kỹ xảo: Đạp xe đạp
Khi chưa biết đi xe thì có thể quan sát những người đã thành thạo trong việc này, xem họ di
chuyển và cách họ giữ thăng bằng và sử dụng các bộ phận của xe. Khi tập đi xe thì học cách ngồi
lên và xuống xe, học cách giữ thăng bằng, điều khiển xe, điều chỉnh tâm trạng. Quá trình từ
không biết đi xe đạp đến biết đi xe đạp yêu cầu sự kiên nhẫn và luyện tập. Sau một thời gian, đã
quen với việc đi xe đạp thì không cần tập trung quá nhiều xe vẫn giữ được thăng bằng và chú ý
sang những điều khác ( ví dụ như những cái quán ăn, cái cây bên đường).

You might also like