You are on page 1of 7

Câu hỏi ôn tập môn dành cho thi vấn đáp

Môn Tâm lý học đại cương 2


Câu hỏi chính:

1. Cảm giác là gì? Hãy phân tích các đặc điểm của cảm giác và chỉ ra vai trò
của cảm giác trong hoạt động nhận thức của con người.
 Định nghĩa: Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh một cách riêng lẻ
từng thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động
vào các giác quan của con người. Là quá trình tâm lý đơn giản nhất, nằm
trong hệ thống hoạt động nhận thức cảm tính.
 Đặc điểm:
- Là một quá trình tâm lý (có tiến trình mở đầu – diễn biến – kết thúc
tương đối rõ ràng, diễn ra trong thời gian ngắn). Sản phẩm của cảm
giác là các cảm giác thành phần.
- Cảm giác phản ánh một cách trực tiếp từng thuộc tính rieng lẻ cụ thẻ
của sự vật, hiện tượng thông qua hoạt động của từng giác quan.
- Cảm giác không tồn tại như một quá trình độc lập, gắn với tri giác.
- Cảm giác người khác xa về chất so với cảm giác của con vật:
+ Con vật chỉ phản ánh những sự vật vốn có trong tự nhiên
+ Con người có thể phản ánh trước những thứ do bản thân tạo ra
+ Cơ chế sinh lý của cảm giác không chỉ phụ thuộc hệ thống tín hiệu
thứ nhất mà còn là bởi hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ hai – hệ
thống tín hiệu ngôn ngữ.
+ Cảm giác người là ở mức định hướng đầu tiên, sơ đẳng nhất, chứ
không phải là mức độ cao nhất, duy nhất như ở một số loài động vật.
Cảm giác người chịu ảnh hưởng của nhiều hiện tượng tâm lý khác của
con người.
- Cảm giác người phát triển theo cảm nhận lịch sử, xã hội.
 Vai trò của cảm giác:
- Cảm giác là định hướng đầu tiên, tạo nên mối liên hệ trực tiếp giữa cơ
thể với môi trường xung quanh.
- Cảm giác là “cầu nối” giữa ý thức với thế giới bên ngoài, chuyển hóa
của năng lượng kích thích bên ngoài thành hiện tượng ý thức
- Cảm giác là nền móng, là cơ sở, nguồn cung cấp nguyên liệu cho các
hình thức nhận thức cao hơn,
- Là điều kiện quan trọng để đảm bảo hoạt động của vỏ não, trạng thái
“đói cảm giác” các chức năng tâm sinh lý của con người sẽ bị rối loạn.
- Có ý nghĩa đặc biệt với người khuyết tật.
2. Hãy phân tích các quy luật của cảm giác, từ đó rút ra ý nghĩa vận dụng cần
thiết.
 Quy luật về ngưỡng
- Là giới hạn mà ở đó kích thích gây ra cảm giác. Có ba ngưỡng:
+ Ngưỡng cảm giác dưới (ngưỡng cảm giác tuyệt đối) – là cường dộ
tối thiểu
+ Ngưỡng cảm giác trên (ngưỡng tuyệt đối trên) – là cường độ kích
thích tối đa
+ Ngưỡng phân biệt – là khả năng cảm giác phân biệt giữa những tác
nhân kích thích yếu.
 Ứng dụng cho sự can thiệp nhận thức, cảm giác, tăng sự phản xạ
với các cảm giác…
 Quy luật về sự tác động qua lại của cảm giác
- Các cảm giác của con người luôn tác động qua lại lẫn nhau. Trong sự
tác động này các cảm giác luôn thay đổi độ nhạy cảm của nhau và
diễn ra theo quy luật sau: Sự kích thích yếu tác động lên một cơ quan
phân tích này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích kia
và ngược lại. Ví dụ, chúng ta thường có câu: “đói mờ cả mắt”.
- Quy luật này có thể diễn ra đồng thời hay nối tiếp trên những cảm
giác cùng loại hay khác loại.
- Có 2 loại tương phản:
+ Tương phản đồng thời: vd: người da ngăm thì mặc đồ tối càng khiến
da trông bị tối màu hơn,…
+ Tương phản nối tiếp: vd: Đang hưởng không khí lạnh mà đi ra khỏi
phòng thì sẽ thấy trời nóng hơn bình thường,…
 Dựa vào quy luật này, trong cuộc sống người ta thường nghiên cứu
tạo ra môi trường, điều kiện làm việc tối ưu để các cảm giác tác
động qua lại nhau được tốt nhất như: trong nhà thường sơn những
màu sáng làm cho căn phòng rộng và sáng…Trong dạy học, sự
tương phản được sử dụng khi so sánh, hoặc khi muốn làm nổi bật
một vấn đề gì trước học sinh.
 Quy luật về thích ứng
- Thích ứng cảm giác được xem như là sự thay đổi cảm giác diễn ra nhờ
sự thích ứng của cơ quan cảm giác với các tác nhân kích thích tác
dộng lên nó. Hay nói cách khác, thích ứng cảm giác là khả năng thay
đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với cường độ kích thích:
khi cường độ kích thích tăng thì giảm độ nhạy cảm, khi cường độ kích
thích giảm thì tăng độ nhạy cảm.
- Ví dụ, khi ta đang ở chỗ sáng (cường độ kích thích của ánh sáng
mạnh) vào chỗ tối (cường độ kích thích của ánh sáng yếu) thì lúc đầu
không nhìn thấy gì cả, sau một thời gian ta mới dần dần thấy được
mọi thứ xung quanh. Khi đó gọi là hiện tượng thích ứng và xảy ra
hiện tượng tăng độ nhạy cảm của cảm giác.
 Dựa vào quy luật này, ta có thể nghiên cứu, đánh giá, nhận xét một
người dựa vào sự quen thuộc, đặc điểm đặc thù để suy đoán về
hoàn cảnh sống, đặc điểm tâm lý đi kèm. Trong tự vệ, có thể lợi
dụng khoảng khắc “mù” để đánh lạc hướng những kẻ có ý đồ xấu.
Sự thích ứng với kích thích sẽ giúp nhiều cho sự thích nghi với đời
sống, hay trong các phương pháp trị liệu nỗi sợ…
3. Tri giác là gì? Hãy phân tích các đặc điểm và vai trò của tri giác trong hoạt
động nhận thức của con người.
 Định nghĩa: Là một quá trình tâm lý, phản ánh một cách trọn vẹn các
thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác
dộng vào các giác quan của chúng ta.
 Đặc điểm:
- Là một quá trình tâm lý
- Phản ánh trọn vẹn thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng một cách
trực tiếp.
- Tri giác là sự phản ánh sự vật hiện tượng một cách trọn vẹn. Tri giác
sử dụng dữ liệu trực quan do cảm giác đang mang lại, đồng thời sử
dụng cả các kinh nghiệm đã học được trong quá khứ để có hình ảnh,
sự vật một cách trọn vẹn, để gọi tên sự vật.
- Tri giác phản ánh sự vật hiện tượng theo một cấu trúc xác định. Cấu
trúc này không phải là tổng số các cảm giác mà là sự khái quát đã
được tổ chức, sắp xếp lại các thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện
tượng thành một thể thống nhất theo đúng cấu trúc của sự vật hiện
tượng khách quan.
- Tri giác là quá trình tích cực gắn liền với hoạt động của con người,
mang tính tự giác giải quyết một nhiệm vụ cụ thể nào đó, là hành
động tích cực trong đó có sự kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố cảm
giác và vận động
- Tri giác giúp con người xác định được vị trí của chủ thể đối với các
sự vật hiện tượng trong thế giới xung quanh một cách rõ ràng, và
ngược lại, tri giác giúp con người xác định được sự vật đó thuộc loại,
nhóm sự vật hiện tượng nào.
 Những đặc điểm trên của tri giác cho thấy, tuy tri giác là mức phản
ánh cao hơn của cảm giác, nhưng vẫn thuộc giai đoạn nhận thức
cảm tính, chỉ phản ánh được các thuộc tính bên ngoài của sự vật
hiện tượng đang trực tiếp tác động vào ta.
 Vai trò của tri giác:
- Tri giác phản ánh thế giới một cách trọn vẹn và đầy đủ, vì vậy tri giác giúp
con người: định hướng và điều chỉnh một cách hợp lý các hành vi, hoạt
động của con người trong môi trường tự nhiên; phản ánh thế giới có lựa
chọn và mang tính ý nghĩa.
- Tri giác cung cấp những thông tin cần thiết cho hoạt động tư duy và tưởng
tượng sáng tạo.
- Quan sát là hình thức tri giác cao nhất, tích cực nhất, chủ động và có mục
đích. Hình thức này đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người,
làm cho tri giác của con người khác xa với tri giác của con vật. Quan sát
của con người cùng với sự phát triển của đời sống xã hội và thao tác lao
động đã trở thành một mặt tương đối độc lập của hoạt động và đã trở thành
một phương pháp nghiên cứu quan trọng trong khoa học cũng như nhận
thức thực tiễn.
- Đối với giáo dục, tri giác có vai trò quan trọng trong việc tích lũy những
hình ảnh, những kinh nghiệm về sự vật hiện tượng giúp cho quá trình nhận
thức chung của học sinh được phát triển. Đối với việc dạy học giáo viên sử
dụng nguyên tắc trực quan trong dạy học, tuy nhiên phải đúng lúc, đúng
chỗ và đúng mức độ hợp lý. Nếu quá nhấn mạnh trực quan sẽ ảnh hưởng
đến phát triển tư duy trừu tượng và óc tưởng tượng phong phú của học sinh.
4. Hãy so sánh tri giác với cảm giác. Nêu lên vai trò quan trọng của quá trình
nhận thức cảm tính trong hoạt động nhận thức và trong đời sống của con
người.
 Tri giác & cảm giác:
- Giống:
+ Đều là hiện tượng tâm lý ở người, phát sinh theo quá trình tâm lý.
+ Xuất phát và chịu sự kiểm tra từ thực tiễn.
+ Thuộc nhóm nhận thức cảm tính, phản ánh thuộc tính bề ngoài của
sự vật hiện tượng đang tác động trực tiếp vào ta.
- Khác:
Các đặc điểm Cảm giác Tri giác
Mức nhận thức: Thấp hơn Cao hơn
Khả năng phản ánh Riêng lẻ các thuộc Phản ánh trọn vẹn
tính bề ngoài các thuộc tính bề
ngoài của sự vật
Nguyên liệu Sự vật hiện tượng Cảm giác thành phần
phản ánh qua giác
quan

 Vai trò nhận thức cảm tính:

5. Hãy phân tích các quy luật cơ bản của tri giác (tính đối tượng, tính lựa chọn,
tính trọn vẹn, tính có ý nghĩa, tính ổn định, ảo giác, tổng giác), và rút ra ý
nghĩa vận dụng cần thiết.
6. Chứng minh ý kiến: “Chú ý là điều kiện tâm lý cho hoạt động có ý thức”.
7. Trình bày nội dung của các loại chú ý (chú ý không chủ định, chú ý có chủ
định, chú ý sau chủ định) và lấy ví dụ minh họa, nêu ý nghĩa vận dụng vào
trong cuộc sống và trong giáo dục.
8. Trình bày các thuộc tính cơ bản của chú ý (sức tập trung của chú ý, khối
lượng chú ý, độ bền vững của chú ý, phân phối chú ý, sự di chuyển của chú
ý). Phân tích và lấy ví dụ minh họa cho từng thuộc tính trên.
9. Trí nhớ là gì? Hãy phân tích các đặc điểm của trí nhớ và nêu vai trò của trí
nhớ đối với hoạt động nhận thức của con người.
10.Trình bày các quá trình cơ bản của trí nhớ (quá trình ghi nhớ, quá trình gìn
giữ, nhận lại và nhớ lại, sự quên và cách chống quên), nêu một số biện pháp
duy trì trí nhớ tốt.
11.Tư duy là gì? Hãy lý giải, tại sao tư duy được xếp vào quá trình nhận thức lý
tính?
12.Một quá trình của tư duy có những giai đoạn nào? Trong các giai đoạn của
quá trình tư duy, quá trình nào là quan trọng nhất? Tại sao?
13. Phân tích các thao tác của tư duy và nêu mối quan hệ giữa các thao tác đó.
14.Nêu và phân tích các sản phẩm của quá trình tư duy, lấy ví dụ minh họa.
15. Trình bày mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ .
16. Tưởng tượng là gì? Hãy phân tích các đặc điểm của quá trình tưởng tượng
và nêu vai trò của tưởng tượng trong hoạt động nhận thức của con người.
17. Hãy nêu các cách sáng tạo hình ảnh trong tưởng tượng, lấy ví dụ minh họa.
18.Phân biệt ngôn ngữ và hoạt động ngôn ngữ. Chứng minh hoạt động ngôn
ngữ là đối tượng nghiên cứu của tâm lý học.
19.Tình cảm là gì? Hãy phân tích các đặc điểm của tình cảm. Chứng minh các
tầng bậc khác nhau của tình cảm.
20.Phân tích các quy luật của đời sống tình cảm và lấy ví dụ minh họa.
21.Ý chí là gì? Phân tích đặc điểm của ý chí và lấy ví dụ minh họa.
22.Tại sao xem xu hướng nhân cách, tính cách, khí chất và năng lực là các
thuộc tính của nhân cách?
23.Xu hướng của nhân cách là gì? Xu hướng nhân cách có các thành phần cơ
bản nào? Hãy phân tích các thành phần cơ bản và rút ra kết luận ứng dụng
trong đời sống và hoạt động nghề nghiệp.

24.Tính cách là gì? Cấu trúc của tính cách? Phân tích đặc điểm của tính cách,
các nét tính cách của con người từ đó rút ra kết luận ứng dụng trong đời
sống và hoạt động nghề nghiệp.
25.Khí chất là gì? Hãy phân tích các đặc điểm của khí chất đặc trưng của con
người và từ đó rút ra kết luận ứng dụng trong đời sống và hoạt động nghề
nghiệp.
26.Năng lực là gì? Hãy trình bày các mức độ của năng lực và cách phân loại
năng lực. Chứng minh con đường hình thành năng lực chung và năng lực
chuyên biệt của con người, đồng thời chỉ ra biện pháp rèn luyện phát triển
năng lực.
27.Phân tích mối quan hệ giữa năng lực với tư chất, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và
thiên hướng?

Câu hỏi phụ:


28.Chứng minh tính nhạy cảm là thuộc tính của nhân cách? Nêu các phương
pháp phát triển tính nhạy cảm của con người?
29.Thế nào là óc quan sát? Chứng minh sự khác biệt cá nhân trong tri giác và
nêu các phương pháp phát triển tri giác cá nhân.
30.Cần giáo dục chú ý và chống đãng trí cho trẻ em như thế nào?
31.Nêu sự khác biệt cá nhân về trí nhớ và đưa ra các biện pháp rèn luyện để có
trí nhớ tốt.
32.Nêu các đặc điểm tư duy cá nhân và chỉ ra các biện pháp rèn luyện phát triển
tư duy
33.Nêu các biện pháp phát triển trí tưởng tượng cho trẻ em
34.Chứng minh sự khác biệt cá nhân về ngôn ngữ? Chỉ ra các biện pháp phát
triển khả năng ngôn ngữ của bản thân.
35.Để hình thành tình cảm ở con người chúng ta cần làm gì?

You might also like