You are on page 1of 10

1.So sánh cảm giác với tri giác.

Tại sao nói cảm giác và tri giác là hai


mức độ của nhận thức cảm tính?
* So sánh:
- Điểm giống nhau 
+ Tri giác và cảm giác đều để chỉ hiện tượng tâm lý có ở con người. 
+ Cả hai đều phát sinh theo trình tự diễn biến tâm lý của con người. 
+ Tất cả các hiện tượng đều phản ánh một cách trực tiếp. 
+ Hai loại cảm xúc có sự xuất phát và chịu giám sát, đánh giá từ thực tiễn
ban đầu. 
- Điểm khác nhau 
+ Khi so sánh cảm giác và tri giác sẽ thấy chúng thể hiện mức độ cao –
thấp khác nhau hoàn toàn. 
+ Cảm giác nói đến thuộc tính riêng rẽ ở bên ngoài. Mọi thứ sẽ rõ ràng
nhất khi có sự tác động trực tiếp đến con người. 
+ Tri giác lại phản ánh cấu trúc đầy đủ ở sự vật, hiện tượng mang tính
ảnh hưởng trực tiếp. 
+ Cảm giác có thể liên kết mọi giác quan lại với nhau. Nhưng tri giác lại
phối hợp giác quan theo một hệ thống nhất định.
+ Cảm giác chính là tiền đề xuất hiện tri giác.
+ Tri giác sẽ quy định và cho phép những chiều hướng cảm giác có mức
độ, thành phần. Trong đó bao gồm cả tính chất cảm giác thành phần. 
*Tại sao nói cảm giác và tri giác là hai mức độ của nhận thức cảm tính?
Thông qua hai mức độ này có thể phản ánh những cái bên ngoài, những
cái đang tác động trực tiếp đến giác quan con người.
2. Phân tích các loại quy luật của cảm giác, tri giác. Từ đó rút ra kết
luận sư phạm cần thiết.
a. Các quy luật của cảm giác
* Quy luật ngưỡng cảm giác
- Muốn có cảm giác thì phải có sự kích thích vào các giác quan và kích
thích đó phải đạt tới một giới hạn nhất định. Giới hạn mà ở đó kích thích
gây được cảm giác gọi là ngưỡng cảm giác.
- Cảm giác có hai ngưỡng. Ngưỡng cảm giác phía dưới và ngưỡng cảm
giác phía trên.
+ Ngưỡng cảm giác phía dưới là cường độ kích thích tối thiểu đủ để gây
được cảm giác. Ngưỡng cảm giác phía dưới còn gọi là ngưỡng tuyệt đối.
+ Ngưỡng cảm giác phía trên là cường độ kích thích tối đa vốn còn gây
được cảm giác.
+Phạm vi giữa hai ngưỡng cảm giác nêu trên là vùng cảm giác được,
trong đó có một vùng phản ánh tốt nhất.
- Cảm giác còn phản ánh sự khác nhau giữa các kích thích. Những kích
thích phải có một tỷ lệ chênh lệch tối thiểu về cường độ hay về tính chất
thì ta mới cảm thấy có sự khác nhau giữa hai kịch thích.
- Ngưỡng cảm giác phía dưới và ngưỡng sai biệt tỷ lệ nghịch với độ nhạy
cảm của cảm giác sai biệt.
* Quy luật thích ứng cảm giác
- Thích ứng là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp
với sự thay đổi của cường độ kích thích, khi cường độ kích thích tăng thì
giảm độ nhạy cảm, khi cường độ kịch kích giảm thì tăng độ nhạy cảm.
- Quy luật thích ứng có ở tất cả các loại cảm giác, nhưng mức độ thích
ứng khác nhau.
- Khả năng thích ứng của cảm giác có thể thay đổi và phát triển do rèn
luyện và tính chất nghề nghiệp.
* Quy luật tác động lẫn nhau của các cảm giác
- Các cảm giác không tồn tại độc lập, mà luôn tác động qua lại với nhau.
Trong sự tác động này, các cảm giác làm thay đổi tính nhạy cảm của nhau
và diễn ra theo quy luật như sau: sự kích thích yếu lên một cơ quan phân
tích này sẽ làm tăng lên độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích kia và
ngược lại.
- Sự tác động lẫn nhau của các cảm giác có thể diễn ra đồng thời hay nối
liền trên những cảm giác cùng loại hay khác loại. Sự thay đổi của một
kích thích cùng loại xảy ra trước đó hay đồng thời gọi là hiện tượng
tương phản trong cảm giác.
- Có hai loại tương phản: tương phản nối tiếp và tương phản đồng thời.
b. Các quy luật của tri giác
* Quy luật về tính đối tượng của tri giác
- Hình ảnh trực quan mà tri giác đem lại bao giờ cũng thuộc về một sự
vật, hiện tượng nhất định của thế giới bên ngoài.
- Tính đối tượng của tri giác nói lên sự phản ánh hiện thực khách quan
chân thực của tri giác và nó được hình thành do sự tác động của sự vật,
hiện tượng xung quanh vào giác quan con người trong hoạt động vì
những nhiệm vụ của thực tiễn.
- Tính đối tượng của tri giác có vai trò quan trọng, nó là cơ sở của chức
năng định hướng cho hành vi và hoạt động của con người.
* Quy luật về tính lựa chọn của tri giác
- Tri giác của người ta không thể đồng thời phản ánh tất cả các sự vật,
hiện tượng đa dạng đang tác động, mà chỉ tách đối tượng ra khỏi bối
cảnh. Điều này nói lên tính lựa chọn của tri giác.
- Sự lựa chọn của tri giác không có tính chất cố định, vai trò của đối
tượng và bối cảnh có thể thay đổi cho nhau, tùy thuộc vào mục đích cá
nhân và điều kiện xung quanh khi tri giác.
* Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác
- Tri giác ở người gắn chặt với tư duy, với bản chất của sự vật, hiện
tượng: nó diễn ra có ý thức, tức gọi được tên của sự vật, hiện tượng đang
tri giác ở trong óc, xếp được chúng vào một nhóm, một lớp sự vật, hiện
tượng nhất định, khát quát vào những từ xác định. Trong tri giác việc tách
rời đối tượng ra khỏi bối cảnh được gắn liền với việc hiểu ý nghĩa và tên
gọi của nó.
* Quy luật về tính ổn định của tri giác
- Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh sự vật, hiện tượng không
thay đổi khi điều kiện tri giác thay đổi. Đối với hình dáng, màu sắc sự vật
cũng như thế. Tính ổn định của tri giác được hình thành trong hoạt động
với đối tượng là một điều kiện cần thiết để định hướng trong đời sống và
trong hoạt động của con người giữa thế giới đa dạng và biến đổi vô tận
nay.
* Quy luật tổng giác
- Sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung đời sống tâm lý con người, vào
đặc điểm hân cách của họ được gọi là hiện tượng tổng giác. Điều này
chứng tỏ ta có thể điều khiển được tri giác.
* Ảo giác
- Trong một số trường hợp với những điều kiện thực tế xác định, tri giác
có thể không cho ta hình ảnh đúng về sự vật. Hiện tượng này gọi là ảo
giác thị giác, gọi tắt là ảo giác.
- Ảo ảnh là tri giác không đúng, bị sai lệch. Những hiện tượng tri giác
này tuy không nhiều, nhưng có tính chất quy luật.
c. Kết luận sư phạm
- Trong dạy học cần chú ý như: trình bày chữ viết lên bảng, thay đổi màu
mực hoặc gạch dưới những chữ có ý quan trọn.
- Phải bảo đảm việc tri giác những tài liệu cảm tính và dùng ngôn ngữ
truyền đạt đầy đủ chuẩn xác trong dạy học.
- Trong dạy học và giáo dục cần phải tính đến kinh nghiệm và hiểu biết
của học sinh, xu hướng, hứng thú và tâm thế của họ, đồng thời việc cung
cấp tri thức, kinh nghiệm, giáo dục niềm tin, nhu cầu… cho họ sẽ làm cho
sự tri giác hiện thực của họ tinh tế, súc tích hơn

3. Phân tích các đặc điểm của tư duy. Từ đó rút ra kết luận sư phạm
cần thiết.
Đặc điểm của tư duy
* Tính “có vấn đề” của tư duy
- Muốn kích thích được tư duy phải đồng thời có hai điều kiện sau đây:
+) Trước hết, phải gặp hoàn cảnh (tình huống) có vấn đề, tức hoàn cảnh
(tình huống) có chứa đựng một mục đích mới, một vấn đề mới, một cách
thức giải quyết mới mà những phương tiện, phương pháp hoạt động cũ,
mặc dù vẫn còn cần thiết, nhưng không còn đủ sức để giải quyết vấn đề
mới đó, đạt được mục đích mới đó phải tìm ra cách thức giải quyết mới,
tức là phải tư duy.
+) Thứ hai là hoàn cảnh có vấn đề đó phải được cá nhân nhận thức đầy
đủ, được chuyển thành nhiệm vụ của cá nhân, tức cá nhân phái xác định
được cái gì (dữ kiện) đã biết, đã cho và cái còn chưa biết, phải tìm, đồng
thời phải có nhu cầu (động cơ) tìm kiếm nó.
* Tính gián tiếp của tư duy
- Tư duy phát hiện ra bản chất của sự vật, hiện tượng và quy luật giữa
chúng nhờ sử dụng công cụ, phương tiện (như đồng hồ, nhiệt kế, máy
móc…) và các kết quả nhận thức (như quy tắc, công thức, quy luật, các
phát minh,…) của loài người và kinh nghiệm của cá nhân mình.
-Tính gián tiếp của tư duy còn thể hiện ở chỗ nó được biểu hiện trong
ngôn ngữ. Con người luôn dùng ngôn ngữ để tư duy.
* Tính trừu tượng và khái quát của tư duy
- Tư duy phản ánh cái bản chất nhất, chung cho nhiều sự vật hợp thành
một nhóm, một loại, một phạm trù (khái quát), đồng thời trừu xuất khỏi
những sự vật đó, những cái cụ thể, cá biệt.
- Nhờ có tính trừu tượng và khái quát, tư duy không chỉ giải quyết những
nhiệm vụ hiện tại, mà còn cả những nhiệm vụ mai sau của con người.
Nhờ có tính khái quát, tư duy trong khi giải quyết một nhiệm vụ cụ thể
vẫn xếp nó vào một phạm trù, một nhóm, vẫn nêu thành quy tắc, phương
pháp cần sử dụng trong những trường hợp tương tự.
* Tư duy liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ
- Ngôn ngữ cố định lại các kết quả của tư duy và nhờ đó làm khách quan
hóa chúng cho người khác và cho cả bản thân chủ thể tư duy. Nếu không
có ngôn ngữ thì bản thân quá trình tư duy không diễn ra được, đồng thời
các sản phẩm của tư duy cũng không được chủ thể và người khác tiếp
nhận. Tuy vậy ngôn ngữ không phải là tư duy, ngôn ngữ chỉ là phương
tiện của tư duy.
Kết luận sư phạm:
- Phải coi trọng việc phát triển tư duy cho học sinh. Nếu không có khả
năng tư duy thì học sinh không thể hiểu biết, không thể cải tạo tự nhiên,
xã hội và bản thân được.
- Muốn thúc đẩy học sinh tư duy thì phải đặt học sinh vào các tình huống
có vấn đề
- Phát triển tư duy phải tiến hành song song và thông qua truyền thụ tri
thức (dạy học). Mọi tri thức đều mang tính khái quát; không tư duy thì
không thể tiếp thu và vận dụng được tri thức.
- Phát triển tư duy phải gắn với trau dồi ngôn ngữ cho học sinh; Không
nắm được ngôn ngữ thì học sinh không có phương tiện để tư duy tốt.
- Phát triển tư duy phải gắn liền với rèn luyện cảm giác, tri giác tính nhạy
cảm, năng lực quan sát và trí nhớ của học sinh.

4. Phân tích các thao tác tư duy. Nêu mối quan hệ giữa các thao tác
đó.
* Phân tích các thao tác tư duy:
Các thao tác cơ bản của tư duy là
- Phân tích và tổng hợp
- So sánh
- Trừu tượng hóa và khái quát hóa
- Ngoài những thao tác tư duy trên còn có thao tác cụ thể hóa, phân loại,
hệ thống hóa.
a, Phân tích và tổng hợp
- Phân tích: là quá trình chủ thể dùng trí óc để phân chia đối tượng nhận
thức thành các bộ phận, thuộc tính, thành phần khác nhau để nhận thức
đối tượng sâu sắc và đầy đủ hơn.

- Tổng hợp: là thao tác dùng trí óc để hợp nhất những thuộc tính, thành
phần (đã được phân tích ) thành một chỉnh thể với ý nghĩa cụ thể.
b, So sánh
- So sánh: Là thao tác tư duy dùng trí óc để xác định sự giống nhau và
khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng.
c, Trừu tượng hóa và khái quát hóa
- Trừu tượng hóa: gạt bỏ những thuộc tính, những bộ phận, những quan
hệ không cần thiết về một phương diện nào đó và chỉ giữ lại những yếu tố
cần thiết để tư duy.

- Khái quát hóa: thao tác chủ thể tìm ra một thuộc tính chung cho vô số
hiện tượng hay sự vật.
* Mối quan hệ giữa các thao tác đó
- Phân tích và tổng hợp là hai quá trình có quan hệ mật thiết với nhau, bổ
sung cho nhau trong một quá trình tư duy thống nhất. Phân tích là cơ sở
để tổng hợp; được tiến hành theo phương hướng của sự tổng hợp. Tổng
hợp diễn ra trên cơ sở phân tích, được thực hiện trên kết quả của sự phân
tích. Không có quá trình phân tích thì không thể tiến hành tổng hợp được.
- So sánh liên quan chặt chẽ với thao tác phân tích và tổng hợp và rất
quan trọng trong việc nhận thức thế giới
Ngược lại, phân tích không có tổng hợp thì quá trình đó trở nên vô nghĩa
trong quá trình nhận thức
- Mối quan hệ giữa trừu tượng hóa và khái quát hoá cũng giống như mối
quan hệ giữa Phân tích và tổng hợp nhưng ở mức độ cao hơn. Không có
trừu tượng hoá thì không thể tiến hành khái quát hoá. Nhưng trừu tượng
hóa mà không khái quát háo thì hạn chế quá trình nhận thức, thậm chí sự
trừu tượng hoá trở nên vô nghĩa.
-> Tóm lại: Giữa các thao tác tư duy đều có mối quan hệ mật thiết với
nhau thống nhất theo một hướng nhất định do nhiệm vụ tư duy quy định
5. Nêu các cách sáng tạo trong tưởng tượng. Lấy ví dụ minh họa.
* Các cách sáng tạo trong tư tưởng:
- Thay đổi kích thước, số lượng hay thành phần của vật . Đây là cách tạo
hình ảnh mới bằng cách tăng thêm hay giảm đi kích thước, số lượng của
vật hay thành phần của vật (người khổng lồ, người tí hon …)
* Ví dụ:
VD1: Trẻ con khi nhìn thấy những cây cột điện ở xa, chúng sẽ nghĩ là cây
cột điện ấy nhỏ, mặc dù các cây cột điện là cao như nhau.
- Nhấn mạnh một thuộc tính, một bộ phận nào đó của đối tượng. Đây là
cách sáng tạo ra hình ảnh mới bằng cách nhấn mạnh đặc biệt hoặc đưa lên
hàng đầu một phẩm chất hay một quan hệ nào đó của sự vật, hiện tượng
nào đó so với các sự vật hiện tượng khác.
VD2: Tranh biếm họa về một hiện tượng xã hội nào đó, hay là về một
nhân vật nào đó có sức ảnh hưởng lớn đến xã hội.
- Chắp ghép (kết dính) : Đây là phương pháp ghép các bộ phận của nhiều
sự vật, hiện tượng khác nhau thành một hình ảnh mới. Các bộ phận hình
thành hình ảnh mới không bị thay đổi mà được ghép lại với nhau theo
quy luật xác định.
VD3: Hình ảnh con rồng, nàng tiên cá
- Liên hợp: Có điểm giống với phương pháp chắp ghép là tạo ra hình ảnh
mới bằng cách liên hợp nhiều sự vật, hiện tượng với nhau, nhưng khác ở
chỗ khi tham gia vào hình ảnh mới thì các yếu tố ban đầu đều bị cải biên
đi và sắp xếp lại trong mối tương quan mới.
VD4: Cũng vẫn là hình ảnh con rồng nhưng ở phương tây là hình ảnh con
rồng khác: có cánh, cũng có chân, hình dáng khác ở phương Đông. Rồng
phương Đông thì mình uốn lượn, không có cánh, thân hình mềm mại hơn.

- Điển hình hóa: Đây là cách sáng tạo hình ảnh mới phức tạp nhất, trong
đó những thuộc tính điển hình , những đặc điểm điển hình của nhân cách
như là đại diện của một giai cấp, một nhóm xã hội được biểu hiện trong
hình ảnh mới này. Phương pháp này là sự tổng hợp sáng tạo mang tính
chất khái quát những thuộc tính và đặc điểm điển hình của nhân cách.

VD5: Trong tác phẩm của nhà văn Nam Cao thì hình ảnh Chí Phèo, Lão
Hạc,… đại diện cho tầng lớp giai cấp nông dân bị đàn áp, bóc lột, tha
hóa, thống khổ đến cùng cực của nhân dân trước cách mạng tháng 8.

- Loại suy ( tương tự ): Đây là cách sáng tạo hình ảnh mới trên cơ sở mô
phỏng bắt chước những chi tiết, những bộ phận, những sự vật có thực.

VD6: Chân dung, việc làm của các nhân vật lịch sử được mô phỏng qua
các bức tranh, bức tượng được tạc và được vẽ để cho mọi người cùng
biết.

6. Phân tích mối quan hệ giữa tư duy và tưởng tượng. Rút ra kết luận
sư phạm cần thiết.
* Phân tích mối quan hệ giữa tư duy và tưởng tượng
Tư duy và tưởng tượng có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua
lại lẫn nhau. Chúng có những đặc điểm giống nhau và có những đặc điểm
riêng biệt.
a, Những đặc điểm giống nhau:
- Đều phản ánh cái mới, những cái chưa từng có trong kinh nghiệm cá
nhân. Cả tư duy và tưởng tượng đều là mức độ cao của quá trình nhận
thức (đều nằm trong bậc thang nhận thức lí tính)
- Đều mang tính khái quát và phản ánh gián tiếp; có quan hệ chặt chẽ với
ngôn ngữ và nhận thức cảm tính; lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn kiểm tra
tính đúng đắn. - Cả hai quá trình đều được nảy sinh trước tình huống có
vấn đề và đều hướng vào giải quyết các tình huống có vấn đề.
b, Giữa tư duy và tưởng tượng cũng có những khác biệt nhất định.
- Cùng nảy sinh từ tình huống có vấn đề nhưng nếu tính bất định của tình
huống có vấn đề không cao thì quá trình giải quyết nhiệm vụ chủ yếu
tuân theo quy luật tư duy. Nếu tính bất định của tình huống có vấn đề mà
lớn, khởi đầu khó phân tích một cách rõ ràng, chính xác thì giải quyết
theo cơ chế tưởng tượng.
- Trong phương thức phản ánh, tư duy phản ánh cái mới thông qua khái
niệm, suy lí theo một logic nhất định. Tưởng tượng phản ánh cái mới
bằng cách nhào nặn, chắp ghép thành những hình ảnh mới dựa trên
những biểu tượng đã có.
- Sản phẩm cua tư duy là những khái niệm, phán đoán, suy lí. Sản phẩm
của tưởng tượng là các biểu tượng mới. Tư duy có tính chặt chẽ và logic
hơn tưởng tượng.
=> Tư duy và tưởng tượng là hai quá trình có quan hệ mật thiết với nhau.
Không có quá trình tư duy nào lại tách khỏi tưởng tượng và ngược lại,
không có quá trình tưởng tượng nào lại không cần đến sự hỗ trợ của tư
duy. Tư duy tạo ra ý đồ cho tưởng tượng. Tư duy đảm bảo tính hệ thống,
logic, hợp lí cho hoạt động tưởng tượng. Ngược lại, những hình ảnh cụ
thể do tưởng tượng tạo nên bao giờ cũng chứa đựng và bộc lộ nội dung tư
tưởng của tư duy tạo ra. Nhờ tưởng tượng mà tư duy được cụ thể bằng
các hình ảnh. Tưởng tượng vạch hướng đi cho tư duy, thúc đẩy tư duy
trong việc tìm kiếm, khám phá cái mới.
* Kết luận sư phạm cần thiết:
Để phát triển trí tưởng tượng cho học sinh, cần giúp các em làm giàu đầu
óc mình bằng những tri thức, kinh nghiệm thực tiễn, rèn luyện ngôn ngữ,
năng lực liên tưởng cho học sinh, hướng dẫn vận dụng tư duy vào quá
trình tưởng tượng làm cho nó hợp lý và logic hơn.
7. Phân tích vai trò của ngôn ngữ đối với hoạt động nhận thức.
- Ngôn ngữ có vai trò quan trọng đối với toàn bộ hoạt động của con
người. Nhờ sự tham gia của ngôn ngữ vào việc tổ chức, điều chỉnh các
hoạt động tâm lý mà tâm lý của con người mang tính mục đích, tính xã
hội và tính khái quát cao.
- Ngoài chức năng là công cụ của giao tiếp, ngôn ngữ còn là công cụ của
tư duy và có ảnh hưởng quan trọng tới toàn bộ hoạt động nhận thức của
con người.
*Vai trò của ngôn ngữ trong nhận thức cảm tính
Đối với cảm giác
- Ngôn ngữ ảnh hưởng đến ngưỡng nhạy cảm của cảm giác, làm cho cảm
giác của con người trở nên rõ ràng, đậm nét hơn. Khi cảm nhận các thuộc
tính của sự vật , hiện tượng xung quanh, ta thường “ gọi thầm” tên các
thuộc tính đó rõ ràng , chính xác hơn.
Đối với tri giác
- Ngôn ngữ làm cho các quá trình tri giác diễn ra dễ dàng, nhanh chóng
và làm cho sự vật hiện tượng được tri giác trở nên khách quan, đầy đủ và
rõ ràng hơn. Ví dụ, nhờ ngôn ngữ mà việc tách đối tượng ra khỏi bối cảnh
để tri giác tốt hơn (quy luật về tính lựa chọn của tri giác). Ngôn ngữ giúp
cho việc xây dựng một hình ảnh trọn vẹn về đối tượng (quy luật tính trọn
vẹn của tri giác).
- Ở một mức độ phát triển nhất định của con người, nhờ có ngôn ngữ mà
tri giác của con người mang tính chủ định (có mục đích, có kế hoạch, có
phương pháp). Chất lượng của quan sát không chỉ phụ thuộc vào khả
năng tinh vi, nhạy bén của các giác quan, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào
trình độ tư duy, vào vốn kinh nghiệm sống, vào khả năng ngôn ngữ.
* Vai trò của ngôn ngữ trong nhận thức cảm tính
Đối với tư duy
- Ngôn ngữ liên quan chặt chẽ tới tư duy của con người. Tư duy sử dụng
ngôn ngữ làm phương tiện, công cụ để tư duy, chính điều này làm tư duy
của con người khác về chất so với tư duy của con vật - con người có tư
duy trừu tượng. Không có ngôn ngữ thì con người không thể tư duy trừu
tượng và khái quát được. Nhờ ngôn ngữ mà chủ thể tư duy nhận thức
được tình huống có vấn đề, tiến hành các thao tác tư duy và biểu đạt các
kết quả của tư duy thành từ ngữ, thành câu.
Đối với tưởng tượng
- Trong quá trình tưởng tượng, ngôn ngữ có vai trò to lớn trong việc hình
thành và biểu đạt các hình ảnh mới. Trong quá trình tưởng tượng, hệ
thống các đường liên hệ thần kinh tạm thời (nơi chứa đựng biểu tượng
của trí nhớ) tựa như bị phân giải và được kết hợp thành một hệ thống
mới. Sự phân giải và kết hợp này diễn ra trong não dưới tác động của
ngôn ngữ. Ngôn ngữ làm cho tưởng tượng trở thành một quá trình có ý
thức, được điều khiển tích cực có kết quả và chất lượng cao.
- Tóm lại, ngôn ngữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt
động nhận thức của con người. Không thể hiểu được những đặc trưng tâm
lí diễn ra trong quá trình nhận thức nếu không hiểu được vai trò của ngôn
ngữ trong sự hình thành các quá trình ấy.
* Vai trò của ngôn ngữ đối với trí nhớ
- Ngôn ngữ có ảnh hưởng quan trọng đối với trí nhớ của con người. Ngôn
ngữ tham gia tích cực vào quá trình ghi nhớ và gắn bó chặt chẽ với quá
trình đó làm cho sự ghi nhớ, gìn giữ và nhận lại nhớ lại của con người có
chủ định, có ý nghĩa. Không có ngôn ngữ thì không thể thực hiện được sự
ghi nhớ có chủ định, sự ghi nhớ có ý nghĩa và cả ghi nhớ máy móc.
- Ngôn ngữ là một phương tiện để ghi nhớ, là một hình thức để lưu giữ
những kết quả cần nhớ. Nhờ ngôn ngữ con người có thể chuyển hẳn
những thông tin cần nhớ ra bên ngoài đầu óc con người. Chính bằng cách
này con người lưu giữ và truyền đạt được kinh nghiệm của loài cho thế hệ
sau.

You might also like