You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

KHOA TOÁN VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN


=====o0o=====

BÀI TẬP LỚN


MÔN TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

HỌ VÀ TÊN : TRẦN THỊ LÀN


MÃ SINH VIÊN: 233114209039
LỚP: SƯ PHẠM TOÁN 3.K24
MÔN HỌC: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG
MÃ HỌC PHẦN: 202320PED710016
ĐỀ 3
CÂU 1: TRÌNH BÀY NHỮNG HIỂU BIẾT CỦA ANH/ CHỊ VỀ TƯ DUY CON
NGƯỜI
CÂU 2: TÌM HIỂU, QUAN SÁT, MÔ TẢ VÀ GIẢI THÍCH VỀ NĂNG LỰC, KHÍ
CHẤT VÀ TÌNH CẢM CỦA CON NGƯỜI ( SV LỰA CHỌN LỨA TUỔI )
I MỞ ĐẦU
Lịch sử nghiên cứu và ý thức có thể nói trước hết được các nhà triết học khám phá
nghiên cứu trong những phảm trù trung tâm của triết học. Song để đi sâu, lý giải nhưng
hiện tượng đa dạng, phong phú về đời sống tinh thân của con người thì các vấn đề ý
thức được tiếp cận ở góc khác, góc khoa học tâm lý cho dù đó nó còn mới nhất chưa
thúc sự rõ nét. Ý thức là hình thức cao của sử phản ảnh của thực tại khách quan, hình
thức mà riêng con người mới có ý thức của con người là cơ năng của cải “ khỏi vật chất
đã biết phúc tạp mà người ta gọi là bể óc con người” (theo LêNin). Tác động của ý thức
xã hội đối với con người là vô cùng to lớn. Nó không những là kim chỉ nam cho hoạt
động thức tiến. Sự thành công hay thất bại của thực tiễn, tác động tích cực hay tiêu cực
của ý thức đối với sử phát triển của tự nhiên, xã hội chủ yếu phụ thuộc vào vai trò của ý
thức mà biểu hiện ra là vai trò của khoa học văn hoá và tư tưởng. Ý thức đóng một vai
trò vô cùng quan trọng trong đời sống của con người. Và trong bài. Ngày hôm nay
chúng ta så đi tìm hiểu sâu hơn về tư duy của con người.
II NỘI DUNG
Câu 1
Đầu tiên ta đi đến khái niệm của tư duy
1. Khái niệm chung về tư duy
Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối
liên hệ và quan hệ bên trong có tính chất quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện
thực khách quan, mà trước đó ta chưa biết.
Bản chất của tư duy: về nội dung phản ánh, tư duy phản ánh những thuộc tính bản chất
những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật hiện tượng.
-về phương thức phản ánh, tư duy phản ánh gián tiếp, khái quát nhờ ngôn ngữ, nhờ thao
tác tư duy, nhờ máy móc, nhờ kết quả nhận thức của loài người...
-sản phẩm của tư duy là khái niệm, phán đoán, suy lý, định lý, quy luật...
2. Đặc điểm tư duy
Tính “có vấn đề” của tư duy
Không phải hoàn cảnh nào cũng gây được tư duy của con người. Muốn kích thích được
tư duy phải có đồng thời hai điều kiện sau:
Trần Thị Làn – DDHSPT3.K24
Trước hết phải gặp tình huống có vấn đề. Tức là tình huống có chứa một mục đích mới,
một vấn đề mới, một cách thuốc giải quyết mới mà những phương tiện, phương pháp cũ
mặc dù vẫn còn cần thiết nhưng không đủ sức để giải quyết những vấn đề mới đó, tức là
phải tư duy.
Thứ hai, hoàn cảnh có vấn đề phải được cá nhân nhận thức đầy đủ, có nhu cầu giải
quyết và có đầy đủ tri thức để giải quyết vấn đề.
Trong dạy học cần làm xuất hiện nhiều tình huống có vấn đề với học sinh, giúp học sinh
có nhu cầu nhận thức, tình huống phải vừa sức đối với học sinh và do quá trình học tập
mang lại.
Tính gián tiếp của tư duy: khác với nhận thức cảm tính, tư duy phản ánh các sự vật,
hiện tượng một cách gián tiếp.
Tính gián tiếp của tư duy thể hiện ở việc con người sử dụng ngôn ngữ để tư duy. Nhờ
ngôn ngữ mà con người sử dụng các kết quả nhận thức (các quy luật, quy tắc, khái
niệm,...) vào quá trình tư duy (phân tích, tổng hợp, khái quát...) để nhận thức cái bên
trong, cái bản chất của sự vật hiện tượng.
Tính gián tiếp của tư duy còn thể hiện ở chỗ, trong quá trình tư duy con người sử dụng
những công cụ, phương tiện (đồng hồ, nhiệt kế,...) để nhận thức đối tượng mà không thể
trực tiếp tri giác chúng.
Nhờ tính gián tiếp của tư duy đã mở rộng không giới hạn những khả năng nhận thức của
con người, con người không chỉ phản ánh những gì diễn ra trong hiện tại và còn phản
ánh được cả quá khứ và tương lai.
Tính trừu tượng và khái quát của tư duy
Tư duy có khả năng trừu xuất khỏi sự vật, hiện tượng, những thuộc tính, những dấu hiệu
cụ thể, cá biệt, chỉ giữ lại những thuộc tính bản chất nhất, chung nhiều sự vật hiện
tượng, rồi trên cơ sở đó mà khái quát các sự vật, hiện tượng riêng lẻ khác nhau, nhưng
có chung những thuộc tính bản chất thành một nhóm, một loại, một phạm trù. Nói cách
khác, tư duy mang tính trừu tượng và khái quát.
Nhờ đặc điểm này của tư duy mà con người có thể nhìn xa vào tương lai, nghĩa là giải
quyết ở trong đầu những nhiệm vụ đề ra cho họ sau này, chứ không chỉ giải quyết
những nhiệm vụ hiện tại. Ví dụ, nắm được quy luật đàn hồi của kim loại dưới tác dụng
của nhiệt, nhà kỹ sư đã thiết kế những khoảng cách nhỏ giữa các đoạn đường ray.
Tư duy có liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ
Sở dĩ tư duy của con người có những đặc điểm đã nêu trên đây (tính có vấn đề, tính gián
tiếp, trừu tượng và khái quát) chính là vì tư duy của con người gắn liền với ngôn ngữ,
lấy ngôn ngữ làm phương tiện. Tư duy không thể tồn tại bên ngoài ngôn ngữ được,
ngược lại ngôn ngữ cũng không thể có được nếu không dựa vào tư duy. Tư duy và ngôn

Trần Thị Làn – DDHSPT3.K24


ngữ thống nhất với nhau (ngôn ngữ là vỏ bề ngoài của tư duy, tư duy được chứa đựng
trong ngôn ngữ) nhưng không đồng nhất và tách rời nhau được (bản thân từ, câu không
phải là tư duy mà nó chỉ biểu hiện hình thức tư duy). Đó là mối quan hệ giữa nội dung
và hình thức.
Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính
Mối quan hệ này là mối quan hệ qua lại hai chiều: tư duy được tiến hành trên cơ sở
những tài liệu do nhận thức cảm tính cung cấp, tính đúng đắn của các kết quả tư duy
được kiểm tra bằng thực tiễn, dưới hình thức trực quan. Ngược lại, Tư duy và những kết
quả của nó có ảnh hưởng đến các quá trình nhận thức cảm tính, làm cho nó mang tính
lựa chọn, tính có ý nghĩa.
Những đặc điểm trên đây cho thấy tư duy là sản phẩm của sự phát triển lịch sử xã hội,
mang bản chất xã hội. Nói cách khác, con người là chủ thể duy nhất của quá trình tư
duy đích thực.
3. Vai trò của tư duy
Tư duy có vai trò to lớn đối với đời sống và hoạt động nhận thức của con người
Cụ thể
+Tư duy mở rộng giới hạn của nhận thức, tạo ra khả năng để vượt ra ngoài những giới
hạn của kinh nghiệm trực tiếp do cảm giác, tri giác mang lại để đi sâu vào bản chất của
sự vật hiện tượng và tìm ra mối quan hệ có tính quy luật giữa chúng với nhau
+ Tư duy không chỉ giải quyết những nhiệm vụ trước mắt mà còn có khả năng giải
quyết trước những nhiệm vụ của ngày mai, trong tương lai do nắm được bản chất, quy
luật vận động của tự nhiên, xã hội và con người.
+ Tư duy cải tạo lại thông tin của nhận thức cảm tính, làm cho chúng có ý nghĩa hơn
cho hoạt động của con người. Tư duy vận dụng những cái đã biết để đề ra giải pháp giải
quyết những cái tương tự nhưng chưa biết do đó, làm tiết kiệm công sức của con người
4. Các giai đoạn của tư duy
Tư duy là một hành động trí tuệ. Mỗi hành động tư duy là một quá trình giải quyết một
nhiệm vụ nào đó, nảy sinh trong quá trình nhận thức hay trong hoạt động thực tiễn. Quá
trình tư duy bao gồm nhiều giai đoạn từ khi cá nhân gặp phải tình huống có vấn đề và
nhận thức được vấn đề, cho đến khi vấn đề đó được giải quyết. Quá trình tư duy gồm
những giai đoạn sau:
+ Xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề: Vì hoàn cảnh có vấn đề là điều kiện quan trọng
của tư duy cho nên khi gặp hoàn cảnh có vấn đề chủ thể tư duy phải ý thức được đó là
tình huống có vấn đề cho bản thân mình, tức là đặt ra vấn đề cần giải quyết phát hiện ra
mâu thuẫn chứa trong tinh huống có vấn đề, mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết,

Trần Thị Làn – DDHSPT3.K24


phải tạo ra nhu cầu giải quyết. Việc xác định vấn đề dưới dạng nhiệm vụ, quyết định
toàn bộ các khâu sau đó của quá trình tư duy.
+ Huy động các tri thức, kinh nghiệm: Là khâu làm xuất hiện ở trong đầu những tri
thức, kinh nghiệm có liên quan đến vấn đề đã được xác định và biểu đạt.
+ Sàng lọc các liên tưởng và hình thành giả thuyết: Các tri thức, kinh nghiệm và liên
tưởng xuất hiện đầu tiên còn mang tính chất rộng rãi, bao trùm nên cần được sàng lọc
cho phù hợp với nhiệm vụ đề ra. Trên cơ sở sàng lọc này sẽ hình thành giả thuyết (Cách
giải quyết có thể có đối với nhiệm vụ của tư duy).
+ Kiểm tra giả thuyết: Tìm sự tương ứng của giả thuyết có thể diễn ra trong đầu hay
trong hoạt động thực tiễn để đi đến khẳng định, phủ định hoặc chính xác hóa giả thuyết
đã nêu.
+ Giải quyết nhiệm vụ: Khi giả thuyết đã được kiểm tra và khẳng định thì nó sẽ được
thực hiện, tức là đi đến câu trả lời cho vấn đề đặt ra.
5. Các thao tác tư duy
+ Phân tích – tổng hợp:
Phân tích là quá trình dùng trí óc để phân chia đối tượng nhận thức thành các bộ phận,
các thành phần, thuộc tính, quan hệ khác nhau để nhận thức nó sâu sắc hơn.
Tổng hợp là quá trình dùng trí óc để hợp nhất các bộ phận, thành phần thuộc tỉnh. Quan
hệ của đối tượng nhận thức thành một chỉnh thể.
Phân tích và tổng hợp thống nhất với nhau. Sự phân tích được tiến hành theo phương
hướng của sự tổng hợp, còn tổng hợp được thực hiện trên kết quả của phân tích.
+ So sánh là quá trình dùng trí óc để xác định sự giống nhau hay khác nhau, sự đồng
nhất hay không đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau giữa các sự vật, hiện
tượng. “So sánh là cơ sở của mọi sự hiểu biết và tư duy”
+ Khái quát hóa – trừu tượng hóa:
Khái quát hoá là quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau có chung
những thuộc tính, liên hệ, quan hệ nhất định thành một nhóm, một loại.
Trừu tượng hoá là quá trình dùng trí óc để sự gạt bỏ những mặt, những thuộc nhưng
tính, những liên hệ, quan hệ thứ yếu, không cần thiết và chỉ giữ lại những yếu tố nào
cần thiết để tư duy.
Các thao tác tư duy có quan hệ mật thiết với nhau, chúng thống nhất với nhau theo một
hướng nhất định do nhiệm vụ tư duy quy định (chiến lược tư duy). Các thao tác tu duy
đan chéo nhau chứ không theo trình tự máy móc nêu trên. Tùy theo nhiệm vụ và điều
kiện tư duy, không nhất thiết phải thực hiện tất cả các thao tác tư duy trong một hành
động tư duy.

Trần Thị Làn – DDHSPT3.K24


6. Các loại tư duy
Theo lịch sử hình thành và mức độ phát triển của tư duy thì tư duy được chia thành ba
loại: Tư duy trực quan hành động, tư duy trực quan hình ảnh, tư duy trừu tượng.
Theo hình thức biểu hiện và phương thức giải quyết nhiệm vụ tư duy ở người trường
thành được chia làm ba loại: tư duy thực hành, tư duy hình ảnh cụ thể, tư duy lí luận.
Trong thực tế, người trưởng thành rất ít khi sử dụng thuần tuý một loại tư duy mà
thường sử dụng phối hợp nhiều loại tư duy với nhau, trong đó một loại nào đó giữ vai
trò chủ yếu. Ở con người đều có tất cả các loại tư duy và tính chất của hoạt động nghề
nghiệp đã làm cho họ thiên về một loại tư duy cụ thể nào đó.
Câu 2
I. Năng lực
1. Định nghĩa
Năng lực là tổ hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu
của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả.
2. Các mức độ của năng lực
Người ta thường chia năng lực thành ba mức độ khác nhau: Năng lực, tài năng, thiên tài.

Trần Thị Làn – DDHSPT3.K24


( Hình ảnh làm bài tập nhóm của một nhóm người)
Hình ảnh thể hiện năng lực làm việc của mọi người trong nhóm. Năng lực ấy giúp cho
công việc cần làm hoàn thành một cách nhanh chóng, đạt được kết quả tốt nhất.
- Năng lực là một mức độ nhất định của khả năng con người, biểu thị khả năng hoàn
thành có kết quả một hoạt động nào đó.
- Tài năng làm mức độ năng lực cao hơn, biểu thị sự hoàn thành một cách sáng tạo một
hoạt động nào đó.

( Hình ảnh các bạn nhỏ đang biểu diễn văn nghệ tại trường)
Các học sinh trên đang biểu diễn, thể hiện tài năng múa hát của bản thân mình. Tài năng
ấy đã sáng tạo ra những điệu múa, bài nhảy làm cho buổi biểu diễn trở nên thú vị, vui
tươi hơn
- Thiên tài là mức độ cao nhất của năng lực, biểu thị ở mức kiệt xuất, hoàn chỉnh nhất
của những vĩ nhân trong lịch sử nhân loại.
Albert Einstein là một thiên tài có năng khiếu bẩm sinh vượt xa so với những người
bình thường khác. Trong vật lý, ông đã tìm ra được thuyết tương đối, ông còn là nền
tảng của sự phát triển năng lượng nguyên tử, một trong những cơ sở khoa học của các lý
thuyết về vũ trụ.

Trần Thị Làn – DDHSPT3.K24


( Hình ảnh của thiên tài Albert Einstein )
3. Phân loại năng lực
Năng lực có thể chia thành hai loại: Năng lực chung và năng lực chuyên biệt
+ Năng lực chung là năng lực cần thiết cho nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau. Ví dụ
như năng lực học tập, năng lực tư duy, năng lực quan sát,...

Trần Thị Làn – DDHSPT3.K24


(Hình ảnh học sinh đang học tập ở trên lớp học)
Học sinh đang nạp thêm kiến thức, bồi đắp và có được nhờ vào quá trình học tập rèn
luyện tại các trường học. Từ đó học sinh có thể vận dụng những kiến thức đã học vào
đời sống, để có thể hoàn thiện được những công việc cần phải giải quyết. Năng lực học
tập giúp học sinh thành thạo được những kỹ năng sống cho bản thân áp dụng vào cuộc
sống đời thường.
Năng lực tư duy là khả năng áp dụng mọi thứ mà mình đã học được vào đời sống nhằm
giải quyết các vấn đề để mang lại kết quả tốt. Học sinh vận dụng những kiến thức đã
học được ở trên lớp, làm bài tập sẽ tư duy ra được cách làm bài từ đó có thể giải bài tập
một cách nhanh chóng hơn. Dưới đây là hình ảnh các em học sinh đang tư duy vào bài
học vẽ

Trần Thị Làn – DDHSPT3.K24


(Hình ảnh các em học sinh đang tư duy vẽ tranh)

(Hình ảnh học sinh quan sát trong tiết học Hóa học)
Trong các tiết học, học sinh cần phải quan sát những hiện tượng xung quanh, xác định
được những vấn đề trọng tâm, chính xác của các sự vật hiện tượng xung quanh mình từ
đó đưa ra được hướng giải quyết cho các vấn đề cần chú trọng.

Trần Thị Làn – DDHSPT3.K24


+ Năng lực chuyên biệt là sự kết hợp độc đáo các thuộc tính chuyên biệt đáp ứng yêu
cầu của một lĩnh vực hoạt động chuyên môn và là điều kiện cho hoạt động này đạt kết
quả. Ví dụ như năng lực toán, văn, hội họa, âm nhạc,...

(Hình ảnh học sinh đang vẽ tranh)


4. Mối quan hệ giữa năng lực và tư chất, năng lực và thiên hướng, năng
lực với tri thức, kỹ năng kỹ xảo
+ Năng lực với tư chất: Tư chất là những đặc điểm riêng của cá nhân về giải phẫu sinh
lý bẩm sinh của bộ não, hệ thần kinh, cơ quan phân tích, cơ quan vận động tạo ra sự
khác biệt giữa con người với nhau.
Tư chất là cơ sở vật chất của sự phát triển năng lực. Tư chất có ảnh hưởng đến tốc độ,
chiều hướng và đỉnh cao của sự phát triển năng lực. Tư chất là một trong những điều
kiện hình thành năng lực nhưng không quy định trước sự phát triển của năng lực.
+ Năng lực và thiên hướng: Khuynh hướng của cá nhân đối với một hoạt động nào đó
gọi là thiên hướng.
Thiên hướng về một hoạt động nào đó của năng lực đối với hoạt động ấy thường ăn
khớp với nhau và cùng phát triển với nhau. Thiên hướng mãnh liệt của con người đối
với một hoạt động nào đó có thể coi là dấu hiệu của những năng lực đang hình thành.
+ Năng lực và tri thức, kỹ năng, kỹ xảo: Trị thức, kỹ năng, kỹ xảo có quan hệ mật thiết
với năng lực nhưng không đồng nhất với năng lực. Trí thức, kỹ năng, kỹ xảo trong một
lĩnh vực nào đó là điều kiện cần thiết để có năng lực trong lĩnh vực ấy. Năng lực góp

Trần Thị Làn – DDHSPT3.K24


phần làm cho việc tiếp thu tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo tương ứng với lĩnh vực
của năng lực đó được dễ dàng và nhanh chóng hơn. Một người có năng lực trong một
lĩnh vực nào đó nghĩa là người ấy có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nhất định của lĩnh vực
này. Nhưng khi có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thuộc một lĩnh vực nào đó không nhất thiết
là sẽ có năng lực về lĩnh vực ấy.
Năng lực của mỗi người được hình thành dựa trên cơ sở tư chất. Nhưng điều chủ yếu là
năng lực hình thành, phát triển và thể hiện trong hoạt động tích cực của con người dưới
tác động của rèn luyện, dạy học và giáo dục. Cần tiếp cận vấn đề phát triển năng lực
theo cách tiếp cận nhân cách. Việc hình thành và phát triển các phẩm chất nhân cách là
phương tiện có hiệu quả nhất để phát triển năng lực.
II. Khí chất
1. Định nghĩa
Khí chất là thuộc tính tâm lý phức tạp của cá nhân, biểu hiện cường độ, tốc độ, nhịp độ
của các hoạt động tâm lý, thể hiện sắc thái hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân.
2. Các kiểu khí chất
I.P.Pavlov đã khám phá ra hai quá trình thần kinh cơ bản là hưng phấn và ức chế có ba
thuộc tính cơ bản: Cường độ, tính cân bằng, tính linh hoạt. Sự kết hợp theo các cách
khác nhau giữa ba thuộc tính này tạo ra bốn kiểu thần kinh trung cho người và động vật,
là cơ sở cho bố loại khí chất.
Bốn kiểu thần kinh cơ bản Bốn kiểu khí chất tương ứng
+ Kiểu mạnh mẽ, cân bằng, linh hoạt -“hăng hái”
+ Kiểu mạnh mẽ, cân bằng, không linh hoạt -“bình thản”
+ Kiểu mạnh mẽ không cân bằng (hưng phấn mạnh -“nóng nảy”
mẽ hơn ức chế)
+ Kiểu yếu -“ưu tư”

3. Đặc điểm của mỗi loại khí chất


Kiểu khí chất hăng hái: người thuộc kiểu khí chất này thường là người hoạt bát, vui vẻ,
yêu đời, ham hiểu biết, cảm xúc không sâu, dễ hình thành và dễ thay đổi. Nhận thức
nhanh nhưng cũng hay quên, tâm hồn hướng ngoại, cởi mở, dễ thích nghi với môi
trường mới.
Dưới đây là ví dụ về người thuộc kiểu khí chất hăng hái
Trần Thị Làn – DDHSPT3.K24
(Hình ảnh công nhân đang sửa đường)
Mọi người vẫn đang chăm chú, linh hoạt sửa lại đường trước dịp Tết dù trời đang mưa
rét.
-như vậy có thể thấy người có khí chất hăng hái có khả năng tư duy, nhận thức nhanh,
nhiều sáng kiến. Có khả năng thích nghi với mọi môi trường hoàn cảnh. Đây là loại
người rất linh hoạt trong cuộc sống. Về tình cảm thì là người dễ phát sinh tình cảm
nhưng đa phần không bền lâu dễ thay đổi. Họ lạc quan yêu đời nhanh nhẹn nhiều sáng
kiến có khả năng tổ chức
Sau đây là hình ảnh của khí chất nóng nảy

Trần Thị Làn – DDHSPT3.K24


(Hình ảnh hai người đang cãi nhau)
Hai người cãi nhau do không cùng quan điểm thiếu khả năng kiềm chế cơn tức giận.

Kiểu khí chất bình thản: người thuộc kiểu khí chất này thường là người chậm chạp,
điềm tĩnh, chắc chắn, kiên trì, ưa sự ngăn nắp, khả năng kiềm chế tốt, nhận thức chậm
nhưng chắc chắn. Tình cảm khó hình thành nhưng sâu sắc, ít ưa cãi cọ, không thích ba
hoa, có tính ỳ khi khởi động hoạt động. Tâm hồn hướng nội, khó thích nghi với môi
trường mới.
Kiểu khí chất nóng nảy: người thuộc kiểu khí chất này thường là người hành động
nhanh, mạnh, hào hứng, nhiệt tình, hay có tính nóng nảy, mệnh lệnh, quyết đoán, dễ bị
kích động, thẳng thắn, chân tình, khả năng kiềm chế kém. Tâm hồn hướng ngoại, dễ
thích nghi với môi trường mới.
Kiểu khí chất ưu tư: người thuộc kiểu khí chất này thường là người có biểu hiện hoạt
động chậm chạp, chóng mệt mỏi, luôn hoài nghi, lo lắng, thiếu tự tin, cảm xúc khó nảy
sinh nhưng sâu sắc, có sự nhạy bén và tinh tế về cảm xúc, giàu ấn tượng. Trong quan hệ
thường mềm mỏng, tế nhị, chu đáo, vị tha, thường sống nội tâm và khó thích nghi với
môi trường mới.
Mỗi kiểu khí chất trên có mặt mạnh, mặt yếu. Trên thực tế, ở con người có những loại
khí chất trung gian bao gồm nhiều đặc điểm của bốn kiểu khí chất trên. Khí chất của cá
nhân có cơ sở sinh lý là kiểu thần kinh nhưng khí chất chịu sự chi phối của các đặc điểm
xã hội, biến đổi do rèn luyện và giáo dục.
III TÌNH CẢM
1. Khái niệm xúc cảm và tình cảm
Xúc cảm là một quá trình tâm lý phân ảnh những rung động có liên quan đến nhu cầu
của cơ thể.
Xúc cảm có cả ở người và động vật. Song xúc cảm ở người khác về chất so với xúc cảm
ở động vật.
Tình cảm là một thuộc tính tâm lý phản ánh những thái độ cảm xúc ổn định của con
người đối với những sự vật, hiện tượng có liên quan đến nhu cầu và động cơ của họ.
Tình cảm là sản phẩm cao cấp của sự phát triển các quá trình xúc cảm trong những điều
kiện xã hội. Cũng giống như nhận thức, tình câm phản ánh hiện thực khách quan cơ bản
nhất của con người và mang tính chủ thể sâu sắc. Nhưng so với nhận thức thì tình cảm
có những đặc điểm khác với đặc điểm của nhận thức ở chỗ:

Trần Thị Làn – DDHSPT3.K24


+ Về nội dung phản ánh: Nhận thức phản ánh những thuộc tính, những mối quan hệ của
bản thân thế giới thì tình cảm phản ánh mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng với nhu
cầu, động cơ của con người.
+ Về phạm vi phản ánh: Phạm vi phản ánh của tình cảm mang tính lựa chọn, chỉ những
sự vật, hiện tượng liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu, động cơ của
con người mới gây tình cảm. Phạm vi phân ảnh của nhận thức rộng hơn, mọi sự vật,
hiện tượng tác động vào giác quan của con người ít nhiều đều được nhận thức ở các
mức độ khác nhau.
+ Về phương thức phản ánh: Nhận thức phản ánh thế giới bằng hình ảnh, khái niệm,
biểu tượng còn tình cảm thể hiện thái độ của con người bằng các rung cảm.
Ngoài ra với tư cách là một thuộc tỉnh tâm lý ổn định, tiềm tàng của nhân cách, tình cảm
mang đậm màu sắc chủ thể hơn so với nhận thức. Quá trình hình thành tình cảm lâu dài,
phức tạp hơn và được diễn ra theo những quy luật khác với nhận thức.

( Hình ảnh người dân thể hiện tình yêu nước)


Tuy có sự khác nhau, nhưng nhận thức và tình cảm có mối quan hệ thống nhất với nhau,
qui định lẫn nhau, thúc đẩy lẫn nhau. Đó là hai mặt của một cấu trúc nhân cách. Nhận
thức là cơ sở định hướng của tình cảm, qui định sự biểu hiện của tình cảm. Nhận thức
đúng thì tình cảm mới đúng, nhận thức sai thì tình cảm sẽ sai. Nhận thức giúp con người
kiểm chế tình cảm, biểu hiện tình cảm đúng lúc, đúng chỗ.
Tình cảm là động lực thôi thúc con người nhận thức, tìm tòi, khám phá. Khi con người
có sự say mê, có rung cảm thực sự thì quả trình nhận thức cảng sâu sắc, càng tinh tế
hiệu quả cao.
- Có nhiều tác giả đồng nhất khái niệm “xúc cảm” với khải niệm “tình cảm” ở con
người. Tuy có sự giống nhau (đều là sự biểu thị thái độ của chủ thể đối với các sự vật,

Trần Thị Làn – DDHSPT3.K24


hiện
Cảm xúc Tình cảm
- Có cả ở con người và con vật - Chỉ có ở con người

- Là một quá trình tâm lí - Là một thuộc tính tâm li

- Có tính chất tạm thời, tình huống và đa - Có tỉnh xác định và ổn định
dạng
- Thường ở trạng thái tiềm tàng
- Luôn luôn ở trạng thái hiện thực
- Xuất hiện sau
- Xuất hiện trước
- Thực hiện chức năng xã hội (giúp
- Thực hiện chức năng sinh vật (giúp cơ con người định hướng và thích nghi
thể định hướng và thích nghi với môi với xã hội với tư cách một nhân
trường | bên ngoài với tư cách một cá cách.
thể)
- Gắn liền với phản xạ có điều kiện
- Gắn liền với phản xạ không điều kiện, với động hình thuộc hệ thống tín
với bản năng. hiệu thứ hai.
tượng có liên quan đến nhu cầu của chủ thể đó) nhưng xúc cảm và tình cảm có những
khác biệt căn bản trên ba mặt: Tính ổn định, tỉnh xã hội và cơ chế sinh lí – thần kinh.
Việc phân biệt sự khác nhau giữa xúc cảm và tình cảm có ý nghĩa quan trọng cả về mặt
lí luận, lẫn thực tiễn. Có thể nêu những khác biệt đó như sau:

Tuy khác nhau, nhưng xúc cảm và tình cảm có liên quan mật thiết với nhau: Tình cảm
được hình thành từ những xúc cảm đồng loại (do sự động hình hoá, khái quát hoá các
xúc cảm đó mà thành) và được thể hiện qua các xúc cảm (nói cách khác, xúc cảm là cơ
sở và phương tiện biểu hiện của tình cảm); ngược lại tình cảm có ảnh hưởng trở lại và
chi phối các xúc cảm của con người.
2. Vài trò
Xúc cảm và tình cảm có vai trò to lớn trong đời sống của con người cả về mặt sinh lí lẫn
tâm lí. Con người không có xúc cảm thì không thể tồn tại được, chỉ trừ những người bị
bệnh tâm thần – những người bị chứng vô tình cảm mà thôi. Sự “đói tình cảm” cũng có
ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lí và cơ thể con người như là sự “đỏi cảm giác” vậy.

Trần Thị Làn – DDHSPT3.K24


Xúc cảm, tình cảm thúc đẩy con người hoạt động, giúp con người khắc phục những khó
khăn, trở ngại gặp phải trong quá trình hoạt động.
Đặc biệt, trong công tác giáo dục thì tình cảm giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Nó vừa
là điều kiện, vừa là phương tiện, vừa là nội dung của giáo dục.
3. Những đặc điểm đặc trưng của tình cảm.
Tình cảm có những đặc điểm đặc trưng cơ bản sau:
+ Tính nhận thức: Tình cảm được này sinh trên cơ sở những xúc cảm của con người
trong quá trình nhận thức đối tượng. Nhận thức được xem là “cái lý” của tình cảm, làm
cho tình cảm có tính đối tượng xác định.
+ Tĩnh xã hội: Tình cảm chỉ có của con người, mang tính xã hội, thực hiện chức năng xã
hội và được hình thành trong môi trường xã hội.
+ Tính ổn định: Tình cảm là những thái độ ổn định của con người đối với hiện thực
xung quanh và đối với bản thân. Tình cảm là một thuộc tỉnh tâm lý, một đặc trưng quan
trọng của nhân cách con người.
+ Tính chân thực: Tính chân thực của tình cảm được thể hiện ở chỗ tình cảm phân ánh
chính xác nội tâm thực của con người, ngay cả khi con người cố che đầu bằng những
“động tác giả”.
+ Tính đối cực (tính hai mặt): Tình đổi cực gắn liền với sự thỏa mãn bay không thỏa
mãn nhu cầu của con người (yêu – ghét, vui – buồn..).
4. Các mức độ của tình cảm
+ Màu sắc xúc cảm của cảm giác
Đây là mức độ thấp nhất của sự phản ảnh cảm xúc, nó là một sắc thái xúc cảm đi kèm
theo quá trình cảm giác. Ví dụ: Cảm giác về màu xanh lá cây gây cho chúng ta một cảm
xúc khoan khoái, nhẹ nhõm, dễ chịu. Cảm giác về màu đỏ gây cho ta một cảm xúc rạo
rực, nhức nhối

Trần Thị Làn – DDHSPT3.K24


( Hình ảnh về tình mẫu tử)
Màu sắc xúc cảm của cảm giác không được chủ thể nhận thức như là một hiện tượng
tâm lí độc lập, mà như là một thuộc tỉnh đặc sắc của quá trình tâm lí (cảm giác). Nó chỉ
thoáng qua, không mạnh mẽ. Kích thích gây ra các màu sắc xúc cảm này là các thuộc
tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng. Màu sắc xúc cảm của cảm giác mang tính chất cụ
thể, gắn liền với các cảm giác nhất định và không được chủ thể ý thức một cách rõ ràng,
đầy đủ.
+ Xúc cảm
Đó là mức độ phản ánh cảm xúc cao hơn, nó là sự thể nghiệm trực tiếp của một tình
cảm nào đó. Xúc cảm có những đặc điểm sau: Xảy ra nhanh chóng, nhưng mạnh mẽ, rõ
rệt hơn so với màu sắc xúc cảm của cảm giác; đo những sự vật, hiện tượng trọn vẹn gây
nên, có tính chất khái quát cao hơn và được chủ thể ý thức ít nhiều rõ rệt hơn so với
màu sắc xúc cảm của cảm giác.
Tuỳ theo cường độ, tính ổn định (thời gian tồn tại) và tinh ý thức cao hay thấp. Người ta
lại chìa xúc cảm làm hai loại: Xúc động và tâm trạng.
Xúc động là một dạng xúc cảm có cường độ rất mạnh, xảy ra trong một thời gian ngắn
và khi xảy ra xúc động con người thường không làm chủ được bản thân mình (cả giận
mất khôn) không ý thức được hậu quả hành động của mình (là vì lúc đó hoạt động của
bộ phận dưới vỏ não trội hơn hoạt động của vỏ não, làm cho sự kiểm soát của vỏ não bị
suy yếu). Xúc động diễn ra dưới hình thức những quá trình ngắn, theo từng “cơn” “cơn
giận”, “cơn ghen”...

Trần Thị Làn – DDHSPT3.K24


Tâm trạng là một dạng khác của xúc cảm, nó có cường độ vừa phải hoặc tương đối yếu,
tồn tại trong một thời gian tương đối dài, có khi hàng tháng, hàng năm, và con người
không ý thức được nguyên nhân gây ra nó:
“Hôm nay trời nhẹ lên cao
Tôi buồn chẳng hiểu vì sao tôi buồn”
(Xuân Diệu)

Tâm trạng là một trạng thái xúc cảm chung bao trùm lên toàn bộ các rung động và làm
nền cho hoạt động của con người, có ảnh hưởng rõ rệt đến toàn bộ hành vì của họ trong
một thời gian khả dài. Nguồn gốc của tâm trạng rất khác nhau: có những nguồn gốc gắn
và những nguồn gốc xa. Nguồn gốc chủ yếu để nảy sinh tâm trạng là vị trí của cá nhân
trong xã hội.

( Một cô gái đang có tâm trạng buồn)


Gần đây các nhà tâm lí học chú ý đến một trạng thái xúc cảm đặc biệt, gọi là trạng thái
căng thẳng (stress). Đỏ là những trạng thái xúc cảm này sinh trong những tình huống
nguy hiểm, trong những tình huống phải chịu đựng những hành động nhanh, mạnh...
+ Tình cảm

Trần Thị Làn – DDHSPT3.K24


Đó là thái độ ổn định của con người đối với hiện thực xung quanh và đối với bản thân
mình, nó là một thuộc tính ổn định của nhân cách.
Trong tình cảm có một loại đặc biệt, có cường độ rất mạnh, cường độ tồn tại khá lâu đài
và được ý thức rất rõ ràng – đó là sự say mê. Có những say mê tích cực (say mê học tập,
say mê nghiên cứu...) và có những say mê tiêu cực, thường gọi là đam mê (dam mê cờ
bạc, rượu chè....)
5. Các loại tình cảm
Tình cảm bao gồm tình cảm cấp thấp và tình cảm cấp cao:
+ Tình cảm cấp thấp là những tình cảm có liên quan đến sự thoả mãn hay không thoả
mãn những nhu cầu cơ thể. Những tình cảm cấp thấp có ý nghĩa sinh học to lớn: nó báo
hiệu về trạng thái sinh lí của cơ thể.

( Hình ảnh học sinh đang vui vẻ)


+ Tình cảm cấp cao là những tình cảm mang tính chất xã hội rõ ràng (ngay tỉnh cảm cấp
thấp cũng mang tính chất xã hội) và nó nói lên thái độ của con người đối với những mật
và hiện tượng khác nhau của đời sống xã hội. Tình cảm cấp cao gồm có tỉnh cảm đạo
đức, tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm mĩ và tình cảm hoạt động.
Tình cảm đạo đức là những tình cảm có liên quan đến sự thoả mãn hay không thoả mãn
những nhu cầu đạo đức của con người. Tình cảm đạo đức biểu hiện thái độ của con
người đối với những người khác, đối với tập thể, đối với trách nhiệm xã hội của bản
Trần Thị Làn – DDHSPT3.K24
thân. Ví dụ: Tình yêu Tổ quốc, tình cảm nghĩa vụ, lương tâm; tình yêu tập thể, tình bạn
bẻ, tình đồng chí...

(Hình ảnh về tình bạn)


Tình cảm trí tuệ là những tình cảm này sinh trong quá trình hoạt động trí óc nó liên
quan đến những quá trình nhận thức và sáng tạo, liên quan đến sự thoả mãn hay không
thoả mãn những nhu cầu nhận thức của con người. Tình cảm trí tuệ biểu hiện thái độ
của con người đối với các ý nghĩ, tư tưởng, các quá trình và kết quả hoạt động trí tuệ.
Tình cảm trí tuệ bao gồm: Sự ham hiểu biết, sự ngạc nhiên, sự hoài nghi, sự tin tưởng,
sự hài lòng.
Tình cảm thẩm mĩ là những tình cảm có liên quan đến nhu cầu thẩm mĩ, nhu cầu về cái
đẹp. Tình cảm thẩm mĩ biểu hiện thái độ thẩm mĩ của con người đối với hiện thực (tự
nhiên, xã hội, lao động, con người). Tình cảm thẩm mĩ được thể hiện trong những sự
đánh giả tương ứng, trong những thị hiếu thẩm mĩ và được thể nghiệm trong những
trạng thái khoái cảm nghệ thuật đặc trưng. Tình cảm thẩm mĩ, cũng như tình cảm đạo
đức, được quy định bởi xã hội, nó phản ánh trình độ phát triển của xã hội.
Tình cảm mang tính chất thế giới quan là mức độ cao nhất của đời sống tinh cảm của
con người. Trong tiếng việt, loại tình cảm này được diễn đạt bằng từ “tính.” “tình thần”
hay “chủ nghĩa” ở đầu danh từ: “tính giai cấp”, “tinh thần trách nhiệm”, “chủ nghĩa yêu
nước”... ở mức độ này, tình cảm có những đặc điểm sau: Rất ổn định và bền vững, do
một loại hay một phạm trù các sự vật, hiện tượng gây nên; có tính chất khái quát cao độ,
có tính tự giác, tỉnh ý thức cao, trở thành một nguyên tắc trong thái độ và hành vi.
Trần Thị Làn – DDHSPT3.K24
Tất cả những tình cảm cấp cao kể trên có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, chúng không tồn
tại một cách riêng rẽ, tách rời.
6. Các quy luật của đời sống tình cảm
+ Quy luật “lây lan”
Xúc cảm tình cảm của người này có thể truyền, “lây sang người khác. Trong cuộc sống
hàng ngày ta thường thấy hiện tượng “vui lây”, “buồn lây”, “cảm thông”, “đồng cảm”...
Nền tảng của quy luật này là tỉnh xã hội trong tình cảm của con người. Trong hoạt động
giáo dục, quy luật này là cơ sở của nguyên tắc “giáo dục trong tập thể và thông qua tập
thể”.

( Hình ảnh hai bạn chia sẻ những chuyện vui cho nhau)
+ Quy luật “thích ứng”
Tương tự như trong quá trình cảm giác, trong xúc cảm, tình cảm cũng có hiện tượng
thích ứng, nghĩa là một xúc cảm nào đó được lặp đi lặp lại nhiều lần một cách không
thay đổi, thì cuối cùng sẽ bị suy yếu, bị lắng xuống. Đó là hiện tượng “chai dạn” của
tình cảm.
Trong đời sống và hoạt động hàng ngày, quy luật này được ứng dụng một cách có hiệu
quả. Chẳng hạn, để làm cho học sinh mất tính nhút nhát, sợ bị gọi lên bảng, thi giáo
viên thường xuyên “ưu tiên” gọi học sinh đó lên bảng, với những câu hỏi vừa sức và
một thái độ khuyến khích, động viên, nhằm củng cố và tăng cường lòng tự tin của em
đó. Hiện tượng “gần thường, xa thương” chính là do quy luật này tạo nên. Đó cũng
chính là cơ sở của cái được gọi là “sự củng cố âm tinh trong quan hệ tình cảm".

Trần Thị Làn – DDHSPT3.K24


+ Quy luật "tương phản"
Tương phản là sự tác động qua lại giữa những xúc cảm, tình cảm âm tính và dương tính,
tích cực và tiêu cực thuộc cùng một loại. Cụ thể là: một thể nghiệm này có thể làm tăng
cường một thể nghiệm khác đối cực với nó, xảy ra đồng thời hay nối tiếp với nó.
Ví dụ: Khi chấm bài, sau một loạt bài kém, lúc gặp một bài khá thì giáo viên thấy hài
lòng hơn nhiều so với trường hợp bài khả đỏ nằm trong một loạt bài khá mà ta đã gặp
trước đó.
+ Quy luật “di chuyển”
Xúc cảm, tình cảm của con người có thể đi chuyển từ một đối tượng này sang một đối
tượng khác. Văn học đã sống con người: 1 nghỉ nhận nhiều biểu hiện cụ thể của quy
luật này trong đời
“Thiếp như con én lạc đàn,
Phải cung rày đã sợ làn cây công
(Nguyễn Du)
“Qua đình ngả nón trông định,
Đình bao nhiêu ngôi thương mình bấy nhiêu”
(Ca dao)
Trong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta cũng hay gặp hiện tượng “giận cá chém thớt”, “vơ
đũa cả nắm”...

Trần Thị Làn – DDHSPT3.K24


( Cặp đôi đang giận dỗi nhau)
Quy luật này nhắc nhở chúng ta phải chú ý kiểm soát thái độ xúc cảm của mình, làm
cho nó mang tỉnh có chọn lọc tích cực, tránh “vơ đũa cả nắm”, “giận cá chém thớt”,
cũng tránh tình cảm “tràn lan”, “ không biên giới”.
+ Quy luật “pha trộn”
Sự pha trộn của xúc cảm, tình cảm là sự kết hợp màu sắc âm tinh với màu sắc dương
tính. Tính pha trộn cho phép hai xúc cảm, hai tình cảm đối lập nhau có thể cũng tồn tại
ở một con người, chúng không loại trừ nhau, mà quy định lẫn nhau.
Ví dụ: Sự pha trộn giữa cảm xúc lo âu và tự hào ở những vận động viên đầu bỏ tót, vận
động viên leo núi, thám hiểm... sự ghen tuông trong tình cảm vợ chồng cũng là sự pha
trộn giữa yêu và ghét.
Quy luật này cho ta thấy rõ tính phức tạp, nhiều mâu thuẫn của tình cảm con người. Sự
thật những mâu thuẫn đó phản ánh tính phức tạp, đa dạng và mâu thuẫn có thực trong
thực tế khách quan mà thôi.
+ Quy luật về sự hình thành tình cảm
Tình cảm được hình thành từ xúc cảm cùng loại được động hình hoá, tổng hợp hoá và
khái quát hoá mà thành. Chẳng hạn, tình cảm của con cái đối với cha mẹ là do các xúc
cảm dương tính do cha mẹ đem lại trong suốt quá trình lớn khôn của trẻ tạo thành. Quy
luật này cho chúng ta thấy: Muốn hình thành tình cảm cho học sinh thì phải từ xúc cảm:
Không có xúc cảm, không có sự rung động thì không thể có một tình cảm nào cả.
“Người thực, việc thực” là kích thích dễ gây rung động nhất. Sự thuyết giáo là cần,
nhưng không đủ để gây nên tình cảm.
Như vậy, bộ môn tâm lí học đại cương, giúp em hiểu và thập thu đuoy nhiều kiến thức
chuyên ngành về khái niềm, nhân ra tâm quan trọng, ý nghĩa của tâm lý học. Tâm li học
luôn có vai trò to lên trong cuộc sống và hoạt động của con người, nghiên cứu về hành
vi, tình thần, tư tưởng của con người. Chính vì thế ta luôn quan tâm đến đời sống tâm lí
của con người.

LỜI KẾT
Trên thức tả, ý thức xã hỏi mới đó biểu hiển rất phong phú, đa dạng. Ngoài ra tư tưởng,
nó còn được biểu hiện ra ở tâm trạng, tình cảm, nhu cầu và cả thói quen, phong tục, tập
quán của cộng đồng xã hội. Xây dựng ý thức xã hội mới trên cơ sở xây dựng và phát
triển nền văn hóa tiên tàng, đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho văn hóa thực sự trở thành
mục tiêu, đồng lực của phát triển, thành nền tảng tinh thân của xã hội. Xây dựng ý thức
xã hội mới gắn với việc tăng cường học tập lý luận, tuyên truyền, giáo dục, văn dùng

Trần Thị Làn – DDHSPT3.K24


sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, làm cho hệ tư
tưởng của Đảng trở thành nền tảng và kim chỉ nam cho nhận thức, hành động của toàn
Đảng và nhân dân. Ý thức xã hội mới là cốt lõi trong đời sống tinh thần xã hội mới, nó
không hình thành một cách tự phát mà trong lòng xã hội cũ, nó cần được chủ động nhận
thức, xây dựng, truyền bá thành ý thức chung của con người trong xã hội mới, thành
động lực tinh thần của con người trong quá trình xây dựng xã hội mới. Vì vậy, cần xây
dựng ý thức xã hội mới đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước.

Trần Thị Làn – DDHSPT3.K24

You might also like