You are on page 1of 3

Họ tên: Nguyễn Minh Anh

MSSV: QHQT48C10789
Lớp: TLHĐC.2_LT

Đề bài:
Tại sao tư duy lại được xếp vào mức độ nhận thức lý tính? Cho ví dụ cụ thể

Bài làm

Trước tiên, để có thể tìm hiểu vì sao tư duy thuộc mức độ nhận thức lý tính thì
chúng ta phải phân biệt được các mức độ nhận thức. Nhận thức là quá trình tâm lý phản
ánh hiện thực khách quan và bản thân con người thông qua các giác quan và dựa trên
kinh nghiệm hiểu biết của bản thân. Nhận thức ở mức độ thấp là nhận thức cảm tính, ở
mức độ cao hơn là nhận thức lý tính.
Nhận thức lý tính là mức độ nhận thức cao ở con người, trong đó con người phản
ánh những thuộc tính bên trong, những mối quan hệ có tính quy luật của hiện thực khách
quan một cách gián tiếp, đồng thời khái quát và đầy đủ hơn.
Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối
liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật hiện tượng trong hiện thực khách
quan mà trước đó ta chưa biết. Khác với nhận thức cảm tính, tư duy phản ánh những
thuộc tính bên trong, bản chất, những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật của sự vật,
hiện tượng. Quá trình phản ánh này mang tính gián tiếp và khái quát nảy sinh trên cơ sở
hoạt động thực tiễn, từ sự nhận thức cảm tính nhưng vượt xa giới hạn của nhận thức cảm
tính. Chính vì vậy, từ khái niệm của nhận thức lý tính và tư duy, chúng ta có thể kết luận
rằng tư duy được xếp vào mức độ nhận thức lý tính.
Ngoài ra, tư duy cũng có những đặc điểm đặc trưng của nhận thức lý tính: tính
phản ánh gián tiếp; tính phản ánh sáng tạo và tính trừu tượng, khái quát, tổng hợp. Đầu
tiên, tư duy có tính “vấn đề”, phản ánh sự sáng tạo. Tư duy được nảy sinh trong hoạt
động thực tiễn xuất hiện một mục đích mới, phương pháp hành động quen thuộc không
đủ để giải quyết. Những hoàn cảnh (tình huống) như vậy gọi là hoàn cảnh có vấn đề.
Tình huống “có vấn đề” là những tình huống chứa đựng mục đích mới, vấn đề mới mà
cách thức giải quyết cũ, phương tiện, phương pháp cũ không đủ sức giải quyết. Chính
điều này kích thích con người tư duy. Đồng thời, muốn tư duy thì cá nhân phải nhận thức
đầy đủ, xác nhận được những gì đã biết và chưa biết, có nhu cầu tìm kiếm lời giải và có
những tri thức cần thiết để giải quyết được vấn đề. Khi ta phát minh ra một chiếc máy
móc mới, ta đã tạo ra một cái mới chưa có trong hiện thực. Đây là một ví dụ về tư duy
sáng tạo, vì ta đã tạo ra một cái mới, chưa có trong hiện thực.
Thứ hai, tư duy mang tính gián tiếp. Tư duy không phản ánh trực tiếp sự vật, hiện
tượng bằng các giác quan như nhận thức cảm tính mà có khả năng nhận thức nó bằng một
cách gián tiếp. Điều này được thể hiện qua việc sử dụng công cụ, phương tiện và các
thành tựu trong hoạt động nhận thức của loài người và kinh nghiệm cá nhân. Khi ta nói
"tất cả các loại cà phê đều có vị đắng", ta đã sử dụng phán đoán để khẳng định một tính
chất của cà phê. Đây là một ví dụ về tư duy gián tiếp, vì ta không trực tiếp quan sát và
nếm tất cả các loại cà phê trên thế giới, mà chỉ dựa vào những loại cà phê mà ta đã quan
sát và nếm thử được để đưa ra kết luận
Thứ ba, tư duy có tính trừu tượng và khái quát. Tư duy có khả năng loại bỏ khỏi
sự vật, hiện tượng những thuộc tính, những dấu hiệu không cần thiết trong quá trình tư
duy, chỉ giữ lại những thuộc tính cần thiết nhất, bản chất nhất, chung nhất của nhiều sự
vật, hiện tượng hợp thành một nhóm, một phạm trù. Tính trừu tượng và khái quát của tư
duy cho phép con người không chỉ giải quyết những nhiệm vụ hiện tại mà còn dự báo
những cái sẽ xảy ra trong tương lai. Ví dụ, khi ta nhắc tới “con mèo”, ta có thể khái quát
những con mèo nói chung chứ không chỉ là một giống loài mèo cụ thể như mèo tam thể,
mèo lông ngắn,...
Như vậy, tư duy là một quá trình nhận thức cao cấp, là cơ sở cho con người thực
hiện các hoạt động phức tạp như học tập, nghiên cứu, sáng tạo. Nó giúp con người hiểu
được bản chất, quy luật của thế giới khách quan, từ đó có thể giải quyết các vấn đề thực
tiễn một cách hiệu quả. Tư duy được xếp vào mức độ nhận thức lý tính bởi vì nó mang
tính chất trừu tượng, khái quát, có tính gián tiếp và phản ánh sự sáng tạo, giải quyết vấn
đề. Tư duy cho phép chúng ta hiểu, tương tác và tạo ra nhận thức mới trong thế giới phức
tạp xung quanh chúng ta, và là yếu tố quan trọng trong sự phát triển và thành công của
con người.

You might also like