You are on page 1of 25

Câu 1: Tại sao con người cần triết học?

Triết học phát sinh từ đâu


và ra đời như thế nào?
Triết học đã xuất hiện từ thời Hy lạp cổ với thuật ngữ “Philosophy”
gồm hai từ ghép “Phileo”(tình yêu) và “Sophie”( sự thông thái) . Theo
nghĩa đó Triết học là tình yêu với sựu thông thái hay tôi yêu mến sự
thông thái . Thuật ngữ lầ đầu tiên xuất hiện trong VB của triết gia với
nghĩa : Khát vọng về chân lý . Hay ở TQ với chữ Trí, … Thực tế có
rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về triết học, nhưng đều bao hàm
những nội dung cơ bản giống nhau: Triết học nghiên cứu thế giới với
tư cách là một chỉnh thể, tìm ra những quy luật chung nhất chi phối sự
vận động của chỉnh thể đó nói chung, của xã hội loài người, của con
người trong cuộc sống cộng đồng nói riêng. Triết học là tri thức, và tri
thức ấy là "một hệ thống lý luận chung nhất của con người về thế
giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy". Nghĩa là tri
thức về những gì là chung nhất, đó là triết học. 
 Con người cần triết học là bởi triết học cung cấp cho con người năng
lực tư duy trừu tượng trong hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới.
Triết học không giải quyết các vấn đề của khoa học cụ thể nhưng sự
phát triển của khoa học triết học đã giải quyết các bế tắc của khoa học
cụ thể. Vì thế các quan niệm của triết học ở tầng bậc phổ quát nhất
luôn là con đường và là chìa khóa cho các khoa học cụ thể dựa vào,
vận dụng nhằm dựa lên và phát triển. Khi con người cảm thấy hoang
mang lúng túng bởi không lí giải được những hiện tượng đang xảy ra
xung quanh mình trên nền tảng của toàn bộ những tri thức đã được
nhận thức trước đó người ta đã ý thức được tầm quan trọng của năng
lực tư duy trừu tượng,cái không thể giống nhau ở tất cả mọi người
nhưng lại không thể thiếu nếu muốn suy nghĩ và hành động đúng. Chỉ
có triết học bằng những nội dung tri thức đặc biệt của mình, là khoa
học cung cấp khả năng trừu tượng cho con người ở tầng bậc phổ quát
nhất để tùy vào các lĩnh vực cụ thể mà các khoa học tìm ra chân lý
của mình. Năng lực tư duy trừu tượng mà triết học cung cấp cho con
người là những khả năng như: thấy được cái bản chất thông qua các
hiện tượng, tìm được tính tất nhiên thông qua vô vàn cái ngẫu nhiên,
chỉ ra nguyên nhân đích thực của kết quả đang hiện tồn... Chính nhờ
những năng lực trừu tượng và khái quát hóa đặc trưng này mà triết
học mới liên tục tạo ra những diện mạo mới về mặt nhận thức và cải
tạo thế giới. Khi có được năng lực tư duy trừu tượng, con người tự
khác lý giải và từ đó có thể giải quyết những vấn đề đã, đang và sẽ đặt
ra. 
 Triết học là khoa học cung cấp nội dung những tri thức triết học, nhờ
đó tư duy con người có thể tạo ra trí tưởng tượng tích cực trong hoạt
động nhận thức và cải tạo thế giới. Trí tưởng tượng này dựa vào việc
nhận thức được tính quy luật trong sự tồn tại và phát triển của sự vật,
trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các khoa học cụ thể, dựa vào chính
năng lực của nhận thức, vào sự mượng tượng ra thế giới theo đúng
cách mà thế giới đang tồn tại.Trí tưởng tượng có được trước hết phải
dựa trên cơ sở nắm được những tri thức triết học để biết rằng, mọi kết
quả đều có nguyên nhân, nhưng không phải mọi sự kiện đều có thể
tìm được nguyên nhân của nó. Ví như đến một ngày người ta không
thể dùng quan hệ nhân quả để giải thích các sự kiện thì lúc đó, chỉ có
năng lực trừu tượng của những suy tư triết học mới có thể và cần phải
tưởng tượng ra một chìa khoá vạn năng mới nhằm giải thích và hành
động cho phù hợp với hiện thực, chẳng hạn, trong trường hợp trên, cái
cần tìm kiếm phải là một quy luật rộng hơn tính nhân quả... 
 
Tóm lại, triết học cung cấp cho con người năng lực tư duy trừu tượng
và khả năng tưởng tượng ra thế giới trong hoạt động nhận thức và cải
tạo thế giới. Để có được điều này, trước hết người ta cần và phải có sự
tích luỹ tri thức, đặc biệt là dựa trên kết quả của các khoa học cụ thể.
Nhưng phép cộng giản đơn trong các thành tựu của khoa học cụ thể tự
nó lại không thể tạo thành năng lực tư duy trừu tượng. Đó là lý do các
khoa học cụ thể không thể thay thế cho triết học và triết học cũng
không thể làm được công việc của các khoa học cụ thể. Chính nội
dung của những tri thức triết học và chỉ có nó mới làm sản sinh trong
năng lực nhận thức của con người cách suy nghĩ và hành động phù
hợp với hiện thực được phản ánh. 

Câu 2: Nhận thức được bản chất của các sự vật có ý nghĩa gì? Tại
sao khoa học không dừng lại ở nhận thức hiện tượng mà cần đi
sâu vào bản chất của sự vật?
Nhận thức: Là hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức và những
am hiểu thông qua suy nghĩ, giác quan bao gồm các quy trình như là
tri thức, sự chú ý, trí nhớ, sự đánh giá, sự ước lượng, sự lí luận, sự
tính toán vấn đề, việc đưa ra quyết định, sự lĩnh hội và việc sự dụng
ngôn ngữ.Là quá trình phản ánh hiện thực khách quan một cách tích
cực, chủ động, sáng tạo bởi con người trên cơ sở thực tiễn mang tính
lịch sử cụ thể. Bản chất của sự vật: Bản chất là tổng hợp tất cả những
mặt, những mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định ở bên trong sự vật,
quy định sự vận động và phát triển của sự vật đó. Nhận thức được bản
chất của sự vật là quá trình tiếp thu kiến thức và những am hiểu về tất
cả các mặt, các mối liên hệ tất nhiên, các yếu tố tương đối ổn định ở
bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật đó.
Quá trình tổng hợp đó được thực hiện thông qua suy nghĩ, kinh
nghiệm và giác quan bao gồm nhiều quy trình như tri thức, sự chú ý,
trí nhớ…
Ý nghĩa khi nhận thức được bản chất của sự vật: Giúp mỗi người có
thể nhìn nhận được mặt bên trong, mặt tương đối ổn định của hiện
thực khách quan và có thể đánh giá cái ẩn giấu đằng sau cái vẻ bề
ngoài của hiện tượng và biểu lộ ra qua những hiện tượng bởi hiện
tượng là mặt bên ngoài, mặt di động và biến đổi hơn của hiện thực
khách quan, giúp hiểu sâu sự vật, nhìn thấy những mối liên hệ, thậm
chí hướng phát triển của sự vật. Chỉ có nhận thức bản chất mới đưa ra
lựa chọn chính xác, đánh giá chính xác về sự vật. Nhiệm vụ của nhận
thức nói chung, của khoa học nhận thức nói riêng là phải vạch ra được
bản chất của sự vật, bao quát toàn bộ hiện thực, cả trong tự nhiên và
xã hội, trỏ thành công cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức và cải
tạo thế giới. Còn trong hoạt động tực tiễn, cần dựa vào bản chất chứ
không phải dựa vào hiện tượng.
Như vậy, ta thấy cặp phạm trù bản chất và hiện tượng là một cặp
phạm trù quan trọng, thể hiện tính khoa học và đúng đắn. Xuất phát từ
các đặc điểm của chúng, mỗi chúng ta cần nhìn nhận các vấn đề một
cách khách quan, khoa học thông qua tìm hiểu đầy đủ, toàn diện các
hiện tượng bên ngoài. Từ đó đưa ra các kết luận đúng đắn về bản chất
bên trong. Nhờ vậy giúp chúng ra có được nhận thức một cách đúng
đắn nhất về sự vật hiện tượng.
Không dừng lại ở nhận thức hiện tượng mà cần đi sâu vào bản chất Vì
bản chất là cái tất nhiên, cái tương đối ổn định bên trong sự vật, quy
định sự vận động phát triển của sự vật, còn hiện tượng là cái không ổn
định, không quyết định sự vận động phát triển của sự vật. Cùng
một bản chất có thể biểu hiện ra ngoài bằng vô số hiện tượng khác
nhau tùy theo sự biến đổi của của điều kiện và hoàn cảnh => Phải
thông qua nhiều hiện tượng khác nhau mới nhận thức đúng và đầy đủ
bản chất. Theo V.I.Lênin: “Tư tưởng của người ta đi sâu một cách vô
hạn, từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất cấp một… đến bản chất
cấp hai…”. Chính vì thế, hiện tượng phong phú hơn bản chất. Ngược
lại, bản chất sâu sắc hơn hiện tượng. Bản chất là mặt bên trong ẩn giấu
sâu xa của hiện thực khách quan. Còn hiện tượng là mặt bên ngoài của
hiện thực khách quan ấy. Các hiện tượng biểu hiện bản chất không
phải dưới dạng y nguyên như bản chất vốn có mà dưới hình thức đã
được cải biến, nhiều khi xuyên tạc nội dung thực sự của bản chất. Ví
dụ: Nhúng một phần cái thước vào chậu nước, ta thấy cái thước gấp
khúc, trong khi thực tế cái thước vẫn thẳng.
Trong hoạt động nhận thức, để hiểu đầy đủ về sự vật, ta không nên
dừng lại ở hiện tượng mà phải đi sâu tìm hiểu bản chất của nó. Nhiệm
vụ của nhận thức nói chung, của khoa học nhận thức nói riêng là phải
vạch ra được bản chất của sự vật.
Câu 3: Có thể có những bản chất không được bộc lộ ra bởi bất kỳ
một hiện tượng nào không?
Bản chất là phạm trù triết học chỉ tổng hợp tất cả các mặt, các mối
liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong sự vật, quy định sự
vận động và phát triển của sự vật đó. Ví dụ, trong xã hội có giai
cấp bản chất của nhà nước là công cụ chuyên chính của giai cấp thống
trị về kinh tế trong xã hội. bản chất này được thể hiện ra dưới nhiều
hình thức cụ thể khác nhau phụ thuộc vào tương quan giai cấp trong
xã hội.
Bản chất gắn bó với cái chung nhưng không phải cái chung nào cũng
là bản chất. chỉ những cái chung nào quy định sự vận động phát triển
của sự vật mới là cái chung bản chất. Ví dụ, người Việt Nam (nhìn
chung) có cái chung là màu tóc đen và da vàng. Nhưng cái chung tóc
đen và da vàng không phải là cái chung bản chất của người Việt Nam.
Bản chất và quy luật là những phạm trù cùng bậc, tuy nhiên bản chất
rộng hơn, phong phú hơn quy luật. Ví dụ: Bản chất của con người là
tổng hòa các mối quan hệ xã hội trong cuộc sống. Nếu ai đó không có
bất cứ mối quan hệ xã hội nào, dù nhỏ nhất, thì người đó chưa phải là
con người theo đúng nghĩa.(1 slide)
Hiện tượng là sự biểu hiện của những mặt, những mối liên hệ thuộc
bản chất của sự vật, hiện tượng ra bên ngoài. Ví dụ: Màu da cụ thể
của một người nào đó là trắng, vàng hay đen… chỉ là hiện tượng, là vẻ
bề ngoài.
Qua đó  bản chất chính là mặt bên trong, mặt tương đối ổn định của
hiện thực khách quan. Nó ẩn giấu đằng sau cái vẻ bề ngoài của hiện
tượng và biểu lộ ra qua những hiện tượng ấy. Ngược lại,  hiện tượng là
mặt bên ngoài, mặt di động và biến đổi hơn của hiện thực khách quan.
Nó là hình thức biểu hiện của bản chất. Sự vật tồn tại khách quan. Mà
những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định lại ở bên trong sự vật,
do đó, đương nhiên là chúng cũng tồn tại khách quan. Hiện tượng chỉ
là sự biểu hiện của bản chất ra bên ngoài để chúng ta nhìn thấy,
nên hiện tượng cũng tồn tại khách quan.
Không thể có những bản chất không được bộc lộ ra bởi bất kì hiện
tượng nào. điều này khẳng định dựa vào tính thống nhất giữa bản chất
và hiện tượng. Không có bản chất nào tồn tại thuần tuý ngoài hiện
tượng, ngược lại không có hiện tượng nào lại không là sự biểu hiện
của một bản chất nhất định. Vì vậy, V.I.Lênin viết:”bản chất hiện ra,
hiện tượng là có tính bản chất”. Chính nhờ có sự thống nhất giữa bản
chất và hiện tượng, giữa cái quy định sự vận động, phát triển của sự
vật với những biểu hiện nghìn hình, vạn vẻ của nó mà ta có thể tìm ra
cái chung trong nhiều hiện tượng cá biệt, tìm ra quy luật phát triển của
những hiện tượng ấy.
Tuy nhiên bản chất phản ánh cái chung, tất yếu quy định sự tồn tại ,
phát triển của sự vậy. còn hiện tượng phản ánh cái riêng biệt. do vậy
cùng một bản chất trong điều kiện, hoàn cảnh khác nhau sẽ có những
hiện tượng khác nhau.

Câu 4: Vận dụng lý luận cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả
để:Giải quyết vấn đề tắc đường của thành phố Hà Nội?
Xây dựng những nguyên tắc chung trong phòng chống và chữa
bệnh viêm phổi do virus Covid 19.
Phạm trù NN-KQ
Nguyên nhân là phạm trù triết học chỉ sự tác động lẫn nhau
giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau,
gây ra một biến đổi nhất định nào đó.
Nguyên cớ là những sự vậy, hiện tượng xuất hiện đồng thời
cùng nguyên nhân nhưng chỉ có quan hệ bề ngoài, ngẫu nhiên,
làm cho kết quả mau diễn ra hơn chứ không sinh ra kết quả. Căn
cứ vào tính chất, vai trò của nguyên nhân đối với sự hình thành
kết quả, người ta chia thành: nguyên nhân chủ yếu - thứ yêu,
bên trong - bên ngoài, khách quan - chủ quan.
Kết quả là phạm trù triết học chi những biến đổi xuất hiện do
tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các
sự vật với nhau gây ra.
Ví dụ: Nguyên nhân làm cho tờ giấy cháy là do tự tác động giữa
tờ giấy và ngọn lửa.
Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả:
Nguyên nhân sinh ra kết quả, xuất hiện trước kết quả. Quan hệ
giữa nguyên nhân và kết quả là quan hệ sản sinh chứ không phải
là quan hệ nối tiếp về thời gian. Việc phân biệt giữa nguyên
nhân và kết quả chỉ mang tính tương đối, tùy thuộc từng quan
hệ. Ví dụ: Ngày không phải là nguyên nhân của đêm, đêm
không phải là nguyên nhân của ngày.
Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân: hướng tích
cực: Thúc đẩy sự hoạt động của nguyên nhân; hướng tiêu cực:
Cản trở sự hoạt động của nguyên nhân

(1) Vì sao xảy ra hiện tượng tắc đường?

Do cơ sở hạ tầng về giao thông còn yếu kém: Rất nhiều hệ thống


đường xá được xây dựng từ lâu đã không đáp ứng được sự gia
tăng dân số của thủ đô , không đáp ứng được nhu cầu đi lại ngày

Do ý thức người dân: Rất nhiều cá nhân có ý thức kém trong


việc tuân thủ chấp hành luật an toàn giao thông dẫn đến nhiều
tình huống bất ngờ xảy ra thúc đẩy vấn nạn ùn tắc khi lưu thông
trên đường bộ.

Do việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để bán hàng, kinh doanh:
Nhiều cơ sở kinh doanh có xu hướng lấn chiếm vỉa hè của người
đi bộ, thậm chí cả lòng đường khiến phạm vi lưu thông hẹp lại,
người đi bộ và các phương tiện khác phải lấn sang làn đường
khác để di chuyển gây ách tắc.

Do việc phân luồng, làn xe chạy, đèn tín hiệu ở nút giao nhau
chưa tốt:Có một thực trạng là tại các giao lộ như ngã tư, ngã
năm, ngã sáu bố trí phân luồng xe chạy không hợp lý, đường ưu
tiên và không ưu tiên tín hiệu đèn đều như nhau.

Dân số ngày càng tập trung quá đông ở Hà Nội:Đây là nguyên


nhân chính gây nên vấn đề tắc đường bởi khi có quá nhiều
người tập trung ở cùng địa điểm mà hệ thống đường gần như
không thay đổi thì việc tích tụ và ứ đọng rất dễ xảy ra. Do thời
tiết tác động: Những yếu tố khách quan tiêu cực như mưa, bão,
sương mù cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nạn
tắc đường.

Dựa vào lý luận cặp phạm trù nguyên nhân kết quả, một số giải
pháp cho vấn đề là Đầu tư nâng cấp, xây dựng hệ thống cơ sở hạ
tầng, phát triển mạng lưới giao thông của Thủ đô. Mỗi con người
khi tham gia giao thông cần ý thức được trách nhiệm bổn phận của
mình để bảo vệ an toàn giao thông. Cơ quan cảnh sát giao thông cần
xử phạt nghiêm minh đối với các tình trạng thiếu an toàn giao thông
để người dân rút kinh nghiệm. Chúng ta cũng nên giảm thiểu sự đô
thị hóa, giảm thiểu hơn nữa lượng người nhập cư vào các thành phố
lớn. Có những biện pháp khuyến khích dân cư phân bố đều hơn ở
các tỉnh thành và khu vực. Quy hoạch xây dựng giao thông có tầm
nhìn 50 – 100 năm. Đồng thời xây dựng nhiều cầu vượt, hầm chui,
đường cao tốc.Tiến hành hiệu quả việc giải phóng mặt bằng, giải
quyết nhanh gọn các thủ tục về pháp lý và tiền bồi thường cho
người dân.

(2) Xây dựng những nguyên tắc chung trong phòng chống và
chữa bệnh viêm phổi do virus Covid 19.

- Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ yếu: Do virus Covid 19. Sự phát triển nhanh gây
khó khăn trong việc kìm hãm, diệt trừ virus. Khả năng lây lan và
xâm nhập cao khiến việc nghiên cứu vacxin phòng bệnh, thuốc chữa
bệnh gặp nhiều cản trở Nguyên nhân thứ yếu: Do con người. Do 1
bộ phận người dân thiếu ý thức, chủ quan, coi thường mức nguy
hiểm của dịch bệnh. Quá tải trong chăm sóc y tế. Nguyên nhân
khách quan (không phụ thuộc và ý thức của con người, trong quan
hệ đối lập với chủ quan): Điều kiện thời tiết lạnh, Biểu hiện giống
với cảm cúm thông thường nên bệnh nhân không ý thức được, Do
Vaccine chưa bao phủ rộng rãi Kết quả: Dịch bệnh lây lan nhanh,
khó kiểm soát tốc độ lây lan,khi mắc bệnh: Mệt mỏi, hơi thở nhanh
và nông, người bệnh thấy khó thở ngay cả lúc nghỉ ngơi

- Xây dựng nguyên tắc chung trong phòng chống và chữa bệnh viêm
phổi do virus Covid 19

* Mọi hiện tượng đều có những nguyên nhân, nhiệm vụ của khoa học
là đi tìm những nguyên nhân chưa được phát hiện để hiểu đúng hiện
tượng. Do vậy các nhà khoa học luôn nỗ lực tìm hiểu, nghiên cứu về
COVID 19 để hiểu rõ nguyên nhân từ đó để tìm ra phương hướng giải
quyết tình huống nhanh chóng, kịp thời, tận cùng của vấn đề để ngăn
chặn sự lan rộng mạnh mẽ lần nữa của dịch bệnh.

* Một hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân. Có vai trò vị trí khác
nhau trong việc hình thành kết quả. Cần phân loại xác định nguyên
nhân cơ bản, chủ yếu. Bên cạnh yếu tố về bên ngoài như đã nêu trên,
ý thức của mỗi người dân cũng ảnh hưởng quan trọng trong việc lan
truyền dịch bệnh. Mỗi cá nhân cần tự nâng cao ý thức về mức độ
nguy hiểm của căn bệnh viêm phổi do Covid 19, cần tham khảo
nguồn tin trên các trang thông tin chính thống để tránh có hiểu biết sai
lệch.

* Muốn loại bỏ một nguyên nhân nào đó cần loại bỏ nguyên nhân làm
nảy sinh nó. Muốn hiện tượng đó xuất hiện cần tạo ra nguyên nhân và
những điều kiện Hiện nay chúng ta đều muốn ngăn cản dịch bệnh
phát triển, trước hết ta cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra chúng. Ăn chín
uống sôi, sơ chế sạch sẽ. Tránh ăn những món được làm từ động vật
hoang dã do chúng là mầm mống của mọi loại bệnh. Đeo khẩu trang y
tế. Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên trong ít nhất 20 giây. Nếu
không có xà phòng và nước, hãy sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn.
Hạn chế tập trung đông người khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.
Dọn dẹp nơi ở sạch sẽ. Khi cảm thấy trong người không khỏe nên
nghỉ ngơi tại nhà, hạn chế tiếp xúc với mọi người xung quanh. Nếu bị
bệnh nên khai báo y tế đầy đủ, tránh tiếp xúc, đi ra ngoài, Thực hiện
quy tắc 2K của Bộ Y tế
Câu 6: Hãy làm rõ sự khác nhau giữa nguyên nhân, điều kiện và
nguyên cớ. Lấy ví dụ để minh họa?

Nguyên nhân Nguyên cớ Điều kiện


Khái niệm Phạm trù triết Những sự vật, - Những hiện
học chỉ sự tác hiện tượng xuất tượng cần thiết
động lẫn nhau hiện đồng thời cho một biến
giữa các mặt cùng nguyên cố nào đó xảy
trong một sự nhân nhưng chỉ ra, nhưng bản
vật hoặc giữa có quan hệ bề thân chúng
các sự vật gây ngoài, ngẫu không gây nên
ra sự biến đổi. nhiên. biến cố ấy.

- Tổng hợp
những hiện
tượng không
phụ thuộc vào
nguyên nhân
nhưng có tác
dụng đối với
việc sinh ra kết
quả.
Liên hệ với kết Sinh ra kết Không sinh ra Không sinh ra
quả quả kết quả kết quả nhưng
có tác dụng với
việc sinh ra kết
quả
Do mối liên Chỉ là mối liên
hệ bản chất hệ bên ngoài,
bên trong sự không bản chất
vật quyết định
Ví dụ Sự tác động Nguyên cớ để Điều kiện để
của dòng điện Pháp xâm lược qua môn triết.
với dây dẫn là VN là nhà
nguyên nhân Nguyễn cấm Thóc thành mạ
làm cho bóng đạo thiên chúa cần điều kiện
đèn sáng lên. nhiệt độ , độ
Bóng đèn ấm, ánh sáng,
sáng lên là kết nước
quả của sự tác
động đó
Câu 7: Việc phân chia nguyên nhân bên trong bên ngoài, chủ yếu
thứ yếu có ý nghĩa gì? Hãy lấy ví dụ để chứng minh cho quan
điểm của mình?

Nguyên nhân là gì: Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt
sự trong một sự vật, hiện tượng hay giữa các sự vật, hiện tượng với
nhau gây ra 1 sự biến đổi nhất định nào đó. Nguyên nhân bên trong: là
sự tác động lẫn nhau giữa những mặt hay những yếu tố của cùng 1 kết
cấu vật chất nào đó và gây ra những biến đổi nhất định. Nguyên nhân
bên ngoài: Là sự tác động lẫn nhau giữa những kết cấu vật chất khác
nhau và gây ra những biến đổi nhất định. Nguyên nhân chủ yếu: quyết
định sự phát triển của sự vật, là các nguyên nhân mà khi thiếu mặt thì
kết quả sẽ không xảy ra. Nguyên nhân thứ yếu: là các nguyên nhân
mà khi có mặt của chúng chỉ quyết định 1 mặt nào, 1 đặc điểm nhất
thời nào đó ,không ổn định.

Trong thực tiễn thì nguyên nhân chủ yếu quyết định sự phát triển của
sự vật, nguyên nhân bên trong là các mâu thuẫn, sự tác động của các
mặt bên trong sự vật vì vậy cần dựa trước hết vào nguyên nhân chủ
yếu và bên trong. Việc phân loại nguyên nhân chủ yếu và thứ yếu, bên
trong và bên ngoài là để phân tích một cách khách quan sức tác động
của từng nguyên nhân trong việc tạo ra kết quả, hiểu được nguyên
nhân nào tham gia nhiều hơn và sâu hơn trong việc tạo ra kết quả cuối
cùng, đồng thời, hiểu được nguyên nhân nào ít tham gia hơn, từ đó
đưa ra được những nhận định đúng đắn về hiện tượng, về sự vật và
bản chất của nó.

Ví dụ: Ô nhiễm tiếng ồn: nguyên nhân là các tiếng động quá lớn vượt
ngưỡng nhất định gây khó chịu. Nguyên nhân chủ yếu: do hoạt động
sống con người, xây nhà, coi xe, lao động, sinh hoạt, sản xuất. Thứ
yếu là do thiên nhiên như sấm, động vật kêu,…

Ý nghĩa của việc phân chia nguyên nhân bên trong, bên ngoài và chủ
yếu, thứ yếu: Trong thực tiễn: Nguyên nhân chủ yếu quyết định sự
phát triển của sự vậtNguyên nhân bên trong là các mâu thuẫn, sự tác
động của các mặt bên trong sự vật, Cần dựa trước hết vào nguyên
nhân chủ yếu và bên trong để phân tích một cách khách quan sức tác
động của từng nguyên nhân trong việc tạo ra kết quả, Hiểu được
nguyên nhân nào tham gia nhiều hơn và sâu hơn trong việc tạo ra kết
quả cuối cùng, Hiểu được nguyên nhân nào ít tham gia hơn, Đưa ra
được những nhận định đúng đắn về hiện tượng, về sự vật và bản chất
của nó.

Câu 8: Vận dụng lý luận phạm trù nội dung và hình thức, hãy
phân tích vấn đề thương hiệu trong nền kinh tế thị trường ở nước
ta hiện nay.

Nội dung là phạm trù ᴄhỉ tổng hợp tất ᴄả những mặt, những уếu tố,
những quá trình tạo nên ѕự ᴠật. Hình thứᴄ là phạm trù ᴄhỉ phương
thứᴄ tồn tại ᴠà phát triển ᴄủa ѕự ᴠật, là hệ thống ᴄáᴄ mối liên hệ tương
đối bền ᴠững giữa ᴄáᴄ уếu tố ᴄủa nó. Phạm trù “hình thứᴄ” ᴄhủ уếu
để ᴄhỉ hình thứᴄ bên trong ᴄủa ѕự ᴠật, tứᴄ là ᴄơ ᴄấu bên trong ᴄủa nội
dung. Triết học duy vật biện chứng cho rằng sự tồn tại, vận động và
phát triển ở các sự vật đều bao hàm sự thống nhất, sự tác động qua lại
lẫn nhau giữ nội dung và hình thức. Trong mối quan hệ biện chứng
giữa nội dung và hình thức, thì nội dung quyết định hình thức, hình
thức có tính độc lâïp tương đối, v.v...Sự thống nhất giữa nội dung và
hình thức được thể hiện là, không có hình thức nào lại không chứa
đựng nội dung và không có một nội dung nào lại không tồn tại trong
một hình thức nhất định. Tuy nhiên, không phải lúc nào nội dung và
hình thức cũng phù hợp với nhau. Bởi vì, không phải một nội dung
bao gìơ cũng chỉ được thể hiện ở một hình thức nhất định, nội dung
trong điều kiện phát triển khác nhau, lại được thể hiện ở dưới nhiều
hình thức khác nhau. Cũng như cùng một hình thức, có thể biểu hiện
những nội dung khác nhau.... So với hình thức, nội dung luôn giữ vai
trò quyết định quá trình phát triển của sự vật, nó là yếu tố động và
luôn thay đổi. Còn hình thức, là yếu tố tương đối ổn định của sự vậtVì
vậy, sự biến đổi và phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ nội
dung, còn sự biến đổi của hình thức thì chậm hơn. Nhưng luôn có
khuynh hướng phù hợp với nội dung. Hình thức do nội dung quyết
định, nhưng hình thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại nội
dung. Sự tác động trở lại của hình thức với nội dung có thể thúc đẩy
sự phát triển hoặc kìm hãm sự phát triển của nội dung.

Câu 9: Chủ nghĩa hình thức là gì? Sai lầm tác hại của nó ra làm
sao? Lấy ví dụ minh họa.

Hình thức là phạm trù chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật,
là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của
nó.

Chủ nghĩa hình thức là khái niệm được sử dụng rộng rãi trong triết
học dùng để chỉ hiện tượng chú trọng đến phương thức tồn tại và phát
triểncủa sự vật và hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững và
cách thức tổ chức của sự vật. Sai lầm tác hại của chủ nghĩa hình thức
là một sai lầm kép, trong đó chủ thể tư duy vừa mắc phải chủ nghĩa
chủ quan, lại vừa rơi vào chủ nghĩa duy ý chí. Chủ nghĩa chủ quan chỉ
thể hiện khuynh hướng tuyệt đối hoá vai trò của chủ thể trong quan
niệm và hành động, phủ nhận hoàn toàn hay phần nào bản chất và tính
quy luật của thế giới vật chất, của hiện thực khách quan. Hiểu theo
cách khác đó là ta chỉ nhìn về hình thức, bề ngoài của nó mà đã đánh
giá phiến diện về sự vật dẫn đến cái nhìn sai trái từ đó khiến sự vật
được đánh giá không chính xác dẫn đến những hậu quả trái sự thật.
Việc làm đó cũng ảnh hưởng tới góc nhìn của những người xung
quanh. Ví dụ: Chỉ để ý điểm số cao hay thấp bằng việc gian lận mà
không thực sự quan tâm về kiến thức mà mình đạt được.

Câu 10: Trong hoạt động thực tiễn con người phải và thực hiện
những khả năng nào để đạt được mục đich?

Trong phép biện chứng duy vật có các cặp phạm trù đối lập được đưa
ra và phân tích, trong đó cặp phạm trù khả năng và hiện thực là một
cặp phạm trù quan trọng và có mối liên hệ mật thiết với thực tiễn cuộc
sống hàng ngày.

Theo triết học Mac Lênin chỉ ra rằng: Hiện thực là phạm trù dùng để
biểu hiện tất cả những gì đang tồn tại trên thực tế. Khả năng là phạm
trù dùng để biểu hiện cái tồn tại dưới dạng mầm mống bên trong sự
vật, hiện tượng mà đủ điều kiện sẽ biến thành một hiện thực mới
khác. Nói cách khác khả năng là cái hiện chưa xảy ra, nhưng nhất
định sẽ xảy ra khi có điều kiện thích hợp. Ví dụ: Hiện thực : bạn đang
học ko tốt môn Triết. Khả năng : tương lai ta sẽ hiểu nó hoặc là đạt
kết quả cao nếu đáp ứng điều kiện : cần chăm học, tìm tòi, làm bài
tập….

Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ, không tách
rời nhau và luôn luôn chuyển hóa lẫn nhau. Điều này được thể
hiệntrong là một quá trình trong đó khả năng và hiện thực thống nhất
biện chứng với nhau. Khả năng chuyển hóa thành hiện thực còn hiện
thực vì những quá trình phát triển nội tại của mình → lại sinh ra các
khả năng mới, các khả năng mới ấy trong những điều kiện thích hợp
→ lại biến thành hiện thực và cứ tiếp tục như thế mãi mãi, đó là một
quá trình vô tận.

Trong hoạt động thực tiễn để khả năng biến thành hiện thực cần phát
huy tối đa tính năng động chủ quan của con người để đạt được mục
đích.

Con người phải xác định và thực hiện những khả năng để đạt được
mục đích đó là: Khả năng tất nhiên hay khả năng thực tế: khả năng có
đủ những điều kiện tất yếu để trở thành hiện thực. Ví dụ: Trong mỗi
hạt thóc có khả năng thực tế hạt thóc ѕẽ thành câу lúa. Khả năng ngẫu
nhiên: những khả năng do các mối liên hệ ngẫu nhiên, quan hệ bên
ngoài mang đến ᴠà chưa có đủ điều kiện để chuуển hóa thành hiện
thực. vd khả năng trúng xổ số.

Sau khi хác định được khả năng phát triển của ѕự ᴠật, nhiệm ᴠụ của
hoạt động thực tiễn là phải tiến hành lựa chọn ᴠà thực hiện các khả
năng. Trong hoạt động thực tiễn cần tính đến mọi khả năng có thể có
để dự án các kế hoạch hành động, dù những khả năng đó là tốt haу
хấu, tiến bộ haу lạc hậu. Chỉ có như ᴠậу ta mới tránh rơi ᴠào bị động
trong thực tiễn.Ông X đã có ѕẵn gạch, хi-măng, ѕắt, thép… Có khả
năng хuất hiện một ngôi nhà, hoặc cũng có khả năng thứ 2 là хuất
hiện một cái kho.
Trong ѕố các khả năng hiện có của ѕự ᴠật, cần trước hết chú ý đến khả
năng tất nhiên, đặc biệt là các khả năng gần, ᴠì đó là những khả năng
dễ biến thành hiện thực hơn cả. ví dụ như khả năng qua môn triết sẽ
dễ hơn khả năng đạt A+. Vì một khả năng chỉ biến thành hiện thực
khi có đủ những điều kiện cần thiết, nên cần chủ động tạo ra những
điều kiện cần ᴠà đủ để có được hiện thực theo mong muốn. Trong lĩnh
ᴠực хã hội, phải có ѕự tham gia của con người (nhân tố chủ quan) để
khả năng biến thành hiện thực. Nên tùу theo уêu cầu của hoạt động
thực tiễn, ta cần tạo mọi điều kiện để nhân tố con người tham gia tích
cực ᴠào quá trình biến đổi hoặc ngăn cản ѕự biến đổi khả năng thành
hiện thực.

Câu 11: Trong hoạt động thực tiễn con người cần phải lựa chọn
khả năng nào ở sự vật và việc tính toán không đúng các khả năng
có hại như thế nào trong thực tiễn. Ví dụ minh họa.

Hoạt động thực tiễn là toàn bộ những hoạt động có mục đích, mang
tính xã hội và lịch sử của con người nhằm đem đến những thay đổi
nhất định cho tự nhiên, xây dựng xã hội và hoàn thiện bản thân. Thực
tiễn là phạm trù dùng để biểu hiện tất cả những gì đang tồn tại trên
thực tế.. Khả năng là một phạm trù dùng để biểu thị cái tồn tại dưới
dạng mầm mống bên trong sự vật, hiện tượng (hiện thực) mà nếu có
đủ những điều kiện thích hợp thì sẽ biến thành một hiện thực mới
khác.

Tùy thuộc vào tiền đề và điều kiện để trở thành hiện thực, khả năng
phân thành 2 dạng: khả năng tất nhiên và khả năng ngẫu nhiên.

Trong hoạt động thực tiễn, con người nên lựa chọn khả năng tất nhiên
(hay còn gọi là khả năng thực tế) ở sự vật. Bởi lẽ khả năng tất nhiên
chính là những khả năng có đủ điều kiện để tất yếu sẽ trở thành một
hiện thực mới (khả thi), chứ không giống như khả năng ngẫu nhiên
khó có thể trở thành hiện thực, hoặc việc trở thành hiện thực chỉ là
nhờ vào yếu tố ngẫu nhiên hay may mắn. Nếu chỉ phụ thuộc vào khả
năng ngẫu nhiên, thụ động, trông chờ hoàn cảnh thuận lợi sẽ ngẫu
nhiên đến thì ta sẽ luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh nếu khả năng đó không
thành hiện thực. Để một khả năng ngẫu nhiên trở thành một hiện thực
mới cần có những tiền đề và điều kiện phù hợp.

Cũng cần ghi nhớ rằng, trong hoạt động thực tiễn, nếu chỉ dựa vào cái
mới còn ở dạng khả năng, chưa phải là hiện thực thì sẽ rơi vào ảo
tưởng, tuy vậy chúng ta vẫn phải tính đến khả năng để đề ra chủ
trương, kế hoạch hoạt động sát hợp hơn. Phải phân loại các khả năng
như khả năng tất nhiên, khả năng ngẫu nhiên, khả năng gần, khả năng
xa v.v.. Đặc biệt, phải xác định đúng khả năng vốn có trong hiện thực,
không dựa vào điều kiện bên ngoài. Từ đó, phát huy nhân tố chủ
quan, tiến hành thực hiện khả năng khi có điều kiện cần và đủ, tạo ra
được các điều kiện thích hợp để biến khả năng thành hiện thực, thúc
đẩy sự vật phát triển.

Trong cùng một sự vật, cùng một điều kiện không chỉ tồn tại một mà
là tồn tại nhiều khả năng. Vì vậy, chúng ta phải tìm được khả năng tốt
nhất, khả năng tối ưu nhất, tạo các điều kiện thích hợp để khả năng đó
trở thành hiện thực, tránh lựa chọn những khả năng quá tầm hiện
thực, những khả năng bất khả thi. Việc tính toán không đúng khả
năng của sự vật trong thực tiễn sẽ làm ta không nắm bắt đúng xu
hướng phát triển của hiện thực (lựa chọn nhầm khả năng ngẫu nhiên,
khả năng bất khả thi, khả năng quá tầm hiện thực,...).

Một học sinh (hiện thực) có khả năng trở thành một học sinh giỏi với
thành tích cao (hiện thực mới) chỉ khi mà người học sinh ấy tập trung
học hành (tiền đề và điều kiện), còn nếu người học sinh ấy chỉ trông
chờ vào việc đề thi sẽ ra trúng tủ phần mình đã học chắc hoặc các khả
năng tương tự (khả năng ngẫu nhiên) thì thành tích cuối cùng của cậu
ấy sẽ hoặc là tốt nếu đề ra trúng, hoặc không tốt nếu đề thi không vào
phần cậu đã ôn tủ. Cho nên, việc tính toán sai các khả năng xảy ra có
thể sẽ khiến cho khả năng kết quả bài thi của bạn học sinh là điểm
thấp cao hơn, dẫn đến thành tích học tập bị ảnh hưởng xấu.

Câu 12: Hãy lấy một ví dụ trong thực tế và vận dụng phương
pháp luận của quy luật phủ định của phủ định để phân tích.

Quy luật phủ định của phủ định là quy luật về khuynh hướng cơ bản,
phổ biến về mọi vận động, phát triển diễn ra trong các lĩnh vực tự
nhiên, xã hội và tư duy; đó là khuynh hướng vận động, phát triển của
sự vật, hiện tượng thông qua những lần phủ định biện chứng, tạo
thành hình thức mang tính chu kỳ “phủ định của phủ định”.

Những nhà triết học duy vật biện chứng thì cho rằng sự vận động diễn
ra theo nhiều xu hướng, tính vô cùng vô tận của thế giới vật chất cũng
được biểu hiện trong tính vô cùng vô tận của các khuynh hướng vận
động; theo đó sự vận động theo vòng tròn khép kín chỉ là 1 trong
những khuynh hướng có thể, đó không phải là khuynh hướng duy
nhất. Sự phát triển biện chứng thông qua nhiều lần phủ định biện
chứng, chính là sự thống nhất loại bỏ, kế thừa và phát triển; mỗi lần
phủ định biện chứng sẽ mang ;lại những nhân tố tích cực mới; do đó
sự phát triển thông qua những lần phủ định biện chứng sẽ tạo ra xu
hướng tiến lên không ngừng; sự phát triển tiến lên không ngừng đó,
không phái diễn ra theo đường thẳng mà theo đường xoắn ốc, mỗi vòn
xoáy biểu hiện một trình độ cao hơn của sự phát triển.

Quy luật phủ định của phủ định biểu hiện sự phát triển do mâu thuẫn;
mỗi lần phủ định là kết quả đấu tranh chuyển hóa các mặt đối lập
trong bản thân sự vật, sự phủ định lần thứ nhất được thực hiện một
cách căn bản sẽ làm cho sự vật cũ trở thành cái đối lập của mình; lần
phủ định tiếp theo dẫn đến sự ra đời của sự vật mới mang nhiều đặc
trưng đối lập với cái trung gian, như vậy về hình thức sẽ trở lại cái
xuất phát nhưng về thực chất không phải giống nguyên cái cũ, mà
dường như lặp lại cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn.

Ví dụ: Để chứng minh quy luật phủ định của phủ định một cách dễ
hiểu, Engles viết: Hãy lấy ví dụ một hạt thóc. Có hàng nghìn triệu hạt
giống nhau được xay ra, nấu chín và đem làm rượu rồi tiêu dùng đi.
Nhưng nếu một hạt thóc như thế gặp những điều kiện bình thường đối
với nó nếu nó rơi vào một miến đất thích hợp, thì nhờ ảnh hưởng của
sức nóng và độ ẩm trong mình nó sẽ xảy ra một sự biến hóa riêng. Nó
nẩy mầm, hạt thóc biến đi, không còn là hạt thóc nữa, bị thay thế bởi
một cây do nó đẻ ra, đó là sự phủ định hạt thóc. Nhưng cuộc sống
thường ngày của cây này thế nào? Nó lớn lên, ra hoa, thụ phấn và
cuối cùng sinh ra những hạt thóc mới, và khi hạt thóc đó chín thì cây
chết đi, nó bị phủ đinh. Kết quả của sự phủ định này là chúng ta lại có
hạt thóc ban đầu, nhưng không phải chỉ là một hạt thóc mà là nhiều
gấp mười, hai mươi, ba mươi lần

Quy luật phủ định của phủ định giúp ta hiểu biết đầy đủ hơn về cái
mới, cái mới là cái ra đời phù hợp với quy luật phát triển của sự vật,
nó luôn biểu hiện là giai đoạn cao về chất trong sự phát triển, trong
lĩnh vực tự nhiên cái mới ra đời mang tính tự phát, trong lĩnh vực xã
hội cái mới xuất hiện gắn liền với sự nhận thức và hoạt động có ý
thức của con người, qua đó xây dựng thái độ ủng hộ cái mới, đấu
tranh loại trừ cái cũ trong đời sống xã hội.

Câu 13: Hãy lấy một ví dụ trong thực tế và vận dụng phương
pháp luận của quy luật lượng chất để phân tích.
Trong những quy luật khách quan thì quy luật lượng – chất là một
trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật cho biết những phương
thức của sự vận động, phát triển của sự vật.

Quy luật lượng chất là một trong ba quy luật cơ bản của phân biện
chứng duy vật trong Triết học Mác – Lenin, là quy luật chuyển hóa từ
những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược
lại dùng để chỉ cách thức vận động, phát triển của một sự vật, hiện
tượng nào đó mà sự vận động, phát triển đó được thực hiện theo cách
thức thay đổi lượng trong mỗi sự vật dẫn đến sự thay đổi về chất của
sự vật, hiện tượng và đứa sự vật, hiện tượng đó đến một trạng thái
phát triển tiếp theo.Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy
định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc
tính làm cho sự vật là nó và phân biệt nó với cái khác. Chất được biểu
hiện qua thuộc tính nhưng không phải bất kỳ thuộc tính nào cũng biểu
hiện chất của sự vật. Thuộc tính của sự vật có thuộc tính cơ bản và
thuộc tính không cơ bản. Những thuộc tính cơ bản tổng hợp nên chất
của sự vật. Thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của sự vật cũng thay
đổi. Còn thuộc tính không cơ bản có thể sinh thêm, có thể mất đi mà
vẫn chưa làm thay đổi chất của sự vật.Lượng là phạm trù triết học
dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật về mặt số
lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng
như các thuộc tính của sự vật. Lượng biểu thị kích thước dài hay
ngắn, quy mô to hay nhỏ, trình độ cao hay hấp, số lượng nhiều hay
ít,...

Mọi sự vật đều có sự thống nhất giữa mặt chất và mặt lượng, sự thay
đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. Sự vật khi còn là nó thì chất
không thay đổi, lượng có thể thay đổi trong giới hạn độ.Ví dụ: Nước
trong khoảng từ 0 độ C đến 100 độ C thì nhiệt độ, tốc độ vận động
của phân tử nước thay đổi nhưng nước vẫn ở thể lỏng. Sự thay đổi về
lượng trong độ tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật
thông qua bước nhảy.
Học sinh ngồi đi học 12 năm được học những kiến thức cơ bản về
khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Quá trình tích lũy về lượng:
học sinh tiếp thu kiến thức từ các môn học là quá trình dài đòi hỏi sự
đồng hành từ cả gia đình nhà trường và sự nỗ lực của học sinh. Quy
luật lượng chất thể hiện: mỗi học sinh tích lũy cho mình một khối
lượng kiến thức nhất định qua từng bài học trên lớp cũng như trong
việc giải bài tập ở nhà. Việc tích lũy kiến thức sẽ được đánh giá qua
các kỳ học, trước hết là các kì thi học kì và cuối cấp là kỳ thi tốt
nghiệp. Trong quá trình học tập, rèn luyện của học sinh thì quá trình
học tập tích lũy kiến thức chính là độ, các kì thi chính là điểm nút,
việc vượt qua các kì thi chính là bước nhảy làm cho việc tiếp thu tri
thức của học sinh bước sang giai đoạn mới, tức là có sự thay đổi về
chất. Vượt qua kì thi tốt nghiệp cấp 3 đã là một điểm nút quan trọng,
nhưng vượt qua được kì thi đại học lại còn là điểm nút quan trọng
hơn, việc vượt qua điểm nút này chứng tỏ học sinh đã có sự tích lũy
đầy đủ về lượng, tạo nên bước nhảy vọt, mở ra một thời kì phát triển
mới của lượng và chất, từ học sinh chuyển thành sinh viên.

Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa
hai mặt chất và lượng. Sự thay đổi về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến
sự thay đổi về chất của sự vật thông qua bước nhảy. Chất mới ra đời
sẽ tác động trở lại lượng mới, làm cho lượng mới thay đổi về quy mô,
tốc độ, trình độ… Quá trình đó liên tục diễn ra, đó chính là cách thức
của sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong hiện thực.
Câu 14: Chân lý khách quan có tồn tại vĩnh viễn không?
Trong phạm vi lý luận nhận thức của chủ nghĩa Mac-Lênin, khái niệm
chân lý được dùng để chỉ những tri thức có nội dung phù hợp với thực
tế khách quan mà sự phù hợp đó đã được kiểm tra và chứng minh bởi
thực tiễn. Nói cách khác chân lý là thực tại, là tri thức phù hợp với
khách thể mà nó phản ánh được nhận thức một cách đúng đắn và
được kiểm nghiệm bởi thực tiễn.Tóm lại chân lý là một sự thật của
loài người luôn luôn đúng và tồn tại mãi mãi theo thời gian qua quá
trình hình thành và phát triển phụ thuộc vào: sự phát triển của sự vật
khách quan, điều kiện lịch sử, hoạt động thực tiễn, hoạt động nhận
thức của con người
Theo nghĩa như vậy, khái niệm chân lý không đồng nhất với khái
niệm tri thức, cũng không đồng nhất với khái niệm giả thuyết; đồng
thời, chân lý cũng là một quá trình: “tư tưởng con người không nên
hình dung chân lý dưới dạng một sự đứng im, chết cứng, một bức
tranh đơn giản, nhợt nhạt, không khuynh hướng, không vận động”.
Tri thức của con người ở một thời điểm chỉ tiệm cận chân lý chứ
không phải là chân lý. Quá trình phát triển của tri thức là một quá
trình tiến đến gần chân lý hơn. Sự tồn tại của chân lý và khả năng
nhận thức của con người đạt đến chân lý là những vấn đề cơ bản
của nhận thức luận.
Chân lý khách quan là nhận thức của con người nhưng nội dung của
nó không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người mà là các
sự thật đúng đắn, hiển nhiên mà con người tìm ra có tính phù hợp với
tri thức và thực tại khách quan, phản ánh các kiến thức và sự dung
nạp kiến thức của con người về các lĩnh vực khác nhau.
Do đó chân lý bao giờ cũng là khách quan vì nội dung phản ánh của
nó là khách quan, là phù hợp với khách thể của nhận thức. Tính khách
quan của chân lý là chỉ tính độc lập về nội dung phản ánh của nó đối
với ý chí chủ quan của con người; nội dung của tri thức phải phù hợp
với thực tế khách quan chứ không phải ngược lại. Điều đó có nghĩa là
nội dung của những tri thức đúng đắn không phải là sản phẩm thuần
túy chủ quan, không phải là sự xác lập tùy tiện của con người hoặc có
sẵn trong nhận thức; trái lại, nội dung đó thuộc về thế giới khách
quan, do thế giới khách quan qui định. Và trên thực tế con người đang
khám phá để tìm hiểu các kiến thức chứ không sáng tạo ra chân lý.
V.I. Lênin nhấn mạnh; “Thừa nhận chân lý khách quan, tức là chân lý
không phụ thuộc vào con người và loài người” chỉ phụ thuộc vào thực
tại khách quan, không phụ thuộc vào tính đơn giản hay tính chặt chẽ
của lôgíc, không phụ thuộc vào lợi ích hay sự quy ước, v.v.. V.I.
Lênin cũng khẳng định “là người duy vật, có nghĩa là thừa nhận chân
lý khách quan”. Ví dụ, sự phù hợp giữa quan niệm “không phải mặt
trời xoay quanh trái đất mà là ngược lại, trái đất xoay quanh mặt
trời”.” là phù hợp với thực tế khách quan. Nó không phụ thuộc vào
quan niệm truyền thống đã từng có từ trước. Mang đến các kiến thức
đúng đắn, được chứng minh bằng các hoạt động nghiên cứu khoa học.
Vậy nên chân lý khách quan tồn tại vĩnh viễn.

You might also like