You are on page 1of 7

Mã lớp Số thứ tự theo danh sách

36.307.1
học phần: lớp học phần

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO 20.35.000070

Tâm Lý Học Đại Cương

TS.Lê Duy Hùng .

Tiểu luận này được hoàn thành vào ngày 07/02/2022


1. Tư duy là gì? Phân tích và làm rõ khái niệm của tư duy?

Dưới góc độ sinh lý học, tư duy được hiểu là một hình thức hoạt động của hệ thần kinh
thể hiện qua việc tạo ra các liên kết giữa các phần tử đã ghi nhớ được chọn lọc và kích
thích chúng hoạt động để thực hiện sự nhận thức về thế giới xung quanh, định hướng
cho hành vi phù hợp với môi trường sống.
Dưới góc độ tâm lý học, tư duy là quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản
chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong, có tính quy luật của sự vật và hiện tượng
trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.
Đứng trước những bài toán, những tình huống mà chỉ dùng cảm giác và tri giác, con
người sẽ không thể hay trả lời được những câu hỏi mang tính bản chất, những cái chưa
biết. Vì vậy, con người phải tư duy để giải quyết vấn đề, tìm ra cái mới mà cái mới ấy
chính là những đặc điểm bên trong, những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ quan
hệ có tính quy luật... Mức độ nhận thức đó gọi là quá trình tư duy vì nó diễn ra theo một
diễn tiến có mở đầu, diễn biến và kết thúc.
Tư duy không những giải quyết được những nhiệm vụ trước mắt mà còn có thể giải
quyết cả những nhiệm vụ trong tương lai.
Tư duy tiếp nhận thông tin và cải tạo sắp xếp thông tin, làm cho những thông tin này có
ý nghĩa hơn trong hoạt động của con người.
Cơ sở sinh lý của tư duy là hoạt động của võ đại não. Hoạt động tư duy đồng nghĩa với
hoạt động trí tuệ. Mục tiêu của tư duy là tìm ra các triết lý, lý luận, phương pháp luận,
phương pháp, giải pháp trong các tình huống hoạt động của con người.
Quá trình tâm lý: là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, có
mở đầu, diễn biến và kết thúc tương đối rõ ràng.
Quá trình tâm lý gồm các quá trình:
- Quá trình nhận thức: là quá trình phản ảnh bản thân hiện tượng khách quan (cảm
giác, tri giác, biểu tượng, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy).
- Quá trình cảm xúc: là những rung cảm của chủ thể khi nhận thức thế giới bên ngoài
từ đó biểu thị thái độ đối với khách quan bên ngoài.

1
- Quá trình ý chí: là quá trình điều khiển, hành động của chủ thể nhằm cải tạo thế giới,
thỏa mãn yêu cầu cá nhân và xã hội (không chỉ điều khiển cá nhân mà cả thế giới bên
ngoài).
Vì vậy, đời sống tâm lý luôn phải cân bằng 3 quá trình trên, nếu thiên về lý trí con người
sẽ thiếu tình cảm, tâm hồn khô khan, nếu thiên về tình cảm con người sẽ thiếu sáng
suốt.
Ví dụ: Giả sử để giải một bài toán, trước hết học sinh phải nhận thức được yêu cầu,
nhiệm vụ của bài toán, sau đó nhớ lại các quy tắc, công thức, định lí có liên quan về
mối quan hệ giữa cái đã cho và cái cần tìm, phải chứng minh để giải được bài toán. Khi
đó tư duy xuất hiện.
2. Tình huống có vấn đề làm nảy sinh tư duy? Phân tích các điều kiện trở thành tình
huống có vấn đề của tư duy?
Tư duy nảy sinh dựa trên sự tác động của thực tiễn vào não bộ nhưng không phải mọi
tình huống hay mọi hoàn cảnh con người đều tư duy. Tư duy chỉ nảy sinh trong những
tình huống mà con người chưa biết, đang quan tâm, đang thắc mắc và thực sự có nhu
cầu cần giải quyết, những tình huống thúc đẩy con người tư duy thường được gọi là tình
huống có vấn đề.
Tình huống có vấn đề được hiểu là một tình huống con người không thể giải quyết ngay
lập tức với vốn hiểu biết cũ, phương pháp hành động cũ và những kinh nghiệm hiện
hữu. Để giải quyết được vấn đề hay trả lời được cho câu hỏi, con người cần vượt ra khỏi
phạm vi cũ và đi trên cái mới, đạt được mục đích mới.
Tuy vậy, điều cốt lõi là chủ thể phải nhận thức được mâu thuẫn hay “câu hỏi đích thực”
trong vấn đề hay trong bài toán thì mới có thể giải quyết được tình huống.
Ở đây, cũng cần nhấn mạnh là không phải mọi bài toán, mọi câu hỏi khó đều trở thành
tình huống có vấn đề. Tình huống có vấn đề mang tính chủ quan đối với mỗi cá nhân
nghĩa là cá nhân thực sự nhận thức được tình huống và có nhu cầu giải quyết tình huống
ấy. Mặt khác, cá nhân phải có những tri thức cần thiết liên quan đến vấn đề hay tình
huống ấy, có những kinh nghiệm nhất định và hứng thú để giải quyết vấn đề sau những
cố gắng nhất định.
Tình huống có vấn đề mang tính chủ thể và cùng một tình huống, nó sẽ là tình huống
có vấn đề với người này nhưng lại không là tình huống có vấn đề với người khác. Như

2
thế, để con người nói chung và học sinh nói riêng tư duy, điều cần chú ý là phải tạo ra
tình huống có vấn đề và biến nó trở thành sự bức xúc và khát khao giải quyết một cách
tích cực và bền bỉ.
Có thể thấy, vấn đề là tiền đề để làm xuất hiện tư duy: Tư duy không thể hình thành nếu
thiếu hoàn cảnh có vấn đề mà những biện pháp, công cụ trước đây không thể giải quyết
một cách có hiệu quả sẽ làm khởi nguồn cho các hoạt động tư duy của con người.
Không phải bất cứ hoàn cảnh có vấn đề nào cũng làm nảy sinh tư duy, quá trình tư duy
chỉ xảy ra khi có những tình huống có vấn đề thỏa mãn các điều kiện sau:
- Vấn đề phải xuất phát và có liên hệ trực tiếp đối với người giải quyết vấn đề.
- Cá nhân phải có nhu cầu giải quyết vấn đề.
- Vấn đề phải phù hợp với khả năng của người giải quyết.
- Cá nhân phải nhận thức được đầy đủ vấn đề.
- Cá nhân có những tri thức cần thiết để giải quyết vấn đề đó.
Ví dụ: Nếu giáo viên giao bài toán thuộc chương trình cấp 3 cho học sinh cấp tiểu học
giải, đây cũng được xem là tình huống có vấn đề nhưng nó lại không phù hợp với bất
kỳ yếu tố nào vì vấn đề đặt ra nó không phù hợp với khả năng của học sinh cấp tiểu học,
bài toán này không được giảng dạy trong quá trình tiếp thu tri thức toán học của học
sinh cấp tiểu học.
Vấn đề cũng có tác động thúc đẩy, động lực cho tư duy là động lực thôi thúc con người
tư duy để tìm cách khác giải quyết hiệu quả hơn. Đặc biệt là đối với những tình huống
có vấn đề phù hợp, người giải quyết có nhận thức đầy đủ, có năng lực và nhu cầu giải
quyết thì sẽ thúc đẩy nhanh chóng khả năng tư duy giải quyết vấn đề.
Ví dụ: Giáo viên thường xuyên cho bài tập phù hợp và động viên, khuyến khích học
sinh để năng cao khả năng học tập.
Vấn đề là tiêu chuẩn kiểm chứng tính thực tế của tư duy: tất cả các hoạt động nhận thức
của con người đều xuất phát sau đó quay về hiện thực khách quan. Đối với một tình
huống có vấn đề, con người luôn có nhiều cách khác nhau để giải quyết vấn đề đó,
nhưng phương pháp nào hiệu quả nhất, ứng dụng hiệu quả nhất trong thực tiễn sẽ được
chọn lựa và thực hiện. Nếu tư duy chỉ dừng lại là những suy nghĩ thì sẽ không có giá
trị.

3
Ví dụ: Đối với toán học, việc tìm ra con số Pi là vô cùng quan trọng, ngay từ thời cổ
đại, đã có nhiều nghiên cứu và đưa ra con số Pi gần đúng (từ 3,13 – 3,16). Ngày nay,
các nhà toán học đã chứng minh được con số Pi là số thập phân vô hạn không tuần hoàn.
Đã có sự tiến xa trong lĩnh vực này, ngày nay tuy biết con số Pi là vô tận nhưng việc
tìm ra con số này đã lên tới hàng chục tỷ chữ số sau dấu phẩy (,).
Tóm lại, tình huống có vấn đề là tính chất cơ bản và quan trọng nhất của quá trình tư
duy. Không có hoàn cảnh có “vấn đề”, quá trình tư duy không thể hình thành và phát
triển.
3. Anh/Chị rút ra bài học gì trong quá trình dạy học sau này?
Tư duy nảy sinh và phát triển góp phần thay đổi thực tế, vấn đề, cách giải quyết mới sẽ
giúp đặt nên những vấn đề mới hơn trong cuộc sống và lao động, nó mang lại nhũng ý
nghĩa thực tiễn, đưa con người đối diện với những vấn đề mới có thể nảy sinh bất kì
trong cuộc sống dựa trên các nền tảng cũ.
Có thể nói rằng, tư duy không thể nảy sinh nếu thiếu vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
Mức độ của vấn đề có tác động quyết định đến khả năng hình thành tư duy nhưng việc
tư duy và tìm ra được phương pháp giải quyết vấn đề lại còn tùy thuộc vào năng lực và
điều kiện thực tế của mỗi cá nhân học sinh, sinh viên trong quá trình nhận thức và tư
duy.
Sinh viên nếu nhận ra được bản chất tính có vấn đề của tư duy giúp có cái nhìn khoa
học và chính xác về khả năng hình thành tư duy, giải quyết vấn đề góp phần nâng cao
khả năng tư duy giúp chủ động hơn trong cuộc sống, giúp con người ta có động lực để
học tập, tích lũy và hoàn thiện bản thân, hoạt động của chính mình.
Trong hoạt động giảng dạy, tư duy có ý nghĩa thật sự quan trọng, bản thân sinh viên
phải luôn không ngừng trau dồi kiến thức, kỹ năng, luôn đặt bản thân ở những thách
thức cao hơn để có thể giải quyết các vấn đề khó khăn hơn trong cuộc sống ngày càng
phát triển và đòi hỏi con người phải nỗ lực, phấn đấu liên tục để đáp ứng với các tiêu
chí ngày càng cao và phức tạp hơn.
Trên phương diện là người trực tiếp tham gia giảng dạy, giảng viên phải luôn trau dồi
kiến thức, nâng cao kiến thức toàn diện, khoa học về tư duy phản biện, tư duy logic, rèn
luyện kỹ năng cần thiết trong hoạt động giảng dạy, tích cực đổi mới nội dung, hình thức,
có các phương pháp giảng dạy tích cực để rèn luyện khả năng tư duy phản biện của sinh

4
viên, hướng dẫn, rèn luyện cho sinh viên kỹ năng lập luận, tìm kiếm nguồn tài liệu để
lập luận, thu thập các bằng chứng để củng cố phần nội dung lập luận, loại bỏ những
kiến thức không phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện tư duy phản biện cho sinh
viên.

5
Tài liệu tham khảo
[1] Lê Thị Bừng (chủ biên) (2007), Các thuộc tính điển hình của nhân cách, NXB Đại
học Sư phạm, Hà Nội.
[2] ThS. Lê Thị Hân – TS. Huỳnh Văn Sơn (chủ biên) (2007), Giáo trình Tâm lý học
đại cương, NXB Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.
[3] Vũ Dũng (chủ biên) (2008), Từ điển tâm lý học, NXB Khoa học Xã hội.

You might also like