You are on page 1of 3

Giai đoạn thực hiện và kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên:

I. Triển khai nghiên cứu khoa học


1. Lập giả thiết.
Giả thuyết khoa học là mô hình giả định, dự đoán về bản chất của đối tượng
nghiên cứu.
Một công trình khoa học về thực chất là chứng minh một giả thuyết khoa học.
Do đó xây dựng giả thuyết là thao tác quan trọng, giúp ta đề xuất một hướng đi
để khám phá đối tượng nghiên cứu, đôi lúc tiên đoán được bản chất và cách
thức vận động của sự kiện, hiện tượng.
Giả thiết khoa học dù chỉ là giả định trên lý thuyết, nhưng vẫn cần tuân thủ các
quy tắc sau:
– Giả thiết phải có khả năng giải thích được sự vật, hiện tượng cần nghiên cứu.
– Giả thiết phải đủ khả năng được kiểm chứng bằng thực nghiệm.
Sinh viên phải xây dựng được giả thuyết khoa học phù hợp với mục đích
nghiên cứu, dựa vào giả thuyết để dự đoán nội dung và phương pháp nghiên
cứu sử dụng.
Khi đã có một giả thiết phù hợp, sinh viên cần kiểm chứng nó bằng các dữ liệu
thực tế, điều đó dẫn tới việc thực hiện các bước tiếp theo.
2. Thu thập và xử lý dữ liệu.
2.1. Thu thập dữ liệu.
Sinh viên có thể tìm thấy các dữ liệu cần thiết bằng cách phỏng vấn những đối
tượng cụ thể, hoặc tra cứu thông tin từ những nguồn uy tín (có thể tìm kiếm
trên mạng hoặc đến cơ quan nơi có nguồn thông tin để phỏng vấn trực tiếp).
Các dữ liệu được thu thập cần thỏa mãn những yêu cầu đã đặt ra, phù hợp với
mẫu nghiên cứu như có độ chính xác và tin cậy cao, có thông tin hữu ích để
hình thành cơ sở đánh giá giả thiết, liên quan mật thiết tới mục đích nghiên cứu
của đề tài.
Ví dụ: dữ liệu mà sinh viên cần là loại dữ liệu gì (định tính hay định lượng, sơ
cấp hay thứ cấp)?, cách thức thu thập dữ liệu?, thời gian đặt ra để thu thập dữ
liệu?, sau khi hoàn thành dữ liệu được xử lý ra sao?
Tuy nhiên, các dữ kiện thu thập chưa thể sử dụng ngay được mà phải qua quá
trình sàng lọc, phân tích, xử lý.
2.2. Xử lý dữ liệu.
Xử lý dữ liệu là quá trình sử dụng kiến thức tổng hợp của người nghiên cứu, là
quá trình sử dụng tư duy biện chứng và logic cùng với các phương pháp nghiên
cứu khoa học để xem xét đối tượng.
Mục đích: Tập hợp, chọn lọc và hệ thống hoá các phần khác nhau của thông
tin, của tư liệu đã có để từ đó tìm ra những khía cạnh mới, kết luận mới về đối
tượng.
Sinh viên cần tiến hành xử lý một cách triệt để dữ liệu thu thập được trước hết
cần sàng lọc ra những thông tin chính xác và hữu ích, loại bỏ các dữ liệu bị lỗi,
không tin cậy, lựa chọn các dữ liệu phù hợp với mục đích nghiên cứu.
Ví dụ: Sinh viên có thể sử dụng phần mềm SPSS,…để phân tích các dữ liệu
định lượng và không dùng phần mềm đối với loại dữ liệu định tính, có thể chạy
các mô hình và kiểm định nếu phương pháp nghiên cứu có đề cập, kết hợp sử
dụng kiến thức và tư duy của sinh viên để phân tích, cuối cùng tổng hợp và ghi
chép lại các kết quả thu được.
Trong quá trình phân tích và xử lý thông tin, sinh viên cần chú ý tôn trọng tính
khách quan, con số, không được chủ quan áp đặt, thay đổi dữ liệu theo ý của
bản thân.
3. Kiểm chứng kết quả nghiên cứu.
Để hạn chế, tránh mắc các sai lầm trong quá trình nghiên cứu, việc kiểm tra lại
kết quả giúp tránh các sai sót trước khi đi đến kết luận cuối cùng, đưa công
trình nghiên cứu đạt đến mức độ khách quan nhất.
Để kiểm tra lại kết quả, sinh viên có thể lựa chọn hoặc kết hợp các cách sau:
– Kiểm tra bằng thực nghiệm trên nhiều phạm vi, đối tượng khác nhau: cách
này làm tăng tính khách quan của kết quả nghiên cứu.
– So sánh, đối chiếu với các kết luận từ những nghiên cứu khác: mặc dù việc so
sánh này có thể khác nhau khi nghiên cứu tìm ra cái mới, góc nhìn mới, nhưng
việc đối chiếu này cũng đảm bảo tính đa chiều trong đánh giá của người nghiên
cứu.
Sau khi thực hiện kiểm chứng kết quả, sinh viên đã có các thông tin kết quả để
đưa ra kết luận cuối cùng.
II. Cách rèn luyện các kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên.
1. Sinh viên cần hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc nghiên cứu
khoa học.
Giảng viên cần trang bị cho sinh viên đầy đủ tri thức về phương pháp luận,
phương pháp nghiên cứu khoa học, kỹ năng nghiên cứu khoa học,…
Giảng viên cần giúp sinh viên nhận thức rõ hoạt động nghiên cứu khoa học
cùng với các hoạt động khác là một dạng năng lực không thể thiếu giúp phát
triển được kỹ năng mềm đối với một sinh viên, vận dụng được lý thuyết vào
thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội, tạo động lực để sinh
viên tìm tòi và mạnh dạn tham gia đề xuất các đề tài khoa học mang tính thực
tiễn cao.
2. Trang bị kiến thức và kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên.
Giảng viên thông qua việc cung cấp tri thức về phương pháp luận, phương pháp
nghiên cứu khoa học và hệ thống kỹ năng cần thiết phân tích cho sinh viên cách
hình thành đề tài nghiên cứu, cách xây dựng đề cương và mục tiêu nghiên cứu
cụ thể của đề tài.
Giảng viên cần lắng nghe, thảo luận cùng với sinh viên khi nhận được ý
tưởng về đề tài nghiên cứu để hỗ trợ sinh viên trong việc hình thành đề tài
nghiên cứu có tính sáng tạo, khai thác được các khía cạnh mới mang tính
thực tiễn cao.
Nguồn tham khảo:
1. Cộng đồng sinh viên kinh tế nghiên cứu khoa học, 22/11/2017. Quy trình thực
hiện nghiên cứu khoa học.http://rces.info/sinh-vien-kinh-te-nckh/quy-trinh-
thuc-hien-nghien-cuu-khoa-hoc/.
2. Nguyễn Đình Thọ (2014), Nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Tài
chính.
3. Trần Thị Hương – Nguyễn Đức Danh (2017), Tổ chức hoạt động dạy học đại
học, NXB ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.

You might also like