You are on page 1of 18

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ


KHOA: TIẾNG ANH

Đề tài: TÌM HIỂU VỀ Ý CHÍ, HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ VÀ


TẦM QUAN TRỌNG CỦA Ý CHÍ ĐỐI VỚI SINH VIÊN

Học phần: Tâm lý học đại cương (Tiểu học)


Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thảo Trang
Mã sinh viên: 19F7511608
Nhóm học phần: Nhóm 2
Giảng viên phụ trách : Lê Văn Khuyến

1
MỤC LỤC
A. Mở đầu……………………………………………..………….. 3-4
1. Lí do chọn đề tài……………………………………………………………….…. 3
2. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………….… .4
3. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………………... 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………………………….. 4
5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………. 4

B. Nội dung………………………………………………………. 4-15


I. Cơ sở lý luận của đề tài tiểu luận………………………… 4-10
1. Ý chí………………………………………………………………………………4-6
2. Phẩm chất của ý chí……………………………………………………………….6-7
3. Vai trò của ý chí…………………………………………………………………..7-8
4. Hành động ý chí…………………………………………………………………..8-10

II. Ý chí của sinh viên trong hoạt động học tập hiện nay….. 10-15
1. Ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên……………………………………10-12
2. Mối quan hệ giữa ý chí và định hướng giá trị trong hoạt động hoạt tập của sinh
viên………………………………………………………………………………….. 12
3. Một vài ví dụ về các sinh viên với ý chí kiên cường…………………………….12-13
4. Thiếu ý chí của sinh viên trong hoạt động học tập………………………………13-15

III. Giải pháp để rèn luyện ý chí ở sinh viên………………. 15-17


C. Kết luận………………………………………………………...17-18
Tài liệu tham khảo………………………………………………… 18

2
I. Lời mở đầu:
1. Lí do chọn đề tài:
Người xưa đã có câu danh ngôn rằng “Giữa lớp sỏi đá khô cằn cây hoa dại vẫn tốt lên và
nở những chum hoa thật đẹp”. Tại sao trong một điều kiện sống khó khăn như vậy nhưng
những bông hoa dại vẫn vươn lên để dâng hiến cho đời những bông đẹp như vậy.? Điều
gì đã giúp cho chúng có được sức mạnh như vậy mà không phải là ý chí? Câu danh ngôn
này như để khẳng định vai trò của ý chí đối với chúng ta. Ý chí là nghị lực, là bản lĩnh, là
sự dũng cảm và lòng quyết tâm giúp cho mỗi người trở nên mạnh mẽ hơn, vượt qua
những khó khăn và vươn lên dù trong bất kì hoàn cảnh, thử thách nào. Ý chí ảnh hưởng
hầu hết nhiều khía cạnh và lĩnh vực khác nhau của cuộc sống như là trong học tập, và
trong công việc.
Tuy nhiên, khi xã hội ngày càng phát triển, bên cạnh những thay đổi tích cực mà nó mang
lại cho cuộc sống, thì đáng buồn là ngày càng có nhiều cám dỗ xuất hiện kéo con người
vào việc phải đấu tranh chống lại những cám dỗ đó. Chính lúc này, sức mạnh ý chí của
con người có thể khẳng định được tầm quan trọng của nó và phát huy tác dụng đó là giúp
cho con người vượt qua những cám dỗ một cách dễ dàng hơn.
Sinh viên khi còn đang ngồi trên ghế đại học là một đối tượng dễ mắc vào vòng xoáy cám
dỗ của cuộc sống hiện đại như là cám dỗ từ nhu cầu giải trí, cám dỗ của đồng tiền. Thực
trạng đáng buồn là hiện nay có nhiều sinh viên đã mải mê với những ham muốn của bản
thân vì vậy đã trở nên mất dần ý chí đối với việc học tập và đối với việc kiên trì giữ vững
định hướng cho tương lai của mình. Vì vậy việc rèn luyện một ý chí mạnh mẽ và kiên
cường là một trong những điều kiện tiên quyết và hàng đầu để sinh viên học tập tốt hơn
và giúp cho cuộc sống của họ đi đúng quỹ đạo tích cực.
Bản thân tôi là một sinh viên vẫn đang còn học tập trên ghế nhà trường, tôi cũng nhận ra
rằng có nhiều nguyên nhân khiến cho việc học tập của sinh viên trở nên thiếu hiệu quả.
Mà nguyên nhân đáng lưu ý đó là việc sinh viên thiếu ý chí khắc phục những khó khăn
chủ quan của bên ngoài và đồng thời thiếu những giải pháp rèn luyện ý chí để học tập
hiệu quả.
Vì những lí do đó mà tôi thực hiện đề tài tiểu luận Tìm hiểu về ý chí, hành động ý chí và
tầm quan trọng của ý chí đối với sinh viên để nhằm nhận thức rõ rằng hơn về ý chí và
hành động ý chí và sức mạnh cũng như là tầm quan trọng to lớn của ý chí đối với sinh
viên và đặc biệt là cho bản thân tôi. Ngoài ra qua đó tôi cũng sẽ liên hệ về những thực
trạng thiếu ý chí của sinh viên trong quá trình học tập đồng thời cũng liên hệ với bản thân.
Để từ đó rút ra được những giải pháp rèn luyện ý chí, góp một phần giúp cho sinh viên và
bản thân cải thiện được những thiếu xót và phát huy tối đa sức mạnh của ý chí để làm chủ
được cuộc sống của mình.

3
2. Đối tượng nghiên cứu:
Do thời gian và điều kiện còn hạn chế cho nên tôi chỉ tiến hành nghiên cứu chung về đối
tượng là một bộ phận sinh viên đại học ở Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu:
Chỉ ra những biểu hiện của ý chí và thực trạng của ý chí trong hoạt động học tập của sinh
viên Việt Nam nói chung; Chỉ ra một vài biểu hiện thiếu ý chí của sinh viên Việt Nam và
một vài nguyên nhân ảnh hưởng đến việc rèn luyện ý chí của sinh viên và của bản thân;
trên cơ sở đó để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức của sinh viên cũng như
của bản thân trong việc rèn luyện ý chí.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện mục đích trên, đề tài tiểu luận của tôi sẽ phải giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài bài tiểu luận.
- Điều tra thực trạng của ý chí trong học tập của sinh viên.
- Xác định những hành vi thiếu ý chí trong học tập của sinh viên.
- Liên hệ với bản thân về vấn đề thiếu ý chí và rèn luyện ý chí.
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao ý thức cho việc rèn luyện ý chí trong học tập và trong
cuộc sống của sinh viên.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Trong bài tiểu luận này, tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu.

B. Nội dung
I. Cơ sở lý luận của đề tài tiểu luận
1. Ý chí
1.1. Khái niệm về ý chí trong tâm lý học:
Theo Nguyễn Quang Uẩn (2003) thì ý chí là một phẩm chất nhân cách, thể hiện được
năng lực thực hiện những hành động đòi hỏi phải có sự nỗ lực để khắc phục những khó
khăn, và thử thách. Ngoài ra giáo sư này cũng cho rằng “Ý chí là một mặt năng động của

4
ý thức, mặt biểu hiện cụ thể của ý thức trong thực tiễn, ở đó con người tự giác được mục
đích của hành động, đấu tranh động cơ, lựa chọn được các biện pháp vượt qua mọi trở
ngại, khó khăn để thực hiện đến cùng với mục đích đề ra”.
Ngoài ra, trong giáo trình Tâm lý học, thạc sĩ Đinh Phương Du (2007) cho rằng “Ý chí là
khả năng giúp con người hoàn thành những hành vi đã định nhằm đạt mục đích đã được
đặt ra, là khả năng điều hoà và điều khiển có ý thức hành vi của bản thân mình.” Thạc sĩ
cũng cho rằng ý chí là một phẩm chất tâm lý của cá nhân, đó là một thuộc tính tâm lý
nhân cách, bởi vì ông cho rằng mỗi cá nhân đều có những nỗ lực khác nhau trong cuộc
sống cũng như là có khả năng điều hoà hành vi khác nhau.
Thạc sĩ Huỳnh Văn Sơn trong cuốn giáo trình tâm lý học đại cương đã đưa ra một khái
niệm cụ thể đơn giản hơn đó là ý chí là khả năng vượt khó, là sức mạnh của sự nỗ lực ở
con người, là sức mạnh của tinh thần để hướng con người đến với những mục tiêu đã
định, và đồng thời là một khả năng tiềm ẩn trong mỗi con người, và nó bộc lộ để hỗ trợ
cho con người khi đứng trước những hoàn cảnh và điều kiện khó khăn.
Tóm lại, ý chí được xem như hình thức tâm lý góp phần điều chỉnh hành vi của con người
một cách tích cực. Nhờ vào ý chí con người như có thêm động lực để vượt qua khó khăn
và tiến tới mục đích đã đề ra.
1.2. Mối liên hệ giữ ý chí với nhận thức và tình cảm:
Ý chí có sự tham gia một cách sâu sắc của nhận thức và tình cảm. Trước hết, khi có sự
tham gia của nhận thức thì con người mới có thể nhận ra được tầm quan trọng của một
vấn đề, một nhiệm vụ hay một trách nhiệm cần phải hoàn thành. Và từ đó hình thành nên
mục đích, khiến con người có khát khao mạnh mẽ để đạt được. Cũng nhờ nhận thức con
người biết xác định mục tiêu, quan tâm đến khả năng thực hiện và điều kiện của bản thân
cũng như điều kiện bên ngoài để cuối cùng đặt được mục đích. Lúc này, ý chí được xem
là như một sự năng động của ý thức và ý thức tham gia một cách hữu hiệu và đóng góp
vào việc tạo nên sức mạnh đích thức của ý chí (Huỳnh Văn Sơn, 2012)
Quá trình nhận thức về mục đích cần thực hiện của con người cũng có sự hội tụ của tình
cảm. Cụ thể, khi xác định và nhận thức rõ ràng mục đích cụ thể, con người sẽ cũng tập
trung tình cảm vào mục đích ấy. Nhờ có tình cảm con người mới cảm nhận được là rất
mong muốn đạt được những mục đích, thật sự khát khao, mong chớ được thực hiện mục
đích ấy. Từ đó mà ý chí dần xuất hiện.
Tóm lại, nhờ vào sự tương tác và gắn bó mật thiết giữa nhận thức và tình cảm mà ý chí
trở nên mạnh mẽ hơn.
1.3. Một vài đặc điểm của ý chí:

5
- Ý chí là một khả năng kiểm soát, điều chỉnh hành vi một cách có ý thức, nảy sinh trong
hoạt động của con người. Đây là điểm đặc trưng và rất “người” ở con người khác biệt với
con vật. Bời vì nếu con vật sẽ chỉ thích ứng với hoàn cảnh một cách bị động và chỉ có
những hành động bản năng để xử lí một số tình huống nhất định và đạt được mục tiêu.
Thì con người lại nhận thức rõ ràng được mục tiêu, và hành động với tinh thần nỗ lực cao.
- Ý chí của con người mang màu sắc khác nhau ở mỗi cá nhân (Huỳnh Văn Sơn, 2012)
Tức là có những người sẽ có ý chí rất cao tuy nhiên có một số cá nhân lại có sự hạn chế
về ý chí.
- Ý chí khác nhau ở mỗi người phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài và bên trong. Bời lẽ
mỗi người sống trong những điều kiện xã hội-lịch sử khác nhau, với điều kiện vật chất và
đời sống xã hội khác nhau. Cho nên tính chất của những mục đích và những tác nhân
thúc đẩy hành động ở con người khác nhau.
2. Phẩm chất của ý chí:
Để tồn tại và phát triển của quá trình sống và hoạt động, ngoài việc đã xác định rõ ràng
mục đích và lý tưởng sống thì con người cần hình thành và trang bị cho bản thân những
phẩm chất ý chí. Những phẩm chất ý chí cũng chinh là đặc trưng cho nhân cách của con
người góp phần giúp cho con người vượt qua những chướng ngại của cuộc sống và đặt
được mục đích hay là lý tưởng sống. Những phẩm chất của ý chí bao gồm: tính mục đích,
tính độc lập, tính quyết đoán, tính kiên trì và tính tự chủ.
- Tính mục đích: Đây chính là phẩm chất quan trọng hành đầu của ý chí liên quan đến
khả năng đề ra mục đích trong hoạt động và cuộc sống của con người. Nhờ vào tính mục
đích, con người có thể điều chỉnh hành vi để đi đúng hướng với mục đích đã xác lập.
Ngoài ra, với tư cách là chủ thể, tính mục đích cho phép mỗi người xác định được mục
tiêu gần và mục tiêu xa, mục đích bộ phận hay mục đích tổng thể của cuộc đời (Huỳnh
Văn Sơn, 2012). Tính mục đích trong hoạt động ý thức được thể hiện ở chỗ: tự đề ra mục
tiêu; tự vạch ra kế hoạch để thực hiện mục tiêu; tự lựa chọn công cụ, phương tiện để đảm
bảo mục tiêu được thực hiện, tự điều khiển, điều chỉnh hành động không xa rời mục tiêu;
tự kiểm tra, đánh giá làm chủ quá trình thực hiện mục tiêu mang lại hiệu quả cao nhất
(Nguyễn Văn Lượt, 2007). Tính mục đích còn bị ảnh hưởng với thế giới quan bên ngoài
và nguyên tắc đạo đức của bản thân. Nói cách khác, tính mục đích ảnh hưởng bởi lý
tưởng sống và nguyên tắc của cá nhân. Do đó, khi xem xét ý chí của một cá nhân, nên
cân nhắc và lưu ý xem xét cả mặt đạo đức của mục đích và cá nhân đó hướng tới, đồng
thời nên xem xét trên cả góp độ hình thức và cả góc độ nội dung.
- Tính độc lập: Theo Nguyên Quan Uẩn, Trần Hữu Luyến và Trần Quốc Thành trong
cuốn Tâm lý học (2003) tính độc lập “là phẩm chất ý thức cho phép con người quyết định
và thực hiện hành động theo những quan điểm và niềm tin của mình”. Tính độc lập liên

6
quan đến khả năng bản thân tự đưa ra những quyết định để thực hiện hành động mà
không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài như là ý kiến của người khác hay sự áp
đặt của người khác. Tuy nhiên, tính độc lập không có nghĩa là loại trừ việc từ bỏ những ý
kiến của người khác nếu đó là điều đúng đắn và phù hợp với điều kiện khách quan. Tính
độc lập hoàn toàn khác với tính bảo thủ và trì trệ. Tính độc lập của cá nhân thể hiện một
lối sống biết dựa vào sức mạnh, khả năng của bản thân là chính và chỉ dựa dậm vào
những điều tích cực từ người khác để làm cho tính độc lập của mình trở nên hiệu quả hơn.
- Tính quyết đoán: Tính quyết đoán là khả năng đưa ra những quyết định kịp thời, dứt
khoát trên cơ sở cân nhắc, tính toán kỹ càng chắc chắn. Tính quyết đoán được thể hiện
dựa trên nền tảng của suy nghĩ, cân nhắc và phân tích một cách thấu đáo. Người có tính
quyết đoán là người không hoài nghi, hành động dứt khoát, hợp lí và hợp thời điểm, và
không chần chừ với quyết định của bản thân hay bị dao động bởi các tác nhân khách quan.
Ngược lại, người không có tính quyết đoán thì hay do dự, hay hoài nghi, dễ bị dao động
và đưa ra những quyết định không kịp thời hoặc không đúng thời điểm.
- Tính kiên trì: Là khả năng duy trì sự nỗ lực của bản thân để đạt được mục đích đề ra
mặc cho những khó khăn cản trở thì vẫn cố gắng vượt qua. Tính kiên trì thể hiện rõ rệt
cường độ của ý chí, nhờ có nó mà bản thân không bị mệt mỏi hay chán nản trong quá
trình chinh phục mục đích đã được đề ra. Dù cho những khó khăn và thách thức cản trợ,
nhờ có tính kiên trì mà con người không trở nên nhục chí, mà ngược lại càng nghị lực để
vượt qua tất cả vì mục đích cuối cùng của họ.
- Tính tự chủ: Là khả năng làm chủ được bản thân khi có những xung đột tâm lý bên
trong xảy ra. Tính tự chủ có vai trò là giúp cho con người kiểm soát các hành vi, các tâm
lý bất ổn của bản thân như là kiểm soát được những suy nghĩ tiêu cực và những nhu cầu
không cần thiết. Tính tự chủ còn liên quan đến khả năng kiểm soát, quản lý những cảm
xúc trong hoạt động và giao tiếp (Huỳnh Văn Sơn, 2012)
3. Vai trò của ý chí:
Ý chí có vai trò cực kì to lớn và ý nghĩa cho tất cả mọi người và kể cả sinh viên.
Đầu tiên, nhờ vào ý chí con người như được tiếp thêm một nguồn sức mạnh và nghị lực
để chống lại những cám dỗ của thế giới bên ngoài và kìm hãm những nhu cầu không phù
hợp hay dục vọng bên trong của bản thân. Ý chí giúp cho con người kiểm soát được hành
vi tâm lý và từ đó có thể kiểm soát và hạn chế dục vọng gây trở ngại đến cuộc sống của
mỗi cá nhân. Đối với sinh viên, nhờ vào vai trò này của ý thức, sinh viên có thể kìm hãm
những nhu cầu không phù hợp xuất hiện trong quá trình hoạt động (như là những nhu cầu
về vui chơi, giải trí, thư giãn, hay nghỉ ngơi quá mức khiến bản thân trở nên lười biến và
không tập trung đủ lớn cho việc học tập)

7
Ý chí còn tiếp thêm một sức mạnh về nghị lực phi thường giúp cho mỗi người có thể
vượt qua những thử thách căm go ở bên ngoài cuộc sống. Khi con người có ý chí, thì họ
sẽ biết cách tổ chức, điều chỉnh các hoạt động của cá nhân để vượt qua những khó khăn ở
thế giới khách quan, và vươn lên thực hiện mục tiêu trong cuộc sống. Đối với sinh viên,
nhờ vào vai trò này của ý chí mà sinh viên có thể vượt qua những điều kiện hoàn cảnh
không thuận lợi và biết cách thích ứng hay khắc phục hoàn cảnh để vươn lên và theo đuổi
mục đích chính đáng của việc học tập.
Ý chí giúp con người có định hướng về cuộc sống tốt đẹp và hoàn thiện hơn. Nói cách
khác, ý chí giúp chúng ta hình thành được niềm tin và lý tưởng – hai biểu hiện chủ quan
trong xu hướng của nhân cách. Nhờ có ý chí chúng ta có thể hình thành được niềm tin,
khi có niềm tin thì con người có để hành động theo niềm tin, vì niềm tin mà có thể làm
mọi việc, khắc phục được mọi khó khăn, thử thách (Nguyễn Võ Huệ Anh & Lê Nữ Diễm
Hương, 2019). Ngoài ra nhờ có ý chí góp phần hình thành lên lý tưởng. Khi đã có lý
tưởng, con người có thể chủ động hơn, biết hết mình vươn lên mọi khó khăn để đặt được
điều mà mình đã và đang hướng tới. Có thể thấy rằng khi không có niềm tin hay lí tưởng
thì con người rất dễ gục ngã khi đứng trước những khó khăn và thử thách, và càng dễ để
bị những tác nhân chủ quan bên ngoài cuộc sống ảnh hưởng và trở nên mất phương
hướng. Nhờ vào vai trò này, sinh viên có định hướng rõ ràng cho việc học tập, có niềm
tin vào khả năng của bản thân và tin vào sự lựa chọn cho những mục tiêu học tập đã đề ra,
từ đó có nghị lực sâu sắc và mãnh liệt để theo đuổi con đường học tập đến cùng.
4. Hành động ý chí:
4.1. Khái niệm về hành động ý chí:
Các phẩm chất của ý chí chỉ có thể được thực hiện thông qua hành động của ý chí. Để
xác định một người có ý chí hay không mà phụ thuộc vào hành động của người đó.
Theo Nguyễn Văn Tập (2004) “Hành động ý chí là hành động có ý thức, có chủ tâm của
con người, đòi hỏi phải nỗ lực khắc phục khó khăn, trở ngại bên ngoài cũng như bên
trong để đạt được mục đích đã đặt ra”.
Trong cuốn tâm lý học đại cương của các tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến
và Trần Quốc Thành (2003) cũng đưa ra một khái niệm tương tự đó là “hành động ý chí
là hành động có ý thức, có chủ tâm, đòi hỏi có sự nỗ lực để khắc phục những khó khăn và
từ đó có thể thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra”
Tóm lại một cách ngắn gọn hành động ý chí là hành động có ý thức của con người, đòi
hỏi con người phải có sự nỗ lực để vượt qua những khó khăn trở ngại thì mới có thể đạt
được những mục đích đã đề ra.
4.2. Các đặc điểm của hành động ý chí:

8
+ Hành động ý chí phản ảnh hiện thực khách quan. Bởi vì hành động ý chí xuất hiện chỉ
khi chủ thế gặp khó khăn, trở ngại trong quá trình chinh phục mục đích đề ra.
+ Nguồn gốc kích thích hành động của ý chí là cơ chế động cơ hoá hành động. Bởi vì
trong quá trình hình thành nên hành động ý chí, chủ thể đã nhận thức ý nghĩa của ý kích
từ đó tự ý thức ra quyết định hành động.
+ Mục đích của hành động ý chí rất rõ ràng có có chứa đựng nội dung đạo đức.
+ Hành động ý chí luôn luôn có đòi hỏi sự lựa chọn phương tiện và biện pháp để tiến
hành đạt được mục đích.
+ Hành động ý chí luôn có sự điều khiển, điều chỉnh và kiểm tra của ý thức, luôn có sự
nỗ lực để khắc phục những khó khăn, trở ngại và hành động đến cùng để thực hiện mục
tiêu đề ra.
4.3. Cấu trúc của hành động ý chí:
Cấu trúc của hành động ý chí được chia thành ba giai đoạn (thành phần) cơ bản sau đây:
- Giai đoạn chuẩn bị: Đây chính là giai đoạn của hành động trí tuệ và giai đoạn suy nghĩ.
Giai đoạn này lại bao gồm những khâu như sau:
+ Trước hết là xác định mục tiêu, hình thành động cơ hành động. Cụ thể hơn ở giai đoạn
này, mỗi người cần xác định nhu cầu của bản thân. Nhu cầu sẽ góp phần hình thành mục
đích của hành động và thúc đẩy hành động. Trên thực tế, con người có rất nhiều nhu cầu
khác nhau trong cùng một thời điểm, do đó đòi hỏi mỗi người phải cần cân nhắc xem nhu
cầu nào là cần thiết đối với bản thân để hình thành động cơ hành động hợp lý.
+ Tiếp theo là lập kế hoạch hành động và lựa chọn công cụ, phương tiện và biện pháp để
tiến hành hành động. Thực tế thì có rất nhiều biện pháp, phương tiện khác nhau mà con
người có thể sử dụng để đạt được mục đích của hành động. Vì vậy ở giai đoạn này xuất
hiện sự đấu tranh trong việc lựa chọn phương tiện và biện pháp để cho phù hợp với hành
động. Tuy nhiên trong quá trình xác lập kế hoạch này lại không hề dễ dàng, đòi hỏi mỗi
chủ thể của hành động ý thức phải sử dụng tối đa sự nỗ lực của bản thân để tìm ra biện
pháp hỗ trợ phù hợp nhất.
+ Cuối cùng là quyết định hành động. Quyết định là việc kết thúc giai đoạn chuẩn bị của
hành động ý chí. Lúc này chủ thể của hành động ý chí đã xác định được mục tiêu và kế
hoạch hành động và quyết định tiến hành hành động ý chí. Lúc này, nếu như chủ thể có
quyết định hành động phù hợp với niềm tin, với lý tưởng và với sự mong đợi, thì có thể
sẵn sàng để bước vào giai đoạn mới của hành động ý chí đó là giai đoạn thực hiện.
- Giai đoạn thực hiện: Việc chuyển từ quyết định hành động đến hành động là sự thay
đổi về chất, vì đó là sự chuyển biến nguyện vọng thành hiện thực (Nguyễn Quang Uẩn,

9
2011). Đây chính là giai đoạn đòi hỏi sự nỗ lực lớn lao, nhưng nỗ lực chưa đủ mà đòi hỏi
phải có ý chí. Ngoài ra, giai đoạn thực hiện còn phải diễn ra dưới hai hình thức đó là hành
động bên ngoài và hành động bên trong hay còn gọi là hành động ý chí bên ngoài và hành
động ý chí bên trong.
- Giai đoạn đánh giá kết quả của hành động: Sau khi hành động ý chí kết thúc thì mỗi
cá nhân đều có sự đánh giá, đối chiếu các kết quả đạt được với mục đích đã đề ra. Khi kết
quả phù hợp với mục đích thì hành động chính thức kết thúc. Sự đánh giá này là cần thiết.
Nó giúp cho mỗi cá nhân cảm nhận được những điều hài lòng và những điều chưa hài
lòng để từ đó rút cũng như là kinh nghiệm để cải thiện tốt hơn cho những hoạt động sau.
Hay nói cách khác sự đánh giá có thể trở thành sự kích thích và là động cơ cho các hoạt
động tiếp theo.
Tóm lại, ba giai đoạn của hành động ý chí như trên có liên quan biện chứng với nhau,
tiếp nối nhau và bổ sung cho nhau. Nhớ vậy mà hành động ý chí luôn phát triển đi lên.
4.4. Phân loại hành động ý chí:
Có thể phận loại hành động ý chí thành ba loại cơ bản sau đây:
- Hành động ý chí đơn giản: Tức là những hành động có mục đích rõ ràng tuy nhiên sự
lựa chọn về phương tiện, biện pháp thực hiện cũng như sự nỗ lực vẫn còn hạn chế và
chưa đầy đủ.
- Hành động ý chí cấp bách: Đây là loại hành động ý chí xuất hiện trong thời gian rất
ngắn ngủi, đòi hỏi chủ thế hành động phải ra quyết định và thực hiện hành động một cách
kịp thời và nhanh chóng. Trong hành động này, mục đích và phương tiện cũng như là sự
nỗ lực của bản thân hầu như hoà quyện được vào nhau.
- Hành động ý chí phức tạp: Đây là loại hành động điển hình. Là loại hành động có mục
đích có phương tiện và sự nỗ lực thể hiện một cách đầy đủ và rõ ràng.
Tóm lại, ba giai đoạn của hành động ý chí như trên có liên quan hữu cơ, tiếp nhau nhau
và bổ sung cho nhau.
II. Ý CHÍ CỦA SINH VIÊN TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP HIỆN NAY
1. Ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên:
Trước hết, hoạt động học tập của sinh viên là hoạt động chuyên hướng vào chiếm lĩnh tri
thức khoa học, kĩ năng kĩ xảo và thái độ tương ứng cũng như những tri thức của chính
bản thân hoạt động học để tạo ra sự phát triển tâm lý của sinh viên nhằm đạt được một
nghề nghiệp cụ thể trong tương lai (Nguyễn Văn Lượt, 2011).
Có rất nhiều yếu tố giúp sinh viên học tập trở nên hiệu quả. Và trong đó ý chí là một
trong những yếu tố quan trọng và cần thiết nhất.

10
Mặc khác, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển ý chí trong hoạt
động học tập của sinh viên. Các yếu tố đó bao gồm yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan.
Trong đó, các yếu tố chủ quan phải kể đến đó là: ý thức trách nhiệm của sinh viên đối với
việc học tập; động cơ cho việc học; hứng thú cho việc học tập. Còn các yếu tố khách
quan có thể kể đến đó là phương pháp giảng dạy của giảng viên, phương thức kiểm tra,
đánh giá; cơ sở vật chất phục vụ học tập và các hoạt động hỗ trợ học tập; các yếu tố bên
ngoài môi trường.
Ý chí trong hoạt động học tập thể hiện ở chỗ là sinh viên tự nhận thức, tự tư duy về vai
trò và lợi ích của việc học đối với tương lai của mình. Ý chí trong học tập được thể hiện
qua nhiều phương diện như là mục tiêu phấn đấu, cách thức học tập, phương pháp và kĩ
cương bản thân trong quá trình học tập.
Các phẩm chất của ý chí của sinh viên thể hiện ở các mặt như sau:
+ Đầu tiên, tính mục đích của sinh viên thể hiện ở chỗ sinh viên tự biết đề ra mục tiêu
cho những học phần, từng học kì và từng khoá, từng giai đoạn trong quá trình học tập;
biết rõ mục đích đối với việc học chuyên ngành mà mình đang lựa chọn phục vụ như thế
nào cho công việc tương lai; biết cách tự đề ra kế hoạch, lựa chọn phương tiện để thực
hiện mục tiêu; biết tự kiểm tra, đánh giá, nhận xét việc thực hiện mục tiêu của bản thân.
+ Tính độc lập trong học tập của sinh viên được thể hiện ở khả năng độc lập trong quá
trình học tập, biết tự học, biết đánh giá một cách khách quan kết quả học tập so với mục
tiêu mà bản thân để ra. Ngoài ra, tính độc lập trong học tập của sinh thể hiện ở việc sinh
viên biết ngăn chặn hay kiên quyết chống lại các cám dỗ của cuộc sống để tập trung vào
việc học tập.
+ Tính quyết đoán trong hoạt động học tập của sinh viên được thể hiện thông qua việc
sinh viên biết đề ra những mục tiêu học tập phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của bản
thân, từ đó không do dự để nỗ lực hết mình vì những mục tiêu đó. Ngoài ra, tính quyết
đoán còn thể hiện ở chỗ là trong quá trình học tập, sinh viên có những tính toán cân nhắc,
suy nghĩ kĩ càng về việc sử dụng những phương tiện, công cụ nhằm đạt được mục tiêu đề
ra.
+ Tính kiên trì của sinh viên trong quá trình học tập thể hiện ở chỗ sinh viên có khả năng
duy trì hứng thú với việc học tập, vẫn kiên trì theo đuổi mục đích mà bản thân đã đề ra.
Sinh viên có tính kiên trì sẽ không bao giờ ngủ quên trong chiến thắng, không mãn
nguyện với những gì bản thân đang có ở hiện tại mà luôn nỗ lực để vươn tới những mục
tiêu cao hơn. Và trong quá trình học tập, cho dù có những khó khăn cản trở, sinh viên vẫn
không nản chí mà vẫn tích cực khắc phục những khó khăn đó đến cùng.

11
+ Tính tự chủ thể hiện trong quá trình học tập của sinh viên ở chỗ là sinh viên biết giải
quyết được những suy nghĩ tiêu cực, những nỗi lo không có cơ sở và những áp lực giành
cho việc học.
2. Mối quan hệ giữa ý chí và định hướng giá trị trong hoạt động hoạt tập của sinh
viên:
Định hướng giúp cho mỗi sinh viên trong quá trình định hướng được giá trị của họ. Định
hướng giá trị trong học tập được xem là quá trình sinh viên vận dụng những hiểu biết về
giá trị của việc học tập, biết được ý nghĩa và giá trị của việc học mang lại cho bản thân họ.
Định hướng giá trí trong hoạt động của sinh viên gắn liền với quá trình sinh viên tiến
hành những hành động và hoạt động học tập phù hợp để vương tới chiếm lĩnh giá trị của
học tập. Trong quá trình đó xuất hiện muôn vàn khó khăn và thử thách đòi hỏi sinh viên
phải giải quyết và vượt qua. Lúc này nhờ có định hướng giá trị mà cá nhân sinh viên có
thể huy động sức mạnh của ý chí mạnh mẽ và quyết liệt, để giúp họ vươn lên là đạt được
giá trị của hoạt động học tập.
Tóm lại, có thể kết luận rằng việc định hướng giá trị trong học tập và trong hoạt động học
tập và sự nỗ lực ý chí của sinh viên có mối quan hệ gắn bó và khăng khít không thể tách
rời.
3. Một vài ví dụ về các sinh viên với ý chí kiên cường:
- Lê Thị Kim Thảo- sinh viên của trường Đại học Quảng Nam là một tấm gương của lòng
ý chí, sự kiên cường và bản lĩnh đáng khâm phục. Từ khi mới sinh ra, Thảo đã không
may mắn như bạn bè đồng trang lứa, Thảo bị bại não và cong vẹo cột sống cổ- lưng,
nhược cơ tứ chi khiến vượt đi lại của cô trở nên hết sức khó khăn. Hơn nữa, điều kiện gia
đình còn rất khó khăn, cha mẹ đã già yếu và nguồn kinh tế chính của gia đình phụ thuộc
vào 2 sào ruộng. Thế nhưng, không khuất phục trước khó khăn đó, Thảo đã luôn nỗ lực
để vượt lên số phận. Chia sẻ trên tờ báo Doanh Nghiệp (2021) Thảo cho rằng “Em luôn
tin rằng những khiếm khuyết cơ thể là động lực để bản thân cố gắng hơn mỗi ngày”. Vì
vậy mà Thảo luôn có niềm tin và nỗ lực để chinh phục con đường học tập để thay đổi số
phận. Thảo đã tự đề ra mục tiêu cho việc học và kiên quyết học tập đến cùng. Và kết quả
là trong quá trình học tập ở trường, cô luôn đứng top 3 của lớp, xếp loại giỏi và xuất sắc
qua các kì học. Và gần đây vào năm 2021 Thảo đã được Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn
Khắc Định vinh danh là một trong 50 đại diện cả nước trong chương trình “Toả sáng
Nghị lực Việt” do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội
Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Ủy ban Quốc gia về Người khuyết tật Việt Nam và
Công ty TNHH TCPVN tổ chức.
- Đoàn Phạm Khiêm còn là một tấm gương về ý chí nghị lực đáng ngưỡng mộ. Anh là
một người bị câm và bị khiếm thính thế nhưng những điều đó không hề gây trở ngại cho

12
anh trong việc thực hiện ước mơ của bản thân. Anh chính là Thủ khoa Hội hoạ của
trường đại học Mỹ thuật TPHCM và là sinh viên câm điếc đầu tiên theo học tại một
trường đại học chính quy. Từ đó có thể thấy rằng mặc dù nghịch cảnh khó khăn, thế
nhưng anh đã luôn có niềm tin, có mục đích và tin tưởng vào con đường học tập của
mình để ra sức nỗ lực hết mình để sau cùng đặt được mục đích đáng trân trọng.
- Chảo Thị Yến một người dân tộc Dao cũng là một ví dụ điển hình cho tấm gương ý chí
nghị lực trong việc học. Vốn sinh ra trong một dân tộc nơi mà người dân đều giữ quan
điểm là không cho con gái học hành. Thế nhưng vì lý tưởng cao cả, vì nhìn nhận được giá
trị của học tập, Chảo Thị Yến đã theo đuổi con đường chông gai để chinh phục học bổng
SUFONAMA kéo dài 2 năm do nhóm 5 đại học tốt nhất Châu Âu về lâm nghiệp và quản
lý tài nguyên cấp. Ngoài ra, cô đã tiếp tục trúng học bổng thạc sĩ ngành Quản lý tài
nguyên từng bền vững tại Đại học Gottigen, Đức. Quả thật, trong điều kiện khó khăn, lại
không có sự ủng hộ từ những người xung quanh, nhưng không nhờ cái gi khác ngoài ý
chí vững mạnh và sâu sắc mà cô có thể vượt qua và chinh phục những mục tiêu cao hơn.
Những ví dụ trên là để chỉ ra rằng những sinh viên là người khuyết tật hay người dân tộc
mặc dù họ có khó khăn và hạn chế cản trở hoạt động học tập thế nhưng họ lại có ý chí
kiên cường để phấn đấu vươn lên và theo đuổi mục tiêu học tập. Thực tế là, Không chỉ
người khuyết tật hay dân tộc mới cần và có ý chí nghị lực, tất cả mọi người, mọi sinh
viên đều cần phải có và phải tin tưởng vào sức mạnh của ý chí nghị lực để thực hiện tốt
hoạt động học tập.
4. Thiếu ý chí của sinh viên trong hoạt động học tập
Tuy nhiên hiện nay xuất hiện một đối tượng nhỏ không ít những sinh viên đã dần mất đi
ý chí trong hoạt động học tập. Có các nguyên nhân khách quan và chủ quan đã tác động
vào sức mạnh ý chí và làm cho họ nao núng và mất dần đi nguồn sức mạnh ấy. Dẫn đến
việc phải chịu những hậu quả do thiếu ý chí mang lại.
4.1. Biểu hiện của việc thiếu ý chí ở sinh viên:
Nếu như biểu hiện của một cá nhân mang trong mình ý chí là sự nhận thức và tư duy rõ
ràng về những lợi ích cũng như tầm quan trọng của việc học đối với tương lai của cá
nhân ấy và đối với xã hội, thì đối một người thiếu ý chí là sự lười nhát và hài lòng quá
sớm về những gì họ đã đạt được. Họ có xu hướng lười phấn đấu và dễ dàng chấp nhận
với những thứ họ đã có ở hiện tại và khi đối mặt với khó khăn hay những thách thức ngán
đường họ tới những thành công mới, những thành tựu mới thì họ lại dễ dàng trùn bước và
trở về an vị với vị trí cũ. Và dĩ nhiên, kỹ luật đối với những cá nhân này không phải là
sức mạnh mà đơn thuần chỉ là sự phiền toái đối với họ trong việc học tập. Họ thường sẽ
dễ dàng bỏ cuộc nếu như việc học trở nên quá khắc nghiệt và đòi hỏi sự nghiêm khắc tới
từ bản thân học và chỉ cảm thấy thoải mái đối với những môn học mang lại cho họ sự

13
thảnh thơi. Biểu hiện cuối cùng và rõ ràng nhận thấy nhất đối với những sinh viên thiếu ý
chí trong việc học tập là dễ dàng chấp nhận những thất bại. “Thất bại là mẹ thành công” -
câu thành ngữ nói lên tầm quan trọng của thất bại đối với sự thành công của con người,
tuy nhiên với những cá nhân thiếu ý chí thì họ khó có thể đứng dậy sau những thất bại
trong việc học. Họ thường sẽ mang theo tâm lí lo sợ và sẽ cố gắng để tránh né những môn
học mà họ từng phải nhận điểm kém trước đó và tâm lý của những người này thường rất
nhạy cảm và yếu đuối, khác với với những cá nhân mang ý chí mạnh mẽ - những người
sẽ nỗ lực hơn gấp bội để vượt qua những thất bại ở quá khứ để đi tới thành công trên con
đường học vấn.
4.2. Nguyên nhân của việc thiếu ý chí:
Có thể nói nguyên nhân dẫn đến việc giảm ý chí học tập ở sinh viên bao gồm nguyên
nhân chủ quan và nguyên nhân khác quan.
- Nguyên nhân khách quan từ thế giới bên ngoài: dưới đây là hai nguyên nhân phổ
biến:
+ Do sự phát triển của nền kinh tế xã hội khiến cho một số giá trị truyền thống đã bị phai
mờ. Các truyền thống mới xuất hiện để phù hợp với thời đại, kéo theo đó là những cám
dỗ lôi cuốn con người. Một cám dỗ dễ thấy đó chính là cám dỗ của sự giải trí. Hiện nay
có rất nhiều hình thức giải trí mới xuất hiện làm cho nhu cầu về giải trí của sinh viên
càng tăng cao. Một vài ví dụ điển hình đó chính là khi Internet xuất hiện, sinh viên đã bị
thu hút bởi những trang mạng xã hội với nhiều công dụng thú vị cho việc giải trí. Sinh
viên đã dần dần giành thời gian quá nhiều cho mạng xã hội dẫn đến lãng phí thời gian và
xao nhãng việc học tập.
+ Ngoài ra, bởi vì nền phát triển kinh tế phát triển kéo theo nhu cầu sinh hoạt của con
người cũng tăng lên. Lúc này đồng tiền trở thành một công cụ để phục vụ cho những nhu
cầu đó. Sinh viên đang trong giai đoạn tự lập và tự do với quyết định riêng hơn. Đã có
một số đối tượng đã không do dự và quyết định đi bương chải ngoài cuộc sống để kiếm
thêm tiền phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của bản thân. Điều này không hề vô ích và tiêu
cực nếu như bản thân của sinh viên biết cách cân bằng giữa việc kiếm tiền và việc học tập.
Thế nhưng đáng buồn là có không ít sinh viên khi đã chinh phục được đồng tiền, họ lại
trở nên trân trọng hoá đồng tiền mà họ kiếm được, và trở nên thờ ơ với việc học, và thậm
chí còn coi việc học là vô bỗ và mất thời gian.
- Nguyên nhân chủ quan bên trong:
+ Sinh viên thiếu ý thức trách nhiệm đối với việc học tập. Khi một sinh viên chưa nhận
thức rõ vai trò mà việc học mang lại cũng như là trách nhiệm và vai trò của mình đối với
gia đình và xã hội, thì bất cứ khi nào gặp khó khăn trong cuộc sống, họ sẽ không hề có ý
chí mà ngược lại còn dễ dàng buông xuôi mà từ bỏ. Ngược lại, khi mỗi sinh viên nhận

14
thức được trách nhiệm của họ với việc học, với giá trị mà họ có thể mang lại giành cho
gia đình, bản thân và xã hội. Từ đó sinh viên có thể huy động sự nỗ lực ý chí để hỗ trợ
hoạt động học tập trở nên tốt hơn.
+ Sinh viên có động cơ không hợp lý cho học tập. Động cơ học tập là yếu tố quyết định
đến sự nỗ lực ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên (Nguyễn Văn Lượt, 2011). Tuy
nhiên nếu như những sinh viên có những động cơ học tập không đúng đắn thì động cơ đó
sẽ không phát huy được sức mạnh thúc đẩy sinh viên vượt lên hoạt động hoạt tập và đặt
được động cơ đã xác định.
+ Sinh viên mất đi sự hứng thú với việc học tập. Hứng thú là một yếu tố giúp duy trì tính
kiên trì của ý chí. Nếu như sinh viên có hứng thú với bài học, với chuyên ngành của mình
đang lựa chọn thì không ngại phải đương đầu với khó khăn trong quá trình học tập.
Ngược lại, nếu không có hứng thú thì khi gặp khó khăn, sinh viên sẽ rất dễ hạ thấp mục
đích và nhiệm vụ học tập của học từ đó mà không còn ý chí để theo đuổi mục đích học
tập.
4.4. Hậu quả của việc thiếu ý chí của sinh viên:
Thiếu ý chí trong học tập rõ ràng có những hậu quả tức thì và cả về lâu về dài. việc thiếu
ý chí còn có nguy cơ đẩy sinh viên vào “vũng lầy thất vọng” khi việc học gặp phải những
khó khăn hay thất bại mà họ không thể vượt qua, vô hình chung khiến những cá nhân này
bỏ bê hoàn toàn việc học hay tệ hơn là đi đến quyết định bỏ học giữa chừng.
Việc nghèo ý chí khi còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ kéo theo những hệ luỵ không hề
nhỏ ở tương lai. Thiếu đi ý chí dường như là thiếu đi cả một cái nhìn rõ ràng về tương lai
và thật sự khó để những sinh viên thiếu ý chí hiểu rõ bản thân mình mong muốn điều gì ở
tương lai chứ chưa nói đến khả năng cạnh tranh của họ ở một thị trường việc làm đang
ngày càng khắc nghiệt như hiện nay. Từ đó, họ sẽ bị tụt lại phía sau so với những bạn bè
đồng trang lứa, mất dần đi các mối quan hệ và cả sự tôn trọng từ mọi người xung quanh,
thậm chí là từ bố mẹ của họ. Sau cùng, dù muốn hay không, họ cũng sẽ bị chính xã hội
đào thải.
III. GIẢI PHÁP ĐỂ RÈN LUYỆN Ý CHÍ Ở SINH VIÊN
Nhận thức rõ tầm quan trọng của ý chí đối với con người, đặc biệt là đối với sinh viên
trong quá trình học tập. Cũng như cân nhất được vấn đề suy giảm ý chí của một bộ phận
không nhỏ của sinh viên hiện nay, tôi đã đề ra một số giải pháp để rèn luyện ý chí cho
sinh viên cũng như cho bản thân tôi như sau:
- Phải biết tự chủ, biết tự kiềm hãm cảm xúc.
Đây là một trong những phẩm chất của ý chí, là khả năng và thói quen kiểm tra hành vi
của bản thân để có để điều chỉnh và kiềm chế những hành động không tốt. Ví dụ như

15
trong quá trình học, sinh viên nên biết làm chủ cảm xúc của mình để đạt hiệu quả tốt
trong quá trình giao tiếp với người khác. Đồng thời cũng biết làm chủ cảm xúc của bản
thân, để không dễ bị lay động bởi những tác nhân tiêu cực như những lời nhận xét không
hợp lý của người khác, hoặc sức hút của những cám dỗ. Từ đó góp phần duy trì ý chí
thực hiện mục đích học tập.
- Rèn luyện tính kiên cường, dũng cảm.
Sinh viên nên rèn luyện tính kiên cường, dũng cảm để khi gặp những khó khăn tưởng
chừng như là không vượt qua được thì vẫn có thể huy động được sức mạnh của ý chí và
đối phó một cách kịp thời và hợp lý. Muốn rèn luyện được đức tính này đòi hỏi sinh viên
phải tập từ việc thực hiện những việc nhỏ một cách kiên quyết. Ví dụ như hôm nay cô
giáo cho một bài kiểm tra với hạn nộp là một ngày, tuy nhiên sinh viên không đủ tính
kiên cường và cuối cùng đã để dai dẳng làm đến tận ngày mai ngày kia mới nộp bài.
- Tin tưởng vào mục tiêu của bản thân.
Đây là yếu tố hết sức quan trọng. Niềm tin có thể tạo ra động lực cho hành động ý chí. Và
yếu tố góp một phần lớn trong quá trình duy trì ý chí để vượt qua khó khăn và thử thách.
Ví dụ trong hoạt động học tập, khi đã lựa chọn vào chuyên ngành nhất định thế nhưng
phải nhờ có niềm tin, nhờ tin tưởng vào mục tiêu sau cùng mà sinh viên có thể đạt được,
từ đó sinh viên không hề sợ hãi trước bất cứ khó khăn gì xuất hiện trong quá trình hoạt
tập.
- Biết vạch ra kế hoạch học tập hợp lý đối với bản thân.
Sinh viên cần nên vạch ra cho bản thân những mục tiêu phù hợp với khả năng của bản
thân đồng thời liệt kết các mục tiêu chi tiết cho từng giai đoạn để tránh tình trạng choáng
ngợp và xa vời. Nên bắt đầu với các mục tiêu ngắn hạn và dễ đạt hơn để tạo động lực cho
bản thân thực hiện những mục tiêu lớn
- Học cách chấp nhận thất bại, học tập những sai lầm trong quá khứ.
Sinh viên nên xem rằng mọi khó khăn trong quá trình học tập chỉ là thử thách, dù sinh
vượt qua từng khó khăn được hay không thì sinh viên cũng sẽ luôn rút ra được những
kinh nghiệm cho bản thân, để từ đó có thể vận dụng cho những thử thách tiếp theo trong
học tập. Yếu tố này cũng bao gồm việc sinh viên nên tin vào khả năng của bản thân, tin
vào giá trị của học tập mà bản thân đang theo đuổi. Mức độ niềm tin của sinh viên tỉ lệ
với việc sinh viên chịu đương đầu với thử thách và học cách chấp nhận và vượt qua nó.
- Tham gia rèn luyện các hoạt động thể dục thể chất.
Rèn luyện thể thao đem lại nguồn lợi ích lớn cho sinh viên không những cho sức khoẻ và
còn giúp sinh viên học cách duy trì một thói quen tốt. Rèn luyện thể thao thường xuyên
giúp học sinh trở nên kiên cường và linh hoạt hơn, phục vụ cho việc rèn luyện sức mạnh

16
của ý chí nghị lực tinh thần để có thể phục vụ cho các mục tiêu lâu dài khác trong học tập
và trong tương lai.
- Xây dựng động cơ học tập hợp lý, tạo ra hứng thú với hoạt động học tập.
Sinh viên nên biết xác định động cơ học tập của bản thân là gì. Và sau khi xác định được
động cơ thì mới biết định hướng bản thân, phát huy được toàn bộ năng lực của ý chí để
thực hiện động cơ đó. Ngoài ra, việc tạo ra hứng thú với học tập cũng rất quan trọng. Bởi
vì khi sinh viên có hứng thú với việc học thì sẽ dễ dàng tiếp thu được kiến thức và kĩ
năng cần thiết. Động cơ, hứng thú cùng với một ý chí sâu sắc sẽ giúp cho học sinh rất
nhiều trong hoạt động học tập.
- Mở rộng và xây dựng mối quan hệ xung quanh một cách tích cực.
Tất cả mọi sinh viên nhìn chung đều có những khó khăn chung nhất định trong hoạt động
học tập. Vì vậy khi kết bạn, chia sẻ được những khó khăn với nhau cũng là một cách để
giúp sinh viên có thêm động lực để kiên cường và từ đó cùng nhau vượt qua khó khăn để
hướng tới mục đích lớn lao của con đường học tập.
- Không nên chủ quan với những gì bản thân đã đạt được.
Quá trình học tập là một quá trình lâu dài và xuyên suốt đòi hỏi sinh viên phải duy trì sự
năng động trong học tập và duy trì sự ý chí kiên cường. Khi đạt được một thành công
nhất định, sinh viên không nên chủ quan và “ngủ quên trong chiến thắng” mà thay vào đó
xem thành công đó là một động lực để quyết tâm đạt được nhiều thành công lớn hơn
trong học tập.
- Rèn luyện tin thần lạc quan.
Sinh viên nên học tập những tấm gương ý chí nghị lực kiên cường của những bạn có điều
kiện hoàn cảnh cực kì khó khăn như bị khuyết tật để thấy bản thân mình còn rất may mắn
và có điều kiện để chinh phục mục đích học tập tốt hơn. Vì vậy hãy luôn duy trì tính tích
cực và lạc quan để theo đuổi đến cùng múc đích và động cơ học tập do bản thân đề ra.
IV. Kết luận
Ý chí là một phẩm chất của nhân cách, là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực
thực hiện những hành động có mục đích đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục những khó
khăn chủ quan và khách quan. Ý chí được thể hiện thông qua hành động ý chí.
Ý chí giúp cho mỗi cá nhân có thêm nguồn sức mạnh nghị lực để vượt qua những khó
khăn và thử thách trong cuộc sống và đặc biệt là trong hoạt động học tập. Có nhiều sinh
viên vận dụng rất tốt vai trò của ý chí trong hoạt động học tập. Thế nhưng lại có một bộ
phận không nhỏ những sinh viên không xem trọng tầm quan trọng của ý chí hoặc bị các

17
tác nhân khách quan và chủ quan tác động đến và mất dần đi ý chí của bản thân. Sau
cùng sinh viên lại phải chịu những hậu quả không mong muốn do việc thiếu ý chí gây ra.
Ý chí có tầm quan trọng lớn đối với sinh viên trong hoạt động học tập, vì vậy rèn luyện ý
chí là điều rất cần thiết đối với mỗi sinh viên. Việc rèn luyện ý chí phải thực hiện thông
qua hoạt động và thực tiễn công việc ý chí thì mới hình thành và ngày càng phát triển.

Tài liệu tham khảo


Đinh Phương Duy (2007), Tâm lý học đại cương, Nxb Giáo dục Việt Nam.
https://amthucbonmua.vn/7-cau-chuyen-ve-y-chi-nghi-luc-khien-ban-cui-dau-ne-
phuc.html, 2/6/2022
https://vov.vn/doanh-nghiep/vi-cong-dong/y-chi-kien-cuong-vuot-len-nghich-canh-cua-
co-gai-khong-may-bi-bai-nao-post915371.vov, 1/6/2022
Huỳnh Văn Sơn (2012), Tâm lý học đại cương, Nxb Đại học Khoa học Tự nhiên
TPHCM.
Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành (2003), Tâm lý học đại cương,
Nxb ĐHQGHN.
Nguyễn Văn Lượt (2007), Nghiên cứu ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên
khoa tâm lý học trường Đại học KHXH&NV, Luận văn thạc sĩ khoa học tâm lý, Trường
Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.
Nguyễn Văn Tập (2004), Những phẩm chất tâm lý của người cán bộ quản giáo trong
hoạt động quản lý cải tạo phạm nhân, Luận văn Tiến sĩ Tâm lý học.
Phạm Minh Hạc, Lờ Khanh, Trần Trọng Thuỷ (1988), Tâm lý học, T1, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
Phiêu Linh, 2016. https://vnexpress.net/5-tam-guong-hoc-tap-truyen-cam-hung-nam-
2016-3518392.html, 2/6/2022

18

You might also like