You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.

HCM
VIỆN HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO

BÀI TẬP CÁ NHÂN


Đề tài: “Phát biểu quan điểm về ý nghĩa của việc rèn luyện ý chí
trong cuộc sống cá nhân”

Ngành: Tâm Lý Học

Môn học: Tâm lý học đại cương

Lớp: 23TXTL01

Giảng viên: Nguyễn Nữ Bích Tuyền

Họ và tên Sinh viên: Lê Thị Phương Tuyền

Mã số sinh viên: 2310260039

Thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 07/2023


MỤC LỤC



1. ĐẶT VẤN ĐỀ: ............................................................................................ 2

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT: ................................................................................ 3

2.1 Ý chí: ..................................................................................................... 3

2.2 Hành động Ý chí: ................................................................................... 4

2.3 Tóm tắt Cơ sở lý thuyết: ......................................................................... 5

3. PHÁT BIỂU QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN: ................................................... 5

3.1 Thực trạng về Ý nghĩa của rèn luyện Ý chí đối với đời sống cá nhân: .... 5

3.2 Ứng dụng lý thuyết vào cuộc sống: ........................................................ 6

3.2.1 Xác định các phẩm chất của Ý chí trong Dẫn chứng:....................... 6

3.2.2 Xác định đặc điểm của “Hành động Ý chí: ...................................... 8

3.2.3 Xác định các Giai đoạn của Hành động Ý chí: ................................. 8

4. KẾT LUẬN: ............................................................................................. 11


1. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Trong bối cảnh hiện tại của thế giới nói riêng và tại Việt Nam nói riêng, các vấn đề về
tâm lý học đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm hơn so với thời điểm trước kia, đặc
biệt là khi có sự xuất hiện của Đại dịch COVID-19 đã khiến cơn sóng quan tâm đến sức
khỏe tinh thần và ngành khoa học mang tên Tâm lý dần trở nên mãnh liệt hơn.

Những biến đổi đột biến hậu Đại dịch đã xoay chuyển gần như toàn phần lối sống của
con người. Những áp lực tâm lý về cuộc sống trong hiện tại và tương lai, những áp lực
tâm lý về cá nhân và những người xung quanh. Hàng ngàn nỗi lo từ mọi lứa tuổi như
peer presure (áp lực đồng trang lứa), FOMO (fear of missing out, nỗi sợ bị bỏ lỡ) hay
cabin fever (sốt cabin, hội chứng xảy ra khi ai đó bị kẹt quá lâu trong một nơi nào đó)…
nổi lên như một cơn vũ bão sau khi COVID-19 hoành hành, trong khi chúng đã tồn tại
từ lâu.

Việc giữ vững tâm lý và rèn luyện một ý chí mạnh mẽ để bền bỉ đương đầu với áp lực
và tiến bước trong cuộc sống của mỗi cá nhân là một công việc tưởng chừng bé nhỏ và
đơn giản mà cá nhân nào cũng có thể dễ dàng đảm đương.

Do đó, đề tài của bài tập cá nhân trong môn học “Tâm lý học Đại cương” về “Ý nghĩa
của rèn luyện ý chí trong cuộc sống cá nhân của người thực hiện đề tài” là một đề tài
lý luận mang tính xã hội và thời sự cao.

Cụ thể hơn, trong nội dung đề tài này, chủ yếu tôi sẽ phân tích chi tiết về lợi ích nhận
được và yếu tố gây ảnh hưởng đối với vấn đề rèn luyện ý chí. Từ đó, làm bật lên ý nghĩa
và mức độ quan trọng đối với cuộc sống của tôi.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT:
2.1 Ý chí:

Để bắt đầu phân tích để làm sáng tỏ vấn đề về rèn luyện ý chí, tôi xin trích dẫn định
nghĩa của “Ý chí” để làm cơ sở phân tích chi tiết về sau trong nội dung đề tài.

Theo giáo trình “Tâm lý học đại cương” do Tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng biên soạn (2017)
đã viết, “Ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành
động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn”.

Nói sâu hơn về Ý chí, trong tâm lý học, ý chí được quy định là một thuộc tính tâm lý,
mang tính cá nhân (hoặc nhân cách). Cũng được trích từ trong giáo trình nêu trên, đây
là “hình thức tâm lý điều chỉnh tích cực nhất”. Lý do đến từ việc ý chí là kết quả của sự
kết hợp mặt năng động của trí tuệ và tình cảm đạo đức.

Do đó, “Ý chí” được nhắc đến ở đề tài này, theo định nghĩa vừa rồi, không đề cập đến
cường độ mạnh hay yếu, quan trọng vẫn là nội dung đạo đức cũng như ý nghĩa của phẩm
chất mục đích mà “ý chí” kiên trì khắc phục khó khăn để vươn tới.

Theo Giáo trình “Tâm lý học đại cương” (2017) nói trên, để cấu thành “Ý chí” cần có
các phẩm chất sau:

- Tính mục đích: là phẩm chất quan trọng nhất, cho phép con người điều chỉnh
hành vi hướng vào mục đích tự giác, phụ thuộc vào bối cảnh xã hội chung và bối
cảnh của cá nhân.
- Tính độc lập: cho phép con người thực hiện quyết định và hành động theo quan
điểm và niềm tin của chính mình.
- Tính quyết đoán: thể hiện sự dứt khoát, quyết đoán để đưa ra những quyết định
kịp thời mà không ảnh hưởng bởi dao động không cần thiết, quyết định này được
đưa ra với sự tính toán phù hợp và cẩn trọng của cá nhân.
- Tính kiên trì: đây là phẩm chất nói lên cường độ mạnh/yếu của ý chí, được thể
hiện ở khía cạnh khả năng khắc phục khó khăn.
- Tính tự chủ: là khả năng và thói quen đánh giá tình huống để làm chủ bản thân,
giúp điều chỉnh được hành vi không suy nghĩ, không mong muốn.
2.2 Hành động Ý chí:

Ngoài “Ý chí”, “Hành động Ý chí” cũng là một yếu tố có ảnh hưởng và theo tôi là có
liên quan đến “rèn luyện ý chí”, bởi vì động từ “rèn luyện” theo Dự án Từ điển Tiếng
Việt miễn phí (Hồ Ngọc Đức) được định nghĩa là hành động “tập cho quen”, “dạy và
cho tập nhiều để thành thông thạo”.

Vì thế, đây là tiến trình hành động, có hành vi của Ý chí, nói cách khác, theo tôi hiểu,
đây là bước tiếp theo để thể hiện ý chí ra ngoài, giúp ý chí có thể hoàn thành.

Theo Giáo trình “Tâm lý học đại cương” (2017), “hành động ý chí là hành động có ý
thức, có chủ tâm, đòi hỏi nỗ lực khắc phục khó khăn, thực hiện đến cùng mục đích đã
đề ra”.

Tương tự với “Ý chí”, “Hành động Ý chí” cũng cần có các đặc điểm cấu thành như sau:

- Nguồn kích thích hành đồng ý chí: thông qua cơ chế động cơ hóa hành động.
- Tính mục đích: ý thức được mục đích của hành động, đây là đặc điểm cơ bản và
tiên quyết trong việc nhận định đây có phải là hành động ý chí.
- Có phương tiện và biện pháp hành động để đạt được mục đích với hiệu quả cao.
- Có sự theo dõi, điều chỉnh và đánh giá, nỗ lực để khắc phục khó khăn trong quá
trình hành động để đạt mục đích.

Vì đây là hành động, do đó, nó sẽ được hình thành thông qua ba giai đoạn:

- Giai đoạn chuẩn bị: hành động trí tuệ (suy nghĩ) để đặt ra mục đích, lên kế hoạch
và quyết định hành động; nếu nhu cầu (yếu tố kích thích) được thống nhất và rõ
ràng hoặc mức độ - ý hướng cao thì chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
- Giai đoạn thực hiện: được hình thành sau khi quyết định hành động, đòi hỏi sự
nỗ lực đủ lớn để thực hiện theo một trong hai hoặc cả hai hình thức là bên ngoài
– bên trong.
- Giai đoạn đánh giá kết quả: sau khi hành động ý chí đã hoàn thiện, tiến hành giai
đoạn này để đánh giá kết quả nhằm rút kinh nghiệm cho hành động tiếp theo.
Đánh giá mang tính soi chiếu với mục đích để đề ra ở giai đoạn đầu, thường sẽ
đi kèm cùng các loại rung cảm (tích cực hoặc tiêu cực).
2.3 Tóm tắt Cơ sở lý thuyết:

Ý chí và Hành động ý chí là những định nghĩa nền tảng giúp tôi có thể ứng dụng vào
cuộc sống cá nhân và phân tích cụ thể về ý nghĩa rèn luyện ý chí của bản thân. Từ hai
nền tảng gốc, tôi cập nhật thêm một lý thuyết để ứng dụng trong phần sau về “Rèn luyện
Ý chí”: Tạo ra ý chí và hành động ý chí, và có quá trình với khoảng thời gian nhất định
để duy trình, thực hiện và điều chỉnh/đánh giá để đạt được mục đích ý chí (hành động ý
chí) với hiệu quả cao.

3. PHÁT BIỂU QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN:


3.1 Thực trạng về Ý nghĩa của rèn luyện Ý chí đối với đời sống cá nhân:

Trước khi nói về bản thân tôi, tôi muốn nhìn nhận cụ thể hơn trên quan điểm và lý luận
của mình về “Ý chí” cũng như “Hành động Ý chí”.

Theo góc nhìn lý luận của tôi, thực trạng sử dụng Ý chí và Hành động ý chí trong cuộc
sống hiện nay có thể gặp nhiều thách thức. Phần lớn con người dường như đang trở nên
thiếu kiên nhẫn và dễ bị lùi bước trước những khó khăn. Như tôi cũng đã đề cập ở Mục
1 “Đặt vấn đề”, hàng loạt các vấn đề về sức khỏe tinh thần nói riêng và tâm lý học nói
chung đã nổi lên như một cơn sốt, khiến con người trở nên lo âu và hoài nghi về thế giới
xung quanh và cả chính bản thân.

Bằng việc có quá nhiều chính sự nóng hổi và mang tính toàn cầu đáng nhắc đến như Đại
dịch COVID-19 hay chiến tranh giữa Nga và Ukraine, bạo loạn vừa xảy ra ngay trong
tháng Bảy (2023) tại Pháp cũng phần nào góp phần khiến con người ta dần trở nên mệt
mỏi trước những chông gai không thể lường trước được.

Đồng thời, việc sống trong một thế hệ công nghệ phát triển thần tốc cùng hàng loạt thiết
bị được gắn mác thông minh giúp đỡ đần những khó khăn cuộc sống như robot hút bụi,
thiết bị Nhà thông minh… Liệu chúng có tước đi cơ hội tự chăm sóc cuộc sống của con
người hay trao cho con người cơ hội của sự biếng nhác?
Có vẻ như, trên thực tế, chúng dẫn đến sự mất cân bằng trong cuộc sống hiện đại. Điều
này có thể làm mất đi ý chí của chúng ta, dẫn đến sự mất động lực và khả năng đối phó
với những thách thức.

Đối với bản thân tôi, với tư cách là một gen Z (thế hệ Z, được sinh ra từ 1997 – 2015),
tôi tin rằng tôi và cả những người đồng trang lứa đều được xem là một thế hệ sống vì
bản thân và được hưởng những tinh hoa của đời trước. Do đó, tôi cảm thấy những khó
khăn mà tôi có thể gánh chịu là sự áp lực thành công khi được sống đầy đủ và hòa bình.
Thành công theo định nghĩa cá nhân tôi là khi tôi tự chăm sóc được cho chính tôi, tự
chủ được cuộc sống bản thân và có thể tự tin đứng lên vì lý tưởng của mình.

3.2 Ứng dụng lý thuyết vào cuộc sống:

Tôi tin rằng, việc có ý chí và hành động ý chí là tồn tại sẵn có trong cuộc sống không
chỉ riêng tôi. Hiện hữu là vậy, nhưng đến khi học môn học này, tôi mới ý thức được sự
tồn tại của chúng.

Đầu tiên, để ứng dụng, ngoài việc nắm rõ cơ sở lý thuyết, chúng ta còn cần phải ứng
dụng lý thuyết vào thực tiễn (dẫn chứng trong cuộc sống của tôi), từ đó đưa ra được
hành động hiệu quả hơn.

Tôi xin phép lấy một dẫn chứng của chính mình và ứng dụng phần cơ sở lý thuyết để
phân tích chi tiết hơn nhằm tự tin khẳng định tầm quan trọng của Rèn luyện Ý chí trong
cuộc sống. Đó chính là việc “Đăng ký học Văn bằng 2 ngành Tâm lý học”.

3.2.1 Xác định các phẩm chất của Ý chí trong Dẫn chứng:

Phẩm chất 1: Mục đích

Mục đích phải đăng ký ngành Tâm lý học thôi thúc từ việc tôi vô cùng yêu thích và cảm
thấy tò mò trong cách con người suy nghĩ và hành động. Hàng loạt câu hỏi vì sao luôn
được tôi đặt ra khi tôi trông thấy một hành động của một ai đó. Một đứa trẻ ba tuổi quấy
khóc xuất phát từ điều gì? Hay một tên biến thái tại sao lại thích quấy rối phụ nữ? Phải
chăng những con người này đều có những góc khuất tâm lý mà chúng ta chưa hiểu rõ?

Đồng thời, khi tôi học Văn bằng 1 ngành Quản trị, đến bộ môn về Quản trị Nhân sự, tôi
có cơ hội tiếp xúc với một vài lý thuyết liên quan đến Tâm lý học và học phần đấy tôi
luôn được điểm cao và khiến Giảng viên của tôi trầm trồ vì sự tìm hiểu và cố gắng của
tôi.

Hơn hết, tôi cũng muốn dùng kiến thức của chính mình thỏa mãn lợi ích cá nhân tôi. Đó
là dùng Tâm lý học để “giải bài toán” về sang chấn tâm lý thuở nhỏ của mình. Và có thể
dùng nó để giúp ích cho người khác.

Phẩm chất 2: Độc lập

Tôi tin rằng, đến thời điểm tôi thực hiện Bài tập cá nhân này, tôi đã và đang vô cùng tin
vào quan điểm rằng Tâm lý học chính là con đường phù hợp nhất để đạt được cơ hội
giúp đỡ chính mình, giúp đỡ các vấn đề tâm lý của bản thân và giải đáp các câu hỏi vì
sao khi tôi thắc mắc về hành động của con người.

Phẩm chất 3: Quyết đoán

Với niềm tin và mục đích của mình, tôi đã nỗ lực tìm hiểu cách để tham gia một khóa
học hoặc một hệ đào tạo nào đó giúp tôi thỏa mãn đam mê với tình huống đang là một
Nhân viên văn phòng chính hiệu.

Cuối cùng, hệ đào tạo từ xa ngành Tâm lý học của HUTECH chính là giải pháp tuyệt
vời. Một khó khăn khác lúc đó tôi đã đắn đo trong giây lát vì vấn đề tài chính của mình.
Cuối cùng, đam mê chiến thắng, tôi lập tức nộp đơn xét tuyển và kết quả như hôm nay,
tôi trúng tuyển và hiện là một sinh viên của Ngành Tâm lý học của trường HUTECH.

Phẩm chất 4: Kiên trì

Cho đến thời điểm này, tôi vẫn nỗ lực vượt qua những mệt mỏi trong công việc hàng
ngày để dành sự háo hứng và nhiệt tình khi tham gia các buổi học trong Học kỳ 1 năm
học 2023 của tôi với Ngành Tâm lý học.

Với tư cách một người làm sáng tạo nhưng vẫn phải đảm bảo thời gian lên văn phòng
cùng thời gian làm việc không ổn định, tôi kiên trì làm việc để tiết kiệm tài chính giúp
bản thân có nhiều cơ hội tiếp cận với kiến thức của ngành học tôi say mê.

Phẩm chất 5: Tự chủ


Với sự say mê này, tôi luôn đặt đồng hồ vào trước các buổi học cũng như không nhận
cuộc hẹn nào vào thời điểm tham gia vào các buổi học.

Những hôm thực sự bận rộn với công việc riêng, tôi vẫn tham gia học dù có phần chểnh
mảng. Tuy nhiên, tôi đã dành thêm thời gian sau buổi học để xem lại các video thu màn
hình và tài liệu cũng như học qua các người bạn cùng lớp để củng cố kiến thức.

3.2.2 Xác định đặc điểm của “Hành động Ý chí:

Đặc điểm 1: Nguồn kích thích

Tôi có hai nguồn kích thích chính:

- Nhu cầu tự chữa lành: như tôi đề cập ở phần Phẩm chất 1 của Ý chí, để giúp đỡ
chính mình giải thích những vấn đề tâm lý trong quá khứ.
- Nhu cầu ứng dụng trong công việc: với việc luôn tò mò về những người xung
quanh, trong đó có đồng nghiệp và khách hàng, tôi mong muốn có thể ứng dụng
để nâng cao nghiệp vụ và mở rộng con đường sự nghiệp.

Đặc điểm 2: Tính mục đích:

Tôi nhận thức được mục đích của mình khi chọn học Tâm lý học hệ từ xa là mang lại
kiến thức được hệ thống hóa của khóa học với sự chuyên nghiệp, sâu sắc của giảng viên
sẽ giúp tôi chạm được vào say mê của mình.

Do đó, tôi cần phải đăng ký Xét tuyển càng sớm càng tốt để bắt đầu Hệ đào tạo này.

Đặc điểm 3: Có phương tiện và biện pháp để thực hiện hành động

- Biện pháp: Đăng ký Xét tuyển và chuẩn bị hoàn tất mọi thủ tục để nhập học.
- Phương tiện (xin phép liệt kê 3 phương tiện chính):
o Xe của tôi: giúp tôi đến các cơ quan Nhà nước để sao y giấy tờ.
o Máy tính của tôi: giúp tôi đăng ký và nộp hồ sơ.
o Tài chính của tôi: giúp tôi thanh toán học phí…
3.2.3 Xác định các Giai đoạn của Hành động Ý chí:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị:


Hình thức ý thức từ việc phải đăng ký Xét tuyển và nhập học Tâm lý học để hoàn thành
mơ ước, tôi đã lập kế hoạch tìm hiểu và lên thời gian biểu để thực hiện các hành động
một cách hệ thống, bài bản và hiệu quả (ví dụ bảng dưới đây là kế hoạch thực thi của
tôi):

Bảng: Kế hoạch Đăng ký học Tâm Lý Học

Hành động cần Thời gian thực


Stt Mô tả
thực hiện hiện
Tìm hiểu việc học Tâm lý sẽ
Nhận định Tâm lý
1 mang lại lợi ích thực tiễn gì so với 1 tuần
học
trí tưởng tượng
Tìm kiếm Khóa Liệt kê các hình thức học, thời
2 đào tạo và lập bảng gian, học phí và đầu ra để chọn 3 ngày
so sánh lựa phương án hiệu quả nhất
Chọn Top 3 và liên Giúp quá trình đưa ra quyết định
3 hệ lấy thêm thông thêm sáng suốt và phù hợp với 1 ngày
tin niềm tin bản thân
Chọn được phương án phù hợp
Đưa ra quyết định
4 nhất với bản thân, có thể hỏi ý 1 ngày
về Khóa đào tạo
kiến người thân quen.
Dựa trên thông tin của phía Viện
Xét tuyển và chuẩn
5 Đào tạo và chuẩn bị giấy tờ phù 1 tuần
bị + nộp hồ sơ
hợp
Chờ đợi kết quả Chờ phản hồi kết quả liệu có được Dự kiến 1 tuần
6
Xét tuyển nhập học hay không (phụ thuộc Viện)
Sau khi vạch ra bảng kế hoạch, tôi đã một lần nữa tự hỏi chính mình về quyết định này
có xứng đáng để đánh đổi với thời gian và công sức của mình. Câu trả lời vẫn là hoàn
toàn xứng đáng. Dù nó sẽ phục vụ tôi ở mức nào, dù nhiều hay ít, ít nhất tôi vẫn cảm
thấy hạnh phúc (rung cảm tích cực) với hành vi và quyết định này.

Giai đoạn 2: Thực hiện


Đến hiện tại, tôi đã hoàn thành hết những gì tôi đặt ra theo kế hoạch và vượt mục tiêu
về thời gian, cũng như hiện tôi đã hoàn thành xét tuyển, thành công nhập học và đã học
được hơn hai tháng.

Giai đoạn 3: Đánh giá

Tôi nhận thấy, quá trình thực hiện này đã được thực hiện khá là nhuần nhuyễn vì:

- Lý do đầu tiên: đây là lần thứ hai tôi đăng ký học Hệ Đại học (văn bằng 2); do
đó, các vấn đề thủ tục tôi đã có kinh nghiệm thực hiện.
- Lý do thứ hai: việc lập kế hoạch trước khi hành động luôn là một hành vi yêu
thích của tôi, do đó, khi tôi tìm hiểu vấn đề để có được phương án hành động hiệu
quả nhất, tôi đã có bảng kế hoạch như mô phỏng vừa rồi.
- Lý do thứ ba: công ty và đồng nghiệp, quản lý trực tiếp của tôi khi hay tin tôi có
ý muốn nâng cao học vấn thì vô cùng ủng hộ và tạo điều kiện cho tôi thực hiện
kế hoạch của mình.
- Lý do thứ tư: tôi tin rằng, ý chí của tôi có cường độ mạnh, nguồn kích thích đủ
“hấp dẫn” khiến tôi vượt qua được những rào cản trong quá trình thực hiện.

Tuy nhiên, trong quá trình này, tôi cũng gặp nhiều khó khăn và đã khắc phục được:

- Đầu tiên, công chứng và sao y giấy tờ vẫn luôn là “nỗi ám ảnh” của tôi; mất thời
gian chờ đợi, mất công sức, mất tiền bạc nhưng đôi lúc vẫn không như ý muốn.
- Thứ hai, học phí cũng khiến tôi băn khoăn, liệu có nên dành một số tiền lớn như
vậy để theo đuổi một ngành học mới hoàn toàn đối với bản thân hay không?

Nhận thấy, nhờ thuận lợi và ý chí, tôi đã khắc phục các khó khăn và đi đến được mục
đích của mình là “Đăng ký học Văn bằng 2 ngành Tâm lý học”.
4. KẾT LUẬN:

Với việc đưa ra dẫn chứng về “Đăng ký học Văn bằng 2 ngành Tâm lý học”, tôi nhận
định, trong cuộc sống của riêng tôi, Ý chí và Hành động Ý chí luôn song hành tồn tại,
nhận thức của tôi về chúng không gây ảnh hưởng đến sự tồn tại ấy.

Đồng thời, với kết quả của dẫn chứng vô cùng khả quan và đáng làm một bài học sáng
giá về Ý chí dành cho chính mình, tôi tin rằng, thông qua Ý chí và Hành động Ý chí sẽ
giúp tôi:

- Đạt được mục đích tôi đưa ra với điều kiện chúng phải thỏa mãn các đặc điểm và
phẩm chất theo cơ sở lý thuyết.
- Giúp tôi có thể trải nghiệm cuộc sống, nâng cao khả năng đánh giá và nhìn nhận
vấn đề.
- Với một ý nghĩa xa vời hơn, tôi tin rằng, rèn luyện ý chí sẽ giúp tôi có được một
cuộc sống tốt đẹp hơn, giúp tôi đạt được thành công trong cuộc sống theo định
nghĩa của chính mình.

Vì lẽ đó, Rèn luyện ý chí chính là phần tất yếu của tôi. Một khi tôi thành thạo hơn trong
việc có ý chí và hành động ý chí, quá trình thực hiện sẽ như được “bôi trơn”, mọi thứ sẽ
ngày càng trơn mượt hơn.

Để rèn luyện Ý chí thêm hiệu quả, đề xuất của tôi theo nhận định của bản thân là:

- Các mục đích cần phù hợp với yếu tố tình cảm đạo đức (có sự say mê, phù hợp
đạo đức) với bối cảnh xã hội, bối cảnh cá nhân tôi.
- Giai đoạn chuẩn bị hành động cần cụ thể hóa, ví dụ như lập bảng kế hoạch chi
tiết và đánh giá mức độ khả thi trước khi bắt đầu giai đoạn hành động.
- Giai đoạn chuẩn bị không nên quá lâu, tránh cho việc giảm cường độ của nguồn
kích thích.
- Giai đoạn hành động cần dứt khoát, quyết đoán và tự chủ để có thể thực hiện
đúng theo những gì đã hoạch định, tuy nhiên không được quá cứng nhắc, phòng
trường hợp rủi ro.
Kết luận, tôi xin nhắc lại một lần nữa, theo quan điểm của chính mình, “Rèn luyện ý
chí” đặc biệt là trong cuộc sống chính tôi là một ý niệm hết sức quan trọng, cần thực
hiện tần suất cao, cùng với biện pháp phù hợp với tình huống xã hội và bản thân tại thời
điểm đó.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn Giảng viên bộ môn Tâm lý học Đại cương – Cô
Nguyễn Nữ Bích Tuyền đã đưa ra một đề tài hết sức thú vị cho lớp chúng tôi, giúp tôi
có cơ hội nhìn nhận vấn đề này sâu sắc hơn và có cho một những bước tiến mới để chạm
vào cuộc sống ý nghĩa hơn với rèn luyện ý chí.

You might also like