You are on page 1of 9

Bài tập giữa kỳ Các tiếp cận tham vấn trị liệu tâm lý

Bài tạp giữa kỳ môn tiếp cận tham vấn tâm lý

Đề bài: Viết về một hoặc một vài tiếp cận tham vấn trị liệu “chạm” đến bạn nhiều nhất

Bài làm

CBT – LIỆU PHÁP NHẬN THỨC HÀNH VI

1. CBT là gì
Khi bị trầm cảm và lo âu, người ta thường tìm kiếm sự giúp đỡ trong sách vở nhưng
thường rời đi khi gặp phải những thuật ngữ khó hiểu hay những lời giải thích dài dòng về
các lý thuyết tâm lý, thường thì không nhiều người đủ kiên nhẫn hay trình độ để có thể
thấu hiểu được những cuốn sách dày hàng trăm trang với hàng ngàn thuật ngữ khoa học
tâm lý, đối với những người đang lâm vào các rối loạn lo âu hoặc trầm cảm lại càng
không, thực sự, nó quá sức đối với những tâm hồn đang chênh vênh, vật vã vì những khổ
đau không đâu bỗng dưng ập đến và hiện diện dai dẳng trong tâm hồn họ phần lớn thời
gian trong ngày. Cuộc chiến nội tâm vốn dĩ là cuộc chiến cam go và cần có sự hỗ trợ từ
bên ngoài, qua những tác nhân phù hợp để con người lo âu, con người trầm cảm bên
trong dần dần biến đổi, vượt qua những cảm xúc tiêu cực, buồn khổ từ sâu bên trong để
sống bình an, mạnh khỏe
CBT- Liệu pháp nhận thức hành vi chính là phương tiện hỗ trợ hiệu quả cho những ai
đang vật lộn với những rối nhiễu tâm can đang ngày đêm xâm lấn và dày xéo tâm hồn

Bỗng dưng một hôm , bạn cảm thấy buồn rầu, nỗi buồn miên man dai dẳng và không rõ
nguyên nhân, bắt đầu từ những suy nghĩ tiêu cực, những ám ảnh mơ hồ hay những nỗi lo
vô căn cứ, hay một buổi sáng thức dậy, cơ thể mệt mỏi nặng nề, đầu óc lo lắng điên cuồng,
không biết công việc hôm nay sẽ như thế nào, đường tới công ty có bị kẹt xe không, đề án
hôm qua trình sếp có sai sót gì không, hay hôm nay gặp đối tác người ta có chê bai phương
án xử lý của mình không, mình làm như thế đã ổn chưa, chỗ này có vẻ không ổn lắm,, nếu
có thời gian mình có thể làm lại nó theo hướng khác tốt hơn... đầu bạn nhưng muốn nổ
tung, rồi bắt đầu cuốn cuồng trong một mớ suy nghĩ tiêu cực dẫn đến những nỗi lo vô căn
cứ.. qua ngày mai vẫn thế, và nó kéo dài dai dẳng gần nửa năm nay, bạn dần nhận ra
rằng mình không ổn và cần tìm kiếm sự giúp đỡ, qua tìm hiểu và nhiều lời hướng dẫn,
Sinh viên thực hiện: Lê Văn Doan MSSV 2066162011
Bài tập giữa kỳ Các tiếp cận tham vấn trị liệu tâm lý
bạn tìm đến một chuyên gia tâm lý, có thể bản sẽ gặp một nhà trị liệu theo trường phái
phân tâm, theo trường phái nhân văn hoặc theo trường phái trị liệu nhận thức – hành vi
Nếu như bạn sống ở phương tây vào đâu thế kỷ 20 bạn có lẽ sẽ gặp một nhà trị liệu phân
tâm, họ sẽ giúp bạn tìm nguyên nhân từ những hồi tưởng của bạn về quá khứ thông qua
các dữ liệu cá nhân như
- Những trải nghiệm thơ ấu là những yếu tố mạnh mẽ quyết định đến nhân cách
- Những phần quan trọng của tâm trí bị chôn rất sâu bên duới ý thức của ta
- Dục vọng bản năng và tính hiếu chiến đối đầu với ý thức, mâu thuẩn giữa các định khu
nhân cách dẫn đến lo hãi,xung đột nội tâm và tiến trình hoạt động của các cơ chế phòng
vệ

Và sẽ là một quá trình dài tốn kém khá nhiều thời gian và chi phí cho một đường hướng
trị liệu mà cơ sở đánh giá mức độ thành công không rõ ràng, không được đo lường một
cách cụ thể

Nếu bạn sống vào nửa sau thế kỷ 20 hoặc đương đại, dựa trên khoa học hành vi và lĩnh
vực nhận thức và tư duy. Hai hình thức trị liệu này ban đầu là riêng biệt nhưng về sau
chúng sáp nhập thành một gọi là liệu pháp nhận thức – hành vi

Trị liệu hành vi

Bắt đầu từ khám phá kinh điển của nhà động vật học người Nga Ivan Pavlov vào năm
1906 trên nghiệm thể là 1 chú chó và cách mà một con chó học được một phản xạ có điều
kiện, nó học được rằng chuông reo có nghĩa là có thức ăn, và thế là nó bắt đầu chảy nước
bọt khi có tiếng chuông reo. Sau vài thập kỷ, các nhà tâm lý học ứng dụng nghiên cứu này
vào nghiên cứu tâm lý con người, và khám phá ra được hành vi được hình thành như thế
nào, quá trình hình thành cũng như dập tắt một thói quen theo cơ chế thưởng phạt củng
cố như thế nào, tiêu biểu là các nhà tâm lý hành vi như Watson, B.F. Skinner, Đến giữa
thế kỷ 20, các nhà khoa học hành vi đã áp dụng các nguyên tắt này vào lĩnh vực sức khỏe
tâm thần, để giúp con người vượt qua lo âu và những vấn đề tâm lý khác. Tiêu biểu nhất
trong đó là bác sĩ tâm thần người Nam Phi Joseph Wolpe người đi đầu trong phương pháp
điều trị lo âu bằng giải mẫn cảm có hệ thống, qua việc nhìn vào kết quả không phù hợp
để điều chỉnh hành vi phù hợp từ đó mang lại kết quả khả quan hơn
Sinh viên thực hiện: Lê Văn Doan MSSV 2066162011
Bài tập giữa kỳ Các tiếp cận tham vấn trị liệu tâm lý
Sơ đồ hành vi của lo âu trong bạn, bạn đang bị rối loạn lo âu sợ không gian hẹp và không
dám bước vào thang máy

1. Cảm thấy sợ không gian hẹp – không dám vào thang máy – đi thang bộ - nỗi sợ thang
máy không giảm mà còn tăng thêm

Sơ đồ hành vi điều chỉnh

2. Cảm thấy sợ không gian hẹp – sợ thang máy – cố gắng bước vào – di chuyển an toàn
– giảm lo sợ

Những nhà trị liệu hành vi không nhắc đến thời thơ ấu hay những xung đột trong vô thức
của bạn mà tập trung vào hành vi khiến bạn mắc kẹt trong nỗi lo hãi nhằm thay đổi hành
vi làm cho bạn tiến bộ hơn và dần dần khắc chế được cơn sợ hãi

Trị liệu nhận thức

Vào giữa thập niên 1960, làn sóng trị liệu ngắn hạn thứ hai được phát triển nhấn mạnh
sức mạnh của suy nghĩ trong việc điều hướng cảm xúc và hành động của chúng ta tiêu
biểu cho trường phái này là Albert Ellis và Aaron Beck. Tiền đề của liệu pháp nhận thức
là những chứng bệnh như lo âu, trầm cảm bị chi phối bởi những suy nghĩ của chúng ta,
Để hiểu được cảm xúc thì mình phải biết được rằng mình đang nghĩ gì. Nếu đang trải qua
những lo lắng quá mức thì quả thật suy nghĩ của chúng ta có vấn đề, tuy nhiển theo hệ
thống niềm tin hiện hữu thực tại thời điểm đó, thì nỗi âu sầu đó là vô cùng hợp lý, khi
chúng ta bị trầm cảm, những suy nghĩ của chúng ta là một vòng lặp tiêu cực, vô vọng chán
nản đến cùng cực. trong trị liệu nhận thức, điều quan trọng là phân tích những suy nghĩ
đã góp phần gây ta tâm trạng chán chường này

Suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta luôn song hành cùng nhau, Cốt lõi của liệu pháp nhận
thức, là bằng cách suy nghĩ, chúng ta có thể thay đổi cảm xúc và hành vi của mình

Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT- Cognitive Behavioral Therapy) là liệu pháp tổng hợp
của cả hai liệu pháp nêu trên, nó chính xác là một phương pháp tiếp cận trong tâm lý học
lâm sàng, trị liệu hành vi,

- Suy nghĩ làm nên hành động

Sinh viên thực hiện: Lê Văn Doan MSSV 2066162011


Bài tập giữa kỳ Các tiếp cận tham vấn trị liệu tâm lý

- Hành động làm nên thói quen


- Thói quen làm nên tính cách
- Tính cách làm nên số phận
- Đó là tất cả những nội dung xuyên suốt của liệu pháp CBT- Liệu pháp nhận thức hành
vi

Cũng như những hướng tiếp cận khác, cbt cũng có khung lâm sàng riêng, trong đó bao
gồm các nguyên tắc cơ bản

- CBT có giới hạn về thời gian, cbt được thiết kế để mang lại lợi ích tối đa trong khoảng
thời gian ngắn nhất có teher, thường khoảng 10-15 phiên trị liệu, nhằm giảm thiểu đau
khổ của thân chủ và chi phí cũng như tiết kiệm thời gian cho thân chủ
- CBT dựa trên bằng chứng, Các nhà trị liệu CBT dựa trên các kỹ thuật đã được thử
nghiệm kỹ càng trong các nghiên cứu, dựa trên nó, các nhà trị liệu có thể ước tính
được thời gian điều trị cho một tình trạng nào đó và khả năng tối đa người đó được
hưởng lợi như thế nào,
- CBT nhắm vào mục tiêu: CBT xoay quanh các mục tiêu của bạn phải nắm bắt được
rằng phương pháp này có phù hợp với bạn không, và bạn hoàn thành được bao nhiêu
mục tiêu trong tiến độ là bao lâu
- CBT mang tính hợp tác, CBT không thể thực hiện bởi chỉ một người mà luôn cần có
sự tương tác hai chiều, nhà trị liệu là một chuyên gia về CBT còn thân chủ phải là
người hiểu rõ bản thân họ, sự thành công trong CBT đòi hỏi phải có sự kết hợp này,
- CBT có cấu trúc: CBT bắt đầu từ việc thiết lập một mục tiêu rõ ràng, sau đó thiết kế
một kế hoạch điều trị giống như một lộ trình cấu trúc CBT được xây dựng dựa trên
bản thân nó với các phần trước đặt nền móng cho những phần sau,
- CBT tập trung vào hiện tại: CBT dành nhiều thời gian để xử lý những gì đang diễn ra
bên trong bạn, tại thời điểm hiện tại hơn là quá khứ. Điều này không có nghĩa là các
nhà trị liệu CBT phớt lờ quá khứ hoặc coi những sự kiện thời thơ ấu không liên quan,
điều nó nhấn mạnh là cách thay đổi và những suy nghĩ và hành vi trong hiện tại để
mang lại sự giải thoát lâu dài càng nhanh càng tốt

Sinh viên thực hiện: Lê Văn Doan MSSV 2066162011


Bài tập giữa kỳ Các tiếp cận tham vấn trị liệu tâm lý

- CBT là phương pháp điều trị tích cực, đây là cách điều trị nhấn mạnh vào việc giải
quyết các mục tiêu rõ ràng, cả nhà điều trị và thân chủ đều chủ động tham gia vào quá
trình này
- CBT có những kỹ năng định hướng, thông qua cbt chúng ta học được những kỹ thuật
kiểm soát các vấn đề mà ta đang trải qua, tự luyện tập và thường xuyên thực hành kể
cả khi quá trình trị liệu đã kết thúc
- CBT nhấn mạnh đến sự luyện tập: Việc luyện tập thường xuyên và đúng phương pháp
luôn mang lại hiệu quả khả quan hơn, và có thể áp dụng nó trong suốt cuộc đời, không
những chỉ giải quyết các vấn đề tâm bệnh, mà còn có thể thực hành trên nhiều lĩnh vực
của cuộc sống
Nguyên nhân làm cho CBT hiệu quả
CBT được dựa trên nguyên tắc cơ bản của những mối quan hệ giữa suy nghĩ, cảm xúc
và hành vi, triết gia Hy Lạp đã từng nói “Con người không bị phiền não bởi hoàn cảnh,
mà bởi cách nhìn nhận của chính họ, CBT là liệu pháp không mới nhưng hiệu quả bởi
được thực hiện với nội dung bám sát những nguyên lý cơ bản của con người từ ngàn
năm nay
CBT đưa cấu trúc cho chúng ta biết nên bắt đầu từ đâu, thay vì tìm cách giải quyết mọi
thứ cùng lúc thì một buổi triij liệu của CBT chỉ tập trung vào một hoặc hai vấn đề cụ
thể, việc nhắm tới mục tiêu thực hành giữa các buổi trị liệu sẽ giúp chúng ta tập trung
được thêm nhiều nỗ lực
Thường thì chúng ta tiến bộ không phải bằng cách học những điều mới mà bằng cách
làm theo những điều đã biết, việc hiểu các nguyên tắc của CBT là cần thiết và thực
hành là cách thúc đẩy hiệu quả của chúng, như một chương trình tập thể dục, kiến thức
từ môn giáo dục thể chất là điều cần thiết nhưng chúng ta có được sức khỏe và sắc vóc
như mong muốn là nhờ vào luyện tập
Những vòng lặp tiêu cực khi bị rơi vào tâm bệnh và nếu không thoát ra, cái vòng lẩn
quẩn này tăng tiến dần và nhấn chìm tâm trí người bị rối nhiễu, khi chúng ta rèn luyện
được cách suy nghĩ tích cực hơn, tươi sáng hơn, những suy nghĩ và hành động của ta
cũng được củng cố theo hướng tích cực. Việc tập trung vào việc học tập và rèn luyện
những kỹ năng mới trong CBT đảm bảo rằng chúng ta có thể thực hiện quá trình điều

Sinh viên thực hiện: Lê Văn Doan MSSV 2066162011


Bài tập giữa kỳ Các tiếp cận tham vấn trị liệu tâm lý
trị ngay cả khi nó đã kết thúc. Khi đối mặt với những thách thức mới, chúng ta đã được
trang bị một bộ công cụ dfdeer ứng phó với chúng, vì vậy những lợi ích của của CBT
còn lâu dài hơn quá trình điều trị

CBT, liệu pháp nhận thức hành vi trong việc kiểm soát cơn giận
Tức giận luôn có hại cho bản thân, ngạn ngữ có câu “Tức giận là lấy sai lầm của người
khác để hành hạ chính bản thân mình,” Thế nhưng khi cảm xúc giận dữ bùng lên, việc
kiểm soát, kiềm chế nó hoàn toàn không dễ dàng như trải nghiệm của bản thân tôi dưới
đây
Tôi đã đặt mua một sản phẩm online tuy nhiên địa chỉ nhà mới chuyển đến dường như
không tồn tại trên bản đồ, nhâm viên không tìm được địa chỉ lại còn liên tục làm phiền
trong việc tìm ra địa chỉ, sau đó, hàng lỗi và tôi muốn đổi, trải nghiệm này còn tồi tệ
hơn nữa, nhân viên chăm sóc khách hàng dường như không có cảm xúc, liên tục đổ
lỗi là do địa chỉ khó tìm trong khi hàng lỗi không đề cập đến việc đổi trả, nỗi cáu tôi
nạt vào điện thoại, chửi thề và đe dọa sẽ tới văn phòng công ty làm cho ra ngô ra
khoai, lúc này cô nàng mới hướng dẫn vào một link trên app để đổ trả hàng hóa và
chờ đợi đổi trả trong vòng 1 tuần mặt dù văn phòng công ty nằm ngay quận sát nhà
tôi, cơn giận bùng lên, tôi không còn kiểm soát nữa, lúc đó, không còn cảm giác là
muốn đổi trả hàng hóa hay gì chỉ muốn gào thét, chửi thẳng vào mặt mấy con người
đã làm nên cơn giận, từ tay giao hàng cho đến bà tiếp viên chăm sóc khách hàng và
dường như cả công ty kinh doanh mặt hàng đó đều là những kẻ dối trá đáng lên án
Chúng ta cũng thường xuyên nếm trải những cảm giác giận dữ như vậy và theo sau
cơn giận là cảm giác tội lỗi, tiếc nuối vì những lời lẽ đã tuôn ra trong lúc giận dữ và
xen lẫn trong đó là cảm giác hổ thẹn với chính bản thân mình
Chúng ta cần kiểm soát cơn giận của mình, và liệu pháp nhận thức hành vi CBT là một
công cụ hữu hiệu để tiến hành việc đó
Đầu tiên, là nhận thức, muốn kiểm soát cơn giận bạn phải hiểu nó, hiểu về cơn giận là
bước đầu tiên trong tiến trình kiểm soát,
Có rất nhiều từ ngữ mô tả sự giận dữ, bức bối, khó chịu, bực bội, tức giận , cuồng nộ
và giận dữ là những hình thái từ cấp độ thấp lên cao của cơn giận, tính chất cơn giận

Sinh viên thực hiện: Lê Văn Doan MSSV 2066162011


Bài tập giữa kỳ Các tiếp cận tham vấn trị liệu tâm lý
cũng có nhiều thay đổi, chúng ta thấy thất vọng khi mục đích bị thay đổi, cản trở, bực
bội khi cơn giận pha trộn với sự hoài nghi, phẫn nộ khi thấy lẽ phải bịu xâm phạm,
Những mô tả khác về cơn giận mang theo sắc thái riêng, như phẫn uất, cay đắng, căm
phẫn, cáu tiết, đỏ mặt, bốc khói, phật ý, bực mình, sôi sục, khó chịu và còn nhiều điều
nữa
Điểm chung của tất cả các mô tả trên là chúng ta luôn có cảm giác điều gì đó sai trái,
Chúng ta mong đợi bản thân phát triển tốt hơn nhưng kết quả mang lại lại tồi tệ hơn
nên chúng ta dễ tức giận
Chúng ta chia nhỏi cơn giận ra từng phần để hiểu rõ hơn và tìm cách tác động can
thiệp nó,

Sơ đồ hình thành cơn giận:

Suy nghĩ ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách chúng ta biểu hiện cơn giận, chúng ta dễ hành
động giạn dữ nếu có những niềm tin như “nếu ai đó đối xử không tốt với tôi, tôi cần
trừng phạt họ” Kiểu niềm tin này dễ dang làm bùng phát cơn giận khi sự việc xảy ra
không theo ý muốn, hoặc không theo hoạch định từ trước
Lợi ích của giận dữ: Giận dữ là tình trạng mức năng lượng cao, có thể thúc đẩy chúng
ta đứng lên vì bản thân và những điều chúng ta cho là đúng,
Giận dữ là dấu hiểu rõ ràng thông báo cho người khác biết là họ đã vượt quá ranh
giới cho phép, sự giận dữ giúp chúng ta giao tiếp thẳng thắn,
Điều gì khiến cơn giận tăng thêm:

Sinh viên thực hiện: Lê Văn Doan MSSV 2066162011


Bài tập giữa kỳ Các tiếp cận tham vấn trị liệu tâm lý
Chú ý một cách chọn lọc: Những người hay giận dữ thường xuyên chú ý vào các yếu
tố làm khởi phát cơn giận, Họ dễ bị thu hút bởi hành vi kích động, chúng ta càng tìm
kiếm những điều đó,. Chúng ta càng thấy nhiều nguyên nhân để tức giận
Suy nghĩ thiên vị là niềm tin cốt lõi dẫn tới những suy nghĩ trong các tình huống gây
kích động, chúng ta càng lý giải hành động của người khác là xâm phạm bất công hay
tương tự, chúng ta càng dễ trở nên giận dữ
Sự lẩn quẩn: Các tiền tố gây giận dữ rất dễ bị mắc kẹt trong đầu óc với những điều
khiến chúng ta giận dữ, nhai đi nhai lại nó, chúng ta sẽ tái hiện lại các phản ứng đã
khiến chúng ta thất vọng, tự hỏi vì sao mọi người có thể đối xử bất công với mình như
vậy, ....
Chiến lược đối phó với cơn giận dữ quá mức
- Suy nghĩ- nhận thức- nhận biết dấu hiệu: học cách nhận biết dấu hiệu ban đầu
của cơn giận như tăng huyết áp, căng thẳng cơ thể và tâm trạng căng thẳng. Khi
bạn nhận ra dấu hiệu này, hãy tỉnh táo và chuẩn bị áp dụng các kỹ thuật kiểm
soát
- Hiểu được kích động ban đầu
- Ghi nhớ cái giá phải trả cho giận dữ
- Suy xét suy nghĩ của bạn
Chuẩn bị để đối phó với cơn giận: Cơn giận không cứ thế tự nhiên xuất hiện, nói
chng chúng có những tiền tố riêng, chúng ta có thể hiểu là những dấu hiệu của chuỗi
sự kiện dẫn tới sự giận dữ, các tình huống này giống như củi đã khô, chỉ cần mồi lửa
là có thể bùng lên bất cứ lúc nào, dựa vào luyện tập, chúng ta có thể xem xét quãng
đường và nhìn nhận những dấu hiệu cảnh báo trước khi để mất kiểm soát, khi đoán
trước được điều gì đang chờ đợi mình, chúng ta có thể lựa chọn chiến lược hiệu quả
nhất đối với bản thân, tiếp nhận lối tư duy hữu ích, giảm bớt kích thích cảm xúc bằng
vài nhịp thở chậm, dành thời gian giảm thiểu cảm giác bức bối, ,,,,
Các bước tiến hành trong khi cơn giận bùng lên:
- Nhận biết tỉnh thức là mình đang giận
- Thở sâu và kiểm soát hơi thở
- Tự nói chuyện với bản thân

Sinh viên thực hiện: Lê Văn Doan MSSV 2066162011


Bài tập giữa kỳ Các tiếp cận tham vấn trị liệu tâm lý

- Không tích lũy cơn giận bằng suy nghĩ liên quan
- Nhớ tới mục tiêu lớn hơn điều làm ta giận dữ
- Tự vấn cách bạn giải thích hành vi với người khác
- Tìm một giải thích khác phù hợp hơn để hạ hỏa
- Đặt câu hỏi về tính giả định buộc phải
- Nghi ngờ tính hữu ích của phản ứng giận dữ
Sau khi nhận thức được nguồn gốc và tiến trình của cơn giận, cũng như những hành
động hữu ích để kiểm soát cơn giận, chúng ta cần luyện tập hành vi để vượt qua cơn
giận dễ dàng
- Ngủ đủ giấc
- Chú ý tới những bất ổn sinh lý của bản thân
- Dành đủ thời gian cho bản thân
- Tạm ngưng tranh luận nếu vấn đề bị đưa đi quá xa có nguy cơ làm bùng phát
cơn giận
- Tự vệ cho nhu cầu của mình
- Chánh niệm để khống chế cơn giận
- Tập trung vào hiện tại để ngắt mạch nghiền ngẫm cơn giận
- Tập luyện chấp nhận
- Nhận diện cơn giận của bạn
- Hiểu về kiểu cách của bạn
- Xác nhận cảm xúc tiên phát của bạn
- Thư giãn
- Chấp nhận cơn giận dữ
- Quan sát cơn giận
Trên đây là các bước CBT trong việc kiểm soát cơn giận của bản thân mỗi người phạm
vi ứng dụng hầu như hữu ích cho tất cả mặc dù với những nhân cách khác nhau có
thêm bớt vài điêu cho phù hợp nhưng nhìn chung đáp ứng được hiệu quả cho đại đa
số

Sinh viên thực hiện: Lê Văn Doan MSSV 2066162011

You might also like