You are on page 1of 18

ỨNG DỤNG LIỆU PHÁP TÂM LÝ

ĐỘNG TRONG ĐIỀU TRỊ RỐI


LOẠN PHÂN LY

Tiến sĩ: TRỊNH THANH HƯƠNG


Phòng TLLS – Viện SKTT – BV Bạch Mai
Giới thiệu
Rối loạn phân ly thường phát triển sau
một căng thẳng quá mức. Các căng thẳng
như vậy có thể được tạo ra bởi các sự kiện
sang chấn hoặc bởi xung đột nội tâm mà
người bệnh không thể tự giải quyết được.
Giới thiệu
Rối loạn phân ly trong cộng đồng chiếm
1,5%, tỉ lệ này ở cả nam giới và phụ nữ bị
ảnh hưởng gần như bằng nhau. Rối loạn
này có thể bắt đầu ở bất kỳ độ tuổi, từ trẻ
thơ đến cuối đời
(Johnson, Cohen & Cs, 2006).
Giới thiệu
Sự suy giảm của rối loạn phân ly đối với
người bệnh thay đổi rất đa dạng.
Bệnh có thể làm giảm chất lượng các mối
quan hệ với con cái, vợ/chồng, bạn bè; suy
giảm nhiều hơn ở các chức năng nghề
nghiệp.
Các triệu chứng giao động tự phát và không
tự hết.
 Cản trở người bệnh trong hoạt động sinh
hoạt, công việc cũng như cuộc sống của
mình
Khái niệm
 Tâm lý động (Psychodynamic Therapy) là liệu pháp
tâm lý thông qua việc trò chuyện giữa nhà tâm lý với
người bệnh về các khía cạnh đa dạng trong cuộc sống
của họ, nhằm giải thích động cơ thúc đẩy bên trong
của người bệnh, nhấn mạnh vai trò của ý thức và vô
thức đến hành vi của họ, những ảnh hưởng của quá
khứ đến việc hình thành nhân cách người bệnh. Người
bệnh hiểu được những động lực vô thức đằng sau
những cảm giác và hành vi của họ. Giúp họ quay lại
quá khứ, tìm lại những cội rễ vô thức của các vấn đề
gây ra rối loạn ở hiện tại, giải phóng những cảm xúc
tiêu cực có liên quan và/ hoặc loại trừ các triệu chứng
tâm bệnh. Người bệnh hiểu rõ hơn về cách họ suy
nghĩ và cảm nhận, từ đó cải thiện khả năng đưa ra lựa
chọn của mình, liên hệ với những người khác và hình
thành kiểu sống mà họ muốn.
Cơ chế của liệu pháp
 Theo Freud chia tâm trí thành ba cấp độ:
 (1) Vô thức: cấp độ này là nơi cư trú của bản năng,
niềm tin sâu sắc và nhiều kiểu suy nghĩ và hành vi của
người bệnh; họ không nhận thức một cách có ý thức
về bất cứ điều gì ở cấp độ này, nhưng Freud tin rằng
nội dung của tâm trí vô thức tạo nên phần lớn các vấn
đề của người bệnh, những gì người bệnh muốn và
cách họ hành xử để đạt được những gì họ muốn;
 (2) Tiềm thức: cấp độ này nằm giữa ý thức và vô thức,
và có thể được gọi là ý thức với nỗ lực có mục đích
của cá nhân người bệnh; Các vấn đề hiện tại của người
bệnh nằm ngay dưới bề mặt của ý thức của họ;
 (3) Ý thức: đây là mức độ mà người bệnh hoàn toàn
nhận thức được.
Cơ chế của liệu pháp
Những động cơ vô thức - chẳng hạn như áp
lực xã hội, sinh học và tâm lý có thể ảnh
hưởng đến hành vi của người bệnh.
Trải nghiệm của người bệnh trong quá khứ
đã định hình tính cách của họ và cũng có thể
ảnh hưởng đến phản ứng của họ đối với trải
nghiệm đó.
Kinh nghiệm của người bệnh trong quá khứ
ảnh hưởng đến những vấn đề hiện tại của họ.
Phát triển cái nhìn sâu sắc và hiểu biết về
cảm xúc có thể khiến những người bệnh xuất
hiện các vấn đề tâm lý
Cơ chế của liệu pháp
Mở rộng phạm vi lựa chọn và cải thiện
mối quan hệ cá nhân có thể giúp người
bệnh giải quyết vấn đề của mình.
Giải phóng bản thân khỏi quá khứ có thể
giúp người bệnh sống tốt hơn trong tương
lai.
Chuyển giao và phóng chiếu cũng rất
quan trọng
Cơ chế của liệu pháp
Với sự trợ giúp của nhà trị liệu, những
người bệnh sẽ hiểu được cảm xúc, niềm
tin và trải nghiệm thời thơ ấu của mình.
 Mục đích là giúp người bệnh nhận ra các
mô hình đã duy trì, củng cố họ trong quá
khứ (điều đã đánh bại bản thân họ trước
đây), khám phá những cách ứng phó/ kỹ
năng mới và giúp họ cảm thấy tốt hơn.
Mục tiêu trong điều trị RLPL
Dựa trên lý thuyết của Freud nhấn mạnh
rằng để thực sự giải quyết các vấn đề của
người bệnh, nhà trị liệu phải đào sâu vào
mức độ vô thức.
Nhà trị liệu hướng dẫn người bệnh thông qua
việc xem xét các xung đột chưa được giải
quyết và các sự kiện quan trọng trong quá
khứ của họ.
Trọng tâm của việc trị liệu có xu hướng tập
trung vào các mối quan hệ và thấu hiểu suy
nghĩ và cảm xúc đang diễn ra ở người bệnh -
điều mà người bệnh có thể tránh đối đầu.
Mục tiêu trong điều trị RLPL
Nâng cao nhận thức về bản thân của
người bệnh
Thúc đẩy sự hiểu biết về những suy nghĩ,
cảm xúc và niềm tin của họ liên quan đến
những trải nghiệm trong quá khứ của
mình, đặc biệt là những trải nghiệm khi
họ còn nhỏ (Haggerty, 2016)
Ứng dụng liệu pháp trong điều trị
RLPL
Mối quan hệ trị liệu trong liệu pháp
1.
tâm lý động
 Hỗ trợ người bệnh trong việc kết nối
những trải nghiệm trong quá khứ với vấn
đề hiện tại của họ, đồng thời tận dụng
các nguồn lực bên trong của họ để giải
quyết những vấn đề đang gặp phải một
cách ổn định (WebMD, 2014).
Ứng dụng liệu pháp trong điều trị
RLPL
2. Tác động của liệu pháp tâm lý động trong điều trị rối loạn
phân ly
 Nhận dạng khuôn mẫu: Nhà trị liệu giúp người bệnh học cách
nhận biết các khuôn mẫu trong hành vi và các mối quan hệ.
 Hiểu cảm xúc: Trong liệu pháp tâm lý động nhà trị liệu giúp
người bệnh khám phá và hiểu cảm xúc của mình. Thông qua đó
người bệnh có hiểu biết sâu sắc hơn về trải nghiệm cảm xúc của
bản thân, họ có thể nhận ra các mô hình đã góp phần gây ra rối
loạn chức năng của mình một cách tốt hơn và sau đó thực hiện
các thay đổi dễ dàng hơn.
 Cải thiện mối quan hệ: Mối quan hệ với người khác là trọng tâm
chính của liệu pháp tâm lý động. Do vậy, nhà trị liệu khi làm
việc với người bệnh có thể hiểu cách họ thường phản ứng với
người khác. Từ đó, cung cấp cho người bệnh những kỹ năng
đương đầu, đối phó, cải thiện mối quan hệ tốt hơn trong tương
lai.
Ứng dụng liệu pháp trong điều trị
RLPL
3. Tâm lý động cung cấp kỹ năng cho người bệnh
 Kỹ năng ứng phó
 Thực hành kỹ thuật phơi nhiễm
 Cung cấp kiến thức để người bệnh nhận diện cảm xúc,
suy nghĩ, hành vi
 Kỹ năng giải quyết vấn đề
 Thực hành chánh niệm
 Bài tập thở
 Viết nhật ký
 Hoạt động thể chất
 Xây dựng thói quen sinh hoạt điều độ
 Quản lý căng thẳng
Bàn luận
Rối loạn phân ly là dạng bệnh không thể chủ
quan, xem thường. Cần trang bị kiến thức về
sức khỏe tinh thần để có thể giáo dục cũng
như tự kiểm soát được bản thân để tránh rơi
vào tình trạng nặng dẫn đến bệnh.
Tránh stress trong học tập, công việc và đời
sống là cách tốt nhất để ngăn chặn bệnh tiến
triển nặng và bên cạnh đó cũng nên hòa
nhập, sinh hoạt, vui chơi giải trí lành mạnh,
phát huy tinh thần tương thân tương ái, tính
tập thể giúp đỡ lẫn nhau trong đời sống hàng
ngày cũng như đời sống tinh thần
Bàn luận
 Một số hoạt động để tránh mắc RLPL
(1)Chăm sóc sức khỏe tinh thần thường xuyên, thực hiện
các biện pháp giải trí để thư giãn đầu óc, giữ tinh thần
lạc quan, thoải mái, tránh để tình trạng căng thẳng áp
lực trong thời gian dài.
(2)Xây dựng chế độ ăn, ngủ, nghỉ sinh hoạt một cách
lành mạnh, hạn chế sử dụng các chất kích thích (bia
rượu, thuốc lá cùng các chất kích thích khác).
(3) Luyện tập thể dục thể thao hằng ngày, yoga hay thiền
cũng đều là những bộ môn rất tốt cho tâm trí
(4)Gia đình cũng cần bên cạnh, đồng hành và chia sẻ với
người bệnh nhiều hơn để cải thiện bệnh.
(5)Rối loạn này thường đi kèm với các bệnh tâm thần
khác như trầm cảm, lo âu, rối loạn stress sau sang
chấn…
Kết luận
Trong điều trị rối loạn phân ly ngoài việc sử dụng
thuốc, việc ứng dụng liệu pháp tâm lý động để
nâng cao nhận thức cho người bệnh về “nhận
dạng khuôn mẫu cảm xúc, suy nghĩ, hành vi;
hướng dẫn họ sử dụng các kỹ thuật (chánh niệm,
thở, thư giãn, viết nhật ký cảm xúc, tham gia hoạt
động thể chất phù hợp, phơi nhiễm, quản lý chế
độ sinh hoạt hợp lý, quản lý căng thẳng) là điều
thực sự quan trọng, có ý nghĩa lớn trong việc giúp
người bệnh giải tỏa căng thẳng, đương đầu tốt hơn
với những sang chấn, biết cách kiểm soát cảm
xúc, hành vi, suy nghĩ của mình.

You might also like