You are on page 1of 37

ĐÁNH GIÁ NHU CẦU CHĂM SÓC

CỦA NGƯỜI BỆNH CÓ HỘI CHỨNG


CAI RƯỢU

Trình bày: ThsĐD. Đỗ Thị Hoa


CÁC PHẦN CHÍNH
ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo ước tính của WHO, năm 2010 đã có 208 triệu


người (4,1% dân số trên 15 tuổi) mắc chứng nghiện
rượu trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam, theo Nguyễn Viết Thiêm và Lã Thị Bưởi
năm 2000, nghiện rượu chiếm 1,15% trong dân số.
Trong những năm gần đây, tỷ lệ nghiện rượu tăng
nhanh. Năm 2010, NC của Lê Tuấn Anh và Lý Trần
Tình cho thấy nghiện rượu tăng lên 3,24%.
ĐẶT VẤN ĐỀ

Hội chứng cai rượu biểu hiện cấp tính, bao gồm nhiều triệu
chứng tâm thần và cơ thể. Diễn biến hội chứng cai rượu phức
tạp có thể tiến triển thành sảng rượu hoặc có những diễn biến
nặng dẫn đến tử vong.
 Lượng giá được nhu cầu chăm sóc của người bệnh trong trạng
thái cai rượu giúp cho điều dưỡng có kế hoạch chăm sóc người
bệnh phù hợp, kịp thời, mang lại hiệu quả cao trong công tác
chăm sóc và điều trị cho người bệnh.
Mục tiêu
TỔNG QUAN
Khái niệm nghiện rượu

Theo WHO (1993): nghiện rượu là nhu cầu thèm


muốn đòi hỏi thường xuyên đồ uống có cồn, hình
thành thói quen, rối loạn nhân cách, giảm khả năng
lao động và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tiêu chuẩn chẩn đoán trạng
thái cai rượu theo ICD-10
Đặc điểm lâm sàng của HCCR
Rối loạn thần kinh thực vật: nhịp nhanh, sốt, vã mồ
hôi, buồn nôn và nôn. Là các triệu chứng rất thường
gặp, có thể từ nhẹ đến nặng
Rối loạn thần kinh:
Run: run với biên độ nhỏ, tần số lớn chủ yếu là run tay
làm cho NB khó cầm nắm, run lưỡi khiến NB nói khó,
giọng run
Cơn co giật kiểu động kinh: hầu hết các cơn giật hết
một cách tự nhiên.
Đặc điểm lâm sàng của HCCR

Các rối loạn tâm thần:


Rối loạn giấc ngủ: khó vào giấc ngủ, mất ngủ,
Ảo giác: hay gặp nhất vẫn là ảo thị và ảo giác xúc
giác.
Hoang tưởng: thường gặp hoang tưởng ghen
tuông, bị hại.
Trầm cảm: Khí sắc không ổn định, buồn bực, cáu
kỉnh.
Sảng rượu: là một cấp cứu tâm thần, nếu không
được điều trị tỉ lệ tử vong là 20%.
Nhu cầu chăm sóc của NB

 Học thuyết Maslow là kim chỉ nam hữu ích để điều


dưỡng xác định nhu cầu của NB và lập kế hoạch
chăm sóc cho người bệnh.

Học thuyết Orem là giúp người bệnh có năng lực tự


chăm sóc. Khi họ có khả năng về tâm sinh lý và nhu
cầu xã hội, việc nâng cao này được phát triển đến
khi người bệnh tự làm lấy tất cả (Orem, 2001).
5. Nhu cầu chăm sóc của NB có
HCCR
Nhu cầu chăm sóc về y tế của NB có HCCR

Trong giai đoạn có hội chứng cai rượu, người bệnh


xuất hiện nhiều diễn biến bất thường: trạng thái sảng,
lú lẫn, rối loạn về tư duy, rối loạn về cảm xúc… xuất
hiện hoang tưởng, ảo giác, kích động đặc biệt có thể
có co giật…

Chính vì vậy nhu cầu chăm sóc về y tế của người


bệnh là rất cần thiết.
5. Nhu cầu chăm sóc của NB có
HCCR
Nhu cầu chăm sóc về thể chất: ăn uống, nghỉ ngơi,
vận động và tập luyện, sinh hoạt cá nhân hàng ngày, đi
lại.

Nhu cầu chăm sóc về tinh thần: kiến thức về bệnh,


chi phí điều trị, bí mật về bệnh tật, vấn đề riêng tư.

Nhu cầu chăm sóc về xã hội: hỗ trợ về viện phí, tôn
trọng, đối xử công bằng, an toàn khi nằm viện.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

 Đối tượng nghiên cứu: NB được chẩn đoán rối loạn


tâm thần do sử dụng rượu có HCC trong quá trình điều
trị theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD-10.

 Địa điểm: Viện Sức Khỏe Tâm Thần – Bệnh Viện Bạch
Mai.

 Thời gian nghiên cứu: 12/2019 – 10/2020


1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Tiêu chuẩn lựa chọn Tiêu chuẩn loại trừ


NB được chẩn đoán NB rối loạn tâm thần do
F10.3 (HCCR), F10.4 rượu có kết hợp nghiện chất
(HCCR với mê sảng), khác, loạn thần do chất khác.
F10.5 (RLLT do rượu NB có bệnh cơ thể nặng
có HCC trong quá trình không do rượu gây ra.
điều trị).
NB và gia đình NB
đồng ý tham gia nghiên
cứu.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu: n/c mô tả cắt ngang có phân tích


Cỡ mẫu nghiên cứu:
Cỡ mẫu được tính theo công thức “ước tính một tỷ lệ
trong quần thể”

• p = 0,46.- α: 0,05 là mức ý nghĩa thống kê.


• Z2(1-α/2): 1,96 là giá trị Z thu được từ bảng Z với α = 0,05.
• d: là khoảng sai lệch. Ở đây chọn d =0,1.
• Thay số vào trong công thức trên ta có n ≥ 96 .
• Trong thực tế nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành
trên 126 người bệnh.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu thuận tiện thỏa mãn tiêu chuẩn chọn mẫu và
tiêu chuẩn loại trừ.

Phương pháp thu thập số liệu

Các thông tin về đặc trưng nhân khẩu học của NB cũng
như các thông tin về lâm sàng sẽ được khai thác qua bệnh
án nghiên cứu, kết hợp với phỏng vấn NB và gia đình
người bệnh.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình thu thập số liệu


Bước 1: Lựa chọn người bệnh nghiên cứu

Bước 2: Tiến hành phỏng vấn người bệnh và gia đình


người bệnh theo bộ câu hỏi và bệnh án nghiên cứu.
Bước 3: Xem các xét nghiệm cận lâm sàng.

Bước 4:Phân tích và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0

Bước 5: Viết báo cáo tổng kết


Đạo đức nghiên cứu
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Biểu đồ 1.1 Giới

Tương đồng với một số nghiên cứu tại Việt Nam như Nông Thế Đoàn (2018)
Biểu đồ 1.2 Nhóm tuổi

Tuổi trung bình 49,16 ± 9,55; cao nhất là 80, thấp nhất 30. Nhiều tác giả khác cũng ghi
nhận kết quả tương tự chúng tôi như Phạm Thế Văn (2019). Trong đó nhóm tuổi 40-49
chiếm tỉ lệ cao nhất 36,5% (46 NB)
Bảng 1.1. Nghề nghiệp, hôn nhân, học vấn
Đặc điểm Nhóm Số lượng(n) Tỷ lệ (%)
Công nhân 4 3,2
Viên chức 15 11,9
Nghề nghiệp Hưu trí 9 7,1
Nông dân 27 21,4

Tự do 71 56,3
Độc thân 3 2,4
Hôn nhân Kết hôn 122 96,8
Ly hôn 1 0,8
Không đi học 1 0,8
Tiểu học 13 10,3
THCS 55 43,7
Học vấn
THPT 34 27,0
Cao đẳng, trung cấp 10 7,9
Đại học, sau đại học 13 10,3

Chủ yếu NB từ THPT trở xuống (82,1%), cao hơn nghiên cứu của Phạm Thế Văn ghi nhận 67,7%
người bệnh học hết tiểu học hoặc trung học cơ sở.
2. Đặc điểm lâm sàng của NB có HCC
Bảng 1.2. Da, niêm mạc, HA, Mạch
Ngày đầu Ngày 7/ra viện
Đặc điểm Nhóm Số NB (n) Tỷ lệ (%) Số NB (n) Tỷ lệ (%) p

Da, niêm mạc Hồng 92 73,0 119 94,4 <0,001

Nhợt 24 19,0 1 0,8


Khác (sạm, vàng) 10 8,0 6 4,8
HA >140/90 14 11,1 0 0
(mmHg) 90/60-140/90 110 87,3 125 99,2
< 90/60 2 1,6 1 0,8
Mạch 60-100 101 80,2 123 97,6
(lần/phút) > 100 25 19,8 3 2,4
Nhiệt độ <37,5 122 96,8 125 99,2 >0,05
(0C)
≥ 37,50C 4 3,2 1 0,8

Ở thời điểm ngày đầu nhập viện, có 11,1% NB biểu hiện huyết áp tăng >140/90
mmHg. Kèm theo đó có 19,8% NB biểu hiện mạch nhanh >100 lần/phút. Đánh
giá lại sau 7 ngày/ra viện, hầu hết NB (96,8%) có huyết áp bình thường
Bảng 1.3. Ý thức, tri giác

Ngày đầu Ngày 7/ ra viện


p
Đặc điểm Nhóm
Số NB (n) Tỷ lệ (%) Số NB (n) Tỷ lệ (%)

Tỉnh 103 81,7 124 98,4


Ý thức
Rối loạn kiểu sảng 29 23,0 2 1,6 <0,001

Không RL 68 54,0 108 85,7 <0,001

Ảo thị 33 26,6 8 6,3


Tri giác
Ảo thanh 21 16,7 9 7,1
Ảo giác xúc giác 4 3,2 1 0,8

Tỉ lệ người bệnh có ảo giác trong ngày đầu là 46%. Sau 7 ngày/ra viện, tỉ lệ
này chỉ còn 14,3% (p <0,001). Thấp hơn NC của Trần Thị Hương (2015) ghi
nhận tỷ lệ sảng rượu là 59,6%
Bảng 1.4. Tư duy

Ngày đầu Ngày 7/ ra viện


p
Đặc điểm Nhóm
Số NB (n) Tỷ lệ (%) Số NB (n) Tỷ lệ (%)

Hoang tưởng Không RL 79 62,7 90 71,4 0,001

HT ghen tuông 16 12,7 12 9,5

HT bị hại 27 21,4 21 16,7

HT khác 4 3,2 3 2,4

Tại thời điểm ngày đầu nhập viện, có 37,3% NB có triệu chứng hoang
tưởng, Kết quả này tương đồng với một số nghiên cứu khác như nghiên
cứu của Thân Văn Tuấn (2010) với 35,5%. Đánh giá lại sau 7 ngày/ra viện,
tỉ lệ người bệnh còn hoang tưởng giảm xuống còn 28,6% (p=0,001).
Bảng 1.5. Cảm xúc.

Ngày đầu Ngày 7/ ra viện


p
Cảm xúc
Số NB (n) Tỷ lệ (%) Số NB (n) Tỷ lệ (%)

Ổn định 9 7,1 115 91,3 <0,001

Trầm cảm 11 8,7 7 5,6

Hưng cảm 3 2,4 0 0 <0,001

Lo lắng, căng thẳng 61 48,4 1 0,8 <0,001

Cáu gắt, hằn học 42 33,3 3 2,4 <0,001

Nghiên cứu của Phạm Thế Văn (2019) cũng ghi nhận 70,8% người bệnh có lo
âu. Đánh giá lại thời điểm sau 7 ngày/ra viện, 91,3% NB không có các rối loạn
cảm xúc. (p<0,001)
Bảng 1.6. Hành vi
Hành vi Ngày đầu Ngày 7/ ra viện p

Số NB (n) Tỷ lệ (%) Số NB (n) Tỷ lệ (%)

Không RL 96 76,2 125 99,2 0,01

Gây hấn 2 1,6 0 0

Kích động 8 6,3 0 0

Đập phá, đánh người 20 15,9 1 0,8

Trong ngày đầu, các rối loạn hành vi chiếm 23,8%. Thấp hơn nghiên cứu của
Phạm Thế Văn (2019) cũng ghi nhận 33,9% người bệnh có đập phá, tấn công
người khác. Đánh giá lại thời điểm sau 7 ngày/ra viện, hầu hết NB (99,2%)
không có các rối loạn hành vi nữa. (p=0,01)
Bảng 1.7. Hoạt động bản năng.

T0 T1

Rối loạn hoạt động bản năng


Tỷ lệ
Số NB (n) Tỷ lệ (%) Số NB (n)
(%)

Ăn được 9 7,1 123 97,6


Ăn uống
Ăn kém 117 92,9 3 2,4

Ngủ được 3 2,4 124 98,4


Giấc ngủ
Mất ngủ 123 97,6 2 1,6

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp với một số tác giả khác như Hoàng
Văn Trọng (2004) ghi nhận 100%.
Bảng 1.8. Đặc điểm hội chứng cai xuất
hiện ở người bệnh
T0 T1
p
Hội chứng cai Số NB (n) Tỷ lệ (%) Số NB (n) Tỷ lệ (%)

Run chân tay, lưỡi, mi mắt 120 95,2 110 87,3 0,02
Vã mồ hôi 86 68,3 3 2,4 <0,001
Buồn nôn hoặc nôn 41 32,5 0 0 <0,001
Nhịp tim nhanh hoặc tăng HA 84 66,7 7 5,6 <0,001
Kích thích tâm thần vận động 10 7,9 0 0 <0,001
Đau đầu 60 47,6 0 0 <0,001
Mất ngủ 123 97,6 6 4,8 <0,001
Cảm giác chịu hoặc mệt mỏi 126 100 78 61,9 <0,001
Ảo giác nhất thời 58 46 16 12,7 <0,001
Co giật kiểu động kinh 13
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng10,3
với một số 0tác giả khác
0 <0,001
như Thân
Văn Tuấn (2010) với 93,5% người bệnh có rối loạn giấc ngủ.
3. NHU CẦU CHĂM SÓC CỦA NB
Bảng 1.9. So sánh nhu cầu các vấn đề chăm sóc
điều dưỡng về các tình trạng nặng

T0 T1
Vấn đề chăm sóc p
n % n %

Không 103 81,7 120 95,2 <0,001


TD trạng thái
sảng
≥1 lần/ngày 29 23,0 6 4,8

Không 108 85,7 124 98,4 <0,001


TD trạng thái co
giật
≥1 lần/ngày 18 14,3 2 1,6

Sự thuyên giảm này có ý nghĩa thống kê với p<0,001.


Bảng 1.10. So sánh nhu cầu chăm
sóc về hoạt động hàng ngày
T0 T1
Vấn đề chăm sóc p
n % n %
Chăm sóc giấc ngủ ≤1 lần/ngày 122 96,8 125 99,2 0,625

>1 lần/ngày 4 3,2 1 0,8

Hướng dẫn chế độ ăn ≤1 lần/ngày 120 95,2 125 99,2 0,125

>1 lần/ngày 6 4,8 1 0,8

Khuyến khích NB tắm, gội, ≤1 lần/ngày 126 100 126 100 1,00
thay quần áo hàng ngày >1 lần/ngày 0 0 0 0

Thường xuyên động viên ≤1 lần/ngày 119 94,5 125 99,2 0,031
NB >1 lần/ngày 7 5,5 1 0,8

Quá trình chăm sóc này diễn ra liên tục từ ngày đầu đến ngày ra viện, sự khác biệt
không có ý nghĩa thồng kê giữa ngày 1 và ngày 7/ra viện.
Bảng 1.11. So sánh nhu cầu về
chăm sóc khác
T0 T1
Vấn đề chăm sóc p
n % n %
Đo DHST 1 lần/ngày 93 73,8 122 96,8
<0,001
>1 lần/ngày 33 26,2 4 3,2
Lấy máu xét nghiệm Không 0 0 114 90,5
<0,001
≥1 lần/ngày 126 100 12 9,5
Thực hiện y lệnh và <3 lần/ngày 1 0,8 8 6,4
0,039
theo dõi ≥3 lần/ngày 125 99,2 118 93,7
Sắp xếp giường bệnh ≤1 lần/ngày 121 96,0 125 99,2
0,219
>1 lần/ngày 5 4,0 1 0,8
Theo dõi loạn thần Không 35 27,8 75 59,5
<0,001
≥1 lần/ngày 91 72,2 51 40,5
GDSK Không 9 7,1 1 0,8
0,08
1 lần/ngày 117 92,9 125 99,2

Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Hều hết người bệnh được
thực hiện y lệnh thuốc và theo dõi ≥3 lần/ngày.
Bảng 1.16. Mức độ độc lập sinh
hoạt theo thang Barthel
T0 T1
Mức độ độc lập
n % n %

Phụ thuộc hoàn toàn 9 7,1 1 0,8

Phụ thuộc nhiều 29 23,0 1 0,8

Phụ thuộc vừa 29 23,0 15 11,9

Phụ thuộc ít 10 7,9 9 7,1

Độc lập hoàn toàn 49 38,9 100 79,4

Ở thời điểm nhập viện, chỉ có 38,9% NB độc lập hoàn toàn. Sau 7 ngày/ra
viện, tỉ lệ NB phụ thuộc trong sinh hoạt giảm cả về số lượng và mức độ.
Phần lớn NB có khả năng độc lập hoàn toàn với 79,4%.
KẾT LUẬN

1. Đặc điểm lâm sàng hội chứng cai rượu


Hầu hết người bệnh là nam giới (99,2%), độ tuổi
trung bình 49,16 ± 9,55. Biểu hiện lâm sàng với các
triệu chứng tâm thần đa dạng với mê sảng 23,0%, ảo
giác 46%, hoang tưởng 37,3%.
Các triệu chứng cai rượu hay gặp nhất là run
(95,2%), cảm giác khó chịu hoặc mệt mỏi (100%),
mất ngủ (97,6%), ảo giác nhất thời (46%)…, và có
10,3% người bệnh có co giật kiểu động kinh.
KẾT LUẬN

2. Nhu cầu chăm sóc của người bệnh có hội chứng cai
rượu
Một số NB cần được chăm sóc về các tình trạng nặng
(23,0% cần được theo dõi tình trạng mê sảng và 14,3% cần
được theo dõi, cảnh báo về cơn co giật), 72,2% NB cần
theo dõi tình trạng loạn thần.
Tất cả các nhu cầu chăm sóc đều thuyên giảm sau quá
trình điều trị và chăm sóc ở ngày thứ 7 ngày/ra viện. Sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p <0,001).
Thời điểm ngày đầu nhập viện, đa phần người bệnh
không tự độc lập trong các hoạt động hàng ngày. Sau 7
ngày/ra viện, phần lớn NB có khả năng độc lập hoàn toàn với
79,4%.
KIẾN NGHỊ
Hội chứng cai rượu là biểu hiện rối loạn tâm thần
thường gặp và có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho
người bệnh. Do vậy, người điều dưỡng cần được đào
tạo, bổ sung kiến thức để hiểu và chăm sóc tốt hơn
cho người bệnh.
Người điều dưỡng cần phối hợp, tư vấn cho người
nhà cách chăm sóc người bệnh, và tăng cường giáo
dục tâm lý cho người bệnh nghiện rượu, tạo động
lực cho người bệnh điều trị.
Xin trân trọng cảm ơn!

You might also like