You are on page 1of 3

RỐI LOẠN LO ÂU LAN TỎA

Lo lắng là hiện tượng phản ứng của con người trước những khó khăn và
các mối đe doạ của tự nhiên, xã hội mà con người phải tìm cách vượt qua và tồn
tại. Lo lắng là một tín hiệu báo động, báo trước một nguy hiểm sắp xảy đến, cho
phép con người sử dụng mọi biện pháp để đương đầu với sự đe doạ.
Lo âu bệnh lý là lo âu quá mức hoặc dai dẳng không tương xứng với sự
đe dọa được cảm thấy, ảnh hưởng đến hoạt động của người bệnh, có thể kèm
theo những ý nghĩ hay hành động có vẻ như quá mức hay vô lý. Các triệu chứng
trầm cảm và ám ảnh sợ cũng có thể có, miễn là chúng rõ ràng là thứ phát và ít
nghiêm trọng.
Rối loạn lo âu lan tỏa được xếp vào nhóm các rối loạn liên quan stress với
đặc tính là những mối lo dai dẳng, lan tỏa, tản mạn, không khu trú vào một
sự kiện hoàn cảnh đặc biệt nào ở xung quanh hoặc có liên quan với những sự
kiện đã qua không còn tính thời sự nữa. Rối loạn này thường liên quan với
stress trường diễn, tiến triển thay đổi nhưng có xu hướng mạn tính.
II. DỊCH TỄ
Theo WHO năm 2019, cứ 8 người thì có 1 người, tương đương 970 triệu
người trên thế giới đang chung sống với chứng rối loạn tâm thần, trong đó rối
loạn lo âu và trầm cảm là phổ biến nhất. Vào năm 2020, số người mắc chứng rối
loạn lo âu và trầm cảm đã tăng lên đáng kể do đại dịch COVID-19. Các ước tính
ban đầu cho thấy mức tăng tương ứng là 26% và 28% đối với chứng rối loạn lo
âu và trầm cảm chủ yếu chỉ trong một năm. Mặc dù có các lựa chọn phòng ngừa
và điều trị hiệu quả, nhưng hầu hết những người bị rối loạn tâm thần không
được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc hiệu quả. Nhiều người cũng bị kỳ thị, phân
biệt đối xử và vi phạm nhân quyền. Năm 2019, 301 triệu người đang chung sống
với chứng rối loạn lo âu bao gồm 58 triệu trẻ em và thanh thiếu niên.
III. NGUYÊN NHÂN
Rối loạn lo âu lan tỏa là một rối loạn liên quan stress nên trong cơ chế bệnh
sinh không chỉ có vai trò của stress ,à còn có vai trò quan trọng của nhân cách và
môi trường cũng như tình trạng cơ thể.
 STRESS: có thể là áp lực trong công việc, học tập, thất vọng trong sự
nghiệp mâu thuận trong gia đình, xã hội…sự thiệt hại kinh tế hoặc mất
những người thân yêu ngoài ra stress còn có thể là các sự kiện tích cực
như kết hôn hoặc thăng chức, sinh con….
 NHÂN CÁCH: stress có thể gây bệnh được hay không phụ thuộc rất
nhiều vào sự chống đỡ của nhân cách. Nhân cách không chỉ có vai trò
trong gây bệnh mà còn ảnh hưởng đến việc hình thành thể bệnh.
 MÔI TRƯỜNG VÀ CƠ THỂ: ngoài vai trò của nhân cách và yếu tố
stress là những thành tố chính của rối loạn liên quan đến stress thì yếu tố
môi trường và cơ thể cũng ảnh hưởng đến sự hình thành các rối loạn. Một
cơ thể khỏe mạnh, một môi trường tích cực sẽ hỗ trợ tốt cho nhân cách
chống đỡ với stress và ngược lại.
IV. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG
Lo âu lan tỏa biểu hiện bằng hai nhóm triệu chứng đặc trưng sau:
 Triệu chứng tâm thần: là sự lo âu, lo lắng với các chủ đề không rõ ràng,
không khu trú vào một hoàn cảnh hay sự kiện xung quanh nào. Bệnh nhân
lo sợ rằng bản thân mình hoặc người thân thuộc sẽ sớm mắc một bệnh
hoặc sẽ gặp những điều không tốt như tai nạn... hoặc lo lắng về tương lai
bất hạnh, đói kém, cô đơn không hề có căn cứ và rất mơ hồ. Kèm theo
người bệnh thường có cảm giác bồn chồn, bất an, dễ bị kích thích phù hợp
với mức độ lo lắng.
 Hoạt động quá mức của hệ thần kinh tự trị và các triệu chứng cơ thể
 Run chân tay.
 Vã mồ hôi, có thể vã ra như tắm kể cả trong thời tiết lạnh.
 Hồi hộp đánh trống ngực.
 Khó chịu hệ dạ dày, ruột.
 Căng thẳng cơ bắp.
 Rối loạn giấc ngủ.
 Tiểu nhiều lần.
 Rất mau mệt kiểu hụt hơi.
 Cáu bẳn.
 Hoa mắt, chóng mặt...
 Biểu hiện bệnh thường kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng.
V. CHẨN ĐOÁN (ICD10)
1. Biểu hiện lo âu
a. Sợ hãi (lo lắng về bất hạnh trong tương lai, cảm giác “dễ cáu”, khó tập
trung...). b. Căng thẳng vận động (bồn chồn, đứng ngồi không yên, đau căng
đầu, run chân tay, không có khả năng thư giãn).
c. Hoạt động quá mức thần kinh tự trị (đầu óc trống rỗng, ra mồ hôi, mạch
nhanh, thở gấp, khó chịu vùng thượng vị, chóng mặt...).
2. Sự lo âu – sợ hãi là biểu hiện chính, chủ yếu, nguyên phát dẫn đến phản
ứng sự sệt quá mức
3.Bệnh thường kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng (thông thường là
6 tháng).
Đặc biệt các triệu chứng trên khi xuất hiện có xu hướng nặng lên, làm ảnh
hưởng đến cuộc sống, học tập và làm việc của bạn thì bạn nên và cần đi khám
tại cơ sở chuyên khoa tâm thần để được tư vấn và hỗ trợ cho bạn.
Bệnh Viện Tâm Thần Thái Bình
Địa chỉ: Số 363- Đường Trần Lãm- Phường Trần Lãm- TP. Thái Bình
Hotline: 1900 1990
Fan page: Bệnh viện Tâm Thần Thái Bình

You might also like