You are on page 1of 60

Bộ môn Dược

Khoa CN hoá học

Giảng viên: Ths. Trương Thị Ngọc Diễm


MỤC TIÊU BÀI GIẢNG

1. Trình bày được khái niệm về bệnh và những ảnh hưởng của
bệnh tật

2. Phân tích được những thay đổi về nhận thức và phản ứng
khi bị bệnh

3. Trình bày được các đặc điểm về biểu hiện cảm xúc và nhân
cách của bệnh nhân

4. Trình bày được các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới tâm lý
người bệnh
01. Một số khái niệm

02. Các biểu hiện tâm lý thường gặp ở BN

03. Các loại nhận thức của bệnh nhân


NỘI
04. Các phản ứng thường gặp ở BN
DUNG
05. Nhân cách của bệnh nhân

06. Tâm lý chung khi mắc bệnh

07. Tâm lý bệnh nhân và môi trường


PHẦN 1.
MỘT SỐ KHÁI NIỆM
Sức khoẻ
Bệnh và bệnh nhân
SỨC KHOẺ

WHO (1948):“ Sức khoẻ là


một trạng thái thoải mái về
thể chất, tâm thần và xã hội
chứ không chỉ đơn thuần là
không có bệnh hay thương
tật”

WHO (1986): Sức khỏe là nguồn lực giá trị giúp cho con người làm
chủ bản thân mình, xã hội và đời sống kinh tế, cho họ sự tự do
làm việc, học tâp và tham gia tích cực vào hoạt động gia đình, đời
sống cộng đồng.
BỆNH

Khái niệm:
Bệnh là những tổn thương thực thể hay cơ năng ở một hay
nhiều bộ phận cơ thể ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của
con người làm cho họ khó chịu, đau đớn, mệt mỏi

Nguyên nhân:
o Bệnh do bản thân cơ thể sinh vật có khuyết tật như di truyền bẩn
sinh hay rối loạn sinh lý
o Bệnh do hoàn cảnh sống của sinh vật khắc nghiệt như quá lạnh, quá
nóng, bị ngộ độc, không đủ chất dinh dưỡng
o Bệnh do các sinh vật khác (nhất là vi sinh vật) kí sinh
Phân tâm Bệnh lý học
học tế bào

“Bản năng” gây ra bệnh Tổn thương tế bào


gây ra bệnh

Học thuyết Học thuyết


thần kinh “stress”

Bệnh là do rối loạn hoạt động Bệnh là do rối loạn khả


phản xạ của hệ thần kinh năng thích nghi
Bệnh nhân

Người bệnh là người bị ảnh hưởng


bởi bệnh hoặc thương tích và được
nhận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ

Là người bị bệnh, là người đau khổ, bị rối loạn sự thoải mái về thể
chất, tâm lý và xã hội; bị rối loạn thích nghi sinh học, tâm lý, xã hội
với cảm giác bị phụ thuộc vào bệnh với cảm nhận về tự do bị hạn
chế
BỆNH
Tổn thương thực thể : gãy tay, viêm phổi, viêm tai..
Tổn thương cơ năng: Rối loạn thần kinh chức năng, một
ĐẶC ĐIỂM số rối loạn đường tiêu hoá,..
Từ những bệnh chức năng nhưng kéo dài có thể trở
thành bệnh thực thể

Cấp tính, bán cấp tính, mạn tính


Mức độ: nhẹ, vừa, nặng
TÍNH CHẤT Thể: tiềm tàng, toàn phát
Giai đoạn: ủ bệnh, khởi bệnh, phát bệnh, lui bệnh
Theo chuyên khoa: nội, ngoại, sản, nhi, nhiễm, da liễu

TÍNH TOÀN Khi bị một bệnh nào đó thì không chỉ bộ phận mắc
bệnh bị tác động mà có ảnh hưởng đến các bộ phận
DIỆN CỦA BỆNH
khác, thậm chí cả toàn thân.
ẢNH HƯỞNG CỦA BỆNH BỆNH

1. Bệnh ảnh hưởng đến tinh thần nhân cách bệnh nhân

Bất kỳ một bệnh gì dù nhẹ hay nặng đều cũng


có ảnh hưởng đến tinh thần người bệnh
Các hiện tượng tâm lý bị ảnh hưởng do đó
người bệnh thường lo âu, buồn phiền, nhân
cách bị thay đổi, thường thì vui vẻ, dễ gần gũi
nhưng khi bị bệnh trở nên khó tính,đến cầu cứu
thầy thuốc trong trạng thái không vui, đòi hỏi
cao
Khi bị bệnh thì thần kinh ảnh hưởng sớm nhất
và nặng nề nhất.
ẢNH HƯỞNG CỦA BỆNH BỆNH

2. Bệnh ảnh hưởng đến người xung quanh


Trước nhất là gia đình và
người thân rất lo âu cho
bệnh tật và tính mạng bệnh
nhân, ngược lại bệnh nhân
lại lo bệnh có thể lây cho
người thân, lo ảnh hưởng
kinh tế, sinh hoạt, hạnh phúc
gia đình.
Đối với xã hội có sự ảnh
hưởng xã hội, thương tiếc lo
lắng cho một thành viên của
xã hội.
ẢNH HƯỞNG CỦA BỆNH BỆNH

Bệnh ảnh hưởng đến gia đình

Ảnh hưởng Tác động về mặt cảm xúc là chủ đề phổ biến nhất được
tới cảm xúc thảo luận trong các tài liệu. Bao gồm những cảm xúc
như: lo lắng, khó chịu, thất vọng, bối rối, tuyệt vọng,
mất mát,…

Ảnh hưởng Bao gồm: chi phí điều trị, chi phí đi lại khi khám bệnh,
về tài chính chi phí thuê người chăm sóc và điều chỉnh môi trường
sống gia đình
Nghiên cứu ở Canada: Các gia đình đã chi trung bình
624 $ Canada/tháng cho việc chăm sóc hoặc hỗ trợ BN
thiểu năng trí tuệ.
Nghiên cứu ở Mỹ: các gia đình đã chi 3630 - 17700 $ Mỹ
hằng năm cho việc chăm sóc BN sa sút trí tuệ.

Golics, Catherine Jane, et al. "The impact of disease on family members: a critical aspect of medical
care." Journal of the Royal Society of Medicine 106.10 (2013): 399-407.
ẢNH HƯỞNG CỦA BỆNH BỆNH

Bệnh ảnh hưởng đến gia đình

Ảnh hưởng tới Bệnh tật dẫn tới tác động tiêu cực tới mối quan hệ
mối quan hệ người bệnh – người thân và những thành viên khác,
trong gia đình nhất là đối với các bệnh nhân mắc bệnh mãn tính

Một số ảnh Ảnh hưởng tới giáo dục và học tập, giải trí, các mối
hưởng khác quan hệ xã hội,… của người thân trong gia đình

Golics, Catherine Jane, et al. "The impact of disease on family members: a critical aspect of medical
care." Journal of the Royal Society of Medicine 106.10 (2013): 399-407.
PHẦN 2.
CÁC BIỂU HIỆN TÂM LÝ
THƯỜNG GẶP Ở BỆNH NHÂN
1. Sợ hãi
2. Lo âu, xao xuyến
3. Trầm cảm
4. Bực tức
5. Thoái hồi
BIỂU HIỆN TÂM LÝ Ở BỆNH NHÂN

Tùy từng trường hợp cụ thể, các biểu hiện tâm lý của
bệnh nhân khác nhau phụ thuộc vào từng loại bệnh, loại
hình thần kinh của bệnh nhân, đời sống tâm lý vốn có của
bệnh nhân trước khi mắc bệnh, tuổi tác, hoàn cảnh gia
đình và công việc của bản thân bệnh nhân.
1. SỢ HÃI

Là sản phẩm tâm lý đầu tiên, là phản


ứng tự nhiên biểu lộ bản năng tự vệ
Để giải quyết nỗi sợ hãi, thầy thuốc và
nhân viên y tế cần:
- Chẩn đoán ra bệnh
- Thái độ luôn bình thản, ôn tồn gải
thích những gì cần thiết cho người
bệnh yên lòng
2. LO ÂU, XAO XUYẾN

Lo âu thường đi kèm với sợ hãi


Lo âu là cảm nhận nguy cơ nhưng không
xác định được đó là gì, kèm theo bực bội,
cảm thấy bất lực trước nguy cơ đó
Lo âu là phản ứng của con người khi thấy
tự ti, bất lực, bị lệ thuộc vào người khác
(cán bộ y tế, người thân…), phải nhờ vả,
không tự lo liệu được cho bản thân.

Lo âu nặng hơn sẽ đi kèm với xao xuyến, cảm thấy hồi hộp, khó
chịu, mệt và khó chịu toàn thân
Sự bình dị, chân thành của cán bộ y tế có thể là dịu sự lo âu và
xao xuyến của bệnh nhân.
3. TRẦM CẢM

Là một dạng rối loạn cảm xúc,


gây suy giảm chức năng xã hội
và nghề nghiệp ở hầu hết các
bệnh nhân
Tâm trạng buồn chán, luôn
mang mặc cảm mất mát, bị bỏ
rơi… và không còn tự tin vào
bản thân mình nữa.
Nếu trầm cảm nặng có thể dẫn
đến tự sát, do đó cần phải an
ủi, động viên tâm lý bệnh nhân
4. BỰC TỨC

Là dạng cảm xúc khi nhu cầu


con người không được thoả
mãn (người bệnh cảm thấy bị
bó buộc, không làm được mọi
việc theo ý mình)
Biểu hiện rõ ràng nhất là cau
có, khó tính, hay bắt bẻ, thậm
chí có lúc sỉ vã hoặc hăm dọa
cán bộ y tế.

Người cán bộ y tế cần hiểu và thông cảm với bệnh nhân. Cần có
thái độ bình tĩnh nhưng nghiêm nghị, phải kiên trì giải thích một
cách ôn tồn.
5. THOÁI HỒI

Là trạng thái quay về thời trẻ thơ, là


phản ứng tự vệ để sinh tồn.
Biểu hiện của thoái hồi ở bệnh nhân:
• Không gian và thời gian thu hẹp lại
• Lệ thuộc và ỷ lại
Tùy theo bệnh nặng hay nhẹ, nhân
cách từng người mà biểu hiện thoái
hồi có các mức độ khác nhau
Khi bệnh đỡ và dần khỏi thì các biểu
hiện thoái hồi mất đi
5. THOÁI HỒI

Không gian và thời gian Lệ thuộc và ỷ lại


thu hẹp lại Hành vi ứng xử giống trẻ
Bệnh nhân lấy mình làm trung con: muốn được chiều
tâm, không quan tâm đến cái gì chuộng, được quyền đòi hỏi
khác hơn không gian mình đang Một số trường hợp bực tức vì
sống. phải lệ thuộc vào người khác
Vì thế, người bệnh khó hiểu được => trút giận lên người giúp
rằng cán bộ y tế còn có rất nhiều đỡ mình
việc phải làm ngoài việc điều trị Một số trường hợp muốn lệ
và chăm sóc cho riêng cá nhân thuộc và ỷ lại, ở mức độ nặng
họ, biểu hiện rất khó chịu khi có thể trở thành bệnh
phải chờ đợi lâu
PHẦN 3.
CÁC LOẠI NHẬN THỨC
CỦA BỆNH NHÂN
1. Nhận thức đúng đắn bình thường
2. Nhận thức quá mức
3. Nhận thức yếu
4. Nhận thức không ổn định
NHẬN THỨC ĐÚNG ĐẮN BÌNH THƯỜNG (Chính điệu)

Bệnh nhân dễ nhận biết được bệnh


của mình, bản thân phải phấn đấu
như thế nào để góp phần cùng thầy
thuốc chữa khỏi bệnh.
Bệnh nhân tín nhiệm thầy thuốc. Họ
nhân phản ứng nhanh, tiếp thu ý
kiến với thầy thuốc mau lẹ, làm
theo chỉ dẫn của CBYT nhưng vội
vã, dễ bằng lòng.
Tuy nhiên, khi gặp trở ngại không
hợp ý muốn thì dễ thay đổi ý kiến, Loại bệnh nhân này có ảnh
dễ dao động  nhưng khi được giải hưởng tích cực lên các bệnh nhân
thích uống nắn thì có nhận thức khác
đúng đắn nhanh
NHẬN THỨC ĐÚNG ĐẮN BÌNH THƯỜNG (Chính điệu)

Trong loại này cũng bao gồm


kiểu bệnh nhân phản ứng
chậm: Bệnh nhân suy nghĩ,
cân nhắc, có chiều sâu hơn,
qua thực tế thì mới có nhận
thức đúng đắn về bệnh tật

Thầy thuốc phải kiên trì, thận trọng, chứng minh bằng thực tế, không
hứa xuông, nói được làm được  tác lên tâm lý bệnh nhân, tạo cho họ
sự tin tưởng.
NHẬN THỨC QUÁ MỨC (Cường điệu)

Bệnh nhân dễ bị kích thích, biểu Đòi hỏi cao: phục vụ, chẩn đoán
hiện quá mức trong cư xử, nhận nhanh, bệnh phải thuyên giảm
xét: dễ nổi nóng, dễ bị kích ngay,…
động, phản ứng ở lời nói và nét Quan trọng hoá tình trạng bệnh tật
mặt của mình: tô đậm triệu chức, tầm
nghiêm trọng của bệnh, sợ chết,…
NHẬN THỨC QUÁ MỨC (Cường điệu)

Dù dễ hoang mang, buồn phiền nhưng


rất tích cực chữa bệnh, muốn chóng
khỏi bệnh, nhanh ra viện; thực hiện đầy
đủ, tích cực các chĩ dẫn của thầy thuốc

Thầy thuốc phải phân tích, góp ý, uốn nắn những suy nghĩ quá tầm,
những hoang mang sợ hãi vô căn cứ; cần hết sức bình tĩnh, không tự ái;
tránh kích động, xảy ra gây gổ, to tiếng với bệnh nhân.
NHẬN THỨC YẾU (Nhược điệu)

Bệnh nhân coi thường bệnh tật, đánh giá


thấp tính nguy kịch của bệnh, xem nhẹ các
triệu chứng
Tính tính cực giảm, ít quan tâm tới tiến
trình khám và điều trị, không chú ý nghe ý
kiến của thầy thuốc
Mắc bệnh mãn tính (ĐTĐ, viêm xoang,…):
mắc bệnh lâu dài  coi thường bệnh
Khi vào giai đoạn bệnh nặng, dễ rơi vào
trạng thái mặc cảm, khép kín, trầm cảm

Thầy thuốc cần chú ý nâng đỡ tâm lý, tinh thần lạc quan của bệnh nhân
nhưng không nghiêm trọng hóa vấn đề làm cho bệnh nhân lo lắng quá
đáng.
NHẬN THỨC KHÔNG ỔN ĐỊNH (Loạn điệu)

Bệnh nhân phủ định bệnh tật,


không thừa nhận bệnh tật, đánh
giá thấp bệnh  không tin thầy
thuốc, không tin nhận xét, chẩn
đoán điều trị của thầy thuốc
Có lúc chủ quan, mặc kệ nhưng
có lúc lại bi quan, lo lắng, sợ hãi

Tuỳ trường hợp, loại bệnh, trạng thái tâm lý và lứa tuổi, nhân cách bệnh
nhân cũng như tuỳ loại rối loạn nhận thức  có biện pháp tác động tâm lý
phù hợp
Ảnh hưởng của tuổi tác tới nhận thức bệnh nhân

Vấn đề lứa tuổi rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới nhận thức của bệnh
nhân.

Trẻ em, học sinh: thường hoang Người lớn tuổi: kiểu cường
mang lo sợ, dễ phản ứng, sợ đau. nhận thức thường chiếm ưu
Thanh niên: thường coi thường thế và phổ biến. Bệnh nhân
bệnh, đánh giá cao sức khỏe của thường bi quan với tác hại của
mình, chú ý nhiều thẩm mỹ, sợ xấu bệnh tật, đánh giá thấp sức
người... khỏe, khả năng chống đỡ của
mình, bệnh nhân dễ lo sợ,
Người trưởng thành: nét tâm lý hoang mang khó tính, đòi hỏi
chững chạc hơn, các đặc điểm tâm lý cao, yêu cầu giải đáp tường
ổn định hơn nên phản ứng đối với tận, khoa học.
bệnh tật và nhận thức của mình đối
với bệnh mang dấu vết nhân cách đã
hình thành vững chắc.
PHẦN 3.
CÁC PHẢN ỨNG THƯỜNG GẶP
Ở BỆNH NHÂN

1. Phản ứng hợp tác 5. Phản ứng tiêu cực


2. Phản ứng nội tâm 6. Phản ứng hốt hoảng
3. Phản ứng bàng quan 7. Phản ứng phá hoại
4. Phản ứng nghi ngờ
1. PHẢN ỨNG HỢP TÁC

Bệnh nhân có nhận thức đúng đắn, khi bị bệnh biết lắng nghe ý kiến và
hợp tác với thầy thuốc trong quá trình điều trị, tin tưởng chuyên môn và
thực hiện chỉ dẫn của thầy thuốc
Dễ tiếp thu, gần gũi, cởi mở, quan hệ tốt với nhân viên y tế
2. PHẢN ỨNG NỘI TÂM

Bệnh nhân tiếp thu có nghiên cứu ý kiến của bác sỹ, không phản
ứng lung tung, phát biểu đúng lúc, có tổ chức, khi đã có ý kiến có
nhận xét thì khó thay đổi, trầm lặng khó tính.
3. PHẢN ỨNG BÀNG QUAN

Người bệnh coi thường bệnh tật,


mặc kệ tới đâu hay đó, thờ ơ với
tất cả.
Thầy thuốc nói sao nghe vậy
không phản đối cũng không quá
sốt sắng
Họ cho là bệnh không quan trọng
rồi sẽ khỏi do đó mất cảnh giác,
bệnh có thể trầm trọng hơn
Bệnh nhân thường ít kêu la mà
âm thầm chịu đựng.
4. PHẢN ỨNG NGHI NGỜ

Luôn luôn nghi ngờ, thiếu tin tưởng:


o Nghi ngờ thầy không giỏi, thuốc
không tốt, nghi ngờ chẩn đoán,
kết quả X quang; nghi ngờ kết
quả điều trị
o Hay nghe người khác  dễ hoang
mang dao động
5. PHẢN ỨNG TIÊU CỰC

Bệnh nhân dễ bi quan, luôn lo


lắng cho bệnh tật của mình
không chữa được, sẽ tàn phế, sẽ
chết, nghĩ rằng có thầy thuốc
giỏi, thuốc tốt cũng chẳng giúp
ích gì

Nhất là khi bị bệnh mãn tính khó


chữa khỏi như đái tháo đường,
lao, … người bệnh luôn có tư
tưởng chờ chết.
6. PHẢN ỨNG HỐT HOẢNG

Dù chỉ mắc bệnh nhẹ nhưng hốt hoảng, lo sợ. Thông thường
thầy thuốc phải dùng thuốc an thần nếu giải pháp tâm lý bằng
lời nói không hiệu quả
7. PHẢN ỨNG PHÁ HOẠI

Bệnh nhân không thỏa mãn mọi thứ


xung quanh, dễ phản ứng, có những
hành động tiêu cực:
o Không chịu uống thuốc, không
chịu để nhân viên y tế chăm sóc,
phản đối nhân viên y tế
o Gây gổ, cãi vã, hành hung, thích
gì làm nấy
Loại này thường gặp ở các bệnh
nhân có nhân cách bệnh lý, bệnh
tâm thần.
PHẦN 5.
NHÂN CÁCH BỆNH NHÂN
1. Thương tổn về xu hướng nhân cách
2. Sai sót về thuộc tính tính cách
3. Sai sót về thuộc tính năng lực
4. Sai sót về khí chất
5. Sai sót chung về nhân cách
1. THƯƠNG TỔN VỀ XU HƯỚNG NHÂN CÁCH

Nhu cầu: Có BN có nhu cầu Lý tưởng: Có BN có những


vượt quá điều kiện và khả nguyện vọng và ước ao to
năng của mình; có BN có nhu lớn, có những BN an phận
cầu mơ hồ thậm chí không có chấp nhận thực tại
nhu cầu bình thường nhất
Có sai sót về niềm tin về
Hứng thú: BN thường giảm thế giới quan dẫn tới sự
hứng thú trong công việc và nhìn nhận lệch bản thân,
đời sống; một số trường hợp thế giới xung quanh
BN tăng hứng thú/có những
hứng thú khó hiểu, khác
thường
2. SAI SÓT VỀ THUỘC TÍNH TÍNH CÁCH

Bệnh nhân đôi khi cũng có những nét tính cách không đầy đủ, không
phù hợp, thậm chí có những nét tính cách độc ác, dối trá mê tín, dễ
bị ám, thị phụ thuộc, vị tha một cách kỳ quặc, thù hận, lo sợ, đa nghi
3. SAI SÓT VỀ THUỘC TÍNH NĂNG LỰC

Bệnh nhân có thể có


những sai sót về năng lực
chung, hoặc có sai sót về
năng lực một lĩnh vực
chuyên môn nào đó hoặc
một loại năng lực nào đó
(giảm trí tuệ, giảm sút
khả năng giao tiếp)
4. SAI SÓT VỀ KHÍ CHẤT

Bệnh nhân biến đổi về kiểu khí


chất hoặc nảy sinh các thuộc tính
khác không bình thường (nóng
nảy vô cớ, ù lì không nói, không
cười...)
Có bệnh nhân giảm sút hoặc mất
nét đặc trưng giới tính, cũng có
thể bệnh nhân sai sót trong phát
triển và định hướng giới tính..
SAI SÓT CHUNG VỀ NHÂN CÁCH

Nhân có sai sót về những đặc điểm chung của nhân cách như mất
tính toàn vẹn, mất tính gắn bó, nhân cách bị chia cắt…
Nhân cách bệnh nhân có thể biến đổi theo hướng bệnh lý phân
liệt, hoang tưởng chống lại xã hội ..
PHẦN 6.
TÂM LÝ CHUNG KHI MẮC BỆNH
1. Các vấn đề BN thường quan tâm khi bị bệnh?

Bệnh nặng Bệnh chữa lâu


hay nhẹ? hay mau?

Ai là người chạy
chữa cho mình? Khi phải nằm viện
BỆNH NẶNG HAY NHẸ?

Bệnh nhẹ  Nỗi lo ít, tin tưởng


lạc quan
Bệnh nặng, ác tính, khả năng
tử vong cao  lo lắng nhiều
thậm chí tuyệt vọng.
Xác định bệnh nặng/nhẹ đôi
khi cũng không dễ dàng 
Thầy thuốc thận trọng trong
chẩn đoán bệnh  BN có tâm
lý băn khoăn
BỆNH CHỮA LÂU HAY MAU?

How long?
Mong muốn mau được lành bệnh, ít
tốn kém về kinh tế và thời gian, ít ảnh
hưởng tới công việc, tương lai và gia
đình
Gặp trường hợp mau khỏi, tâm lý ít bị
ảnh hưởng. Nếu lâu khỏi hay mãn tính
thì ảnh hưởng tâm lý không phải nhỏ.
 Những người mắc bệnh lâu dài cần
được đặc biệt chú ý về mặt tâm lý
AI LÀ NGƯỜI CHẠY CHỮA CHO MÌNH?

Tâm lý chung họ mong muốn là


được thầy thuốc vừa giỏi và tốt:
o Giỏi chuyên môn
o Hiểu và thông cảm cho BN
o Đồng hành cùng BN
KHI PHẢI NẰM VIỆN

Tâm lý chung BN không muốn nằm viện với


nhiều lý do:
o Cần người nhà vào chăm sóc  cảm thấy
mình làm phiền nhiều người
o Sinh hoạt bất tiện, phải nằm chung phòng
với nhiều người bệnh khác nhau,…
o Nhiều mùi đặc biệt: thuốc tẩy rửa, thuốc
tiêm, thuốc uống, quần áo, chăn màn, đồ
dùng của nhiều người bệnh.
o Sợ lây nhiễm các bệnh khác.
o Tuỳ hoàn cảnh có nỗi băn khoăn riêng:
Người vùng quê lên bệnh viên ở thành
phố lớn, điều kiện kinh tế kém,…
2. Tâm lý chung của bệnh nhân
trong một số trường hợp

Bệnh nhân nội khoa và ngoại khoa


Bệnh nhân lão khoa và nhi khoa
Bệnh nhân ngoài da và hoa liễu
PHẦN 7.
TÂM LÝ BỆNH NHÂN VÀ MÔI
TRƯỜNG
TÂM LÝ – MÔI TRƯỜNG
Tâm lý người bệnh và môi trường xung quanh có quan hệ mật thiết
với nhau.
Những ảnh hưởng này bao gồm cả mội trường tự nhiên và xã hội

Môi trường tự nhiên Môi trường xã hội


Màu sắc, âm thanh, thời tiết, Các mối quan hệ giữa người với
khí hậu, nhiệt độ và những người, con người với xã hội.
yếu tố địa lý khác Những yếu tố này ảnh hưởng rất
lớn tới tâm lý con người
MÀU SẮC Môi trường tự nhiên

Trong thiết kế bệnh viện:


Sử dụng quá ít màu sẽ tạo cảm
giác lạnh lẽo, đơn điệu, ngược lại
sẽ tạo cảm giác chói mắt.
Cách trang trí thích hợp là phối
hợp hài hòa nhiều màu với nhau
Màu sắc của trang phục y tế:
Áo blouse
ÂM THANH Môi trường tự nhiên

Những tiếng ồn mạnh và kéo dài


sẽ gây ra cảm giác khó chịu, mệt
mỏi, thậm chí dẫn đến rối loạn
tâm thần. Trái lại, nếu quá yên
tĩnh sẽ gây ức chế.
Vấn đề ô nhiễm tiếng ồn tại bệnh
viện tác động tiêu cực về sinh lý
lẫn tâm lý bệnh nhân
Trong lâm sàng thần kinh và
tâm thần, các thầy thuốc đã sử
dụng âm nhạc để điều trị. Âm
nhạc được dùng làm phương tiện
giảm đau.
CÁC YẾU TỐ KHÁC Môi trường tự nhiên

Mùi tác động lên cơ quan khứu giác  tác động


lên tâm lí người bệnh. Mùi của những chất nôn,
chất thải; mùi của một số thuốc, hóa chất... làm
người bệnh khó chịu, sợ hãi.

Nhiệt độ ổn định không quá nóng,


quá lạnh sẽ ảnh hưởng tốt đến
khí sắc.
Quang cảnh bệnh viện thoáng mát,
trang trí buồng bệnh hài hòa, có chậu
hoa, cây cảnh đẹp đẽ ở cửa sổ... sẽ
làm cho người bệnh thoải mái,
tinh thần thêm vui vẻ.
MTXH NGOÀI BỆNH VIỆN Môi trường xã hội

Những thông tin trên báo đài, từ những người thân, bạn bè và
những cuộc viếng thăm chân tình có ảnh hưởng rất lớn đến niềm
tin, sự phấn chấn, hy vọng vào sức khỏe...
MTXH TRONG BỆNH VIỆN Môi trường xã hội

Mối quan hệ với bệnh nhân


khác:
Mối quan hệ này thường tốt
hơn với những bệnh nhân
mắc cùng chứng bệnh. Họ
có cùng chủ đề khi giao tiếp
và có thể hỗ trợ nhau trong
quá trình điều trị
MTXH TRONG BỆNH VIỆN Môi trường xã hội

Mối quan hệ với cán bộ y tế:


Thường người bệnh dễ bị ám thị bởi
cán bộ y tế. Lời nói, hành vi, của
cán bộ y tế coi như là “Lệnh” đối
với người bệnh.
Người cán bộ y tế chẳng những
không được có tác động xấu lên
bệnh nhân mà còn phải tìm mọi
cách giúp bệnh nhân mau chống
hồi phục bằng những liệu pháp tác
động tâm lý hằng ngày thông qua
giao tiếp của mình

You might also like