You are on page 1of 3

Phần thứ nhất

PHÀN ĐẠI CƯƠNG

ĐẠI CƯƠNG VÈ PHÉP BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ


TRỔNG CÁC BỆNH NỘI KHỎA Y HỌC CỔ TRUYỀN

1.ĐẠI CƯƠNG
Phạm vi của bệnh nội khoa y học cồ truyền (YHCT) rất rộng
nhưng dựa trên lý luận cơ bản của YHCT có thể chia làm hai
nhóm lớn:
- Nhóm ngoại cảm thời bệnh: Lấy học thuyết Thương hàn và
học thuyết Ôn bệnh làm chỗ dựa về lý luận. Do đó, chủ yếu
lấy bệnh chứng của lục kinh và vệ, khí, dinh, huyết để tiến
hành biện chứng - luận trị trong quá trình trị liệu. Nhóm
ngoại cảm thời bệnh khi liên hệ với y học hiện đại (YHHĐ)
chủ yếu là những bệnh trong phạm vi bệnh truyền nhiễm.
- Nhóm nội khoa tạp bệnh: Lấy Kim quỹ yếu lược làm chỗ dựa
về lý luận. Bệnh chứng chủ yếu lấy cơ sở tạng phủ để xác
định biện chứng luận trị. Nhóm nội khoa tạp bệnh khi liên hệ
với YHHĐ chủ yếu là những bệnh nội khoa.
2. NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN ỨNG DỤNG BIỆN
CHÚNG TẠNG PHỦ TRONG CÁC BỆNH NỘI KHOA
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của các bệnh nội khoa
trong YHCT tương đối phức tạp:
- Bệnh có thể từ ngoại cảm dẫn đến nội thương.
- Bệnh có thể là nội thương kiêm ngoại cảm.
- Bệnh nội thương lại có thể từ nhiều nguyên nhân khác nhau:
+ Rối loạn tình chí.
+ Lao thương.
+ Ăn uống, điều kiện sinh hoạt và công việc...
- Quan hệ giữa nguyên nhân gây bệnh trong mối liên quan
giữa các tạng phủ:
+ Nếu khời bệnh bắt đầu từ các tác nhân gâỵ bệnh bên ngoài
(Ngoại cảm tà khí) xâm nhập vào bên trong thì tổn thương
đầu tiên là phế, bắt đầu xuất hiện các triệu chứng: sốt, ho,...
rồi từ bệnh ngoại cảm nếu không được ngăn chặn kịp thời
sẽ dẫn đến bệnh nội thương, bệnh tình trở nên nặng.
+ Nếu khởi bệnh bát đầu do ăn uống không điều độ, lao lực
nhiều thì đa số bắt đầu tồn thương tỳ vị, xuất hiện ăn kém,
bụng đau, chướng đầy, người mỏi mệt, đại tiện nhão nát...
+ Nếu như khởi bệnh bắt đầu từ rối loạn tình chí do căng
thẳng tinh thần, hay lo nghĩ kéo dài ... thường đầu tiên tổn
thương tới tạng tâm và can, xuất hiện các triệu chứng; tinh
thần mệt mỏi. Căng thẳng, mất ngủ, hay hồi hộp đánh
trống ngực...
+ Nếu khởi bệnh trên cơ thể đã mắc bệnh mạn tính dẫn đến
suy nhược, ở người kết hôn sớm hay sinh hoạt tình dục quá
độ... thì đa phần ảnh hưởng đến thận, trên lâm sàng biểu
hiện các triệu chứng: Hình thể gầy mòn. lưng đau. Mỏi
gối, tinh thần mệt mỏi. nam giới có thể di tinh, liệt dương,
nữ giới có thể rối loạn kinh nguyệt...
- Trong YHCT đối với biện chứng tạng phủ. phạm vi ứng
dụng trên lâm sàng trong các bệnh nội khoa rất rộng. Đồng
thời cũng thể hiện mối liên quan đến tư tưởng phòng bệnh -
một vấn đề đóng vai trò rất quan trọng trong YHCT. Trong
tác phẩm y văn kinh điển “Tố vấn - Chương tứ khí chu thần
luận” có nói: "Không chỉ trị khi đã mắc bệnh, mà phải trị
ngay khi chưa mắc bệnh”. Chính điều này đã mang nguyên
tắc chỉ đạo rằng:
+ Khi chưa mắc bệnh, phải dự phòng sự phát sinh ra bệnh
tật.
+ Sau khi bệnh đã phát ra, cần phải ngăn ngừa sự phát triển
cảa bệnh tật, tức là phòng ngừa bệnh từ nhẹ chuyển sang
nặng.
+ Phòng ngừa sự phát bệnh, do ảnh hưởng bệnh từ một tạng
phủ này đến mỏt tạng phủ khác.
Do vậy, với nguyên lý mang tính chỉ đạo và xuyên suốt
trong biện chứng luận trị đối với các bệnh nội khoa YHCT đó là:
Phải phân tích mối quan hệ giữa nhân tố gây bệnh và sự thay đổi
các chức năng sinh lý của các tạng phủ thành các hội chứng bệnh
lý thông qua các phương pháp thăm khám bệnh của YHCT là Tứ
chẩn, phép phân tích, lập luận cho quá trình chẩn đoán bệnh là
Bát cương. Từ đó sẽ có chỉ đạo điều trị thực hiện trên lâm sàng
(từ biện chứng tới luận trị). Đây là một nguyên tắc trị liệu khoa
học của YHCT đã được minh chứng qua thực tế lâm sàng gần
2000 năm nay.

You might also like