You are on page 1of 4

KHÁI NIỆM BỆNH - BỆNH NGUYÊN - BỆNH SINH

1. Quan niệm về bệnh hiện nay

- Bệnh là tình trạng tổn thương hoặc rối loạn về cấu trúc và chức năng dẫn tới mất cân bằng nội môi làm
giảm khả năng thích nghi với ngoại cảnh.

- Bệnh là sự rối loạn các hoạt động sống của cơ thể và mối tương quan với ngoại cảnh dẫn đến sự giảm
khả năng lao động.

- Bệnh là sự thay đổi về lượng và chất các hoạt động sống của cơ thể do tổn thương cấu trúc và rối loạn
chức năng gây ra, do tác hại từ môi trường hoặc từ bên trong cơ thể.

2. Các thời kì của bệnh (4)

2.1. Thời kỳ tiềm tàng (ủ bệnh)

- Từ lúc bệnh nguyên xâm nhập cho đến khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên đó là thời kỳ ủ bệnh.

- Tùy theo tính chất, cường độ nơi xâm nhập của bệnh nguyên mà thời gian ủ bệnh rất khác nhau:

+ Có thể không có thời gian ủ bệnh: bỏng, điện giật.

+ Có khi rất ngắn: sốc, chảy máu cấp, nhiễm độc.

+ Có thể kéo rất dài: bệnh chó dại, HIV/AIDS.

- Thời gian ủ bệnh cũng phụ thuộc vào trạng thái cơ thể người bệnh. Thời kỳ này có thể huy động các
biện pháp bảo vệ và thích nghi nhằm đề kháng với các tác nhân gây bệnh => Bệnh khởi phát là không
hoàn toàn giống nhau giữa các cá thể cùng mắc bệnh.

2. Thời kỳ khởi phát

Từ khi có biểu hiện đầu tiên đến khi đầy đủ các triệu chứng của bệnh gọi là thòi kỳ khởi phát. Một số
bệnh có dấu hiệu đặc thù, nhờ đó có thể chẩn đoán sớm mà không cần tới lúc đầy đủ triệu chứng nhưng
cũng có những bệnh rất khó phân biệt, phải dùng nhiều xét nghiệm cận lâm sàng và điều trị thử… mới
xác đinh được.

3. Thời kỳ toàn phát

Các triệu chứng đặc trưng của bệnh xuất hiện đầy đủ và rõ rêt. Tuy nhiên, cũng có khi thiếu một vài triệu
chứng gọi là thể bệnh không điển hình.

1/ 4
4. Thời kỳ kết thúc

Có thể kết thúc bằng cách:

- Khỏi bệnh: là một quá trình bao gồm loại trừ các yếu tố gây bệnh và phục hồi. Tùy theo mức độ hồi
phục về cấu trúc và chức năng các mô, cơ quan mà chia ra:

+ Khỏi hoàn toàn: Khỏi hẳn, sức khỏe được hồi phục hoàn toàn như chưa bị bệnh

+ Khỏi không hoàn toàn: Các triệu chứng chủ yếu đã hết, các rối loạn chính đã khắc phục, nhưng cấu
trúc và chức phận không hồi phục hoàn toàn, vẫn còn dấu tích của bệnh. Khỏi không hoàn toàn có thể để
lại trạng thái bệnh lý (Ví dụ: vết thương để lại sẹo lớn…) hoặc để lại di chứng sau: trí khôn giảm sút,…

- Chuyển sang mạn tính, tái phát, tái nhiễm: bệnh chuyển sang thời kỳ giảm tốc độ diễn biến. Có bệnh
diễn biến mạn tính ngay từ đầu: xơ gan, xơ vữa động mạch nhưng cũng có bệnh từ cấp tính chuyển sang
mạn tính.Có thể có những thời kỳ bệnh như đã khỏi hoặc ngừng diễn biến, hoặc diễn biến rất chậm,
nhưng sẽ tái phát và có thể có những đợt cấp.

- Tái phát, tái nhiễm: đều là mắc lại bệnh cũ nhưng tái phát là yếu tố gây bệnh vẫn tồn tại trong cơ thể
gây bệnh trở lại. Tái nhiễm là yếu tố bên ngoài xâm nhập trở lại.

- Tử vong (chết): là cách kết thúc của bệnh, là tình trạng cuối cùng của cuộc sống.

Khi chết , tất cả các cơ quan, bộ phận ngừng đập không cùng 1 lúc mà có bộ phận ngừng trước, bộ phận
ngừng sau. Tử vong là một quá trình bao gồm một số giai đoạn:

+ Giai đoạn hấp hối:

Giai đoạn đầu tiên: hạ huyết áp, nhịp tim nhanh và yếu, tri giác giảm (có thể lú lẫn, hôn mê kéo dài hàng
giờ, hàng ngày), mất cảm giác, mất phản xạ.

Hấp hối: Cơ thể cố đấu tranh chống lại cái chết, hô hấp trở lại nhưng bị rối loạn, thở theo chu kỳ gọi là
“thở ngáp cá”, bệnh nhân có thể tỉnh trở lại trong thời gian ngắn, nói một số điều thường gọi là “trăn
trối”. Thời gian hấp hối kéo dài 2-4 phút (có thể ngắn hơn hoặc dài tối đa 10-15 phút). Các biện pháp hồi
sinh cấp cứu như hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt, xoa bóp tim, thở oxy đem lại kết quả hữu hiệu ở thời
kỳ hấp hối.

+ Giai đoạn chết lâm sàng: tim, phổi ngừng hoạt động. Thần kinh trung ương ở trạng thái ức chế nặng
nề nhưng một số tế bào kể cả tế bào não vẫn còn hoạt động, khả năng phục hồi sự sống vẫn còn.

+ Giai đoạn chết sinh vật: là giai đoạn cuối cùng của sự chết. Tổ chức não đã bị chết hẳn, không còn khả
năng hồi phục được nữa.

2/ 4
3. Bệnh nguyên

3.1. Khái niệm

Bệnh nguyên học là nguyên nhân và điều kiện phát sinh ra bệnh. Hiểu rõ bệnh nguyên giúp nâng cao
hiểu biết về bản chất, phương thức xâm nhập, cơ chế tác động, mối quan hệ giữa các yếu tố làm bệnh
phát sinh, giúp tìm ra phương hướng can thiệp. Khi biết rõ nguyên nhân và các điều kiện phát sinh ra
bệnh thì đề ra được các biện pháp phòng bệnh và điều trị bệnh có hiệu quả. Có rất nhiều bệnh chưa biết
được nguyên nhân cụ thể hoặc biết được nguyên nhân nhưng chưa có vaccin, thuốc đặc trị thì hạn chế
các điều kiện giúp bệnh phát sinh, phát triển là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu.

3.2. Vai trò, quan hệ giữa nguyên nhân và điều kiện gây bệnh

- Nguyên nhân là yếu tố quyết định gây ra bệnh và đặc điểm của bệnh. Mặc dù hiện nay còn rất nhiều
bệnh chưa tìm được nguyên nhân đích thực nhưng về logic: có bệnh ắt phải có nguyên nhân. Để gây
được bệnh, nguyên nhân phải đạt được 1 mức độ nhất định về số lượng và độc lực. Đặc điểm lâm sàng
của từng bệnh do nguyên nhân quyết định, nhờ vậy mà người thầy thuốc chẩn đoán chính xác được bệnh.

- Điều kiện là yếu tố tạo sự thuận lợi cho nguyên nhân phát huy tác dụng. Nguyên nhân chỉ có thể gây ra
được bệnh khi có môi trường và điều kiện thuận lợi. Điều kiện không thể gây ra được bệnh khi không có
nguyên nhân.

3.3. Quy luật nhân quả giữa nguyên nhân và bệnh

- Mỗi hậu quả (bệnh) đều phải có nguyên nhân: Nguyên nhân có trước, bệnh có sau.

- Có nguyên nhân nhưng không phải bao giờ cũng có hậu quả nếu không có các điều kiện thuận lợi. Vì
vậy, một trong những phương pháp điều trị bệnh là loại trừ các điều kiện thuận lợi của chúng.

- Một nguyên nhân có thể gây ra nhiều hậu quả khác nhau. Tùy nơi thâm nhập, tùy điều kiện cá thể mà
nguyên nhân có thể gây ra được nhiều bệnh. Tụ cầu vào ruột gây tiêu chảy, vào dạ dày gây apxe, vào
máu gây nhiễm khuẩn huyết.

- Một bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra: sốt, viêm là những bệnh điển hình do nhiều nguyên nhân
gây ra.

4. Bệnh sinh:

4.1. Khái niệm

Bệnh sinh là quá trình diễn biến của 1 bệnh từ khi bắt đầu phát sinh đến khi kết thúc

4.2. Vai trò và ảnh hưởng của bệnh nguyên trong quá trình phát sinh bệnh

a. Vai trò của bệnh nguyên

- Bệnh nguyên chỉ làm nhiệm vụ mở màn cho bệnh sinh xuất hiện: khi bệnh đã phát sinh cũng là lúc bệnh
nguyên hết vai trò, quá trình bệnh sinh tự động diễn ra và kết thúc theo quy luật riêng mà không cần có
3/ 4
mặt của bệnh nguyên. Ví dụ: bỏng sẽ diễn biến nhiều ngày, nhiều tuần, mặc dù yếu tố gây bỏng (lửa,
điện..) đã bị dập tắt. Tác nhân cơ học như chấn thương, tai nạn giao thông, sức ép… chỉ tác động vào cơ
thể trong chốc lát rồi hết nhưng nạn nhân có thể bị sốc trong nhiều giờ. Điều trị các trường hợp này không
phải tìm cách loại trừ nguyên nhân gây bệnh mà phải điều trị theo cơ chế bệnh sinh.

- Bệnh nguyên tồn tại trong suốt quá trình bệnh sinh: Bệnh nguyên tồn tại và tác động suốt quá trình bệnh
sinh đến khi cơ thể loại trừ được bệnh nguyên thì mới hết bệnh, nếu không bệnh sẽ chuyển sang hệ mạn
tính hay kết thúc bằng tử vong. Các bệnh nhiễm các chất độc và đa số các bệnh nhiễm khuẩn thuộc loại
này. Tìm cách trung hòa các chất độc, loại trừ vi khuẩn là biện pháp điều trị tốt nhất của bệnh này.

b. Ảnh hưởng của bệnh nguyên

- Ảnh hưởng của cường độ và liều lượng của bệnh nguyên: ngoài yếu tố gây bệnh phải có số lượng, mật
độ nhất định, cường độ, độc lực đủ mạnh tới một mức nào đó thì mới gây được bệnh. Ví dụ: dòng điện
có cường độ mạnh gây bệnh khác với dòng điện có cường độ yếu, vi khuẩn độc lực mạnh gây bệnh trầm
trọng hơn so với vi khuẩn có động lực yếu. Nơi môi trường ô nhiễm có nhiều vi khuẩn thì tỷ lệ bệnh tật
ở đó cao…

- Ảnh hưởng của vị trí, thời gian tác dụng của bệnh nguyên. Cùng 1 chất độc, cùng 1 loại vi khuẩn sẽ
gây nên các bệnh cảnh khác nhau khi chúng xâm nhập vào các bộ phận khác nhau của cơ thể vì mỗi cơ
quan có tính phản ứng khác nhau.

=> Các yếu tố bệnh nguyên có cường độ mạnh thì chỉ cần 1 thời gian tác dụng ngắn đã gây được bệnh,
nếu cường độ yếu thì phải có thời gian dài.

4.3. Điều trị bệnh theo cơ chế bệnh sinh và vòng xoắn bệnh lý

a. Điều trị bệnh theo cơ chế bệnh sinh bao gồm: (3)

- Điều trị triệu chứng: là dùng thuốc và các biện pháp làm giảm hoặc loại bỏ các triệu chứng của bệnh

- Điều trị theo cơ chế bệnh sinh: dựa vào cơ chế bệnh sinh của bệnh để áp dụng các biện pháp dẫn đến
diễn biến của bệnh theo hướng thuận lợi nhất, đem lại kết quả tốt nhất.

- Điều trị nguyên nhân: trong các bệnh nhiễm trùng, cấy máu tìm vi khuẩn gây bệnh rồi làm kháng sinh
đồ để tìm kháng sinh diệt vi khuẩn là nguyên nhân gây ra bệnh.

b. Vòng xoắn bệnh lý

Bệnh lý phức tạp diễn ra theo trình tự gồm các bước gọi là “khâu” liên quan chặt chẽ nối tiếp nhau theo
cơ chế phản xạ, khâu trước là tiền đề tạo điều kiện cho khâu sau hình thành và phát triển, khâu sau tác
động ngược lại làm cho khâu trước nặng thêm,…tạo nên một vòng khép kín tự duy trì, gọi là vòng xoắn
bệnh lý. Khi một hoặc vài khâu chủ yếu nào đó bị phá vỡ, bị cắt thì vòng xoắn bệnh lý ấy bị loại trừ,
nghĩa là khỏi bệnh. Đó là điều trị theo cơ chế bệnh sinh, một cách chữa bệnh hữu hiệu, khoa học.

4/ 4

You might also like