You are on page 1of 3

NGUYÊN NHÂN BỆNH TẬT TỪ GÓC ĐỘ HUYỀN MÔN

1. Mọi bệnh tật (và đây là một điều nhàm chán) phát sinh do sự thiếu hài hòa – sự bất hài
hòa xảy ra giữa khía cạnh Hình thể với Sự sống. Bệnh tật xuất hiện khi thiếu sự chỉnh
hợp giữa các yếu tố này, tức linh hồn và hình hài, sự sống và biểu hiện của sự sống, các
thực tại nội tâm và ngoại cảnh. Tất nhiên, tinh thần và vật chất thì không liên hệ với nhau
một cách cởi mở.

2. Sự thiếu hài hòa này tạo ra cái mà chúng ta gọi là bệnh tật, xảy ra khắp cả bốn giới của
thiên nhiên và gây nên các tình trạng tạo ra đau đớn (khi mà khả năng cảm thụ trở nên tinh
nhạy và phát triển) và ở khắp nơi đều có sự tắc nghẽn, hư hoại và tử vong. Hãy suy ngẫm kỹ các
từ này: Thiếu Hài Hòa, Bệnh Hoạn, Đau Đớn, Tắc Nghẽn, Hư Hoại, Tử Vong, bởi vì chúng
đang diễn tả tình trạng chung hiện đang chi phối sự sống hữu thức của mọi hình hài. Chúng
không phải là các nguyên nhân.

3. Tình trạng này nên được nhìn nhận với thái độ đúng đắn rằng nó có hiệu quả thanh lọc.

4. Mỗi người có thể phát triển năng lực phân biện để thấy được sự sai lầm thường mắc phải như:
a. Không thấy được các công dụng đích thực của sự đau đớn.
b. Phẫn uất trước đau khổ.
c. Hiểu sai về định luật bất đối kháng.
d. Nhấn mạnh quá nhiều vào bản chất của hình hài.
e. Thái độ của con người đối với sự chết và cảm nhận của con người khi sự sống biến
mất, vượt khỏi tầm mắt qua phương tiện hình hài và hậu quả là hình hài tan rã, báo hiệu thảm
họa.

5. Khi tư tưởng con người đảo ngược lại các ý tưởng thông thường về bệnh tật, và chấp
nhận bệnh tật như là một thực kiện trong thiên nhiên, thì con người sẽ bắt đầu hoạt động
theo định luật giải thoát, với ý tưởng đúng và không đưa tới sự đối kháng nữa. Ngày nay,
do quyền năng của tư tưởng đã được điều khiển, và do sự đối kháng mạnh mẽ của con người
đối với bệnh tật, nên con người chỉ có khuynh hướng kích hoạt nỗi khó khăn. Khi con
người hướng tư tưởng của mình về chân lý và linh hồn, thì các ốm đau ở cõi trần sẽ bắt đầu
tan biến. Điều này sẽ trở nên sáng tỏ khi chúng ta nghiên cứu phương pháp trừ bệnh tận gốc
về sau này. Bệnh tật vẫn còn, các hình hài trong tất cả mọi giới đều đầy rẫy bất hài hòa, không
chỉnh hợp với sự sống nội tâm. Bệnh tật, sự hư hoại và khuynh hướng tan rã đang có ở khắp mọi
nơi.

6. Do đó, bệnh tật không phải là kết quả của tư tưởng sai lầm của con người. Nó đã có từ lâu
trong nhiều hình thái của sự sống trước khi gia đình nhân loại xuất hiện trên địa cầu.

7. Theo một quan điểm thì bệnh tật là một tiến trình giải thoát, và là kẻ thù của những gì tĩnh tại
(static) và kết tinh. Điều đó không có nghĩa là bệnh tật nên được hoan nghênh, và rằng diễn
trình chết đáng được ưa thích. Nếu nghĩ thế, thì người ta sẽ nuôi dưỡng bệnh tật và sẽ thúc đẩy
việc tự tử. May thay cho nhân loại, toàn thể khuynh hướng của sự sống đều chống lại bệnh
tật, và sợ chết chính là bản năng sinh tồn của sự sống hình hài. Tuy nhiên, bản năng này phải
nhường chỗ cho việc dùng sự chết làm tiến trình loại bỏ có sắp xếp để bảo toàn sức mạnh, và
mang lại cho linh hồn một khí cụ biểu lộ hoàn hảo hơn (thân xác chính là khí cụ của linh hồn).
8. Định luật nhân quả – ở Đông phương gọi là Karma – đang chi phối mọi điều này. Thực
ra, karma phải được xem là hệ quả (trong sự sống hình hài của hành tinh chúng ta) của các
nguyên nhân ăn sâu và ẩn tàng trong Thiên Trí.

DÀNH CHO NGƯỜI CHỮA TRỊ - QUY ĐỊNH SỐ 1


Người chữa trị phải tìm cách liên kết linh hồn, tim, óc và hai tay của y. Nhờ thế, y có thể tuôn
đổ sức mạnh chữa trị trọng yếu lên người bệnh. Đây là phương pháp dùng từ điện (magnetic
work). Nó chữa được bệnh, hoặc có thể làm tăng thêm cái được gọi là tình trạng tệ hại,
tùy sự hiểu biết của người chữa trị.
Người chữa trị phải tìm cách liên kết linh hồn, óc, tim và sự phát tán hào quang của y. Nhờ thế
sự hiện diện của y có thể làm tăng sự sống linh hồn bệnh nhân. Đây là phương pháp dùng bức xạ
(the work of radiation), không cần đến hai tay. Linh hồn hiển lộ sức mạnh của nó. Linh hồn
bệnh nhân đáp ứng qua sự đáp ứng bằng hào quang của y đối với bức xạ của hào quang người
chữa trị, tràn ngập với năng lượng của linh hồn.

NGUYÊN NHÂN BÊN NGOÀI CỦA BỆNH TẬT


Đối với kẻ suy tư hời hợt, thì dường như nhiều bệnh tật và nhiều nguyên nhân tử vong đều do
tình trạng của hoàn cảnh chung quanh, là điều mà họ không hề chịu trách nhiệm. Các tình trạng
này xếp loại hoàn toàn từ các biến cố thuần túy bên ngoài, cho đến các khuynh hướng di truyền.
Chúng có thể được liệt kê như sau:

1. Các tai nạn: có thể do sự chểnh mảng của con người, do các biến cố chung, do sự bất cẩn của
kẻ khác và các hậu quả của tranh chấp, như trong các cuộc bãi công hoặc chiến tranh. Tai nạn
cũng có thể xảy ra do sự tấn công của loài vật hoặc loài rắn, do ngộ độc bất ngờ và nhiều nguyên
nhân khác nữa.

2. Các bệnh truyền nhiễm xảy đến cho con người từ bên ngoài, chứ không do tình trạng máu
huyết riêng của người ấy. Các lây nhiễm như thế rất nhiều, được gọi là các bệnh truyền nhiễm và
thường thấy như là các bệnh dịch. Các bệnh này có thể xảy đến cho một người trong khi thi hành
nhiệm vụ, qua sự tiếp xúc hằng ngày của họ, hay là do tình trạng bệnh tật lan rộng trong vùng
của y.

3. Bệnh do suy dinh dưỡng, đặc biệt xảy ra ở trẻ em. Tình trạng suy dinh dưỡng này đưa đến
bệnh hoạn cho cơ thể, giảm sức đề kháng và sinh lực và làm cho “năng lực chống bệnh” của con
người trở nên vô hiệu, đưa đến chết yểu.

4. Sự di truyền. Như bạn đã biết rõ, một vài hình thức yếu đuối do di truyền, hoặc chúng khiến
cho một người dễ mắc phải một số bệnh và tất nhiên là tử vong, hoặc là gây ra nơi họ các tình
trạng làm cho sức sống của họ yếu dần; cũng có các khuynh hướng tạo ra một hình thức thèm
khát rất nguy hại, đưa đến các thói quen bất hảo, hạ thấp đạo đức và nguy hại cho ý chí của con
người, làm cho họ mất khả năng chống lại các phẩm chất này. Họ bị chúng hoàn toàn chi phối,
và phải gánh chịu hậu quả của các thói quen như thế, đó là bệnh tật và tử vong.

Bệnh tật phát sinh do thiếu dinh dưỡng và do cách nuôi nấng sai lầm trong cuộc sống và
nền văn minh hiện đại, sẽ không được xét đến ở đây. Đối với các bệnh này, cá nhân đứa trẻ
không có trách nhiệm gì cả. Tôi đang bàn đến các bệnh tật xuất phát từ các tình trạng sai lầm
bên trong. Thực tế, thì đứa trẻ không có trách nhiệm gì đối với các điều kiện sinh sống của
nó, trừ phi bạn thừa nhận nghiệp quả như là một yếu tố tiền định, nó có năng lực tạo ra
các hiệu chỉnh bắt nguồn từ quá khứ, và ảnh hưởng đến hiện tại. Tôi sẽ bàn đến điều này đầy đủ
hơn ở điểm thứ ba nói về các trách nhiệm nghiệp quả. Ở đây, tôi chỉ muốn gợi ý rằng toàn thể
vấn đề bệnh tật có thể được bàn đến theo khía cạnh karma, còn giá trị của nó rõ ràng và không
còn nghi ngờ gì nữa, đã có giáo huấn đúng về đề tài trừu tượng này từ lúc nó được đưa ra ở
phương Tây. Tuy nhiên, chân lý về nghiệp quả lại đến với chúng ta từ phương Đông, đã bị
nhà thần học Đông phương làm cho lệch lạc nhiều giống như giáo lý về sự Chuộc Tội và về
Đức Mẹ Đồng Trinh, đã bị diễn dịch và giảng dạy sai bởi nhà thần học Tây phương.
Chân lý đích thực không giống bao nhiêu với cách trình bày hiện nay của chúng ta. Do đó tôi
đã gặp trở ngại rất lớn khi đem bàn vấn đề bệnh tật theo khía cạnh nghiệp quả. Tôi rất khó
truyền đạt cho các bạn bất cứ điều gì về chân lý đích thực, do các định kiến về Luật Nhân Quả
cổ xưa vốn có sẵn trong trí bạn.

BỆNH TẬT LÀ GÌ?


1. Mọi bệnh tật là sự thiếu hài hòa, thiếu chỉnh hợp và thiếu kiềm chế.
a. Bệnh tật nằm trong cả bốn giới của thiên nhiên.
b. Bệnh tật có hiệu quả thanh lọc.
c. Có những phương pháp chữa trị nhất định được dùng riêng cho nhân loại và có nguồn gốc ở
thể trí.
2. Bệnh tật là một thực kiện trong thiên nhiên.
a. Thái độ đối kháng bệnh tật chỉ làm cho nó thêm mạnh mẽ.
b. Bệnh tật không phải là kết quả của tư tưởng sai lầm của con người.
3. Bệnh tật là một tiến trình giải thoát và là kẻ thù của những gì tĩnh tại.
4. Định Luật Nhân Quả chi phối bệnh tật giống như nó đang chi phối mọi biểu lộ khác.

3 CÁCH CHỮA TRỊ


1. Bằng cách áp dụng các phương pháp của nhiều trường phái y học, giải phẫu và các nhóm
liên hệ.
2. Bằng cách sử dụng tâm lý học.
3. Bằng sự hoạt động của linh hồn.

You might also like