You are on page 1of 37

I - THE MAGICIAN

NAM PHONG

(Bài viết được tham khảo tiểu luận “The Excellence of the Marseilles Tarot” của
tác giả Enrique Enriquez - Nhà nghiên cứu Tarot de Marseille lừng danh, tác giả
của cuốn sách và bộ phim tài liệu cùng tên Tarology.)

Mỗi bộ Tarot đều có các lá với số thứ tự giống nhau, tên gọi cũng na ná như nhau.
Thứ duy nhất khiến chúng ta chọn các bộ bài vài triệu đồng thay vì chọn một bộ
với mức giá rẻ hơn là mua là hình ảnh của nó. Hình ảnh của mỗi bộ bài đều phải
được tuân thủ theo quy tắc của riêng chuẩn nó đi theo. Một số chuẩn có thể liệt
kê như: Waite, Waite Smith, Golden Dawn, Thoth, Marsellie, ….

Xét theo hình ảnh của bộ bài ta có một cách phân chia như sau: Ngôn ngữ
“Optical” [Diễn đạt thị giác] và Ngôn ngữ “Symbol” [Diễn đạt biểu tượng].

Optical [Diễn đạt thị giác] giống như việc nhìn thấy đèn xanh ai cũng hiểu là được đi, còn đèn đỏ là dừng
lại. Trong khi đó Symbol [Diễn đạt biểu tượng] là sử dụng các biểu tượng, từ đó luận ra các ý nghĩa mang
tính cố định. Điều này đòi hỏi chúng ta phải có kiến thức nhất định về chính dạng biểu tượng đó. Không
kể việc phải xét theo ngữ cảnh sử dụng của hình ảnh, từ đó xét đến biểu tượng này có ý nghĩa gì trong
từng hoàn cảnh. Dẫn tới phải dung nạp vô số kiến thức ngoại biên, làm việc học Tarot trở lên khó khăn
và chậm lại.

Chúng ta sẽ cùng làm rõ thông qua ví dụ sau đây :

Lá Magical của chuẩn Waite vẽ một người đàn ông có một số 8 nằm ngang trên đầu, mặc một chiếc áo
lễ (áo dùng để làm lễ), chiếc thắt lưng là một con rắn tự cắn đuôi mình. Người đàn ông này một tay chỉ
lên trời, một tay chỉ xuống đất. Bên cạnh trái có một chiếc bàn với các đồ vật đại diện cho tứ nguyên tố,
bên dưới là hoa hồng và hoa lily.

Đầu tiên, thứ mọi người hay sai nhất là trên đầu Magical có dấu vô cực. Nhưng đây là dấu của Chúa
thánh linh (một trong ba vị chúa của các đạo thờ chúa). Các bạn có thể hiểu đơn giản trong các tôn giáo
của chúa luôn có ba ngôi của Chúa - Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Linh. Chúa Thánh Linh hay gọi
cách khác là chúa sáng thế. Ngài kiến tạo ra tất cả mọi thứ, từ sông, ngòi, ao, hồ, đất đai, con người hay
cả trái đất, mặt trời, các vì sao. Chúa Cha là người cai quản những gì do Ngài tạo ra. Còn Chúa Con là
Jesus - Giê su mà mọi người quen thuộc hay còn được gọi là Chúa Cứu Thế.

Điểm chung của 2 vị Chúa đầu tiên khác biệt hẳn với chúa Jesus là cả đều không tồn tại ở dạng vật chất
(phi vật chất). Một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất ám chỉ cho câu “as above so below” - tạm dịch
là “Trên sao dưới vậy”. Con rắn tự ăn đuôi là Ouroboros - một biểu tượng bắt nguồn từ Hy Lạp cổ đại
mang ý nghĩa của sự tái sinh vĩnh hằng, bất tử. Ouroboros không cần mắt, tai, mũi hay bất kỳ bộ phận
nào vì ngoài nó ra thì không có gì tồn tại. Ouroboros ăn đuôi của chính mình để phát triển và cứ thế tồn
tại một cách độc lập, không cần bất cứ tác nhân nào bên ngoài. Còn hoa hồng và hoa lily đại diện cho sự
tái sinh.

Từ từ nào tạm dừng 30s nhé. Sau khi đọc tất cả giải nghĩa trên bạn liệu có hiểu lá bài đang muốn nói lên
điều gì với chúng ta? Vẫn hơi khó nhỉ? Vậy tạm thời chúng ta sang lá Magical còn lại nhé.
Với Magical của Marsellie ta có thể thấy cái tên có chút thay đổi. Từ Le
Bateleur mang nghĩa là người biểu diễn đường phố (giới tính Đực với mạo từ
Le). Từ đây có thể khẳng định Magical sẽ được dịch theo nghĩa Nhà Ảo Thuật
chứ không phải Pháp Sư.

(Xin lưu ý Tarot được lần đầu ghi nhận được sử dụng vào tiên tri là thế kỷ 13
14 - Thời kỳ đỉnh cao của việc săn và thiêu sống phù thủy. Nên bản chất thật
sự của Magical chính xác luôn được dịch là Nhà Ảo Thuật).

Vấn đề đầu tiên ta có thể thấy, anh ta thật sự ăn mặc rất màu mè, sặc sỡ. Vậy
anh ta ăn mặc như thế để làm gì? Đương nhiên là để thu hút khách hàng của
mình rồi => ta có key “thu hút”. Cùng với đó, ta thấy trên bàn có nhiều đồ vật
kỳ lạ cũng như trên tay anh ta là thứ gì đó giống như … dương vật vậy. Chiếc
mũ liệu có hơi to quá so với đầu của anh ta không? Tất cả điều này như đều
khẳng định Magical thật sự giỏi thu hút sự quan tâm của người khác.

Tiếp theo nhé, Nhà ảo thuật hay Người biểu diễn đường phố đều có chung một mục đích khi biểu diễn -
Kiếm tiền/có lợi ích gì đó chứ đương nhiên không ai biểu diễn miễn phí đúng không nào. Nếu chú ý hơn
một chút ta thấy bản thân Magical đang giấu nhẹm một đồng xu vào áo của mình ở tay trái. Vân vân và
mây mây cách diễn giải khi quan sát. Cứ thế ta sẽ có được ý nghĩa lá bài chỉ thông qua việc duy nhất -
nhìn vào lá bài.

Trong khi đó nếu sử dụng Biểu tượng - Symbol thì vô hình chung ta đều có chung một cảm giác là lá bài
của Waite giống một pháp sư hơn nhà ảo thuật. Không kể có mấy ai trong chúng ta biết về Chúa Thánh
Linh và biểu tượng của Ngài ? Mặc định trong chúng ta đều quá quen thuộc vào đó là dấu vô cực của
toán học. Ý nghĩa thật sự của hình ảnh mà Waite muốn truyền tải chỉ là một tên giả thần lộng quỷ nói
mình là tái sinh của Chúa Thánh Linh, không cần ăn uống (Ouroboros cuốn quanh bụng) mà vẫn tồn tại
được nên hãy đến đây và đưa tiền bạc cho hắn, hãy cung phụng hắn vì ta Đức cha.

Điều này nghĩa là gì? Nghĩa là bạn đang đi một đường vòng trong việc giải thích các lá bài. Điều bạn
muốn thật sự là học Tarot chứ đâu phải đi nạp kiến thức ngoại biên và tốn gấp 3,4 lần thời gian cho việc
học phải không nào? Nhất là với việc tự học vốn dĩ đã khá là khó khăn do không có người hướng dẫn, dễ
sa đà vào những tiểu tiết không đáng có (mình cũng đã từng mất nguyên một tuần chỉ để hiểu hết được
ý nghĩa của một biểu tượng trong lá bài). Kể sơ sơ bộ bài của bạn là Waite: Thứ bạn cần đọc đầu tiên
không phải tài liệu về Tarot mà là nạp xong Kinh Thánh (cả 2 cuốn Tân Ước và Cựu Ước, thêm cả Kinh
Khải Huyền nhé). Với Waite Smith nó sẽ bonus thêm cho bạn vài hình ảnh biến chuyển, được Smith lấy
cảm hứng từ kịch của Shakespeare. Thoth sẽ là Kabalah và Chiêm tinh. Các bộ kỳ ảo về sau càng ngày
càng tệ hơn.

Ta cần làm rõ giữa các bộ Fantasy Deck (những bộ tarot mang tính chất huyền ảo, hoặc là do chúng mô
tả thế giới huyền ảo, hoặc là do chúng được tạo ra bởi trí tưởng tượng của cá nhân tác giả) với bộ bài
Marseille. Đặc điểm chung của các bộ bài này là xuất bản/sản xuất sau thời kỳ Golden Dawn (đầu thế kỷ
19 cho đến hiện nay). Chúng được sản xuất từ làn sóng của tư tưởng hiện đại phủ nhận tư tưởng thần
quỷ liên quan đến Tarot và biến Tarot trở thành công cụ phát triển bản thân. Điều này vô hình chung đã
biến các bộ bài với hình ảnh mang tính trực quan trở nên phức tạp một cách không cần thiết. Cũng cần
chú ý thêm là các bộ bài hiện nay còn được sản xuất một cách đại trà như một đồ vật lưu niệm chứ hình
ảnh còn không thể biểu thị một thông tin gì. Vd như lá Magical của bộ Soul Card. Tôi tin bất cứ ai khi
nhìn vào lá bài này đều có thể khẳng định hình ảnh khó hiểu. Khó hiểu trên cả trực quan và tính biểu
tượng.

Huyền học là cái khó chứng minh, chưa chắc Golden Dawn hay Waite đúng, hay bất cứ nhà huyền học
nào đúng vì sự tương đối của vạn vật. Tuy nhiên nếu bạn đang dùng một bộ của Waite hay một bộ theo
chuẩn Waite với sự thay đổi vị trí 8 và 11 thì vì thế ta nên theo tư tưởng và quan điểm của Waite, hay
một bộ dính đến Golden Dawn thì ta nên theo tư tưởng Golden Dawn để phân tích và tuyên truyền, nếu
không bạn nên tự vẽ lấy một bộ bài (không nhất thiết là tarot) theo tư tưởng và quan điểm của bạn.

Theo Pictorian Key (được viết bởi A.E Waite):

A youthful figure in the robe of a magician, having the countenance of divine Apollo, with smile of
confidence and shining eyes. Above his head is the mysterious sign of the Holy Spirit, the sign of life, like
an endless cord, forming the figure 8 in a horizontal position . About his waist is a serpent-cincture, the
serpent appearing to devour its own tail. This is familiar to most as a conventional symbol of eternity,
but here it indicates more especially the eternity of attainment in the spirit. In the Magician's right hand
is a wand raised towards heaven, while the left hand is pointing to the earth. This dual sign is known in
very high grades of the Instituted Mysteries; it shews the descent of grace, virtue and light, drawn from
things above and derived to things below. The suggestion throughout is therefore the possession and
communication of the Powers and Gifts of the Spirit. On the table in front of the Magician are the
symbols of the four Tarot suits, signifying the elements of natural life, which lie like counters before the
adept, and he adapts them as he wills. Beneath are roses and lilies, the   flos campi  and  lilium convallium,
changed into garden flowers, to shew the culture of aspiration. This card signifies the divine motive in
man, reflecting God, the will in the liberation of its union with that which is above. It is also the unity of
individual being on all planes, and in a very high sense it is thought, in the fixation thereof. With further
reference to what I have called the sign of life and its connexion with the number 8, it may be
remembered that Christian Gnosticism speaks of rebirth in Christ as a change "unto the Ogdoad." The
mystic number is termed Jerusalem above, the Land flowing with Milk and Honey, the Holy Spirit and the
Land of the Lord. According to Martinism, 8 is the number of Christ.

Đầu tiên cần phải nói rằng Magicial ban đầu trong các phiên bản tarot cổ lá này được gọi là “Người làm
xiếc”, trong bộ De Marseille hệ thống tarot cổ thì họ vẽ một người thợ thủ công, trong khi Waite thì vẽ
một pháp sư hay chính xác hơn là một nhà giả kim. Từ liên kết những dữ kiện trên ta có thể có các key
sau đây dựa theo bộ key của các tác giả.
VI - THE CHOICE/THE LOVER VÀ SỰ THẬT PHÍA SAU
NAM PHONG
Chắc có lẽ nhiều bạn chưa hề biết thực chất The Lover mà chúng ta quen gọi
còn có một cái tên khác là The Choice. Liệu nó có phải là “mối quan hệ được
ban phước”? Hay theo một vài bạn khác là “mối quan hệ hoàn hảo”, “mối
quan hệ có sự gắn kết” ? Điều này có nghĩa là gì và vì sao lại thế?

Nguồn gốc lịch sử: Lá bài không có tên thống nhất

Theo lịch sử, ta có thể tạm coi bộ bài khởi nguyên của Tarot là Visconti-
Sforza Pierpont Morgan Tarocchi. Các lá bài của Visconti không hề được
đính tên. Sau này, tất cả những cái tên được gán với lá bài chỉ là chủ quan
của cá nhân người nghiên cứu, và cũng có thể do bối cảnh lịch sử mà ảnh
hưởng tới.

Ví dụ trên bộ bài: THE RESURRECTED KIRCHNER BESANÇON TAROT 1850, lá


High Priestess và Pope được đổi thành Juno và Jupiter để tránh những xung
đột với nhà thờ Công Giáo Châu Âu thời kỳ đó.

Tuy vậy, dù mang cái tên nào đi chăng nữa, cho đến cùng, các lá bài vẫn mang chung một dạng ý nghĩa.

Vì sao The Lover và The Choice lại là 1?

Trích cuốn Open Reading của Yoav Ben-Dov, ta có các key của The Lover cần phải chú ý: Amorous
relationship - Mối quan hệ đa tình (dịch thô), Emotional entanglement - Khúc mắc trong tình yêu, rắc rối
trong tình yêu, Need to make a choice - Cần phải chọn lựa (số ít), Complex relationship between several
- Mối quan hệ phức tạp giữa nhiều người, A romantic triangle or a tension between mother and wife -
tam giác mối quan hệ giữa vợ và mẹ, Hesitation - Do dự, Confusion as to one’s own feeling and will - Sự
lú lẫn giữa lý trí và cảm xúc

Ngoài ra ta có thể tham khảo cuốn The Way of Tarot của Jodorowsky từ trang 166 đến 169 có diễn giải
cụ thể về hình ảnh của The Lover . Ta có thể đọc được chính xác câu “This is a card of union and
disunion, of social and emotional choices.” ở trang 168 dòng 14.

Mọi key trên đều vô hình chung hướng chúng ta tới ý nghĩa mà lá bài muốn truyền tải - The Choice. Sự
chọn lựa nổi bật lên trên tất cả. Việc gán cho nó cái tên Lover - Tình nhân thực chất chính là muốn ép các
nhân vật vào các giải thuyết éo le từ đó làm nổi bật hơn các trạng thái lựa chọn. Nó vừa bổ sung ý nghĩa
cho lá bài đồng thời vừa làm nổi bật trạng thái đối nghịch ép các nhân vật phải lựa chọn.

Ta cần phải hiểu The Lover không phải “TÌNH YÊU” mà cần được dịch chính xác là “NGƯỜI TÌNH”. Tên
của lá bài trong tiếng Pháp là L'Amoureux có thể dịch thoát ý nó là "cặp tình nhân". Điểm này vô số
người hiểu sai vô hình làm méo mó đi ý nghĩa của lá bài.

Phân tích hình ảnh sẽ làm rõ hơn các vấn đề mà chúng ta đang gặp phải. Trong hội họa dân gian Pháp,
chủ thể của một bức tranh luôn được đặt ở trung tâm. Vì vậy, chủ thể của The Lover chính xác là chàng
trai ở giữa. Nhưng đã là đôi là cặp thì chỉ cần hai người, chứ không hề cần người thứ ba. Chứng tỏ lá bài
đang muốn nhấn mạnh việc sự lựa chọn của chàng trai, thứ sẽ tạo lên cặp đôi - điều mà tôi đã nhấn
mạnh rất nhiều lần phía trên.
Làm rõ ý nghĩa The Lover bằng phân tích hình ảnh

a, Sự phân vân của The Lover

The Lover thể hiện một trạng thái phân vân lưỡng lự mà chưa hề đưa ra quyết định, một sự mắc kẹt
giữa các lựa chọn có thật.

Điều này nhìn thấy rõ nhất thông qua hình ảnh của lá bài. The Lover trong Marseille đang vẽ lại một
khung cảnh một người đàn ông cùng hai người phụ nữ. Người đàn ông bên dưới dù tay hướng về người
phụ nữ bên phải, nhưng mắt lại nhìn sang người phụ nữ bên trái. Hai bên chân rộng mở không thực sự
có ý định bước đi về bất cứ bên nào.

b, Nếu The Lover đưa ra lựa chọn, nó sẽ là quyết định đầy cảm tính

Lá bài The Lover thể hiện một trạng thái phân vân chưa quyết đoán, một sự mắc kẹt giữa các lựa chọn
có thật. Tuy nhiên điều đó không phải là vĩnh viễn. Nếu lựa chọn, đây là lựa chọn cảm tính.

Tên của lá bài theo tiếng Pháp: (dịch là tình nhân). Mạo từ L’ trong tiếng Pháp chính xác là thể hiện số ít,
thể hiện việc chỉ được lựa chọn một trong hai không phải sự lựa chọn ôm đồm, nước đôi.

Bên trên người đàn ông và 2 người phụ nữ là vị thiên sứ có cánh mang cung tên.
Nó với hình ảnh cổ mẫu quen thuộc Cupid/Eros. Mũi tên như đang hướng tới
người phụ nữ bên trái hoặc chính là bản thân của chàng trai. Nhưng cuối cùng, dù
cung tên được kéo được nhắm nhưng vẫn chưa hề được bắn đi - ngầm ám chỉ
chàng trai vẫn chưa hề lựa chọn.

Trong các phiên bản khác nhau của Marseille ta có thể thấy khá nhiều dạng thiên
sứ khác nhau. Dù có sự khác biệt trong lối diễn giải như thế nào đi chăng nữa thì
dù bịt mắt hay không bịt, nó vẫn thể hiện được sự mù quáng khi tự thân chàng
trai không thể đưa ra quyết định mà phụ thuộc vào mũi tên - phó mặc cho số
phận.

Dù mang ý nghĩa là lựa chọn nhưng lá bài lại mang tên Tình nhân, điều đó ám chỉ
quyết định sẽ được đưa ra sẽ đậm cảm tính và bỏ qua lý trí, bỏ qua những tư duy so sánh thiệt hơn
thường tình. Nhân vật sẽ chọn lựa chọn mình thích nhất, đam mê nhất, quyến rũ nhất chứ không nghe
theo các định kiến sẵn có.

Kết: Thực chất cái tên The Lover - Tình nhân thể hiện bối cảnh của lá bài chứ không phải ý nghĩa của lá.
Lá bài chính xác muốn miêu tả “sự chọn lựa” chứ không hề nhắc tới “mối quan hệ được ban phước” hay
“tình yêu đang trọn vẹn”. Trong một mối quan hệ tình cảm mà phải xuất hiện chọn lựa thì coi chừng đầu
của bạn có thể phải mọc thêm chiếc sừng, chứ không phải tình yêu đầy gắn kết hay cảm thấy gắn bó với
người đang hẹn hò.
Ý NGHĨA BIỂU TƯỢNG HOA HỒNG TRẮNG TRONG LÁ BÀI XIII DEATH
Trần Hoàng Thắng

Đây là một bông hoa xuất hiện trong một sự kiện lịch sử có thật ở Anh Quốc, đó là chiến tranh Hoa
Hồng. Đây là một loạt các cuộc nội chiến tranh giành vương vị nước Anh giữa những người ủng hộ hai
dòng họ Lancaster và York. Hình ảnh hoa hồng trắng được sử dụng bởi nhà York và hoa hồng đỏ là nhà
Lancaster. Và kết quả cuối cùng là nhà York đã bại trận.Trận chiến cũng đánh dấu một bước chuyển
mình mạnh mẽ trong lịch sử nước Anh. Sau cái chết của rất nhiều quý tộc nước Anh là sự vươn lên của
triều đại Tudor. Kết thúc thời trung cổ tại Anh và mở ra thời kì Phục Hưng tại quốc gia này (dù ảnh
hưởng của Anh lên châu Âu bị giảm đi đáng kể).

Vì vậy, chúng ta có thể thấy bản thân nước Anh đã trải qua một sự chuyển đổi - từ chiến tranh và chết
chóc đến sự tái sinh của hòa bình và thịnh vượng.
XX – JUDGMENT

Trần Hoàng Thắng

 Tên đầy đủ: THE LAST JUDGMENT (sự phán xét cuối cùng của Chúa).

Rõ ràng tên đầy đủ của lá này đỡ gây hiểu lầm hơn cái tên JUDGMENT nhiều, còn tại sao Waite không
viết tên đầy đủ vào bộ bài của ông thì mình xin mạn phép đoán là do diện tích của lá bài không đủ để
viết.

 Nguyên tố: Lửa.


 Chiêm tinh: Pluto - Diêm Vương Tinh (tương đương Hades trong thần thoại Hy Lạp)

Tuy nhiên, cá nhân mình chọn trung thành với hệ thống của Mathers đề cập trong book T, tức là
Judgment được gán với nguyên tố Lửa chứ không có hành tinh hay cung hoàng đạo nào hết

 Kabbalah: Đường nối từ Hod đến Malkuth.


 Mathers:

- Linh hồn của Lửa nguyên thủy

- Kí tự Hebrew: ‫ ש‬- Shin (300)

- Quyết định cuối cùng, lời xét xử, xác định một vấn đề mà không cần sự kháng cáo, "on its plane"

 Waite:

- Sự thay đổi vị trí, sự tái sinh/làm mới, kết quả mới.

Pictorial key:

I have said that this symbol is essentially invariable in all Tarot sets, or at least the variations do not alter
its character. The great angel is here encompassed by clouds, but he blows his bannered trumpet, and
the cross as usual is displayed on the banner. The dead are rising from their tombs--a woman on the
right, a man on the left hand, and between them their child, whose back is turned. But in this card there
are more than three who are restored, and it has been thought worth while to make this variation as
illustrating the insufficiency of current explanations. It should be noted that all the figures are as one in
the wonder, adoration and ecstacy expressed by their attitudes. It is the card which registers the
accomplishment of the great work of transformation in answer to the summons of the Supernal--which
summons is heard and answered from within.

Herein is the intimation of a significance which cannot well be carried further in the present place. What
is that within us which does sound a trumpet and all that is lower in our nature rises in response--almost
in a moment, almost in the twinkling of an eye? Let the card continue to depict, for those who can see no
further, the Last judgment and the resurrection in the natural body; but let those who have inward eyes
look and discover therewith. They will understand that it has been called truly in the past a card of
eternal life, and for this reason it may be compared with that which passes under the name of
Temperance.

Lý giải ngắn của mình:

Đây không phải là sự phán xét ích kỷ, nhỏ nhen giữa người này với
người kia hay sự tái sinh đơn thuần như rất nhiều người hay nhầm.
Mà là sự phán xét của Thiên Chúa lên mọi người dựa vào những gì họ
làm. Nên ý nghĩa của lá bài này là một sự thức tỉnh, giác ngộ trong nội
tâm mỗi người, bỏ đi những cái xấu xa, hướng đến cuộc sống mới.
Ngoài ra nó còn có nghĩa là bạn đang có một cơ hội thứ hai để làm
những điều tốt đẹp, nếu làm việc tốt sẽ nhận về những điều tốt và
ngược lại, hoặc đôi khi bạn phải chấp nhận hy sinh, bỏ đi một cái gì
đấy quan trọng để có thể hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.

Phân tích một số hình ảnh trong lá bài:

- Cây kèn trumpet: Một lời kêu gọi thức tỉnh. Nhưng ở đây là sự thức
tỉnh (của một thứ gì đó) thuộc về mặt nội tâm. Đôi khi bạn phải thật
tinh ý và chiêm nghiệm nhiều để có thể nhận ra lời kêu gọi này.

- Chữ thập đỏ: Nhiều người cho rằng nó thể hiện sự chữa lành, trị
thương, chăm sóc, hồi phục. Có thể thấy biểu tượng này xuất hiện ở
các bệnh viện và trên xe cứu thương. Nhưng để bàn về nguồn gốc của chữ thập thì có lẽ là đại diện cho
4 nhánh sông bắt nguồn từ thiên đàng, hoặc 4 chữ cái trong tên CHÚA (YHVH).

- Nước: Cơn đại hồng thủy nhấn chìm thế giới, là sự trừng phạt của Thiên Chúa do sự suy đồi đạo đức,
thoái hóa biến chất của loài người.

- Thiên thần: Thiên thần xuất hiện từ đám mây (Thiên đàng) như một sứ giả truyền sự phán xét của
Thiên Chúa xuống dưới nhân gian. Theo nhiều tài liệu thì đây là tổng lãnh thiên thần Gabriel nhưng cũng
có nhiều tài liệu lại ghi khác nên mình sẽ giới thiệu về cả 3 thiên thần có thể là thiên thần trong lá
Judgment cho mọi người đối chiếu, cá nhân mình cho rằng đây là Gabriel:

•Tổng lãnh thiên thần Gabriel: Thiên thần đưa tin của Thiên Chúa đến với loài người. Gabriel mang
thuộc tính Nước.
•Tổng lãnh thiên thần Michael: Sức mạnh của Thiên Chúa, chiến binh mạnh mẽ đã lãnh đạo các Thiên
thần khác và đẩy lùi phe của thiên thần sa ngã Lucifer. Thiên thần che chở cho người Do Thái. Ông còn
mang nguyên tố Lửa (nguyên tố của lá bài).

•Tổng lãnh thiên thần Metatron: Thiên thần ghi chép lại mọi thứ. Ban đầu là phàm nhân sau đó được
đưa lên làm tổng lãnh thiên thần. Ông còn được coi như là vị thiên thần cao nhất trong giới thiên thần.

- Quan tài: Tượng trưng cho những thứ giam cầm, kìm hãm thể xác mà các xác chết cần thoát khỏi để có
thể đón nhận sự tái sinh. Cũng như việc cần loại bỏ những điều cũ kĩ, xấu xí để tiến đến tương lai tốt đẹp
hơn (Dù đôi khi điều này cũng chẳng dễ dàng gì).

- 6 người trong hình: Đây là chi tiết có nhiều thứ để nói nhất, mình sẽ tổng hợp lại một số ý mà mình
ngẫm ra (các bạn hãy cho mình biết ý kiến của các bạn ở bên dưới thì tốt quá). Họ gồm 2 người phụ nữ ở
bên phải, 2 người đàn ông ở bên trái, họ vừa có vẻ ngạc nhiên, vừa vui mừng đón nhận sự phán xét của
Thiên Chúa. Qua đây cũng nói lên việc sự phán xét (cũng như luật nhân-quả) là không chừa một ai, bất
kể gái trai già trẻ. Nếu như chỉ có như vậy thì vấn đề đã đơn giản hơn rất nhiều, nhưng khi để ý kĩ chúng
ta sẽ thấy một vài điểm như sau:

• Đứa trẻ là con của hai người (có thể thấy màu tóc của đứa bé nửa vàng giống mẹ và nửa đen giống
bố), ở đây có nhiều hơn 3 người được tái sinh, ngụ ý sự phán xét này là dành cho nhiều người chứ không
phải chỉ một gia đình/cá nhân cụ thể nào cả.

• Con số 6 là con số của sự cân bằng, của sự hoàn mĩ (có thể thấy qua lá VI.The Lovers và các lá 6 của bộ
ẩn phụ). Nó còn là ngôi sao sáu cánh (ngôi sao david), tượng trưng cho sự cân bằng và hòa hợp (ngôi sao
này nhiều ý nghĩa lắm, nhưng mình sẽ không viết ở đây vì nó quá dài)

• Thông thường, trong cấu trúc của cây sự sống Kabbalah, cột bên PHẢI đại diện cho tính NAM, cột bên
TRÁI đại diện cho tính NỮ. Quan sát lá the lovers, 2 of cups ở bộ Rider Waite và lá Le.iugement ở các bộ
theo chuẩn Marseilles, ta có thể dễ dàng nhận ra cấu trúc này (ngoài ra 2 người ở lá The Lovers còn có
thể kết hợp với vị thiên thần ở bên trên để tạo thành cấu trúc Trinity). Tuy nhiên lá này ở bộ Rider Waite
có sự đổi chỗ giữa người nam và người nữ. Từ đó có thể suy ra được ý nghĩa của việc hoán đổi này là
chúng ta cần biết cân bằng giữa hai giới tính, trong tính nam có tính nữ và ngược lại, trong tính nữ có
tính nam để có thể nhận ra lời kêu gọi và đạt đến sự giác ngộ.

- Màu tóc của người nữ là màu vàng, gần giống với màu tóc của thiên thần: Theo mình có một cách giải
thích hợp lí cho chi tiết này, đó là sự phát triển của con người đi từ ý thức (người nam) đến tiềm thức
(người nữ) và cuối cùng là siêu thức (thiên thần).Do đó người nữ sẽ "gần" thiên thần hơn. Điều này có
thể bắt gặp trong lá VI. The Lovers (một lần nữa) khi người nam nhìn người nữ, còn người nữ ngước
nhìn lên thiên thần.

- Nhìn 3 người ở xa, chúng ta có thể thấy đứa trẻ ở giữa đang nghiêng sang bên phải, tạo thành kí tự
Shin ‫ש‬, quan sát lá Judgment trong bộ Golden Dawn Tarot.

- Quan sát 3 người ở gần (đoạn này mình định gộp vào ý trên kia nhưng lại tách ra vì nó quá dài), nếu
xoay ngược lá bài lại chúng ta có thể thấy tay của 3 người này, từ trái qua xếp thành chữ LVX. Để phân
tích hết ý nghĩa của 3 chữ này sẽ mất rất nhiều thời gian nên mình sẽ tóm tắt lại, các bạn có thể tự dựa
vào đó mà nghiên cứu:

1. Chữ U có thể viết thay cho chữ V, và từ này sẽ là LUX nghĩa là "ánh sáng" trong tiếng Latin. Các bạn
không tin chữ U có thể viết thay cho chữ V và ngược lại á? Các bạn thấy chữ "V kép" này không (W)? Nó
được đọc là "double U" đấy.

2.Lấy một góc của hình vuông, ta được chữ L. Lấy một góc của hình tam giác hướng xuống trong ngôi sao
david, ta được chữ V. Còn chữ X là đại diện cho sự hài hòa của vật chất và tinh thần. Tại sao lại là 3 hình
này?Hãy kết hợp biểu tượng tam giác xuôi và ngược, ngôi sao 6 cánh, hình vuông, hình tròn và quan sát
công thức sau, sau đó tự chiêm nghiệm. Nhớ tính tổng số đo các góc ở các vế của phương trình và các
bạn sẽ nhìn ra sự liên quan của nó.

:X

V: V

:L

Thú vị, đúng không?

3. LVX trong số La Mã là 65 (1). Adonai (một trong các tên của Chúa) trong tiếng Hebrew được viết là
‫אדני‬. Khi tính gematria (mình chả biết dịch ra như thế nào, chỉ biết là mỗi chữ cái trong bảng chữ cái
Hebrew tương ứng với một con số) của từ này là :

Yod+Nun+Dalet+Aleph = 10+50+4+1 = 65 (2)

Từ (1) và (2), suy ra...


4 Of Wands
Hồng Minh

Những lá 4 đều mang nặng tính ổn định, cố gắng ổn định, tìm cách ổn định.
Tại sao lại thế? Bởi vì từ những lá 3, người ta đã dồn sức nhiều để chống cự /
hợp tác với thế giới bên ngoài rồi, làm xong lá 3 thì sẽ mệt và phát sinh nhu
cầu nghỉ ngơi. Chúng ta ai cũng thế mà, đi làm mệt thì muốn về nghỉ thôi, ăn
chơi đàn đúm mệt cũng muốn nghỉ, bị người khác đánh 1 trận cũng muốn
vào viện...

Bạn cần biết những sự kiện/hành động/tính chất mà bộ này bao trùm. Bộ
Wands tượng trưng cho hành động, nhiệt huyết, đam mê, tính sáng tạo, sự
chủ động,...

Tiếp theo, phải nhắc về số 4 (ý nghĩa các con số), và tiếp đó là nhắc về
nguyên tố, và trên đó là hành trình của bộ gậy đi từ 1 đến 10, phải đặt lá bài
vào giữa những yếu tố trên thì bạn mới có thể hiểu được tại sao 4 gậy hay
nhắc đến những cuộc hội hè, tụ tập nho nhỏ. Những thành công tạm thời. Hôn nhân trong bộ Cups là
mức 10 nhưng ở trong bộ gậy chỉ là mức 4 đó là vì sao? Cái này theo lý giải cá nhân của mình là do khác
nguyên tố, vậy thôi, “hành trình” trong tình cảm sẽ có cái kết viên mãn ở mức hôn nhân, cưới nhau.
Nhưng vs bộ Gậy chủ thể muốn công thành danh toại, thì mức 4 gậy mới thuộc dạng là “cưới vợ” trong
bốn chữ “cưới vợ lập thân” mà thôi. Hiểu vậy cho đơn giản.

Việc tách các biểu tượng suit trong lá bài sẽ giúp bạn nắm được những yếu tố “trước đây”, tạo nên tình
huống bây giờ. Ở trong bài 4 of Cups, ta có cặp 3 cups và Ace cups. Trong 4 of Wands, bốn cây gậy được
đặt tạo thành một không gian, vị trí của chúng là bình đẳng nhau, không phân biệt. Tất cả đều đóng góp
“đại đồng” vào thành công “khiêm tốn” hiện tại. Mình để chữ “khiêm tốn” trong ngoặc là bởi mỗi người
đều có một cách đánh giá ít/nhiều, đáng/không đáng, thành công/không thành công khác nhau.

4 of Wands vs mình là một thành công chưa được “ultimate”, chưa được tối đa hóa, thành công nhỏ
hẹp, vừa phải, chưa phát huy hết tiềm năng do cả lý do chủ quan lẫn khách quan. Ví dụ như 4 of Swords
có cụm 3 kiếm tượng trưng cho nỗi đau từ 3 kiếm và một thanh kiếm thể hiện một con ace nhỏ; 4 of
Pentacles với các đồng tiền che chắn ở những vị trí trọng yếu trên cơ thể, ý chỉ động thái co mình, phòng
vệ và cố tách bản thân khỏi môi trường.

Những cuộc hội hè vui vẻ rất gần với đám cưới, lá 3 cups và 6 cups, vì vậy có thể các bạn thường rút ra
được là đi ăn đám cưới nhiều hơn là “thành hôn”. Một đám cưới chỉ có 4 gậy mà ko có lá Cups nào phụ
trợ thì mình rất nghi ngờ cái hôn nhân đó kéo dài lâu bền. Hoặc có khi vì lý do nào đó mà phải cưới chạy,
có thể đi du học, ở dạng đoàn tụ gia đình hoặc nhập cảnh (nếu có kiếm), và bác sĩ bảo cưới nếu có vài lá
thể hiện ăn cơm trước kẻng hoặc có mang.

Số 4 nói rộng ra là một con số ổn định, 4 gậy trong RWS thể hiện một thành trì ở phía xa và đập vào mắt
là 4 cây gậy tạo thành một zone nhất định, gần như là một cái cổng chào, cổng tiễn người lên đường đi
tiếp, 4 gậy có thể xem là 4 trụ đã vững, 4 cây chống thì tốt hơn 3, kiểu thế. Khu vực “thành tựu” của 4
gậy chỉ giới hạn trong bốn cây trụ mà thôi. Vậy nên đôi khi có thể hiểu mặt tiêu cực của nó là “bị giam
cầm trong 4 cây gậy đó” aka bị giam hãm trong một thành công nhỏ lẻ và không thể phát triển ra được.
Nếu muốn thoát khỏi buộc phải vùng ra và dấn thân vào những rắc rối hoặc cuộc cạnh tranh (5 gậy).
Trong công việc, có thể hiểu 4 gậy là tình huống: bạn ra trường và có ngay việc làm, nhưng đó là một
công việc nhàm chán và không có khả năng thăng tiến, công việc của bạn là TẠM THỜI chứ không phải là
mãi mãi, nhưng tiền lương cũng không tệ, người ngoài nhìn vào vẫn nghĩ là bạn thành công, cần phân
biệt nó với tình huống “người ở trong chăn mới biết chăn có rận” của 10 tiền.

NGHĨA NGƯỢC CỦA BỐN GẬY: Nghĩa ngược đôi khi là một cách nhìn khác, như đã nói bên trên, người
ngoài thấy thành công, nhưng so vs hoài bão hoặc đánh giá chung, bạn chưa làm hết sức hoặc đó là một
vị trí về lâu dài sẽ không thể làm bạn phát triển hay học hỏi gì được. Và khác như thế nào thì phải xem
bạn khai thác nó được đến đâu.

Tiếp đến là dòng năng lượng xét trên chiều nguyên tố:

- Nguyên tố bị át/ngăn trở: thứ đó hoàn toàn bị bỏ đi, ko thể dùng tới nữa. Ví dụ: bạn này chuyển ngành
làm việc, làm trái ngành. Và hành động này do lựa chọn hay tình thế ép buộc thì phải xem trải bài. Bộ
Gậy của đam mê bị dập tắt, cho thấy người này đã từ bỏ đam mê để tiến theo một con đường bền vững
chọn theo sự lựa chọn của Đất chẳng hạn, Ví dụ: cặp combo 4 gậy – 7 tiền.

Như vậy quay ngược, ta có những cách suy luận: khi bị át, tức là tương lai mà xài đến cái nền tảng đã sơ
khởi tạo dựng ở 4 gậy CHƯA ĐẾN.

- Năng lượng bị triệt tiêu: có thể do một yếu tố khác có tính chất “unfriendly” tác động của nguyên tố
đối lập, vd Q có tính cách là 4 gậy, nhưng môi trường xung quanh là 7 cups, tức là có chí hướng lập thân
nhưng xung quanh có quá nhiều sự lựa chọn mông lung nên đành tạm chấp nhận một vị trí an ổn để tính
lũy cho tương lai (một kw của 4 gậy là accummulation – sự tích lũy). Bộ Holy Grail vẽ lá này là một người
chôn một hộp vàng dưới hố, và hình vẽ không rõ là người này chôn xuống hay đào lên, hiểu theo nghĩa
nào cũng phù hợp vs ý nghĩa tích lũy hoặc ĐỂ DÀNH CHO TƯƠNG LAI lá bài. Hoặc tệ hơn, là sự mông
lung của 7 cups sẽ xóa tan những nhiệt huyết nho nhỏ được tích lũy trong quá trình từ Ace đến 3 of
Wands, tích tụ ở 4 of Wands. Đây là trường hợp bị triệt tiêu hoàn toàn tính lửa, làm cho “tình hình” công
việc hoặc học tập sẽ tiến thoái lưỡng nan.

- Năng lượng bị ngưng trệ: không có môi trường để phát huy vì đã từ chối tiến lên, thoát khỏi comfort
zone. Bị bí bách, không thể bộc lộ cũng không có ai để tâm tình, không domain để chinh phục, cũng như
mấy câu thơ của Lưu Quang Vũ: “Không có kẻ thù để ác/Không có tội lỗi nào để phạm/Cũng chẳng có
chiến lũy nào để chết/ Chúng ta làm gì cho hết buổi chiều nay?…”

- Năng lượng bị phát triển quá mức hoặc lạm dụng: vd như 4 gậy của bạn kia, nguyên nhân chia tay là do
nam muốn hối thúc cưới cho yên tâm, còn nữ vẫn muốn du học, chưa dám chắc chắn khẳng định về
tương lai. Ở đây có một ý nhỏ mình thấy 4 gậy có thể là yêu xa trong tình cảm. Hoặc có thể hiểu theo
hướng kiềm tỏa: nam muốn nhốt nữ vào cái khung 4 gậy mà nữ thì vẫn muốn đi tiếp hành trình cá nhân
của mình. Ở đây có thể phân tích theo hướng sự hối thúc, dục tốc bất đạt, không có tầm nhìn xa trông
rộng, hoặc không có năng lực kéo dài thành tựu hoặc đơn giản là kém cỏi.

- Năng lượng bị cực đoan hóa: Hãy thử tưởng tượng dòng chảy năng lượng từ nguyên tố như một dòng
sông bị chặn lại bởi một bức tường, một con đập, nước sẽ tạo áp lực rất lớn lên vật cản chặn nó, 3 kiếm
rx 8 kiếm rx là những trường hợp rõ ràng. Tự mình bẫy mình, tự mình làm khó bản thân, tự gây ra rắc
rối, khéo quá hóa vụng ấy. Nói cách khác, 4 gậy rx ở đây sẽ chịu một áp lực rất lớn và là áp lực từ BÊN
TRONG dẫn đến những hành động cực đoan hoặc thể hiện tầm nhìn hạn hẹp và có xu hướng chọn cách
xấu nhất để khắc phục tình hình: tự hủy bản thân để thoát ra khỏi không gian bó hẹp.
Một lá bài hay được so sánh kèm ở đây chính là lá Major Tower XVI = 16 = bình phương của 4. Dĩ nhiên
so ra thì cú ngã trong đây nó nhẹ nhàng, thân ái và trôi qua nhanh hơn nhiều. Bạn có thể hiểu 4 gậy rx ở
đây như một cái Tower nhỏ nhỏ xinh xinh vậy.

Như vậy, với Minor, bạn phải chú ý đến con số và nguyên tố của nó rồi ghép lại với nhau mới ra được ý
nghĩa của lá bài, từ đó mới vận dụng vào từng trường hợp cụ thể được. Việc học ý lẻ tẻ "đi đám cưới" sẽ
chỉ làm bạn nặng đầu và càng học càng loạn, thậm chí không hiểu mình sai ở đâu, vì không có hệ thống.

Ngoài ra, mình không có phản đối gì về phần của 4 gậy vs ý nghĩa là đám cưới, nhưng đó là một trường
hợp rất cụ thể của 4 gậy, mà bạn đã “cụ thể hóa” nó quá. Khi học một lá bài bất kỳ bạn nhất định phải
nắm được “concept” của lá bài, đó mới là cách đúng để khai thác một lá bài thật sự.

Một điều mình nghĩ là các bạn nên lưu ý là: mỗi lá bài như một chiếc bánh nhiều lớp, khi mà các bạn học
càng nhiều, trải nghiệm càng nhiều. Lớp nghĩa của lá bài sẽ ngày càng mở rộng ra và buộc các bạn phải
hệ thống lại và nắm được nó. Cách hệ thống đơn giản nhất cho những người mới học là cú pháp “Lá A
trong Tình cảm/Học hành/Gia đình/Công việc…. Nhưng khi đã lên đến một trình độ trung cấp, mình tin
mn đều nhận ra, những điều ấy là không đủ. Trong mỗi một lĩnh vực có vô vàn sự kiện, câu hỏi cắt lát
vấn đề và vị trí, chỉ có nắm rõ concept của lá bài và vận dụng nhuần nhuyễn, linh hoạt vào từng trải bài
mới có thể giúp các bạn nhớ lâu lá bài.
ACE of Cups
Trần Hoàng Thắng
I, KIẾN THỨC CƠ BẢN

 Nguyên tố : Nước
 Kabbalah : Keter trong Briah
 Book T (Mathers): Root of the Powers of Water.

A WHITE Radiant Angelic Hand, issuing from clouds, and supporting on the
palm thereof a cup, resembling that of the Stolistes.

From it rises a fountain of clear and glistening water: and sprays falling on
all sides into clear calm water below, in which grow Lotuses and Water-
lilies. The great Letter of the Supernal Mother is traced in the spray of the
Fountain.

It symbolizes Fertility--productiveness, beauty, pleasure, happiness, etc.

 Pictorial Key (Waite): The waters are beneath, and thereon are water-lilies; the hand issues from the
cloud, holding in its palm the cup, from which four streams are pouring; a dove, bearing in its bill a cross-
marked Host, descends to place the Wafer in the Cup; the dew of water is falling on all sides. It is an
intimation of that which may lie behind the Lesser Arcana. Divinatory Meanings: House of the true heart,
joy, content, abode, nourishment, abundance, fertility; Holy Table, felicity hereof. Reversed: House of the
false heart, mutation, instability, revolution.

II, GIẢI MÃ HÌNH ẢNH VÀ BIỂU TƯỢNG

- Mathers có viết về lá Ace of Cups trong Book T như sau: “resembling that of the Stolistes”. Tất nhiên ở
Book T Mathers không viết về bộ bài của Waite mà viết về hệ thống Golden Dawn nói chung. Tuy nhiên
hãy nhớ Waite cũng là thành viên của hội Golden Dawn, Waite không đề cập gì đến hệ thống của ông
trong Pictorial Key và Mathers là người tư vấn cho Waite trong quá trình hoàn thiện bộ bài, nên có thể
nói hệ thống của Waite sẽ rất giống với hệ thống mà Mathers đã đề cập trong những tác phẩm của
mình. Tóm lại muốn hiểu Rider Waite phải hiểu Golden Dawn, muốn hiểu Golden Dawn phải hiểu
Kabbala, muốn hiểu Kabbalah phải hiểu…rất nhiều thứ phức tạp khác.

Cup of Stolistes chỉ cấp độ 3=8 trong hệ thống rank của hội
Golden Dawn, tương ứng với Hod (sephira thứ 8, danh pháp:
glory) và nguyên tố nước

Hình ảnh của chiếc cốc bao gồm 9 sephiroth ngoại trừ Keter. Nó
tượng trưng cho 3 tố từ dưới lên lần lượt là Lửa, Khí và Nước, đây
cũng có thể coi là sơ đồ của vũ trụ theo cách nghĩ của người Do
Thái thời xưa. Yesod và Malkuth ở trong hình tam giác và tạo
thành nguyên tố Lửa (Lửa trong lòng đất). Tiferet, Netzah, Hod và
Yesod tạo thành khoảng không (Firmament) – nguyên tố Khí.
Chokmah, Binah, Chesed và Gevurah tạo thành hình lưỡi liềm aka
nước trên khoảng không – nguyên tố Nước. Sephira Keter ở phía trên 9 sephiroth còn lại. Hình ảnh cái
cốc là biểu tượng của sự tiếp nhận (tiếp nhận cái gì thì mọi người để ý đến vị trí của Keter rồi tự liên hệ
nhé).

Đức Chúa Trời lại phán: “Phải có khoảng không để phân cách nước với nước.” Vì thế, Đức Chúa Trời tạo
ra khoảng không để phân cách nước dưới khoảng không và nước trên khoảng không. Đức Chúa Trời gọi
khoảng không là “trời.” Đó là buổi tối và buổi sáng ngày thứ hai.

Sáng Thế 1:6-8

- 26 hạt nước được vẽ giống như kí tự Yod ( ‫) י‬, trông giống như những chiếc lưỡi lửa. Về kí tự này tôi đã
giải thích khá chi tiết ở bài viết về Ace of Sword rồi nên sẽ không nhắc lại nữa. Số lượng kí tự Yod là 26,
dùng để chỉ tên của Chúa YHVH. Bằng phép gematria, YHVH ( ‫ = )יהוה‬Yoh + Heh + Vau + Heh = 10 + 5 + 6 +
5 = 26 (dành cho ai không biết gematria là gì thì tôi có nhắc qua ở bài viết về lá Judgment rồi).

Thình-lình, có tiếng từ trời đến như tiếng gió thổi ào-ào, đầy khắp nhà môn-đồ ngồi. Các môn-đồ thấy
lưỡi rời-rạc từng cái một, như lưỡi bằng lửa hiện ra, đậu trên mỗi người trong bọn mình

Công vụ 2:2-3

- 5 dòng nước chảy ra từ miệng cốc. Không biết là do cố tình hay cố ý mà trong Pictorial Key, Waite đã
viết “from which four streams are pouring” tuy nhiên trong lá bài lại có đến 5 dòng nước thay vì 4. Nếu
là 4 dòng nước thì có thể lí giải đó là 4 dòng sông chảy từ vườn Eden. Còn với 5 dòng nước thì có thể
hiểu đó là 5 nguyên tố, 5 giác quan hay 5 vết thương của Chúa Jesus khi bị đóng đinh. Cá nhân người
viết bài này thấy hiểu theo cách nào cũng được.

- Chim bồ câu ở đây có thể hiểu là biểu tượng của Chúa Thánh Linh.

Vừa khi ra khỏi nước, Ngài (Jesus) thấy các từng trời mở ra, và Ðức Thánh Linh ngự xuống trên Ngài như
một chim bồ câu.

Mác 1:10

- Về kí tự viết trên cốc có nhiều cách


giải thích khác nhau. Nó có thể là
chữ W viết tắt của Water (nước).
Một cách giải thích phổ biến khác thì
kí tự trên cốc không phải là chữ W
mà là chữ M ngược, ám chỉ chữ
Mem (‫ – )מ‬nguyên tố Nước, chữ M
viết ngược có thể là cách Chúa nhìn
xuống con người.

- Bàn tay vươn ra từ đám mây: Việc


Đức Giê-hô-va ngự xuống từ đám
mây đã xuất hiện rất nhiều trong
Xuất Hành Ký. Bàn tay ở Ace of Cups
cũng như tất cả các lá Ace khác đều
là tay phải - tượng trưng cho những đặc tính thần thánh
- Chiếc bánh mà chim bồ câu ngậm chính là Bánh Thánh. Bánh này thường làm bằng bột mì hoặc bột lúa
mạch không lên men. Ban đầu nó sẽ chỉ là một chiếc bánh bình thường nhưng sau khi làm phép nó sẽ
trở thành thịt thật của Chúa và trở thành Bánh Thánh. Nếu bánh bình thường là thức ăn cho cơ thể vật lí
thì phần “Thánh” trong bánh là thức ăn cho linh hồn.

Ðức Chúa Jesus nói với họ, “Ta là bánh của sự sống. Ai đến với Ta sẽ không bao giờ đói, và ai tin Ta sẽ
không bao giờ khát.

John 6:35

Ta là bánh hằng sống từ trên trời xuống; nếu ai ăn bánh ấy, thì
sẽ sống vô-cùng; và bánh mà ta sẽ ban cho vì sự sống của thế-
gian tức là thịt ta.Bởi đó, các người Giu-đa cãi-lẽ với nhau, mà
rằng: Lẽ nào người nầy lấy thịt mình cho chúng ta ăn sao? Đức
Chúa Jêsus bèn phán cùng họ rằng: Quả thật, quả thật, ta nói
cùng các ngươi, nếu các ngươi không ăn thịt của Con người,
cùng không uống huyết Ngài, thì chẳng có sự sống trong các
ngươi đâu. Ai ăn thịt và uống huyết ta thì được sự sống đời đời;
nơi ngày sau-rốt, ta sẽ khiến người đó sống lại. Vì thịt ta thật là
đồ-ăn, huyết ta thật là đồ-uống. 56Người nào ăn thịt ta và uống
huyết ta, thì ở trong ta, và ta ở trong người. Như Cha, là Đấng hằng sống, đã sai ta đến, và ta sống bởi
Cha; cũng một thể ấy, người nào ăn ta, sẽ sống bởi ta vậy. Đây là bánh từ trên trời xuống. Bánh đó chẳng
phải như ma-na mà tổ-phụ các ngươi đã ăn,… rồi cũng chết; kẻ nào ăn bánh nầy sẽ sống đời đời.

John 6:51-58

Tuy nhiên theo cá nhân người viết, biểu tượng hình tròn mà chim bồ câu ngậm trong miệng còn có một
cách hiểu khác. Để làm rõ luận điểm này, tôi sẽ cần phải giải thích 2 khái niệm sau đây cho những ai
chưa biết. Tất nhiên tôi sẽ chỉ giải thích một cách ngắn gọn nhất có thể, vì những kiến thức liên quan đến
Kabbalah chưa bao giờ là đơn giản cả và tôi chưa đủ tự tin để truyền đạt những kiến thức phức tạp như
thế.

1. Ain Soph tiếng Do Thái dịch ra là “endless” hoặc “infinite”. Có thể hiểu đây chính là Đức Chúa
Trời trước khi trở thành Đấng Tự Hữu Hằng Hữu mà chúng ta đã biết trong Cựu Ước
2. Keter (danh pháp “The Crown”) là Sephira đầu tiên mà Ain Soph tạo ra. Bản thân Sephira này
quá thần thánh và chói lóa đến mức vượt qua mọi giới hạn mà trí tuệ của con người có thể hiểu
được (cũng giống như cách mà vương miện luôn nằm phía trên đầu vậy). Chính vì vượt qua giới
hạn hiểu biết của con người nên thực chất Sephira này được xem như không có màu sắc và
thường được minh họa bởi màu trắng

Theo đó, chim bồ câu tượng trưng cho Chúa (Ain Soph) và Bánh Thánh tượng trưng cho Keter, cách chim
bồ câu ngậm bánh bay xuống cũng giống như cách mà Ain Soph đã tạo ra Keter từ hư không. Hãy nhớ
Sephira ứng với Ace of Cups là Keter ở Briah. Nếu hiểu hình tròn đó là Keter thì vị trí của Keter so với
chiếc cốc trong lá bài cũng trùng khớp với vị trí của Keter ở Cup of Stolistes mà tôi đã nói ở phần trên.
4 Of Cups
Cường Az

1- Những lá 4 đều mang nặng tính ổn định, cố gắng ổn định, tìm cách ổn
định. Tại sao lại thế? Bởi vì từ những lá 3, người ta đã dồn sức nhiều để
chống cự / hợp tác với thế giới bên ngoài rồi, làm xong lá 3 thì sẽ mệt và
phát sinh nhu cầu nghỉ ngơi. Chúng ta ai cũng thế mà, đi làm mệt thì
muốn về nghỉ thôi, ăn chơi đàn đúm mệt cũng muốn nghỉ, bị người khác
đánh 1 trận cũng muốn vào viện...

2- Hình vẽ của 4 cốc thường được tách 2 nhóm cốc:

a) 1 nhóm 3 cái đại diện cho những cảm xúc mà nhân vật ĐÃ có.

- Cảm xúc này đến từ lá 3 cốc: vui vẻ, hân hoan, tự nguyện, thoải mái,
thỏa mãn, tự do, nó giống hệt cảm xúc thường có với bạn bè ấy.

- Điểm trừ lớn của lá 3 cốc là ít có sự phát triển, bạn bè mà.

- Sự tồn tại của 3 cái cốc này trong lá 4 cốc cũng thế. Chỉ có điều trong
hoàn cảnh của lá 3 cốc, nhân vật đang cầm cốc tham gia cuộc vui (active),
cảm xúc tích cực tràn ngập, còn trong 4 cốc thì 3 cái cốc đó được đặt bên cạnh (inactive), tức là cuộc vui
đã tan, mình ngồi nghỉ cái đã. Những gì còn lại của 3 cái cốc đó là: mệt mỏi, chán...Phiên dịch thì là "Tôi
đã có 3 cái cốc, tôi từng vui với nó nhưng bây giờ tôi đang hết vui rồi, tôi sẽ không làm gì nó cả (đặt 1
bên)".

- Đây là lý do 4 cốc có những keywords như: boredom, detached, meditation, fatigue, tired, withdrawn...

b) 1 nhóm 1 cái cốc, đại diện cho cơ hội cảm xúc mới mà nhân vật nhìn thấy.

- Cái cốc này giống với lá Một cốc, có thể rất tiềm năng, nhưng cũng có thể rất chán chả biết được.

- Nhân vật thì đang trong quá trình nghỉ, 3 cái cốc cũ thì cũng không tệ, cho nên nhân vật không cố với
tới cái cốc thứ 4 này, đơn giản vì không muốn tạo ra sự xáo trộn cảm xúc, muốn ổn định và an toàn
nhiều hơn. Kiểu như bụng bảo dạ "Ờ thế giờ tao cầm nó lên xong nó rất chán thì sao??", hoặc là "Ờ, kể
ra cái cốc mới này nó to tát, hoành tráng, đẹp đẽ thì tao còn suy nghĩ chứ NHÌN QUA thấy có vẻ không có
gì khác mấy so với cốc cũ của tao, tao tận 3 cái rồi , next đê"

- Đấy là lý do 4 cốc có những keywords như: Apathy, Disinterest, Unaware, Missed Opportunities,
Daydreaming....

3- Lời khuyên cho nhân vật 4 cốc:

- Bạn không có tội vạ gì khi nghỉ ngơi cả. Nhưng nên hiểu rằng bạn mới chỉ NHÌN QUA cái cốc thứ 4 chứ
chưa nhìn rõ. Bạn có thể bỏ qua nó nếu thực sự nó không có gì mới so với 3 cái kia, nhưng đề nghị phải
nhìn rõ.

- Cái mà bạn mơ tới thường là không có sẵn đâu, không nên ngồi há mồm chờ sung rụng, muốn có cái
cốc to thì phải xây dựng nó từ những cái nhỏ. Đấy mới là cách ổn định để phát triển cảm xúc.
5 Of Cups
Myu Myu

 Trong cuốn "The pictorial key to the Tarot" có viết:

Một người mặc áo choàng đen, nhìn về phía 3 chiếc cốc đổ, 2
chiếc cốc khác đang đứng ngay sau lưng anh ta. Cây cầu ở đằng
xa dẫn tới một tòa tháp hay vùng đất.

Nghĩa dự đoán: Đây là lá bài của sự mất mát, nhưng


cái gì đó vẫn còn lại, 3 chiếc cốc bị mất nhưng 2 cái vẫn
còn. Nó là lá bài của sự kế thừa, di sản, sự chuyển giao,
nhưng không được như mong đợi. Một vài người giải
thích nó là lá bài chỉ hôn nhân, nhưng có kèm cay đắng
và thất vọng.
Nghĩa ngược: Tin tức, đồng minh, người thân, người
có quan hệ họ hàng, tổ tiên, sự trở lại, dự án sai lầm.
 Trong cuốn "The Marseille Tarot Revealed" thì viết:

Từ khóa: Liên kết

Số 5 thêm 1 yếu tố mới ở trung tâm của cấu trúc ổn định. Trong mối quan hệ của con người, bộ cốc
thường chỉ cá nhân có ảnh hưởng và kết nối tốt với xung quanh. Chiếc cốc ở trung tâm được bao quanh
bởi các đồ trang trí bằng cây cối và một trái cây đặt ở phía trên. Những cái cây kết nối tất cả 5 cái cốc
thành một nhóm tràn đầy tính năng động và chuyển động.

Diễn giải: Phát triển kỹ năng xã hội; nhiều kết nối và liên kết với những người khác. Nổi tiếng, có khả
năng thiết lập và duy trì tình bạn. Có được tính năng động và tích cực trong hội nhóm.

Nghĩa ngược: Quá bận tâm tới vấn đề của người khác. Cần tìm nơi yên tĩnh cho bản thân.

Cuốn "The Way of Tarot: Ở đây, chiếc cốc ở trung tâm được trang trí bởi những bông hoa tráng lệ, là
dấu hiệu cho sự hiện diện của những cảm xúc mới, thứ thậm chí có thể là lòng cuồng tín. Nó là sự khám
phá của lòng tin, niềm hạnh phúc mang chúng ta hướng tới đấng cao hơn hoặc ai đó cho chúng ta cảm
giác tương tự. Nó cũng có thể là lần đầu tiên mà lòng tốt mang đến những giải phát tốt đẹp cho mọi
người. Khía cạnh tiêu cực có thể là niềm tin mù quáng vào bất cứ kỳ sự hướng dẫn nào, mất cân bằng
cảm xúc, thiếu niềm tin, chán nản, cay đắng.

Ở đây mình xin mạn phép so sánh sơ lược dưới góc nhìn của cá nhân.

Đầu tiên, con số 5 là con số phá vỡ sự ổn định của cấu trúc 4. Điểm tốt của con số 5 là nó thúc đẩy chúng
ta rời khỏi trạng thái trì trệ để đi tiếp. Điểm xấu là chúng ta buộc phải thích nghi với hoàn cảnh mới ở số
5. Chỉ với con số 5 bạn khó lòng biết được cái điều chờ đón bạn là tốt hay xấu.

Với Rider Waite, bạn đứng trước hình ảnh 1 người đang nuối tiếc những chiếc cốc đổ. Lá bài tập trung
vào nghĩa của sự mất mát, hay thứ gì đó không được như mong đợi của chúng ta. Mặc dù, như đã nói họ
vẫn có một lựa chọn thay thế, nhưng rõ ràng hoặc không nhìn rõ, hoặc không được họ ưu tiên hàng đầu.
Vậy nên, trong các bài đọc thông thường chúng ta luôn nói Querent đang rơi vào tình trạng mất mát,
buồn và khó thoát ra khỏi trạng thái đó.

Với Marseille, đứng trước bạn là hình vẽ của 5 chiếc cốc (không hề đổ vỡ).

Ben-Dov tập trung vào chiếc cốc mới được hình thành thêm ở trung tâm lá bài. Với những đường trang
trí bằng hoa và quả xung quanh, chiếc cốc thứ 5 đó tạo kết nối tốt với các cốc còn lại. Trái cây đặt ở trên
chiếc cốc thứ 5 được coi là thành tựu mà nó có được từ những kết nối tốt đó. Vậy với 5oC, nó tập trung
vào việc yếu tố mới mang lại tính năng động, đột phá cho lá bài theo chiều hướng tích cực hơn. Chúng ta
kết nối với nhau, chúng ta tạo dựng thành 1 cộng đồng theo xu hướng phát triển tốt hơn.

Jodorowsky cũng tập trung vào những đường trang trí tráng lệ, cho rằng nó là dấu hiệu tốt của những
cảm xúc mới xuất hiện, mang lại niềm tin hay hạnh phúc, hay giải pháp giải quyết vấn đề.

Vậy với Marseille, 5oC được hiểu rằng theo chiều hướng tích cực, sự thay đổi mang đến đột phá, yếu tố
có tính liên kết cộng đồng.

Các bạn có thấy nghĩa RW và Marseille trong lá bài 5oC giống nhau không?

Mình méo thấy có tý giống nào!

Lý do tại sao mình bắt đầu bằng lá bài này trước, bởi mình vẫn nhớ vào ngày mùng 2 tết (hay mùng 3) tớ
nhìn thấy clip đọc bài của 1 chị, rút 5oC của Marseille ra bảo với Q: Ôi đổ vỡ này!

Tớ cũng thấy đổ vỡ vcl luôn, thật sự.


Ace of Swords
Trần Hoàng Thắng
 Nguyên tố: Khí.
 Kabbalah: Keter trong Yetzirah.

Giải mã hình ảnh & Biểu tượng:

- Vương miện: Hãy nhớ, vương miện luôn được đội trên đầu, vì thế nó thể
hiện cho những thứ vượt qua khả năng hiểu biết của trí óc thông thường.
Nó kết nối những khái niệm trừu tượng và vô hình vào trong những khái
niệm cụ thể và hữu hình. Ví dụ như quyền lực, sức mạnh (vô hình) với ông
vua (hữu hình). Ngoài ra danh pháp của Keter cũng là "Crown" (vương
miện).

- 6 kí tự Yod: Những kí tự màu vàng kia không phải cánh hoa hay gì cả, mà
nó chính là kí tự Yod ( ‫( ) י‬hay Yodh, Yud, ...phiên âm thế nào cũng được),
đại diện cho sự sáng tạo, tạo thành. Nó được xem là kí tự quan trọng nhất
trong bảng chữ cái Hebrew, là khởi nguồn của mọi kí tự khác, và nó cũng là
chữ cái đầu tiên cấu thành nên tên Thiên Chúa YHVH. Yod cũng có nghĩa là "bàn tay", bàn tay cũng thể
hiện cho sự hành động và sáng tạo. Ở đây có 6 kí tự Yod, tượng trưng cho 6 ngày sáng tạo thế giới của
Đức Chúa Trời trong Sáng Thế Kí chương 1 (Kinh Thánh). Sang ngày thứ 7 là ngày Thiên Chúa nghỉ ngơi,
dừng mọi công việc sáng tạo, vì thế nên chúng ta mới được nghỉ ngày Chủ Nhật như bây giờ.

Tiện nói về số 6 và các kí tự Hebrew, Chữ Vau ( ‫ ) ו‬là chữ cái thứ 3 trong tên Thiên Chúa, được gán với
Yetzirah (mang nguyên tố Khí). Cũng là chữ cái thứ 6 trong bảng chữ cái Hebrew, có trị số cũng bằng 6.
Nó cũng được gán cho 6 Sephiot là Chesed, Gevurah, Tipheret, Netzach, Hod, Yesod (Yod là Chokmah và
Heh là Binah).6 Sephiot tạo thành 2 bộ 3 (2×3=3+3=6). 2 bộ ba (Triad) đó lần lượt là Ethical Triad
(Chesed, Gevurah, Tipheret) và Astrial Triad (Netzach, Hod, Yesod), 2 Triad này được phân cách với nhau
bởi đường biên "Veil of Paroketh". Sephiot số 6 là Tipheret (danh pháp: Beauty) cũng mang nguyên tố
Khí và đại diện cho sự cân bằng giữa Chesed và Gevurah, và cũng nằm ở giữa Tree of Life).

Mà thực ra vốn nguyên tố Khí đã là nguyên tố cân bằng giữa Lửa và Nước rồi.

- 2 nhánh cây: Trong Book T. Hai nhánh cây này lần lượt là cây ôliu ở bên
phải tượng trưng cho hòa bình và cây cọ (hay cây chà là) ở bên trái tượng
trưng cho sự đau khổ. Điều này phù hợp với cấu trúc cột Thưởng (Pillar of
Mercy) ở bên phải và cột Phạt (Pillar of Severity) ở bên trái trong cấu trúc
Kabbalah. Tất nhiên chúng ta có thể dễ dàng thấy ở đây Waite đã đảo vị trí
của hai nhánh cây này, ý nói trong sự trừng phạt cũng cần có lòng khoan
dung và ngược lại.

Tất nhiên tôi biết lá cọ (palm) còn có một ý nghĩa nữa là chiến thắng, nhưng
trong Book T ghi là "suffering" nên chúng ta cứ theo như vậy đi.

- 13 chấm đỏ. 7 cái ở vương miện và 6 cái ở cành ôliu. Trên vương miện lại
chia ra thành 2 cái ở trên và 5 cái ở dưới. Ở đây nó được gán với 13
Supernal Attributes of Mercy hay 13 Thuộc tính Thiêng liêng của Lòng nhân từ mà theo như học giả
Kabbalah, Moses ben Jacob Cordovero, những đặc tính này được gán cho Keter.

Hãy chú ý đến việc Waite để 6 chấm đỏ ở cành ôliu (Mercy), đây là một sự gợi ý. 6 chấm ở cành ôliu và 7
chấm ở vương miện, tạo thành 2 con số 6 và 7. Trong Xuất Hành Kí (Kinh thánh) chương 34 câu 6-7 (2
câu này viết về 13 Supernal Attributes of Mercy) có viết:

Xuất Ai Cập 34:6

•Tiếng Việt: Đức Giê-hô-va đi qua trước mặt ông và tuyên bố: “Giê-hô-va! Giê-hô-va! Là Đức Chúa Trời
nhân từ, thương xót, Chậm giận, Dư dật ân huệ và thành thực;

•Tiếng Anh: And the LORD passed by before him, and proclaimed: 'The LORD, the LORD, God, merciful
and gracious, long-suffering, and abundant in goodness and truth;

•Tiếng Do Thái: ‫ ֶחסֶד ֶו ֱאמֶת‬-‫ ו ְַרב‬,‫ ֶא ֶרְך ַא ַּפי ִם‬--‫ אֵל ַרחּום ְוחַּנּון‬,‫ י ְהוָה י ְהוָה‬,‫ ַוּי ִקְ ָרא‬,‫ ָּפנָיו‬-‫ ַוּיַעֲב ֹר י ְהוָה עַל‬.

Ở câu này xuất hiện 7 thuộc tính đầu tiên:

1. YHVH: Lòng trắc ẩn trước tội lỗi của một người;


2. YHVH: Lòng trắc ẩn sau khi một người phạm tội;
3. El: Lòng thương xót, nhân từ ban cho mọi sinh vật theo nhu cầu của họ;
4. Rahum: Nhân từ, để loài người không bị đau khổ;
5. VeHanun: Ân cần nếu loài người đã gặp nạn;
6. Erekh appayim: Chậm giận;
7. VeRav hesed: Hiền lành nhân hậu;

Trong đó thuộc tính 1 và 2 đều được thể hiện qua tên của Chúa
YHVH (xem lại phần số chấm đỏ trên vương miện).

Xuất Ai Cập 34:7

•Tiếng Việt: Giữ lòng yêu thương đến nghìn đời, Tha thứ điều
gian ác, sự vi phạm và tội lỗi; Nhưng không kể kẻ có tội là vô tội,
Mà nhân tội tổ phụ phạt con cháu đến ba bốn đời.

•Tiếng Anh: Keeping mercy unto the thousandth generation,


forgiving iniquity and transgression and sin; and that will by no
means clear the guilty; visiting the iniquity of the fathers upon
the children, and upon the children's children, unto the third and
unto the fourth generation.

•Tiếng Do Thái: --‫ ֹלא יְנַ ֶּקה‬,‫ נ ֹׂשֵ א ָעוֺן ָו ֶפׁשַע ְו ַחּטָָאה; ְונַ ֵּקה‬,‫נֹצֵר ֶחסֶד לָאֲ ָלפִים‬
‫ר ֵּבעִים‬-‫ַל‬
ִ ‫ׁש ֵּלׁשִים ְוע‬
ִ -‫ עַל‬,‫ ְּבנֵי ָבנִים‬-‫ ָּבנִים ְועַל‬-‫ּפ ֹקֵד ֲעוֺן ָאבֹות עַל‬.

Ở đây xuất hiện 6 thuộc tính còn lại (xem lại đoạn về cành ôliu):

8. Notzer hesed laalafim: giữ lòng yêu thương đến ngàn


đời;
9. Noseh avon: Tha thứ cho tội ác;
10. VaFeshah: Và sự vi phạm;
11. VeHata'ah: Và tội lỗi;
12. VeNakeh: Và tha thứ.

8 Of Swords
Những cách đọc khác

Hồng Minh

Hôm nọ mình đọc được một nhận định về Tám Kiếm như sau:
Eight of Swords: Tự kỷ, mong muốn một trò chơi của riêng mình nhằm giải phóng bản thân khỏi những
mô tuýp tư tưởng cũ kỹ. Nó đặc biệt đề cập đến vấn đề suy nghĩ tiêu cực luôn bị xảy ra, bị mắc kẹt ràng
buộc, tự trói buộc nhằm tìm cảm giác an toàn, hoặc cô độc vì sự nổi tiếng
của bản thân.
Sau đó mình nhận được một câu hỏi rất hay như sau: <<Tám kiếm mong
muốn 1 trò chơi của riêng mình à c? E tưởng Tám là tiến thoái lưỡng nan, bị
những cây kiếm * dư luận * bủa vây + chủ thể không muốn thoát ra. Mà e
cảm giác đầu của cô gái ý, có vẻ hơi cúi xuống. Nên e không nghĩ là trò chơi
ấy nhằm giải phóng bản thân, chưa đến lúc như vậy ý ạ. >>
Sau khi cân nhắc các tài liệu khác, mình nêu ra sau đây những cách diễn giải khác của Tám Kiếm:
Với mình trong mọi lá số Tám đều có một sự “chuyển động” trong nó. Một dạng “chủ nghĩa xê dịch”
trong tình huống của nó. Một dạng ngoài tĩnh trong động. Dĩ nhiên làm rõ động thái “động” như thế
nào, và “tĩnh” như thế nào là việc của những người học, chứ không nên vội vàng đánh đồng nó với cụm
từ trên “ngoài tĩnh trong động”, lại càng không nên vin theo nghĩa cơ bản mà tìm những lá có dính dáng
đến nét nghĩa đó, ví dụ như ẩn chính The Hanged Man để tìm sự giống và khác. Chí ít thì nó cũng chưa
phải là lúc này. Trong Tree of Life, tài liệu mà nhận định đầu đề dựa vào để kết luận được lý giải như sau:
Hod, nghĩa là Huy hoàng, với sephiroth thứ Tám trên Tree of Life bảo hộ bởi Mercury, ta có năng lượng
lần cuối cùng xuống cột trái để quay lại trung tâm, hàm ý sự ổn định đang được thay đổi. Đây đích xác là
những tình huống cần phải giải quyết trước khi có thể đi tiếp.
THEO HÌNH ẢNH
Trước hết chúng ta cần đào sâu vào đúng bản chất của lá bài đang cần được tìm hiểu: 8 of Swords,
chuyện gì đang xảy ra trong lá bài?
Ở đây mình sẽ phân tích dựa trên từ khóa chủ đạo interfere, lấy từ booklet Sun and Moon để diễn giải,
có hình ảnh tương tự với 8 of Swords của RWS.
Trong hình ảnh của bộ RWS ta thấy nét nghĩa “interfere” này được thể hiện ở khoảng cách giữa vòng
tròn thanh kiếm với không gian bên ngoài, và khoảng trống cách đều giữa cô gái ở trung tâm với tám
thanh kiếm găm xung quanh.
INTEFERE
Booklet Sun and Moon đưa vào một nét nghĩa khá hay là interfere – can thiệp, ngăn cấm, làm nhiễu
loạn. Nó cho thấy chủ thể có sự nhận thức chủ quan nhưng từ chối tiếp nhận thông tin – interfere đến
từ chủ thể do sợ, e ngại, trốn tránh v...v...
Hoặc: Chủ thể có sự nhận thức chủ quan nhưng không thể tiếp cận các nguồn thông tin khách quan –
interfere nói rằng có một “sự ngăn cách/khoảng không” khách quan giữa chủ thể với dư luận. Cô gái bị
bủa vây nhưng không bị tấn công hay đả kích trực diện như trong 5 kiếm, 10 kiếm.
Hoặc: Chủ thể không có sự nhận thức chủ quan, đến đây mới có nhận định thường thấy về Tám kiếm là
“chủ thể là không muốn thoát ra”. Trong tình huống đó, một hướng khác thường được dùng để ứng phó
là lờ phắt những sự nhận thức khách quan đi và tập trung giải quyết các vấn đề rối trí trong suy nghĩ của
mình, giải quyết trên cơ sở chủ quan. Dĩ nhiên, điều này không đảm bảo hiệu quả và vấn đề có thật sự
được dứt điểm hay không.
Cái gọi là “tự kỷ” chính bởi chủ thể mong muốn một “trò chơi của riêng mình”, chính là tách bản thân ra
khỏi môi trường – tạo cái interference để tự giải quyết, tuy nhiên quá trình này cũng có sự rủi ro bởi
thiếu đi những nhận thức khách quan và không có giá trị. Nếu những vấn đề chủ thể đang phải đối mặt,
ví dụ bạn rút Tám kiếm cho chuyện cá nhân của bạn, nó sẽ gợi ý bạn rằng tách mình ra khỏi môi trường
sẽ tốt hơn cho bạn giải quyết các rắc rối mindset cá nhân. Nếu bạn rút về công việc, giao tiếp, những quá
trình nhất định phải có tương tác với đối phương – mối quan hệ song phương hoặc cộng đồng – mối
quan hệ đa phương, Tám kiếm gợi ý rằng bạn đang sắp tạch nếu bạn không mở to con mắt ra bước ra
ngoài sự “tự kỷ” đó. Và cũng gợi ý luôn rằng những suy nghĩ của bạn không thể giải quyết vấn đề, bởi lẽ
bạn đã bị/tự thuyêt phục bản thân rằng mình bất tài vô tướng, vô dụng…
Tuy nhiên bạn nên để ý rằng những thanh kiếm không thực sự chặn mọi đường thoát của chủ thể, và
người trói cô gái không xuất hiện trong lá bài. Nói ngắn gọn là, chẳng cái gì ngăn cản nàng bỏ đi. Ở đây,
lá bài đã ngay và luôn chỉ ra giải pháp cho tình thế Tám kiếm mà không cần rút thêm lá lời khuyên: bứt
mình khỏi sự bức bối và đề cập đến bước đầu tiên của sự giải phóng, đó là nhìn mọi thứ càng rõ càng
tốt.
SỰ TIÊU CỰC CỦA BỘ KIẾM TRONG TRƯỜNG PHÁI RWS
Đến đây xin lạm bàn một chút: Bạn cần lưu ý rằng các bộ bài theo trường phái RWS đã tập trung các ý
tưởng tiêu cực vào bộ Kiếm, dẫn đến có nhiều lá mình cảm thấy không sử dụng được và vứt bỏ mất các
phẩm chất quý báu của bộ Kiếm. Book T nhìn nhận Suit kiếm "chỉn chu" hơn và có lẽ, có một chiều sâu
khác hơn RWS. Vậy nên trừ khi chắc chắn bộ bài của bạn hoàn toàn bám sát trường phái RWS, còn
không với các bộ mix, các bạn nên tra cứu guidebook của bộ bài và thử nhìn nhận theo khác hướng khác
nhau, đối chiếu và kiểm chứng.
THEO NGUYÊN TỐ
Xét về ý nghĩa nguyên tố, Khí là một suit mang tính chủ động, hướng ngoại, hoạt động (active), đối
nghịch với những nguyên tố có tính inactive, passive, nếu phủ nhận hoàn toàn tính “chủ động” vì bám
theo những keyword mà không hề nhớ ra sự “chủ động” của nguyên tố Khí và tính chất xê dịch/các tình
huống buộc phải giải quyết để đi tiếp của các bộ số tám (ogdoad), thì lời giải sẽ trở thành ăn ốc nói mò
trên từ khóa, tưởng mình khôn mà hóa ra dại. Mình từng đọc được một câu rất hay như thế này: “Từ
khóa hay một cấu trúc câu thể hiện được khía cạnh đặc trưng của khái niệm, giúp bạn hình dung được
cụ thể được vấn đề thì có ích vô cùng. Nếu không làm được điều đó thì nó chỉ là trò chơi ngôn từ không
hơn không kém.”
Từ đó, việc phân tích nét nghĩa “tưởng chừng là bị động” của một lá vốn đến từ suit “chủ động” sẽ rõ
ràng và nhất quán. Sự tiến thoái lưỡng nan (dilemma) trong Tám kiếm cá nhân người viết cho rằng
không hợp lý. Nó giống như một nghĩa suy rộng của Tám kiếm thì đúng hơn, một tình trạng bị mắc kẹt –
get stuck.
QUAY LẠI HÌNH ẢNH
Tiếp tục phân tích về biểu tượng “thanh kiếm” cách đều chủ thể tạo thành một vòng tròn.
Có hai cách hiểu về những thanh kiếm đó.
a. Một là, những lời đồn đại, những thông tin (có thể là thông tin thất thiệt) từ môi trường ngoài làm
cho chủ thể bị mắc kẹt và không thoát ra được. Tuy nhiên tất cả các ghi chép đều nói rằng đây là một
“tình huống tạm thời” – a temporary situation. Điều này có thể cho là để lý giải cho khả năng xoay
chuyển tình thế, aka lối thoát bứt ra, tình huống này vẫn còn xoay trở được hoặc có thể nói rằng những
lời đồn đại này chỉ có tính tạm thời, cần sự bứt phá.
Và dĩ nhiên, đây là bộ Khí, sự bứt phá – lối thoát này cũng phải nhuốm màu tính chất của suit KHÍ – sự
thay đổi tư tưởng, quán triệt tư tưởng. Về mặt “tích cực”, Tám kiếm dồn bạn vào trạng thái cực đoan
nhất định – intense tư tưởng để tìm đường ra trong một nùi chỉ rối. Nếu thắng, bạn vượt qua được nó,
nếu thua, bạn sẽ bị những làn sóng đó nhấn chìm để từ “cảm giác bế tắc” tiến lên “cảm giác thất bại” –
và Chín kiếm tệ hơn Tám kiếm ở chỗ: Tám kiếm chủ thể có khả năng nhận thức tình huống mắc kẹt của
bản thân.
b. Hai là, những thanh kiếm đó dù sao cô gái cũng không nhìn thấy, và cách vẽ thanh kiếm là biểu tượng
cho những “suy nghĩ có tính thù địch”, kiểu những suy nghĩ chĩa mũi dùi vào mình là do cô gái ấy tưởng
tượng ra hoặc nghe phong thanh hoặc không thể kiểm chứng. Nói cách khác, nó không thể xác nhận
được.
Cả hai cách hiểu này đều dẫn đến cảm giác bế tắc của Q, hay được diễn xuôi thành “thế” tiến thoái
lưỡng nan. Từ đó có những kết luận đầu ngọn như: “những thanh kiếm đó thật ra không đáng sợ như
bạn đã nghĩ, hoặc do bạn tưởng tượng ra”. Nếu Q đứng dậy, hoặc trong RWS là động thái bỏ băng bịt
mắt, hoặc mở mắt ra, bạn sẽ nhận ra tình huống của bạn không tệ như vậy. Đây là tiền đề để sự căng
thẳng gia tăng lên Chín kiếm --> phát sinh cụm từ khóa overthinking, nghĩ quá lên, nghiêm trọng hóa sự
việc, trong khi ở Tám kiếm nó vẫn còn lơ lửng.
Tình huống minh họa: bạn ở trong một tập thể, nghe đồn có người nói xấu mình, nhưng bạn không chắc
người đó có nói xấu mình thật không, bạn chỉ “nghe” như thế. Ở đây nó đã thể hiện tính chất “Kiếm”
trong việc xử lý thông tin: nghi ngờ và muốn kiểm chứng. Tuy nhiên, bạn không có cơ hội nào để kiếm
chứng – chủ thể bị cách ly khỏi chính những thanh kiếm đang bủa vây mình. Trong Tám kiếm vừa có sự
bị cô lập khỏi thông tin, hoặc thông tin chưa chắc có thực. Bạn cảm thấy bị đe dọa – cảm giác bị đe dọa
không tương đồng với việc bị đe dọa thật sự. Sự bế tắc cũng tương tự, chứ không đơn thuần chỉ đến từ
mỗi việc bị những thanh kiếm vây lấy mình. Ta quay lại giả thuyết thứ hai, Tám thanh kiếm bủa vây đó
chính là tượng trưng cho những suy nghĩ xoắn rối không ngừng trong đầu Q, và sự bất lực trong việc
kiểm chứng cũng như làm bản thân rơi vào thế kẹt.
Từ phân tích trên có thể gợi ý ra cách giải quyết của Tám kiếm với quan điểm “thay đổi người khác rất
khó, thay đổi bản thân mình còn dễ hơn”. Q ở Tám Kiếm vẫn còn có khả năng đứng lên và làm chủ chính
thân thể mình, trái với Chín Kiếm, sự nhiễu nhương, nỗi bất an sâu xa và sự lo lắng thái quá đã “ô
nhiễm” vào đầu của chủ thể, chứ không đơn thuần chỉ là “disturb” như Bảy kiếm và tạo tình huống/nhận
thức mắc kẹt nữa. Ở Chín kiếm ta có “cảm giác thất bại” và 10 kiếm là “thực tế thất bại”, chính thức
đánh dấu cho sự bất lực của cá nhân trong việc giải quyết các vấn đề của bản thân. Mười thanh kiếm
literally ghim cứng đương sự trên mặt đất, đánh dấu cho sự lên đỉnh của rắc rối, đồng thời cũng là cái
kết của nó. Ở phía xa, bình minh đang rạng, “mọi thứ không thể tệ hơn thế được nữa” là khẩu quyết của
Mười Kiếm.
Như vậy với Tám kiếm, để lý giải cho khả năng “lật kèo” được của Tám kiếm, phải viện đến tính chất linh
hoạt của suit Khí – được mất chỉ trong một suy nghĩ, là tôn chỉ của lá bài này. Việc ta quan niệm sự việc
như thế nào sẽ quyết định ta cầm kiếm, hay kiếm đâm ta.
Mình từng gặp một ca: một cô kia làm trong văn phòng nhà nước, có đấu đá nội bộ nhưng mọi người
dường như không chia sẻ thông tin với cô vì cô này hơi bao đồng (Queen of Cups), mấy vụ họp công
đoàn, họp đảng bộ, họp giao ban bầu phiếu gì gì cô ấy cũng không biết là chuyện quái gì đang diễn ra
sau lưng mình luôn. Việc nhận thức được hoàn cảnh Tám Kiếm khiến cho cô ấy tỉnh táo và quyết định
chọn lựa “ta cầm kiếm” và từ bỏ Queen of Cups để trở thành Queen of Swords.
TRINITY BẢY-TÁM-CHÍN
Nếu đi tìm sự đồng hình ý nghĩa con số, thì trinity Bảy-Tám-Chín trong Tree of life tạo thành một vòng
nhỏ, theo các mô hình Bảy – rắc rối, Tám – giải quyết vấn đề và số Chín – thành tựu. Mô hình tương đối
của chuyện này trong cả bốn suit và bao luôn cả Ẩn chính 789 và 171819. Moon là một tình huống ngặt
nghèo, nhưng giải pháp của nó ở chính trong vấn đề, đi vào tiềm thức, đối mặt với nỗi sợ hãi để được
đến bình minh là Sun.
[Mở rộng trong 5s: Tám Gậy – lối thoát mang đậm tính chất bộ Gậy: sự hành động quyết đoán, chuẩn
xác nhanh gọn, nắm bắt ngay lập tức thời cơ, yêu cầu chủ thể sẵn sàng cho những tình huống cần phản
ứng nhanh. Và tương tự cho các lá số Tám khác.
Ta có Bảy Gậy – khó khăn – Tám Gậy – thoát khỏi khó khăn bằng một cử chỉ/hành động quyết liệt nhanh
gọn – Chín Gậy thành tựu – ta đã có domain của riêng mình, nhưng ta cũng mệt nhoài.
Bảy kiếm – những tình huống rối như canh hẹ, obscured – không rõ ràng, tách bạch, cần những hành
động “vượt rào”, độc lập có tính chiến lược, thậm chí là bất chấp, hoặc mô tả tình huống khi các kế
hoạch đều bất trắc – Tám kiếm yêu cầu tự úp mặt vào tường kiểm điểm, ở đây băng bịt mắt eye-patch
có tác dụng tập trung các suy nghĩ lại, cách ly bản thân ra khỏi rắc rối không có thực để giải quyết – deal
cho xong với đầu óc của mình, clear your mind – Chín kiếm – “the way you thinking”, mindset của bạn sẽ
quyết định được bạn ở vị thế nào, ở đây mindset của bạn đã giải quyết xong các vấn đề nhưng lại cho
rằng bản thân thua cuộc. Sự “thành tựu” ở đây chính là “rắc rối” chuyển tư thực tế xung quanh – Tám
kiếm vào chính chủ thể – bạn bị đè sập bởi nó, overwhelmed – và đến 10 kiếm – vấn đề cuối cùng cũng
kết thúc, nhưng gánh nặng từ nó quá lớn đến mức ảnh hưởng tinh thần – mental health.]
Trong Book T có đề cập đến các nghĩa của số Tám dưới số 11 trong Ẩn Chính: Courage, strength,
fortitude, power passing on to action. Obstinacy.
Như vậy có thể tạm kết luận, các lá số Tám vốn là những lá ĐẦY NỘI LỰC, sự liên hệ này đặc biệt có ý
nghĩa khi gán nó vào Major Arcana là Strength VIII và Moon XVIII. Nó gợi ý lời giải hướng các nguồn lực
vào bên trong, inner-strength, inner-self. Với sự đổi chỗ kinh điển của Waite cho Justice vs Strength để
đưa lá Fortitude nguyên thủy đến vị trí số Tám thay cho 11, mình nghĩ ý tưởng này khá phù hợp khi áp
dụng cho trường phái RWS.
Khi trải bài ra nhiều lá số Tám: hai lá, ba lá, bốn lá, bao gồm Ẩn chính Strength sẽ có thể tạo nhiều “nếp
gấp”, hoặc các dạng đồng loạt đổi mới cùng lúc.
Xin cảm ơn tiền bối Trung Trần đã gợi mở để em viết bài viết này.
Một vài lát cắt và hướng giải quyết khi đụng độ Tám Kiếm: Về khía cạnh tâm lý, bạn có thể yêu cầu
khách hàng VIẾT RA những suy nghĩ của bản thân, hoặc trình bày ra những ý tưởng trong đầu họ. Những
suy nghĩ như một cuộn len rối, và chỉ có gỡ rối mới có thể giúp họ tường tận vấn đề, và một trong số đó
là khả năng “rạch ròi” mọi sự, việc nào ra việc nấy. Trong đó, việc ghi chép và học cách ghi chép có hiệu
quả là một biện pháp phù hợp. Hình thức thường thấy hơn chính là viết nhật ký để giải tỏa căng thẳng
cho những người không có khả năng giãi bày bản thân với thế giới hoặc quá sợ hãi với ý tưởng đó, một
dạng social phobia, đừng nhầm với anti-social, hay asocial.
[Mô tả con người]
Cũng có thể nói Tám Kiếm là biểu hiện của tình trạng đã, hoặc đang bị mental abuse (trong một số rất ít
trường hợp sẽ có cả physical abuse).
Một số người có thể biểu hiện ra bất an, lo lắng, sợ hãi, nhạy cảm với những kích thích và phòng thủ
trước những ý tưởng mở lòng hoặc bộc lộ với người lạ. Họ sợ nhất là cảm giác của chính mình: cảm giác
cả thế giới đều biết về những việc mình từng trải qua, hoặc quay lưng lại với họ. Họ bị rối trí trong việc
tách bạch vấn đề, cũng như phân tích các tiền căn hậu quả của tình trạng của bản thân, một bước gần
như hoàn hảo để đạt ngưỡng loạn thần và ám ảnh tâm lý ở Chín Kiếm. Chỉ có điều đây là một kết cục
quá đáng buồn, thậm chí có phần hoang đường.
Dù sao đi nữa, những câu chuyện tiêu cực như thế này rất ít khi được chia sẻ, và theo xác suất, chúng
luôn xuất hiện với mức độ drama rất lớn và để lại hậu quả tiêu cực lâu dài cho cả người nghe lẫn người
kể. Đôi khi việc chia sẻ giúp bạn thấy nhẹ nhõm, đôi khi không. Nó chỉ làm sống lại những ký ức khó chịu
(và) đau đớn.
Họ vừa khao khát một người thấu hiểu chính họ hơn cả họ, vừa sợ hãi trước viễn cảnh ấy. Nếu có ai đó
có thể read mind họ, hoặc họ cảm thấy thế, ngay lập tức họ sẽ có cảm giác insecure và có thể khép mình
lại ngay, giống như con ốc chui ngay đầu vào vỏ khi thấy động. Đó là bản năng tự vệ có thể được hình
thành từ tiềm thức, hoặc có rèn luyện, dựa trên các biến cố quá khứ của mỗi cá nhân.
Thật ra khi bắt đầu cảm thấy cả thế giới đã quay lưng với mình, đối địch với mình "thật rồi", và cảm thấy
insecure, thì có thể bạn đã bước vào ngưỡng cửa 9 of Swords. Ở 8 of Swords, bạn bị bịt mắt, cái gì cũng
không rõ ràng, không có thứ gì kiểm chứng, nên không biết phải làm gì tiếp theo, hành động như thế
nào, bạn bị "buộc" bởi những sợi dây trói vô hình đến từ chính mối liên kết của bạn với thế giới - người
quen, xã hội, dư luận, đồng nghiệp, gia đình, bạn bè, vv, - chỉ có cảm giác là cái gì cũng không biết, mọi
thứ đều hàm chứa một nỗi bất an sâu xa.
Những lúc này, sự thông minh có thể biến thành vật cản. Khôn ngoan hay thông thái cũng phải ngừng
bước trước nỗi kinh hoàng trước việc không thể lý giải được mọi chuyện, hoặc không kiểm soát được
mọi chuyện, hoặc cảm thấy bất lực trước mọi chuyện, không thấy đường để đi tiếp và tệ nhất, còn
không biết mình đang ở đâu. Sự tự nhận thức ở mức này là vô cùng cấp thiết, trước khi bạn rơi thẳng
vào crisis. Mà thật ra, một từ khoá của Tám Kiếm cũng đã nhắc đến crisis rồi.
8 of Swords: Crisis. calamity. Conflict. Domination. Imprisonment. Turmoil. Bad news. Centures. Criticism.
Sickness.
Rx: Treachery in the past. Difficulty. Depressed state of mind. Disquiet. Accident. Fatality.
[bộ từ khóa của Visconti Sforza Tarot]
Ở một phiên bản thấp, hoặc chưa trưởng thành: loại người nhu nhược, (đớn hèn), có nhiều suy nghĩ,
nhưng bày ra bộ dạng không muốn nhúng tay sự đời, nhưng rất dễ không bằng lòng, hoặc thấp thỏm bất
an, kiểu ném chuột sợ vỡ bình. Kiểu người này muốn làm nhiều thứ nhưng luôn sợ sai, sợ bị phán xét, sợ
bị điều tiếng dị nghị nên cố làm cho bản thân “hòa lẫn” vào đám đông thật tầm thường, không dấn thân
nên thường đổ việc ra cho người khác làm, xong bản thân thì phê phán, lèm bèm nói ra nói vào, cũng
không dám nói to vì hiểu rằng mình không có tư cách. Một dạng người ti tiện điển hình. Nhưng tâm
trạng luôn luôn bức bối, mắc kẹt (get stuck) mãi không đi được ở những người này là có thật. Nhu cầu
được bứt phá luôn ở đó, lối đi luôn ở đó, nhưng họ đã từ chối ngay từ lúc bắt đầu.
Self-doubt becomes a form of self-defense.
In order to protect ourselves from being disliked, we question our abilities and downplay our
achievements, esp in the presence of others. We put ourselves down before others can.
Epilogue #1: Tóm lại, các bạn có thể phân biệt Tám Kiếm dựa trên việc phân biệt hai khái niệm:
contingencies và possibilities. Contingencies là TẤT CẢ các khả năng xảy ra không lý đến xác suất thấp
cao, đại diện cho thực tế khách quan. Possibilities là tệp nhỏ hơn của contingencies, nơi mà số lượng
khả năng được gắn thêm xác suất và sắp xếp, tức, đã qua xử lý thông tin. Đây chính là kết quả sau một
màn lọc chủ quan. Sự sai khác giữa 2 điều này chính là mệnh đề tạo ra ý nghĩa 8 kiếm. Cá nhân hạn hẹp
stuck in mind, bias chắn đường không thể collect hết contingencies, và tệ nhất là không hề quan tâm
đến khách quan mà chỉ vin vào cái list có sẵn trong đầu. Mở rộng ra, đây chính là dạng thứ cấp của
chuyện Reader tự cho mình cái quyền khuyên bảo Querent trong các tình huống đặc thù phức tạp. “Về
tâm lý học, dưới góc nhìn của mọi người xung quanh về nỗi đau của người khác, họ sẽ rớt vào ambiguity
effect và bias blind spot. Tức là bản thân của họ, vì thiếu những trải nghiệm ở góc nhìn thứ 1 của người
trong cuộc, sẽ không thể nào tạo lại hoàn toàn cảm giác và lý do để có thể quyết định tại sao buông, tại
sao không. Về cơ bản, trừ khi bạn có thể đưa ra bằng chứng rằng bạn có đủ thông tin về tất cả trải
nghiệm của góc nhìn thứ nhất, mọi suy nghĩ nhận xét đều là sai lầm”, một người bạn của mình đã từng
nói như thế.
Epilogue #2: Bài viết về 8 kiếm này có giá trị tham khảo cho các chuẩn bài liên quan đến RWS và Thoth.
Trong chừng mực có thể, mình sẽ bổ sung ý kiến về danh pháp “shortened forced” được nhắc đến trong
Book T dưới góc độ chiêm tinh sau, bởi lẽ bài viết đến đây đã quá dài rồi.
Epilogue #3: [dành cho những người có lá đại diện 8 of Swords]
Các bạn chưa từng cố gắng hạnh phúc, các bạn cố gắng là để được hạnh phúc. Hãy thử làm ngược lại
xem sao nhé. Mong các bạn yên vui.
5 of Pentacles
Myu Myu
 Waite:

2 người ăn mày đi trong cơn bão tuyết, vượt qua 1


khuôn cửa sổ sáng đèn.

Nghĩa dự đoán: Lá bài dự báo rắc rối về mặt vật


chất vượt lên trên tất cả, cho dù là dưới dạng như
hình minh họa – sự thiếu thốn – hay là những dạng
khác. Với vài người bói bài, đây có thể là lá bài của
tình yêu và tình nhân – vợ, chồng, bạn, vợ bé; cũng
là sự hòa hợp, thân thuộc. Các lựa chọn (về tình
cảm) không thể hòa hợp với nhau.

Nghĩa Ngược: Xáo trộn, hỗn loạn, đổ nát, bất hòa, lãng
phí.

 Ben-Dov:

Phân chia

Số 5 phá vỡ cấu trúc ổn định của số 4 bằng việc thêm một yếu tố mới. Yếu tố này càng trở nên quan
trọng vì nó xung đột với bản chất ổn định của bộ tiền. Một đồng tiền ở trung tâm đẩy các đồng tiền khác
ra bên lề và giữ khoảng không gian rộng lớn cho chính nó. Nhưng những chiếc lá màu xanh có đầu nhọn
ở trên và ở dưới có thể là dấu hiệu của sự phản hồi đến từ cấu trúc hiện tại, thứ hạn chế chuyển động
của nó.

Diễn giải: Phá vỡ hình mẫu của sự ổn định. Thành công đến từ cái gì đó mới. Yếu tố mới và xuất chúng
chiếm lấy khu vực trung tâm nhưng cũng đánh thức sự chống cự. Rủi ro của việc tự thấy mình lạc hậu và
bị đẩy sang 1 bên. Cần tập trung sự chú ý vào các thói quen cũ và cấu trúc truyền thống.

 Jodorowsky:

Ở trung tâm của sự ổn định (4 đồng tiền nằm ở 4 góc của lá bài), một ảnh hưởng mới mở ra kết nối của
tinh thần, hành tinh hay vũ trụ. Đây có thể là một nhà công nghiệp đầu tư cho năng lượng sạch thứ tốt
cho hành tinh, một cửa hàng giới thiệu sản phẩm hữu cơ mới, hoặc thậm chí xây dựng 1 ngôi đền hoặc 1
trung tâm tâm linh. Với cơ thể, nó có thể là bắt đầu của 1 bài tập vượt ra khỏi các bài tập thể chất thông
thường, thay đổi chế độ ăn uống hoặc quan tâm tới những phương pháp chữa lành thay thế. Theo
hướng tiêu cực thì 5oP có thể là vận may bị đảo ngược, bác sỹ tồi, sa vào con đường nghiện rượu hay
ma túy, 1 cố vấn tài chính dễ bị hối lộ, người lừa đảo, nhà công nghiệp không thận trọng, sụp đổ sàn giao
dịch chứng khoán, suy nhược thần kinh.)
Courts và Kings
Hồng Minh

"Công việc của nhà nghiên cứu là tìm những điểm chung và biến chúng thành điển hình. Nhưng điều khó
khăn ở chỗ, chúng ta không tin mình thuộc điển hình đó. Chúng ta hiểu rõ tới mức dần dần thoát khỏi
nó, và nghĩ rằng mọi người nghĩ thế còn mình thì không. Nhưng chúng ta rồi sẽ trở thành điển hình của
một nghiên cứu khác."

Những lưu ý chung về các lá Hoàng Gia:

- Không có lá bài nào mô tả con người đủ 100%, không có con người nào như đúc khuôn ra từ bất cứ lá
bài nào. Vì vậy các đặc tính của mỗi Court là cố định, nhưng vận dụng vào con người không-cố-định. Tùy
môi trường, phẩm chất Court mang có sẽ THỂ HIỆN ra hay không, hoặc thể hiện sai lệch.

Vì vậy, nguyên tắc đầu tiên trước khi “phán” về một nét tính cách nào đó của bất cứ lá Court nào, cần
luôn SO SÁNH ngang và dọc, và hết sức chú ý nếu dùng đến các từ vựng/phẩm chất/khía cạnh mang tính
chất nội dung/cường độ. Và chú ý phân biệt các khái niệm từ vựng nội dung (thông minh/giỏi/khôn) và
cường độ (rất hoàn hảo --> wrong, KHÁ cầu toàn --> wrong).

- Nhiều bạn có xu hướng thần thánh hóa hoặc bật God Mode cho một nguyên tố nào đó bạn yêu thích,
và gán nó cho vị vua bạn yêu thích, với suy nghĩ nguyên tố đó sẽ “ăn trên ngồi trốc” các nguyên tố khác.
Nó chỉ chứng tỏ các bạn còn không hiểu gì về nguyên tố thôi. Các nguyên tố đều đồng đẳng và có mỗi
chức năng khác nhau. Thật sai lầm khi suy luận Page “kém trưởng thành” so với King thì Đất kém cạnh
so với Khí. Đây không phải là mũi tên hai chiều.

- Đừng bật God Mode cho King. Ví dụ King kiếm với quan điểm Khí của Khí, các bạn cho là King kiếm toàn
tài thông minh best best best, vv --> sai. Tất cả các King đều chỉ “thông minh” giới hạn trong Suit của nó,
cũng như nói có 7 loại hình thông minh vậy.

- Trong bộ tarot cổ điển, việc giải quyết mỗi dạng câu hỏi được gắn cho từng bộ khác nhau: Who –
Court, How – Majors, What – Minors, Where – Aces. Bạn có thể tìm hiểu thêm cách nhìn này trong 21
Ways to understand a Tarot Card, free pdf trên mạng.

Theo thời gian, quan điểm này đã khó áp dụng trực tiếp được vào các trải bài, nhất là những trải bài cố
định sẵn câu hỏi. Bộ quy tắc trên phù hợp cho những trải tự do, hoặc theo hướng cổ điển. Tức là một
câu hỏi, và... cứ rút thôi.

Ngày nay Court đã bị phân tán, nó còn có thể khắc họa những tình huống – situation, nghề nghiệp –
occupation, cơ hội – opportunity… Tất cả đều là những mở rộng thông qua mô phỏng lại con người, tâm
lý con người. Chính xác hơn là mô phỏng một nhóm điển hình và tìm ra các điểm chung, xin nhìn lại câu
quote đầu bài và suy nghĩ thêm một lần nữa.

Việc áp dụng một vài biện pháp tâm lý mì ăn liền có thể giúp hình dung kỹ hơn về Courts. Ngay cả hệ
thống MBTI của hai mẹ con nhà Mayers cũng được các tarot reader gom vào một thể, hệ thống cung
hoàng đạo dĩ nhiên không thể không có phần. Mình không ưa cái trò này chút nào, tuy nhiên whatever,
nếu bạn là người mới học, có lẽ nó sẽ phù hợp cho bạn. Hãy đi từ phần cơ bản nhất (fundamental),
trước khi gán nguyên tố, trước khi gán MBTI, trước khi gán bất cứ mô hình nào của Jung, chúng ta hãy
bình tĩnh đi từ chính bản gốc lá bài, như một cái cây từ gốc đâm chồi vậy. Riêng với những bạn sử dụng
các cỗ bài đặc thù của Golden Dawn, hay ảnh hưởng từ chuẩn Thoth, sẽ có những con đường đặc thù
khác: hệ thống danh pháp + biểu tượng + chiêm tinh + Kabbalah.

- Tính nam và tính nữ trong Court: Nam hoàn toàn có thể ra Queen, nữ hoàn toàn có thể ra King. Khi ai
đó nói rằng bạn nam này có “tính NỮ” rất cao – đừng vội vàng cho rằng hắn đồng tính, mà phải hình
dung bạn ấy có những phẩm chất mà người ta thường gán vào cho nữ, tức những "đức tính" người ta
hay hình dung về những bé gái, thiếu nữ, người phụ nữ (protagonist) – nuôi dưỡng, chăm sóc, quan tâm,
tỉ mỉ, hướng nội. Trong quá khứ, Court có thể là Significator và được CHỌN, còn tarot hiện đại sẽ được
RÚT. Bạn có thể để riêng 16 lá Court ra để rút hoặc vẫn giữ nguyên 78 lá bài.

- Cũng như con người CÓ QUYỀN thay đổi và trưởng thành, Court không phải bất biến với một người.
Một người có thể được đại diện bởi nhiều lá Court tùy mỗi khía cạnh đời sống. Những lá đại diện đó
thay đổi theo diễn biến sự việc. Nói cách khác, Court là cái “khuôn” để hình tượng con người, theo một
mô hình đã được dựng sẵn. Mẹo để học Court chính là mô phỏng tâm lý con người theo lối mòn có sẵn.
Việc khiên cưỡng hoặc cố ép ai toàn diện vào Court là sai lầm và ngu xuẩn.

- Một người có thể được đại diện bởi nhiều Court trong một lĩnh vực hoặc mỗi khía cạnh cuộc sống khác
nhau, hoặc cùng lúc nhiều Court cho cùng-một-vấn-đề.

- Một tập thể có thể được đại diện bởi một Court, vd: môi trường đồng nghiệp, hội đồng phản biện…

- Court KHI KHÔNG CHỈ NGƯỜI có thể nói về sự việc, sự vật, thông tin hoặc các tính chất của những sự
vật, sự việc, thông tin đó. Các lá Page đều có nghĩa: người mang tin, tin tức tốt lành.

- Court có tính ‘người’ toàn diện hơn các Nguyên Mẫu (archetype) của Major, vì vậy ta có thể mô phỏng
bức tranh tâm lý và dự đoán hành động với Court có cơ sở hơn.

- Tính cách của Court không liên quan đến mức độ ảnh hưởng của Court. Điều này cần sự đối chiếu với
các Court còn lại trong môi trường, cũng như các nguồn lực có phù hợp để anh/cô ta BỘC LỘ những nét
tính cách điển hình của bản thân hay không?

- Chú ý đến tư thế (posture), cử chỉ (gesture), và hướng mặt của Court sẽ giúp bạn có thể giải bài tốt
hơn.

[KINGS]

"Kings are all about the public mastery."

Trong hệ thống Court thì lá King là lá bài mang nguồn năng lượng mạnh nhất, là bậc thầy, là master, có
tính chuyên nghiệp nhất với những tất cả kỹ năng đặc trưng của Suit nó mang theo. Trong đó có những
đặc tính rõ rệt sau:

 Tính trưởng thành: Sử dụng năng lực của mình một cách chuyên nghiệp nhất, có ích nhất và
hiệu quả nhất…
 Tính trách nhiệm và quan tâm đến mọi người.
 Tính truyền cảm hứng, King là người mang đến động lực.
 Tầm nhìn xa, dài hạn, viễn cảnh.
 Tự chủ, sở hữu và kiểm soát.

1. Luôn chú trọng việc tìm ra giải pháp.


2. Tính kinh nghiệm lấn át bản năng/trực giác, sự “tính toán” một cách thông minh nhất có thể, hiệu quả
nhất có thể và hoạch định kế hoạch gần như hoạt động trong vô thức. Ví dụ: King of Swords – Khí của
Khí: lý trí thuần túy, King of Pentacles: Khí của Đất: lý trí thực tiễn.

3. Sự độc lập.

4. Thiên hướng đại diện cho khía cạnh đối ngoại, mở rộng “vương quốc”, phát sinh nhu cầu muốn được
công nhận bởi “thần dân”. Trái ngược với Queen, mang những đặc tính của nội tướng và BẢO TOÀN lãnh
thổ, King nghiêng về hướng cai trị và mở rộng lãnh thổ.

5. Cần phân biệt được King với Queen ở tính quan tâm cái gì, bận tâm chú ý những khía cạnh nào . So
sánh King với Knight ở cách thức hành sự.

6. King cần môi trường hoặc một cụm người nhỏ hỗ trợ, ủng hộ bản thân. Có thế những đặc tính lãnh
đạo, cầm cờ mới được phát huy hiệu quả nhất. Nếu không, King sẽ ngừng lại ở một con người độc lập, lo
liệu ổn thỏa cho cuộc sống cá nhân. Gì thì gì, khi đã thỏa mãn những nhu cầu cá nhân, những vị vua sẽ
luôn có xu hướng truyền thụ, truyền cảm hứng, để lại ‘di sản’ của bản thân cho người khác.

7. King có tính chất “khuất phục”, chứ không phải “chinh phục” như Knight. Đây là mức độ đánh giá sự
trưởng thành và phân biệt của hai rank này. King không cần sự chú ý hay mời gọi sự đầu tư, Knight mới
là người xông xáo, thể hiện bản thân và liên tục chinh phục những lĩnh vực mới, khía cạnh mới, trong khi
King sẽ nghiêng về quản lý, kiểm soát và ổn định tình huống. King tập hợp mọi người quanh mình bằng
sự chứng tỏ bản thân là người đáng tin cậy, vững vàng. Mỗi King có một vũ khí riêng. King Kiếm khuất
phục bằng lý trí sắc bén và sự sắc sảo của người từng trải, King Tiền lấy tiền đè người, quyền thế bức
người, mạnh vì gạo bạo vì tiền chính là anh, King Gậy lôi cuốn đám đông bằng cái tôi nổi bật, King Cốc lại
là người có khả năng thu phục nhân tâm và hiểu rõ tâm lý, cảm xúc của mọi người nhất.

8. Tính sở hữu King và ghen tuông của Queen là những bề ngoài khác nhau của đặc tính, sự kiểm soát
(control) với những thứ mình “có” được trong tay.

9. Không “đem con bỏ chợ”, “không quẳng gánh giữa đường”. Dù tốt hay xấu, có được lòng dân hay
không, King cũng là những người lãnh đạo, và một đặc trưng, thậm chí như quyền lợi của họ là tính trách
nhiệm. Có thể xuất phát từ thiện tâm hoặc đơn giản chỉ là sĩ diện. Nhưng King sẽ không bao giờ bỏ mặc
con tàu khi nó đang đắm. Anh ta đã dành công sức để xây dựng bản thân, thu phục tài lực, con người để
xây dựng “vương quốc” của mình, anh ta sẽ không bao giờ để đó bị nhấn chìm mà không thử khắc phục
hoặc xoay chuyển tình thế. Các vị vua không bao giờ từ bỏ ngai vàng dễ dàng.

10. Tính bao đồng. Một vị vua sẽ không thể “xưng vương” nếu quốc gia không có “thần dân”, tức dù anh
ta có những phẩm chất của một vị vua, anh ta sẽ không thể phát huy các đặc tính của vua nếu như
không có môi trường phù hợp để phát huy – ví dụ - cơ hội làm leader một project nào đó, hoặc một
nhóm bạn chơi chung với nhau, một “tập thể” để đặc tính “cầm đầu” được bộc phát. Trong công việc, có
thể nói đó là vị trí quản lý, nếu một King đi làm công nhân, có lẽ mọi người chỉ có thấy anh ta tổ chức và
sắp xếp công việc cá nhân tốt thôi. Như vậy, trước khi có “vương quốc”, anh ta có thể sẽ là người đi gây
dựng “vương quốc”, chọn lọc nhóm người hợp với lý tưởng của mình nhất, điều đó dẫn đến tính hướng
ngoại, quan sát và cống hiến, cũng như “bao đồng” của các vị vua.

11. King và Knight có xu hướng đẩy nhanh quá trình, trong khi Queen và Page có xu hướng làm chậm đi
quá trình.
Queen of Cups
Hồng Minh

Beautiful, fair, dreamy woman (as one who sees visions in a cup).
Divinatory Meanings: Good, fair woman, honest, devoted, who will do
service to the Querent. Loving intelligence, and hence the gift of vision,
success, happiness, pleasure, also wisdom, virtue. Reversed: The accounts
vary; good woman, otherwise, distinguished woman but one not to be
trusted, perverse woman, vice, dishonor, depravity.

1 - Queen of Cups khi chỉ người:

Trước hết mình sẽ làm rõ từ suit Cốc – Nước: Cups ngoài tình cảm còn chủ
về cảm xúc, trực giác, tâm linh, đạo đúc và văn hóa. Vương quốc của bộ
Cups cũng là cách nhìn của QoC với thế giới, nên là một thế giới đại đồng,
đầy niềm vui, tràn ngập yêu thương và quan tâm chăm sóc, dĩ nhiên, nó
thiên về chăm sóc tinh thần và chăm lo phần hồn cho người người.

Như vậy, Queen of Cups là một người sống tình cảm, nhưng có lụy tình hay không, thì thường là không.

Phần lớn thời gian họ như một tấm gương phản ánh cảm xúc của mọi người, tâm trạng của họ đồng
điệu với người họ trò chuyện. Khả năng đồng cảm của họ là rất lớn. Nhưng Queen of Cups cũng là người
đề cao tính an toàn, dù đôi khi họ không nhận ra mình như thế, họ nói chung có xu hướng đồng cảm và
như “rút” bớt cảm xúc của người khác san qua cho mình, vui lây cái vui của thiên hạ, buồn lây cái buồn
của thiên hạ. Họ tương tác với mọi người bằng cảm xúc chứ không đi lý giải nó.

Môi trường tập thể làm họ thoải mái: đó là nơi không có quá nhiều tính cạnh tranh, tranh cãi gay gắt
“intense”, áp lực cao hoặc có quá nhiều cái tôi mạnh mẽ, biểu hiện trong nhóm, ví dụ: một cô nàng kiểu
Queen of Wands chẳng hạn. Nói cho chính xác, QoC phù hợp vs môi trường cá nhân hoặc một nhóm
nhỏ. Trong vai trò “influencer”, họ thích có sức ảnh hưởng thông qua những người họ có thể “chạm
đến” bằng cảm xúc, từ đó có mối dây liên hệ trực tiếp và lan tỏa. Queen of Cups tình nguyện đóng “vai
trò” không nổi bật, nhưng lại là chất keo gắn kết của cả nhóm.

Ở cương vị Queens, cũng như Cancer là Cardinal của bộ Nước vậy. Queen Cups có lòng tự tôn rất cao, sự
kiêu hãnh của Queen Cups không thể hiện quá rõ rệt. Ví dụ: việc lùi bước không tranh quyền đoạt vị
trong một tập thể sẽ là “bỏ qua”.

Queen of Cups, xét theo nguyên tố là Water of Water, nó là lá bài mang tính nước mạnh nhất, và vì vậy
cả mặt tốt và xấu của nước đều có trong QoC. QoC còn là lá bài gắn với tâm linh mạnh mẽ nhất trong 16
lá Court. Cụm từ ‘đồng bóng’ có thể sẽ xuất hiện trong vài trường hợp này. Dựa vào sự nhạy cảm đó họ
có thể xoay lòng người như xoay chong chóng, còn có xoay hay không, lại là ở sự lựa chọn của họ. Hoặc
làm người ta tức điên lên vì họ chẳng bao giờ thật sự đứng về một phía nào nhất định. Trong cuộc chiến
phe phái nếu có, họ gần như là true-neutral và bộc lộ theo cách không ai bắt bẻ được, nhưng không ưa
được.
Điều cuối là Queen of Cups vẫn có thể là nam,những bạn này hay được mọi người có khi gọi là “con
đầm”, thể hiện tính yểu điệu hoặc rất lầy trong cách suy nghĩ và hành xử. Tử tế thì không hẳn, nhưng suy
nghĩ và hành động theo cảm tính là rất rõ.

2 - Hình tượng người mẹ, <<manipulate>> và <<smother>>:

Với keywords “nuôi dưỡng” tồn tại trong cả 4 Queens, Queen of Cups là một người nuôi dưỡng cảm xúc
và luôn trân trọng, nâng niu chúng. Queens bộ nào tức là muốn “làm mẹ” ở bộ đó. Các lá Queen Cups
đều mô tả một người phụ nữ nâng niu chiếc cốc đong đầy nước trong tay, một con Ace of Cups thu nhỏ.
Dáng người ngồi cho thấy sự quyền uy nhưng cũng không kém phần yểu điệu, sức mạnh của Queen of
Cups là sức mạnh của sự thấu hiểu cảm xúc không thành lời của người khác và – nhấn mạnh – chính bản
thân mình. Họ dễ dàng thông cảm và thi thoảng, dễ tha thứ cho người khác cũng vì lẽ đó. Sự vị tha của
họ đến từ sự đồng cảm. Họ nhìn nhận con người với tất cả các nét tính cách và có xu hướng tự thuyết
phục bản thân thông cảm cho mọi người, mọi mqh đến với họ cần phải có quá trình, gây dựng niềm tin
và tình cảm, thông qua những kỷ niệm và trải nghiệm, vv… họ có xu hướng tâm linh hoặc lý tưởng hóa
vài mqh mà cho là định mệnh của họ. Họ luôn cố gắng kiểm soát hoặc chí ít là lý giải cảm xúc của người
khác và cố gắng hướng chúng theo hướng họ cho là phù hợp, tính “làm mẹ” ở đây chính là chậm rãi nuôi
lớn, chậm rãi ngắm và hưởng thụ.

Tuy nhiên, cũng chính vì nguyên tố Nước bị động (nước sẽ mang hình dáng của vật chứa nó), hiểu là một
chuyện, có bộc lộ ra ngoài hay không là chuyện khác. Họ ít khi giải thích cảm xúc của bản thân rành mạch
và dễ hiểu cho người khác, và đôi khi bị quá tải (nếu là QoC rx) một vài người sẽ học cách diễn giải chúng
bằng việc tham gia một bộ môn nghệ thuật để cân bằng lại. Cách đơn giản nhất có thể là viết nhật ký. Họ
quá dễ thay đổi, vì vậy mà hay sống cuộc đời của người khác, cảm giác bằng cảm giác của người khác
nhiều hơn là của chính mình. Học cách phát triển và nói ra được cảm xúc của mình là bài học mà các
Queen Cups cần học. Họ thậm chí còn dễ thay đổi hơn Page of Cups, nguyên nhân Page có đặc tính của
Đất níu kéo lại, Queen chỉ có cuốn cùng cảm xúc của mình (thật ra cái này còn phải tùy trường hợp, ví dụ
như thay đổi cái gì, thay đổi như thế nào mà lại “dễ thay đổi” hơn?). Người yêu hay bạn bè của họ sẽ
nhiều lúc vô cùng bực mình vì Queen of Cups, họ sẽ gắt lên “muốn gì thì nói ra”. Queen of Cups luôn có
khao khát được đồng cảm, họ những mong người khác hiểu được mình mà không cần nhiều lời. Điều
này đôi khi sẽ cản trở họ trong chuyện tình cảm. Phần lớn các Queen of Cups rất giỏi làm người tư vấn
tình cảm, người để bạn bè trút nỗi niềm nhưng tự mắc bẫy cảm xúc trong chính mqh của mình. Họ càng
kỳ vọng cao sự đồng cảm, thì nỗi thất vọng của họ càng lớn. Thậm chí đến một mức đồng cảm nào đấy,
họ lại giật mình không muốn người khác nắm được hoàn toàn bản thân nên vội vã khép mình lại và để
lại cho người khác một bầu trời hoang mang, mình đã làm điều chi sai trái.

<< Nước là nguyên tố có mặt từ khởi thuỷ và khai sinh ra mọi thứ. Hình ảnh người mẹ này được thấy rõ
ràng nhất trong cung Cự Giải. Khác với hai cung nước còn lại, sự quan tâm của Cự Giải là hữu hình và cụ
thể hơn cả. Tức là thay vì tự hỏi bạn đã ăn tối chưa, đây là cung sẽ mua đồ ăn cho bạn luôn. Họ sẽ len lỏi
vào đời bạn và đóng thành một cái khung vững chắc. Những khi họ không dỗi vặt thì bạn sẽ cảm thấy ở
bên cạnh họ an toàn và ổn định hơn cả… Bạn sẽ không muốn bóc tách tới cùng mọi mối quan hệ trên đời
để xem có quyền lực mềm nào ẩn náu bên trong không đâu. "Manipulation" là một từ chung dùng cho
tất cả những hành tinh cung nước.* Bạn không thể nào rời khỏi Cự Giải, nó khó khăn như việc bạn từ
bụng mẹ phải chào đời lần thứ hai vậy. >>

Đây là một đoạn mình rất tâm đắc trong bài viết của bạn Gia Thư.
3 - Queen of Cups trong cộng đồng:

Cũng vì thế mà những người xung quanh từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, sếp hay nhân viên hay người
yêu sẽ cảm thấy họ quá phiền phức, quá nhây. Hoặc làm người ta tức điên lên vì họ chẳng bao giờ thật
sự đứng về một phía nào nhất định. Trong cuộc chiến phe phái nếu có, họ gần như là true-neutral và bộc
lộ theo cách không ai bắt bẻ được, nhưng không ưa được. Lời khuyên dành cho Queen of Cups là muốn
gì thì phải tập nói ra cảm xúc của mình, chứ đừng mong người ta đoán biết được mình. Mỗi người là
một vũ trụ và hãy học cách tôn trọng và bày tỏ nó. Họ là người <<muốn quan tâm và muốn được quan
tâm>>, thì đồng thời cũng phải hiểu điều thứ hai là không thể làm vừa lòng tất cả mọi người được.

Cần phân biệt ở đặc điểm <<muốn quan tâm và muốn được quan tâm>> này với Page of Cups, ở khía
cạnh “dễ tủi thân” khi bị khước từ, ở Queen of Cups, đó là sự cao ngạo và khép kín cảm xúc lại.

Họ kỳ thật có tố chất làm lãnh đạo, nhưng chỉ khi không còn sự lựa chọn khác họ mới lên làm. Họ phù
hợp nhất với vị trí người hỗ trợ, support hơn, hoặc người khác theo họ vì yêu quý họ, con có được việc
hay không còn phải xem tính chất công việc đó so ra như thế nào với bộ Cups. Phong cách làm việc của
họ là tỉ mỉ (chưa chắc cầu toàn), duy mỹ- thấy đẹp là hốt, theo hướng an toàn, và rất cả nể mọi người.
Một leader bộ Cups ở Rank Queen sẽ thuận theo lòng người, chia việc theo hướng “ai thích làm gì thì
làm đó” và lắng nghe ý kiến của mọi người trước. (và thường kế hoạch theo hướng này dễ bị sa đà vào
chuyện cố làm hài lòng, đồng thuận tập thể mà fail cả kế hoạch).

Ví dụ: mình thấy có một topic bạn A muốn làm bài thuyết trình về tarot nên nhờ mọi người giới thiệu
những deack bài đẹp, nhưng mình chưa thấy ai chỉ ra, bạn nên chia theo từng chuẩn, và giới thiệu nét
đẹp hội họa của chuẩn Mar chẳng hạn, chỉ thấy cứ đua nhau Thelema, Linestrider, Poisoncage,… nếu là
mình mình sẽ cảm thán, ồ đẹp quá, nhưng rốt cuộc là như thế nào?

Kế hoạch làm việc của họ rất linh động và rất dễ nhượng bộ mọi người. Vì vậy sẽ thật dễ hiểu khi một
team do Queen Cups làm leader rất dễ bị deadline dí. Queen of Cups không quan trọng lắm về kết quả,
không tranh thắng thua, quan trọng là mn đều vui. Từ đây bạn có thể suy ra những lợi/hại khi từng
Court khác nhau mỗi bộ làm teamwork.

Tương tự, khi phân công, bộ Wands bình thường sẽ áp đặt, độ Pens thích cầm tay chỉ việc, bộ Swords
chia theo năng lực.

4 - Vị trí của Queen of Cups trong các hệ thống Court Cards, trích từ Understanding tarot Court Cards
của Mary K. Greer và Tom Little:

Về rank của Queens, xét theo hệ thống RWS ta có: Page < Knight < Queen ~< King

Xét theo hệ thống Golden Dawn ta có: Princess = Prince < Queen = Knight (King trong RWS)

Như vậy Queen là một phụ nữ trưởng thành, chỉ còn thiếu một nấc nữa là lên master của Suit. Việc biết
cách phân biệt Queen Cups vs Queen Pens ở đặc tính “nuôi dưỡng” phần xác và phần hồn, và có thể
smothering ở Queen Pens; hay Queen Cups vs King Cups về sự mềm dẻo nhưng không kém phần dứt
khoát, …vv…

Tức là quan điểm của hai hệ thống về Queen khác biệt nhau. Với các chuẩn gần gũi vs hệ thống RWS,
Queen có phần phụ thuộc vào King, nên chỉ lo những việc domestic, internal, nôm na là nội tướng. Và vì
vậy mới hiểu thành là Queen < King, tức là phải lên một nấc nữa, hoặc đạp đổ King mới thành master, ví
dụ như Ekaterina Đại đế hoặc Võ Tắc Thiên… Các bạn có thể hình dung về chế độ phong kiến tập quyền
phương Đông.

Trong khi đó, Queen của Golden Dawn lại được xem là một yếu tố thiết yếu, quan trọng tương đương
Knight để có thể trở thành vua. Các Hiệp sĩ chinh phục vùng đất đó và cưới người con gái cai trị vùng đất
mới thành vua – Arthur và Guinevra, hình tượng gia tộc đàn ông là những chiến binh còn đàn bà mới là
thủ lĩnh đích thực xuất hiện trong dấu vết các bộ lạc Celt cổ, hoặc các hình dung đơn giản về chế độ
phong kiến phân quyền phương Tây, mỗi Quân Vương (Prince trong GD~Knight trong RWS) làm chủ một
vùng đất. Nếu không có lãnh thổ của Queen aka không có gì để cai trị, không có vùng đất thuộc về - mức
đánh dấu độ trưởng thành.

5 - Tính thiếu thực tế của Queen of Cups:

Với Queen Cups, mọi cảm xúc là có thật, cũng như những con Court thuộc bộ Khí, những tư duy và suy
nghĩ là “có thật”, “hữu hình”. Nếu những con Court Khí sống trong thế giới của tư tưởng, thì Court thuộc
bộ Cups sống trong thế giới của cảm xúc. Ví dụ, với một biến cố xảy đến bất kỳ, phản ứng ĐẦU TIÊN của
họ sẽ thể hiện ra: Court Gậy có xu hướng phản ứng bằng hành động (phản xạ nhanh), Court Cốc sẽ phản
ứng bằng cảm xúc (vui/buồn/không hay rồi/lo lắng), anh A chị B sếp mình sẽ thấy chuyện này ntn…

6 - Khi Queen of Cups chỉ đến tình huống, môi trường:

Môi trường mang những đặc tính của Queen of Cups là môi trường mang đậm tính nghệ thuật, tôn vinh
nghệ thuật, ví dụ như trường nhạc, nhạc viện, hoạt động nghệ thuật và duy mỹ. Những nơi không có áp
lực về thành tích, ví dụ như một nhà văn tự do, viết để thỏa mãn cái tôi chứ không phải viết theo
deadline, theo nội dung, theo đơn đặt hàng…hoặc những chương trình học thêm, không mang tính
chuyên nghiệp, dù rằng mức độ nghệ thuật vẫn có thể ở đẳng cấp cao. Việc Queen of Cups có phát huy
được tốt mức nào sẽ tùy vào mức độ “gần gũi” với các yếu tố thuộc về Suit Cups.

7 - Những mặt tối của Queen of Cups:

Nếu xét theo nghĩa tiêu cực/ngược (tồn tại song song hay đồng thời tùy vào trải bài): Queen of Cups yêu
rất điên. Những lúc không như ý có thể gây self – harm, Queen of Wands cũng có luôn, ăn vạ, và theo
một góc nhìn khác cũng có thể là “thao túng” đối phương – “manipulate” tồn tại trong cả ba cung hoàng
đạo bộ Nước, và ngay cả Cự Giải cũng không ngoại lệ. QoC sẽ tỏ ra đáng thương, khiến đối phương cắn
rứt không bỏ được, hoặc mọi người xung quanh thấy thằng kia có lỗi khi bỏ mình.

Vì là Water of Water, nên Queen of Cups là người bị cảm xúc dẫn dắt và lôi cuốn. Vì quan tâm đến cảm
xúc, nên cũng bị “tác động” theo cảm xúc của đối phương. Những người bẩm sinh có sự nhạy cảm trời
ban này nên học cách tiết chế, kiểm soát bản thân và biến nó thành vũ khí cho mình hơn là nằm chèm
bẹp. Họ sẽ sẽ dễ bị tác động theo cảm xúc của đối phương, và thậm chí là những người dưng, dễ mủi
lòng, và tệ nhất là cố gắng làm cho đối phương có cảm xúc mà mình mong muốn, hoặc uốn mình theo
thứ cảm xúc mà họ nghĩ sẽ gây được thiện cảm với người khác. Những gì Queen of Cups cần chú tâm đôi
khi chính là mặc kệ thế giới, và làm hài lòng tất cả là một điều bất khả.

Thật ra, Queen of Cups có “control” được cảm xúc của mình hay không còn phải xem xét ở chính mối
quan hệ đó xem họ là người lụy nhiều hay ít hơn người kia. Ở mức độ “tươi tắn”, đây sẽ là những người
lạt mềm buộc chặt điển hình và rất khó để nhận ra sự ăn vạ trong tinh tế của họ. Tức là lụy hay không,
phải xem Queen Cups sử dụng năng lượng của bản thân ở mức độ nào.
Ngoài ra các Queen Cups tác động đến môi trường theo cách “làm chậm quá trình”, đi đường vòng. Có
một câu trong bộ phim “Hồi ức của một geisha” mà mình rất thích, nhân vật chính kể rằng, “mẹ bảo chị
tôi như những cái rễ, cắm sâu và lòng đất và lớn lên, còn tôi như dòng nước, khi nước bị mắc kẹt, nó sẽ
tự tìm đường đi mới.” Nước không có hình dạng cố định mà phụ thuộc vào vật chứa đựng nó, đường nó
đi, và Queen of Cups cũng vậy, bạn không thể hối thúc nó chỉ bằng cách bảo nó, hạy thay đổi môi
trường, và Queen of Cups sẽ tự biến đổi cho phù hợp.

Tất cả các bậc Queens đều ít khi là người bi lụy vào tình cảm, đặc biệt với bộ Cups. Với sự hiểu biết và
khả năng nắm bắt nhân tâm, một vài Queen of Cups có thể diễn trò giả mèo khóc chuột, xoay người
khác như chong chóng. Nếu họ “nhường bước” một chuyện gì đó, câu thường thấy ở họ sẽ là “không
đáng”, động thái của họ sẽ là làm ngơ, bỏ qua. Điều này thường thấy ở cung Cự Giải, và thật ra cũng là
biểu hiện của cái tôi cao ngạo.

Một điều nữa ảnh hưởng đến thái độ của Queen Cups là bởi Nước là nguyên tố bị động, họ thường
không tự mình bộc lộ những phẩm chất cá nhân, mà phải qua một biến cố, vấn đề hoặc môi trường tập
thể nhất định mới làm cho Queen of Cups thể hiện ý chí chủ quan cá nhân. Tức là, cũng cùng ý như trên,
khi có một tác động (trigger/mắc kẹt) thì mới thấy được họ phản ứng với điều kiện, dù có BIỂU HIỆN hay
không. Nên nhớ, phản ứng ntn và biểu hiện ra làm sao, vốn là hai chuyện hoàn toàn khác biệt.

8 - Một vài câu hỏi luyện tập để phân biệt và thuần thục Court:

Chúng ta nên phân biệt ra sao với Page Cups về chuyện "vì người chứ không vì mình"; và King Cups về
chuyện "thấu triệt lòng người nhưng "điều khiển họ""? Đặc tính "bị nước nhấn chìm" thật ra trong
Knight Cups cũng có. Nhưng nếu KnoC là chơi đùa vs cảm xúc và có thể bị dội ngược, thì QoC là người lấy
lùi để tiến. Một Queen luôn tượng trung cho sự trưởng thành về cảm xúc (vs Queen of Cups) chứ ko
phải là người lùi, lùi nữa, lùi mãi.

9 – Case mẫu:

Tình cảm của người đó dành cho tôi ntn?Ace of Cups – 10 of Cups – Queen of Cups

Querent là nữ, “người đó”là thầy dạy cho Q. Khóa học này là piano ở nhạc viện và đã kéo dài được sáu
tháng, khóa học này có tính dài hạn và luân phiên giáo viên. Đây là giáo viên thứ hai đứng lớp, học lên
cao nhưng không bằng cấp, không đặt nặng về áp lực đầu ra. Q hỏi về tình cảm của thầy dạy cho mình.
Các bạn có thể giải đáp dưới cmt hoặc tự chiêm nghiệm cho riêng mình.

Bộ Victorian Fairy tarot: Queen of Summer. Trong cỗ bài này, quy ước bộ Cups thuộc về mùa hè, tư thế
ngồi thoải mái của Queen Cups và hoa lá rực rỡ quấn quanh ngai.

Bộ Vampyres Tarot: người phụ nữ đẹp, đẹp mê mẩn.

Bộ Nicoletta Ceccoli là bộ hiếm hoi vẽ Queen of Cups ĐỨNG thay vì ngồi trên ngai. Hình ảnh Hậu Cups
giao tiếp vs một con cá lơ lửng khắc họa về thế giới lãng mạn không có thật, đồng thời thể hiện nhu cầu
giao lưu cảm xúc của Hậu Cốc với môi trường ngoài, và cũng chính là nguy cơ của Hậu Cups. Nhu cầu
được mở lòng và trao đổi cảm xúc (mạch nước luân chuyển), nhưng nếu giao lưu với một nhóm quá lớn,
Hậu Cốc sẽ bị ngợp bởi quá nhiều tính hiệu nhiễu từ mọi người, nói cách khác là phải gánh quá nhiều
cảm xúc từ số đông. Ngoài ra trong Nico, tất cả những vương miện của con Hậu lộng lẫy hơn King một
vạn lần, nên mình nghiêng về việc nó nhấn mạnh vai trò của Queen nhiều hơn King. Vì ngay cả trong
Nico các nhân vật nam xuất hiện rất ít và nữ chiếm phần nhiều hơn.

Ở đây nó khá tương ứng vs hình tượng a beautiful, dreamy woman.

You might also like