You are on page 1of 20

qwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwe

rtyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyui
opasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopas
dfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfgh
CARL JUNG TỪ VÔ THỨC TẬP THỂ
jklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzx
ĐẾN NHỮNG GIẤC MƠ HUYỀN
DIỆU TRONG TA ROT
cvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbn
mqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqw
Trích từ cuốn TAROT VÀ TÂM LÝ HỌC

ertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwerty
4/1/2016

uiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiop
asdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdf
Dương Nguyễn & Philippe Ngo

ghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjk
lzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxc
vbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbn
mqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqw
ertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwerty
uiopasdfghjklzxcvbnmrtyuiopasdf
CARL JUNG TỪ VÔ THỨC TẬP THỂ ĐẾN NHỮNG
GIẤC MƠ HUYỀN DIỆU TRONG TA ROT

(Có tổng cộng 13 kỳ, chia lại thành 18 chương, xuất bản
trong cuốn Tarot và Tâm Lý Học, bạn đang đọc bản nháp
của 5 kỳ đầu tiên)

Kỳ 1: NHỮNG LIÊN QUAN GIỮA CARL JUNG VÀ TAROT

“ Bất cứ ai muốn hiểu được tâm thức của con người cần phải tránh xa tâm lý
học thực nghiệm. Anh ta cần phải từ bỏ khoa học, cởi chiếc áo hàn lâm, chia
tay với nghiên cứu của mình, sau đó anh ta cần rong ruổi khắp thế giới. Anh ta
cần đi tìm từ bên trong thế giới trái tim của con người. rồi trải qua những sợ
hải trong nhà tù, trong những nhà thương điên và nơi những quán rượu, trong
nhà thổ cả những sòng bạc sát phạt nhau, trong những mỹ viện làm đẹp, thị
trường tài chính, các cuộc hội thảo các nhà thờ, những cuộc đấu khẩu, những
nhóm tôn giáo quá khích, trong tình yêu và cả những hận thù, tronh những đam
mê dưới nhiều chiều kích của con người. Chỉ có thế anh ta mới tìm thấy những
kiến thức thực tế và phong phú hơn rất nhiều so với những cuốn sách dày cộm.
Và như thế anh ta sẽ biết cách chữa bệnh với những kinh nghiệm bằng chính
lương tâm của con người. (Carl Jung- Các học thuyết tâm lý học nhân cách –
tác giả Nguyễn Thơ Sinh)

Từ quan điểm trên của Carl Jung về một nhà tâm lý học, một người chịu trách
nhiệm chữa lành những vấn đề về tâm lý cho những người cần họ. Nó có một sự
dường như trùng khớp về ý nghĩa đối với những người giải bài Tarot, người sẽ
giúp cho những những tâm hồn rối rấm, cần một hướng đi, cần tìm đến chính
cái họ cần nhất.
“ Thế giới từ trái tim của con người” đương nhiên nó là cụm từ không chỉ
dành cho những người hoạt động tâm lý, mà nó còn có ý nghĩa cần thiết cho
những người giải bài Tarot. Nếu một người giải bài Tarot không thật sự lắng
nghe những thỉnh cầu từ trái tim của những tâm hồn cần giúp đỡ, thì làm sao có
thể cảm nhận được những huyền bí mang đến từ những lá bài Tarot. Khi một
người giải bài tarot thật sự lắng nghe những lời nói, những khúc mắc của những
người cần giúp đỡ, lúc ấy hình thành một sự kết nối nhiệm màu của những kiến
thức cổ xưa chứa đựng trong những lá bài Tarot để giúp tìm ra những tiên đoán
từ một thế giới tâm linh huyền diệu. Và chỉ khi ấy người giải bài mới thoát khỏi
được những rào cản khác tránh trở thành những cái máy khô khan, cứng nhắt
trong những vấn đề tâm linh. Chỉ khi đó người giải bài mới thật sự xử dụng
được chính lương tâm của bản thân mình để thấu hiểu những điều được truyền
đạt từ những lá bài Tarot.

Điều này không đồng nghĩa người sử dụng Tarot là một nhà tâm lý và một nhà
tâm lý là người hiểu hết về Tarot. Nhưng nó mang một ý nghĩa Tarot, tâm lý và
tâm linh có một sự đan xen chặc chẽ với nhau để tạo nên những điều nhiệm màu
từ những kiến thức cỗ xưa được truyện đạt lại. Cũng qua đây ta cảm nhận được
có một sợi dây liên kết nào đó giữa những lý thuyết của Carl Jung và Tarot.

Khi điểm lại tiểu sử của Carl Jung ta thấy rằng ông được sinh ra và lớn lên trong
một gia trình tri thức, ông được đầu tư vào ngôn ngữ và văn chương ngày từ bé,
ông có khả năng đọc hiểu được cả những văn kiện bằng chữ viết cổ xưa, kể cả
kinh Phạn, ngôn ngữ bản gốc của kinh thánh Ấn giáo. Điều này cho thấy việc
tiếp xúc và hiểu về những tri thức của Tarot đối Carl Jung cũng không phải là
một điều quá khó khăn. “Vào ngày 16 tháng 9 năm 1930, Jung đã viết cho bà
Eckstein:“Vâng, tôi biết về Tarot. Theo như tôi biết đó là một kiểu bài cổ xưa
đầu tiên được lịch sử ghi nhận lại và từng được người dân du mục ở Tây Ban
Nha sử dụng. Chúng còn được dùng cho mục đích bói toán.” (Carl Jung và
Tarot – Tarot huyền bí – tác giả Philipe Ngo)
Ở một khía cạnh khác trong số những họ hang của Carl Jung có cả những người
được coi như là có tâm thức kỳ quặc, nhưng ông luôn chấp nhận họ. Ông say
mê thích thú với giả kim thuật, với biểu tượng, với tâm linh, thần thoại , tôn
giáo, và triết học …

Carl Jung còn được xem như là bậc thầy của chủ nghĩa biểu tượng học, với
những khiến thức uyên thâm về các phúc âm ngoài hệ thống Cơ Đốc giáo, thuật
giả kim, kinh Do Thái cổ, cũng như khiến thức uyên thâm của của Ông về Phật
giáo và Ấn giáo, đã giúp Carl Jung trình bày rõ ràng và tuyệt vời nhất về vô
thức qua hình thái biểu tượng. Qua đây một lần nữa ta nhìn nhận một sự liên
quan mật thiết giữa Carl Jung và Tarot.

Một điều rất hiển nhiên ý nghĩa của những lá bài Tarot được mã hóa bằng hệ
thống biểu tượng, thông qua hệ thống biểu tượng ấy ta có thể thâm nhập vào
một thế giới tâm linh huyền ảo (vô thức) để đưa ra những giải đoán liên quan
đến những vấn đề trong thực tại, trong khi đó chính Carl Jung là người mở lối
một cách rỏ ràng nhất trong lý thuyết của ông từ những biểu tượng đến cái thế
giới nội tâm sâu thẩm của con người.

Sự kết nối giữa những lý thuyết Tâm lý học của Carl Jung và Tarot là như thế
nào? Những diễn giải trong Tarot có liên quan như thế nào đến lý thuyết của
Carl Jung? Là câu hỏi sẽ được giải đáp ở kỳ sau.

Kỳ 2: Carl Jung, Tarot và những biểu tượng

“Biểu tượng là khái niệm cơ bản cho mọi sự hoán đổi năng lượng giữa các tầng
ý thức của cuộc sống” – Willian Gray, Magical Ritual Methods

Biểu tượng luôn có một sức hút mê hồn đến nhiều nhà huyền học, những nhà
tâm lý học và những người nghiên cứu về Tarot.
Rõ ràng, ta thấy rằng có một sự tương quan giữa biểu tượng và tâm linh. Biểu
tượng giữ một vị trí quan trọng trong quá trình tiên đoán, cũng như nó giúp nhà
tâm lý định hình những cốt lỗi tâm lý của thân chủ.

Nếu như ở bài trước chúng ta đã thông qua những cơ bản về sự gắn kết từ tiểu
sử cuộc đời Carl Jung, những quan niệm tâm lý học của ông với những quân bài
Tarot huyền ảo. Ở kỳ này ta tiếp tục hành trình đến với những quan niệm cũng
như xoay quanh những trùng khớp về ý nghĩa biểu tượng học của những quân
bài Tarot với những lý thuyết về tâm lý của Carl Jung.

Carl Jung nói “ Cơ chế tâm lý cho việc chuyển đổi năng lượng là biểu tượng”-
Carl Jung – Pychic Energy. Theo quan điểm này của Jung ta thấy được sự quan
trọng của biểu tượng đối với việc chuyển đổi của những trạng thái, những ý
thức hay bản ngã của một thực thể tâm lý. Một bản ngã cũng có thể sẽ được mã
hóa bằng biểu tượng.

Trong khi đó ta có thể thấy gắn kết giữa Carl Jung, Tarot và biểu tượng một
cách rất huyền diệu.

Bởi ngay từ khóa “Biểu tượng” được hiểu như những hình ảnh mang ý nghĩa.
Mà theo Carl Jung thì biểu tượng có thể mã hóa cho bản ngã, cho một năng
lượng tâm linh, để giúp chuyển đổi năng lượng tâm lý trong một cá nhân. Và
ngôn ngữ biểu tượng giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong Tarot. “Tarot về
bản chất là môn biểu tượng học, chúng có cùng ngôn ngữ và ký hiệu” – A.E.
Waite. Ta thấy một sự đáp ứng qua lại giữa ý niệm biểu tượng của Carl Jung và
Tarot.

Mặt khác, biểu tượng là vấn đề then chốt như là cầu nói để gắn kết Carl Jung
với Tarot. Biểu tượng giúp ông đưa tâm lý tâm linh đến với mọi người gần hơn,
cũng như biểu tượng ẩn chứa trong Tarot giúp con người đến với những tri thức
cổ, những kinh nghiệm huyền bí của vũ trụ và đời sống tâm linh.
Carl Jung còn nói:“Chúng ta gọi là biểu tượng, một danh từ, một tên gọi hay
một hình ảnh tuy đã quen thuộc với ta hằng ngày, nhưng còn gợi lên những ý
nghĩa khác thêm vào ý nghĩa ước định hiển nhiên của nó. Biểu tượng gợi lên cái
gì mờ mịt, xa lạ hay tàng ẩn đối với ta” Thăm Dò Tìm Thức – Carl Jung

Một lần nữa Jung đã mang ý niệm “Biểu tượng” những hình ảnh mang ý nghĩa.
Để khẳng định một sự nhất quán trong lập trường tư tưởng của ông về tác động
của biểu tượng đến tâm lý của con người. Nếu như có một liên tưởng nào đó ở
đây, tôi xin được liên tưởng về sự gần gũi giữa lý thuyết của Jung đến với
những ý nghĩa biểu tượng của bài Tarot. Ta thấy rằng, những người giải bài sẽ
thông qua những biểu tượng được mang đến từ các lá bài để gợi nên hay tạo
một sự kết nói, và đạt được những tiên lượng chính xác vào ngữ cảnh tham gia
giải bài để tìm râ được cái để cần giúp đỡ.

Và nếu như đứng trên một quan điểm cá nhân hạn hẹp và những hiểu biết còn
non kém, tôi thấy rằng có một sự liên quan rất mật thiết giữa Carl Jung và
những lý thuyết của ông về tâm lý, tâm thần, hay tâm linh với những lá bài
Tarot. Có thể đã có một sự học hỏi nào đó từ Tarot để xây dựng nền tảng cho
những học thuyết của Carl Jung. Hay có thể, từ những học thuyết của Carl Jung
về những thần bí trong tâm lý con người, trong biểu tượng, giúp cho ý nghĩa của
Tarot được sáng tỏ hơn.

Nếu ta phân tích học thuyết của Carl Jung dưới cái nhìn của Tarot ta sẽ thấy rõ
hơn về mối tương đồng và tác động qua lại giữa Carl Jung và Tarot thông qua
ngôn ngữ biểu tượng. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là sự tương đồng ở mức độ như
thế nào?

Đầu tiên, khi nói đến học thuyết của Carl Jung ta sẽ thấy ông chia tâm thức con
người ra thành 3 phần. “Phần đầu tiên là cái tôi, trong đó Jung cho là bộ phận
ý thức của tinh thần. Phần thứ hai có liên hệ rất chặt chẻ với cái tôi là cỏi tiềm
thức cá nhân, bao gồm tất cả những gì không xuất hiện nhưng thuộc về bộ
phận ý thức, và khi cần sẽ có thể trở thành một phần của ý thưc. Cõi tiềm thức
cá nhân bao gòm ký ức được truy cập một cách tương đối dễ đàng dù đôi lúc
được chôn rất sâu.”( – Nguyễn Thơ Sinh – Các Học Thuyết Tâm Lý Học Nhân
Cách). Nếu như sử dụng Tarot như một công cụ biểu tượng, thì rõ ràng ta thấy
Tarot sẽ có tác dụng rất lớn đối với tiềm thức cá nhân, thông qua ngôn ngữ biểu
tượng. Ta đây có một sự liên kết giữa biểu tượng trong bài Tarot đến sự khơi
gợi ở cõi tiềm thức cá nhân để những điều được cất trong sâu thẩm tâm trí mỗi
cá nhân sẽ được thông hành lên ý thức một cách dễ dàng. Việc mang những
điều được cất giấu lên trên bề mặt của ý thức mang một ý nghĩa quan trọng giúp
mỗi cá nhân định vị được tâm thức của mình, hiểu rỏ điều mà sâu thẩm mình
đang cần. Từ đó đưa ra những lựa cho đúng nhất cho mình. Nếu như nhận định
này là đúng thì ta thấy được một phần nào đó sự gắn kết của biểu tượng trong
Tarot với học thuyết của nhà tâm lý. Nhưng sự gắn kết không chỉ nằm ở đó nó
còn thể hiện nhiều hơn nữa, bởi vì chúng ta chỉ mới bước vào khởi đầu của học
thuyết tâm lý Carl Jung mà thôi. Bởi theo kết cấu của Carl Jung tâm thức sẽ
gồm 3 phần ta vừa mới chỉ đề cập đến 2 phần vậy còn phần thứ 3 thì như thế
nào?

“Jung đã đưa vào một đại lượng thứ 3 khiến cho thuyết của ông gây được sự
chú ý của mọi người đó là cõi vô thức tập thể. Hiện nay nhiều người gọi cõi vô
thức tập thể là tâm thức di truyền, vốn là một bể chứa rất lớn, cất giữ trong đó
tất cả những kinh nghiệm chung của một chủng loại, một dạng kiến thức mỗi
chúng ta sau khi sinh ra đã được trang bị. Tuy nhiên những kiến thức này
thường không hiện lên trên bề mặt của ý thức.” (Nguyễn Thơ Sinh – Các Học
Thuyết Tâm lý Học Nhân Cách”. Ở ý niệm này ta cũng sẽ bắt gặp sự trùng khớp
với quan niệm hình ảnh mang tính chất huyền bí, những những bí mật cỗ xưa,
của nhiều thế hệ, của vũ trụ, của tôn giáo được ẩn dấu dưới dạng biểu tượng của
những lá bài Tarot. Điều này không có nghĩa Tarot mang cấu trúc của tâm lý,
nhưng nó có ý nghĩa quan trọng khi ta xét về mặt biểu tượng của Tarot giúp
việc tìm về vô thức tập thể (như theo quan niệm của Carl Jung), của một chủng
loại, của những thế hệ đi trước. Để tìm về một cõi tâm linh được truyền lại của
tổ tiên. Qua đây ta thấy được sự gắn kết một cách chặt chẽ của “biểu tường”,
“Tarot” và “ Học thuyết của Carl Jung”

Những điều trên cũng chỉ là giả thuyết, những phân tích, suy niệm mang tính
chất cá nhân. Bởi “Tarot” có vô vàng những điều huyền bí. Carl Jung và những
học thuyết của ông vẫn mang trên nó nhiều trường ý nghĩa khác nhau. Nhưng
tôi vẫn đặt niềm tin và hy vọng vào những suy niệm nhỏ nhoi của bản thân, để
có thấy được sự gắn bó, sự liên kết mật thiết giữa “Tarot”, “Học thuyết của Carl
Jung” và “Biểu Tương”.

Kỳ 3: Tarot và sự gợi nhớ những nguyên mẫu

“Nếu một họa sĩ chỉ có một màu, màu đỏ chẳng hạn, anh ta sẽ không thể vẻ
cây xanh. Nhưng nếu có màu vàng, đỏ, xanh và đen, anh ta có thể vẻ ra hàng
trăm màu sắc khác nhau vì anh ta có thể trộn chúng theo tỉ kệ khác nhau.” –
Thế giới của Sophie

Nếu như ở kỳ trước ta cố tìm ra điểm chung giữa “Carl Jung”, “Tarot” và “biểu
tượng”. Nhận diện sự tương tác qua lại giữa “biểu tượng” “Tarot” và “Học
thuyết Carl Jung” thì lần này ta lại tiếp tục cuộc hành trình để minh chứng cho
sự khắn khích giữa “Tâm lý học của Carl Jung” và “Tarot”.

Nếu ta hiểu rằng “biểu tượng” là những hình ảnh mang ý nghĩa, vậy câu hỏi đặt
ra là ý nghĩa đó từ đâu ra? Nó được cấu thành như thế nào? Và tại sao nó có thể
cấu thành ý nghĩa? Ý nghĩa nó giống nhau hay khác nhau? Nó chiụ sự chi phối
như thế nào bởi ý thức con người ?
Rõ ràng luôn có rất nhiều, rất nhiều bí ẩn xung quanh chúng ta, nó luôn mang
trong mình những sự kỳ bí, để kích thích sự tò mò và vô vàng câu hỏi sẽ được
đặt ra. Tâm lý học của Carl Jung và Tarot cũng thế, luôn mang những ẩn chứa
để ta khám phá. Vì chính khi khám phá được những cái mới có nghĩa cũng là
khám phá được những tiềm năng của chính bản thân ta.

Và ở kỳ này, trên con đường tìm kiếm những liên quan tương tác của Carl Jung
và Tarot ta lại lần mò tìm đến những thứ thuộc về ta và đã bị ta che dấu, hay vô
tình được tống vào vô thức một cách không lý do. Và những thứ tưởng chừng
như đã mất ấy lại được gợi ra nhờ hình ảnh và biểu tượng bởi những quân bài
Tarot một cách kỳ diệu. Vậy những thứ ấy là gì?

Trả lời cho câu hỏi này đó chính là “nguyên mẫu”. Và câu hỏi sẽ lại được đặt ra
vậy nguyên mẫu là gì?

Nguyên mẫu theo từ điển của tiếng Việt nó là: “vật vốn có từ trước được dùng
làm mẫu. Người, việc có thực ngoài đời được dùng làm mẫu để xây dựng hình
tượng hoặc phản ánh vào tác phẩm” đó là theo mặt ngữ nghĩa của tiếng Việt.
Còn theo Carl Jung thì nguyên mẫu trong tâm lý sẽ được ông hiểu là “ Nội dung
của những ảnh hưởng đến từ cõi vô thức tập thể được gọi là những nguyên mẫu.
Carl Jung còn gọi chúng là tâm thức hệ chủ quản, bao gồm những biểu tượng,
hoặc những hình ảnh huyền thoại hay những hình ảnh nguyên thủy. Tuy nhiên
thuật ngữ nguyên mẫu được ông sử dụng nhiều nhất. Theo Carl Jung, nguyên
mẫu chính là xu hướng tâm thức không cần được học nhưng được sử dụng như
một kênh chung để con người khắp nơi trên hành tinh có những kinh nghiệm
tâm lý hiện tượng rất giống nhau.” – Các học thuyết tâm lý học nhân cách –
Nguyễn Thơ Sinh. Ta thấy trong quan niệm này của Carl Jung thì nguyên mẫu
có liên quan rất mật thiết với vô thức tập thể, và nó có tác dụng biểu tưởng hóa
rất cao. Chính “nguyên mẫu” hình thành được dùng để giải thích sự hình thành
nhân cách của cá nhân. Và nó cũng giải thích những bí ẩn của cá nhân mà
không do ý thức xác lập.

Đó là “nguyên mẫu” trong học thuyết của Carl Jung, và nếu ta sử dụng ý nghĩa
“nguyên mẫu” trong học thuyết này để giải thích những hình ảnh biểu tượng của
Tarot, thì ta sẽ thấy được phần nào trùng khớp và mang ý nghĩa chung.

Như đã nói ở trên thì “nguyên mẫu” là một trong những phần cấu tạo nên nhân
cách của mỗi cá nhân. Nhân cách ấy một phần sẽ được phô diễn bên ngoài, cũng
như những cái được dồn nén che dấu trong cỏi vô thức cá nhân, hay những cái
được mặc định sẵn từ tổ tiên, giống loài trong vô thức tập thể. Nếu ta sử dụng
phương diện này để áp lên những lá bài Tarot, thì những lá Tarot cũng sẽ là sự
biểu hiện của những “nguyên mẫu” để tạo nên hình tượng. Nó chứa đựng những
nguyên mẫu bí tích cổ xưa, hay huyền thoại, những giáo lý trong tôn giáo. Để
rồi trong những hoàn cảnh cụ thể những lá bài Tarot sẽ khơi gợi lại những
huyền bí từ những nguyên mẫu mà nó chứa đựng. Từ đó, đáp ứng cho cho
những kết nói với người đọc bài Tarot, cũng như khơi lại hình tượng của
nguyên mẫu mà nó ẩn chứ trong vô thức tập thể của mỗi cá nhân. Rất có thể
thông quá sự kết nói này mà hình thành nên những trường tâm linh huyền diệu,
và mang đến những tiên đoán vượt lên trên những rào cản của ý thức. Nó sẽ thể
hiện những kinh nghiệm cổ xưa của tổ tiên được ẩn dấu trong những lá bài, mà
chỉ khi ta thật sự rộng mở thì những nguyên mẫu mới nhận diện được nhau và
xác nhập vào nhau tạo nên điều kỳ bí.

Ta có thể điểm qua những nguyên mẫu trong tâm lý của Carl Jung hay là những
yếu tố hình thành một phần nhân cách một cá nhân nó bao gồm: Nguyên mẫu
tình mẹ, nguyên mẫu năng lục siêu nhiên, nguyên mẫu bóng tối, nguyên mẫu
mặt nạ, nguyên mẫu âm tính và nguyên mẫu dương tính, nguyên mẫu gia đình,
nguyên mẫu trẻ em, nguyên mẫu phá đám nguyên mẫu thượng đế, nguyên mẫu
lưỡng cực... Khi ta sử dụng lý thuyết tâm lý của Carl Jung để giải nghĩa cho
những quân bài Tarot ta sẽ nhận thấy một sự nhất quán giữa “Tarot” và “Học
thuyết tâm lý học của Carl Jung”. Và nếu nhìn nhận ở một khía cạnh tích cực ta
có thể nói rằng Tarot mang trên mình những điều thần bí có tác dụng chữa lành
những vết thương tâm thần. Hay một phương hướng khác ta có thể thừa nhận
rằng Học thuyết tâm lý học của Carl Jung đã góp phần giúp mọi người hiểu rõ
hơn về Tarot. Tarot là những điều thần bí, những khía cạnh của tâm linh có một
cơ sở biện luận chặc chẽ, có những lý luận thích đáng chứ không mang màu sắc
của sự lừa gạt hay mê tín.

Cũng như những điều tôi cố chứng minh trong bài luận này không phải là
những ngụy biện mang tính chủ quan của cá nhân tôi. Bởi nếu ta lần tìm lại
những những luận điểm đầu tiên, ta sẽ nhận thấy rằng Carl Jung là một nhà tâm
lý, một nhà khoa học tôn trọng tâm linh, những điều thần bí. Carl Jung xây dựng
cho học thuyết của ông những tri thức mang tính phân tích nhưng cũng mang
hơi thở của tâm linh.

Như ta đã biết Carl Jung là người có kiến thức sâu và rộng về giả kim thuật, về
tôn giáo, về những điều cổ xưa... ông cũng trải nghiệm nhiều điều thần bí như
những lần thị kiến, những lần sống lại từ cõi chết điều này càng chứng tỏ rằng
giữa Carl Jung và Tarot có một mói quan hệ rất gắn bó rất đặc biệt.

Cũng chính Carl Jung trong những lần chia sẽ ông thừa nhận mình biết một ít
về Tarot, ông có tìm hiểu về Tarot và công nhận những giá trị của Tarot. Từ đây
nếu ta suy luận ngược lại rõ ràng Tarot cũng đã có những tác động nhất định
trong nên tảng tâm lý học của Carl Jung. Để có thể nói lại một lần nữa nói rằng
Tarot chứa đựng những nguyên mẫu, và cũng chính nguyên mẫu trong Tarot sẽ
gợi nhớ về những nguyên mẫu theo nền tảng tâm lý học của Carl Jung.

Nguyên mẫu sẽ được gợi nhớ như thế nào? Và nó có sự trùng khớp như thế
nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ở kỳ sau.
Kỳ 4: Nguyên mẫu của Carl Jung và những bí ẩn phía sau
mỗi lá bài Tarot

“Bạn có thể e dè thám hiểm vùng bờ biển châu Phi tới phía Nam, nhưng đi về
phía Tây thì không có gì ngoài sự sợ hãi, những gì không được biết tới không
phải là “biển của chúng ta” mà là đại dương của những bí ẩn, Mare
Ignotum”– Tấm gương bị lãng quên– Carlos Fuentes

Tarot mang theo những bí ẩn vô biên về huyền học, về những tiên tri và những
thần bí để luôn khiến người khác tò mò về nó. Cũng như những tư tưởng lý
thuyết của Carl Jung có thể làm người khác khó hiểu tuy nhiên những lý thuyết
ấy luôn mang đến một sự khám phá mới nơi chính bản thân ta, từ những bí ẩn
sâu thẩm trong tâm hồn ta. Và khi kết nối giữa lý thuyết của Carl Jung và những
huyền bí của Tarot ta sẽ đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác để khám phá những
điều thuộc về chính ta, sẽ bắt gặp những thứ ta đang cần lời giải đáp.

Trong những phân tích của kỳ trước ta thấy rằng trong lý thuyết của Carl Jung
một trong những yếu tố cấu thành nên nhân cách của một cá nhân là những
nguyên mẫu. Nguyên mẫu giữ vai trò quan trọng trong việc định hình chiều sâu
tâm lý, cũng như góp phần hoàn thiện mỗi bản thân. Nguyên mẫu theo Carl
Jung là những biểu trưng, biểu tượng hay huyền thoại được truyền lại từ tổ tiên
mà tâm thức không cần học tập một cách không chủ đích, mà được sử dụng
như một kênh chung để kết nối mọi người trên hành tinh này có cùng một kinh
nghiệm tâm lý hiện tượng gần giống nhau. Cũng theo Carl Jung thì nguyên mẫu
gồm có: Nguyên mẫu tình mẹ, nguyên mẫu năng lực siêu nhiên, nguyên mẫu
bóng tối, nguyên mẫu mặt nạ, nguyên mẫu âm tính và nguyên mẫu dương tính,
những nguyên mẫu phụ khác...ở kỳ này ta cùng nhau đến với những nguyên
mẫu ấy cùng với những bí ẩn sau mỗi lá bài Tarot.
Mỗi bộ bài Tarot sẽ có 78 quân bài chứa đựng những bí mật rất khác nhau ở
mỗi lá bài. Nhưng mỗi bộ bài sẽ được chia ra làm hai phần chính là: Major
Arcana còn gọi là bộ ẩn chính, mang ý nghĩa về những chủ đề chung, chứa đựng
những nguyên mẫu cụ thể để khơi gợi lại tâm thức chung hay vô thức tập thể ở
mỗi người. 56 quân bài còn lại được gọi là Minor Arcana hay bộ ẩn phụ mang ý
nghĩa về những vấn đề thực tiển hằng ngày, những vấn đề mang tính cá nhân
đơn lẽ. Như đã nêu ở trên thì mỗi quân bài trong bộ bài Tarot mang đến những ý
nghĩa huyền bí riêng nó, nhưng trong phạm vi bài này ta đang tìm đến khía cạnh
những nguyên mẫu liên quan đến học thuyết tâm lý học của Carl Jung do đó để
thấy được một cách cụ thể và rỏ nét ta chỉ phân tích ở những quân bài thuộc bộ
ẩn chính (Major Arcana).

Trước tiên về mặt ý nghĩa của những lá bài trong bộ ẩn chính (Major Arcana)
thường được hiểu như là hành trình của một sự trưởng thành, sau những bài học
cơ bản, những vấp ngã thì ta hoàn thiện hơn, cân bằng bản thân mình hơn. Cũng
có những hệ thống chia bộ ẩn chính thành 3 phần với mỗi phần sẽ là một bài
học riêng sẽ đạt được. Phần đầu tiên sẽ là những bài học về kỹ năng cơ bản,
phần tiếp theo sẽ là những bài học nhờ sự trải nghiệm của bản thân, phần cuối
cùng sẽ là những bài học sau những thất bài. Xuyên suốt 22 lá bài sẽ là một quá
trình nối tiếp trong cuộc sống. Điều này cũng có nghĩa mỗi lá bài là một bài học
được tái hiện lại thông qua biểu tượng và những hình ảnh. Mỗi lá bài còn chứa
đựng trong đó những bí ẩn cổ xưa, những tri thức về thuật giả kim, những niếm
tin tôn giáo, những huyền thoại về Ai Cập, hay Hy Lạp...

Thông qua ý nghĩa của mỗi quân bài trong bộ ẩn chính (Major Arcana) ta thấy
được sự vô cùng rộng lớn của tri thức được ẩn chứa trong Tarot. Nhưng một
trong những điều quan trọng ta sẽ được tiếp cận từ những ý nghĩa của mỗi quân
bài đó chính là những nguyên mẫu tâm lý. Những nguyên mẫu này đáp ững
trùng khớp với những nguyên mẫu tâm lý trong học thuyết tâm lý học của Carl
Jung. Cũng chính những nguyên mẫu này giúp liên tưởng đến vô thức tập thể
trong mỗi cá nhân. Từ đó, những nguyên mẫu trở thành tham chiếu cho những
lý giải xung quanh những trải bài Tarot, mang đến những lý luận chặc chẻ trong
những lời tiên đoán.

Một câu hỏi sẽ đặt ra là nội dung của những nguyên mẫu như thế nào? Và bây
giờ ta hãy cùng đến với từng nguyên mẫu thông qua những quân bài trong bộ ẩn
chính.

Đầu tiên ta sẽ đến với nguyên mẫu tình mẹ, đây là một trong những nguyên mẫu
cơ bản hàng đầu của mỗi cá nhân. Đây cũng là một nguyên mẫu quan trọng
hàng đầu trong học thuyết của Carl Jung, ông cho rằng tất cả mọi thế hệ tiền
thân của chúng ta điều có một người mẹ. Phần lớn con người không thể sống
thiếu được sự liên hệ với nguồn cung cấp, chăm sóc từ mẹ trong thời gian còn là
trẻ sơ sinh. Do đó trong hành trình làm người, trong mọi nền văn hóa hình ảnh
người Mẹ luôn là một hình ảnh quan trọng bậc nhất.

“Nguyên mẫu tình mẹ là một khả năng nhận diện tất cả những quan hệ liên đới
với ấn tượng người mẹ. Đây là một nguyên mẫu được cài đặt trong hệ tâm lý
của mỗi cá nhân. Và tuy không nhận điện được nguyên mẫu này, chúng ta vẫn
không phủ nhận được cảm xúc và khuynh hướng tìm về hình ảnh người mẹ vĩ
đại dưới nhiều hình thái khác nhau.Nhất là nhiều hành vi của chúng ta được cá
nhân hóa qua hệ thống của nguyên mẫu tình mẹ” – Các học thuyết tâm lý học
nhân cách – Nguyễn Thơ Sinh

Trong bộ ẩn chính của bộ bài Tarot ta sẽ tiềm được nguyên mẫu về tình mẹ ở
hai quân bài the High Priestess và the Empress (hệ thống Rider Wate Smith). Ở
hai quân bài này là sự kết hợp những hình tượng liên quan đến tình mẹ, nó cũng
là những bài học cơ bản cho cả một quá trình, người mẹ thiên nhiên, người chịu
đựng và luôn giúp đỡ ta. Hình ảnh về mẹ là hình ảnh rất đỗi quen thuộc với mỗi
cá nhân. Các nhà huyền học đã rất tài tình khi dùng những chi tiêt đặc trưng của
hình ảnh người mẹ để mã hóa trong hai quân bài này. Cũng chính sự tài tình đó
khi ta sữ dụng những luận điểm về tâm lý của Carl Jung thì ta sẽ nhận được một
sự trùng khớp một cách hoàn mỹ. Từ những hình ảnh, sẽ gợi ta nhớ về những
biểu tượng, rồi từ những biểu tượng chung kết nói với nguyên mẫu tình mẹ hình
thành sợi dây liên lạc giữa ý thức và vô thức tập thể để tìm về những điều đang
khao khát một lời giải đáp về một tình mẹ thiên liên. Sự mã hóa diệu kỳ mang
đến những ý nghĩa rất riêng trong mỗi hoàn cảnh khác nhau, nhưng điều ta đáng
quan tâm ở đây là quân bài được giải thích một cách chặc chẽ thông qua học
thuyết tâm lý của Carl Jung.

Sau nguyên mẫu về tình mẹ sẽ là nguyên mẫu về năng lực siêu nhiên. Trước khi
hiểu về nguyên mẫu này ta cần hiểu rằng nguyên mẫu hoàn toàn không có
nguồn gốc sinh học. Nguyên mẫu là những nhu cầu mang thuộc tính tinh thần.

“Trong các xã hội nguyên thủy, biểu tượng dương vật không phải luôn mang
màu sắc tính dục. Theo Carl Jung thì đây là một biểu tượng của mana, hay còn
gọi là năng lực siêu nhiên. Những biểu tượng này thường được xuất hiện khi
con người có nhu cầu cần đến sự trợ giúp của nguồn năng lực siêu nhiên.”

Như vậy, ta có thể hiểu rằng nguyên mẫu năng lực siêu nhiên nó thể hiện một
trong những nhu cầu sự giúp đỡ chỉ dẫn từ những người có quyền thế siêu
nhiên. Ta có thể bắt gặp hình ảnh thuộc nguyên mẫu này trong các quân bài the
Magician, the Emperos, the Hieroplant và the Chariot (hệ thống bài Rider Wate
Tarot). Đó là hình ảnh về sự nam tính, về sự thong thái hiểu biết, và nó cũng là
những bài học cơ bản vê người cha. Nó cũng mang đến những ý nguyện được
truyền tải từ năng lực của thiên nhiên. Nó chứa đựng những biểu tượng của của
sự thống thái và giúp đỡ những người cần sự giúp đỡ.

Bí ẩn về những nguyên mẫu là một bí ẩn vô cùng lôi cuốn đối với những người
tham gia giải bài Tarot. Và khi ta sử dụng những tri thức của tâm lý học để tham
chiếu cho những điều này, nó mang đến sự nhất quán một cách rất chặt chẽ.
Trong bài này ta vừa đến với những tri thức của hai loại hình nguyên mẫu đầu
tiên của Carl Jung và còn những nguyên mẫu kế tiếp ta sẽ cùng tìm hiểu trong
kỳ sau.

Kỳ 5: Nguyên mẫu của Carl Jung và những bí ẩn phía sau


mỗi lá bài Tarot (tiếp theo)

“Có cái gì đó như mặt trời trong chúng ta. Mặt trời mộc và lặn, đạt đến chóp
đỉnhvào buổi trưa và đi xuống vào buổi hoàng hôn. Đời sống của chúng ta
cũng đi theo một lộ trình tương tự như thế. Trước tiên chúng ta được chỉ
định bởi thế giới xung quanh mình. Khi chúng ta trưởng thành căn tính chân
thật của chúng ta xuất hiện từ thế giới nội tâm của mình và tìm cách diễn tả
trong con người chúng ta lựa chọn để trở thành. Trong nữa sau của cuộc đời
chúng ta chỉ định chính mình.” – Bản đồ tâm hồn Jung – Carl Jung

Ở kỳ trước ta đã đến với nguyên mẫu tình mẹ và nguyên mẫu năng lực siêu
nhiên, hai trong số những nguyên mẫu tâm lý trong học thuyết tâm lý của Carl
Jung. Như đã phân tích thì những nguyên mẫu có tác dụng là cầu nối giữa ý
thức với vô thức tập thể thông qua hệ thống biểu tượng. Những những quân bài
trong bộ ẩn chính của bộ bài Tarot với những biểu tượng được mã hóa bằng
huyền học, những tri thức cổ xưa, những bí tích là công cụ hữu dụng trong việc
đưa ta về với nguyên mẫu cụ thể để đến với vô thức tập thể và tìm ra những lời
đáp. Ở kỳ này, ta sẽ cùng đến với những nguyên mẫu còn lại trong hệ thống lý
thuyết của tâm lý học Carl Jung để một phần nào đó dựa trên cơ sở những
nguyên mẫu để làm sáng tỏ thêm nghĩa của những quân bài trong hệ ẩn chính.

Nguyên mẫu đầu tiên ta tìm hiểu trong bài này sẽ là nguyên mẫu bóng tối. Tính
dục và bản năng sinh lý cũng là những nhóm yếu tố được Carl Jung khảo sát và
chúng là một nhóm nguyên mẫu được ông gọi là nguyên mẫu “bóng tối”.
Nguyên mẫu này vốn được thừa hưởng từ tổ tiên tiền nhân loại, nhằm phục vụ
chủ yếu hai chức năng tồn tại và sinh sản.

“Đây là thái cực bóng tối của cái tôi. Đây là khu vực chất chứa những khả
năng đọc ác hằng học của con người. Nguyên mẫu bóng tối đại diện cho thuộc
tính thú vật của con người, thể hiện qua việc thiếu sự có mặt của tinh thần đạo
đức mà mỗi con người trong chúng ta ai cũng từng có. Điều này không phải là
xấu hay tốt, đơn giản là chúng ta trở về gần gũi hơn với tổ tiên của mình là thú
vật nhất là trong vận hành để sinh tồn là thú vật, nhất là trong vận hành để sinh
tồn. Chẳng hạn cọp mẹ đi săn là để nuôi con chứ không phải vì độc ác. Đây là
một hình ảnh khá khách quan vô tư nhưng qua lăng kính phát triển đạo đức của
con người đã trở thành tàn nhẫn, phi nhân tính, vì thế nguyên mẫu bóng tối là
nơi những điều kiện tự nhiên (gần gũi với thủy tổ là động vật thấp hơn)của con
người được cất giữ.” – Các học thuyết tâm lý học nhân cách – Nguyễn Thơ Sinh

Như vậy ta thấy rằng nguyên mẫu bóng tối là một điều tất yếu của cuộc sống,
nó hiện diện xung quanh chúng ta mà đôi khi vì ý thức đạo đức nó bị ta che dấu
hay lãng quên. Sự lãng quên này nó gây ra những khó khăn trong nội tại chính
bản thân ta. Và trong hệ ẩn chính của bộ Rider Wate Tarot chúng ta có thể tìm
thấy hình ảnh biểu tượng gợi nhớ về nguyên mẫu bóng tối thong qua các quân
bài the Devil, the Star, the Moon và the World. Những hình ảnh đặt trưng như
con rắn, những hình ảnh ma quỷ như những vật cản cánh cổng dẫn vào một hồ
nước. Những biểu tượng chứa những chiều sâu tâm lý giúp ta trở lại nhìn nhận
một cách rõ ràng hơn nguyên mẫu bóng tối thuộc về chính ta, thứ mà ta cứ đánh
vật để hòng bỏ đi, hoặc bị những ý thức đạo đức làm ta phải cố quên đi chúng.
Những nguyên mẫu bóng tối hiện diện trong quân bài cũng giúp ta biết điều ta
thật sự muốn già gì, điều gì cần sự cân nhắt nhất trong mỗi chúng ta.

Sau nguyên mẫu bóng tối chúng ta cùng đến với nguyên mẫu mặt nạ. Mặt nạ là
từ được dịch theo tiếng la tinh Persona. Mỗi chúng ta sẽ thường trang bị cho
mình một mặt nạ khi đối diện giao tiếp với thế giới. Tuy rằng ban đầu đay là
một nguyên mẫu nhưng sau khi chúng ta nhận diện đươc vai trò của nó thì nó
giúp trực tiếp chỉ đạo các ứng xử của con người. Vì thế càng ngày nguyên mẫu
mặt nạ đã trở thành có ý thức. Chúng ta cố trang bị cho mình một võ bọc để xã
giao.

“Đây là nguyên mẫu động viên chúng ta tạo ra một ấn tượng tốt đẹp mà mỗi
người chúng ta luôn luôn nhắm tới để mong hòa nhập một cách tối ưu nhất đối
với đời sống xã hội bên ngoài. Tuy nhiên một số cá nhân đi xa hơn mức chỉ
dừng lại một ấn tượng tốt đẹp. Họ kiến tạo một ấn tượng giả tạo mà một số
người đã sử dụng để điều khiển (đánh lừa) người khác. Tệ nhất là nhiều cá nhân
đã tin vào những ấn tượng ảo này do họ đã thiết kế. Và như thế họ sẽ chẳng còn
những tiêu chuẩn khách quan để diều chỉnh những giá trị tinh thần nhân văn
khác nơi họ.” – Các học thuyết tâm lý học nhân cách – Nguyễn Thơ Sinh

Đặt một giả thuyết rằng chúng ta sẽ thoát khỏi những khuông mẫu những ngôn
từ quy định của một số người đi trước, và đủ niềm tin vào lý thuyết của Carl
Jung có lẽ ta sẽ nhìn nhận được những hình ảnh của những lá bài Hermit, the
Death và the Tower trong bộ ẩn chính thuộc bộ bài Rider Wate. Những quân bài
bao hàm trong đó một sự che dấu về những điều khác. Nó nêu lên nhiều chiều
kích mới trong tư tưởng của mỗi người. Nguyên mẫu mặt nạ và những và những
quân bài Tarot tôi tạm gọi là giúp ta tìm về nguyên mẫu này vẫn ẩn chứa những
bí ẩn vô cùng trong vô thức chung của mỗi người.

Một nguyên mẫu khác cũng hết sức quan trọng là nguyên mẫu âm tính và
nguyên mẫu dương tính. Nó thể hiện vai trò của nam giới và nữ giới, vai trò này
đi liền với cấu trúc cơ thể và những đặc tính giới tính rất cụ thể.

“Trong mọi xã hội nguyên sinh, điều kỳ vọng và mong đợi nơi vai trò của phái
nam và phái nữ là rất thực với những tiêu chuẩn rất khác nhau. Phần nhiều
những vai trò này được xác định dựa vào chức năng sinh sản và nuôi dưỡng
chăm sóc con cái. Theo năm tháng, những kỹ năng liên hệ đến sinh sản và chăm
sóc con cái đã trở thành những công việc mang tính truyền thống phân công
cho phái nam và phái nữ một cách rất rạch ròi.

Đến hôm nay trong tư duy và ứng xử, con người vẫn còn đem theo những giá trị
truyền thống ấy. Chẳn hạn như phụ nữ phải được coi là nhu mì, chịu khó, giàu
lòng nhân ái, có những kỹ năng chăm sóc con cái. Nam giới được khuyến khích
trở thành mạnh mẽ, can đảm, không nên có những cảm xúc, nhất là khả năng
đem lại tài chính cho gia đình” – Các học thuyết tâm lý học nhân cách –
Nguyễn Thơ Sinh.

Nếu ta đủ một niềm tin mạnh mẻ vào học thuyết của Carl Jung thì ta sẽ lại thấy
rằng cũng chính những lý giải của ông về nguyên mẫu nam tính và nguyên mẫu
nữ tính nó trùng khớp với những biểu tượng trong quân bài Stength và Justice
trong bộ ẩn chính của bộ Rider Wate Tarot là đại điện của nguyên mẫu nữ tính.
Còn quân bài the Hangeman cũng trong bộ ẩn chính của bộ bài Rider Wate
Tarot là biểu tượng của nguyên mẫu nam tính.

Và cũng chính Carl Jung khi phân tích về nguyên mẫu nam tính và nguyên mẫu
nữ tính ông đã nói “con người đã sử dụng và phát huy một nữa khả năng tiềm
tàng của mình” ý của Carl Jung là ta có thể tìm thấy một phần nguyên mẫu nữ
tính trong một người nam, hay ngược lại là tìm ra phần nam tính trong vô thức
của người nữ. Một lần nữa Tarot lại lý giả đúng ý của Carl Jung thông qua quân
bài the Sun và Temperace trong bộ ẩn chính của bộ bài Rider Wate Tarot. Nó là
sự hiện diện của yếu tố lưỡng tính. Hay ta nói một cách khác thông quan những
quân bài Tarot ta có thể tìm về với vô thức tập thể và khơi lại phần nguyên mẫu
thuộc về giới tính nơi mỗi cá nhân.

Ngoài những nguyên mẫu ta đã cũng tìm hiểu thì còn những nguyên mẫu phụ
khác cũng sẽ liên quan rất mật thiết với Tarot, cũng như ngoài bộ ẩn chính thì
bộ ẩn phụ cũng chứa đựng những biểu tượng mang hình ảnh rất riêng về nguyên
mẫu, nhưng với khả năng hạn hẹp của bản thên tôi sẽ cố gắng tìm hiểu nhiều
hơn để có những bài tham khảo tốt hơn nữa về Carl Jung và Tarot.

Và đây cũng là một suy nghĩ một nhìn nhận của riêng tôi mang tính chất tham
khảo, nó cần được khảo cứu nhiều hơn, và tôi sẽ cố gắng trao dồi để hoàn thiện
nó.

Bí ẩn về tâm lý trong Tarot cũng như những hòa quyện tâm linh trong học
thuyết tâm lý của Carl Jung sẽ luôn là đề tại rộng mở để chúng ta cùng khám
phá.

Đón xem chương sau …

You might also like