You are on page 1of 11

Trường ĐH Y Dược Hải Phòng Chương trình đào tạo Y khoa dựa trên năng lực

Bộ môn Nội Module: Thực hành Nội khoa 2

TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ


BỆNH NHÂN ĐAU KHỚP
ThS. Trịnh Hồng Nhung
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Áp dụng các kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở để giải thích các biểu
hiện lâm sàng (cơ năng, thực thể) và đưa ra các chẩn đoán tiềm năng cho bệnh
nhân bị đau khớp.
2. Giải thích cơ sở chỉ định, mục đích chỉ định, phân tích và áp dụng kết quả các
thăm dò cận lâm sàng cơ bản cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh nhân bị đau
khớp.
3. Áp dụng được các kiến thức về khoa học lâm sàng và y học chứng cứ để đưa
ra chẩn đoán xác định bệnh gây đau khớp.
4. Xây dựng được kế hoạch điều trị bệnh nhân bị đau khớp dựa trên y học chứng
cứ.
5. Phân tích được các yếu tố để theo dõi điều trị, tiên lượng và phòng bệnh bệnh
nhân bị đau khớp.
NỘI DUNG
I. ĐẠI CƯƠNG
Trong thực tế lâm sàng, đau xương khớp là chứng bệnh rất thường gặp.
Đôi khi bản thân bệnh nhân cũng khó xác định là mình đau ở cơ, xương hay
khớp hoặc thần kinh. Nguyên nhân của chứng này khá đa dạng, có thể là biểu
hiện của nhiều bệnh, nhiều hội chứng hoặc có nguyên nhân tâm lý. Nhiệm vụ
của người thầy thuốc là xác định chính xác triệu chứng, vùng tổn thương, mức
độ trầm trọng để có hướng xử trí: có thể điều trị ngay tại cơ sở hoặc gửi bệnh
nhân đến các cơ sở chuyên khoa để xác định chẩn đoán và điều trị.
Muốn vậy, người thầy thuốc phải hỏi bệnh sử và tiền sử tỉ mỉ, khám xét
toàn thân và các bộ phận hết sức cẩn thận. Các xét nghiệm cơ bản đơn giản
(máu, nước tiểu) có giá trị định hướng nguyên nhân. Trong số đó, xét nghiệm về

Tài liệu học tập


Trường ĐH Y Dược Hải Phòng Chương trình đào tạo Y khoa dựa trên năng lực
Bộ môn Nội Module: Thực hành Nội khoa 2

hội chứng viêm có tính chất định hướng các bệnh lý viêm hoặc ác tính, thường
cần thiết thăm dò nhằm có hướng xử trí tích cực.
II. HỎI BỆNH BỆNH NHÂN ĐAU KHỚP
-Vị trí đau: cơ, xương hay khớp hoặc thần kinh, đau lan hay khư trú ở khớp, vị
trí đau lan có theo rễ thần kinh không.
-Tính chất đau: viêm hoặc cơ học. Triệu chứng đau tăng do gắng sức, mệt mỏi,
đi lại, giảm bớt khi nghỉ ngơi gợi ý bệnh thoái hoá. Trường hợp bệnh nhân phải
thức dậy do đau, đau vào lúc nửa đêm gần sáng, kết hợp với cứng khớp buổi
sáng là các bằng chứng của bệnh khớp viêm. Nếu bệnh nhân đau dai dẳng,
không đáp ứng với thuốc giảm đau, hoặc có cuờng độ đau tăng dần, không giảm
bớt khi nghỉ ngơi, nguyên nhân đau có thể là viêm, nhiễm khuẩn hoặc ung thư...
Cường độ đau có thể đánh giá gián tiếp bằng lượng thuốc chống viêm và giảm
đau mà người bệnh phải dùng,
- Tình huống khởi phát; tự phát, sau chấn thương trực tiếp có thể là chấn thương
dụng giập, thậm chí có thể xảy ra đã lâu mà bệnh nhân quên mất hoặc sau bữa
ăn uống thịnh soạn... Khi bắt đầu, đau có thể có tính chất cấp tính, đột ngột
(trong vài giờ, vài ngày) hay đau âm ỉ tăng dần (trong vài tuần thậm chí vài
tháng).
- Tiến triển: đau liên tục hay theo đợt. Đau mạn tính thường biểu hiện theo từng
đợt, xen kẽ với những thời kỳ tạm yên cần chính xác hoá thời gian, cách thức
tiến triển trong ngày hoặc trong tuần.
-Đánh giá ảnh hường tình trạng tới tâm thần, tình cảm, nghề nghiệp của bệnh
nhân do hội chứng đau. Đau có thể liên quan tới stress, các hoàn cảnh tâm lý
trạng tinh thần của bệnh nhân có thể có ảnh hưởng rất lớn tới cường độ đau.
III. KHÁM BỆNH NHÂN ĐAU KHỚP
3.1. Khám khớp
- Xác định chính xác điểm đau tại điểm bám gân, cơ, xương hay khớp hoặc thần
kinh

Tài liệu học tập


Trường ĐH Y Dược Hải Phòng Chương trình đào tạo Y khoa dựa trên năng lực
Bộ môn Nội Module: Thực hành Nội khoa 2

- Xác định xem khớp có sưng hoặc tràn dịch không. Nếu khớp sưng, phải phân
biệt với sưng cấu trúc quanh khớp như kén màng hoạt dịch (cổ tay, gối...) viêm
túi thanh dịch (khuỷu), sự nhô ra và ấn đau lồi cầu, lồi củ các xương (thường
gặp ở trên xương trụ trong “khuỷu tay của người chơi tennis”), các hạt dưới da,
u xương... Ngoài ra, có thể sờ thấy các gai xương hay ở người lớn tuổi trong
bệnh thoái hoá khớp.
- Tìm sẹo lỗ rò (lao khớp hoặc nhiễm khuẩn, cốt tuỷ viêm...).
3.2. Khám toàn thân và các cơ quan khác
Có thể phát hiện được khối ở bụng hoặc ở vùng hố chậu; thận to, u một
hoặc trực tràng, bằng quang, tiền liệt tuyến, buồng trứng, hạch ngoại biên... Nếu
có các triệu chứng rối loạn chức năng hoặc/và toàn thân mới xuất hiện thì rất gợi
ý; gầy sút, rối loạn chức năng dạ dày, ruột, sản phụ, phế quản-phổi... Điều này
gợi ý triệu chứng đau xương khớp là thứ phát, có thể do ung thư di căn.
Bệnh nhân có thể có triệu chứng rối loạn thần kinh: rối loạn phản xạ, mất
vận động từng phần, giảm cảm giác vùng mông,.. Trường hợp này cần xác định
xem tổn thương thần kinh này tại cột sống (lao cột sống, hẹp ống sống, ung thư
di căn cột sống..,) hoặc tại tuỷ (u thần kinh,u màng nhện tuỷ...).
IV. PHÂN TÍCH CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN ĐAU KHỚP
Với mọi trường hợp đau xương khớp mạn tính, các xét nghiệm cơ bản cần
được chỉ định một cách có hệ thống, trong đó xét nghiệm hội chứng viêm sinh
học, tổng phân tích nước tiểu hết sức cần thiết. Sau đó, tùy theo các triệu chứng
lâm sàng gợi ý mà tiến hành tiếp các xét nghiệm khác. Không nên sa đà chỉ định
quá nhiều các xét nghiệm, dễ bị lạc lối do các dương tính giả. Ngoài ra việc
phân tích để đánh giá sự phù hợp giữa lâm sàng và xét nghiệm rất quan trọng.
- Các xét nghiệm cơ bản: Do điều kiện kinh tế, các xét nghiệm được gọi là xét
nghiệm cơ bản trong thấp khớp học ở nước ta bao gồm:
+ Tế bào máu ngoại vị, tốc độ máu lắng: có giá trị định hướng chẩn đoán.
Nếu có hội chứng viêm sinh học, các nguyên nhân đau xương khớp sẽ thuộc về

Tài liệu học tập


Trường ĐH Y Dược Hải Phòng Chương trình đào tạo Y khoa dựa trên năng lực
Bộ môn Nội Module: Thực hành Nội khoa 2

nhóm bệnh khớp viêm, ung thư di căn xương...Nếu hội chứng viêm âm tính,
nguyên nhân có thể là thoái hoá khớp, đau khớp do tâm lý
+ Các xét nghiệm sinh hoá như urê, creatinin, glucose, acid uric, enzym
gan: ngoài việc đánh giá các bệnh lý kết hợp (đái tháo đường, gút), cần đánh giá
chức năng gan thận nhằm mục đích chỉ định các thuốc điều trị
+ Tổng phân tích nước tiểu: phát hiện tổn thương thận trong bệnh lupt ban
đỏ hệ thống, gút; ngoài ra còn phát hiện nhiễm khuẩn tiết niệu triệu chứng của
hộì chứng Reiter (viêm khớp phản ứng).
- Các xét nghiệm miễn dịch: Khi nghi ngờ các đau xương khớp do bệnh tự miễn,
tuỳ theo bệnh cảnh lâm sàng mà chỉ định các xét nghiệm miễn dịch. Trường hợp
nghi ngờ viêm khớp dạng thấp, chỉ định xét nghiệm yếu tố dạng thấp RF, anti-
CCP (Anti Cyclic Citrullinated Peptide). Nếu nghi ngờ bệnh hệ thống, cần thiết
chỉ định kháng thể kháng nhân (ANA, DsDNA…).
- Bilan phospho-calci: Bilan phospho-calci được chỉ định trong trường hợp có
hình ảnh mất chất khoáng hoặc huỷ xương (sau khi chụp X-quang hoặc chỉ định
ngay khi lâm sàng nghi ngờ bệnh lý liên quan đến chuyển hoá xương hoặc K di
căn xương).
- Các xét nghiệm khác: tùy theo triệu chứng chính định hướng nguyên nhân:
+ X-quang quy ước được chỉ định đối với vị trí khớp, hoặc/và cột sống
tổn thương. Khi tổn thương nhiều khớp, cần định hướng chẩn đoán và chụp vị trí
đem lại thông tin nhiều nhất tránh chụp tất cả các vị trí tổn thương. Trong chẩn
đoán hình ảnh X quang thường quy nhiều khi đem lại rất nhiều thông tin và
nhiều trường hợp chỉ cần X quang thường quy là đủ
+ Hội chứng viêm sinh học: Hội chứng này rất cần được chỉ định một
cách hệ thống. Khi hội chứng viêm sinh học dương tính, sẽ có các đặc điểm sau:
Tăng tốc độ máu lắng. Tăng các protein viêm: sợi huyết, Protein C phản ứng
(CRP: C reactive protein), γ- globulin, fibrin và fibrinogen. Hội chứng thiếu máu
mạn tính do viêm, có các đặc điểm sau:Thiếu máu hồng cầu bình thường, hoặc
giai đoạn có thiếu máu hồng cầu nhỏ Feritin thường tăng song không phải thiếu
Tài liệu học tập
Trường ĐH Y Dược Hải Phòng Chương trình đào tạo Y khoa dựa trên năng lực
Bộ môn Nội Module: Thực hành Nội khoa 2

sắt thực sự mà tình trạng thiếu máu được cải thiện khi tình trạng viêm khớp
được cải thiện. Mức độ thiếu máu vừa phải, hiếm khi phải truyền máu. Có thể
kèm tăng tiểu cầu. Có các đặc điểm của hội chứng viêm sinh học kèm theo như
tăng tốc độ máu lắng, CRP...
+ Hội chứng miễn dịch: có mặt một số yếu tố miễn dịch, tuỳ theo từng
bệnh: Viêm khớp dạng thấp: xét nghiệm tìm yếu tố dạng thấp RF (Rheumatoid
Factor): phát hiện bằng phản ứng Waaler- Rose và/hoặc latex,hoặc định lượng.
Dương tính khi tỉ giá ≥1/32 hoặc trên 14 IU/ml (tùy theo tham số công bố của
phòng xét nghiệm). Kháng thể Anti -CCP (Cyclic Citrullinated Peptide) được sử
dụng để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp tại nhiều quốc gia. Hiện nay, tiêu chuẩn
ACR (American College of Rheumatology) 1987 được áp dụng rộng rãi trên
phạm vi toàn thế giới để chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp. Khi triệu chứng
lâm sàng rõ ràng thì tiêu chuẩn này rất tiện lợi và chính xác.Các kháng thể anti-
CCP xuất hiện sớm, thậm chí trước khi có viêm khớp, và có giá trị tiên lượng
viêm khớp dạng thấp có huỷ hoại khớp (tổn thương trên Xquang). Khi có mặt
đồng thời cả RF và Anti-CCP thì độ đặc hiệu trong chẩn đoán viêm khớp dạng
thấp rất cao. Các bệnh hệ thống khác (lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì toàn
thể...): xét nghiệm phát hiện các kháng thể kháng nhân. Có các kháng thể kháng
nhân đặc hiệu với mỗi thể bệnh (Anti ADN, Anti RNP, Anti Sm, Anti Ro...).
Ngoài ra, xét nghiệm BW có thể dương tính mà không do nhiễm giang mai,
được gọi là BW dương tính giả (test huyết thanh với giang mai đương tính kéo
dài trên 6 tháng, trong khi test cố định xuắn khuẩn hoặc hấp thụ kháng thể xoắn
khuẩn bằng phương pháp miễn dịch huỳng quang âm tính). Trong bệnh lupus
ban đỏ hệ thống có thể có yếu tố chống đông lưu hành và kháng thể
antiphospholipid. Thường có kháng thể kháng tổ chức: Kháng tuyến giáp, kháng
tiểu cầu, hồng cầu, bạch cầu (test Coombs dương tính). Ngoài ra, phát hiện phức
hợp miễn dịch lưu hành và/hoặc tỷ giá bổ thể giảm, Interleukin, TNF γ thường
dùng trong nghiên cứu. Nhóm kháng nguyên phù hợp tổ chức HLA (Human

Tài liệu học tập


Trường ĐH Y Dược Hải Phòng Chương trình đào tạo Y khoa dựa trên năng lực
Bộ môn Nội Module: Thực hành Nội khoa 2

leukocyte antigen): HLA B27 gặp trong nhóm bệnh lý cột sống huyết thanh âm
tính (viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vẩy nến,..).
Bảng tóm tắt sự thay đổi các thông số xét nghiệm trong một số bệnh xương
khớp có tình trạng mất chất khoáng (loãng xương)
Thông số Bệnh
Loãng Đa u tuỷ K di căn Nhuyễn Cường cận Loạn dưỡng
xương xương xương xương giáp tiên xương do
nguyên (Khler) phát tổn thương
phát thận
Calci máu BT BT hoặc BT hoặc Giảm Tăng hiếm Giảm
tăng tăng hiểm khi BT
khi BT
Calci niệu BT BT hoặc tăng BT hoặc Giảm Tăng Giảm
tăng hiếm
khí BT
Phospho BT BT BT Giảm Giảm Tăng
máu
Phosphatase BT BT Tăng Tăng Tăng hoặc Tăng
kiềm BT
Creatinine BT BT hoặc tăng BT hoặc BT BT đôi khi Tăng
máu tăng tăng
Máu lắng BT Tăng Tăng BT BT BT
Thiếu máu Không Thường có Thường Không Không Thường có

Ghi chú: BT: bình thường

V. CHẨN ĐOÁN BỆNH NHÂN ĐAU KHỚP


1. Chẩn đoán nguyên nhân: Dựa vào các bảng sau:

Tài liệu học tập


Trường ĐH Y Dược Hải Phòng Chương trình đào tạo Y khoa dựa trên năng lực
Bộ môn Nội Module: Thực hành Nội khoa 2

- Theo số lượng khớp tổn thương:


Nhiều khớp (>4
Một khớp (1 khớp) Vài khớp (2- 4 khớp)
khớp)
-Viêm khớp nhiễm -Bệnh lý cột sống huyết thanh -Viêm khớp dạng thấp
khuẩn (do vì khuẩn, lao) âm tính, viêm khớp vẩy nến -Bệnh tổ chức liên kết
- Gút, calci hoá sụn -Đau đa cơ do thấp -Viêm mạch
khớp (polymyalgie rhumatismale) -Nhiễm thiết huyết tổ
- Viêm khớp sau chấn -Bệnh Behcet -Đợi tiến triển của
thương -Viêm khớp Lyme thoái hoá nhiều khớp
-Thoái hoá khớp -Viêm khớp trong nhiễm HIV ngón xa
-Tổn thương khớp trong
bệnh Hemophllie
- Có biểu hiện viêm khớp đi kèm:
Chẩn đoán nghi ngờ Các triệu chứng gợi ý
Các viêm khớp nhiễm khuẩn
- Viêm khớp nhiễm khuẩn cấp - Lâm sàng (dấu hiệu viêm rõ)
Chủng vi khuẩn: đặc biệt thường gặp - Chọc dịch khớp tìm vi khuẩn, cấy máu.
là tụ cầu, liên cầu, E. coli, thương hàn,
hemophilus
- Các viêm khớp có nguồn gốc nhiễm -Hỏi bệnh: viêm khớp xuất hiện sau
khuẩn: nhiễm khuẩn 2-6 tuần, lâm sàng, huyết
+ Viêm khớp phản ứng, hội chứng thanh học.
Reiter, khởi phát sau viêm dạ dày-ruột: -X-quang khớp cùng chậu, HLA-B27.
nghi ngờ Campylobacter, thương hàn,
ly trực khuẩn, yersinia; sau viêm niệu
đạo: lậu cầu, chlamydia
+ Brucellosis -Hỏi bệnh: tiếp xúc với động vật.
-Xét nghiệm dịch khớp, huyết thanh học
+ Viêm khớp Lyme - Hỏi bệnh: bị bọ đốt? huyết thanh học
+ Viêm khớp do lao Cần chỉ định X-quang khớp, X-quang
phổi, hạch đồ (nếu tìm thấy hạch), test
mantoux, chọc dò dịch khớp xét nghiệm
tế bào, tìm BK trong đờm và trong dịch
khớp, PCR với viỉ khuẩn lao ở dịch
khớp
+ Viêm khớp virus: Rubeole, viêm - Hỏi bệnh, (lâm sàng (ban), huyết thanh
gan, tinh hồng nhiệt (rougeoie), thủy học
đậu, bệnh bạch cầu đơn nhân
(mononucléose) cúm, HIV
Các viêm khớp do thấp

Tài liệu học tập


Trường ĐH Y Dược Hải Phòng Chương trình đào tạo Y khoa dựa trên năng lực
Bộ môn Nội Module: Thực hành Nội khoa 2

- Viêm khớp dạng thấp Tiêu chuẩn ACR 1987 (xem bài viêm
khớp dạng thấp)
-Bệnh tổ chức liên kết Kháng thể kháng nhân
- Bệnh lý cột sống huyết thanh âm -Lâm sàng
tính+ Viêm cột sống dính khớp -X-quang khớp cùng chậu
+ Bệnh Crohn, viêm đại trực tràng -HLA-B27
chảy máu, bệnh Whipple
+ Viêm khớp phản ứng, hội chứng
Reiter
- Viêm mạch Lâm sàng, sinh thiết
Đau cơ do thấp (polymyalgia Tốc độ máu lắng, đáp ứng với corticoid
rhumatismate)
Bệnh Behcet (đau khớp, viêm mống Lâm sàng
mắt, loét hoại tử miệng và sinh dục,
hồng ban nút)
- Thoái hoá khớp đợt tiến triển: thường Lâm sàng, tốc độ máu lắng tăng vừa
gặp khớp gối phải, tế bào máu ngoại vi (thường bình
thường)
Các bệnh chuyển hoá
- Bệnh gút: viêm khớp bàn ngón cái, Lâm sàng (cơn gút cấp), tăng acid uric
khớp cổ chân, gối (các vị trí thường máu, hạt tôphi, vi tinh thể urat ở dịch
gặp theo thứ tự giảm dần) . thường một khớp hoặc hạt tôphi
bên. Giai đoạn mạn tính thường gặp cả
các khớp ở bàn tay
- Calci hoá sụn khớp (giả gút, thường Có vi tinh thể calci pyrophosphat dịch
gặp nhất ở khớp gối) khớp, hình ảnh X-quang
Các bệnh khác
- Ung thư, bệnh bạch cầu (hội chứng Tìm kiếm nguồn gốc ung thư
cận K)
- Không có biểu hiện viêm khớp đi kèm:

Chẩn đoán nghi ngờ Các triệu chứng gợi ý


Các bệnh khớp thoái hóa
-Thoái hoá khớp gối và thoái hoá các khớp ngón xa Lâm sàng, X-quang
-Thấp ngoài khớp (viêm quanh khớp vai)
Các bệnh chuyển hoá
- Tăng lipid máu Triglycerid, Cholesterol
huyết thanh
- Đái tháo đường (trường hợp viêm đa dây thần kình, Hỏi bệnh, xét nghiệm
thường gặp nhất ở các khớp bàn chân) đường máu

Tài liệu học tập


Trường ĐH Y Dược Hải Phòng Chương trình đào tạo Y khoa dựa trên năng lực
Bộ môn Nội Module: Thực hành Nội khoa 2

- Nhiễm thiết huyết tố (Hémochromatose) Sắt, ferritin huyết thanh


- Các bệnh lắng đọng: bệnh Gaucher Tuỷ đồ
Các bệnh khác
- Hội chứng đau xơ cơ (fibromyalgie) Đau nhiều điềm bám
gân
2. Chẩn đoán phân biệt
Để nhớ được danh sách các tình trạng của khớp dùng cho chẩn đoán phân biệt,
từ VINDICATE có thể hữu ích:
V—Vascular (Mạch máu) gợi ý hemophilia và bệnh còi xương, hoại tử khớp vô
khuẩn (bệnh Osgood–Schlatter v.v.).
I—Inflammatory (Viêm) gợi ý các tổn thương nhiễm trùng, như lậu, vi khuẩn
Streptococcus, trực khuẩn lao, giang mai là thường gặp nhất.
N—Neoplastic disorders (Ung thư) cần loại trừ sarcom xương và các u tế bào
khổng lồ (giant cell tumors).
D—Degenerative disorders (Thoái hoá) giúp nghĩ đến các bệnh lý thoái hoá
khớp hoặc viêm xương khớp thoái hoá (osteoarthritis), rất thường gặp.
I—Intoxication (Ngộ độc) gợi ý gout (uric acid) và giả gout (pseudogout do tích
luỹ calcium pyrophosphate). Các thuốc thường ít khi gây bệnh khớp nhưng hội
chứng lupus gây ra bởi hydralazine (Apresoline) và procainamide, hay hội
chứng gout (“gout syndrome") của thuốc lợi tiểu cần được nghĩ đến.
C—Congenital (Bẩm sinh) và các dị tật mắc phải giúp nghĩ đến các biến dạng
khớp do tabes dorsalis (giang mai), bệnh rỗng tuỷ (syringomyelia), và bệnh trật
khớp háng bẩm sinh. Cũng cần nghĩ đến bệnh Alkaptonuria trong mục này.
A—Autoimmune (Tự miễn) là một nhóm bệnh khác thường gặp. Viêm khớp
dạng thấp là bệnh thường gặp nhất, nhưng bệnh huyết thanh (serum sickness),
lupus đỏ (lupus erythematosus), thấp khớp cấp (rheumatic fever), hội chứng
Reiter, viêm loét đại tràng (ulcerative colitis), viêm hồi tràng từng vùng
(regional ileitis), và viêm khớp vảy nến (psoriatic arthritis) cũng cần được xem
xét.

Tài liệu học tập


Trường ĐH Y Dược Hải Phòng Chương trình đào tạo Y khoa dựa trên năng lực
Bộ môn Nội Module: Thực hành Nội khoa 2

T—Trauma (Chấn thương) gợi ý nhiều rối loạn đa dạng. Ngoài viêm hoạt mạc
do chấn thương (traumatic synovitis), cần chú ý đến rách hoặc đứt các dây
chằng bên hoặc dây chằng hình chữ thập, bán trật hoặc rách sụn chêm (sụn bán
nguyệt=meniscus=semilunar cartilage), trật khớp hoặc xương bánh chè (patella),
bong gân, và gãy các xương ở khớp.
E—Endocrine (Nội tiết) các tổn thương ảnh hưởng đến khớp bao gồm bệnh to
cực (acromegaly), mãn kinh (menopause), đái tháo đường (giả
gout=pseudogout).
VI. ĐIỀU TRỊ
Phần lớn các bệnh khớp đều được coi là các bệnh mạn tính. Vì vậy, điều
trị dứt điểm đau khớp hầu như là rất khó. Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây đau
khớp nhưng mục tiêu điều trị chung là giảm đau, trả lại mức độ hoạt động cho
khớp, hạn chế bệnh tái phát và ngăn ngừa biến dạng khớp.
Các phương pháp điều trị viêm khớp bao gồm:
- Điều trị nội khoa: áp dụng cho hầu hết các trường hợp, có thể chỉ điều trị nội
khoa bằng thuốc đơn thuần hoặc kết hợp với các phương pháp phẫu thuật. Các
thuốc được dùng tùy theo từng loại viêm khớp, bao gồm thuốc giảm đau chống
viêm và các thuốc đặc hiệu cho từng nguyên nhân. Vì vậy việc sử dụng thuốc
cần thực hiện theo chỉ định của thầy thuốc.
+ Các thuốc giảm đau chống viêm thường dùng để điều trị trong bệnh
viêm khớp là nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) với các
biệt dược như mobic, ibuprofen.
+ Corticoid có thể sử dụng chống viêm trong một số trường hợp.
- Điều trị ngoại khoa: phẫu thuật chỉ được chỉ định trong các trường hợp:
+ Khớp không thể hoạt động được.
+ Đau kéo dài không đáp ứng với điều trị nội khoa
+ Ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, thẩm mỹ của bệnh nhân.
VII. THEO DÕI ĐIỀU TRỊ -TIÊN LƯỢNG

Tài liệu học tập


Trường ĐH Y Dược Hải Phòng Chương trình đào tạo Y khoa dựa trên năng lực
Bộ môn Nội Module: Thực hành Nội khoa 2

Đau khớp không phải lúc nào cũng phòng ngừa được, tuy nhiên thực hiện
các biện pháp sau sẽ giúp giảm nguy cơ và kiểm soát đau khớp tốt hơn:
- Tập thể dục: các môn thể dục khác nhau có thể được lựa chọn tùy thuộc và độ
tuổi và điều kiện cụ thể.
- Duy trì cân nặng trong giới hạn cho phép.
- Đảm bảo an toàn trong lao động, hạn chế các chấn thương tới khớp.
- Ngồi và làm việc đúng tư thế.
- Khám định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các rối loạn chuyển hóa
của cơ thể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quốc Anh, Ngô Quý Châu (2011), Hướng dẫn chẩn đoán
và điều trị bệnh nội khoa, NXB Y học, Hà Nội, tr 67-77.
2. Nguyễn Thị Dung, Phạm Văn Nhiên (2012), Triệu chứng học Nội
khoa, NXB Y học, Hà Nội, tr 24-29.
3. Japp A.G., Robertson C., Hennessey I. (2013), Macleod’s Clinical
Diagnosis, Churchill Living Store Elservier, p.

Tài liệu học tập

You might also like