You are on page 1of 66

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN I


🙜🙞🕮🙜🙞

BÀI TẬP LỚN


MÔN CÁC HỆ THỐNG DỰA TRÊN
TRI THỨC

Đề tài: Xây dựng hệ thống chatbot


tư vấn khám bệnh ngoại khoa
Nhóm lớp: D18-015
Nhóm bài tập: 05

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Văn Chung - B18DCCN088


Phan Minh Đức - B18DCCN180
Ngô Trọng Công – B18DCCN058

Hà Nội, 2022

1
MỤC LỤC

I. KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN LIÊN QUAN ĐẾN HỆ THỐNG................................ 3


1. Viêm khớp dạng thấp(VK) .................................................................................................................................. 3

2. Thoái hóa khớp gối(THG) ................................................................................................................................... 6

3. Thoát vị đĩa đệm(TV) ......................................................................................................................................... 9

4. Thoái hóa đốt sống lưng ................................................................................................................................. 14

5. Gout ................................................................................................................................................................. 19

6. Viêm chóp xoay ............................................................................................................................................... 25

II. DỮ LIỆU SỬ DỤNG TRONG HỆ THỐNG ............................................................ 29


1.Tập các triệu chứng........................................................................................................................................... 29

2. Tập dữ liệu về nguyên nhân ............................................................................................................................. 31

3.Tập đánh giá phân loại mức độ bệnh ................................................................................................................ 32

4. Tập các loại bệnh ............................................................................................................................................. 34

5. Trọng Số Tương Đồng ...................................................................................................................................... 35

III. CÁC CASE SỬ DỤNG TRONG HỆ THỐNG ........................................................ 43


1. Viêm khớp dạng thấp(VK) ........................................................................................................................... 43

3. Thoát vị đĩa đệm (TV) .................................................................................................................................. 51

4. Thoái hóa đốt sống lưng(THL)...................................................................................................................... 54

5. Gout:(GO) .................................................................................................................................................... 55

6. Viêm chóp xoay vai(VCX): ............................................................................................................................ 59

IV. KỊCH BẢN VẬN HÀNH HỆ THỐNG .................................................................... 61

V. CÔNG CỤ LẬP TRÌNH ĐỂ XÂY DỰNG HỆ THỐNG .......................................... 65

2
I. KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN LIÊN QUAN ĐẾN HỆ THỐNG
1. Viêm khớp dạng thấp(VK)

1.1. Tổng quan


Viêm khớp dạng thấp (VK) là một bệnh lý tự miễn điển hình, diễn biến mạn tính với các
biểu hiện tại khớp, ngoài khớp và toàn thân ở nhiều mức độ khác nhau. Bệnh diễn biến
phức tạp, gây hậu quả nặng nề do đó cần được điều trị tích cực ngay từ đầu bằng các biện
pháp điều trị hữu hiệu để làm ngừng hay làm chậm tiến triển của bệnh, hạn chế tàn phế và
nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

1.2. Nguyên nhân

Bệnh chưa rõ nguyên nhân, liên quan đến nhiễm khuẩn, cơ địa (nữ giới, trung niên, yếu tố
HLA) và rối loạn đáp ứng miễn dịch
Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch bị tấn công synovium - lớp màng của
màng bao quanh khớp dẫn đến viêm kết quả làm dày synovium, cuối cùng có thể phá hủy
sụn và xương trong khớp. Ngoài ra các gân và dây chằng giữ các khớp với nhau cũng bị
giãn và suy yếu khiến cho khớp bị biến dạng và mất tính liên kết.

1.3. Triệu chứng


Triệu chứng phổ biến của viêm khớp dạng thấp phần lớn là đau khớp và xơ cứng khớp,
nặng nhất vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc sau khi ngồi bất động trong khoảng thời
gian dài. Tình trạng xơ cứng khớp thường đỡ hơn sau khi cử động nhiều lần. Triệu chứng
này thường xuất hiện đột ngột và nhanh hết.

Những triệu chứng khác bao gồm: bỏng hoặc ngứa mắt, mệt mỏi, nổi nhọt ở chân, chán ăn,
ngứa ran và tê, nhịp thở ngắn, nốt sần da, yếu và sốt cao. Khớp có thể bị đỏ, sưng tấy, nóng,
mềm và biến dạng khớp

Viêm khớp dạng thấp bao gồm 4 giai đoạn sau:

Giai đoạn I: Viêm màng trên khớp dẫn đến sưng khớp và đau khớp. Các tế bào miễn dịch
di chuyển đến vùng viêm dẫn đến số lượng tế bào tăng cao trong dịch khớp

Giai đoạn II: Ở mức độ vừa phải, trong giai đoạn II này có sự gia tăng và làn truyền của
viêm trong mô. Mô xương bắt đầu phát triển ảnh hưởng đến không gian khoang khớp và
trên sụn, dần dần phá hủy sụn khớp và khớp bắt đầu thu hẹp do mất sụn.Trong giai đoạn
này, thường không có dị dạng khớp,

3
Giai đoạn III: Đây là giai đoạn nặng. Sự mất đi sụn khớp trong các khớp bị tổn thương làm
lộ xương dưới sụn. Bệnh nhân thường đau khớp, sưng tấy, hạn chế chuyển động, cứng
khớp vào buổi sáng, suy nhược cơ thể, teo cơ, hình thành các nốt mẩn dị dạng.

Giai đoạn IV: Giai đoạn IV được gọi là giai đoạn cuối của bệnh viêm khớp dạng thấp. Ở
giai đoạn này, quá trình viêm giảm đi và hình thành các mô xơ và xương trùng (xương kết
hợp) dẫn đến việc ngừng chức năng khớp

1.4. Đối tượng thường gặp bệnh

Giới tính: Phụ nữ có nhiều khả năng mắc bệnh viêm khớp dạng thấp hơn nam giới.

Tuổi: Viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nó thường bắt đầu ở tuổi
trung niên.

Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình có người bị viêm khớp dạng thấp thì có nguy cơ mắc
bệnh

Hút thuốc. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ phát triển viêm khớp dạng thấp

Phơi nhiễm môi trường: Mặc dù hiểu biết kém, một số phơi nhiễm như amiăng hoặc silica
có thể làm tăng nguy cơ phát triển viêm khớp dạng thấp. Các nhân viên cấp cứu tiếp xúc
với bụi từ sự sụp đổ của Trung tâm Thương mại Thế giới có nguy cơ mắc các bệnh tự miễn
như viêm khớp dạng thấp.

Béo phì: Những người - đặc biệt là phụ nữ từ 55 tuổi trở xuống - những người thừa cân
hoặc béo phì dường như có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn

4
1.5. Chẩn đoán

Các triệu chứng thể biểu hiện nhiều khớp và thời gian diễn biến viêm khớp trên 6 tuần.
- Cứng khớp buổi sáng kéo dài trên 1 giờ.
- Viêm tối thiểu ba nhóm khớp: sưng phần mềm hay tràn dịch tối thiểu 3 trong số
14 nhóm khớp sau (kể cả hai bên): khớp ngón gần bàn tay, khớp bàn ngón tay,
khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối, khớp cổ chân, khớp bàn ngón chân.
- Viêm các khớp ở bàn tay: sưng tối thiểu một nhóm trong số các khớp cổ tay, khớp
ngón gần, khớp bàn ngón tay.
- Viêm khớp đối xứng.
- Hạt dưới da.
- Yếu tố dạng thấp trong huyết thanh dương tính.
- Dấu hiệu X quang điển hình của VKDT: chụp khớp tại bàn tay, cổ tay hoặc khớp
tổn thương: hình bào mòn, hình hốc, hình khuyết đầu xương, hẹp khe khớp, mất
chất khoáng đầu xương.

Chẩn đoán xác định: khi có ≥ 4 tiêu chuẩn. Triệu chứng viêm khớp (tiêu chuẩn 1- 4) cần
có thời gian diễn biến ≥ 6 tuần và được xác định bởi thầy thuốc.

Xét nghiệm cận lâm sàng cần chỉ định


− Các xét nghiệm cơ bản: tế bào máu ngoại vi, tốc độ máu lắng, protein phản ứng C
(CRP)…, xét nghiệm chức năng gan, thận, Xquang tim phổi, điện tâm đồ...
− Các xét nghiệm đặc hiệu (có giá trị chẩn đoán, tiên lượng):
+ Yếu tố dạng thấp (RF) dương tính trong 60 - 70 % bệnh nhân.
+ Anti CCP dương tính trong 75 - 80 % bệnh nhân.
+ Xquang khớp (thường chụp hai bàn tay thẳng hoặc các khớp bị tổn thương).

5
1.6. Điều trị

Điều trị triệu chứng: nhằm cải thiện triệu chứng viêm, giảm đau, duy trì khả năng vận động
(tuy nhiên các thuốc này không làm thay đổi được sự tiến triển của bệnh) bằng các thuốc
kháng viêm không steroid, Corticosteroids

Điều trị cơ bản bằng các thuốc chống thấp làm thay đổi tiến triển của bệnh để làm chậm
hoặc làm ngừng tiến triển của bệnh, cần điều trị lâu dài và theo dõi các triệu chứng lâm
sàng, cận lâm sàng trong suốt thời gian điều trị

+ Thể mới mắc và thể thông thường: sử dụng các thuốc DMARDs kinh điển
methotrexat khởi đầu 10 mg một lần mỗi tuần
+ Thể nặng, kháng trị với các DMARDs kinh điển (không có đáp ứng sau 6 tháng)
cần kết hợp với các thuốc sinh học (các DMARDs sinh học)

Các phương pháp điều trị kết hợp

+ Tập luyện, hướng dẫn vận động chống co rút gân, dính khớp, teo cơ. Trong đợt
viêm cấp: để khớp nghỉ ở tư thế cơ năng, tránh kê, độn tại khớp. Khuyến khích tập
ngay khi triệu chứng viêm thuyên giảm, tăng dần, tập nhiều lần trong ngày, cả chủ
động và thụ động theo đúng chức năng sinh lý của khớp.
+ Phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, tắm suối khoáng, phẫu thuật chỉnh hình (cắt
xương sửa trục, thay khớp nhân tạo khi có chỉ định).

2. Thoái hóa khớp gối(THG)

2.1. Tổng quan

Thoái hoá khớp gối là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa
tổng hợp và huỷ hoại của sụn và xương dưới sụn. Sự mất cân bằng này có thể được bắt đầu
bởi nhiều yếu tố: di truyền, phát triển, chuyển hóa và chấn thương, biểu hiện cuối cùng của
thoái hóa khớp là các thay đổi hình thái, sinh hoá, phân tử và cơ sinh học của tế bào và chất
cơ bản của sụn dẫn đến nhuyễn hoá, nứt loét và mất sụn khớp, xơ hoá xương dưới sụn, tạo
gai xương và hốc xương dưới sụn. Bệnh thường gặp ở nữ giới, chiếm 80% các trường hợp
thoái hóa khớp gối.

2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân nguyên phát: Là nguyên nhân chính, xuất hiện muộn, thường ở người sau 60
tuổi, có thể ở một hoặc nhiều khớp, tiến triển chậm. Ngoài ra có thể có yếu tố di truyền,
yếu tố nội tiết và chuyển hoá (mãn kinh, đái tháo đường...) có thể gia tăng tình trạng thoái
hóa.

6
Nguyên nhân thứ phát: Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân có thể do sau các chấn
thương khiến trục khớp thay đổi (gãy xương khớp, can lệch...); Các bất thường trục khớp
gối bẩm sinh: khớp gối quay ra ngoài (genu valgum); Khớp gối quay vào trong (genu
varum); Khớp gối quá duỗi (genu recurvatum...) hoặc sau các tổn thương viêm khác tại
khớp gối (viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, lao khớp, viêm mủ, bệnh gút,
chảy máu trong khớp - bệnh Hemophilie…)

2.3. Triệu chứng

Đau khớp gối bị thoái hóa với các biểu hiện: Đau quanh khớp gối hoặc chỉ đau một vài
điểm, lúc đầu đau chỉ xuất hiện nhẹ, nhất là lúc đi lại nhiều, hoặc lúc lên xuống cầu thang
hoặc lên dốc, thường xuất hiện vào ban đêm. Đây là biểu hiện đầu tiên của bệnh.

Càng về sau, khớp gối có thể bị sưng lên do viêm hoặc do tràn dịch khớp, nếu được chọc
hút dịch ra, đau sẽ giảm nhưng có thể tái phát vài ngày sau đó. Khi bệnh trở nên nặng hơn,
người bị thoái hóa khớp gối có thể bị cứng khớp, biểu hiện rõ nhất là lúc sáng sớm, lúc vừa
ngủ.

2.4. Đối tượng thường gặp

Tuổi tác: Những người lớn tuổi, đặc biệt người già có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp gối.

Những người lao động chân tay nặng nhọc, mang vác nhiều.

Những người béo phì.

Những người có tiền sử bị chấn thương khớp như đứt dây chằng khớp gối, vỡ, nứt lồi cầu
dưới xương đùi,...

2.5. Chẩn đoán


+ Có gai xương ở rìa khớp (trên X Quang).
+ Dịch khớp là dịch thoái hoá.
+ Tuổi trên 38.
+ Cứng khớp dưới 30 phút.
+ Có dấu hiệu lục khục khi cử động khớp
+ Tràn dịch khớp: đôi khi thấy ở khớp gối, do phản ứng viêm của màng hoạt dịch.
+ Biến dạng: do xuất hiện các gai xương, do lệch trục khớp hoặc thoát vị màng hoạt
dịch.

Chẩn đoán cận lâm sàng

7
+ Siêu âm khớp: đánh giá tình trạng hẹp khe khớp, gai xương, tràn dịch khớp, đo độ
dày sụn khớp, màng hoạt dịch khớp, phát hiện các mảnh sụn thoái hóa bong vào
trong ổ khớp
+ Chụp cộng hưởng từ (MRI)): phương pháp này có thể quan sát được hình ảnh
khớp một cách đầy đủ trong không gian ba chiều, phát hiện được các tổn thương
sụn khớp, dây chằng, màng hoạt dịch.
+ Nội soi khớp: phương pháp nội soi khớp quan sát trực tiếp được các tổn thương
thoái hoá của sụn khớp ở các mức độ khác nhau (theo Outbright chia bốn độ), qua
nội soi khớp kết hợp sinh thiết màng hoạt dịch để làm xét nghiệm tế bào chẩn
đoán phân biệt với các bệnh lý khớp khác.
+ Xét nghiệm máu và sinh hoá: Tốc độ lắng máu bình thường.
+ Dịch khớp: Đếm tế bào dịch khớp < 1000 tế bào/1mm3 .

2.6. Điều trị

Vật lý trị liệu: các phương pháp siêu âm, hồng ngoại, chườm nóng, liệu pháp suối khoáng,
bùn có hiệu quả cao.

Điều trị dưới nội soi khớp

+ Cắt lọc, bào, rửa khớp.

+ Khoan kích thích tạo xương (microfrature).

+ Cấy ghép tế bào sụn.

Phẫu thuật thay khớp nhân tạo: Được chỉ định ở các thể nặng tiến triển, có giảm nhiều chức
năng vận động. Thường được áp dụng ở những bệnh nhân trên 60 tuổi. Thay khớp gối một
phần hay toàn bộ khớp

8
3. Thoát vị đĩa đệm(TV)

3.1. Tổng quan

● Đĩa đệm là bộ phận nằm giữa các đốt sống với hình thấu kính lồi 2 mặt, gồm nhân
nhầy, vòng sợi và mâm sụn
● Cấu tạo của đĩa đệm bao gồm lớp vỏ hay còn gọi là vòng sợi (bao xơ), ở giữa là
nhân nhầy và sụn đĩa đệm
● Vai trò của đĩa đệm là liên kết các đốt sống với nhau, trao đổi chất thông qua đĩa
đệm, vòng sợi, chịu lực và phân tán lực
● Thoát vị đĩa đệm là thuật ngữ dùng để chỉ hiện tượng vòng sợi của đĩa đệm bị nứt
rách, nhân nhầy thoát ra ngoài, xuyên qua dây chằng, chèn ép vào các dây thần
kinh gây đau nhức, tê bì tại cột sống hoặc cũng có thể lan tỏa rộng sang những vị
trí xung quanh.
● Dựa vào vị trí đĩa đệm bị lệch, bệnh được chia thành:
● Thoát vị đĩa đệm cổ
● Thoát vị đĩa đệm cổ ngực
● Thoát vị đĩa đệm ngực
● Thoát vị đĩa đệm lưng ngực

9
● Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

● 4 giai đoạn của thoát vị đĩa đệm:


● Giai đoạn 1: Đĩa đệm bắt đầu biến dạng nhưng vòng bao xơ chưa rách.
Người bệnh có thể thỉnh thoảng bị tê tay, tê chân, không đau nhức nên
hầu hết không ai phát hiện mình đang mắc bệnh.
● Giai đoạn 2: Vòng xơ rách một phần, nhân nhầy bắt đầu thoát ra ngay
chỗ vòng xơ bị suy yếu, đĩa đệm phình to, tuy nhiên cơn đau vẫn chưa
rõ ràng.
● Giai đoạn 3: Vòng xơ rách toàn phần, nhân nhầy lồi ra ngoài và chèn
ép rễ thần kinh. Đa số khi đến giai đoạn này, người bệnh mới bắt đầu
điều trị khi đã trải qua sự hành hạ của các cơn đau.
● Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất. Tình trạng chèn ép rễ
thần kinh diễn ra lâu ngày gây biến chứng nguy hiểm. Cơn đau nhức
dữ dội và dai dẳng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý
người bệnh.

3.2 Nguyên nhân

3.2.1. Nguyên nhân chủ yếu


- Sai tư thế: Tư thế lao động, mang vác vật nặng sai cách dễ gây chấn thương cột
sống, thoát vị đĩa đệm.
- Chấn thương: Khi có một lực mạnh tác động trong các trường hợp té ngã, chơi thể
thao, tai nạn giao thông… làm thay đổi cấu trúc và vị trí đĩa đệm.
- Thoái hóa tự nhiên: Tuổi càng cao, cột sống không còn mềm mại, vòng sụn bên
ngoài xơ hóa, lượng nước và tính đàn hồi bên trong nhân nhầy giảm đi, nên càng có
nguy cơ cao bị mắc phải chứng bệnh này. Bệnh thường gặp ở độ tuổi 35 – 50.

3.2.2. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh

- Cân nặng: Cân nặng dư thừa làm tăng áp lực lên cột sống. Những người thừa
cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh gấp 12 lần so với người bình thường.
- Bệnh lý cột sống: Gù vẹo cột sống, gai đôi hoặc thoái hóa cột sống là những yếu
tố làm tăng nguy cơ đĩa đệm bị thoát vị.

10
- Nghề nghiệp: Đặc thù công việc thường xuyên kéo, đẩy, gập người, khuân vác
nặng hoặc nhân viên văn phòng ngồi lâu một chỗ, ít vận động trong suốt 8 – 10
tiếng làm tăng áp lực lên cột sống và hệ thống đĩa đệm, dễ dẫn đến hiện tượng
thoát vị.
- Đi giày cao gót: làm tăng nguy cơ bị lồi đĩa đệm, thoát vị, biến dạng ở cơ bắp
chân và dây chằng ở chân.

3.3. Đối tượng

- Nhóm người cao tuổi: Ở nhóm người này cấu trúc xương khớp đã bắt đầu suy yếu,
thiếu chất dẫn đến quá trình lão hóa diễn ra nhanh. Do áp lực lên đĩa đệm cũng lớn,
bao xơ đĩa đệm yếu dẫn đi lúc này thoát vị xảy ra chỉ là thời gian.
- Nhóm người lao động phổ thông: Do làm việc vất vả phải khuân vác nặng nhọc
lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc do sai tư thế lao động. Khi cường độ làm việc quá lớn
tác động tới đĩa đệm, nhân nhầy trong đĩa đệm sẽ thoái vị ra ngoài gây chèn ép các
dây thần kinh tủy sống, điều này khiến người bệnh cảm thấy đau đớn.
- Nhóm người ngồi lâu: Người làm công việc đặc thù đứng hoặc ngồi nhiều trong
một tư thế quá lâu như: sinh viên ngồi học nhiều sai tư thế và có lối sống thụ động,
lễ tân, tài xế, thợ may, giáo viên, kỹ sư, kiến trúc sư, kế toán… Đặc biệt là giới văn
phòng thường xuyên ngồi làm việc hàng giờ bên máy tính nên hạn chế vận động.
- Nhóm người thói quen sinh hoạt thiếu khoa học: Những người có thói quen sinh
hoạt không khoa học như: gối đầu quá cao trong khi ngủ, đeo túi nặng lệch ở một
bên trong thời gian dài. Vận động viên thể thao, diễn viên múa với đặc thù nghề
nghiệp chuyển đổi tư thế đột ngột và liên tục… Nhóm người này sẽ gây ra những
ảnh hưởng xấu tới đĩa đệm và gây ra thoái hóa thoát vị đĩa đệm.
- Nhóm người mắc bệnh bẩm sinh cột sống: Người mắc các bệnh lý bẩm sinh như
gù vẹo, gai cột sống…. Ngoài ra, các chấn thương va đập do tai nạn hoặc trong lúc
chơi thể thao nhưng không chữa trị triệt để có thể gây ra các tổn thương lâu dài ở
cấu trúc đĩa đệm cột sống.
- Nhóm người thừa cân, béo phì: Đối tượng thừa cân, béo phì khiến cột sống thắt
lưng bị quá tải dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Nguyên nhân là khi
trọng lượng càng tăng càng khiến cột sống phải chịu đựng nhiều áp lực, đĩa đệm
nhanh bị thoái hóa và tổn thương.

11
3.4. Triệu chứng
- Đau thần kinh tọa: Một trong những triệu chứng thoát vị đĩa đệm điển
hình nhất đó là đau dây thần kinh tọa: cơn đau buốt trải dài từ hông xuống
đùi, lan tới các ngón chân theo đường đi của dây thần kinh tọa.
- Đau cánh tay hoặc đau chân: Đau cánh tay nếu vị trí thoát vị đĩa đệm ở
cổ hoặc chân nếu vị trí thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Cơn đau này có thể xảy
ra mỗi khi ho, hắt hơi hoặc khi bệnh nhân di chuyển cột sống vào những vị
trí nhất định, những tư thế nhất định.
- Tê hoặc ngứa ran: Cảm giác châm chích, giống như bị điện giật hoặc ngứa
ran ở phần cơ thể có sự phân bố bởi của dây thần kinh bị ảnh hưởng bởi
thoát vị đĩa đệm.
- Teo và yếu cơ: Vùng cơ bị chi phối bởi các dây thần kinh bị ảnh hưởng bởi
thoát vị có thể bị teo và yếu sức

3.5. Chẩn đoán


3.5.1. Chẩn đoán lâm sàng
● Giai đoạn đau cấp: Cơn đau lưng xuất hiện sau một chấn thương hoặc gắng sức
quá mức.
● Giai đoạn chèn ép rễ: Xuất hiện các triệu chứng của hội chứng rễ: đau lan xuống
chân, đau khi di chuyển, hắt hơi, rặn. Tình trạng thoát vị có thể kéo theo các thay
đổi: phù nề mô xung quanh, ứ đọng tĩnh mạch…

3.5.2. Chẩn đoán cận lâm sàng

- Chụp X-quang: Chụp X-quang tư thế thẳng và nghiêng để phát hiện các cột sống
bị hẹp, hẹp lỗ liên hợp đốt sống, gai xương sống.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): giúp xác định vị trí, hình thái, số tần thoát vị.
- Chụp cắt lớp vi tính kết hợp chụp bao rễ cản quang: cho phép xác định vị trí,
mức độ thoát vị một cách chính xác, dành cho người nghi ngờ mắc bệnh nhưng
không thể chụp MRI.

12
3.6. Điều trị
- Điều trị thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc: Một số phương pháp trị liệu
không dùng thuốc hoặc kết hợp dùng thuốc giúp giảm đau thường xuyên ở lưng
dưới:
● Chiropractic (phương pháp kéo nắn xương khớp): phương pháp này mang lại
hiệu quả ở mức độ vừa phải với cơn đau lưng dưới, kéo dài ít nhất 1 tháng. Lưu
ý, trị liệu bằng phương pháp chiropractic với bệnh nhân bị thoát bị đĩa đệm cổ,
trong một số hiếm trường hợp có thể gây ra đột quỵ.
● Châm cứu: Làm giảm đau lưng và đau cổ kinh niên tương đối tốt.
● Massage: Giảm đau ngắn hạn cho người bị đau lưng dưới kinh niên.
● Yoga: Kết hợp vận động thể chất, tập thở và thiền, giúp cải thiện chức năng và
làm giảm đau lưng kinh niên
- Điều trị nội khoa bằng thuốc:
● Thuốc giảm đau - kháng viêm: paracetamol, diclofenac, meloxicam...
● Thuốc chống động kinh.
● Thuốc giãn cơ: mydocalm, myonal... chỉ định trong trường hợp co cứng cơ
cạnh cột sống.
- Tiêm giảm đau ngoài màng cứng corticosteroids:

Corticosteroids là thuốc kháng viêm mạnh có thể được tiêm trực tiếp vào vùng
xung quanh dây thần kinh cột sống, làm giảm triệu chứng viêm tại chỗ và các triệu
chứng khác của thoát vị đĩa đệm. Đây là phương pháp dùng để điều trị cho các
bệnh nhân thoát vị đĩa đệm từ trung bình đến nặng. Liệu trình mỗi đợt 3 mũi, mỗi
mũi cách nhau 3 - 7 ngày.

- Phẫu thuật:

Thông thường, những người bị thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật. Người bệnh
chỉ cần nghỉ ngơi dưỡng sức và kết hợp cùng các phương pháp vật lý trị liệu thì tình
trạng sẽ bắt đầu cải thiện sau 4 đến 6 tuần. Do đó, việc khi nào nên mổ thoát vị đĩa
đệm sẽ tùy vào tính chất tổn thương, vị trí, biến chứng cũng như mức độ ảnh hưởng
tới khả năng vận động, lao động và sinh hoạt của người bệnh.

Một số trường hợp sau đây bệnh nhân nên được can thiệp phẫu thuật:

13
● Điều trị nội khoa thất bại sau 6 – 8 tuần.
● Người bệnh gặp phải các cơn đau đột ngột vùng thoát vị, cùng với đó là cảm giác
đau đớn dữ dội dù đã sử dụng các biện pháp điều trị bảo tồn khác nhau.
● Xuất hiện triệu chứng mất kiểm soát bàng quang, đường ruột hay còn gọi là “hội
chứng chùm đuôi ngựa”

4. Thoái hóa đốt sống lưng

4.1. Tổng quan

14
- Thoái hóa cột sống thắt lưng (tên tiếng Anh – Lumbar Degenerative Disease) là
bệnh lý xương khớp mãn tính tiến triển chậm, tăng từ từ về cấp độ, gây đau âm ỉ
không dứt, yếu cơ hai chân, mất thăng bằng, và khiến người bệnh bị hạn chế khả
năng vận động do cột sống thắt lưng bị biến dạng trong khi không có biểu hiện viêm.
- Sống lưng đảm nhiệm chức năng nâng đỡ sức nặng của cơ thể, tạo đường cong và
hình thành bộ “áo giáp” để các cơ quan nội tạng trong cơ thể bám vào. Đặc điểm
giúp phân biệt là các đốt sống thắt lưng là không có lỗ ngang như đốt sống cổ, và
không có các hõm sườn trên mỏm ngang và thân như đốt sống ngực.
- Tổn thương cơ bản của thoái hóa đốt sống lưng là tình trạng sụn khớp, đĩa đệm ở
cột sống thắt lưng bị thoái, đồng thời phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch cũng
có những thay đổi về cấu trúc do mất nước, già cỗi.

4.2. Nguyên nhân


- Lão hóa tự nhiên: Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể là quy luật không
thể nào tránh khỏi. Khi bạn già đi hệ thống xương khớp cũng dần trở nên
yếu dần dẫn tới tình trạng thoái hóa, gai cột sống và thoát vị đĩa đệm. Tình
trạng này xảy ra rất sớm và hay xuất hiện khi bạn bước sang tuổi 30.
- Thoái hóa cột sống do thói quen xấu: Bạn thường xuyên ngồi gù lưng,
gập cổ, nằm ngủ gối quá cao hoặc ngồi lâu một chỗ không vận động cũng
là nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh thoái hóa nhanh hơn.
- Đặc thù của công việc: Thường xuyên phải mang vác những đồ vật nặng,
công việc trong văn phòng phải ngồi lâu một chỗ hoặc phụ nữ thường đi
giày cao gót nhiều cũng gia tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống.
- Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống thiếu khoa học sẽ khiến cho cột sống của
bạn bị suy yếu và rất dễ mắc phải những chứng bệnh về xương khớp. Việc
sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ, đồ ăn nhanh, sử dụng những
loại đồ uống chứa chất kích thích… hay không bổ sung đủ những thực
phẩm cần thiết cũng sẽ khiến cho cột sống dần bị suy yếu dẫn tới tình trạng
thoái hóa.
- Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống do chấn thương: Một vài chấn
thương trong quá trình vận động sinh hoạt hàng ngày có tác động tới cột
sống sẽ khiến cho các đĩa đệm bị tổn thương và suy yếu dần. Đây cũng là
nguyên nhân trực tiếp và phổ biến nhất dẫn tới tình trạng thoái hóa cột
sống.
- Yếu tố di truyền: Thoái hóa cột sống cũng có thể do một vài bệnh lý di
truyền gây ra như gai đôi cột sống, vẹo cột sống hoặc hẹp đốt sống.

15
4.3. Đối tượng
- Người trung niên và cao tuổi: 2 đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất
- Những người làm công việc văn phòng thường xuyên tiếp xúc với máy
tính, công nhân may, công nhân bốc vác, tài xế lái ô tô,…
- Người thừa cân, béo phì;
- Người gặp tai nạn giao thông hoặc va đập khiến cột sống bị tổn thương;
- Người có chế độ dinh dưỡng không khoa học và ít vận động;
- Có người thân mắc các bệnh lý về thoái hóa cột sống.

4.4. Triệu chứng


- Đau dữ dội, đau âm ỉ làm hạn chế khả năng vận động của sụn khớp. Cơn
đau sẽ tăng lên khi vận động, thời tiết thay đổi,…
- Đau vùng lưng dưới, lan xuống mông và hai chi dưới làm người bệnh
không cúi được.
- Mất thăng bằng và đi lại khó khăn.
- Yếu ở tay hoặc chân, sự phối hợp giữa tay và chân kém.
- Đau vùng gáy, lan xuống hai bả vai và cánh tay, gây tê cẳng tay và ngón
tay.
- Khó kiểm soát bàng quang và ruột.
- Nghe thấy tiếng lục cục khi cử động cột sống thắt lưng, nhất là khi xoay
người.

4.5. Chẩn đoán

4.5.1. Chẩn đoán lâm sàng

- Có thể có dấu hiệu cứng cột sống vào buổi sáng. Đau cột sống âm ỉ và có tính chất
cơ học (đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi). Khi thoái hóa ở giai đoạn
nặng, có thể đau liên tục và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bệnh nhân có thể cảm thấy
tiếng lục khục khi cử động cột sống.

- Đau cột sống thắt lưng do thoái hóa không có biểu hiện triệu chứng toàn thân như
sốt, thiếu máu, gầy sút cân. Có thể có biến dạng cột sống: gù, vẹo cột sống. Trường

16
hợp hẹp ống sống: biểu hiện đau cách hồi thần kinh: bệnh nhân đau theo đường đi
của dây thần kinh tọa, xuất hiện khi đi lại, nghỉ ngơi đỡ đau

4.5.2. Chẩn đoán cận lâm sàng

- Xquang thường quy cột sống thẳng, nghiêng: hình ảnh hẹp khe đĩa đệm, mâm đĩa
đệm nhẵn, đặc xương dưới sụn, gai xương thân đốt sống, hẹp lỗ liên hợp đốt sống.
Trường hợp trượt đốt sống có chỉ định chụp chếch 3/4 phải, trái nhằm phát hiện tình
trạng gãy cuống đốt sống .

- Chụp cộng hưởng từ cột sống: chỉ định trong trường hợp có thoát vị đĩa đệm.

4.5.3. Chẩn đoán xác định

- Chẩn đoán thoái hóa cột sống đơn thuần dựa vào những dấu hiệu:

● Lâm sàng là đau cột sống có tính chất cơ học.

● Xquang cột sống thắt lưng thường quy (thẳng – nghiêng – chếch ¾ hai bên):
hẹp khe khớp với bờ diện khớp nhẵn, đặc xương dưới sụn, gai xương thân
đốt sống, hẹp lỗ liên hợp đốt sống.

● Cần lưu ý bệnh nhân phải không có triệu chứng toàn thân như: sốt, gầy sút
cân, thiếu máu... Cần làm các xét nghiệm máu (bilan viêm, phosphatase
kiềm..) để khẳng định là các thông số này bình thường. Trường hợp có các
bất thường về lâm sàng (đau quá mức, gầy sút cân, sốt…) hoặc tốc độ lắng
máu tăng cao cần phải tìm nguyên nhân khác .

● Thoái hóa cột sống thắt lưng ít khi diễn ra một cách đơn thuần, đa phần kết
hợp với thoái hóa đĩa đệm cột sống, có thể thoát vị đĩa đệm cột sống và ở
người có tuổi, thường phối hợp với loãng xương, lún xẹp đốt sống do loãng
xương.

4.5.4. Chẩn đoán phân biệt

17
- Trường hợp đau cột sống có biểu hiện viêm: có dấu hiệu toàn thân như: sốt, thiếu
máu, gầy sút cân, hạch ngoại vi…cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý dưới đây:

● Bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính (đặc biệt viêm cột sống dính khớp):
nam giới, trẻ tuổi, đau và hạn chế các động tác của cột sống thắt lưng cùng,
Xquang có viêm khớp cùng chậu, xét nghiệm tốc độ lắng máu tăng.

● Viêm đốt sống đĩa đệm (do nhiễm khuẩn hoặc do lao): tính chất đau kiểu
viêm, đau liên tục, kèm theo dấu hiệu toàn thân; X Quang có diện khớp hẹp,
bờ khớp nham nhở không đều; cộng hưởng từ có hình ảnh viêm đĩa đệm đốt
sống, xét nghiệm bilan viêm dương tính.

● Ung thư di căn xương: đau mức độ nặng, kiểu viêm; kèm theo dấu hiệu toàn
thân, X Quang có hủy xương hoặc kết đặc xương, cộng hưởng từ và xạ hình
xương có vai trò quan trọng trong chẩn đoán.

4.6. Điều trị


4.6.1. Biện pháp chăm sóc tại nhà

- Nếu bị đau người bệnh có thể thử như sau:


● Thuốc giảm đau không kê đơn: Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có
thể giúp ích.
● Thực hiện hoạt động thể chất: Tập thể dục tác động mức độ nhẹ như bơi lội
hoặc đi bộ, có thể giúp duy trì sự mềm dẻo và tăng cường sức mạnh cơ bắp hỗ
trợ cột sống.
● Cải thiện tư thế ngồi, đi và đứng
● Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu hướng dẫn người bệnh thực hiện các
bệnh tập tại nhà
● Nghỉ ngơi khi có triệu chứng đau

18
4.6.2. Phương pháp điều trị thay thế

- Người bệnh có thể sử dụng các biện pháp điều trị sau để kiểm soát và giảm
các triệu chứng của bệnh như:
● Châm cứu
● Nắn chỉnh cột sống
● Xoa bóp
● Điều trị bằng siêu âm
● Kích thích điện

4.6.3. Điều trị bằng thuốc

- Nếu đau nhiều hoặc kéo dài, bác sĩ có thể chỉ định:
● Thuốc giảm đau kê đơn
● Thuốc giãn cơ, để giảm co thắt
● Thuốc giảm đau thần kinh
● Thuốc steroid dạng uống hoặc tiêm dùng khi đau nặng. Tuy nhiên, steroid cũng
có tác dụng phụ, vì vậy bác sĩ thường sẽ cố gắng hạn chế sử dụng.

4.6.4. Phẫu thuật

- Phương pháp này được chỉ định trong trường hợp bệnh lý biến chứng nguy hiểm
gây đau thần kinh tọa nghiêm trọng, thoát vị đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh, hẹp ống
sống chèn ép tủy sống… hoặc khi các phương pháp trị liệu khắc phục không cho
kết quả như ý.

5. Gout

5.1. Tổng quan:

Bệnh gout (gút) hay còn gọi là hệ thống, là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong
thận, thận không thể lọc axit uric từ trong máu. Axit uric thường vô hại và được cấu hình
thành trong cơ thể, sau đó sẽ được đào thải nước tiểu và phân tích. Với người bị bệnh gout,
lượng axit uric trong máu được tích tụ qua thời gian. Khi này nồng độ quá cao, các tinh thể
nhỏ của axit uric được định hình thành. Những tinh thể này tập trung lại ở khớp và gây
viêm, sưng và đau đớn cho bệnh nhân.

19
Bệnh gout đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát, mọi người thường bị đau đớn
giữa các đợt xuyên suốt và xóa đỏ các khớp nối khi viêm cấp độ cũng phát, đặc biệt là các
khớp nối ở ngón chân cái, nhưng có thể ảnh hưởng tới các khớp nối khác ở chân (như đầu
gối, cá chân, bàn chân) và ít gặp hơn ở khớp tay (bàn tay, cổ tay, màn hình), cả cột sống
cũng có thể bị ảnh hưởng.

Bệnh gout được chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Mức axit uric trong máu đã tăng lên nhưng vẫn chưa xuất hiện các triệu chứng
bệnh gout. Thông thường, người bệnh chỉ nhận thấy triệu chứng đầu tiên của bệnh gout
sau khi bị bệnh sỏi thận.

Giai đoạn 2: nồng độ axit uric lúc này rất cao, dẫn đến hình thành các tinh thể xuất hiện ở
ngón chân (nốt tophi). Nốt tophi thường biểu hiện chậm, hàng chục năm sau cơn gout đầu
tiên nhưng cũng có khi sớm hơn. Khi đã xuất hiện thì dễ tăng số lượng và khối lượng và
có thể loét. Nốt tophi thường thấy trên sụn vành tai rồi đến khuỷu tay, ngón chân cái, gót
chân, mu bàn chân và gân gót. (Trong giai đoạn này, người bệnh sẽ cảm thấy đau khớp
nhưng cơn đau sẽ không kéo dài. Một thời gian sau, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng
khác của bệnh gout với cường độ và tần suất ngày càng gia tăng.)

20
Giai đoạn 3: các triệu chứng của bệnh sẽ không biến mất và các tinh thể axit uric sẽ tấn
công nhiều khớp.

5.2. Nguyên nhân:

Nguyên phát(Nguyên nhân chiếm đa số):

95% các trường hợp xảy ra ở nam giới, độ tuổi thường gặp là 30-60 tuổi.

Chưa rõ nguyên nhân.

Chế độ ăn thực phẩm có chứa nhiều purin như: gan, thận, tôm, cua, lòng đỏ trứng, nấm…
được xem là làm nặng thêm bệnh.

Thứ phát:

· Do các rối loạn về gen (nguyên nhân di truyền): hiếm gặp.

· Do tăng sản xuất acid uric hoặc giảm đào thải acid uric hoặc cả hai:

o Suy thận và các bệnh lý làm giảm độ thanh lọc acid uric của cầu thận

o Các bệnh về máu: bệnh bạch cầu cấp

o Dùng thuốc lợi tiểu như furosemid, thiazid, acetazolamid, …

o Sử dụng các thuốc ức chế tế bào để điều trị các bệnh ác tính

o Dùng thuốc kháng lao như ethambutol, pyrazinamid, …

5.3. Triệu chứng:


Triệu chứng bệnh gout thường xảy ra đột ngột và vào ban đêm. Trong một số trường hợp,
bệnh gout không có dấu hiệu ban đầu. Các biểu hiện của bệnh gút thường xuất hiện khi
người bệnh đã từng mắc gout cấp tính hoặc mãn tính.

· Các triệu chứng chính của bệnh bao gồm:

· Khớp đau đột ngột, dữ dội, sưng tấy

· Khớp đau nhiều hơn khi đụng vào

· Khớp sưng đỏ

21
· Vùng xung quanh khớp ấm lên

Hầu hết các biểu hiện của bệnh gout thường kéo dài vài giờ trong 1–2 ngày. Tuy nhiên, đối
với trường hợp nặng, cơn đau có thể xảy ra trong vòng vài tuần.

Nếu người bị bệnh gout không dùng thuốc trị gout thường xuyên, các triệu chứng của bệnh
sẽ nghiêm trọng hơn.

· U cục tophi: bệnh này đặc trưng bởi sự tích tụ tinh thể dưới da. Thông thường, các
khối này sẽ xuất hiện xung quanh ngón chân, đầu gối, ngón tay và tai. Nếu không được
xử lý đúng cách thì u tophi sẽ ngày càng lớn hơn.

· Tổn thương khớp: nếu người bệnh không dùng thuốc trị gout, khớp có thể bị tổn
thương vĩnh viễn. Tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương xương và các khớp
khác.

· Sỏi thận: nếu không điều trị gout đúng cách, các tinh thể acid uric không chỉ tích tụ
quanh khớp mà còn tích tụ trong thận gây ra sỏi thận.

5.4. Đối tượng:

Tỷ lệ mắc bệnh gout là khoảng 1/200 người trưởng thành. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi
người, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên, nam giới từ 30–50 tuổi và phụ nữ
trong giai đoạn sau mãn kinh thường mắc bệnh này nhiều hơn. Bệnh ít khi xảy ra ở người
trẻ và trẻ em.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm:

· Chế độ ăn quá nhiều đạm và hải sản

· Tuổi tác và giới tính: bệnh xuất hiện nhiều hơn ở nam giới và người lớn tuổi

· Uống nhiều bia trong thời gian dài

· Béo phì

· Gia đình có người từng bị gout

· Mới bị chấn thương hoặc mới phẫu thuật

· Tăng cân quá mức

· Tăng huyết áp

22
· Chức năng thận bất thường

· Sử dụng một số loại thuốc có thể là nguyên nhân làm tích tụ axit uric trong cơ thể
như: Aspirin, Thuốc lợi tiểu, Thuốc hóa trị liệu, Các loại thuốc có thể làm suy giảm hệ
miễn dịch như cyclosporine

· Từng mắc các bệnh như đái tháo đường, suy giảm chức năng thận, bệnh tim, xơ vữa
động mạch, tắc nghẽn mạch máu, bệnh truyền nhiễm, tăng huyết áp

· Mất nước

5.5. Chuẩn đoán:

Bệnh gout thường rất khó để chẩn đoán chính xác vì các triệu chứng gần giống với các
bệnh khác.

Các biện pháp chẩn đoán được áp dụng bao gồm:

· Hỏi bệnh sử

· Khám lâm sàng

· Xét nghiệm cận lâm sàng

· Xét nghiệm máu để đo nồng độ acid uric trong máu

· Chọc hút dịch khớp tìm tinh thể acid uric

· Chụp X-quang khớp

· Siêu âm khớp

· Chụp CT scanner khớp

Chuẩn đoán xác định:

(Có thể áp dụng 1 trong các tiêu chuẩn sau)

Tiêu chuẩn Bennet và Wood (1968): được áp dụng rộng rãi nhất ở Việt Nam do dễ nhớ
và phù hợp với điều kiện thiếu xét nghiệm (độ nhạy 70%, độ đặc hiệu 82,7%)

· Tìm thấy tinh thể natri urat trong dịch khớp hay trong các nốt tophi.

· Hoặc tối thiểu có 2 trong các yếu tố sau đây:

23
o Tiền sử hoặc hiện tại có tối thiểu 2 đợt sưng đau của một khớp với tính
chất khởi phát đột ngột, đau dữ dội, và khỏi hoàn toàn trong vòng 2 tuần.

o Tiền sử hoặc hiện tại có sưng đau khớp bàn ngón chân cái với tính chất
khởi phát đột ngột, đau dữ dội, và khỏi hoàn toàn trong vòng 2 tuần.

o Có nốt tophi

o Đã từng hoặc đang đáp ứng tốt với colchicin (giảm viêm, giảm đau trong
48 giờ).

Tiêu chuẩn của ILAR và Omeract (2000): độ nhạy 70%, đặc hiệu 78,8%

Có tinh thể urat trong dịch khớp, và / hoặc:

Tìm thấy tinh thể urat đặc trưng trong nốt tophi bằng phương pháp hóa học hoặc kính hiển
vi phân cực, và / hoặc:

Có 6 trong số 12 biểu hiện lâm sàng, xét nghiệm và X-quang sau:

· Viêm tiến triển tối đa trong vòng một ngày

· Có hơn một cơn viêm khớp cấp

· Viêm khớp ở một khớp

· Đỏ vùng khớp

· Sưng, đau khớp bàn ngón chân I

· Viêm khớp bàn ngón chân I ở một bên

· Viêm khớp cổ chân một bên

· Nốt tophi nhìn thấy được

· Tăng acid uric máu (nam ≥ 420 mmol/l, nữ ≥ 360 mmol/l)

· Sưng đau khớp không đối xứng

· Nang dưới vỏ xương, không có hình khuyết xương trên X-quang

· Cấy vi khuẩn âm tính

5.6. Biện pháp điều trị:


Nguyên tắc điều trị gout
24
· Điều trị viêm khớp trong cơn gout cấp.

· Dự phòng tái phát cơn gout, dự phòng lắng đọng urat trong các mô và dự phòng
biến chứng thông qua điều trị hội chứng tăng acid uric máu với mục tiêu kiểm soát acid
uric máu dưới 360 mmol/l (60 mg/l) với gout chưa có nốt tophi và dưới 320 mmol/l (50
mg/l) với gout có nốt tophi.

Điều trị cụ thể

Chế độ ăn uống - sinh hoạt cho người bị gout:

· Tránh các chất có nhiều purin như tạng động vật, thịt, cá, tôm, cua, … Có thể ăn
trứng, hoa quả. Ăn thịt không quá 150 gram mỗi ngày.

· Không uống rượu, cần giảm cân, tập luyện thể dục thường xuyên.

· Uống nhiều nước, khoảng 2-4 lít nước mỗi ngày

· Tránh các thuốc làm tăng acid uric máu, tránh các yếu tố làm khởi phát cơn gout
cấp như căng thẳng, chấn thương, …

Điều trị ngoại khoa:

· Phẫu thuật cắt bỏ nốt tophi được chỉ định trong trường hợp:

· Gout kèm biến chứng loét

· Bội nhiễm nốt tophi

· Nốt tophi kích thước lớn, ảnh hưởng đến vận động hoặc vì lý do thẩm mỹ

· Khi phẫu thuật cần dùng colchicin nhằm tránh khởi phát cơn gout cấp và kết hợp
thuốc hạ acid uric máu.

6. Viêm chóp xoay

6.1. Tổng quan:

Chóp xoay vai gồm các gân cơ cánh tay và cơ vai bám vào đầu trên xương cánh tay. Các
gân cơ bám chắc và tạo với nhau thành gân chóp xoay, giữ nhiệm vụ giúp khớp vai vững
chắc. Viêm chóp xoay là bệnh lý tổn thương chóp xoay gặp ở những người có động tác
đưa tay lên quá đầu lặp lại nhiều lần như thợ sơn, thợ mộc, chơi bóng gậy, bóng chày, quần

25
vợt... hoặc những người mang vác vật nặng không đúng tư thế, chấn thương té ngã...cũng
mắc phải bệnh lý này.

Bệnh viêm chóp xoay vai có thể là những tổn thương sau:

· Viêm gân chóp xoay: cấp tính, kèm lắng đọng canxi tại gân.

· Chèn ép gân: mãn tính, gân bị kẹt giữa xương vai và chỏm xương cánh tay, hoặc do
gai xương ở mặt dưới mỏm cùng.

· Rách gân ở những mức độ khác nhau, do té ngã, tai nạn hoặc hậu quả của chèn ép
gân ở người già.

6.2. Nguyên nhân:

Những nguyên nhân chính gây ra viêm chóp xoay vai là:

· Viêm gân ( gân hay bao khớp):

26
o Viêm gân cấp do những động tác lặp lại như chơi bóng qua đầu, đưa tay
lên cao qua đầu...

o Viêm gân mãn tính do những bệnh lý thoái hóa khớp, lặp lại sự mài mòn
và rách theo tuổi.

o Viêm bao hoạt mạc: do tập thể thao hoạt động cũng dẫn đến tình trạng
viêm này. Viêm bao khớp thường đi kèm với viêm gân chóp xoay.

o Rách gân: đứt và rách gân từ chấn thương cấp tính, thoái hóa trong gân
theo tuổi tác. Rách gân có thể bán phần hay toàn phần.

· Mất vững khớp vai: xảy ra khi chỏm xương cánh tay di chuyển ra ngoài ổ chảo, có
nguyên nhân từ chấn thương bất ngờ hay nhiều lần.

· Thoái hóa khớp

· Gãy xương: gãy xương bả vai như xương đòn, xương cánh tay, xương bả vai.

Ngoài những nguyên nhân trên, một số ít nguyên nhân khác gây bệnh viêm chóp xoay vai
như u bướu, nhiễm trùng, tổn thương thần kinh.

6.3. Triệu chứng:

Các triệu chứng điển hình của viêm chóp xoay vai như sau:

· Đau âm ỉ sâu trong vai, lan lên cổ hoặc lan xuống cánh tay nhưng không vượt quá
khuỷu tay. Đau về đêm, sau ngày làm việc vất vả.

· Rối loạn giấc ngủ, có thể mất ngủ, đặc biệt là khi nằm về bên đau.

· Bệnh nhân có cảm giác yếu cánh tay, khó thực hiện các động tác như chải đầu, mặc
áo, đưa tay ra phía sau đầu.

Khi được bác sĩ kiểm tra cung vận động khớp vai ở nhiều tư thế và góc độ khác nhau sẽ
cho các kết quả như:

· Đối với viêm gân chóp xoay vai: cung gây đau nhất tại vị trí cánh tay dạng 70°-
120° so với thân người.

· Đối với chèn ép gân chóp xoay: bệnh nhân được yêu cầu để thẳng cánh tay nép thân
mình, xoay vào trong. Sau đó bác sĩ sẽ từ từ dạng tay trong bình diện xương vai, nếu
bệnh nhân sẽ thấy đau khu trú tại khoang dưới mỏm cùng hay tại bờ trước của mỏm
cùng. Đây gọi là biện pháp va chạm Neer.
27
· Đối với rách gân chóp xoay: bác sĩ giúp đưa cánh tay bệnh ra xa thân người bệnh,
nâng về phía đầu, hạ xuống từ từ đến 90°, sau đó xuống thấp hơn nữa thì sẽ thấy cánh
tay của bệnh nhân rơi xuống một cách nhanh chóng do gân đã bị rách. Đây gọi là biện
pháp rơi cánh tay.

6.4. Đối tượng:

Yếu tố nguy cơ góp phần bị viêm chóp xoay vai như sau:

· Người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn, đặc biệt là trên 40 tuổi.

· Những hoạt động thường xuyên dùng cánh tay đặc biệt là di chuyển cánh tay quá
đầu nhiều lần: chơi bóng chày, chơi bắn cung, chơi quần vợt, thợ mộc, thợ sơn...

· Tiền sử gia đình có người thân bị viêm chóp xoay vai.

6.5. Phòng ngừa:

Để phòng ngừa bệnh viêm chóp xoay vai, cần thực hiện những điều sau:

· Cân bằng, không vận động quá nhiều những động tác sử dụng cánh tay quá đầu như:
chơi bóng chày, cầu lông, quần vợt...

· Nếu có dấu hiệu của bệnh viêm chóp xoay vai, cần đi khám tại cơ sở y tế để được
chẩn đoán và điều trị kịp thời.

6.6. Chẩn đoán:

Yếu tố nguy cơ góp phần bị viêm chóp xoay vai như sau:

· Người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn, đặc biệt là trên 40 tuổi.

· Những hoạt động thường xuyên dùng cánh tay đặc biệt là di chuyển cánh tay quá
đầu nhiều lần: chơi bóng chày, chơi bắn cung, chơi quần vợt, thợ mộc, thợ sơn...

· Tiền sử gia đình có người thân bị viêm chóp xoay vai.

6.7. Điều trị:

Những biện pháp điều trị viêm chóp xoay được thực hiện đối với bệnh nhân như sau:

Điều trị nội khoa: bệnh nhân được điều trị bằng thuốc kháng viêm nhóm NsAID trong giai
đoạn đầu. Có thể tiêm thêm steroid vào khớp vai khi điều trị viêm gân chóp xoay nhưng
nên cẩn trọng vì có thể làm yếu gân và làm chậm quá trình lành gân.

28
Vật lý trị liệu: vật lý trị liệu kết hợp với quá trình luyện tập cũng giúp cải thiện bệnh nhiều
hơn.

Phẫu thuật: phẫu thuật lấy bỏ gai xương, sửa chữa khôi phục gân, chuyển gân, thay thế gân,
làm rộng khoang dưới mỏm cùng, khâu lại gân chóp xoay... Các phẫu thuật này có thể được
thực hiện qua nội soi.

Huyết tương giàu tiểu cầu: tiến hành truyền huyết tương giàu tiểu cầu để làm tăng kích
ứng.

II. DỮ LIỆU SỬ DỤNG TRONG HỆ THỐNG


1.Tập các triệu chứng

Viêm Thoái Thoái


Thoát Viêm
khớp hóa hóa đốt
STT Triệu chứng vị đĩa Gout chóp
dạng khớp sống
đệm xoay
thấp gối lưng

1 Đau khớp, xơ cứng khớp x x x

Khớp có thể bị đỏ, sưng tấy,


2 nóng, mềm hoặc bị biến dạng x x x
khớp
3 Nổi nhọt ở chân x

4 Bỏng hoặc ngứa mắt x


Chán ăn, nhịp thở ngắn, nốt
5 x
sần da, yếu và sốt cao

6 Tê bì tay chân x x
Đau quanh khớp hoặc chỉ đau
7 x x
một vài điểm

8 Đau thần kinh tọa x


9 Đau ở tay hoặc chân x x
10 Yếu tay, chân x x x

29
11 Đau dữ dội, đau âm ỉ x x

Đau vùng lưng dưới, lan xuống


12 x
mông và hai chi dưới

Mất thăng bằng và đi lại khó


13 x
khăn
Nghe thấy tiếng lục cục khi cử
14 động cột sống thắt lưng, nhất x
là khi xoay người

Đau vùng gáy, lan xuống hai


15 bả vai và cánh tay, gây tê cẳng x x
tay và ngón tay
Khó kiểm soát bàng quang và
16 x
ruột

17 Bề mặt da có sự thay đổi x x


Rối loạn giấc ngủ hoặc hoặc
18 x
mất ngủ

19 Viêm màng trên khớp x


Dịch khớp tăng số lượng tế
20 x x
bào

Tình trạng sụn khớp bị ảnh


21 x x
hưởng

22 Dị dạng khớp x x
23 Tổn thương vòng xơ x
24 Teo cơ x

25 Biến dạng đĩa đệm x


26 Tiểu nhiều hoặc khó tiểu x x

Nồng độ axit uric trong máu


27 cao(>60mg/dl với nữ x
>70mg/dl với nam)

30
2. Tập dữ liệu về nguyên nhân

Viêm Thoái Thoái


Thoát Viêm
khớp hóa hóa đốt
STT Nguyên nhân vị đĩa Gout chóp
dạng khớp sống
đệm xoay
thấp gối lưng

Tuổi trung niên, tuổi cao người


1 x x x x x x
già

2 Nam giới x

3 Nữ giới x

Lao động nặng nhọc, vận động


x x
4 mạnh

5 Sai tư thế x x

Làm việc trong môi trường có


6 x
nhiều amiang

Thường xuyên ngồi gù lưng,


gập cổ, nằm ngủ gối quá cao
7 x x
hoặc ngồi lâu một chỗ không
vận động

8 Mắc bệnh béo phì x x x x

31
9 Bị viêm khớp x x

10 Bị viêm gân x

11 Bị nhiễm khuẩn x

Đã có người nhà từng mắc


12 x x x x
bệnh

Đã từng bị chấn thương, gãy


13 xương, chấn thương xương, tai x x x x x
nạn liên quan đến xương

Chế độ ăn uống không hợp


lý:gan, thận, tôm, cua, lòng đỏ
14 x x
trứng, nấm, thực phẩm chứa
dầu mỡ, đồ ăn nhanh

Sử dụng chất kích thích: uống


15 x x
rượu, hút thuốc lá, ma túy

3.Tập đánh giá phân loại mức độ bệnh

STT Dấu hiệu VK THG TV Gout VCX

1 Các tế bào miễn dịch di chuyển Cấp độ


đến vùng viêm dẫn đến số lượng tế 1
bào tăng cao trong dịch khớp

2 Mô xương bắt đầu phát triển phá Cấp độ


hủy sụn khớp và khớp bắt đầu 2

32
thu hẹp do mất sụn

3 Lộ xương dưới sụn Cấp độ


3

4 Hình thành các mô xơ và xương Cấp độ


chùng 4

5 Biến đổi ở bề mặt sụn khớp Cấp độ


1

6 Biến đổi ở bề mặt khớp hình thành Cấp độ


các gai xương 2

7 Biến dạng khớp Cấp độ


3

8 Đĩa đệm bắt đầu biến dạng, vòng Cấp độ


bao xơ chưa rách 1

9 Vòng xơ rách 1 phần, nhân nhầy Cấp độ


thoát ra, đĩa đệm phình to. 2

1 Vòng xơ rách toàn phần, nhân Cấp độ


0 nhầy lồi ra 3

1 Nhân nhầy chèn ép rễ thần kinh lâu Cấp độ


1 ngày dẫn đến đau dữ dội và dai 4
dẳng

1 Mức axit uric trong máu tăng lên( Cấp độ


2 >70 mg/dl với nam, >60mg/dl với 1
nữ)

1 Nồng độ axit uric rất Cấp độ


3 cao(>100mg/dl với cả nam và nữ). 2
Xuất hiện tinh thể ở ngón chân.

33
1 Các tinh thể xuất hiện ở nhiều Cấp độ
4 khớp 3

1 Lắng đọng canxi tại gân Viêm


5 gân
chóp
xoay

1 Mãn tính, gân bị kẹt giữa xương Chèn


6 vai và chỏm xương cánh tay ép gân

1 Đứt và rách gân từ chấn thương Rách


7 cấp tính hoặc thoái hóa gân gân

4. Tập các loại bệnh

STT Loại bệnh Cấp độ, phân loại

1 Viêm khớp dạng thấp(VK) Cấp độ 1

Cấp độ 2

Cấp độ 3

Cấp độ 4

2 Thoái hóa khớp gối(THG) Cấp độ 1

Cấp độ 2

Cấp độ 3

34
3 Thoát vị đĩa đệm(TV) Cấp độ 1

Cấp độ 2

Cấp độ 3

Cấp độ 4

4 Thoái hóa đốt sống lưng(THL)

5 Gout Cấp độ 1

Cấp độ 2

Cấp độ 3

6 Viêm chóp xoay(VCX) Viêm gân chóp xoay

Chèn ép gân

Rách gân

5. Trọng Số Tương Đồng

Vùng Vùng cột Vùng bàn Vùng khớp


Vùng Vùng cổ Vùng bả vai
lưng sống chân, bàn gối
đau (VD1) (VD2)
(VD3)
tay (VD4) (VD5)
(VD6)

Vùng lưng
1 0,8 0,6 0.3 0.2 0,5
(VD1)
Vùng cột 0.8 1 0,7 0.4 0.2 0,5

35
sống (VD2)

Vùng cổ
0.6 0.7 1 0 0 0,8
(VD3)

Vùng bàn
chân, bàn 0.3 0.4 0 1 0,3 0
tay (VD4)
Vùng khớp
0.2 0.2 0 0.3 1 0
gối (VD5)

Vùng bả
0.5 0.5 0.8 0 0 1
vai (VD6)

Lao động Thường Không có


Ngồi nhiều / Gối đầu
Thói quen nặng / Vận xuyên phải trong các
Ít vận động cao khi ngủ
sinh hoạt động nhiều đưa tay cao mục trên
(SH1) (SH4)
(SH2) (SH3) (SH5)

Ngồi nhiều / Ít
1 0 0 0 0
vận động
Lao động nặng
/ Vận động 0 1 0,5 0 0
nhiều

Thường xuyên
phải đưa tay 0 0,5 1 0 0
cao

Gối đầu cao


0 0 0 1 0
khi ngủ
Không có triệu
0 0 0 0 1
chứng trên

36
Ăn không
Thường xuyên khoa học (
Không có
Chế độ Ăn uống sử dụng đồ ăn hay ăn vặt, sử
Ăn kiêng trong mục
thanh đạm giàu chất béo, dụng chất
ăn uống (AU1) chất đạm
(AU3)
kích thích, bỏ
trên
(AU5)
(AU2) bữa,...)
(AU4)

Ăn uống
1 0 0.5 0 0
thanh đạm

Thường
xuyên sử
dụng đồ ăn 0 1 0 0.6 0
giàu chất béo,
chất đạm
Ăn kiêng 0.5 0 1 0 0

Ăn không
khoa học (
hay ăn vặt, sử
0 0.6 0 1 0
dụng chất
kích thích, bỏ
bữa,...)

Không có
trong mục 0 0 0 0 1
trên

Tiền Từng bị Sử dụng thuốc Mắc các Người thân có Không có


dãn, đứt dây có chứa bệnh liên tiền sử mắc tiền sử trong
sử chằng đầu Corticoid, hoặc quan đến các bệnh như: mục trên

37
bệnh gối, gãy các loại thuốc đường tiêu Viêm khớp, (TS5)
chân, gãy điều trị kháng hóa thoái hóa
án tay lao lợi tiểu (TS3) khớp, Gout.
(TS1) (TS2) (TS4)

Từng bị
dãn, đứt
dây chằng
1 0.6 0 0 0
đầu gối,
gãy chân,
gãy tay

Sử dụng
thuốc có
chứa
Corticoid,
hoặc các 0.6 1 0,6 0 0
loại thuốc
điều trị
kháng lao
lợi tiểu

Mắc các
bệnh liên
quan đến 0 0.6 1 0 0
đường tiêu
hóa

Người
thân có
tiền sử
mắc các
bệnh như:
0 0 0 1 0
Viêm
khớp,
thoái hóa
khớp,
Gout.

Không có
tiền sử
0 0 0 0 1
trong mục
trên

38
Đau Tiểu nhiều/
Suy nhược/
đầu/chóng mất kiểm Thừa cân,
Thể sụt cân/ mất
mặt/ sốt/ khó soát bàng béo phì
Bình thường
trạng ngủ (SK5)
thở quang, ruột (SK4)
(SK1)
(SK2) (SK3)

Suy nhược/
sụt cân/ mất 1 0,5 0.6 0 0
ngủ

Đau
đầu/chóng
0.5 1 0.2 0 0
mặt/ sốt/
khó thở

Tiểu nhiều/
mất kiểm
0.6 0.2 1 0.3 0
soát bàng
quang, ruột

Thừa cân,
0 0 0.3 1 0
béo phì

Bình
0 0 0 0 1
thường

Triệu Sưng, đau Xuất hiện Đau khi Cứng Tay chân
Bình
tại các các tinh cử động, khớp, khó/ yếu/ teo
chứng khớp. thể xung xương không cử cơ
thường
vùng (TC6)
(TC1) quanh các dưới các động được (TC5)

39
tay, khớp khớp lộ khớp.
(TC2) ra. (TC4)
chân (TC3)
Sưng,
đau tại 1 0,8 0,8 0,7 0,5 0
các khớp.
Xuất hiện
các tinh
thể xung 0,8 1 0,8 0,6 0,5 0
quanh các
khớp.

Đau khi
cử động,
xương
0,8 0,8 1 0,8 0,6 0
dưới các
khớp lộ
ra.

Cứng
khớp,
khó/
không cử 0,7 0,6 0,8 1 0,8 0
động
được
khớp.

Tay chân
yếu/ teo 0,5 0,5 0,6 0,8 1 0
cơ.
Bình
0 0 0 0 0 1
thường

Đau đột ngột ở thắt Mất cảm giác tạc Bình thường
Triệu chứng lưng sau đó lan ra vùng thắt lưng (L3)

40
vùng lưng các chi. (L2)
(L1)
Đau đột ngột ở thắt
lưng sau đó lan ra 1 0,7 0
các chi.
Mất cảm giác
0.7 1 0
vùng thắt lưng

Bình thường 0 0 1

Triệu Đau dữ dội/


Sưng đau trên Cứng khớp,
chứng bề mặt khớp thiếu linh hoạt.
âm ỉ bên trong Bình thường
vùng vai, khớp. (VG4)
(VG1) (VG2)
(VG3)
gối
Sưng đau trên
1 0,6 0,7 0
bề mặt khớp

Cứng khớp,
0.6 1 0,8 0
thiếu linh hoạt.
Đau âm ỉ bên
0.7 0.8 1 0
trong khớp.
Bình thường 0 0 0 1

41
Triệu Không có biểu
Nổi sần Có vết loét Có nổi mụn
chứng (D1) (D2) (D3)
hiện bất
vùng da thường (D4)

Nổi sần 1 0,5 0,7 0

Có vết loét 0,5 1 0,4 0

Có nổi mụn 0,7 0,4 1 0

Không có biểu
hiện bất 0 0 0 1
thường

42
III. CÁC CASE SỬ DỤNG TRONG HỆ THỐNG

1. Viêm khớp dạng thấp(VK)

Case 1: Viêm khớp dạng thấp cấp độ 1

Khớp tay sưng đau

Viêm màng trên khớp: có

Lao động nặng thường xuyên

Tuổi: trung niên

Giới tính: nam

Hút thuốc: có

Cơ thể: béo phì

Tiền sử gia đình: Không

Case 2: Viêm khớp dạng thấp cấp độ

Vùng khớp: Đau, khó hoạt động

Vận động nhiều

Viêm màng trên khớp: Có

Cơ thể: Bình thường

Sụn khớp: bị bào mòn

Dị dạng khớp: không

Tuổi: trung niên

Giới tính: nữ

Hút thuốc: có

Tiền sử gia đình: có

Case 3: Viêm khớp dạng thấp cấp độ 3

43
Đau khớp tay chân

Vùng khớp: Cứng khớp.

Ít vận động.

Cơ thể:mệt mỏi.

Da: nổi nhọt.

Tuổi: trưởng thành

Giới tính: nam

Hút thuốc: có

Tiền sử gia đình: Không

Case 4: Viêm khớp dạng thấp cấp độ 4

Vùng khớp tay: không thể vận động

Ít Vận động

Sụn khớp: Đã hết sụn

Ăn kiêng

Cơ thể: suy nhược.

Nốt sần trên da: có

Cơ vùng khớp: teo

Dị dạng khớp: có

Tuổi: Cao tuổi

Giới tính: Nữ

Hút thuốc: không

Béo phì: không

Tiền sử gia đình: Không

44
Case 5: Viêm khớp dạng thấp có dấu hiệu do tuổi tác

Vùng lưng sưng đau

Cơ thể: suy nhược

Khó thở

Da: Nổi sần

Giới tính: Nữ

Tuổi: Cao tuổi

Hút thuốc : không

Từng bị chấn thương vùng lưng

Case 6: Viêm khớp dạng thấp có dấu hiệu do thói quen

Vùng khớp: đau.

Cơ thể: béo phì

Da: bình thường

Hút thuốc: có

Tiền sử gia đình: Không

Tuổi: cao tuổi

Giới tính: nam

Thói quen sinh hoạt : lao động nặng

Case 7: Viêm khớp dạng thấp dấu hiệu do di truyền

Sưng viêm tại khớp gối

Vùng khớp: khó vận động

Sụn khớp: bị bào mòn

45
Cơ thể: bình thường.

Nốt sần trên da: có

Teo cơ: không

Giới tính: Nam

Tuổi: trưởng thành

Dị dạng khớp: có

Hút thuốc: không

Tiền sử gia đình: có

Case 8:

Đau vùng khớp/ quanh khớp gối: có

Các khớp tay chân sưng

Tuổi: trung niên

Giới tính: nam

Hút thuốc: không

Cơ thể: béo phì

Sức khỏe: Mệt mỏi, sụt cân

Tiền sử gia đình: Không

Case 9:

Đau khớp và vùng quanh khớp Tay

Cơ thể: Bình thường

Sụn khớp: bị bào mòn

Dị dạng khớp: có

46
Tuổi: Cao niên

Giới tính: nữ

Hút thuốc: có

Tiền sử gia đình: có

Case 10:

Sụn khớp tay: bào mòn

Cứng khớp tại các chi:có

Lao động nặng

Sức khỏe: mệt mỏi sụt cân

Nổi nhọt trên da

Teo cơ: có

Tuổi: Trung niên

Giới tính: nam

Hút thuốc: có

Tiền sử gia đình: có

Case 11:

Mất khả năng cử động khớp gối

Cơ thể: suy nhược.

Nốt sần trên da: có

Cơ vùng khớp: teo

Dị dạng khớp: có

47
Tuổi: Cao tuổi

Giới tính: Nữ

Hút thuốc: có

Tiền sử gia đình: Không

2. Thoái hóa khớp gối (THG)

Case 12: Thoái hóa khớp gối cấp độ 1


Vùng khớp: Thi thoảng đau khi hoạt động nhiều
Béo phì.
Hoạt động nhiều
Hút thuốc
Tuổi: Trung niên
Tiền sử gia đình: Không

Case 13: Thoái hóa khớp gối cấp độ 2


Vùng khớp: Đau nhức đầu gối khi hoạt động
Lao động nặng
Ăn kiêng
Cứng khớp: Có
Từng bị đứt dây chằng đầu gối
Sụn khớp: Không
Tiền sử gia đình: Không

Case 14: Thoái hóa khớp gối cấp độ 3


Vùng khớp: Đau, khó hoạt động
Vùng quanh khớp: Đau, sưng, nóng đỏ

48
Hoạt động nặng
Suy nhược
Dị dạng khớp: Có thể
Cứng khớp: Có
Dịch khớp: Tràn dịch khớp
Sụn khớp: Bị bào mòn
Tiền sử gia đình: Không

Case 15: Thoái hóa khớp gối cấp độ 4


Vùng khớp: Đau dữ dội, có thể nghe thấy lạo xạo khi hoạt động
Ngồi nhiều ít vận động
Đồ ăn giàu chất béo
Cứng khớp: Có
Thừa cân
Sụn khớp: Bị bào mòn hoàn toàn
Tiền sử gia đình: có

Case 16: Thoái hóa khớp gối do tuổi tác


Vùng khớp: Đau nhức
Lao động nhiều
Tiền sử chấn thương đầu gối
Vùng quanh khớp: Không
Sụt cân mất ngủ
Dị dạng khớp: Không
Cứng khớp: Có
Dịch khớp: Tràn dịch khớp
Tuổi: Cao tuổi

49
Giới tính: Nữ

Case 17: Thoái hóa khớp gối do nghề nghiệp


Vùng khớp: Đau nhức đầu gối khi hoạt động
Ăn kiêng
Từng bị chấn thương xương đùi
Cứng khớp: Có
Dịch khớp: Không
Dịch khớp: Tràn dịch khớp
Tuổi: Trung niên
Nghề nghiệp: Lao động nặng ( khiêng vác đồ nặng,...)

Case 18: Thoái hóa khớp gối do có tiền sử bị chấn thương


Vùng khớp: Đau nhức đầu gối khi hoạt động
Ít hoạt động
Ăn đồ ăn giàu chất béo
Béo phì
Vùng quanh khớp: Đau
Dị dạng khớp: Không
Cứng khớp: Có
Dịch khớp: Tràn dịch khớp
Tuổi: trung niên
Có tiền sử chấn thương ( Đứt dây chằng đầu gối,...) : Có

50
3. Thoát vị đĩa đệm (TV)
Case 19: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cấp độ 1
Đĩa đệm: Có chút biến dạng
Vùng xung quanh đĩa đệm: Không
Vòng xơ: Không
Sụn: Không
Tay, chân: Tê bì, khó hoạt động
Đau nhức: Không
Cột sống: Đau mỏi nhẹ
Nhân nhầy: Không
Teo cơ : Không

Case 20: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cấp 2
Đĩa đệm: Biến dạng và có dấu hiệu phình to
Vùng xung quanh đĩa đệm: Đau nhức
Vòng xơ: Rách 1 phần
Sụn: Không
Đau nhức: Thi thoảng
Cột sống: Đau mỏi nhẹ
Tay, chân: Tê bì, khó hoạt động
Nhân nhầy: Không
Teo cơ : Không

Case 21: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cấp 3
Đĩa đệm: Biến dạng và phình to
Vùng xung quanh đĩa đệm: Đau nhức, xuất hiện phù nề
Vòng xơ: Rách nhiều
Sụn: Vỡ
Đau nhức: Xảy ra thường xuyên
Tay, chân: Tê bì, khó hoạt động
Nhân nhầy: Vỡ
Teo cơ : Có dấu hiệu

Case 22: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cấp 4
Đĩa đệm: Biến dạng và phình to
Vùng xung quanh đĩa đệm: Đau nhức, phù nề
Vòng xơ: Rách nhiều
Sụn: Vỡ hoàn toàn
Đau nhức: Xảy ra thường xuyên và dữ dội hơn
Tay, chân: Tê, khó hoạt động hoặc không vận động được
Nhân nhầy: Tràn ra

51
Teo cơ :Có

Case 18: Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ mức 1


Cổ, vai: Đau nhức
Đốt sống cổ: Bị cứng, khó xoay chuyển
Tay, chân: Tê bì, khó hoạt động
Hạn chế vận động vùng cổ : Có
Đau đầu: Có
Teo cơ: Có
Thói quen gối đầu cao khi ngủ: Có

Case 19: Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ mức 2


Cổ, vai: Đau nhức
Đốt sống cổ: Bị cứng, khó xoay chuyển
Tay, chân: Tê bì, khó hoạt động
Hạn chế vận động vùng cổ : Có
Xuất hiện cơn đau kéo dài từ gáy ra sau đầu và tai: Có
Mất ngủ: Có
Teo cơ: Có
Thói quen gối đầu cao khi ngủ: Có

Case 20: Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ mức 3


Cổ, vai: Đau nhức
Đốt sống cổ: Bị cứng, khó xoay chuyển
Tay, chân: Tê bì, khó hoạt động
Hạn chế vận động : Có
Đau đầu: Có
Mất ngủ: Có
Khó thở: Có
Tê bì chân tay: Có
Thi thoảng xuất hiện nấc cụt: Có
Chóng mặt khi hoạt động : Có
Teo cơ: Có
Thói quen gối đầu cao khi ngủ: Có

Case 21: Thoát vị đĩa đệm ngực theo giới tính


Vùng lưng: Đau nhức
Đau âm ỉ: Có
Tay, chân: Tê bì, khó hoạt động

52
Teo cơ: Có
Giới tính: Nữ
Tuổi: Trung niên
Khó gập và xoay người : Có

Case 22: Thoát vị đĩa đệm ngực theo yếu tố di truyền


Vùng lưng: Đau nhức
Đau âm ỉ: Có
Tay, chân: Tê bì, khó hoạt động
Teo cơ: Có
Tuổi: Trung niên
Khó gập và cúi người : Có
Tiền sử gia đình : Có

Case 23: Thoát vị đĩa đệm ngực theo yếu tố nghề nghiệp
Vùng lưng: Đau nhức
Đau âm ỉ: Có
Tay, chân: Tê bì, khó hoạt động
Teo cơ: Có
Tuổi : Trung niên
Khó gập và xoay người : Có
Thói quen sinh hoạt: Đặc thù với nghề nghiệp phải mang vác nặng nhọc

Case 24: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng theo yếu tố nghề nghiệp
Cột sống thắt lưng: Đau nhức
Tay, chân: Tê, ngứa, khó hoạt động
Teo cơ: Có
Co cứng vùng thắt lưng: Có
Sưng tấy vùng thắt lưng: Có
Giới tính: Nam
Tuổi: Trung niên
Thói quen sinh hoạt: Đặc thù với nghề nghiệp chuyển đổi nhiều tư thế

Case 25: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng dựa theo độ tuổi
Cột sống thắt lưng: Đau nhức
Teo cơ: Có
Tay, chân: Tê, ngứa, khó hoạt động
Sưng tấy vùng thắt lưng: Có
Co cứng vùng thắt lưng: Có
Tuổi : Cao tuổi
Giới tính: Nữ
Tay chân : Tê bì, khó hoạt động

53
4. Thoái hóa đốt sống lưng(THL)
Case 26: Thoái hóa đốt sống lưng do yếu tố di truyền
Vùng lưng: Đau mỏi, khó vận động
Cứng cột sống : Có
Tay, chân: Tê bì, mất cảm giác
Đi tiểu nhiều: Có
Sốt: Có
Teo cơ: Có
Tiền sử gia đình: Có

Case 27: Thoái hóa đốt sống lưng do đặc thù công việc
Vùng lưng: Đau mỏi, khó vận động
Tay, chân: Tê, mất cảm giác
Cứng cột sống: Có
Chế độ dinh dưỡng: Không khoa học
Nghề nghiệp: Làm văn phòng
Cơ thể: Béo phì
Đi tiểu nhiều: Có
Teo cơ: Có
Tuổi: Trung niên

Case 28: Thoái hóa đốt sống lưng do thói quen sinh hoạt
Vùng lưng: Đau mỏi, khó vận động
Tay, chân: Tê, mất cảm giác
Cứng cột sống: Có
Đi tiểu nhiều: Có
Hút thuốc: Có
Sụt cân bất thường: Có
Sốt: Có
Teo cơ: Có
Tuổi: Trung niên
Tiền sử gia đình: Có

Case 29: Thoái hóa đốt sống lưng do tuổi tác


Vùng lưng: Đau mỏi
Tay, chân: Tê, mất cảm giác
Cứng cột sống: Có
Sốt: Có

54
Đi tiểu nhiều: Có
Tuổi: Cao tuổi
Giới tính: Nữ
Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột: Có

Case 30: Thoái hóa đốt sống lưng do thể trạng


Vùng lưng: Đau mỏi
Tay, chân: Tê, mất cảm giác
Cứng cột sống: Có
Mất ngủ: Có
Cảm thấy tiếng lục khục khi cử động cột sống: Có
Đi tiểu nhiều: Có
Thể trạng: Béo phì

5. Gout:(GO)

Case 31: Gout cấp độ 1

Tuổi: Trung niên

Nồng độ axit uric trong máu >60mg/dl với nữ >70mg/dl với nam: Có

Sức khỏe: bình thường

Da bất thường: không

Đang mắc các bệnh về thận: không

Thói quen ăn uống giàu đạm: có

Tiền sử gia đình bị gout: không

Case 32: Gout cấp độ 2

Tuổi: cao tuổi.

Nồng độ axit uric trong máu >60mg/dl với nữ >70mg/dl với nam: Có

Sức khỏe: béo phì

Xuất hiện tinh thể trên da: có

Xuất hiện các vết loét: có.

Vùng khớp: Đau

55
Đang mắc các bệnh về thận: có

Thói quen ăn uống giàu đạm: có

Tiền sử gia đình bị gout: không

Case 33: Gout cấp độ 3

Tuổi: Trung niên

Nồng độ axit uric trong máu >60mg/dl với nữ >70mg/dl với nam: Có

Xuất hiện tinh thể trên da: không.

Xuất hiện các vết loét: có.

Thói quen ăn uống giàu đạm: có

Các điểm xuất hiện nốt tinh thể: Vành tai, khuỷu tay, vùng chân.

Vùng khớp: Đau.

Tiền sử gia đình bị gout: không

Case 34: Gout có dấu hiệu do di truyền

Nồng độ axit uric trong máu >60mg/dl với nữ >70mg/dl với nam: Có

Tuổi: trung niên

Sức khỏe: bình thường

Tiền sử gia đình bị gout: Có

Thói quen ăn uống giàu đạm: không

Vùng khớp: đau

Đang mắc các bệnh về thận: Có

Xuất hiện tinh thể trên da: không

Case 35: Gout có dấu hiệu do thói quen sinh hoạt

Tuổi: trung niên

Nồng độ axit uric trong máu >60mg/dl với nữ >70mg/dl với nam: Có

56
Da nổi tinh thể: không

Xuất hiện các vết loét: có.

Thói quen ăn uống giàu đạm: có

Các điểm xuất hiện nốt tinh thể: Vành tai, khuỷu tay, vùng chân.

Vùng khớp: Đau.

Tiền sử gia đình bị gout: không.

Case 36: Gout có dấu hiệu do thói quen sinh hoạt

Tuổi: Trung niên

Nồng độ axit uric trong máu >60mg/dl với nữ >70mg/dl với nam: không

Sức khỏe: béo phì

Da bất thường: không

Đang mắc các bệnh về thận: không

Thói quen ăn uống giàu đạm: có

Tiền sử gia đình bị gout: có

Case 37:

Tuổi: trung niên

Nồng độ axit uric trong máu >60mg/dl với nữ >70mg/dl với nam: Có

Sức khỏe: bình thường

Mắc các bệnh về thận: có

Thói quen ăn uống giàu đạm: Có

Dùng các thuốc lợi tiểu/ ức chế tế bào/ thuốc kháng lao: Có.

Case 38:

Nồng độ axit uric trong máu >60mg/dl với nữ >70mg/dl với nam: Có

Tuổi: người già

57
Sức khỏe: bình thường

Tiền sử gia đình bị gout: Có

Thói quen ăn uống giàu đạm: không

Vùng khớp: đau

Đang mắc các bệnh về thận: Có

Xuất hiện tinh thể trên da: không

Case 39:

Tuổi: Trung niên

Nồng độ axit uric trong máu >60mg/dl với nữ >70mg/dl với nam: Có

Xuất hiện tinh thể trên vành tai/ khuỷu tay/ vùng chân: có

Xuất hiện các vế loét: không

Thói quen ăn uống giàu đạm: có

Vùng khớp: Đau.

Tiền sử gia đình bị gout: không

Case 40:

Tuổi: vị thành niên

Nồng độ axit uric trong máu >60mg/dl với nữ >70mg/dl với nam: Có

Sức khỏe: béo phì

Xuất hiện tinh thể trên da: có

Xuất hiện các vết loét: không

Vùng khớp: Đau

Đang mắc các bệnh về thận: không

Thói quen ăn uống giàu đạm: có

Tiền sử gia đình bị gout: có

58
6. Viêm chóp xoay vai(VCX):

Case 41: Viêm chóp xoay vai có dấu hiệu viêm gân

Tuổi: Trung niên

Khớp vai: đau âm ỉ

Giấc ngủ: mất ngủ

Vận động: Đau khi đưa tay dang 70 – 120 độ so với thân người.

Tiền sử gia đình: Không

Case 42: Viêm chóp xoay có dấu hiệu rách gân

Tuổi: trung niên

Khớp vai: đau âm ỉ

Thói quen vận động thường xuyên đưa tay quá đầu: có

Có khả năng Giang tay 90 độ: Không

Tiền sử gia đình: Không

Case 43: Viêm gân chóp xoay có dấu hiệu di truyền

Tuổi: Trung niên

Đang mắc các bệnh thoái hóa khớp/ viêm khớp: có

Thói quen vận động thường xuyên đưa tay quá đầu: có

Khớp vai : đau khi vận động

Tiền sử gia đình: Có

Case 44: Viêm gân chóp xoay có dấu hiệu thói quen sinh hoạt

Tuổi: trưởng thành

Thói quen vận động thường xuyên đưa tay quá đầu: có

Khớp vai: Đau khi vận động

59
Tiền sử gia đình: không

Khi cử động khớp vai có tiếng kêu rắc rắc: có.

Case 45: Viêm gân chóp xoay có dấu hiệu thói quen sinh hoạt

Tuổi: Trung niên

Khớp vai: đau âm ỉ

Vùng nối với vai: đau

Khi cử động khớp vai có tiếng kêu rắc rắc: có.

Tiền xử gia đình: không

Case 46:

Tuổi: Vị thành niên

Khớp vai: đau dữ dội

Giấc ngủ: mất ngủ

Công việc: Lao động nặng

Tiền sử gia đình: có

Case 47:

Tuổi: trung niên

Khớp vai: đau âm ỉ

Vận động khớp vai nhiều: Có

Có khả năng Giang tay 90 độ: Không

Tiền sử gia đình: Không

Case 48:

Tuổi: Vị thành niên

Đang mắc các bệnh thoái hóa khớp/ viêm khớp: có

Vận động khớp tay nhiều: không

60
Khớp vai : đau khi vận động

Tiền sử gia đình: Có

Case 49:

Tuổi: Cao niên

Thói quen vận động thường xuyên đưa tay quá đầu: không

Khớp vai: Đau âm ỉ

Tiền sử gia đình: không

Khi cử động khớp vai có tiếng kêu rắc rắc: có.

Case 50:

Tuổi: Vị thành niên

Khớp vai và các vùng lân cận: đau dữ dội

Khi cử động khớp vai có tiếng kêu rắc rắc: có.

Tiền xử bị chấn thương vai: có

IV. KỊCH BẢN VẬN HÀNH HỆ THỐNG

Các câu hỏi sử dụng trong hệ Dữ liệu trong hệ thống


thống

Đau ở đâu ? - Vùng lưng

- Vùng cột sống

- Vùng cổ

- Vùng bàn chân, bàn tay

- Vùng khớp gối

- Vùng bả vai

61
Bạn có thói quen sinh hoạt gì ? - Ngồi nhiều/ Ít vận động

- Lao động nặng – Vận động nhiều

- Thường xuyên đưa tay cao

- Gối đầu cao khi ngủ

Chế độ ăn uống của bạn như - Ăn uống thanh đạm


thế nào ?
- Thường xuyên sử dụng đồ ăn giàu chất béo và đạm

- Ăn kiêng.

- Ăn không khoa học( hay ăn vặt, ăn không đúng bữa, hay


bỏ bữa…)

- Không có trong trong mục trên

Các triệu chứng …. của bạn 3 câu


ra sao ? - Sưng, đau tại các khớp. hỏi

• Tay chân - Xuất hiện các tinh thể xung quanh các khớp.

- Đau khi cử động, xương dưới các khớp lộ ra.

- Cứng khớp, khó/ không cử động được khớp.

- Tay chân yếu/ teo cơ.

- Bình thường
• Lưng
- Đau đột ngột ở thắt lưng sau đó lan ra các chi.

- Mất cảm giác tạc vùng thắt lưng

- Bình thường
• Vai, gối

- Sưng đau trên bề mặt khớp

- Cứng khớp, thiếu linh hoạt.


• Da
- Đau âm ỉ bên trong khớp.

62
- Nổi sần

- Có vết loét

- Có nổi mụn

Thể trạng hiện tại - Suy nhược/ sụt cân/ mất ngủ

- Đau đầu/chóng mặt/ sốt/ khó thở

- Tiểu nhiều/ mất kiểm soát bàng quang, ruột

- Thừa cân, béo phì

Tiền sử bệnh của bạn như thế - Từng bị dãn, đứt dây chằng đầu gối, gãy chân gãy tay.
nào?
- Sử dụng thuốc có chứa Corticoid, hoặc các loại thuốc điều
trị kháng lao lợi tiểu

- Mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa

- Người thân có tiền sử mắc các bệnh như: Viêm khớp,


thoái hóa khớp, Gout.

Kịch bản vận hành hệ thống:

- Hệ thống sẽ lần lượt hỏi bệnh nhân về những thông tin cần thiết để hệ thống có thể tư
vấn. Cụ thể trong hệ thống sẽ hỏi về 9 thông tin như trong bảng ở trên

- Sau khi hệ thống truy vấn thông tin của bệnh nhân đầy đủ sẽ tiến hành thực hiện so sánh
với các case để tính độ tương đồng

+ Độ tương đồng ở đây được xác định như sau: Tính tổng trọng số các thuộc tính có cùng
giá trị với thuộc tính của case cũ, sau đó lấy tổng đó chia cho tổng trọng số của case cũ.
Xác suất tương đồng càng cao thì kết luận càng gần với output của case cũ.
63
Thuộc tính quan trọng nhất có trọng số là 6

Các thuộc tính không quan trọng cso trọng số giảm dần

Thuộc tính không quan trọng nhất có trọng số là 1

Trong đó wj là trọng số của thuộc tính thứ j, m là số thuộc tính, d(problemj, casei,j) là độ
tương đồng giữa thuộc tính thứ j của Problem với thuộc tính thứ j của casei , d(.) là giá trị
trong khoảng [0,1].

Nếu kết quả sánh với các case đạt được kết quả cao nhất là x

+ Nếu x >= 0.7 thì sẽ lấy nhãn của case so sánh

+ Nếu x < 0.7 thì chưa kết luận được bệnh

Với trường bệnh chưa kết luận, ta sẽ hỏi ý kiến các chuyên gia về trường hợp mới này và
lưa vào hệ thống các case để sử dụng cho những trường hợp sau

64
V. CÔNG CỤ LẬP TRÌNH HỆ THỐNG

1. Công cụ lập trình


• Hệ thống sử dụng ngôn ngữ Java với công cụ NetBean
• Sử dụng MySql để lưu trữ dữ liệu trong hệ thống
• Mô hình Client - Server để giao tiếp với bệnh nhân và hệ thống
2. Demo hệ thống
Giao diện chatbot:

65
Giao diện chỉnh sửa dữ liệu trong hệ thống

66

You might also like