You are on page 1of 34

THOÁI HÓA KHỚP

BS CKII Nguyễn Thị Mộng Trinh


BỘ MÔN NỘI- ĐHQT HỒNG BÀNG
MỤC TIÊU

1. Hiểu được cơ chế bệnh sinh của bệnh thoái hóa khớp (THK).

2. Trình bày được các tổn thương trong bệnh THK.

3. Mô tả được những đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của
bệnh THK.

4. Chẩn đoán được một số trường hợp THK.

5. Mô tả được các thể lâm sàng của bệnh THK.


NỘI DUNG
1.Đại cương

2.Phân loại

3.Cơ chế bệnh sinh

4.Tổn thương bệnh học

5.Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng

6.Chẩn đoán

7.Các thể lâm sàng thường gặp

8.Hướng điều trị


ĐẠI CƯƠNG

- Là quá trinh lão hóa của các tế bào và các tổ chức ở khớp và quanh khớp kết
hợp với tinh trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của sụn khớp, xương dưới sụn và
các tổ chức quanh khớp, tinh trạng viêm mạn tinh của màng hoạt dịch.
- Là nguyên nhân chính gây tàn phế và giảm chất lượng cuộc sống ở người cao
tuổi.
- Ảnh hưởng tới 50% người trên 65 tuổi.
- Các yếu tố liên quan THK như di truyền, sự tiến triển, chuyển hóa và
chấn thương…
- THK ở mọi chủng tộc, dân tộc, mọi điều kiện khí hậu, địa lý và kinh
tế…
- Nam = nữ
- Riêng THK gối nữ > nam, THK háng nam > nữ, tần suất bệnh tăng
theo tuổi
PHÂN LOẠI
THK nguyên phát
- Sự lão hóa: không nặng, thường > 60 tuổi, tổn thương
nhiều vị trí, tiến triển chậm.
- Yếu tố di truyền: hàm lượng collagen và tổng hợp
proteoglycan (PG) của sụn mang tính di truyền
- Yếu tố nội tiết và chuyển hóa: mãn kinh, đái tháo
đường, béo phì..
PHÂN LOẠI
THK thứ phát
- Thường do cơ giới, ở mọi lứa tuổi (thường < 40 tuổi),
tổn thương một hay vài vị trí, nặng và tiến triển nhanh
- Tiền sử chấn thương: gãy xương, can lệch, đứt dây
chằng, tổn thương sụn chêm hoặc sau cắt sụn chêm.
- Tiền sử bệnh xương: bệnh Paget hoặc hoại tử xương.
- Bệnh huyết học: Hemophilie có tiền sử tràn máu các
khớp tái phát nhiều lần gây THK thứ phát.
CƠ CHẾ BỆNH SINH
- Sự già đi của xương (lão hóa): làm sụn khớp mất tính
đàn hồi chịu lực
- Yếu tố cơ học: vi chấn thương tích lũy ảnh hưởng cấu
trúc xương dưới sụn, khớp mất tính chịu lực dẫn đến
thoái hóa sụn.
- Yếu tố sinh hóa học: Do giảm PGs, mất tính chịu lực
của sụn, giảm đàn hồi và tăng tính thấm nước. Sau đó
sợi collagen trong lớp nền bị tơi ra, mất dần do tăng hoạt
tính của enzym tiêu protein metalloproteinase (MMPs).
TỔN THƯƠNG BỆNH HỌC TRONG THK
- Sự phá vỡ cấu trúc của sụn: Rạn nứt, nhuyễn hóa lớp bề mặt  bào
mòm trung tâm và lan rộng bề mặt sụn  sụn bị mỏng và tróc ra.
- Biến đổi xương dưới sụn: xơ hóa xương dưới sụn, tạo nang và
xương bị dày lên do sự hóa ngà.
- Sự phản ứng của xương mới và sụn ở bề mặt khớp: tạo nên hình
ảnh gai xương, đặc xương dưới sụn.
- Những tổn thương khác: Viêm màng hoạt dịch làm tổn thương
khớp là hậu quả nhằm loại bỏ xương thoái hóa và mảnh vỡ của sụn
trong khoang hoạt dịch.
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG

* Đau khớp: liên quan đến vận động, đau âm ỉ, tăng khi vận
động, thay đổi tư thế, giảm đau về đêm và khi nghỉ ngơi

* Hạn chế vận động: như bước lên, xuống cầu thang, đang
ngồi ghế đứng dậy, ngồi xổm, đi bộ lâu làm xuất hiện cơn
đau…

* Biến dạng khớp: do mọc các gai xương, lệch trục, thoát vị
màng hoạt dịch…
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG

* Các triệu chứng khác:

- Tiếng lục khục khi vận động khớp.

- Dấu hiệu “phá gỉ khớp”: cứng khớp buổi sáng không quá 30
phút

- Có thể sờ thấy các chồi xương quanh khớp.

- Teo cơ do ít vận động.

- Tràn dịch khớp: do phản ứng viêm thứ phát của màng hoạt
dịch.
CẬN LÂM SÀNG

X-quang quy ước: có 3 dấu hiệu cơ bản

- Hẹp khe khớp: khe không đồng đều, bờ không đều.

- Đặc xương dưới sụn: ở phần đầu xương, trong phần


xương đặc có một số hốc nhỏ sáng hơn.

- Mọc gai xương: ở phần tiếp giáp giữa xương, sụn và


màng hoạt dịch. Có thể có một số mảnh xương rơi ra
nằm trong ổ khớp hay phần mềm quanh khớp.
CẬN LÂM SÀNG
Siêu âm khớp:
• Không tiếp xúc với tia phóng xạ
• Quan sát rõ khoang khớp
• Có khả năng dựng hình trên nhiều mặt phẳng
• Quan sát được các tổn thương mô mềm
• Đánh giá được chuyển động thời gian thực của khớp
• Thủ thuật can thiệp như sinh thiết, hút dịch và tiêm thuốc.
- Hẹp khe khớp.
- Gai xương.
- Tràn dịch khớp
- Mảnh xương hoặc sụn tự do trong ổ khớp, dày bao hoạt dịch.
CẬN LÂM SÀNG
Chụp CT: phát hiện được các tổn thương của sụn khớp
nhưng không thấy rõ tổn thương màng hoạt dịch.
Chụp MRI:
-Phát hiện tổn thương sụn khớp, xương dưới sụn, dây
chằng và màng hoạt dịch.
Nội soi khớp
- Giúp BS quan sát trực tiếp ổ khớp, tổn thương sụn, màng
hoạt dịch, dây chằng.
- Đánh giá được mức độ canxi hóa sụn khớp
- Sinh thiết màng hoạt dịch để chẩn đoán trong những trường
hợp khó.
CẬN LÂM SÀNG

Các xét nghiệm khác

- XN máu: VS, CRP, BC bình thường.

- Dịch khớp: bình thường hoặc viêm mức độ ít trong các đợt tiến
triển. Dịch thường có màu vàng trong, độ nhớt bình thường
hoặc giảm nhẹ, <1000 tb/mm3.
CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH
(Dựa vào tiêu chuẩn THK của Hội thấp khớp học Hoa Kỳ ACR 1991)

THOÁI HÓA KHỚP GỐI


1. Mọc gai xương ở rìa khớp (X-quang).
2. Dịch khớp là dịch thoái hóa.
3. Tuổi >38.
4. Cứng khớp <30 phút
5. Lục khục (Lạo xạo) khi cử động khớp.
Chẩn đoán (+) khi có 1, 2, 3, 4 hoặc 1, 2, 5 hoặc 1, 4, 5
THOÁI HÓA KHỚP HÁNG
1. Đau khớp háng (Liên tục)
2. VS máu <20mm giờ thứ nhất.
3. X-quang chỏm xương đùi và/hoặc ổ cối có gai xương
4. Hẹp khe khớp háng.
Chẩn đoán (+) khi có 1, 2, 3 hoặc 1, 2, 4 hoặc 1, 3, 4
THOÁI HÓA KHỚP BÀN NGÓN TAY
1. Đau và/hoặc cứng bàn tay trong các tháng trước đó.
2. Kết đặc xương tối thiểu 2 tổng 10 khớp
3. Sưng tối thiểu 2 khớp bàn ngón
a. Kết đặc xương tối thiểu 1 khớp ngón xa hoặc
b. Biến dạng tối thiểu 1 trong 10 khớp
Chẩn đoán (+) khi có 1, 2, 3a hoặc b
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

- Viêm khớp dạng thấp: thể 1 khớp lớn, thể nhiều khớp.

- Bệnh cột sống, viêm khớp vẩy nến, viêm cột sống dính khớp,
bệnh Reiter (viêm khớp, viêm niệu đạo, viêm kết mạc mắt).

- Viêm khớp vi tinh thể: gout, giả gout.

- Bệnh khớp liên quan đến bệnh lý ruột: viêm loét đại tràng kèm
viêm khớp gối cổ chân; bệnh crohn: viêm khớp cùng chậu,
viêm cột sống hoặc các khớp chi dưới kết hợp viêm loét đại
tràng.
CÁC THỂ LÂM SÀNG THƯỜNG GẶP

Thoái hóa khớp gối


- Nữ chiếm 80% trường hợp.
- Đau khớp, tăng khi vận động.
- Hạn chế vận động
- Cứng khớp buổi sáng <30 phút.
- Có thể có tràn dịch khớp.
- Dấu hiệu lạo xạo khi cử động.
- Muộn: teo cơ tứ đầu đùi, phì đại xương, biến dạng, lệch trục khớp,
mất ổn định (lỏng lẽo)
Thoái hóa khớp háng

- Nam > nữ, Châu Âu > Châu Á.

- Thứ phát chiếm 50%, thường do: Loạn sản và trật khớp háng bẩm sinh;
Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi; Lồi ổ cối bẩm sinh; Di chứng chấn
thương, vi chấn thương; Di chứng viêm.

- Đau vùng bẹn hoặc trên mông, lan xuống đùi, có dấu hiệu “phá gỉ khớp”,
hạn chế vận động

- Điểm đau ở mặt trước khớp và phần trên mông, chân bệnh ngắn hơn,
hạn chế vận động duỗi, về sau cả động tác gấp.

- X-quang: hình ảnh hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn và mọc gai xương.
XQ khớp háng
Thoái hóa khớp bàn tay
- Thường ở khớp bàn ngón xa, hoặc khớp bàn ngón gần
hoặc khớp bàn ngón tay cái.
- Đau ít, hạn chế vận động khớp
Gai xương gót
- Đau vùng gót chân đặc biệt khi ngủ dậy, khi đặt gót
chân xuống đất.
- X-quang: hình ảnh gai xương gót chân.
HƯỚNG ĐIỀU TRỊ

Mục tiêu

- Giảm đau.

- Duy trì và cải thiện khả năng vận động.

- Hạn chế và ngăn ngừa biến dạng khớp.

- Tránh tác dụng phụ của thuốc.

- Cải thiện chất lượng cuộc sống.


- Giáo dục bệnh nhân: giảm cân, tránh các tư thế xấu gây lệch trục
khớp.

- Vật lý trị liệu.

- Nhiệt điều trị: chườm nóng, hồng ngoại, siêu âm.


- Thuốc:

+ Điều trị triệu chứng: giảm đau, NSAID (cần quan tâm đến
nguy cơ tim mạch, tiêu hóa, thận của bệnh nhân: ức chế COX-
2, thuốc bôi ngoài da, corticosteroid (toàn thân và tại khớp).

+ Điều trị theo cơ chế bệnh sinh: Glucosamin sulfate,


Chondroitin sulfate, chế phẩm kết hợp 2 loại trên.

+ Thuốc ức chế cytokine, thuốc ức chế phá hủy sụn, nhóm


Biphosphonate.

+ Bổ sung chất nhầy dịch khớp.


Glucosamin sulfate
- Cần sử dụng sớm, dài hạn và quan tâm đến an toàn
của thuốc.
- Cần dùng thời gian dài (khoảng 2 tháng) mới bắt đầu
tác dụng
- Tác dụng kéo dài (2 – 3 tháng) ngay sau khi ngưng
thuốc
Ngoại khoa

- Điều trị bằng nội soi khớp.

- Phương pháp đục xương chỉnh trục.

- Cấy tế bào tự thân – ghép sụn.

- Phương pháp vi gãy.

- Thay khớp nhân tạo.


PHÒNG BỆNH
- Chống các tư thế xấu trong sinh hoạt, lao động hàng ngày.(ngồi xổm,
ngồi bó gối), tập thể dục thư giãn sau mỗi giờ lao động.
- Tránh các động tác quá mạnh, đột ngột, tránh sai tư thế khi mang vác
nặng.
- Bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ cân đối. Bổ sung đầy đủ Canxi,
Phospho, Protide, Vitamin D,C,B vào khẩu phần ăn hàng ngày của người
có tuổi.
- Giảm và duy trì cân nặng hợp lý.
- Tập thể dục đều đặn, vừa sức, không gây áp lực cho khớp.(đi xe đạp, đi
bộ đường bằng phẳng, tập dưỡng sinh..)
- Phát hiện và giải quyết sớm các bệnh lý kèm theo (viêm khớp, chấn
thương khớp, các dị tật của xương khớp và cột sống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp của
Bộ Y Tế (ban hành kèm theo quyết định số 361/QĐ-BYT ngày 25
tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

2. Giáo trình Nội Bệnh lý 1 của trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2018.

3. Lê Anh Thư, Cập nhật điều trị thóai hóa khớp gối theo ESCEO
2019 và ACR/AAF 2019. Hội thấp khớp học Việt Nam.
HÃY BẢO VỆ XƯƠNG KHỚP CỦA BẠN

You might also like