You are on page 1of 53

LOÃNG XƯƠNG

Mục tiêu

1. Giải thích được nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của


loãng xương theo YHHĐ và YHCT
2. Phân tích các kết quả cận lâm sàng dùng để chẩn đoán
Loãng xương
3. Giải thích chẩn đoán Loãng xương theo YHHĐ và
YHCT
4. Phân tích điều trị cụ thể theo YHHĐ và YHCT Loãng
xương
5. Giải thích kế hoạch dự phòng Loãng xương
Tình huống lâm sàng
• Bệnh nhân nữ, 60 tuổi, nhập viện vì đau nhiều CSTL lan
xuống 2 chân kèm tê và yếu chân (P)> (T), người bệnh hạn
chế đi lại 1 năm nay, hay bị chuột rút
• Tiền căn: BN mãn kinh năm 49 tuổi, Đau lưng lan chân
nhiều năm điều trị tại BS tư, được chích giảm đau thường
xuyên (Không rõ loại), chưa ghi nhận tiền căn gẫy xương
• Khám: Sinh hiệu ổn, BMI = 17,5
- Da nhiều mảng bầm máu, xạm màu, khô
- Cột sống mất đường cong sinh lý, ấn đau dọc cột sống
thắt lưng, valleix (+), sức cơ 4/5 2 chi dưới, PXGC giảm
(P)> (T), teo cơ bụng chân 2 bên , cảm giác nông sâu đều.

Bệnh nhân có những vấn đề gì?


Bênh nhân có các yếu tố nguy cơ Loãng xương không?
Định nghĩa Loãng xương
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1994 định
nghĩa: Loãng xương là bệnh của hệ thống xương
đặc trưng bởi sự giảm khối lượng xương và tổn
thương vi cấu trúc của mô xương, dẫn đến gia
tăng sự suy yếu xương và làm tăng nguy cơ gãy
xương.
Dịch tễ học
• Tuổi: thường gặp ở người
15 % 19 %
trên 50 tuổi, nhất là phụ nữ
mãn kinh
19 %
• Trong lứa tuổi 50 - 70:
19,6% phụ nữ và 3,1% nam 46 %

giới (Nữ = 5 lần Nam)


• Ở tuổi trên 70 tuổi: 58,8 %
Vị trí khác
phụ nữ và 19,6% nam giới Cột sống
(Nữ = 3 lần Nam) Cổ xương đùi
Cổ tay
• Vị trí gãy xương thường gặp
là: cột sống, cổ xương đùi và
xương cổ tay
NIH/ORBD (www.osteo.org), 2000
YẾU TỐ NGUY CƠ
Yếu tố nguy cơ Giải thích
Mãn kinh Phụ nữ sau mãn kinh giảm đột ngột estrogen  tăng quá trình hủy
xương, quá trình tạo xương bình thường
Cao tuổi Quá trình tạo xương < quá trình hủy xương, tế bào sinh xương bị
lõa hóa, giảm hấp thu Vitamin D và calcium ở ruột, suy giảm
hormon sinh dục
Trọng lượng cơ thể BMI < 18,5 kg/m2 có nguy cơ gãy xương tăng 1.8 lần so với những
thấp người có BMI ≥ 18,5kg/m2.
Kém phát triển thể Làm khối lượng khoáng chất đỉnh của xương ở tuổi trưởng thành
chất từ khi còn nhỏ thấp
Dùng corticoid kéo dài, Với liều lượng ≥ 5mg prednisone (hoặc chế phẩm tương đương)
thuốc chống động hàng ngày, kéo dài ≥ 3 tháng
kinh, insulin, heparin,..
Thói quen sử dụng làm tăng thải canxi qua đường thận và giảm hấp thu canxi qua
nhiều rượu bia, thuốc đường tiêu hoá
lá, cà phê
Té ngã và yếu cơ Làm tăng nguy cơ gãy xương
Ít hoạt động thể lực, Gây mất xương nhanh
bất động lâu
YẾU TỐ NGUY CƠ
Yếu tố nguy cơ Giải thích
Tiền sử gia đình có Người có tiền sử gãy xương có nguy cơ gãy xương lần thứ hai rất
Cha mẹ gẫy xương cao (tăng 2- 3 lần so với người không có tiền sử
hoặc bản thân gẫy
xương sau 50 tuổi
Nguyên nhân thứ phát Thiểu năng các tuyến sinh dục nam và nữ: suy buồng trứng, mãn
kinh sớm, cắt buồng trứng, thiểu năng tinh hoàn,...)
Bệnh mạn tính đường tiêu hóa
Bệnh nội tiết: cường giáp, cường cận giáp, cường võ thượng thận,
đái tháo đường,..)
Bệnh thận: bệnh thận mạn, suy thận, chạy thận nhân tạo dài ngày
Bệnh khớp: VKDT, VCSDK, THK
Phân loại Loãng xương
• Loãng xương nguyên phát:
- Loãng xương người già
- Loãng xương sau mãn kinh
• Loãng xương thứ phát
Khi có 1 hoặc nhiều yếu tố nguy cơ
Biểu hiện lâm sàng
• Loãng xương là bệnh diễn biến âm thầm, lúc đầu thường
không có triệu chứng.. Khi có dấu hiệu lâm sàng, thường là lúc
đã có biến chứng, cơ thể đã bị mất tới 30% khối lượng xương.
• Các triệu chứng lâm sàng gồm: Đau mỏi mơ hồ ở cột sống,
đau dọc các xương dài (đặc biệt xương cẳng chân), đau mỏi
cơ bắp, ớn lạnh, hay bị chuột rút các cơ (hiện tượng vọp bẻ).
• Đau thực sự ở cột sống, đau lan theo khoang liên sườn, đau khi
ngồi lâu, khi thay đổi tư thế.
• Có thể đau cấp tính (trên nền đau mạn tính) sau chấn thương,
sau một động tác mạnh hay một tư thế không thuận gây gẫy
xương (gẫy lún đốt sống, gẫy xương cổ tay, gẫy cổ xương đùi).
Biểu hiện Lâm sàng
Thăm khám
- Cột sống: biến dạng gù, còng lưng
- Giảm chiều cao so với lúc trẻ tuổi
- Co cứng cơ cạnh cột sống
- Tòan thân: không thấy các dấu hiệu tòan
thân ( nhiễm khuẩn, suy sụp, sụt cân )
Biến chứng của loãng xương

• Đau kéo đài do chèn ép thần kinh


• Gù vẹo cột sống, biến dạng lồng ngực
• Gù lưng, giảm chiều cao
• Gãy xương cổ tay, gãy lún đốt sống, gãy cổ
xương đùi
• Giảm khả năng vận động, ảnh hưởng nhiều
tới chất lượng sống của người có tuổi.
Cận lâm sàng
• Công thức máu: gợi ý thiếu máu do kém hấp thu,
bệnh lý ác tính..
• Calci máu: cần thiết khi bắt đầu dùng thuốc
chống hủy xương hoặc tăng đồng hóa. Ngoài
ra, giúp loại trừ tình trạng tăng calci máu trong
loãng xương thứ phát như cường cận giáp,
bệnh ác tính của xương. Calci máu giảm trong
hội chứng kém hấp thu, thiếu vitamin D
• Glucose, AST, ALT, BUN, creatinine…
Máu VS, CRP Bệnh lý viêm hoặc đa u tủy

Phosphatase kiềm Tăng trong bất động kéo dài, gãy xương mới, bệnh
Paget, các bệnh về xương khác như ung thư di căn

Điện di protein Nghi ngờ đa u tủy

Phospho máu Giảm trong bệnh nhuyễn xương

25-OH vitamin D Xác định tình trạng thiếu vitamin D

PTH Tăng trong cường cận giáp trạng

Cortisol máu. Sáng Hội chứng Cushing

Estradiol Nghi ngờ thiểu năng sinh dục nữ

Testosterone Nghi ngờ thiểu năng sinh dục nam

TSH, FT3, FT4 Nghi ngờ cường giáp

Nước tiểu TPTNT Đánh giá nguyên nhân thứ phát của loãng xương

Điện di protein Nghi ngờ đa u tủy xương

Calci niệu 24h Tăng calci niệu hoặc calci niệu thấp (thiếu vit D,
nhuyễn xương hoặc kém hấp thu trong bệnh ruột non)

MRI Cột sống ngực hoặc thắt lưng hoặc vị trí khác tùy Có thể chỉ định để loại trừ các bệnh ký gây gãy xương
thuộc lâm sàng khác, nhất là bệnh lý ác tính

Sinh thiết Xương Hiếm khi thực hiện, chỉ thực hiện khi nghi ngờ bệnh lý
ác tính
Cận lâm sàng
Ø X quang quy ước
Tuy không sử dụng X quang để chẩn đoán xác định Loãng
xương nhưng cũng gợi ý được mức độ mất xương và giúp chẩn
đoán phân biệt được nguyên nhân gãy xương. Dấu hiệu gợi ý
loãng xương trên X quang:
• Hình ảnh giảm thấu quang của xương
•Trên các xương dài: hình ảnh vỏ xương mồng, ống tuỷ rộng
•Trên cột sống: hình ảnh đốt sống “bị đóng khung”, hình
ảnh
lún và gãy lún các đốt sống lưng và thắt lưng.
Ngoài ra, trên phim X-quang có thể phát hiện 2 hình thái loãng
xương rõ ràng:
Nguồn:
https://www.drnesterenko.com/2019/04/26/
osteoporosis-and-spine-health/

Nguồn: https://www.drnesterenko.com/2019/04/26/osteoporosis-and-spine-
health/
Siêu âm định lượng xương gót
Đo mật độ xương
BMD
Đo BMD
• Khuyến cáo đo BMD bằng phương pháp hấp phụ tia X năng
lượng kép (DEXA). Đây là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán
loãng xương, tiên đoán nguy cơ gãy xương và theo dõi đáp
ứng điều trị.
• Các vị trí đo BMD tốt nhất là :
• Cổ xương đùi (bên không thuận) thường được sử dụng nhất
trong chẩn đoán loãng xương
• Cột sống thắt lưng (từ L1 đến L4)
• Có thể lấy giá trị đo ở đầu dưới 2 xương cổ tay nếu các vị trí
trên không đo được (không thể phân tích kết quả ở cột sống
hoặc cổ xương đùi, bệnh nhân béo phì, cường cận giáp)
Đo BMD
• Phân tích kết quả đo BMD
• Trị số mật độ xương thu được sẽ được máy tính toán để cho ra
2 chỉ số là T-score và Z-score, trong đó:
• T-score: là mật độ xương đo được – mật độ xương đo được
của người trẻ trưởng thành/ Độ lệch chuẩn của dân số trẻ
trường thành
• Z-score: là mật độ xương đo được – mật độ xương đo được
của người trong cùng độ tuổi/ Độ lệch chuẩn của dân số trẻ
trường thành
Chỉ định đo mật độ xương (BMD)
theo NOF 2014
Theo hướng dẫn của Hội Loãng xương Hoa Kỳ (NOF: National
Osteoporosis Foundation), đo BMD được chỉ dịnh trên những đối tượng sau:
• Tất cả phụ nữ trên 65 tuổi và nam giới trên 70 tuổi, dù có yếu tố nguy cơ
hay không
• Phụ nữ mãn kinh từ 65 tuổi trở xuống và nam giới từ 50-69 tuổi có các
yếu tố nguy cơ loãng xương trên lâm sàng
• Phụ nữ tiền mãn kinh nếu có các yếu tố làm tăng nguy cơ gãy xương như
cân nặng thấp, tiền sử gãy xương do chấn thương nhẹ hoặc dùng các
thuốc gây mất xương.
• Tất cả người lớn có gãy xương sau 50 tuổi.
• Người trưởng thành có bệnh lý gây mất xương như viêm khớp dạng thấp,
viêm cột sống dính khớp, hoặc dùng thuốc nhóm glucocorticoid ≥ 5mg/
ngày, kéo dài ≥ 3 tháng.
Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác
• Hấp phụ năng lượng quang phổ đơn (Single Energy Photon Absorptiometry SPA).

• Hấp phụ năng lượng quang phổ kép (Dual lnergy Photon Absorptiometry DPA).

• Chụp cắt lớp điện toán định lượng (Quanfitative Computed Tomography QCT).

• Siêu âm định lượng (Quantitative Ultrasound) …


Tiêu chuẩn chẩn đoán theo WHO

Chẩn đóan T-Score

Bình thường ≥-1

Thiếu xương -1 to -2.5

Loãng xương ≤ -2.5

Loãng xương
< -2.5 kèm gãy xương
nặng

Kanis JA et al, J Bone Miner Res, 1994;9:1137-1141


• Theo WHO, tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương là chỉ
số T-score ≤ -2.5 ở cổ xương đùi. Tuy nhiên, theo
khuyến cáo của National Osteoporosis Foundation
(NOF ) và International Society for Clinical
Densitometry ( ISCD), loãng xương cũng có thể được
chẩn đoán dựa trên chỉ số T thấp nhất được đo bằng
phương pháp DXA ở cột sống thắt lưng (L1-L4)
• Tiêu chuẩn của WHO (1994) được áp dụng trên đối
tượng là phụ nữ mãn kinh và nam giới trên 50 tuổi.
• Đối với dân số là trẻ em, phụ nữ tiền mãn kinh và
nam giới dưới 50 tuổi, nên sử dụng chỉ số Z-score ≤
-2.0 để chẩn đoán Loãng xương.
Chẩn đoán phân biệt

K di căn Đa u tủy Loãng xương Thoái hóa cột sống


ĐIỀU TRỊ
Nguyên tắc điều trị

• Điều trị lâu dài


• Giảm nguy cơ gãy xương
• Giảm nguy cơ gẫy xương tái diễn (nếu có tiền sử gẫy
xương)
• Giảm mất xương, tăng tạo xương
• Giảm nguy cơ tử vong liên quan đến gãy xương
• Cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Quyết định điều trị
Dựa trên từng bệnh nhân cụ thể, bao gồm những vấn đề
chính sau:
• Đánh giá yếu tố nguy cơ của loãng xương và gãy
xương, BMD
• Lợi ích và nguy cơ của việc điều trị
• Chi phí cho điều trị phù hợp với người bệnh
• Sự đồng thuận của người bệnh khi điều trị.
Khi nào điều trị Loãng xương

Áp dụng cho phụ nữ sau mãn kinh và nam giới trên 50


tuổi
- Khi T-score < -2.5
- Khi có gãy xương do loãng xương (gãy sau 1 chấn
thương nhẹ)
- Khi T-score từ -1 đến > - 2,5 SD và/hoặc nguy cơ
gãy xương 10 năm > 3%cho gẫy xương vùng hông
hoặc > 20% cho gẫy xương bất kì (bằng mô hình
FRAX hoặc NGUYEN
Lượng giá nguy cơ gãy xương do loãng xương
Mô hình FRAX của Tổ chức Y tế Thế giới: dự đoán nguy cơ gãy xương trong
vòng 10 năm)
https://www.sheffield.ac.uk/FRAX/tool.aspx?country=9
Mục tiêu
Theo Hiệp hội nghiên cứu xương và khoáng chất và Tổ
chức Loãng xương Quốc gia Mỹ 2017
- T > -2,5 và nguy cơ gãy xương chung trong 10 năm
<10%. Riêng với bệnh nhân có gãy xương, chỉ số T
được khuyến cáo là > -1,5
- Việc đo lường BMD dùng pp Dexa, sử dụng mô hình
FRAX và NGUYEN để đánh giá nguy cơ gẫy xương
- Thời gian điều trị kéo dài > 3 năm, đo lại BMD sau 2
– 3 năm (một số trường hợp đặc biệt như sd
corticoid, có tình trạng mất xương nhanh hoặc nghi
ngờ không đáp ứng với điều trị, có thể đo lại sau 6
tháng hoặc 1 năm)
Điều trị không dùng thuốc
Dinh dưỡng
Tuổi Calcium Vitamin D*
Sơ sinh – 6 tháng 400 mg 200 IU
6 tháng – 12 tháng 600 mg 200 IU
1 – 10 800 mg 200 IU
11 – 24 1200 – 1500 mg 400 IU
Nam và nữ 25 – 65: nữ tiền mãn kinh 1000 mg 400 – 600 IU
hoặc sau mãn kinh đang dùng estrogen
Nữ sau mãn kinh không dùng estrogen 1500 mg 400 – 600 IU chon nam và nữ
>65
Nữ mang thai và cho con bú 1200 – 1500 mg 400 IU
Hướng dẫn của NOF 1200 mg 800 – 1000 IU
Điều trị không dùng thuốc
Thay đổi lối sống
• Ngưng thuốc lá
• Không uống quá đơn vị rượu 1 ngày (1 đơn vị rượu: rượu
mạnh =40ml, rượu vang =150ml, bia = 300-350ml)
• Tránh lạm dụng thuốc, nếu cần phải có chỉ định và theo dõi
của
• Hạn chế cà phê

Chế độ tập luyện và vận động


• Hoạt động thể lực thường xuyên giúp tăng sức khỏe chung
của xương, giữ thăng bằng tốt, giảm nguy cơ té ngã và gẫy
xương
• Các hoạt động có ích: đi bộ, chạy nhẹ, thái cực quyền,
aerobic, yoga, các bài tậ chịu tải lực tùy tình trạng sức khỏe
và độ tuổi
• Nên duy trì đều đặn, vừa sức, ít nhất 30 phút/ngày và ít
nhất 5 ngày/tuần
Điều trị dùng thuốc
Nhóm thuốc Tên thuốc Cơ chế
Nhóm thuốc Biphosphonat Ức chế hủy xương, bảo vệ khối Alendronat
chống hủy lượng xương Risedronate
xương Ibrandronate
Zoledronate
acid
Calcitonine Chống hủy xương, giảm đau do
hủy xương, ảm chu chuyển
xương
Hormon thay Raloxifene Điều biến chọn lọc thụ thể
thế estrogen
Denosumab Kháng thể đơn dòng chống lại
RANKL
Nhóm thuốc PTH (Parathyroid Kích thích sự hình thành xương
tăng tạo xương hormon) mới

Thời gian điều trị: tối thiểu ít nhất 3 năm, cần điều trị liên tục và đảm bảo nhu
cầu Canxi và Vitamin D, chế độ vận động. Sau mỗi giai đoạn điều trị từ 3 -5
năm, có thể xem xét tạm ngừng điều trị dùng thuốc tùy vào từng cá thể hoặc
mục tiêu điều trị. Khi BN tiếp tục Loãng xương có thể thực hiện liệu trình mới
QUAN NIỆM YHCT
• YHCT không có từ đồng nghĩa với Loãng xương, tuy
nhiên những biểu hiện của bệnh Loãng xương nằm
trong phạm vi các chứng “Yêu thống”, “cốt khô”, “cốt
thống”, “cốt chưng”
• Thận tàng tinh, tinh sinh tủy, tủy nằm trong cốt và nuôi
dưỡng cốt nên Thận có chức năng chủ cốt tủy
• Các bệnh lý có liên quan đến xương trong cơ thể đều
liên quan chủ yếu đến tạng Thận
• Rối loạn chức năng tạng Can, Tỳ, tinh, huyết cũng có
vai trò trong các bệnh lý có liên quan đến cốt
NGUYÊN NHÂN-BỆNH SINH

Tiên thiên bất túc, Ăn uống không Bất động lâu


hậu thiên thất điều độ, dinh ngày
dưỡng, phòng dục dưỡng kém, sử Can thận âm
quá độ, thiên quý dụng thuốc, độc hư, phong thấp
suy chấr xâm nhập

KHÍ
TỲ THẬN HUYẾT
THẬN HƯ DƯƠNG TẮC TRỞ

HUYẾT
XƯƠNG ĐAU, YẾU, DỄ GÃY
THIẾU
BỆNH CẢNH LS VÀ ĐIỀU TRỊ
Thận dương hư
Biểu hiện LS
- Chủ yếu đau vùng lưng, thắt lưng
- Cảm giác đau mỏi, không có lực, lạnh vùng
lưng, thắt lưng
- CS thắt lưng gù vẹo
- Sợ lạnh, chi lạnh, các khớp tứ chi biến
dạng, hoạt động hạn chế
- Lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng mỏng
- Mạch trầm tế
Phép trị: Ôn thận ích tủy
Bài thuốc: Hữu quy hoàn gia Đương quy, Thỏ ty tử, Ngưu tất
Thận âm hư
Triệu chứng:
- Lưng và tứ chi đau mỏi
- Triều nhiệt, ngũ tâm phiền nhiệt
- Hồi hộp, hoa mắt, chóng mặt, ù tai
- Chất lưỡi đỏ, ít rêu
- Mạch huyền vi sác
Pháp trị: Bổ thận ích tinh,tư âm dưỡng huyết
Bài thuốc: Lục vị địa hoàng hoàn gia giảm
Can thận âm hư, phong thấp xâm nhập
Triệu chứng:
- Lưng và tứ chi đau mỏi, vô lực, vận động
khó khăn
- Đau có tính chất di chuyển, nặng nề
- Có thể đau vùng cổ gáy
- Họng khô, lưỡi táo
- Đạo hãn
- Lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng mỏng
- Mạch tế sác
Pháp trị: Bổ can thận, trừ phong thấp
Bài thuốc: Độc hoạt tang ký sinh thang
Vị thuốc Tác dụng YHCT Vai trò
Độc hoạt Khử phong thấp, giải biều tán hàn Thần
Phòng phong Trừ phong thấp, giải biểu Thần
Tang ky sinh Thanh nhiệt, lương huyết, trừ thấp Thần
Thục địa Bổ huyết, bổ thận Quân
Đương quy Dưỡng huyết, hoạt huyết Thần
Tần giao Trừ phong thấp, thư cân hoạt lạc Tá
Bạch thược Dưỡng huyết, chỉ thống Tá
Ngưu tất Trừ thấp, chỉ thống Tá
Đỗ trọng Bổ can thận, mạnh gân cốt Quân
Quế chi Ôn kinh thông mạch Tá
Xuyên khung Hành khí hoạt huyết Tá
Phục linh Lợi thủy thẩm thấp Tá
Cam thảo Ôn trung hòa vị Sứ
Tỳ Thận dương hư
Triệu chứng:
- Tứ chi mỏi, tê, không muốn vận động
- Sắc mặt kém nhuận
- Cảm giác chóng mặt, miệng nhạt, ăn kém
- Bụng đầy trướng
- Đại tiện phân nát, có thể sống phân
- Chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng
- Mạch tế nhược, vô lực
Pháp trị: Ôn bổ Thận dương
- Bài thuốc: Tế sinh Thận khí hoàn

Tên vị thuốc Tác dụng Liều lư


Thục địa Tư âm bổ huyết, sinh tân, bổ thận âm 16g
Sơn thù Bổ Can Thận, sáp tinh, chỉ hãn 06g
Hoài sơn Bổ Can Thận, sáp tinh, chỉ hãn 12g
Bạch linh Lợi thủy, thẩm thấp, tiêu đàm 12g
Đơn bì Thanh huyết nhiệt, tán ứ huyết 08g
Trạch tả Thanh thấp nhiệt Bàng quang, Thận 12g
Phụ tử (Quân) Ôn bổ thận dương 4g
Quế chi (Quân) 4g
Ngưu tất Lợi niệu, tiêu thũng 12g
Xa tiền tử 08g
Huyết ứ
Triệu chứng:
- Đau xuất hiện sau khuân vác nặng, xoay
người, sai tư thế
- Đau cự án, dữ dội, cố định, hạn chế vận
động
- Lưỡi tím, có điểm ứ huyết
- Mạch sáp
Pháp trị: Hoạt huyết hóa ứ, hành khí chỉ thống, thư cân hoạt lạc
- Bài thuốc: Thân thống trục ứ thang
Tên vị thuốc Tác dụng Hàm lượng
Đương qui Dưỡng huyết hoạt huyết 12g
Xuyên khung Hành khí hoạt huyết, trừ phong, chỉ 12g
thống.
Đào nhân Phá huyết, hành ứ, nhuận táo 06g
Hồng hoa Hoạt huyết phá ứ, sinh huyết 06g
Một dược Hoạt huyết, khử ứ, chỉ thống 08g
Chích thảo Ôn trung hòa vị 06g
Hương phụ chế Lý khí chỉ thống 12g
Khương hoạt Phát biểu, tán phong, trừ thấp 12g
Tần giao Trừ phong thấp, thư cân hoạt lạc 12g
Địa long Thanh nhiệt, trấn kinh, lợi tiểu, giải độc 06g
Ngưu tất Bổ Can, Thận, mạnh gân cốt, hoạt huyết, 12g
hóa ứ
Ngũ linh chi Hoạt huyết, hóa ứ, chỉ thống 06g
Phòng bệnh

• Chế độ dinh dưỡng hợp lý


• Duy trì hoạt động thể lực
• Kiểm soát tốt các bệnh nội tiết
• Tránh thói quen sinh hoạt xấu
• Cân nhắc điều trị dự phòng cho bệnh nhân có nguy
cơ cao Loãng xương
KẾT LUẬN
• Loãng xương gặp phổ biến trong cộng đồng và ngày
càng tăng do tuổi thọ
• Gãy xương do LX ngày càng nhiều và là vấn đề kinh
tế, chất lượng sống, tử vong cho người bệnh
• Năm 2050 Châu Á sẽ có tới 3 triệu ca gãy xương do
LX
• Việc chẩn đoán LX hiện nay đã tốt ở VN ( Dexa )
• Việc điều trị LX chưa tốt do lối sống, tập quán đặc
biệt, kinh phí mua thuốc, tuân thủ điều trị…
• Điều trị tốt: ăn uống các sản phẩm từ sữa, hải sản...
thay đổi lối sống, dùng thuốc kết hợp, đủ dài 3-5 năm
• Nên đầu tư cho tạo xương lúc tuổi trưởng thành để
tránh loãng xương

You might also like