You are on page 1of 30

Vết thương bàn tay

Vi phẫu trong CTCH


Đối tượng Y4
Ths.Bs Đỗ Hồng Phúc
Mục lục
• Mục tiêu bài học
• Giải phẫu
• Khám và đánh giá lâm sàng
• Xử trí
• Vi phẫu trong chấn thương chỉnh hình
Mục tiêu bài học
• Nắm vững giải phẫu bàn tay
• Biết cách khám lâm sàng các trường hợp
– Đứt gân gập nông/sâu
– Đứt gân duỗi
– Đánh giá sinh tồn ngón tay
• Xử trí ban đầu và điều trị các vết thương
bàn tay
• Có khái niệm cơ bản về vi phẫu trong ctch
Giải phẫu
• Xương bàn tay
• Metacarpal
Giải phẫu

• Hệ thống gân ( Tendon)


Giải phẫu
• Hệ thống mạch máu và thần kinh
Giải phẫu
• Hố lào giải phẫu (Anatomic Snuffbox)
Khám và đánh giá lâm sàng
• Khai thác bệnh sử
– Thời gian xảy ra tổn thương
– Môi trường xảy ra chấn thương (phơi nhiễm)
(exposure)
– Cơ chế chấn thương (dập nát hay đứt gọn)
(crush/ laceration)
– Sơ cấp cứu ban đầu
Khám và đánh giá lâm sàng
• Đánh giá toàn thể
• Đánh giá sinh tồn chi 5P
– Pain (đau) : đau tại nơi tổn thương
– Pale (tím tái): Đầu chi tái nhợt hay tím tái
– Parathesia (mất cảm giác): tê bì, mất cảm
giác
– Paraglegia (liệt vận động): mất vận động
– Pulseless (mất mạch): không bắt được mạch
• Nếu có cả 5P: chi đang bị đe dọa sự sống
Khám và đánh giá lâm sàng
• Đáng giá tổn thương xương
– Nhìn thấy biến dạng rõ rệt/ đầu xương hở
– Điểm đau chói khi ấn
– Biến dạng xoay (malalignment-rotational
deformity)
Khám và đánh giá lâm sàng
• Đánh giá tổn thương mạch máu
– Quan sát vết thương chảy máu (phun/rỉ rả)..
– Quan sát màu sắc bàn tay và các ngón
– Nhấp nháy đầu ngón
• Bình thường <2 giây
– Test Allen đánh giá thông nối Đm quay và trụ
Khám và đánh giá lâm sàng
• Đánh giá tổn thương gân
– Gân gập Flexor tendon
• Gân gập nông (flexor digitorum superficialis)
• Gân gập sâu (flexor digitorum profundus)
• Gân gấp ngón cái dài (Flexor Pollicis Longus)
• Gân gấp cổ tay quay
• Gân gấp cổ tay trụ
• Gân gan tay dài
Khám và đánh giá lâm sàng
• Gân duỗi (Extensor tendon)
– Duỗi ngón cái ngắn và dạng ngón cái dài
• Dạng mạnh ngón cái
– Duỗi cổ tay quay dài và ngắn
• Nắm bàn tay và duỗi cổ tay
– Duỗi ngón cái dài
• Duỗi khớp liên đốt
– Duỗi chung các ngón
• Gấp khớp liên đốt và duỗi khớp bàn ngón
– Duỗi riêng ngón II và V
• Duỗi ngón II và V khi các ngón khác gấp
– Duỗi cổ tay trụ
• Sờ đầu gần khi cổ tay nghiên trụ
Khám và đánh giá lâm sàng
• Đánh giá thần kinh
– Quay
• Cảm giác
• Vận động : duỗi cổ tay và khớp bàn ngón
– Trụ
• Cảm giác
• Vận động: xòe các ngón, Gấp đốt xa ngón IV,V, test
Forment
– Giữa
• Cảm giác
• Vận động: Dấu OK
Xử lý vết thương
• Vết thương sắc gọn
• Vết thương bầm dập
• Vết thương lóc da
• Vết thương phức hợp phần mềm và
xương
• Vết thương bỏng
Xử lý vết thương
• Nguyên tắc chung
– Loại bỏ , làm giảm nguy cơ nhiễm trùng
• Cắt lọc
• Rửa vết thương
– Bảo toàn sự sống ngón tay
• Khâu nối mạch máu
– Phục hồi chức năng
• Khâu nối gân, thần kinh
Vi phẫu trong ctch
• Định nghĩa vi phẫu
• Cách bảo quản chi đứt lìa
• Chỉ định và chống chỉ định khâu nối chi
đứt lìa
• Một số ứng dụng khác
Đinh nghĩa
• Phẫu thuật trên các cấu trúc nhỏ
– Mạch máu
– Thần kinh
• Sử dụng dụng cụ phóng đại quang học
– Kính lúp
– Kính hiển vi
Khâu nối chi đứt lìa
Thời gian thiếu máu mô
• Thời gian thiếu máu có hồi phục
– Thời gian cắt máu cung cấp đến lúc tái lưu
thông
– Sau khi tái lưu thông mô hoạt động bình
thường
– Quá thời gian này mô mất chức năng (chết tế
bào)
• Thời gian thiếu máu nóng
– Phần đứt rời ở nhiệt độ thường
• Thời gian thiếu máu lạnh
– Phần đứt lìa bảo quản từ 0-4 oC
Mô Thời gian thiếu máu Thời gian thiếu máu
nóng lạnh

Da, mô dưới da 4-6 giờ Đến 12 giờ

Xương 3 giờ Đến 24 giờ

Cơ 2 giờ Đến 08 giờ


Sơ cứu và bảo quản chi đứt lìa
Sơ cứu bệnh nhân
– Chống shock mất máu, đau
• Nhất là chi lớn

– Chăm sóc toàn trạng


• Tổn thương đi kèm ở cơ quan khác
Sơ cứu và bảo quản chi đứt lìa
• Sơ cứu mỏm cụt
– Rửa sạch vết thương, lấy bỏ dị vật
• Dùng nước muối sinh lý hay nước chín để nguội
– Che phủ vết thương với gạc sạch
– Cầm máu
• Băng ép có trọng điểm
• Garrot cầm máu
– Vừa đủ ngưng máu động mạch, không quá mạnh
– Dùng garrot hơi/ máy đo huyết áp
– Ghi ngày giờ Garrot- xả mỗi 30 phút
• Cột cầm máu
Sơ cứu và bảo quản chi đứt lìa
• Bảo quản chi đứt lìa
– Rửa sạch phần đứt lìa
– Cầm chi nhẹ nhàng
– Bao bên ngoài phần đứt lìa với gạc sạch
– Cho vào túi Nylon buộc kín miệng
– Đặt túi vào giữa thùng/ túi lớn chứa nước đá
– Không để phần đứt lìa tiếp xúc trực tiếp với
đá lạnh
Chỉ định khâu nối
• Bệnh nhân có tổng trạng chịu được cuộc mổ
dài
• Phần mỏm cụt nơi đứt lìa
– Không bầm dập nặng
– Không mất mô quá nhiều
• PHần đứt lìa không bầm dập hay đứt nhiều
tầng
• Đứt lìa ngón I có chỉ định khâu nối tuyệt đối
• Đứt lìa chi ở trẻ em có chỉ định khâu nối tuyệt
đối
Chống chỉ định khâu nối
• Phụ thuộc nhiều yếu tố, có tính tương đối
– Tình trạng nạn nhân
– Đội ngũ PTV
– Bác sĩ hồi sức
– Cơ sở vật chất

You might also like