You are on page 1of 56

Sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi

niệu đạo, sỏi niệu quản

TS.BS Lê Nguyên Vũ
Bộ môn Ngoại Tiết niệu – Nam học & Y học
giới tính, Bệnh viện Việt Đức
Dịch tễ học
• Sỏi tiết niệu chiếm 30-40% trong tổng số các
bệnh đường tiết niệu ở Việt Nam, trong 0,05 –
0,2% dân số
• Hay tái phát, gây nhiều biến chứng (ứ nước, ứ
mủ, đái máu, chủ yếu là bệnh tắc nghẽn) ảnh
hưởng đến sức khỏe, tính mạng bệnh nhân.
• Lứa tuổi thường gặp: 30 – 60 tuổi (75% - 80%).
Nam chiếm 60%, nữ gặp 40%
• Yếu tố địa lý, khí hậu & chế độ ăn uống có ảnh
hưởng đến sự tạo sỏi
Nguyên nhân sinh bệnh

Sỏi cơ thể - Sỏi có nguồn gốc từ các bệnh lý, rối


loạn chức năng các cơ quan khác, hay các bệnh lý
toàn thân như: Cường năng tuyến cận giáp trạng,
bệnh Gout, chứng tăng calci máu …

Sỏi cơ quan - Sỏi có nguồn từ các tổn thương hệ


tiết niệu: Hẹp khúc nối bể thận – niệu quản, túi thừa
bàng quang …
Nguyên nhân sinh bệnh

• Rối loạn chuyển hoá


• Thay đổi pH nước tiểu (5,6 - 6,3)
• Dị dạng đường tiết niệu
• Đa số sỏi calci là không rõ nguyên nhân …
Các thuyết
• Thuyết “keo tinh thể”: Mất cân bằng giữa mật độ
tinh thể (muối vô cơ & hữu cơ trong nước tiểu) &
các chất keo bao bọc (albumin, mucoprotein, acid
nucleotide do tb biểu mô đường niệu sinh ra).
• Thuyết “hạt nhân”: Mỗi viên sỏi tiết niệu đc hình
thành từ 1 “hạt nhân” ban đầu. Các dị vật xuất
hiện trong đường tiết niệu như đoạn chỉ ko tiêu,
những tb thoái hóa.
• Thuyết nhiễm khuẩn: Yếu tố nhiễm khuẩn niệu
tạo nên nhiều tiểu thể để trở thành hạt nhân hình
thành sỏi
Các yếu tố thuận lợi

• Di truyền
- Nhiễm acid ống thận: Bệnh di truyền thường gặp với sỏi tiết
niệu
- Sỏi cystin thường thấy ở bệnh nhân có kiểu gen đồng hợp tử
gây đái ra cystin
• Dị dạng đường tiết niệu
• Địa lý – khí hậu: Miền nam, nóng khô
• Ăn thịt nhiều có tỷ lệ sỏi urate cao
• Gãy xương lớn: Bất động lâu ngày, tăng nồng độ calci,
phospho máu
• Rối loạn chuyển hóa của cơ thể: Cường năng tuyến cận giáp
Cấu trúc, thành phần hóa học của sỏi
▪ Sỏi oxalat calci, phosphat calci 65 - 70%
▪ Sỏi phosphat amonium magnesium 15 - 20%
▪ Sỏi do chuyển hoá
cystine, axit uric
10%
▪ Cấu trúc của sỏi là
mạng chất hữu cơ
có lắng đọng chất vô
cơ calci, phospho…
Sỏi vô cơ Sỏi hữu cơ
• Urate: Trắng, có thể ko
cản quang, hay tái phát
• Oxalat calci: Hay gặp • Cystine: Nhẵn, vàng nhạt,
màu đen, gai góc cản thường gặp ở cả 2 thận
quang rõ do rối loạn chuyển hóa
• Phosphate calci: Vàng acid amino
nhạt, độ rắn kém hơn • Struvic (amonium
oxalat magnesium-phosphate
• Carbonate calci: Màu hexa hydrate): Vàng trắng,
trắng như phấn, dễ vỡ rắn, do nhiễm khuẩn
đường niệu loại proteus
sinh ra
Biến chứng sỏi tiết niệu
• Cản trở lưu thông đường bài xuất nước tiểu, gây ứ trệ
đường niệu phía trên sỏi
 Giãn đài bể thận - niệu quản
 Căng giãn & chèn ép nhu mô thận
 Suy giảm chức năng thận
 Mất hoàn toàn chức năng thận
• Gây nhiễm khuẩn: Viêm bể thận, viêm thận kẽ, ứ mủ
thận, nhiễm khuẩn huyết
• Viêm thận kẽ mạn tính kéo dài  Xơ teo thận, tăng
huyết áp
• Suy thận: Sỏi 2 bên thận hoặc sỏi trên thận đơn độc
• Viêm loét & xơ hóa tại vị trí sỏi  Chít hẹp đường niệu
Điều trị nội khoa

• Kháng sinh đồ: Phòng chống nhiễm khuẩn.


Phối hợp với thuốc giảm đau, chống viêm &
phù nề (alpha chymotrypsine, extanase ...)
• Uống nước đầy đủ, đảm bảo bài tiết 1.5 lít
nước tiểu hàng ngày.
• Vận động vừa phải, tránh nằm nhiều
• Chế độ ăn phù hợp, dùng 1 số thuốc riêng biệt
theo chỉ định của bác sĩ
Điều trị nội khoa sỏi tiết niệu

• Hạn chế thức ăn chứa nhiều canxi trong bệnh cảnh


cường canxi do tăng hấp thu ở ruột.
• Lượng canxi trong food: < 400mg/ngày
Sỏi Canxi • Không ăn nhiều thức ăn mặn
• Dùng thêm thuốc lợi tiểu hydrochlorothiazide
(HydroDiuril), liều 50mg x 2 lần/ngày có thể giảm 50%
canxi niệu
• Dùng Quinolon, aminosid để diệt phòng chống trực
Sỏi Struvit khuẩn gram (-)
• Điều chỉnh pH nước tiểu tránh kiềm
• Tăng cường lợi tiểu (uống 2-3 lít/ngày)
Sỏi Cystin • Điều chỉnh pH nước tiểu ~ 7
• Dùng D-penicillamin
Điều trị ngoại khoa

• Phẫu thuật mở
• Phẫu thuật nội soi: Qua phúc mạc/sau phúc
mạc
• Tán sỏi ngoài cơ thể
• Tán & lấy sỏi thận qua da
• Tán & lấy sỏi qua nội soi niệu quản ngược dòng
Đặc điểm sỏi thận – bể thận

▪ Chiếm 70% - 75% sỏi tiết niệu, đa số là calci


▪ Sỏi bể thận có hinh tam giác hay đa diện
▪ Sỏi đài bể thận có hinh san hô (3 - 4 cm)
▪ Nếu để muộn sẽ gây biến chứng nhiễm khuẩn
tiết niệu, giãn đài bể thận và suy thận
Triệu chứng cơ năng
• Đau cấp tính:
- Quặn thận, đột ngột sau vận động
- Đau dữ dội từng cơn, xuất phát từ vùng thắt lưng
- Đau lan xuống vùng bẹn-sinh dục
- Không có tư thế giảm đau
- Khi nghỉ ngơi hay dùng thuốc giãn cơ trơn thì đỡ đau
• Đau mạn tính:
- Cảm giác nặng nề, đau tức khó chịu vùng thắt lưng
- Tăng khi vận động
- Thường gặp ở BN sỏi thận gây bít tắc ko hoàn toàn
• Đái ra máu toàn bãi
• Đái ra mủ
• Đái ra sỏi & sạn
Triệu chứng lâm sàng

• Toàn thân:
- Hội chứng nhiễm trùng: Sốt, môi khô, lưỡi bẩn …
- Nhức đầu, nôn & buồn nôn
- Tăng huyết áp
• Thực thể:
- Dấu hiệu rung thận
- Dấu hiệu chạm thận, bập bềnh thận
- Ấn các điểm niệu quản trên & giữa tương ứng trên
thành bụng đau
Triệu chứng sỏi thận
Triệu chứng lâm sàng
▪ Đau âm ỉ thắt lưng (mạn) hoặc có cơn đau quặn
thận (cấp)
▪ Đái ra máu
▪ Nhiễm khuẩn tiết niệu: sốt cao, đi tiểu đục
▪ Thăm khám: thận to đau
Xét nghiệm cận lâm sàng
▪ Đánh giá hệ số thanh thải, ure, creatinin, ĐGĐ, tìm
vi khuẩn bội nhiễm đường tiết niệu
Cận lâm sàng
• Xét nghiệm máu & nước tiểu
- Công thức máu: Đánh giá tình trạng thiếu máu, viêm
nhiễm
- Sinh hóa máu: Đánh giá chức năng thận
- Nước tiểu: Tinh thể, hồng cầu, bạch cầu, cấy vi khuẩn
• Siêu âm
• X-quang
- Chụp hệ tiết niệu ko chuẩn bị; UIV
- Chụp niệu đồ tĩnh mạch
- Chụp bể thận – niệu quản ngược dòng
- Chụp cắt lớp vi tính, Scintigraphie
Siêu âm
Chẩn đoán chụp thận có thuốc cản
quang vào tĩnh mạch (UIV)

Urographie intraveineuse
Chụp CT scanner
Chẩn đoán xác định
▪Dựa trên triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng
▪Đánh giá mức độ chức năng thận
▪Chẩn đoán các biến chứng & đặc điểm hình thái của sỏi
▪VD: Sỏi thận 1 bên, 2 bên hay sỏi san hô. Sỏi gây nhiễm khuẩn, tắc
nghẽn, suy thận

Chẩn đoán phân biệt


▪ Nhiễm calci thận, lắng đọng calci ở cầu - ống thận
▪ Vôi hoá thận do thương tổn cũ (lao, chấn thương)
▪ Bệnh Cacchi Ricci - sỏi nhỏ trước đài thận

Biến chứng
▪ Viêm đài bể thận, viêm thận kẽ, viêm hẹp cổ đài
▪ Ứ nước, ứ mủ thận, áp xe thận
▪ Viêm quanh thận xơ hoá
Chẩn đoán phân biệt

Cơn đau quặn thận có thể xuất hiện ở các cấp


cứu ngoại khoa khác như:
• Viêm ruột thừa cấp
• Đau quặn gan
• Dính, tắc ruột
• Thủng dạ dày
• U nang buồng trứng xoắn
• Chửa ngoài dạ con vỡ
Chẩn đoán phân biệt

Chẩn đoán phân biệt sỏi thận khi có thận to với


các u trong/sau phúc mạc:
• Gan to, lách to
• U đại tràng, u mạc treo, u nang buồng trứng,
nang tụy
• U quái sau phúc mạc, lympho sarcoma
• U thượng thận, u thận
Điều trị nội khoa dự phòng

▪ Sỏi thận nhỏ dưới 0,5cm, sỏi đài dưới không có


triệu chứng không cần thiết can thiệp
▪ Điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu, điều chỉnh pH
nước tiểu kiềm hoá

Ăn uống
▪ Chế độ uống nhiều nước trên 2 lít / ngày
▪ Chế độ ăn hạn chế thức ăn nhiều calci và oxalat
▪ Hạn chế ăn protein động vật, điều trị bệnh goutte
đối với sỏi axit uric
Điều trị sỏi thận
Điều trị can thiệp
▪ Sỏi đài bể thận < 20 mm : tán sỏi ngoàI cơ thể (ESWL)
▪ Sỏi 20 - 30 mm : đặt sonde JJ + ESWL
▪ Sỏi đài bể thận > 30 mm : tán sỏi qua da (PCNL)

Phẫu thuật
▪ Sỏi đài bể thận có biến chứng đái máu, nhiễm khuẩn…
▪ Sỏi san hô có biến chứng
▪ Sỏi thận lớn 2 bên - mổ bên thận còn chức năng trước
▪ Phương pháp phẫu thuật tuỳ vị trí, kích thước sỏi : mở
bể thận, mở nhu mô, mở bể thận - nhu mô hoặc cắt thận
bán phần lấy sỏi
Đặc điểm sỏi niệu quản

• 80% do sỏi đài bể thận di chuyển xuống


• Cấu trúc giống sỏi đài bể thận, có hinh bầu dục, thường
• Gặp ở đoạn 1/3 dưới (60 - 65%)
• 20% hinh thành tại chỗ do viêm hẹp, dị dạng niệu quản
• Gặp cơn đau quặn thận khi sỏi di chuyển.
• Sỏi hay dừng trên các chỗ hẹp tự nhiên, gây viêm xơ
chit hẹp tại chỗ và gây biến chứng tắc nghẽn trên sỏi
•Sỏi niệu quản gây tổn thương thận nhanh hơn sỏi thận
Triệu chứng lâm sàng sỏi niệu quản

• Cơn đau quặn thận điển hinh


• Đái máu toàn bãi, nhẹ, thoáng qua
• Đái rắt, đái buốt khi sỏi niệu quản trong đoạn thành bàng
quang
• Sốt cao khi sỏi gây tắc niệu quản và nhiễm khuẩn tiết niệu
• Khám thấy thận căng to khi sỏi gây tắc hoàn toàn
• Sỏi niệu quản 2 bên gây ảnh hưởng toàn thân suy sụp
nhanh, thiểu niệu, vô niệu
Chẩn đoán sỏi niệu quản

• Dựa vào cơn đau quặn thận điển hinh


• Chụp X quang hệ tiết niệu không chuẩn bị phát hiện sỏi
• Siêu âm, chụp thận có thuốc cản quang vào tĩnh mạch
(UIV) đánh giá mức độ ứ nước, ứ mủ thận và các dị dạng
thận – niệu quản
• Chụp niệu quản – bể thận ngược dòng phát hiện sỏi không
cản quang, tắc hẹp niệu quản
• Xét nghiệm sinh hoá đánh giá mức độ suy thận
• Xét nghiệm nước tiểu có hồng cầu, bạch cầu…
Siêu âm sỏi niệu quản
Chẩn đoán X quang UIV sỏi niệu
quản 1/3 trên
Chẩn đoán X quang UIV sỏi niệu
quản 1/3 giữa
Chẩn đoán X quang UIV sỏi niệu
quản 1/3 dưới
Chẩn đoán X-quang UPR
Diễn biến – biến chứng sỏi niệu quản

• Sỏi niệu quản có thể di chuyển và được đẩy ra ngoài


• Sỏi dừng lại lâu gây tắc niệu quản, gây biến chứng
viêm
• Đài bể thận, ứ nước, ứ mủ thận
• Sỏi NQ 1 bên tiến triển thầm lặng dẫn đến hỏng thận
• Sỏi NQ trên thận duy nhất hoặc sỏi NQ 2 bên dẫn đến
vô niệu, suy thận
Điều trị sỏi niệu quản

Cơn đau do sỏi di chuyển


⮚ Giảm đau chống co thắt, kháng sinh, lợi tiểu
⮚ Đặt sonde NQ đẩy sỏi lên bể thận

Điều trị can thiệp khi hết cơn đau, hết nhiễm khuẩn
⮚ Sỏi 1/3 trên : tán sỏi ngoài cơ thể hoặc mổ nội soi lấy
sỏi qua đường sau phúc mạc
⮚ Sỏi 1/3 giữa : ESWL hoặc tán sỏi nội soi NQ
⮚ Sỏi 1/3 dưới : tán sỏi nội soi NQ hoặc ESWL
Phẫu thuật mở lấy sỏi niệu quản

 Chỉ định với sỏi > 20mm hoặc kèm theo dị dạng
niệu quản
 Mổ lấy sỏi và phục hồi lưu thông niệu quản
 Hẹp niệu quản → cắt nối niệu quản tận - tận
hoặc cắm niệu quản – bàng quang
 SỏI niệu quản 2 bên → mổ từng bên hoặc cùng
1 thì
Đặc điểm sỏi bàng quang

• Phần lớn là sỏi thứ phát sinh ra tại bàng quang hay sỏi
thận - niệu quản (hệ tiết niệu trên) di chuyển xuống phát
triển ở BQ do:
Bệnh lý cổ bàng quang, xơ cứng cổ BQ
Hẹp niệu đạo, u phi đại tuyến tiền liệt
Dị vật bàng quang
Bàng quang thần kinh
• Sỏi nguyên phát ở trẻ em
• Sỏi bàng quang thường gây nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm
xơ bàng quang
Nguyên nhân sỏi bàng quang

• Sỏi từ hệ tiết niệu trên rơi xuống bàng quang


• Sỏi sinh ra tại bàng quang
- Do các dị vật: Chỉ khâu, mảnh đạn, đầu ống
sonde, vòng tử cung ...
- Do quá trình ứ đọng nước tiểu ở bệnh nhân
hẹp niệu đạo, phì đại tuyến tiền liệt, chít hẹp cổ
bàng quang, túi thừa bàng quang
- Do chấn thương/vết thương cột sống, tủy sống
Triệu chứng cơ năng
• Đái ngắt ngừng:
- Bệnh nhân đang đi tiểu, đột nhiên tia tiểu tắc lại & đau
dữ dội vùng dương vật.
- Thay đổi tư thế lại có thể đái đc.
• Đái rắt:
- Đái tăng lần về ban ngày do bệnh nhân vận động, làm
sỏi lăn trong bàng quang gây kích thích đái nhiều lần.
- Nếu đc nghỉ ngơi, số lần đi tiểu giảm.
• Đái buốt cuối bãi
• Thay đổi màu sắc nước tiểu: đái đỏ cuối bãi
• Dấu hiệu “bàn tay khai”: Trẻ em tiểu buốt đau quá bóp
dương vật
Triệu chứng cơ năng
• Đau trên xương mu, đái rắt, đái buốt, đái tắc
• Đái máu cuối bãi, đái đục, đái mủ
• Sốt cao, rét run
Triệu chứng thực thể
• Thăm trực tràng, khi sỏi to, lúc bàng quang hết nước
tiểu  Có thể sờ thấy sỏi
• Thăm khám bằng dụng cụ: Làm dấu hiệu chạm sỏi
• Soi bàng quang: Giúp xác định số lượng, hình dáng,
kích thước, màu sắc sỏi
Cận lâm sàng:
• Xét nghiệm nước tiểu có HC, BC, tinh thể
• Siêu âm, X-quang
Chẩn đoán hình ảnh sỏi bàng quang

• Siêu âm phát hiện


sỏi BQ, viêm BQ, u
TTL, dị vật BQ
Chẩn đoán hình ảnh sỏi bàng quang

•X-quang vùng chậu hông:


- Có hình sỏi cản quang hình
trứng, có vòng đồng tâm trên
khớp mu
- Đánh giá số lượng, kích
thước sỏi, sỏi kẹt Nđ
Chẩn đoán xác định
• Triệu chứng đái ngắt ngừng
• Dấu hiệu chạm sỏi: Nếu tìm sỏi trong niệu dạo,
que thăm chạm vào sỏi, tay cầm que thăm có
cảm giác que thám chạm vào vật cứng
• Soi bàng quang thấy sỏi
• X-quang có hình sỏi cản quang vùng tiểu khung
Chẩn đoán phân biệt
• U tuyến tiền liệt, u bàng quang
• Hẹp niệu đạo, chít hẹp cổ bàng quang
• Rối loạn thần kinh bàng quang
• Viêm bàng quang cấp
Điều trị sỏi bàng quang

• Tán sỏi qua soi BQ : cơ học, siêu âm, thuỷ điện lực
• Mổ lấy sỏi BQ khi sỏi > 3cm, kết hợp điều trị nguyên
nhân
• điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu trước và sau mổ
• Theo dõi, điều trị dự phòng sỏi tái phát
Sỏi niệu đạo

Nguyên nhân
• Sỏi từ bàng quang chui
ra & mắc lại chỗ hẹp của
niệu đạo:
- Hay gặp ở nam
- 1/3 trường hợp niệu đạo
sau, 2/3 niệu đạo trước
• Sỏi sinh ra tại các túi
thừa niệu đạo hay túi
thừa bàng quang (hay
gặp ở nữ)
Sỏi niệu đạo

Triệu chứng cơ năng


• Nhẹ: Đái buốt, đái khó, đái ra máu đầu bãi
• Nặng: Bí đái cấp tính hoặc đái rỉ, có thể có cầu bàng
quang, cố rặn đái cũng chỉ ra vài giọt tiểu lẫn máu

Triệu chứng thực thể


• Sờ dọc niệu đạo từ trong ra ngoài thấy sỏi
• Thông tiểu bằng thông sắt thấy có chạm sỏi

Xquang vùng khung chậu: Hình sỏi dưới xương mu

You might also like