You are on page 1of 96

HỌC VIỆN QUÂN Y

BỘ MÔN TRUNG TÂM CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH
VÒNG BỆNH HỌC

Hà Nội - 2020
BỘ MÔN CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH < 331 câu >

Câu hỏi trắc nghiệm: Gãy xương đòn <16 câu>


Câu 1: Gãy xương đòn hay gặp ở vị trí nào nhất? HIỂU
A. Gãy đầu ngoài xương đòn
B. Gãy đầu trong xương đòn
C. Gãy 1/3 giữa xương đòn
D. Gãy chỗ nối giữa 1/3 ngoài và 1/3 giữa
Đáp án: D
Câu 2: Triệu chứng nào không phải là triệu chứng cơ năng trong gãy xương đòn?
BIẾT
A. Đau chói vùng vai
B. Bất lực vận động khớp vai
C. Sưng nề vùng vai
D. Dấu hiệu lạo xạo xương và cử động bất thường
Đáp án: D
Câu 3: Khi gãy 1/3 giữa xương đòn, di lệch nào dưới đây không đúng? HIỂU
A. Đầu trung tâm bị cơ ức – đòn - chũm kéo lên trên và ra sau
B. Đầu ngoại vi bị kéo ra trước và xuống dưới do cơ ngực lớn, cơ Delta và sức
nặng của chi thể
C. Đầu ngoại vi bị cơ dưới đòn kéo vào trong
D. Đầu ngoại vi bị cơ nhị đầu kéo xuống dưới
Đáp án: D
Câu 4: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không có chỉ định mổ cấp
cứu? BIẾT
A. Gãy hở xương đòn đến muộn
B. Gãy kín xương đòn có biến chứng tràn máu, tràn khí khoang màng phổi
C. Gãy kín xương đòn có tổn thương mạch máu
D. Gãy kín xương đòn có tổn thương đám rối thần kinh cánh tay
Đáp án: D
Câu 5: Phương pháp kết xương nào hay được chọn để điều trị gãy kín thân xương
đòn hiện nay? BIẾT
A. Kết xương đòn bằng nẹp vít
B. Kết xương đòn bằng nẹp Hook
C. Kết xương đòn bằng đinh nội tủy
D. Kết xương đòn bằng đinh nội tủy và buộc vòng thép
Đáp án: A
Câu 6: Đối với gãy kín thân xương đòn, phương pháp điều trị nào không được sử
dụng? BIẾT
A. Cố định bằng đai số 8
B. Bất động bằng áo Desault
C. Bó bột kiểu Desault
D. Bó bột kiểu số 8
Đáp án: B
Câu 7: Các biến chứng nào sau đây không phải là biến chứng muộn trong gãy
xương đòn: HIỂU
A. Nhiễm khuẩn vết mổ
B. Khớp giả xương đòn
C. Hạn chế vận động khớp vai
D. Gãy nẹp, bật nẹp
Đáp án: A
Câu 8: Các biến chứng nào sau đây là biến chứng sớm trong gãy xương đòn?
HIỂU
A. Đau kéo dài tại khớp vai
B. Hạn chế vận động khớp vai
C. Tổn thương mạch máu
D. Cả 3 câu trên đều sai
Đáp án: C
Câu 9: Câu nào dưới đây không phải là đặc điểm của xương đòn? HIỂU
A. Xương đòn nằm nông ngay dưới da
B. Điểm yếu của xương đòn là chỗ tiếp giữa 1/3 giữa và 1/3 ngoài
C. Điểm yếu của xương đòn là chỗ tiếp giáp giữa 1/3 giữa và 1/3 trong
D. Gãy xương đòn hay gặp ở vị trí 1/3 giữa
Đáp án: C
Câu 10: Câu nào dưới đây không phải là triệu chứng của gãy xương đòn? BIẾT
A. Sưng nề, bầm tím vùng vai
B. Ấn có điểm đau chói cố định tại vị trí xương đòn
C. Dấu hiệu phím đàn dương cầm
D. Dấu hiệu lạo xạo xương, cử động bất thường
Đáp án: C
Câu 11: Thời gian cố định đối với gãy kín xương đòn ở người lớn điều trị bảo tồn
bằng cố định đai số 8 là? BIẾT
A. 4 – 6 tuần
B. 6 – 8 tuần
C. 8 – 10 tuần
D. 10 – 12 tuần
Đáp án: A
Câu 12: Chỉ định phẫu thuật đối với gãy kín xương đòn là? VẬN DỤNG
A. Gãy xương đòn di lệch nhiều đã nắn chỉnh không đạt còn di lệch > 2cm
B. Gãy xương đòn ở bệnh nhân bị gãy xương chi trên hoặc gãy xương chi dưới
cùng bên.
C. Gãy xương kết hợp thương tổn mạch máu.
D. Cả 3 ý trên đều đúng
Đáp án: D
Câu 13: Triệu chứng nào không phải là triệu chứng thực thể tại chỗ của gãy kín
xương đòn ? BIẾT

a. Ấn có điểm đau chói cố định.

b. Độ dài tuyệt đối của xương đòn ngắn hơn bên lành.
c. Hạn chế vận động khớp vai.

d. Dấu hiệu lạo xạo xương và cử động bất thường tại ổ gãy.

Đáp án: c.

Câu 14: Ý nào dưới đây không phải là ưu điểm của phẫu thuật kết xương nẹp vít
điều trị gãy kín xương đòn? VẬN DỤNG

a. Nắn chỉnh hoàn hảo về giải phẫu.

b. Cố định ổ gãy vững chắc.

c. Vận động khớp vai sớm.

d. Xương đòn nằm ngay dưới da nên dễ nắn chỉnh.

Đáp án: d.

Câu 15: Một Bệnh nhân nam 20 tuổi, có tiền sử khoẻ mạnh, đi xe máy va chạm xe
máy khác, ngã đập vùng vai phải xuống đường. Sau ngã thấy đau và hạn chế vận
động khớp vai phải. Vào viện khám thấy: vùng vai phải sưng nề, đầu ngoài xương
đòn gồ cao so với bên trái, dấu hiệu phím đàn dương cầm dương tính. Theo đồng
chí, bệnh nhân bị tổn thương nào dưới đây. VẬN DỤNG

A. Gãy đầu ngoài xương đòn.


B. Gãy mấu động lớn xương cánh tay.
C. Sai khớp cùng đòn.
D. Bong gân khớp vai.

Đáp án: C.

Câu 16: Một Bệnh nhân nam 45 tuổi, có tiền sử khoẻ mạnh, đi xe máy va chạm xe
máy khác, ngã đập vùng vai trái xuống đường. Sau ngã thấy đau chói tại vai trái và
hạn chế vận động khớp vai trái. Vào viện khám thấy: vùng vai trái sưng nề, đầu
ngoài xương đòn gồ cao, ấn đau chói, mất liên tục. Theo đồng chí, bệnh nhân bị
tổn thương nào dưới đây. VẬN DỤNG

A. Gãy đầu ngoài xương đòn.


B. Gãy mấu động lớn xương cánh tay.

C. Sai khớp cùng đòn.

D. Bong gân khớp vai.

Đáp án: A.

Gãy xương cánh tay < 46 câu >


Câu 1: Câu nào sau đây không phải là đặc điểm của gãy cổ phẫu thuật xương cánh
tay? BIẾT
A. Thường gặp ở nữ giới
B. Thường gặp ở nam giới
C. Thường gặp ở người già
D. Tuổi thiếu nhi thường gặp gãy bong sụn tiếp hợp
Đáp án: B
Câu 2: Câu nào sau đây là đặc điểm của gãy cổ phẫu thuật xương cánh tay? BIẾT
A. Thường gặp ở người già
B. Thường gặp ở tuổi thiếu nhi
C. Thường gặp ở nam giới
D. Cả 3 câu trên đều là đặc điểm của gãy cổ phẫu thuật xương cánh tay
Đáp án: A
Câu 3: Triệu chứng nào dưới đây không phải là triệu chứng của gãy cổ phẫu thuật
xương cánh tay? BIẾT
A. Sưng nề, bầm tím vùng vai
B. Vết bầm tím Hennequin
C. Vết bầm tím Kirmisson
D. Điểm đau chói cố định tại đầu trên xương cánh tay
Đáp án: C
Câu 4: Câu nào dưới đây là biến chứng sớm của gãy kín cổ phẫu thuật xương cánh
tay? BIẾT
A. Tổn thương thần kinh mũ
B. Tổn thương thần kinh quay
C. Tổn thương thần kinh trụ
D. Cả 3 ý trên đều đúng
Đáp án: D
Câu 5: Phương pháp nào dưới đây không dùng để điều trị bảo tồn gãy kín cổ phẫu
thuật xương cánh tay? BIẾT
A. Cố định bằng khung Pouliquent
B. Cố định bằng đai số 8.
C. Cố định bằng bột ngực cánh tay
D. Cả 3 phương pháp trên đều được dùng
Đáp án: B
Câu 6: Thời gian cố định bột với điều trị bảo tồn gãy kín cổ phẫu thuật xương cánh
tay ở người lớn là? BIẾT
A. 3 đến 4 tuần
B. 5 đến 6 tuần
C. 6 đến 7 tuần
D. 7 đến 8 tuần
Đáp án: A
Câu 7: Các phương pháp dùng để điều trị phẫu thuật gãy kín cổ phẫu thuật xương
cánh tay? HIỂU
A. Xuyên đinh Kirschner
B. Kết xương nẹp vít
C. A và B đều đúng
D. A và B đều sai
Đáp án : C
Câu 8: Di lệch nào không có trong gãy kín cổ phẫu thuật xương cánh tay? BIẾT
A. Di lệch chồng
B. Di lệch gập góc
C. Di lệch xoay
D. Di lệch giãn cách
Đáp án: D
Câu 9: Biến chứng nào không phải là biến chứng muộn của gãy kín cổ phẫu thuật
xương cánh tay? BIẾT
A. Khớp giả
B. Chậm liền xương
C. Hạn chế vận động khớp vai
D. Tổn thương thần kinh
Đáp án: D
Câu 10: Chỉ định phẫu thuật gãy cổ phẫu thuật xương cánh tay là: BIẾT
A. Gãy xương hở
B. Gãy xương có tổn thương thần kinh
C. Gãy kín mà nắn chỉnh không đạt yêu cầu
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Đáp án: D
Câu 11: Giới hạn của thân xương cánh tay ở người lớn là: BIẾT
A. Từ dưới mấu động to đến trên mỏm trên lồi cầu xương cánh tay khoảng 3
đến 4cm
B. Từ dưới mấu động to đến mỏm trên lồi cầu xương cánh tay
C. Từ dưới mấu động to khoảng 3 đến 4cm đến mỏm trên lồi cầu xương cánh
tay
D. Từ dưới mấu động to khoảng 3 đến 4cm đến trên mỏm trên lồi cầu xương
cánh tay khoảng 3 đến 4cm
Đáp án: A
Câu 12: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của gãy kín thân xương cánh tay?
BIẾT
A. Gãy kín thân xương cánh tay có thể gặp ở mọi lứa tuổi
B. Gãy tại vị trí 1/3 trên hay có tổn thương thần kinh quay
C. Gãy tại vị trí 1/3 giữa và 1/3 dưới hay bị tổn thương thần kinh quay
D. Mặt trước và mặt sau thân xương cánh tay có hai khối cơ bám nên có thể cơ
chèn vào giữa hai đầu xương gãy nên chậm liền xương và khớp giả
Đáp án: B
Câu 13: Trong gãy thân xương cánh tay, nếu gãy xương ở vị trí 1/3 giữa hay gặp
tổn thương dây thần kinh nào nhất? BIẾT
A. Dây thần kinh quay
B. Dây thần kinh trụ
C. Dây thần kinh giữa
D. Dây thần kinh cơ bì
Đáp án: A
Câu 14: Loại di lệch nào có thể gặp trong gãy xương cánh tay? BIẾT
A. Di lệch chồng
B. Di lệch sang bên
C. Di lệch gập góc
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Câu 15: Thời gian liền xương trong gãy kín thân xương cánh tay ở người lớn nếu
điều trị bó bột là bao lâu? BIẾT
A. 3 tuần
B. 4 tuần
C. 5 tuần
D. 10 tuần
Đáp án: D
Câu 16: Trong các biến chứng dưới đây, biến chứng nào là biến chứng sớm tại chỗ
trong gãy kín thân xương cánh tay? BIẾT
A. Đầu xương gãy chọc thủng da thành gãy hở
B. Liền xương lệch
C. Hạn chế vận động gấp duỗi khuỷu
D. Khớp giả
Đáp án: A
Câu 17: Trong các biến chứng dưới đây, biến chứng nào không phải là biến chứng
muộn của gãy kín thân xương cánh tay? BIẾT
A. Chậm liền xương, khớp giả
B. Liền xương lệch
C. Hạn chế gấp duỗi khuỷu
D. Tổn thương thần kinh quay
Đáp án: D
Câu 18: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào có chỉ định mổ cấp cứu?
HIỂU
A. Gãy kín thân xương cánh tay có kèm theo liệt thần kinh quay
B. Gãy kín thần xương cánh tay có di lệch lớn
C. Gãy kín thân xương cánh tay có kèm theo sốc chấn thương chưa ổn định
D. Khớp giả
Đáp án: A
Câu 19: Trong các biểu hiện dưới đây, triệu chứng nào không có khi tổn thương
thần kinh quay ở rãnh xoắn? HIỂU
A. Bàn tay rũ cổ cò
B. Không giạng và duỗi được ngón cái
C. Tê bì, mất cảm giác nửa ngoài mu tay, rõ nhất ở kẽ ngón 1-2
D. Mất duỗi khuỷu tay
Đáp án: D
Câu 20: Cách sơ cứu nào là đúng và đủ đối với bệnh nhân gãy kín thân xương cánh
tay? BIẾT
A. Giảm đau rồi cố định bằng 2 nẹp đặt ở mặt trong và mặt ngoài cánh tay rồi
treo tay bất động
B. Chỉ cố định bằng nẹp Crame cánh bàn tay
C. Chỉ cần tiêm thuốc giảm đau và treo tay bất động
D. Tiêm thuốc giảm đau và kháng sinh
Đáp án: A
Câu 21: Trong các trường hợp gãy kín thân xương cánh tay ở người lớn dưới đây,
trường hợp nào chọn phương pháp điều trị bảo tồn bằng bó bột? HIỂU
A. Gãy kín thân xương cánh tay, có bệnh chảy máu kéo dài
B. Gãy hở thân xương cánh tay
C. Gãy kín thân xương cánh tay có tổn thương mạch máu
D. Gãy kín thân xương cánh tay có di lệch lớn
Đáp án: A
Câu 22: Trong điều trị gãy kín thân xương cánh tay bằng bó bột, trường hợp nào
dưới đây là đúng? BIẾT
A. Bó bột cẳng bàn tay
B. Bó bột ngực – cánh bàn tay
C. Bó bột từ 1/3 trên cánh tay đến khớp bàn ngón, bàn tay để sấp
D. Bó bột từ bả vai đến khớp bàn ngón tay, bàn tay để tư thế trung bình
Đáp án: B
Câu 23: Đâu không phải là ưu điểm của phẫu thuật kết xương nẹp vít đối với gãy
kín thân xương cánh tay ở người lớn? VẬN DỤNG
A. Cố định vững chắc ổ gãy
B. Không phải bó bột, tập vận động sớm
C. Phục hồi đúng hình thể giải phẫu của xương
D. Ít nguy cơ nhiễm khuẩn
Đáp án: D
Câu 24: Điều trị phẫu thuật kết xương nẹp vít điều trị gãy kín thân xương cánh tay
ở người lớn nhằm mục đích nào dưới đây là số 1? HIỂU
A. Phục hồi giải phẫu, cố định ổ gãy vững chắc, tập vận động sớm khớp vai và
khớp khuỷu
B. Dự phòng nguy cơ nhiễm khuẩn, viêm xương
C. Tránh biến chứng khớp giả
D. Chống thoái hóa khớp
Đáp án: A
Câu 25: Biến chứng nào dưới đây là biến chứng muộn của phẫu thuật kết xương
nẹp vít điều trị gãy kín thân xương cánh tay? HIỂU
A. Chảy máu tại vết mổ
B. Biến chứng tổn thương mạch máu, thần kinh do phẫu thuật
C. Nhiễm khuẩn vết mổ
D. Gãy nẹp, bật vít
Đáp án: D
Câu 26: Phương pháp nào hay được sử dụng để điều trị phẫu thuật gãy kín thân
xương cánh tay? HIỂU
A. Kết xương nẹp vít
B. Kết xương bằng đinh nội tủy
C. Kết xương bằng khung cố định ngoài
D. Cả 3 đáp án trên đều sai
Đáp án: A
Câu 27: Ý nào dưới đây là đặc điểm của gãy trên lồi cầu xương cánh tay? BIẾT
A. Hay gặp ở trẻ nhỏ
B. Hay gặp ở người lớn
C. Gồm 2 thể: thể giạng và thể khép
D. Hay gặp ở mọi lứa tuổi
Đáp án: A
Câu 28: Ý nào dưới đây không là đặc điểm của gãy trên lồi cầu xương cánh tay?
BIẾT
A. Hay gặp ở trẻ nhỏ
B. Hay gặp ở người lớn
C. Gồm 2 thể: Thể gấp và thể ưỡn
D. Thể ưỡn gặp nhiều hơn thể gấp
Đáp án: B
Câu 29: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của gãy trên lồi cầu xương cánh
tay thể ưỡn? VẬN DỤNG
A. Cơ chế gãy xương thường do ngã chống bàn tay xuống đất khi cánh tay
giạng khớp khuỷu gấp nhẹ. Hay gặp ở trẻ nhỏ
B. Hay gặp ở người lớn khi ngã đập khuỷu tay xuống đất trong tư thế khớp
khuỷu gấp
C. Đường gãy thường chéo vát từ dưới lên trên từ trước ra sau
D. Di lệch của hai đoạn xương gãy làm thành góc mở ra sau
Đáp án: B
Câu 30: Ý nào dưới đây là triệu chứng của gãy trên lồi cầu xương cánh tay? BIẾT
A. Vết bầm tím Kirmisson
B. Vết bầm tím Hennequin
C. Dấu hiệu lò xo
D. Tam giác Hueter đảo ngược
Đáp án: A
Câu 31: Ý nào dưới đây không phải là triệu chứng của gãy trên lồi cầu xương cánh
tay? BIẾT
A. Dấu hiệu nhát rìu
B. Tam giác Hueter đảo ngược
C. Dấu hiệu lò xo
D. B và C
Đáp án: D
Câu 32: Ý nào dưới đây là biến chứng của gãy trên lồi cầu xương cánh tay? HIỂU
A. Gãy kín thành gãy hở
B. Khớp giả
C. Khuỷu vẹo trong
D. Cả 3 ý trên đều đúng
Đáp án: D
Câu 33: Chỉ định phẫu thuật của gãy kín trên lồi cầu xương cánh tay là? HIỂU
A. Gãy xương có di lệch lớn nắn chỉnh không đạt yêu cầu
B. Gãy kín thành gãy hở
C. Gãy xương có tổn thương mạch máu thần kinh
D. Cả 3 ý trên đều đúng
Đáp án: D
Câu 34: Phương pháp điều trị phẫu thuật hay dùng với gãy kín trên lồi cầu xương
cánh tay là? HIỂU
A. Kết xương bằng đinh Kirschner
B. Kết xương khung cố định ngoài
C. Kết xương bằng buộc vòng thép
D. Cả 3 ý trên đều đúng
Đáp án: A
Câu 35: Phương pháp điều trị phẫu thuật hay dùng với gãy kín trên lồi cầu xương
cánh tay là? HIỂU
A. Kết xương bằng đinh Kirschner
B. Kết xương vít xốp
C. Kết xương nẹp vít
D. Cả 3 ý trên đều đúng
Đáp án: D
Câu 36: Trong điều trị gãy kín trên lồi cầu xương cánh tay thể ưỡn bằng bó bột,
trường hợp nào dưới đây là đúng? VẬN DỤNG
A. Bột vai – ngực – cánh tay
B. Bột cánh bàn tay tư thế khuỷu gấp 70-800, tư thế cẳng tay sấp
C. Bột cánh bàn tay tư thế khuỷu gấp 70-800, tư thế cẳng tay ngửa
D. Bột cánh bàn tay tư thế khuỷu gấp 70-800, tư thế cẳng tay nửa sấp, nửa ngửa
Đáp án: B
Câu 37: Thời gian cố định bột đối với điều trị bảo tồn gãy kín trên lồi cầu xương
cánh tay bằng bó bột là? HIỂU
A. 3 – 4 tuần
B. 4 – 6 tuần
C. 6 – 8 tuần
D. 8 – 10 tuần
Đáp án: A
Câu 38. Giới hạn của thân xương cánh tay như thế nào? HIỂU

a. Từ dưới mấu động đến trên mỏm trên lồi cầu 3-4 cm

b. Từ dưới mấu động đến mỏm trên ròng rọc 3-4 cm.

c. Từ dưới mỏm cùng vai đến mỏm trên lồi cầu.

d. Từ dưới mấu động đến mỏm trên lồi cầu.

Đáp án : a.

Câu 39: Trong gãy thân xương cánh tay, triệu chứng nào dưới đây không phải
là triệu chứng phải là thực thể? HIỂU
a. Sưng nề biến dạng chi.

b. Lạo xạo xương và cử động bất thường.

c. Đo chiều dài tuyệt đối và tương đối của xương cánh tay ngắn hơn bên lành.

d. Đau ở chi gẫy

Đáp án: d.

Câu 40: Cách phân loại vị trí gẫy 1/3 trên thân xương cánh tay dưới đây, có ý
nào không đúng? VẬN DỤNG

a. Gãy dưới mấu động và trên chỗ bám của cơ ngực lớn.

b. Gãy dưới chỗ bám cơ ngực lớn và trên chỗ bám của cơ Delta.

c. Gãy dưới chỗ bám của cơ Delta.

d. Gãy dưới chỗ bám của cơ Delta trên chỗ bám cơ ngực lớn.

Đáp án : d

Câu 41: Trong gãy xương cánh tay, sự chèn cơ vào giữa hai đầu gãy có thể là
nguyên nhân gây ra di lệch gì ? VẬN DỤNG

b. Di lệch sang bên.

c. Di lệch gấp góc.

d. Di lệch giãn cách.

Đáp án : d.

Câu 42: Trong các biến chứng muộn của gãy xương cánh tay dưới đây, biến
chứng nào chỉ gặp trong điều trị phẫu thuật ? VẬN DỤNG

a. Chậm liền xương, khớp giả.

b. Cốt hóa cơ cánh tay trước.

c. Nhiễm khuẩn vết mổ


d.Gẫy nẹp, bật vít

Đáp án : a.

Câu 43: Trong các triệu chứng dưới đây, triệu chứng nào không có khi tổn
thương thần kinh quay ở đoạn nằm trong máng nhị đầu ? VẬN DỤNG

a. Bàn tay rủ cổ cò.

b. Không giạng và duỗi được ngón cái.

c.Tê bì, mất cảm giác nửa ngoài mu tay, rõ nhất ở kẽ ngón 1-2.

d. Mất duỗi đốt 1 các ngón dài.

Đáp án: a.

Câu 44: Một Bệnh nhân nữ 65 tuổi, có tiền sử đái tháo đường và tăng huyết áp,
điều trị thuốc thường xuyên. Đang đi bộ, trượt chân, ngã đập vai trái xuống
thành bể nước. Sau tai nạn thấy đau, bất lực vận động khớp vai. Vào viện giờ
thứ 4 thấy: Tay lành đỡ tay đau ở tư thế cánh tay dạng, xoay ngoài, ra trước, vai
sưng nề lớn hình như mắc áo, mất rãnh delta ngực, vận động và cảm giác bàn
tay bình thường, mạch quay bắt rõ. Theo đồng chí, bệnh nhân bị tổn thương nào
dưới đây. VẬN DỤNG

A. Gãy cổ xương cánh tay.


B. Gãy 1/3 trên xương cánh tay.
C. Sai khớp cùng đòn, gãy đầu ngoài xương đòn.
D. Sai khớp vai.

Đáp án: D.

Câu 45: Một Bệnh nhân nữ 65 tuổi, có tiền sử u xơ tiền liệt tuyến có bí đái và
tăng huyết áp, điều trị thuốc thường xuyên. Đang đi lên cầu thang, trượt chân,
ngã đập vai trái vào thành cầu thang. Sau ngã bất tỉnh ngắn, tỉnh lại thấy đau
chói, bất lực vận động khớp vai. Vào viện ngày thứ 4 thấy: Tay lành đỡ tay, vai
sưng nề lớn, mất rãnh delta ngực, sờ ổ khớp vai rỗng, bầm tím bờ ngoài thành
ngực, hõm nách và bờ trong cánh tay, vận động và cảm giác bàn tay bình
thường, mạch quay bắt rõ. Theo đồng chí, bệnh nhân bị tổn thương nào dưới
đây. VẬN DỤNG

A. Gãy cổ xương cánh tay.


B. Sai khớp vai.
C. Gãy cổ xương cánh tay, sai khớp vai.
D. Gãy 1/3 trên xương cánh tay.

Đáp án: C.

Câu 46: Một bệnh nhân nam 5 tuổi, ngã đập trực tiếp khuỷu tay phải xuống nền
cứng. Sau tai nạn thấy đau chói và bất lực vận động khuỷu tay phải. Vào viện
ngày thứ 4, không được cố định gì tại tuyến trước trong tình trạng mệt mỏi
nhiều nhưng vẫn tỉnh táo, tiếp xúc tốt, tay lành đỡ tay đau. Khám thấy khuỷu
tay phải sưng nề rất lớn, bất lực vận động, ấn có điểm đau chói cố định trên
mỏm khuỷu 4cm, vết bầm tím mặt trước nếp gấp khuỷu. Theo đồng chí bệnh
nhân bị tổn thương nào sau đây. VẬN DỤNG

A. Sai khớp khuỷu.


B. Gãy mỏm khuỷu.
C. Gãy trên lồi cầu xương cánh tay.
D. Gãy mỏm khuỷu, sai khớp khuỷu

Đáp án: C.

Câu hỏi trắc nghiệm : cẳng chân, mắt cá < 36 câu >

Câu 1: Trong số các loại gãy sau đây của xương chầy, loại gãy nào là gãy vững?
BIẾT

a. Gãy nhiều mảnh


b. Gãy ngang
c. Gãy xoắn vặn
d. Gãy có mảnh hình cánh bướm
Đáp án: b.

Câu 2: Trước 1 bệnh nhân bị gãy 2 xương cẳng chân, không bắt được mạch mu
chân và mạch ống gót, nên chọn thái độ xử trí nào? HIỂU

a. Nắn chỉnh và cố định ổ gãy


b. Điều trị bằng thuốc chống co mạch
c. Điều trị bằng thuốc chống đông.
d. Siêu âm mạch máu xác định nguyên nhân và biện pháp xử trí.
Đáp án: d.

Câu 3: Thời giạn liền xương trung bình của gãy kín thân xương chầy ở người lớn
là mấy tháng ? BIẾT

a. 1 tháng.
b. 2 tháng.
c. 3 - 4 tháng.
d. 6 tháng.
Đáp án: c.

Câu 4: Trước 1 trường hợp gãy hở 2 xương cẳng chân, dấu hiệu lâm sàng nào tại
chỗ là biểu hiện của nhiễm khuẩn? BIẾT

a. Cử động bất thường tại ổ gãy


b. Bất lực vận động
c. Ngắn chi
d. Viêm tấy đỏ và chẩy dịch tại vết thương.
Đáp án: d.

Câu 5. Đâu không phải là triệu chứng thực thể của gãy kín hai xương cẳng chân?
BIẾT

a. Cẳng chân sưng nề, cong vẹo, thường cong mở góc ra ngoài và ra sau.

b. Sờ dọc mào chầy thấy mất liên tục.

c. Đo độ dài tuyệt đối và tương đối của xương chầy ngắn hơn bên lành.
d. Sau khi gãy xương bệnh nhân thấy đau chói ở nới bị chấn thương.

Đáp án: d.

Câu 6 : Trong các biến chứng dưới đây, biến chứng nào là không phải là biến
chứng muộn của gãy kín hai xương cẳng chân? HIỂU

a. Chậm liền xương, khớp giả.

b. Liền xương lệch.

c. Teo cơ, hạn chế vận động khớp gối.

d. Chèn ép khoang.

Đáp án : d.

Câu 7: Trong các biến chứng dưới đây, biến chứng nào là biến chứng sớm trong
gãy kín hai xương cẳng chân ? HIỂU

a. Đầu xương gãy chọc thủng da thành gãy hở.

b. Liền xương lệch.

c. Khớp giả .

d. Teo cơ, hạn chế vận động khớp gối, khớp cổ chân.

Đáp án : a.

Câu 8 : Trong trường hợp gãy xương cẳng chân theo dõi chèn ép khoang, đo áp lực
khoang có tăng, giới hạn áp lực khoang phải mổ cấp cứu rạch mở khoang giải
phóng chèn ép là bao nhiêu ? BIẾT

a. 5mmHg.

b. 10mmHg.

c. 20mmHg.

d. Từ 30 mmHg.
Đáp án : d.

Câu 9 : Dấu hiệu lâm sàng nào là quan trọng nhất khi theo dõi chèn ép khoang ở
cẳng chân? BIẾT

a. Tại ổ gãy có vết tím bầm.

b. Các ngón chân không cử động được.

c. Bệnh nhân kêu đau liên tục, đã nắn chỉnh và cố định ổ gẫy nhưng vẫn đau, sờ
thấy bắp chân căng.

d. Có phổng thanh huyết ở cẳng chân.

Đáp án: c.

Câu 10: Trước 1 trường hợp gãy hở 2 xương cẳng chân, hình ảnh nào trên phim
XQ nào là biểu hiện của viêm xương tủy xương ổ gẫy xương chầy? HIỂU

a. Hình ảnh những ổ tiêu xương và mảnh xương chết.


b. Còn khe dãn cách 2 đầu gãy
c. Các đầu gãy bè rộng hình chân voi
d. Gãy phương tiện kết xương
Đáp án: a

Câu 11: Biện pháp nào sau đây không có tác dụng trực tiếp dự phòng biến chứng
nhiễm khuẩn trong xử trí phẫu thuật gãy hở xương cẳng chân? BIẾT

a. Cắt lọc vết thương.


b. Vô cảm tốt.
c. Sử dụng kháng sinh
d. Bất động ổ gãy
Đáp án: b.

Câu 12: Một bệnh nhân gẫy hở độ III A thân xương chầy đến khám lại sau 6 tháng
thấy có các lỗ rò chảy nhiều dịch mủ tại chỗ. Bệnh nhân không không tỳ nén được
trên chân bị gãy, XQ thấy ổ gãy xương chầy chưa liền thì chẩn đoán nào sau đây
là đúng? VẬN DỤNG
a. Chậm liền xương.
b. Khớp giả nhiễm khuẩn.
c. Viêm xương trên ổ gãy chưa liền.
d. Liền xương xấu.
Đáp án: b.

Câu 13: Một bệnh nhân gẫy hở độ II 1/3 giữa thân xương chầy đến sớm trước 6
giờ, phương pháp cố định ổ gãy nào sau đây là hợp lý nhất ? HIỂU

a. Cố định ngoài

b. Nẹp vít

c. Đinh nội tủy có chốt.

d. Bột đùi bàn chân

Đáp án: c

Câu 14: Biến chứng sớm tại chỗ thường gặp nhất của gãy 2 mắt cá chân là: BIẾT

a. Hoại tử da
b. Đứt động mạch chày sau
c. Tắc tĩnh mạch
d. Liệt thần kinh hông khoeo ngoài.
Đáp án: a

Câu 15: Thời gian liền xương trung bình của gãy 2 mắt cá ở người trưởng thành là
bao lâu? BIẾT

a. 1 tháng
b. 2 tháng
c. 4 tháng
d. 6 tháng
Đáp án: b

Câu 16: Đâu không phải là biến chứng muộn của gãy 2 mắt cá là: BIẾT
a. Hoại tử da do mảnh gãy đội căng da.
b. Thưa xương
c. Hội chứng rối loạn dinh dưỡng đau
d. Khớp giả
Đáp án: a.

Câu 17: Các yếu tố nào sau đây không có trong gãy Dupuytren? BIẾT

a. Ngã trong tư thế bàn chân xoay sấp.


b. Đường gãy của mắt cá trong nằm ngang.
c. Đường gãy xương mác ở trên dây chằng chày mác dưới.
d. Dây chằng mác dưới không bị tổn thương.
Đáp án: d

Câu 18. Tổn thương nào dưới đây có thể không có trong gãy Dupuytren? BIẾT

a. Đứt dây chằng mác dưới.

b. Doãng mộng chày mác.

c. Bán sai khớp xương sên ra ngoài.

d. Gãy mắt cá Destot.

Đáp án: d.

Câu 19: Ý nào sau đây là không chính xác trong phân bố thần kinh của cẳng chân?
HIỂU

a. Thần kinh hông khoeo ngoài chạy qua vùng cổ xương mác
b. Thần kinh hông khoeo ngoài chạy trong khoang trước cẳng chân
c. Thần kinh hông khoeo ngoài chi phối các cơ gấp mu bàn chân
d. Thần kinh hông khoeo trong chi phối cảm giác da toàn bộ mu chân
Đáp án: d.

Câu 20: Triệu chứng nào dưới đây không phải là điển hình của khớp giả nhiễm
khuẩn ổ gãy xương chầy ? BIẾT
a. XQ hình ảnh ổ gãy xương chầy không liền xương.
b. Cử động bất thường tại ổ gãy.
c. Lỗ rò, chẩy mủ ở cẳng chân
d. Lệch trục của chi dưới
Đáp án: d.

Câu 21: Những dấu hiệu XQ nào sau đây không phải là biểu hiện của khớp giả
thân xương chầy? HIỂU

a. Còn tồn tại khe đường gãy.

b. Hình ảnh các đầu xương bè rộng hình chân voi.

c. Hai đầu gãy teo nhọn như bút chì.

d. Có mảnh xương chết tại ổ gãy.

Đáp án: d.

Câu 22: Một bệnh nhân bị gãy hở xương chày độ III A, xương gãy nhiều mảnh,
nhiều dị vật đất cát tại vết thương, biện pháp xử lý nào sau đây là đúng?

VẬN DỤNG

a. Khâu kín vết thương và bó định bột.


b. Không cắt lọc vết thương, chỉ băng kín vết thương và bó định bột.
c. Cắt lọc vết thương, kết hợp xương bên trong.
d. Mổ cấp cứu, cắt lọc vết thương, cố định ổ gẫy bằng khung cố định ngoài.
Đáp án: d

Câu 23: Bệnh nhân gẫy hở độ III A thân xương chầy, phương pháp cố định ổ gãy
nào sau đây là ít nguy cơ nhiễm khuẩn nhất ? VẬN DỤNG

a. Kết xương bằng khung cố định ngoài.


b. Kết xương bằng nẹp vít.
c. Kết xương bằng đinh nội tủy.
d. Bó bột mở cửa sổ đùi bàn chân.
Đáp án: a.
Câu 24: Đâu là gãy hở độ I thân xương chày theo phân loại của Gustilo? BIẾT

a. Vết thương phần mềm nhỏ đường kính < 1cm, phần mềm tổn thương không
nhiều, xương gãy đơn giản.
b. Vết thương bị bầm dập dễ bị hoại tử da sau khi khâu
c. Vết thương gãy hở có khuyết hổng tổ chức lộ xương, cần tạo hình phủ bổ
sung.
d. Vết thương gãy xương hở có vết thương vòng quanh chu vi chi.

Đáp án: a.

Câu 25: Thế nào là khớp giả nhiễm khuẩn ổ gãy thân xương chày ? HIỂU

a. Ổ gẫy không liền xương và có viêm rò kéo dài .


b. Là biến chứng gặp nhiều sau gãy xương hở hơn gãy kín.
c. Điều trị thường khó khăn, phức tạp
d. Có những trường hợp điều trị thất bại phải cắt cụt chi
Đáp án: a

Câu 26: Viêm xương tủy xương đường máu xương chày thể điển hình tiến triển
qua mấy giai đoạn? BIẾT

a. Hai giai đoạn cấp tính và bán cấp.


b. Hai giai đoạn cấp tính và mãn tính .
c. Ba giai đoạn : cấp tính, bán cấp và mạn tính.
d. Bốn giai đoạn: cấp tính, bán cấp, mãn tính và giai đoạn hồi phục.
Đáp án: b.

Câu 27: Trong các ý dưới đây, đâu không phải là yếu tố thuận lợi cho bệnh viêm
xương tủy xương đường máu xương chày giai đoạn cấp tính phát sinh? HIỂU

a. Tuổi thiếu nhi, hệ thống miễn dịch chưa phát triển đầy đủ.

b. Bệnh nhân đang mắc các bệnh suy giảm sức đề kháng như: sởi, ho gà, suy dinh
dưỡng, HIV…

c. Xương tại chỗ vừa bị chấn thương trước đó.


d. Người cao tuổi.

Đáp án: d.

Câu 28: Trong các yếu tố dưới đây, yếu tố nào không đúng với tiêu chuẩn chẩn
đoán khớp giả thân xương chày ? BIẾT

a. Quá thời gian liền xương trung bình mà ổ gãy vẫn chưa liền xương.
b. Ổ gãy còn cử động bất thường.
c. Không còn đau tại ổ gãy.
d. Trên XQ không thấy có hình ảnh can xương.
Đáp án: a.

Câu 29: Trong các đặc điểm dưới đây, đặc điểm nào không có ở khớp giả thực thụ
thân xương chày ? HIỂU

a. Khe giãn cách giữa hai đầu xương gãy rộng.


b. Đầu xương có bọc tổ chức sụn giống như sụn khớp.
c. Xung quanh ổ khớp giả được bọc bằng tổ chức xơ.
d. Không có cử động bất thường.
Đáp án: d.

Câu 30: Trong các nguyên nhân dưới đây, nguyên nhân nào không thuộc nhóm các
nguyên nhân toàn thân dẫn đến chậm liền xương - khớp giả thân xương chày

VẬN DỤNG

a. Bệnh nhân mắc các bệnh nội khoa mãn tính có liên quan đến chuyển hóa can
xi.
b. Bệnh nhân đang nuôi con bằng sữa mẹ.
c. Bệnh nhân đang điều trị ung thư
d. Gãy xương ở các vị trí có mạch máu nuôi dưỡng kém.
Đáp án: d.

Câu 31: Trong các phương pháp điều trị dưới đây, phương pháp nào chỉ áp dụng
riêng cho khớp giả nhiễm khuẩn xương chầy? VẬN DỤNG
a. Phương pháp ghép xương xốp tự thân.
b. Phương pháp kết xương bên trong bằng nẹp hoặc đinh nội tủy có chốt.
c. Phương pháp kết xương bên trong + ghép xương .
d. Phương pháp kết xương bằng khung cố định ngoài.
Đáp án: d.

Câu 32: Điều kiện để chỉ định phẫu thuật kết xương bên trong điều trị khớp giả
nhiễm khuẩn thân xương chày là gì? VẬN DỤNG

a. Khớp giả nhiễm khuẩn điều trị hết viêm rò trên 6 tháng.
b. Khớp giả điều trị hết viêm rò sau 3 tháng.
c. Khớp giả nhiễm khuẩn hết viêm rò sau 1 tháng.
d. Khớp giả nhiễm khuẩn kết xương bằng khung cố định ngoài không liền.
Đáp án: a.

Câu 33: Một bệnh nhân bị chèn ép khoang cẳng chân. biến chứng này sẽ nặng hơn
nếu? BIẾT
A. Không mổ giải ép sớm.
B. Có kèm thêm sốc chấn thương.
C. Không được bất động tốt xương gãy.
D. Không kê cao chi.

E. Tất cả đều sai


Đáp án: B.
Câu 34: Một bệnh nhân nam 60 tuổi, có tiền sử thay van tim, tăng huyết áp, đái
tháo đường, u xơ tiền liệt tuyến. Bệnh nhân đi bộ bị xe máy đâm trực tiếp vào cẳng
chân trái. Sau tai nạn vẫn tỉnh táo nhưng thấy đau chói, sưng nề lớn cẳng chân, bất
lực vận động cẳng chân, xây xát da nhiều vị trí tại cẳng chân. Theo đồng chí, bệnh
nhân này có nguy cơ có biến chứng nào nhất. VẬN DỤNG
A. Nhiễm trùng.
B. Gãy xương hở.
C. Tổn thương động mạch.
D. Chèn ép khoang.
Đáp án: D.
Câu 35: Một Bệnh nhân nữ 46 tuổi, tiền sử khoẻ mạnh, đi xe máy, va chạm xe máy
khác đi ngược chiều, ngã, xe máy đè lên cẳng chân trái. Sau tai nạn bất tỉnh ngắn,
tỉnh lại thấy đau chói 1/3 trên cẳng chân, không đứng được trên chân trái, không
nhấc được chân trái lên khỏi mặt đường. Vào viện giờ thứ 6 khám thấy tỉnh táo
chân lạnh , bắp chân căng vừa, có vết bầm tím sau khoeo, mất mạch mu chân và
ống gót. Theo đồng chí Bệnh nhân gặp một trong những biến chứng nào sau đây:
VẬN DỤNG
A. Chèn ép khoang.
B. Tổn thương động mạch khoeo.
C. Tổn thương động mạch chày trước.
D. Tổn thương động mạch chày sau.
Đáp án: B.
Câu 36: Một bệnh nhân nam 45 tuổi, tiền sử viêm dạ dày tá tràng, rối loạn đông
máu. Cách vào viện 23 tiếng, bệnh nhân đi xe máy bị xe máy khác đâm trực tiếp
vào cẳng chân trái. Sau tai nạn thấy đau chói và bất lực vận động cẳng chân trái.
Sơ cứu tại tuyến trước, cố định máng bột sâu đùi bàn chân, thuốc giảm đau, giảm
nề. Chuyển tới viện trong tình trạng sốt 37,8 độ, môi khô lưỡi bẩn thở hôi. Khám
tại chỗ thấy cẳng chân sưng nề lớn, lạnh, hạn chế vận động bàn chân, tê bì bàn
chân, mạch mu chân và ống gót không bắt được. theo động chí, bệnh nhân đã gặp
biến chứng nào dưới đây. VẬN DỤNG
A. Tổn thương động mạch khoeo.
B. Chèn ép khoang.
C. Tổn thương động mạch chày trước.
D. Tổn thương động mạch chày sau.
Đáp án: B.

Câu hỏi trắc nghiệm: Gãy xương hở ( 20 câu hỏi )


Câu 1: Trong những đặc điểm sau, đặc điểm nào chỉ có ở vết thương gãy xương
hở? BIẾT

a. Vết thương ô nhiễm.


b. Vết thương chẩy máu lẫn váng mỡ.
c. Vết thương lộ xương.
d. Vết thương có nhiều dị vật.
Đáp án: b.
Câu 2: Trong các dạng vết thương dưới đây, đâu là vết thương ô nhiễm? BIẾT

a. Vết thương nhỏ đường kính < 1cm.


b. Vết thương chưa có sưng tấy đỏ.
c. Vết thương mà vi khuẩn tại đó chưa sinh sản.
d. Vết thương không có dị vật đất cát.
Đáp án: c

Câu 3: Vết thương gãy xương hở nào sau đây ít nguy cơ nhiễm khuẩn nhất? BIẾT

a. Vết thương gãy hở từ trong ra.


b. Vết thương gãy hở do chấn thương trực tiếp.
c. Vết thương gãy hở đến muộn.
d. Vết thương gãy hở độ III trở lên (theo Gustilo).
Đáp án: a

Câu 4: Triệu chứng nào sau đây chưa phải là biểu hiện của vết thương gãy xương
hở đã có biến chứng nhiễm khuẩn? BIẾT

a. Quanh chỗ vết thương sưng, tấy đỏ.


b. Vết thương chảy dịch hôi.
c. Vết thương vẫn còn chảy máu.
d. Vết thương có nhiều tổ chức hoại tử.
Đáp án: c

Câu 5: Phân loại gãy xương hở của Gustilo không dựa vào yếu tố nào dưới đây ?
BIẾT
a. Tổn thương phần mềm..

b. Đường kính vết thương.

c. Tình trạng di lệch tại ổ gẫy.

d. Thời gian từ lúc bị thương đến lúc vào viện.

Đáp án: d.

Câu 6. Vết thương gẫy xương hở có lộ đầu gãy, tại vết thương có nhiều dị vật đất
cát, là độ mấy theo phân loại của Gustilo? BIẾT

a. Độ I.

b. Độ II.

c. Độ III A

d. Độ III C.

Đáp án: c.

Câu 7: Vết thương gãy xương hở ô nhiễm nặng, kèm theo mất da rộng. Sau khi cắt
lọc vết thương phần da còn lại không thể che phủ kín ổ gãy, cần phải phẫu thuật
tạo hình phủ bổ sung, thì xếp vào độ mấy theo Gustilo. BIẾT

a. Độ I.

b. Độ II.

c. Độ III A.

d. Độ III B.

Đáp án: d.

Câu 8. Yếu tố nào dưới đây không có giá trị tiên lượng diễn biến tại vết thương
trong xử trí cấp cứu gãy xương hở ? HIỂU

a. Phân độ gãy xương hở của Gustilo.


b. Thời gian từ lúc bị thương đến khi được xử trí phẫu thuật.

c. Tiêm kháng sinh ngay từ khi sơ cứu.

d. Điểm Glasgow của bệnh nhân.

Đáp án: d.

Câu 9. Đâu không phải là nguyên tắc xử trí kỳ đầu vết thương gãy xương hở ?
HIỂU

a. Mổ cấp cứu càng sớm càng tốt, tốt nhất trong 6 giờ đầu.

b.Thời gian mổ càng ngắn càng tốt.

c. Cắt lọc triệt để tổ chức dập nát, tưới rửa, dẫn lưu.

d. Cố định ổ gãy vững chắc.

Đáp án: b.

Câu 10: Mục tiêu hàng đầu của xử trí kỳ đầu vết thương gãy xương hở là gì?
HIỂU

a. Chống nhiễm khuẩn, làm liền vết thương.

b. Tránh nguy cơ di lệch thứ phát.

c. Giảm đau, phòng chống sốc.

d. Nắn chỉnh xương gãy và cố định vững chắc.

Đáp án: a.

Câu 11. Trong các biện pháp sau đây, biện pháp nào không có tác dụng dự phòng
biến chứng nhiễm khuẩn trong điều trị vết thương gãy xương hở? HIỂU

a. Mổ cấp cứu trước 6 giờ.

b. Cắt lọc triệt để phần mềm dập nát, tướí rửa, dẫn lưu.
c. Kết xương bên trong bằng nẹp vít hoặc đinh nội tủy.

d. Kháng sinh phổ rộng liều cao.

Đáp án: c.

Câu 12: Đứng trước một trường hợp gãy xương hở độ III A ( theo phân loại của
Gustilo) phải xử trí mổ cấp cứu, đâu là phương pháp điều trị đúng. VẬN DỤNG

a. Cắt lọc vết thương gãy xương hở, kết xương bên trong bằng nẹp vít.

b. Cắt lọc vết thương gãy xương hở, kết xương bên trong bằng đinh nội tủy.

c. Cắt lọc vết thương gãy xương hở, kết xương bằng khung cố định ngoài.

d. Không cắt lọc vết thương gãy xương hở, chỉ bó bột.

Đáp án: c.

Câu 13: Đứng trước một trường hợp gãy hở độ III B (theo phân loại của Gustilo),
đâu là phương pháp cố định ổ gãy xương phù hợp nhất? VẬN DỤNG

a. Kết xương bằng nẹp vít.

b. Kết xương bằng đinh nội tủy.

c. Kết xương bằng khung cố định ngoài.

d. Bó bột.

Đáp án: c.

Câu 14: Trường hợp nào sau đây được đóng kín vết thương trong xử trí phẫu thuật
cấp cứu vết thương gẫy xương hở ? VẬN DỤNG

a. Vết thương gãy hở do hỏa khí.

b. Vết thương gãy hở độ I, độ II đến sớm trước 6 giờ.

c. Vết thương gãy hở đến muộn, tại chỗ đang sưng tấy đỏ.

d. Vết thương gãy hở dập nát phần mềm, nhiều đất cát.
Đáp án: b

Câu 15: Trường hợp nào dưới chọn phẫu thuật kết xương bên trong là hợp lý khi
xử trí cấp cứu vết thương gẫy xương hở ? VẬN DỤNG

a. Vết thương gãy hở do hỏa khí.

b. Vết thương gãy hở độ I đến sớm trước 6 giờ.

c. Vết thương gãy hở đến muộn, tại chỗ đang sưng tấy đỏ.

d. Vết thương gãy hở dập nát phần mềm nhiều

Đáp án: b

Câu 16: Trường hợp nào sau đây chỉ định cắt cụt cấp cứu trong xử trí vết thương
gẫy xương hở ? HIỂU

a. Vết thương gãy hở do hỏa khí.

b. Vết thương gãy hở dập nát chi thể, không có khả năng bảo tồn, sốc chấn thương
hồi sức không hiệu quả.

c. Vết thương gãy hở đến muộn, tại chỗ đang sưng tấy đỏ.

d. Vết thương gãy hở dập nát phần mềm, nhiều dị vật đất cát

Đáp án: b.

Câu 17: Vết thương phần mềm có thể gây ra các nguy cơ: BIẾT
A. Chảy máu, tạo ra máu tụ.
B. Nhiễm trùng nhiễm độc.
C. Giảm oxy mô té bào.
D. Hoại tử mô tạo ra khuyết mất mô.

E. Tất cả đều đúng.

Đáp án: E.
Câu 18: Điều trị cấp cứu vết thương dập nát phần mềm người ta thực hiện những
công việc sau : BIẾT
A. Rạch mở rộng và cắt lọc các mô dập nát da để hở.
B. Cắt lọc vừa đủ khâu da kín.
C. Tiêm kháng sinh theo kháng sinh đồ và bất động chi.
D. Kê cao chi, tập vận động chi tổn thương sớm.
E. Tất cả đều đúng.
Đáp án: A.
Câu 19: Được gọi là vết thương khớp khi : BIẾT
A. Vết thương ở gần khớp có dịch sánh chảy ra.
B. Vết thương ở gần khớp có máu lẫn mỡ chảy ra.
C. Chọc dò ổ khớp hút ra máu.
D. Bệnh nhân đau dữ dội khi vận động khớp dù vận động rất nhẹ.
E. Chỉ có A và C đúng.
Đáp án: A.
Câu 20: Chẩn đoán chắc chắn một vết thương khớp dựa vào : HIỂU

A. Vị trí vết thương ở ngay khớp.


B. Chọc dò ổ khớp rút ra máu không đông.
C. Nhìn thấy máu chảy từ vết thương gần khớp có chất giống như nhớt.
D. Chụp x-quang thấy gãy xương thấu khớp.

E. Tất cả đều đúng

Đáp án: C.
Câu hỏi trắc nghiệm: Gãy xương bánh chè. (23 câu hỏi)

Câu 1: Ý nào dưới đây không được coi là đặc điểm chung của gãy xương bánh
chè ? BIẾT

a. Gãy xương bánh chè là gãy xương phạm khớp.

b. Gãy xương bánh chè chủ yếu do cơ chế chấn thương trực tiếp.

c. Gãy xương bánh chè chủ yếu do cơ chế chấn thương gián tiếp .

d. Gãy xương bánh chè thường có di lệch giãn cách.

Đáp án: c.

Câu 2: Triệu chứng nào không phải là triệu chứng thực thể khi gãy kín xương
bánh chè ? BIẾT

a. Đau chói ở mặt trước khớp gối.

b. Không tự nhấc gót chân lên khỏi mặt giường trong tư thế gối duỗi.

c. Sưng nề vùng gối, mất các lõm tự nhiên

d. Sờ thấy khe giãn cách giữa 2 mảnh gãy.

Đáp án : a.

Câu 3: Trong gãy kín xương bánh chè, tổn thương nào dưới đây không có?
BIẾT

a. Đứt gân cơ tứ đầu đùi.

b. Rách cánh bánh chè 2 bên.

c. Các thớ sợi mặt trước xương bánh chè bị rách đứt.

c. Gẫy xương phạm khớp.

Đáp án: a
Câu 4: Triệu chứng nào sau đây không phải là triệu chứng lâm sàng tại chỗ của
gãy kín xương bánh chè? BIẾT

a. Dấu hiệu bập bềnh xương bánh chè dương tính.

b. Sờ thấy khe giãn cách giữa 2 mảnh gãy.

c. Sờ có điểm đau chói cố định.

d. Khớp gối sưng nề mất các lõm tự nhiên.

Đáp án : a.

Câu 5: Trong các biến chứng dưới đây, biến chứng nào là biến chứng sớm
trong điều trị phẫu thuật gãy kín xương bánh chè ? BIẾT

a. Nhiễm khuẩn vết mổ.

b. Trồi đinh, đứt chỉ thép.

c. Khớp giả.

d. Hạn chế vận động khớp gối.

Đáp án : a.

Câu 6: Trong các biến chứng dưới đây, biến chứng nào là không phải là biến
chứng muộn của gãy kín xương bánh chè? BIẾT

a. Khớp giả.

b. Thoái hóa khớp lồi cầu đùi – bánh chè.

c. Hạn chế vận động khớp gối.

d. Tổn thương thần kinh hông khoeo ngoài.

Đáp án : d.

Câu 7: Chẩn đoán xác định gãy kín xương bánh chè dựa vào đâu, chọn một ý
đầy đủ và chính xác nhất? BIẾT
a. Cơ chế chấn thương.

b. Cơ chế chấn thương và triệu chứng lâm sàng.

c. Phim chụp khớp gối 2 tư thế thẳng và nghiêng.

d. Dựa vào cơ chế chấn thương, triệu chứng lâm sàng và phim chụp XQ khớp
gối.

Đáp án : d.

Câu 8. Gãy xương bánh chè có tràn máu khớp gối do máu từ ổ gẫy chảy vào
trong khớp, khi chọc hút khớp thấy có dịch, tính chất dịch đó như thế nào?
BIẾT

a. Máu lẫn váng mỡ và không đông.

b. Máu không có váng mỡ .

c. Máu đỏ tươi không lẫn váng mỡ.

d. Dịch lờ lờ máu cá và không có váng mỡ.

Đáp án: a.

Câu 9. Trong gãy kín xương bánh chè, triệu chứng bệnh nhân không thể tự nhấc
gót chân lên khỏi mặt giường trong tư thế duỗi gối là do đâu? BIẾT

a. Do gãy xương bánh chè làm mất liên tục của hệ thống duỗi gối.

b. Do tổn thương hai cánh bánh chè.

c. Do bệnh nhân đau đớn.

d. Do đứt gân chằng bánh chè.

Đáp án: a.

Câu 10: Cách sơ cứu nào là đúng và đủ đối với bệnh nhân gãy kín xương bánh
chè? BIẾT

a. Giảm đau rồi cố định bằng nẹp ê ke gỗ từ 1/3 trên đùi đến bàn chân .
b. Chỉ cố định bằng hai nẹp từ nếp bẹn và mào chậu đến gót chân.

c. Giảm đau rồi cố định bằng ba nẹp, nẹp ngoài từ mào chậu đến mặt ngoài gót
chân, nẹp trong từ nếp bẹn, nẹp sau từ góc dưới xương bả vai đến mặt trong và
sau gót chân.

d. Chỉ cần tiêm thuốc giảm đau và cho nằm trên cáng cứng là đủ..

Đáp án: a.

Câu 11: Trong các trường hợp gãy xương bánh chè dưới đây, trường hợp nào
chỉ định mổ cấp cứu? HIỂU

a. Gãy hở xương bánh chè.

b. Gãy kín xương bánh chè di lệch lớn.

c. Khớp giả xương bánh chè.

d. Gẫy kín xương bánh chè kết hợp với gãy lồi cầu đùi .

Đáp án: a.

Câu 12: Trong các trường hợp gãy kín xương bánh chè dưới đây, trường hợp
nào chỉ định điều trị phẫu thuật ? HIỂU

a. Gãy xương bánh chè di lệch giãn cách > 3 mm.

b. Gãy gãy xương bánh chè di lệch dãn cách < 3 mm

c. Gãy kín xương bánh chè di lệch chênh mặt khớp < 1mm.

d. Gãy kín xương bánh chè không di lệch.

Đáp án: a.

Câu 13. Trong các trường hợp gãy kín xương bánh chè dưới đây, trường hợp
nào chọn kết xương néo ép số 8 đơn thuần ? HIỂU

a. Gãy kín xương bánh chè thành nhiều mảnh cả theo chiều dọc và chiều ngang.

b. Gãy kín xương bánh chè có đường gãy ngang.


c. Gãy kín cực dưới xương bánh chè.

d. Gãy kín xương bánh chè không di lệch.

Đáp án: b.

Câu 14: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào chỉ định điều bảo tồn
bằng chọc hút máu khớp gối và bó bột. BIẾT

a. Gẫy kín xương bánh chè di lệch giãn cách < 3 mm hoặc di lệch chênh mặt
khớp xương bánh chè < 1 mm.

b. Gẫy kín xương bánh chè theo chiều dọc chênh mặt khớp > 1 mm.

c. Gãy kín bánh chè ở người lớn có kèm theo gãy kín thân xương đùi .

d. Gẫy kín thân xương bánh chè có nhiều mảnh.

Đáp án: a.

Câu 15: Ý nào dưới đây nêu đủ các ưu điểm của phương pháp kết xương néo ép
số 8 điều trị gãy xương bánh chè? HIỂU

a. Phục hồi lại hình thể giải phẫu và diện khớp xương bánh chè, cố định ổ gãy
vững chắc, giúp cho bệnh nhân tập gấp gối sớm; càng gấp gối càng ép hai mặt
gãy áp khít nhau giúp cho sự liền xương diễn ra nhanh hơn.

b. Không phải bó bột, tập đi sớm, càng đi càng nhanh liền xương

c. Phục hồi đúng hình thể giải phẫu của xương bánh chè.

d. Cố định chắc ổ gãy, tránh phải bó bột và bệnh nhân tập đi sớm ?

Đáp án: a.

Câu hỏi tình huống

Câu 16. BN nam 30 tuổi, đi xe máy phanh gấp, ngã đập gối phải xuống mặt
đường. Sau ngã bệnh nhân tính táo, BN tự đi bộ đến trạm xá gần đó băng cố định
tạm thời bằng hai nẹp đùi cổ chân sau đó chuyển vào Khoa cấp cứu BVQY 103.
Khám lâm sàng thấy gối phải sưng nề mất các lõm tự nhiên, ấn có điểm đau chói
cố định ở mặt trước xương bánh chè. BN không tự nâng gót chân lên khỏi mặt
giường trong tư thế duỗi gối. Đồng chí nghĩ đến gãy xương nào? VẬN DỤNG

a.Gãy kín xương bánh chè bên phải.

b. Gãy kín mâm chầy ngoài chân phải.

c. Gãy kín lồi cầu ngoài xương đùi.

d. Gãy kín chỏm xương mác.

Đáp án: a.

Câu 17. BN nam 35 tuổi, đi xe máy phanh gấp, ngã đập gối phải xuống mặt
đường. Sau ngã bệnh nhân tính táo, được chuyển vào Khoa cấp cứu BVQY 103
chụp phim X quang chẩn đoán là gãy kín xương bánh chè. Trên phim X quang
chụp khớp gối tư thế nghiêng thấy xương bánh chè gãy ngang có di lệch dãn cách
10 mm. Đồng chí chỉ định phương pháp điều trị nào cho bệnh nhân?
VẬN DỤNG

a. Kết xương néo ép số 8.

b. Kết xương nẹp vít.

c. Kết xương vít xương xốp .

d. Điều trị bảo tồn bằng chọc hút dịch máu trong khớp và bó bột.

Đáp án: a.

Câu 18. BN nam 40 tuổi, đi xe máy phanh gấp, ngã đập gối phải xuống mặt
đường. Sau ngã bệnh nhân tính táo, được chuyển vào Khoa cấp cứu BVQY 103
chụp phim X quang chẩn đoán là gãy kín xương bánh chè. Trên phim X quang
chụp khớp gối tư thế nghiêng thấy xương bánh chè gãy ngang có di lệch dãn cách
2 m, chênh mặt khớp sau xương bánh chè 1mm. Đồng chí chỉ định phương pháp
điều trị nào cho bệnh nhân? VẬN DỤNG
a. Kết xương néo ép số 8.

b. Kết xương nẹp vít.


c. Kết xương vít xương xốp .

d. Điều trị bảo tồn bằng chọc hút dịch máu trong khớp và bó bột.

Đáp án: d.

Câu 19. BN nam 40 tuổi, đi xe máy phanh gấp, ngã đập gối phải xuống mặt
đường. Sau ngã bệnh nhân tính táo, tự đi bộ vào Khoa cấp cứu BVQY 103 chụp
phim, được chẩn đoán gãy kín xương bánh chè di lệch dãn cách 10 mm. BN được
mổ kết xương néo ép số 8 giờ thứ 10 sau tai nạn. Để quyết định có tập vận động
sớm sau mổ hay phải bất động tăng cường thêm bằng nẹp bột, bác sỹ cần căn cứ
vào yếu tố nào dưới đây: VẬN DỤNG
a. Tình trạng toàn thân.

b. Tình trạng chẩy máu tại vết mổ.

c. Tình mạch mu chân và ống gót.

d. Kết quả chụp phim X quang sau mổ đánh giá kết quả kết xương..

Đáp án: d.

Câu 20. BN nam 40 tuổi, đi xe máy phanh gấp, ngã đập gối phải xuống mặt
đường. BN tự đi bộ vào khoa cấp cứu BVQY 10. Khám thấy khớp gối phải sưng
nề mất các lõm tự nhiêm, có điểm đau chói cố định khi ấn và mặt trước xương
bánh chè. Bệnh nhân không thể tự nâng gót chân phải lên khỏi mặt giường trong tư
thế gốí duỗi thẳng. Trên lâm sàng đồng chí nghĩ đến tổn thương nào? VẬN
DỤNG
a. Gãy kín xương bánh chè.

b. Gãy kín mâm chầy.

c. Gãy kín 1/3 G hai xương cẳng chân.

d. Gãy kín lồi càu xương đùi.

Đáp án: a.

Câu 21. BN nam 40 tuổi, đi xe máy phanh gấp, ngã đập gối phải xuống mặt
đường. Sau ngã bệnh nhân tính táo, được chuyển vào Khoa cấp cứu BVQY 103
chụp phim X quang, trên phim chụp khớp gối tư thế nghiêng thấy gãy xương bánh
chè như hình dưới đây. Theo đồng chí, chỉ định điều trị cho bệnh nhân theo
phương pháp nào là phù hợp nhất? VẬN DỤNG

a. Kết xương néo ép số 8..

b. Bó thuốc đông y.

c. Kết xương buộc vòng thép quanh chu vi xương bánh chè .

d. Điều trị bảo tồn bằng chọc hút dịch máu trong khớp và bó bột đùi cổ chân.

Đáp án: d.

Câu 22. BN nam 50 tuổi, đi trong nhà vấp ngã đập gối phải xuống nền gạch. Sau
ngã bệnh nhân tính táo, thấy sưng nề và đau chói mặt trước gối. BN được chuyển
vào Khoa cấp cứu BVQY 103 chụp phim X quang, trên phim chụp khớp gối tư thế
nghiêng thấy gãy xương bánh chè như hình dưới đây. Theo đồng chí, đây là gãy ở
vị trí nào của xương bánh chè? HIỂU
a. Gãy bờ trên .

b. Gãy cực dưới .

c. Gãy ngang xương bánh chè.

d. Gãy theo bề dầy của xương bánh chè.

Đáp án: c.

Câu 23. Trong điều trị gãy kín xương bánh chè theo phương pháp kết xương
néo ép số 8, hai đinh Kirschner phải xuyên như thế nào? HIỂU

a. Hai đinh Kirschner xuyên song song với nhau.

b. Hai đinh Kirschner xuyên bắt chéo nhau.

c. Hai đinh Kirschner xuyên chụm với nhau từ trên xuống dưới.

d. Hai đinh Kirschner xuyên vuông góc với nhau.

Đáp án: a.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: GÃY KHUNG CHẬU ( 20 câu hỏi)

Câu 1: Khung chậu cấu tạo từ các xương nào? BIẾT

a. Bao gồm 2 xương cánh chậu, xương cùng và xương cụt.

b. Xương chậu, xương ngồi và xương mu.


c. Xương chậu và xương cùng.

d. Xương chậu và xương mu.

Đáp án: a.

Câu 2: Loại gãy nào dưới đây không thuộc gãy thành chậu ? BIẾT

a. Gãy gai chậu trước trên, gãy gai chậu trước dưới

b. Gãy ngành mu chậu, ngành ngồi chậu..

c. Gãy cánh xương cùng.

d. Gãy trần ổ cối.

Đáp án: d.

Câu 3. Loại gãy nào dưới đây là gãy khung chậu ? BIẾT

a. Gãy dọc cánh xương chậu một bên.

b. Gãy đáy ổ cối trật khớp háng trung tâm.

c. Gãy Malgaigne và gãy Voillermier.

d. Gãy cánh xương cùng một bên.

Đáp án: c.

Câu 4: Trong số các tổn thương sau đây, tổn thương nào gặp trong gãy khung chậu
kiểu Malgaigne: BIẾT

a. Gãy ngành mu chậu, ngồi chậu và gãy dọc cánh chậu cùng bên.
b. Gãy cánh xương cùng + gãy ngành mu chậu và ngồi chậu

c. Sai khớp mu.

d. Sai khớp cùng chậu.

Đáp án: a.
Câu 5: Trong số các tổn thương sau đây, tổn thương nào gặp trong gãy khung chậu
kiểu Voillermier? BIẾT

a. Gãy ngành mu chậu, ngồi chậu của cung trước và gãy dọc cánh chậu cùng
bên của cung sau.

b. Gãy ngành mu chậu, ngành ngồi chậu và gãy cánh xương cùng hoặc sai khớp
cùng chậu.

c. Gẫy ngành mu chậu và ngồi chậu cả hai bên.

d. Sai khớp cùng chậu .

Đáp án: b.

Câu 6: Trong số các triệu chứng sau đây của gãy khung chậu, triệu chứng nào
không phải là biểu hiện của tổn thương ở xương chậu? BIẾT

a. Sưng nề, tụ máu vùng có gãy xương.


b. Ép bửa khung chậu đau chói.
c. Bất lực vận động: không tự nâng được chân lên khỏi giường.
d. Đái ra máu toàn bãi.

Đáp án: d.

Câu 7: Bệnh nhân gãy khung chậu có thể kèm theo các tổn thương kết hợp. Tổn
thương nào dưới đây không liên quan trực tiếp với gãy khung chậu? BIẾT

a. Tổn thương lách


b. Tổn thương âm đạo
c. Tổn thương niệu đạo, bàng quang, niệu quản.
d. Tổn thương trực tràng
Đáp án: a.

Câu 8 : Bệnh nhân gãy khung chậu có tỷ lệ sốc cao do nhiều nguyên nhân.

Trong các ý dưới đây, đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ sốc chấn
thương trong gãy khung chậu cao ? HIỂU
a. Gẫy xương chậu gây đau đớn nhiều.

b. Gẫy khung chậu gây chẩy nhiều máu .

c. Hay gặp tổn thương kết hợp: chấn thương bụng, tiết niệu …

d. Do đái máu .

Đáp án : d.

Câu 9: Khi thăm khám bệnh nhân gãy khung chậu, trong các triệu chứng sau đây,
triệu chứng nào không gặp trong đứt niệu đạo? BIẾT

a. Chảy máu đầu miệng sáo


b. Bầm tím, sưng nề vùng tầng sinh môn.
c. Cầu bàng quang căng.
d. Đái ra máu
Đáp án : d

Câu 10: Đâu là cách vận chuyển tốt nhất trong sơ cứu bệnh nhân gãy khung chậu?
BIẾT

a. Chuyển bệnh nhân bằng cáng cứng.

b. Chuyển bệnh nhân bằng võng.

d. Cõng bệnh nhân .

d. Chuyển bệnh nhân có băng ép khung chậu và bằng cáng cứng.

Đáp án : d.

Câu 11: Triệu chứng nào dưới đây không phải là biểu hiện của gãy hở khung chậu?
BIẾT

a. Vết thương có chảy máu lẫn váng mỡ.

b. Chẩy máu hậu môn, thăm trực tràng thấy vết thương và sờ thấy đầu xương gãy.
c. Chảy máu âm đạo, thăm âm đạo sờ thấy đầu xương gãy.

d. Đái ra máu.

Đáp án : d

Câu 12: Triệu chứng nào dưới đây không phải là biểu hiện của gãy kín khung
chậu? HIỂU

a. Ép bửa khung chậu đau.

b. Chẩy máu hậu môn, thăm trực trạng sờ thấy vết thương và đầu xương.

c. Da xanh , niêm mạc nhợt .

d. Khám thấy có cầu bàng quang.

Đáp án : b.

Câu 13: Biến chứng nào dưới đây không phải là biến chứng sớm của gãy kín
khung chậu? HIỂU

a. Sốc chấn thương.

b. Tổn thương niệu đạo.

c. Tổn thương bàng quang .

d. Liền lệch khung chậu.

Đáp án : d.

Câu 14: Biến chứng nào dưới đây không phải là biến chứng muộn của gãy kín
khung chậu? HIỂU

a.Sốc chấn thương.

b.Hẹp niệu đạo.

c. Ngắn chi .

d. Liền lệch khung chậu.


Đáp án : a.

Câu 15: Loại gãy nào dưới đây không phải là gãy thành chậu? HIỂU

a. Gãy gai chậu trước trên.

b. Gãy dọc cánh chậu.

c. Gãy ngành ngồi mu.

d. Gãy ngành chậu mu và ngồi mu của cung trước + gẫy dọc cánh chậu ở cung sau

Đáp án : d.

Câu 16: Loại gãy nào dưới đây không phải là gãy khung chậu? HIỂU

a. Gẫy ngành ngồi mu, chậu mu ở cung trước và trật khớp cùng chậu+ ở cung sau .

b. Gẫy ngành ngồi mu, chậu mu ở cung trước và gẫy cánh xương cùng ở cung sau.

c. Gãy ụ ngồi.

d. Gãy ngành chậu mu và ngồi mu của cung trước + gẫy dọc cánh chậu ở cung sau
cùng bên.

Đáp án : c.

Câu 17. BN nam 40 tuổi ngã giáo từ độ cao 5 mét xuống nền nhà, sau tai nạn bệnh
nhân tỉnh táo, da xanh niêm mạc nhợt. Khám thấy khung chậu biến dạng, dấu hiệu
Roux (+) đau chói ở ngành ngồi mu và mặt sau xương cùng bên phải khi ép bửa
khung chậu. Đồng chí nghĩ đến tổn thương nào dưới đây?

VẬN DỤNG

a. Gãy khung chậu.

b. Gãy cổ xương đùi.

c. Gãy liên mấu chuyển.

d. Gãy ổ cối.
Đáp án : a.

Câu 18. BN nam 40 tuổi ngã giáo từ độ cao 5 mét xuống nền nhà, sau tai nạn bệnh
nhân tỉnh táo, da xanh niêm mạc nhợt. Khám thấy khung chậu biến dạng, dấu hiệu
Roux (+) đau chói ở ngành ngồi mu và mặt sau xương cùng bên phải khi ép bửa
khung chậu. Xét nghiệm nào dưới đây có giá trị chẩn đoán tổn thương khung chậu?
VẬN DỤNG

a. Chụp Xquang quy ước khung chậu tư thế thẳng.

b. Chụp X quang ổ bụng không chuẩn bị.

c. Chụp X quang ngực

d. Siêu âm ổ bụng.

Đáp án : a.

Câu 19. BN nam 40 tuổi ngã giáo từ độ cao 5 mét xuống nền nhà, sau tai nạn bệnh
nhân tỉnh táo, da xanh niêm mạc nhợt. Khám thấy khung chậu biến dạng, dấu hiệu
Roux (+) đau chói ở ngành ngồi mu và mặt sau xương cùng bên phải khi ép bửa
khung chậu. Chụp CT scan có giá trị gì. VẬN DỤNG

a. Đánh giá rất đầy đủ hình ảnh tổn thương của xương: vị trí trí gãy, tính chất
đường gãy, mức động di lệch, nhất là tổn thương khớp cùng chậu.

b. Đánh giá được tình trạng tổn thương mạch máu của chậu hông.

c. Đánh giá được tổn thương hệ tiết niệu.

d.Đánh giá được tình trạng tổn thương các tạng trong tiểu khung.

Đáp án : a.

Câu 20. BN nam 40 tuổi ngã giáo từ độ cao 5 mét xuống nền nhà, sau tai nạn bệnh
nhân tỉnh táo, da xanh niêm mạc nhợt. Khám thấy khung chậu biến dạng, dấu hiệu
Roux (+) đau chói ở ngành ngồi mu và mặt sau xương cùng bên phải khi ép bửa
khung chậu. Chụp Xquang khung chậu có gãy ngành chậu mu và ngòi mu bên bên
Phải, gãy cánh xương cùng cùng bên. Bệnh nhân được chẩn đoán là sốc chấn
thương và được xử trí chống sốc ngay tại khoa khám bệnh. Đồng chí chọn phương
pháp cố định nào cho phù hợp trước khi chuyển vào khoa Hồi sức. VẬN DỤNG

a.Cố định khung chậu bằng cách dùng tấm săng quấn chặt quanh khung chậu và
cho nằm trên ván cứng.

b. Để nằm trên ván cứng.

c. Bất động nẹp chông xoay đùi bàn chân.

d. Cố định nẹp Ê ke gỗ từ góc xương bả vai đến bàn chân.

Đáp án: a.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: GÃY XƯƠNG CẲNG TAY < 33 câu >

Câu 1: Tiêu chí nào không phải là gãy Pouteau - Colles ? BIẾT
a. Xương quay gãy trên khe khớp 1,5 – 2 cm
b. Đầu ngoại vi di lệch ra sau .
c. Đầu ngoại vi di lệch ra ngoài
d. Đương gãy xương quay phạm khớp.
Đápán : a.

Câu 2: Triệu chứng nào không phải là triệu chứng cơ năng trong gãy xương cẳng
tay: BIẾT
a. Đau chói ở cẳng tay.
b. Cẳng tay sưng nề .
c. Không sấp ngửa được cẳng tay.
d. Dấu hiệu lạo xạo xương và cử động bất thường.
Đáp án: d.

Câu 3: Trong gãy 2 xương cẳng tay, nếu xương quay gãy ở 1/3 trên cơ sấp tròn thì
triệu chứng nào sau đây không phù hợp? BIẾT
a.Cẳng tay sưng nề.
b. Điểm đau chói cố địnhở 1/3 trên xương quay.
c. Độ dài tuyệtđối xương quay ngắn hơn bên lành.
d. Bàn tay ngửa hoàn toàn.
Đáp án : d
Câu 4: Loại di lệch nào không gặp trong gãy hai xương cẳng tay? BIẾT
a. Di lệch chồng.
b. Di lệch sang bên.
c. Di lệch xoay.
d. Di lệch giãn cách.
Đáp án : d.

Câu 5: Thời gian liền xương trong gãy kín thân hai xương cẳng tay ở người lớn
nếu điều trị bó bột là bao nhiêu? BIẾT
a. 1 tuần
b. 3 tuần.
c. 8 – 10 tuần
d. 15 tuần.
Đáp án: c.

Câu 6: Trong các biến chứng dưới đây, biến chứng nào là biến chứng sớm trong
gãy kín thân xương cẳng tay. BIẾT
a. Đầu xương gãy chọc thủng da thành gãy hở.
b. Liền xương lệch.
c. Khớp giả.
d. Cốt hóa màng liên cốt.
Đáp án: a.

Câu 7: trong các biến chứng dưới đây, biến chứng nào là không phải là biến chứng
muộn của gãy kín thân hai xương cẳng tay? BIẾT
a. Chậm liền xương, khớp giả.
b. Liền xương lệch.
c. Hạn chế sấp ngửa cẳng tay.
d. Đầu xương gãy chọc thủng da thành gãy hở.
Đáp án : d.
Câu 8. Loại di lệch nào sau đây thường gặp trong gãy mỏm khuỷu? BIẾT
a. Di lệch chồng
b. Di lệch dãn cách
c. Di lệch sang bên
d. Di lệch gập góc
Đáp án: b
Câu 9. Gãy Pouteau-Colles có chỉ định mổ trong trường hợp nào sau đây? BIẾT
a. Di lệch quá lớn, nắn chỉnh không được
b. Bong sụn tiếp hợp
c. Gãy ở người cao tuổi
d. Gãy ở trẻ em
Đáp án: a
Câu 10.Đâu không phải là thể gãy xương cẳng tay? BIẾT
a. Gãy Pouteau-Colles
b. Gãy Pilon
c. Gãy Galeazzi
d. Gãy Monteggia
Đáp án: b
Câu 11. Triệu chứng nào có giá trị nhất để chẩn đoán gãy xương cẳng tay? BIẾT
a. Sưng nề cẳng tay
b. Hạn chế vận động cẳng tay
c. Dấu hiệu lạo sạo xương cẳng tay
d. Đau cẳng tay
Đáp án; c
Câu 12. Trong gãy thân 2 xương cẳng tay cơ chế gián tiếp, vị trí gãy xương như
thế nào là thường gặp nhất? BIẾT
a. hai xương gãy cùng mức
b. hai xương gãy không cùng mức, xương quay gãy cao, xương trụ gãy thấp
c. hai xương gãy không cùng mức, xương trụ gãy cao, xương quay gãy thấp
d. Hai xương gãy cùng mức, kèm theo sai khớp quay trụ dưới.
Đáp án. b
Câu 13. Khi gãy xương quay cao có thể tổn thương thần kinh nào? BIẾT
a. Thần kinh trụ
b. Thần kinh giữa
c. Thần kinh quay
d. Nhánh vận động thần kinh quay
Đáp án. d
Câu 14.Loại di lệch nào ít gắp trong gãy đầu dưới xương quay điển hình? BIẾT
a. Di lệch vào trong
b. Di lệch ra ngoài
c. Di lệch ra sau
d. Di lệch lên trên
Đáp án. a
Câu 15. Đâu không phải là biến chứng của gãy đầu dưới xương quay? BIẾT
a. Hội chứng Sudeck
b. Hội chứng ống cổ tay
c. Hội chứng Guyon
d. Hạn chế vận động cổ tay
Đáp án. c
Câu 16: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào chỉ định mổ cấp cứu?
a. Gãy hở hai xương cẳng tay.
b. Gãy kín hai xương cẳng tay di lệch lớn.
c. Liền xương lệch hai xương cẳng tay.
d. Chậm liền xương.
Đáp án: a.

Câu 17: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào ít gây ảnh hưởngđến chức
năng sấp ngửa cẳng tay? HIỂU
a. Ổ gãy liền xương nhưng còn di lệch chồng.
b. Cốt hóa màng liên cốt.
c. Di lệch kiểu chữ X.
d. Di lệch kiểu chữ K.
Đáp án: a.

Câu 18: Cách sơ cứu nào là đúng và đủ đối với bệnh nhân gãy kín hai xương cẳng
tay? HIỂU
a. Giảm đau rồi cố định bằng hai nẹp cẳng tay bàn tay, treo tay bấtđộng.
b. Chỉ cố định bằng hai nẹp cẳng tay.
c. Chỉ cần tiêm thuốc giảm đau và treo tay bấtđộng.
d. Tiêm thuốc giảm đau và kháng sinh.
Đáp án: a.

Câu 19. Trong các trường hợp gãy kín hai xương cẳng tay ở người lớn dướiđây,
trường hợp nào chọn phương pháp điều trị bảo tồn bằng bó bột? HIỂU
a. Gãy kín hai xương cẳng tay không di lệch.
b. Gãy hở hai xương cẳng tay.
c. Gãy kín hai xương cẳng tay có tổn thương mạch máu.
d. Gãy kín hai xương cẳng tay ở đoạn 1/3 trên di lệch lớn.
Đáp án: a.

Câu 20: Trong điều trị gãy kín 1/3 trên hai xương cẳng tay bằng bó bột, trườnghợp
nào dưới đây là đúng? HIỂU
a. Bó bột cẳng bàn tay.
b. Bó bột rạch dọc 1/3 G cánh tay - bàn tay, bàn tay ngửa hoàn toàn
c. Bó bột rạch dọc 1/3 G cánh tay – bàn tay, bàn tay để sấp.
d. Bó bột rạch dọc 1/3 G cánh tay – bàn tay, bàn tay để tư thế trung bình.
Đáp án: b.
Câu 21: Đâu không phải là ưu điểm của phẫu thuật kết xương nẹp vít đối với gãy
kín hai xương cẳng tay ở người lớn? HIỂU
a. Cố địnhổ gãy vững chắc.
b. Không phải bó bột, tập vậnđộng sớm.
c. Phục hồi đúng hình thể giải phẫu của xương.
d. Ít nguy cơ nhiễm khuẩn?
Đáp án: d.

Câu 22: Điều trị phẫu thuật kết xương nẹp vít điều trị gãy kín hai xương cẳng tay ở
người lớn nhằm mục đích nào? HIỂU
a. Phục hồi giải phẫu, cố địnhổ gãy vững chắc, tập vậnđộng sớm.
b. Dự phòng nguy cơ nhiễm khuẩn, viêm xương.
c. Dự phòng biến chứng khớp giả.
d. Chống thoái hóa khớp.
Đáp án: a.

Câu 23: Biến chứng nào sau đây là biến chứng muộn của phẫu thuật kết xương
nẹp vít điều trị gãy kín hai xương cẳng tay? HIỂU
a. Chảy máu tại vết mổ.
b. Phẫu thuật gây tổn thương mạch máu, thần kinh.
c. Nhiễm khuẩn vết mổ.
d. Gãy nẹp, bật vít.
Đáp án : d.
Câu 24. Gãy xương kiểu Monteggia là loại gãy nào sau đây? HIỂU
a. Gãy đầu dưới xương quay đầu ngoại vi di lệch ra trước
b. Gãy xương quay và sai khớp quay trụ dưới
c. Gãy xương trụ và sai khớp quay trụ trên
d. Gãy 1/3 trên xương quay và sai khớp quay trụ trên
Đáp án c.
Câu 25. Bệnh nhân bị gãy 1/3 dưới xương quay và sai khớp quay trụ dưới được
gọi là gãy xương kiểu gì? VẬN DỤNG
a. Monteggia
b. Galeazzi
c. Pouteau-Colles
d. Goyrand-Smith
Đáp án: b
Câu 26. Bệnh nhân bị gãy đài quay, cần khám thêm triệu chứng tổn thương thần
kinh nào sau đây? VẬN DỤNG
a. Thần kinh trụ
b. Thần kinh giữa
c. Nhánh vận động thần kinh quay
d. Thần kinh mũ
Đáp án: c
Câu 27. Sau phẫu thuật kết xương quay điều trị gãy Galeazzi, cần đặt máng bột
cánh bàn tay thời gian bao lâu? VẬN DỤNG
a. 1 tuần
b. 2 tuần
c. 3 tuần
d. 4 tuần
Đáp án: c
Câu 28. Trong gãy Monteggia, chỏm xương quay sai ra trước, gãy xương trụ gập
góc ra trước, là gãy loại gì theo Bado? VẬN DỤNG
a. Loại I
b. Loại II
c. Loại III
d. Loại IV
Đáp án: a
Câu 29. Phương pháp kết xương nào sau đây thường dùng cho gãy mỏm khuỷu?
VẬN DỤNG
a. Đinh nội tủy
b. Nẹp vít
c. Cố định ngoài
d. Néo ép số 8
Đáp án: d
Câu 30: Lựa chọn biện pháp xử trí cho bệnh nhân sau: bệnh nhân người lớn gãy
hở độ II theo Gustilo 1/3G 2 xương cẳng tay, không tổn thương mạch máu thần
kinh. VẬN DỤNG
a. Thay băng, đặt máng bột cánh bàn tay, chờ mổ phiên
b. Mổ cấp cứu, cắt lọc vết thương, kết xương nẹp vít
c. Mổ cấp cứu cắt lọc vết thương, kết xương cố định ngoài
d. Thay băng, bó bột tròn kín cánh bàn tay mở cửa sổ
Đáp án: b.

Câu 31: Một bệnh nhân nam 17 tuổi, đi chơi, đánh nhau với một đối tượng nghiện
hút, bị người này dùng gậy đánh, bệnh nhân đưa cẳng tay phải ra đỡ. Sau bị đánh
thấy đau chói tại 1/3 giữa cẳng tay phải, bất lực vận động sấp ngửa cẳng tay phải
đau khớp khuỷu phải, không được sơ cứu gì. Vào viện giờ thứ 4 trong tình trạng
tay lành đỡ tay đau, khám thấy cẳng tay sưng nề, khuỷu tay sưng, ấn có điểm đau
chói cố định tại 1/3 giữa trong cẳng tay, bất lực vận động cẳng tay và khuỷu tay.
Đồng chí cho biết bệnh nhân bị tổn thương nào dưới đây. VẬN DỤNG
A. Gãy Galeazzi.
B. Sai khớp khuỷu.
C. Gãy 1/3 trên xương quay.
D. Gãy Monteggia.
Đáp án: D.

Câu 32: Một Bệnh nhân nữ 57 tuổi, có tiền sử tăng huyết áp và đột quị não. Bệnh
nhân đi bộ ngã chống tay phải xuống nền nhà. Sau tai nạn thấy đau chói 1/3 dưới
cẳng tay và bất lực vận động sấp ngửa cẳng tay. Được cố định tạm thời nẹp gỗ
cẳng bàn tay. Vào viện giờ thứ 4 trong tình trạng tỉnh táo, bại yếu ½ người phải do
di của đột quị não cũ, khám thấy đau chói tại 1/3 dưới ngoài cẳng tay, cổ tay sưng
nề, ấn đau, mỏm trâm quay lên cao hơn mỏm trâm trụ 1cm, mất động tác sấp ngửa
cẳng tay. Theo đồng chí, bệnh nhân bị loại tổn thương nào sau đây. VẬN DỤNG
A. Gãy Pouteau – Colles.
B. Gãy đầu dưới xương quay.
C. Gãy 1/3 dưới xương quay.
D. Gãy Galeazzi.
Đáp án: D.

Câu 33: Một bệnh nhân nữ 70 tuổi, tiền sử đái tháo đường, rối loạn chuyển hoá
Lipid máu, đi bộ trong vườn, trượt vào đống rêu, ngã đập cổ tay trái vào một thân
cây. Sau tai nạn thấy đau chói và bất lực vận động tại cổ tay trái. Không được sơ
cứu gì. Vào viện khám thấy cố tay trái sưng nề lớn, bất lực vận động, biến dạng
mở góc ra sau, mỏm trâm quay nang bằng với mỏm trâm trụ, nhiều vết xây xát da
tại cổ tay. Chụp XQ kiểm tra thấy hình ảnh gãy đầu dưới xương quay phạm khớp.
Đồng chí cho biết đâu là chẩn đoán chính xác nhất: VẬN DỤNG
A. Gãy kín đầu dưới xương quay.
B. Gãy kín Pouteau – Colles.
C. Gãy kín đầu dưới xương quay thể Smith.
D. Gãy kín đầu dưới xương quay, sai khớp quay trụ dưới.
Đáp án: B.

Câu hỏi trắc nghiệm: Viêm xương tuỷ xương < 34 câu >
Câu 1: Vi khuẩn vào hay gây viêm xương tuỷ xương đường máu: BIẾT
a. Trực khuẩn mủ xanh+ liên cầu khuẩn tan huyết
b. Tụ cầu vàng+ liên cầu khuẩn tan huyết
c. Trực khuẩn lao+ tụ cầu vàng
d. Trực khuẩn mủ xanh+ tụ cầu vàng
ĐA: b
Câu 2: Vi khuẩn từ đâu gây viêm xương tuỷ xương đường máu: BIẾT
a. Từ 1 ổ viêm trong cơ thể
b. Từ thức ăn ô nhiễm
c. Từ ổ loét dạ dày – tá tràng
d. Từ dụng cụ y tế
ĐA: a
Câu 3: Yếu tố thuận lợi nào cho phát sinh viêm xương tuỷ xương đường máu:
BIẾT
a. Trẻ nhỏ, thiếu niên đang phát triển hay mắc bênh lý tai mũi họng
b. Người già
c. Phụ nữ mang thai
d. Người trưởng thành mắc cúm
ĐA: a
Câu 4: Hai hiện tượng sau đây phát sinh thế nào trong quá trình viêm xương tuỷ
xương: BIẾT
a. Phá hủy xương trước- bồi đắp xương sau
b. Bồi đắp xương trước- phá hủy xưong sau
c. Hai quá trình độc lập
d. Hai quá trình cùng diễn ra
ĐA: d
Câu 5: Viêm xương tuỷ xương hay gặp ở vị trí xương nào sau đây: BIẾT
a. Các đầu xương dài
b. Xương tụ cốt
c. Xương chậu
d. Xương sọ
ĐA: a
Câu 6: Khớp gần ổ viêm xương tuỷ xương có dịch vàng trong do: HIỂU
a. Dịch từ ổ viêm rò vào khớp
b. Khớp vận động nhiều gây viêm khớp
c. Lao khớp
d. Phản ứng tiết dịch
ĐA: d
Câu 7:Triệu chứng nào sau đây biểu hiện viêm xương tuỷ xương cấp: BIẾT
a. Mệt mỏi
b. Sốt cao rét run
c. Bạch cầu tăng cao
d. Cả 3 triệu chứng trên
ĐA: d
Câu 8:Triệu chứng nào sau đây thể hiện rõ viêm xương tuỷ xương mạn tính: BIẾT
a. Hết sốt
b. Hết đau hoặc đau ít
c. Bạch cầu tăng ít
d. Có lỗ rò mủ ra ngoài
ĐA: d
Câu 9: Viêm xương tuỷ xương đường máu không có thể nào sau đây: BIẾT
a. Thể viêm mủ khớp
b. Thể cốt mạc viêm
c. Thể viêm xương tuỷ xương mạn tính không qua giai đoạn cấp
d. Thể điển hình
ĐA: a
Câu 10; Sắp xếp thứ tự ưu tiên phương pháp điều trị viêm xương tuỷ xương cấp
tính: HIỂU
a. Bất động chi thể
b. Tăng cường nuôi dưỡng
c. Dùng kháng sinh
d. Phẫu thuật
ĐA: a-b-c-d
Câu 11: Sắp xếp thứ tự ưu tiên phương pháp điều trị viêm xương tuỷ xương mạn
tính: HIỂU
a. Bất động chi thể
b. Phẫu thuật bỏ ổ viêm
c. Phẫu thuật trám lấp ổ viêm tạo nguồn nuôi dưỡng
d. Tăng cường sức đề kháng
ĐA: b-c-a-d
Câu 12:Các yếu tố nào thuận lợi cho viêm xương tuỷ xương chấn thương:
a. Gãy xương kín
b. Gãy kín nhiều xương
c. Gãy xương hở
d. Sau kết xương
ĐA: c
Câu 13: Phân loại nào sau đây không phù hợp: BIẾT
a. Viêm xương tuỷ xương ổ gãy chưa liền xương
b. Viêm xương tuỷ xương ổ gãy đang liền xương
c. Viêm xương tuỷ xương mạn tính ,đang liền
d. Viêm xương tuỷ xương đã liền xương
ĐA: c
Câu 14: Sắp xếp thứ tự ưu tiên phương pháp điều trị viêm xương tuỷ xương cấp
tính: HIỂU
a. Rạch tháo mủ
b. Dùng kháng sinh liều cao
c. Cố định ổ gãy
d. Tăng cường nuôi dưỡng
ĐA: b-a-c-d
Câu 15: Bệnh nhân nam 40 tuổi sau phẫu thuật kết xương đùi bằng nẹp vít 20 ngày
xuất hiện sốt cao,đau tại vết mổ chảy dịch vàng,chụp XQ nẹp vít bị lỏng thì biện
pháp nào sau đây áp dụng cho bệnh nhân là cần thiết nhất: VẬN DỤNG
a. Dùng kháng sinh
b. Tích cực thay băng
c. Dẫn lưu tại vết mổ
d. Tháo bỏ nẹp vít, nạo viêm
ĐA: d
Câu 16. Trong các ý dưới đây, đâu là ý đúng . BIẾT
a. Viêm xương tủy xương là viêm mủ ở tổ chức xương và tủy xương.
b. Viêm xương tủy xương là viêm mủ ở tổ chức xương cứng.
c. Viêm xương tủy xương là viêm mủ tủy xương.
d. Viêm xương tủy xương là viêm mủ ở màng xương.
Đáp án : a.

Câu 17: Định nghĩa viêm xương tủy xương đường máu là gì ? BIẾT

a. Là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính hay mạn tính ở xương.Vi khuẩn gây
bệnh từ một ổ viêm nhiễm nào đó trên cơ thể vào máu đến khu trú ở tổ chức
xương.
b. Là tình trạng nhiễm khuẩn mạn tính ở xương.Vi khuẩn gây bệnh từ một ổ
viêm nhiễm nào đó vào máu đến khu trú ở tổ chức xương.
c. Là tình trạng nhiễm khuẩn bán cấp tính ở xương.Vi khuẩn gây bệnh từ một ổ
viêm nhiễm nào đó vào máu đến khu trú ở tổ chức xương.
d. Là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính hay mạn tính ở xương.
Đáp án : a.

Câu 18: Viêm xương tủy xương đường máu cấp tính thường gặp ở đối tượng nào
sau đây? BIẾT

a. Trẻ em < 16 tuổi.

b. Thanh niên từ 16 tuổi trở lên.

c. Chỉ gặp ở người lớn.

d. Gặp ở người cao tuổi.

Đáp án: a.

Câu 19: Viêm xương tủy xương đường máu gồm hai quá trình phá hủy xương và
bồi đắp xương. Diễn biến của hai quá trình này như thế nào? BIẾT

a. Hai quá trình bồi đắp xương và diễn ra đồng thời và song song tồn tại.
b. Quá trình phá hủy xương diễn ra trước.
c. Quá trình bồi đắp xương diễn ra trước.
d. Quá trình phá hủy xương chỉ diễn ra ở giai đoạn cấp tính.
Đáp án: a.

Câu 20: Viêm xương tủy xương đường máu thể điển hình tiến triển qua mấy giai
đoạn? BIẾT

a.Hai giai đoạn cấp tính và bán cấp.


b.Hai giai đoạn cấp tính và mãn tính .
c.Ba giai đoạn : cấp tính, bán cấp và mạn tính.
d.Bốn giai đoạn: cấp tính, bán cấp, mãn tính và giai đoạn hồi phục.
Đáp án: b.

Câu 21: Khởi phát ổ nhiễm khuẩn khu trú trong bệnh viêm xương tủy xương
đường máu bắt đầu từ đâu? BIẾT

a. Khởi điểm tại chỗ tiếp nối giữa đầu xương và thân xương.
b. Khởi điểm tại chỗ thân xương.
c. Khởi điểm ở ngay lớp dưới màng xương.
d. Khởi điểm ở ngay dưới lớp sụn đầu xương.
Đáp án : a.

Câu 22: Biểu hiện của quá trình phá hủy xương trong bệnh viêm xương tủy xương
đường máu giai đoạn cấp tính? BIẾT

a. Xương bị thưa loãng xương mất chất vôi.


b. Xương bị mất nuôi dưỡng .
c. Hình thành mảnh xương chết.
d. Gồm cả ba hiện tượng trên.
Đáp án: d.

Câu 23. Đâu là cơ chế hình thành mảnh xương chết trong viêm xương tủy xương
đường máu ? HIỂU

a. Ổ nhiễm khuẩn cấp tính ở tủy xương làm tăng áp lực trong ống tủy, viêm tắc
mạch nuôi xương dẫn đến hoại tử xương và hình thành mảnh xương chết .
b. Ổ nhiễm khuẩn cấp tính ở thành xương gây tắc mạch nuôi xương dẫn đến hoại
tử xương và hình thành mảnh xương chết .

c. Ổ nhiễm khuẩn cấp tính ở màng xương gây tắc mạch nuôi xương dẫn đến hoại
tử xương và hình thành mảnh xương chết .

d. Ổ nhiễm khuẩn cấp tính ở tủy xương gây tắc các tĩnh mạch trong ống tủy dẫn
đến hoại tử xương và hình thành mảnh xương chết .

Đáp án : a.

Câu 24: Đâu là nguyên nhân làm cho xương bị mất nuôi dưỡng trong viêm xương
tủy xương đường máu gia đoạn cấp tính? HIỂU

a. Do độc tố vi khuẩn làm tổn thương nội mạc dẫn đến tắc các động mạch nuôi
xương.

b. Do độc tố vi khuẩn gây tắc các tĩnh mạch làm cho tủy xương bị phù nề chèn ép
vào mạch máu nuôi xương.

c. Độc tố vi khuẩn gây tắc đường bạch mạch trong tủy xương.

d. Do ổ mủ trong tủy xương.

Đáp án : a.

Câu 25: Trong các ý dưới đây, đâu là tính chất đau điển hình của viêm xương tủy
xương đường máu giai đoạn cấp tính? HIỂU

a. Đau xuất hiện sau khi sốt vài ngày, khu trú ở chỗ phát sinh ổ viêm xương tủy
xương, ấn vào tại chỗ đau dữ dội và sờ thấy nóng .

b. Đau xuất hiện trước khi sốt vài ngày, khu trú ở chỗ phát sinh ổ viêm xương tủy
xương, ấn vào tại chỗ đau dữ dội và sờ thấy nóng .

c. Đau xuất hiện cùng lúc với sốt, khu trú ở chỗ phát sinh ổ viêm xương tủy xương,
ấn vào tại chỗ đau dữ dội và sờ thấy nóng .
d. Đau xuất hiện sau khi hết sốt vài ngày, lúc đầu đau toàn bộ đoạn chi sau đó khu
trú lại ở chỗ phát sinh ổ viêm xương tủy xương, ấn vào tại chỗ đau dữ dội và sờ
thấy nóng .

Đáp án: a.

Câu 26: Trong tuần đầu của viêm xương tủy xương đường máu giai đoạn cấp tính,
hình ảnh XQ tại chỗ xương viêm như thế nào? HIỂU

a. Có hình ảnh phá hủy xương, có mảnh xương chết nằm trong ổ khuyết xương.

b. Không phát hiện được thương tổn, đôi khi chỉ thấy thưa xương.

c. Thấy hình ảnh ổ tiêu xương chạy suốt dọc đoạn xương bị viêm.

d. Thấy hình ảnh phản ứng cốt mạc dầy lên từ rất sớm.

Đáp án: b.

Câu 27: Quá trình hình thành ổ áp xe dưới cốt mạc trong viêm xương tủy xương
đường máu cấp tính như thế nào? HIỂU

a. Mủ từ trong ống tủy theo các ống Have và ống Volkmann lan đến cốt mạc tạo
thành ổ mủ dưới cốt mạc.

b. Mủ từ tại chỗ thành xương bị hoại tử tụ lại dưới cốt mạc tạo thành ổ mủ dưới cốt
mạc.

c. Mủ hình thành ngay dưới cốt mạc tạo thành ổ mủ dưới cốt mạc.

d. Ổ áp xe dưới cốt mạc là do mủ từ các cơ xung quanh ổ viêm bị hoại tử hình


thành.

Đáp án: a.

Câu 28: Đặc điểm của mủ trong ổ áp xe dưới cốt mạc khi chọc hút như thế nào?
BIẾT

a. Mủ màu vàng đặc.

b. Mủ loãng đục có lẫn các hạt mỡ.


c. Mủ trắng loãng .

d. Mủ màu Socola.

Đáp án : b.

Câu 29: Diễn biến lâm sàng của viêm xương tủy xương đường máu giai đoạn mãn
tính là gì? HIỂU

a. Ổ mủ dưới cốt mạc phá ra ngoài, bệnh nhân đỡ sốt, giảm đau, người cảm thấy dễ
chịu.

b. Ổ mủ dưới cốt mạc phá ra ngoài, bệnh nhân tiếp tục sốt cao, người cảm thấy
mệt mỏi nhiều.

c. Ổ mủ dưới cốt mạc phá ra ngoài, bệnh nhân đỡ sốt nhưng vẫn đau nhức nhiều tại
chỗ.

d. Ổ mủ dưới cốt mạc đặc lại thành một khối, sờ thấy chắc, giới hạn không rõ,
bệnh nhân đỡ sốt, giảm đau, người cảm thấy dễ chịu.

Đáp án : a.

Câu 30: Điều trị viêm xương tủy xương đường máu giai đoạn cấp tính như thế
nào? HIỂU

a. Chống nhiễm trùng nhiễm độc, tăng cường nuôi dưỡng, bất động chi thể bằng
nẹp bột, kháng sinh theo kháng sinh đồ và phẫu thuật dẫn lưu mủ.

b. Chống nhiễm trùng nhiễm độc, tăng cường nuôi dưỡng, bất động chi thể bằng
nẹp bột, dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ.

c. Chống nhiễm trùng nhiễm độc, tăng cường nuôi dưỡng, dùng kháng sinh theo
kháng sinh đồ, phẫu thuật dẫn lưu mủ và tập vận động sớm.

d. Kháng sinh toàn thân theo kháng sinh đồ, tăng cường nuôi dưỡng, bất động chi
thể bằng nẹp bột và phẫu thuật dẫn lưu mủ.

Đáp án: a.
Câu 31. Bất động chi tổn thương bằng bó bột hoặc máng bột sâu trong điều trị
viêm xương tủy xương đường máu giai đoạn cấp tính nhằm mục đích gì?

VẬN DỤNG

a. Để ổn định ổ viêm xương, hạ sốt

b. Để phòng biến chứng viêm mủ khớp.

c. Để giảm đau nhức.

d. Để ổn định ổ viêm chống nhiễm khuẩn lan rộng và phòng tránh gãy xương bệnh
lý.

Đáp án : d.

Câu 32. Điều trị phẫu thuật trong viêm xương tủy xương đường máu mãn tính
nhằm mục tiêu gì? VẬN DỤNG

a. Phẫu thuật loại bỏ triệt để ổ viêm xương.

b. Phẫu thuật san bằng ổ khuyết xương và tạo nguồn nuôi dưỡng mới cho ổ viêm
xương.

c. Phẫu thuật chỉnh hình phục hồi về giải phẫu và chức năng của chi.

d. Cả 3 mục tiêu trên.

Đáp án : d.

Câu 33: Trong các ý dưới đây, đâu không phải là yếu tố thuận lợi cho bệnh viêm
xương tủy xương đường máu giai đoạn cấp tính phát sinh? VẬN DỤNG

a. Tuổi thiếu nhi, hệ thống miễn dịch chưa phát triển đầy đủ.

b. Bệnh nhân đang mắc các bệnh suy giảm sức đề kháng như: sởi, ho gà, suy dinh
dưỡng, HIV…

c. Xương tại chỗ vừa bị chấn thương trước đó.

d. Người cao tuổi.


Đáp án: d.

Câu 34: Liệu pháp kháng sinh trong điều trị viêm xương tủy xương đường máu
giai đoạn cấp tính như thế nào? VẬN DỤNG

a. Dựa theo kết quả cấy khuẩn và kháng sinh đồ để chọn kháng sinh phù hợp, phối
hợp hai loại kháng sinh trở lên; dùng nhiều đường bao gồm cả toàn thân và tại chỗ
trong thời gian dài để chống tái phát.

b. Dùng kháng sinh phổ rộng liều cao theo kinh nghiệm.

c. Chỉ cần rạch dẫn lưu ổ áp xe và nhỏ giọt kháng sinh tại chỗ.

d. Dùng kháng sinh trong gian ngắn.

Đáp án: a.

Câu hỏi trắc nghiệm: Vết thương bàn tay < 27 câu >
Câu 1. Các thương tổn bàn tay cần được xử trí như thế nào? BIẾT
a. Xử trí tất cả các thương tổn trong một lần phẫu thuật.
b. Xử trí tổn thương gân, xương trước, tổn thương da sau
c. Xử trí tổn thương da trước, tổn thương gân xương sau
Đáp án: a
Câu 2. Các vùng phẫu thuật trong bàn tay chật hẹp nhất là vùng nào: BIẾT
a. Vùng 2
b. Vùng 1
c. Vùng 3
d. Vùng 4.
Đáp án: a
Câu 3. Tổn thương thần kinh nào sẽ gây ra dấu hiệu bàn tay khỉ: BIẾT
a.Thần kinh quay
b.Thần kinh trụ
c.Thần kinh giữa
d. Cơ bì
Đáp án: c
Câu 4. Dấu hiệu vuốt trụ là tổn thương thần kinh nào BIẾT
a. Quay
b. Trụ
c. Giữa
d. Mũ
Đáp án: b
Câu 5. Vết thương bàn tay rất dễ nhiễm khuẩn vì: HIỂU
a. Không có cơ lớn, màng liên kết che phủ.
b. Chức năng cầm nắm nên rất bẩn.
c. Các bao hoạt dịch thông nhau vì vậy khi vết thương
nhiễm khuẩn có thể viêm tấy lan toả
d. Cả 3 ý trên
Đáp án: d
Câu 6. Bàn tay dễ bị mất chức năng vì HIỂU
a. Nhiễm khuẩn
b. Tổn thương xương, gân và ròng rọc
c. Tổn thương thần kinh
d. Cả 3 ý trên
Đáp án: d
Câu 7. Dấu diệu rũ cổ cò là tổn thương thần kinh nào: BIẾT
a. Trụ
b. Giữa
c. Quay
d. Mũ
Đáp án: c
Câu 8. Đâu là một dấu hiệu trong tổn thương thần kinh giữa BIẾT
a. Dấu hiệu bàn tay rủ
b. Mất đối chiếu ngón cái
c. Tê bì phía gan tay của ngón 3,4,5
d. Không dạng được ngón cái, tê bì ô mô cái
Đáp án: b
Câu 9. Tổn thương gân gấp sâu về vận động là mất động tác đốt nào của các ngón
tay. BIẾT
a. Mất gấp đốt 1
b. Mất gấp đốt 2
c. Mất gấp đốt 3
d. Mất duỗi đốt 3
Đáp án: c
Câu 10. Tổn thương gân duỗi chung được biểu hiện: BIẾT
a. Mất duỗi đốt 2 các ngón bàn tay
b. Mất duỗi đốt 3 các ngón bàn tay
c. Mất duỗi đốt 1 các ngón bàn tay
d. Mất duỗi cổ tay
Đáp án: c
Câu 11. Điều nào sau đây là sai trong xử trí da ở vết thương bàn tay HIỂU
a. Cắt lọc tiết kiệm
b. Cắt lọc da triệt để
c. Không cắt lọc
d. Để hở da hoàn toàn
Đáp án : c

Câu 12. Sơ cứu vết thương bàn tay cần: BIẾT


a. Lấy bỏ dị vật trên bề mặt vết thương.
b. Băng vô khuẩn.
c. Cố định chi thể ở tư thế chức năng.
d. Cả 3 ý trên.
Đáp án : c
Câu 13. Phương pháp nào phù hợp nhất để kết xương ở bàn tay: HIỂU
a. Kết xương nẹp vít
b. Kết xương đinh nội tủy
c. Cố định ngoài.
Đáp án : a
Câu 14. Cần phải chú ý gì khi tập vận động sau khâu nối gân HIỂU
a. Tập sớm tăng dần cường độ
b. Không tập
c. Tập mạnh ngay từ đầu
Đáp án : a
Câu 15. Thời gian phục phục hồi thần kinh sau khâu nối là HIỂU
a. Ngay sau khâu nối
b. Sau 2 tuần
c. Sau 4-5 tháng
Đáp án: c
Câu 16. Sau phẫu thuật bàn tay cần: HIỂU
a. Không được cố định bất động
b. Cố định bất động ở tư thế chức năng
c. Ngâm tay thuốc tím
Đáp án : b
Câu 17. Thần kinh quay chi phối động tác nào sau đây: BIẾT
a. Duỗi, dạng ngón I
b. Khép ngón I
c. Đối chiếu ngón I
d. Tất cả các động tác trên
Đáp án : a
Câu 18. Dấu hiệu bàn tay vuốt trụ do tổn thương thần kinh nào? BIẾT
a. Thần kinh quay
b. Thần kinh trụ
c. Thần kinh giữa
Đáp án : b
Câu 19. Thần kinh trụ chi phối động tác nào sau đây: BIẾT
a. Duỗi, dạng ngón I
b. Khép ngón I
c. Đối chiếu ngón I
d. Tất cả các động tác trên
Đáp án : b
Câu 20. Thần kinh giữa chi phối động tác nào sau đây: BIẾT
a. Duỗi, dạng ngón I
b. Khép ngón I
c. Đối chiếu ngón I
d. Tất cả các động tác trên
Đáp án : c
Câu 21. Gân gấp nông ngón II,III,IV,V bám tận tại vị trí nào: BIẾT
a. Nền đốt 1
b. Nền đốt 2
c. Nền đốt 3
Đáp án: b
Câu 22. Gân gấp sâu ngón II,III,IV,V bám tận tại vị trí nào: BIẾT
a. Nền đốt 1
b. Nền đốt 2
c. Nền đốt 3
Đáp án : c
Câu 23. Những biểu hiện sau đây là của tổn thương thần kinh quay: HIỂU
a. Mất duỗi cổ tay
b. Mất dạng ngón I
c. Mất duỗi ngón I
d. Tất cả các đáp án trên
Đáp án: d
Câu 24: Nhiễm trùng bàn tay có tỉ lệ hoại tử bàn tay cao do chậm trễ can thiệp :
VẬN DỤNG
A. Nội khoa kháng sinh liều cao.
B. Ngoại khoa phẫu thuật dẫn lưu.
C. Cả 2 phương pháp trên.
D. Một phương pháp điều trị đặc biệt khác.
E. Y học cổ truyền.
Đáp án: C.
Câu 25: Khi bị đứt gân duỗi ngón tay ở ngang mức khớp liên đốt gần thì
VẬN DỤNG
A. Khớp liên đốt gần và khớp liên đốt xa bị gập
B. Khớp liên đốt gần bị duỗi quá mức và khớp liên đốt xa bị gập
C. Khớp liên đốt gần bị gập và khớp liên đốt xa bị duỗi quá mức
D. Không gập được khớp liên đốt gần và khớp liên đốt xa
E: Ngón tay hoàn toàn không gập duỗi được
Đáp án: C.
Câu 26: Trong các vùng giải phẫu sau đây, vùng nào cho kết quả khâu nối gân
kém nhất ? VẬN DỤNG
A. Mặt trước đốt 3.
B. Mặt trước 2 đốt 1 và 2.
C. Mặt trước gan tay.
D. Vùng ống cổ tay.
E. Vùng trước trên cổ tay.
Đáp án: B.
Câu 27: Sự tiến triển của nhiễm trùng bàn tay luôn luôn : VẬN DỤNG
A. Tự khỏi bệnh .
B. Chỉ cần kháng sinh liều cao.
C. Cần phẫu thuật dẫn lưu.
D. Chậm chạp thành kinh niên.
E. Hoại tử nhiễm trùng nếu không can thiệp nội ngoại khoa kịp thời.
Đáp án: E.
Câu hỏi trắc nghiệm: Gãy xương đùi ( 33 câu hỏi).

Câu 1: Ý nào dưới đây không được coi là đặc điểm chung của gãy thân xương
đùi? BIẾT

a. Gãy thân xương đùi là gãy đoạn giới hạn từ dưới mấu chuyển nhỏ đến trên
lồi cầu xương đùi.

b. Gãy thân xương đùi dễ bị sốc do đau và mất máu.

c. Do nhiều cơ khỏe, co kéo mạnh nên thường có di lệch lớn.

d. Gãy thân xương đùi chủ yếu gặp ở người cao tuổi do thưa loãng xương nặng.

Đáp án: d.

Câu 2: Gãy kín 1/3 trên thân xương đùi, biến dạng quai lồi điển hình như thế
nào ? BIẾT

a. Quai lồi ra trước và ra ngoài.

b. Quai lồi ra trước.

c. Quai lồi ra sau.

d. Quai lồi vào trong.

Đáp án : a.

Câu 3: Trong gãy kín thân xương đùi, vị trí nào hay gặp biến chứng tổn thương
bó mạch khoeo nhất? HIỂU

a. Gãy thân xương đùi ở 1/3 trên.

b. Gẫy thân xương đùi ở 1/3 giữa.

c. Gãy thân xương đùi ở 1/3 dưới.

d. Gẫy thân xương đùi ở chỗ nối 1/3 trên và 1/3 giữa.
Đáp án: c.

Câu 4: Bảng phân loại gẫy thân xương đùi củaWinquist và Hansen như thế nào
là chính xác ? HIỂU

a. Gồm có 5 mức, từ độ 0 đến độ IV.

b. Gồm 4 mức, từ độ I đến độ IV.

c. Gồm 4 mức, từ độ 0 đến độ III.

d. Gồm 5 mức, từ độ I đến độ V.

Đáp án : a.

Câu 5: Triệu chứng nào dưới đây không phải là triệu chứng lâm sàng tại chỗ
của gãy kín thân xương đùi? BIẾT

a. Đùi sưng nề, có biến dạng quai lồi.

b. Độ dài tuyệt đối và tương đối của xương đùi ngắn hơn bên lành.

c. Có điểm đau chói cố định.

d. Da xanh, niêm mạc nhợt nhạt.

Đáp án : d.

Câu 6: Trong các biến chứng dưới đây, biến chứng nào là biến chứng sớm trong
gãy kín thân xương đùi ? BIẾT

a. Đầu xương gãy chọc thủng da thành gãy hở.

b. Liền xương lệch.

c. Khớp giả.

d. Teo cơ, hạn chế vận động khớp gối.

Đáp án : a.
Câu 7: Trong các biến chứng dưới đây, biến chứng nào là không phải là biến
chứng muộn của gãy kín thân xương đùi? BIẾT

a. Chậm liền xương, khớp giả.

b. Liền xương lệch.

c. Teo cơ, hạn chế vận động khớp gối.

d. Tổn thương bó mạch khoeo.

Đáp án : d.

Câu 8: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào chỉ định mổ cấp cứu?
BIẾT

a. Gãy hở thân xương đùi.

b. Gãy kín xương đùi di lệch lớn.

c. Liền xương lệch xương đùi.

d. Gẫy kín thân xương đùi có tràn máu khớp gối.

Đáp án: a.

Câu 9: Trong các trường hợp gãy kín thân xương đùi dưới đây, trường hợp nào
chỉ định đóng đinh nội tủy Kuntscher là tốt ? HIỂU

a. Gãy ngang 1/3 giữa thân xương đùi.

b. Gãy ngang 1/3 dưới thân xương đùi.

c. Gãy chéo vát có mảnh rời 1/3 giữa thân xương.

d. Gãy thân xương đùi ở 2 vị trí 1/3 giữa và 1/3 dưới.

Đáp án: a.

Câu 10: Cách sơ cứu nào là đúng và đủ đối với bệnh nhân gãy kín thân xương
đùi? BIẾT
a. Giảm đau rồi cố định bằng hai nẹp, nẹp bên ngoài từ hõm nách đến mặt
ngoài gót chân, nẹp bên trong từ nếp bẹn đến mặt trong gót chân.

b. Chỉ cố định bằng hai nẹp từ nếp bẹn và mào chậu đến gót chân.

c. Giảm đau rồi cố định bằng ba nẹp, nẹp bên ngoài từ hõm nách đến mặt ngoài
gót chân, nẹp bên trong từ nếp bẹn đến mặt trong gót chân, nẹp sau từ góc dưới
xương bả vai đến sau gót chân.

d. Chỉ cần tiêm thuốc giảm đau và cho nằm trên cáng cứng là đủ..

Đáp án: c.

Câu 11. Trong các trường hợp gãy kín thân xương đùi ở người lớn dưới đây,
trường hợp nào không chọn kết xương bằng đinh nội tủy có chốt? HIỂU

a. Gãy kín thân xương đùi có đường gãy ngang.

b. Gãy kín thân xương đùi ba đoạn.

c. Gãy kín thân xương đùi có mảnh rời.

d. Gãy kín thân xương đùi, ống tủy hẹp hoặc bị biến dạng.

Đáp án: d.

Câu 12: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào chỉ định mổ cấp cứu?
BIẾT

a. Gẫy kín thân xương đùi nắn chỉnh không đạt.

b. Gẫy kín thân xương đùi di lệch lớn.

c. Gãy kín thân xương đùi có tổn thương mạch máu.

d. Gẫy kín thân xương đùi có nhiều mảnh.

Đáp án: c.

Câu 13: Đâu không phải là ưu điểm của phẫu thuật kết xương đinh nội tủy có
chốt đối với gãy kín thân xương đùi ở người lớn ? HIỂU
a. Cố định ổ gãy vững chắc, chống được di lệch xoay và di lệch chồng.

b. Không phải bó bột, tập đi sớm, càng đi tỳ nén sớm càng nhanh liền xương.

c. Phục hồi đúng hình thể giải phẫu của xương.

d. Kỹ thuật bắt các vít chốt đơn giản ?

Đáp án : d.

Câu 14: Trong điều trị gãy kín thân xương đùi ở trẻ em bằng phẫu thuật kết
xương, phương pháp kết xương nào nên chọn? HIỂU

a. Kết xương nẹp vít.

b. Đóng đinh nội tủy có chốt.

c. Đóng đinh nội tủy Kuntscher.

d. Bắt vít + buộc vòng thép.

Đáp án: a.

Câu 15: Trong các trường hợp dưới đây, ở người lớn trường hợp nào có thể chỉ
định đóng đinh nội tủy Kuntscher ? HIỂU

a. Gãy kín 1/ 3 dưới thân xương đùi .

b. Gãy kín 1/3 giữa thân xương đùi có đường gãy ngang.

c. Gãy kín đầu dưới xương đùi xương đùi.

d. Gãy kín 1/3 giữa thân xương đùi, đường gãy chéo vát dài ?

Đáp án : b.

Câu 16: Ý nào dưới đây không được coi là đặc điểm chung của gẫy cổ xương
đùi? BIẾT

a. Gãy cổ xương đùi là gãy đoạn giới hạn từ sát chỏm đến nền cổ.

b. Gãy cổ xương đùi có nguy cơ khớp giả và tiêu chỏm.


c. Gãy cổ xương đùi mất nhiều máu, dễ bị sốc.

d. Gãy cổ xương đùi chủ yếu gặp ở người cao tuổi do thưa loãng xương nặng.

Đáp án: c.

Câu 17: Triệu chứng nào dưới đây không phải là triệu chứng của gẫy kín cổ
xương đùi ? BIẾT

a. Quai lồi ra trước và ra ngoài.

b. Bàn chân đổ ngoài.

c. Độ dài tuyệt đối của xương đùi không thay đổi.

d. Đau chói khi ấn vào điểm giữa nếp bẹn.

Đáp án : a.

Câu 18: Trong gãy kín cổ xương đùi, biến chứng nào hay gặp nhất? BIẾT

a. Sốc do mất máu nhiều.

b. Khớp giả cổ xương đùi.

c. Liền lệch cổ xương đùi.

d. Ngắn chi.

Đáp án: b.

Câu 19: Bảng phân loại gẫy cổ xương đùi của Garden như thế nào là chính xác
BIẾT

a. Gồm có 5 mức, từ độ 0 đến độ IV.

b. Gồm 4 mức, từ độ I đến độ IV.

c. Gồm 4 mức, từ độ 0 đến độ III.

d. Gồm 5 mức, từ độ I đến độ V.

Đáp án : b.
Câu 20: Triệu chứng nào dưới đây không phải là triệu chứng lâm sàng tại chỗ
của gãy kín liên mấu chuyển xương đùi? BIẾT

a. Sưng nề vùng mấu chuyển lớn.

b. Độ dài tương đối xương đùi ngắn hơn bên lành.

c. Có điểm đau chói cố định khi ấn vào vùng mấu chuyển lớn.

d. Da xanh niêm mạch nhợt.

Đáp án : d.

Câu 21: Trong các biến chứng dưới đây, biến chứng nào là biến chứng sớm của
gãy kín liên mấu chuyển xương đùi ? BIẾT

a. Sốc do đau và mất máu.

b. Liền xương lệch.

c. Khớp giả.

d. Teo cơ, hạn chế vận động khớp háng.

Đáp án : a.

Câu 22: Trong các biến chứng dưới đây, biến chứng nào là không phải là biến
chứng muộn của gãy kín liên mấu chuyển xương đùi ? BIẾT

a. Chậm liền xương, khớp giả.

b. Liền xương lệch.

c. Ngắn chi.

d. Tổn thương dây thần kinh hông to.

Đáp án : d.

Câu 23: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không nên chỉ định mổ
kết xương. VẬN DỤNG
a. Gẫy kín liên mấu chuyển xương đùi ở người trẻ

b. Gãy kín cổ xương đùi ở người trẻ.

c. Gẫy kín liên mấu chuyển xương đùi ở người già nhưng chất lượng xương
còn tốt.

d. Gẫy kín cổ xương đùi Garden IV ở người trên 60 tuổi.

Đáp án: d

Câu 24: Trong điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi, phương pháp kết xương
nào dưới đây không được chọn ? VẬN DỤNG

a. Đóng đinh nội tủy Gamma.

b. Đóng đinh nội tủy Kuntscher.

c. Đóng đinh Ender.

d. Kết xương bằng nẹp DHS.

Đáp án: b.

Câu 25: Cách sơ cứu nào là đúng và đủ đối với bệnh nhân gãy kín cổ xương
đùi? HIỂU

a. Giảm đau rồi cố định bằng hai nẹp, nẹp bên ngoài từ hõm nách đến mặt
ngoài gót chân, nẹp bên trong từ nếp bẹn đến mặt trong gót chân.

b. Giảm đau và cố định bằng nẹp chống xoay đùi bàn chân.

c. Giảm đau rồi cố định bằng ba nẹp, nẹp ngoài từ hõm nách đến mặt ngoài gót
chân, nẹp trong từ nếp bẹn đến mặt trong gót chân, nẹp sau từ góc dưới xương
bả vai đến sau gót chân.

d. Chỉ cần tiêm thuốc giảm đau và cho nằm trên cáng cứng là đủ..

Đáp án: c.
Câu 26. Trong điều trị gãy cổ xương đùi ở người cao tuổi bằng phẫu thuật thay
khớp háng bán phần Bipolar, mục tiêu nào sau đây là số 1? VẬN DỤNG

a. Phục hồi về hình thể giải phẫu.

b. Giảm đau và giúp cho bệnh nhân ngồi dậy sớm, tránh các biến chứng toàn
thân do nằm lâu.

c. Phục hồi chức năng chi thể.

d. Nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đáp án: b.

Câu 27: Ý nào dưới đây không phải là ưu điểm của phẫu thuật kết xương điều
trị gẫy liên mấu chuyển xương đùi đối với người cao tuổi ? VẬN DỤNG

a. Cố định ổ gãy vững chắc.

b. Phục hồi đúng hình thể giải phẫu của xương.

c. Tránh cho bệnh nhân phải nằm bất động lâu ngày.

d. Kỹ thuật kết xương đơn giản ?

Đáp án : d.

Câu 28: Đối với bệnh nhân cao tuổi ( > 60) gẫy cổ xương đùi, phương pháp
điều trị nào hiện nay là phổ biến nhất? VẬN DỤNG

a. Kết xương bằng nẹp DHS.

b. Bó bột Whitmann.

c. Kéo liên tục.

d. Thay khớp háng bán phần Bipolar.

Đáp án: d.

Câu 29: Trong các loại bột dưới đây, loại nào là bột Whitman ? HIỂU
a. Bột ngực chậu bàn chân, đùi giạng 45 độ, gối gấp 5 độ, bàn chân xoay trong
tối đa.

b. Bột ngực - chậu - bàn chân đùi giạng 30 độ.

c. Bột ngực -chậu - bàn chân đùi giạng 45 độ, bàn chân xoay ngoài.

d. Bột chậu - bàn chân vuông góc.

Đáp án : a.

Câu 30: Biến chứng nào dưới đây không liên quan đến nằm bất động lâu ngày ở
bệnh nhân gãy cổ xương đùi ? VẬN DỤNG

a. Loét mặt sau xương cùng.

b. Viêm phổi.

c. Viêm đường tiết niệu.

d. Tiêu chỏm xương đùi.

Đáp án : d.

Câu 31: Một bệnh nhân nữ 90 tuổi, có tiền sử tăng huyết áp và đái tháo đường,
dùng thuốc điều trị nội khoa ổn định. Cách vào viện 4 ngày bị ngã đập hông trái
xuống nền cứng. Sau tau nạn thấy đau chói và bất lực vận động khớp háng, ở nhà
đã xử trí bó lá nhưng không đỡ nên xin vào điều trị. Tại khoa được chụp XQ kiểm
tra, chẩn đoán gãy kín liên mấu chuyển xương đùi. Đồng chí cho biết đâu là
phương pháp điều trị tối ưu nhất trên Bệnh nhân này. VẬN DỤNG

A. Kết xương nẹp DHS


B. Thay khớp háng bán phần.
C. Thay khớp háng toàn phần.
D. Kết xương nẹp khoá.

Đáp án: B.
Câu 32: Một bệnh nhân nam 18 tuổi, tiền sử khoẻ mạnh, ngã dàn giáo đập hông
trái xuống nền cứng. Sau tai nạn đau chói và bất lực vận động khớp háng trái. Sơ
cứu cố định tạm thời. Vào viện được thăm khám lâm sàng và chụp XQ chẩn đoán
gãy dưới chỏm xương đùi trái. Đồng chí cho biết đâu là phương pháp điều trị tốt
nhất trên bệnh nhân này. VẬN DỤNG

A. Bó bột ngực chậu bàn chân.


B. Kết xương vít xốp dưới màn tăng sáng.
C. Thay khớp háng bán phần.
D. Kết xương nẹp khoá.

Đáp án: B.

Câu 33: Một bệnh nhân nam 26 tuổi, tiền sử khoẻ mạnh, đi xe máy bị ô tô đâm trực
tiếp vào đùi phải. Sau tai nạn thấy đau chói và bất lực vận động đùi phải, vết
thương chảy máu nhiều lẫn váng mỡ tuỷ. Bệnh nhân vào viện trong tình trạng sốc
chấn thương, tại chỗ được chẩn đoán gãy hở độ II 1/3 dưới xương đùi phải có tổn
thương động mạch đùi. Đã được hồi sức chống sốc, thoát sốc. Theo đồng chí, bệnh
nhân này phẫu thuật theo phương án nào là tốt nhất. VẬN DỤNG

A. Cắt lọc vết thương, kết xương đùi nẹp vít, xử trí tổn thương mạch máu.
B. Cắt lọc vết thương, kết xương đùi đinh nội tuỷ có chốt, xử trí tổn thương
mạch máu.
C. Cắt lọc vết thương, kết xương đùi bằng khung cố định ngoài, xử trí tổn
thương mạch máu.
D. Cắt lọc vết thương, kết xương đùi nẹp khoá, xử trí tổn thương mạch máu.

Đáp án: C.

Câu hỏi trắc nghiệm: Chậm liền xương khớp giả (16 câu hỏi)

Câu 1: Trong các triệu chứng lâm sàng sau đây, triệu chứng nào không có trong
khớp giả ? BIẾT

a. Cử động bất thường.


b. Điểm đau chói cố định.
c. Ngắn chi.
d. Lệch trục.
Đáp án: b.

Câu 2: Trong các yếu tố dưới đây, yếu tố nào không đúng với tiêu chuẩn chẩn đoán
chậm liền xương ? BIẾT

a. Quá thời gian liền xương trung bình mà ổ gãy vẫn chưa liền xương.
b. Ổ gãy còn cử động bất thường.
c. Không đau tại ổ gãy.
d. Trên phim chụp XQ chưa thấy có hình ảnh can xương.
Đáp án: c

Câu 3: Trong các yếu tố dưới đây, yếu tố nào không đúng với tiêu chuẩn chẩn đoán
khớp giả ? BIẾT

a. Quá thời gian liền xương trung bình mà ổ gãy vẫn chưa liền xương.
b. Ổ gãy còn cử động bất thường.
c. Không còn đau tại ổ gãy.
d. Trên XQ không thấy có hình ảnh can xương.
Đáp án: a.

Câu 4: Trong các yếu tố dưới đây, yếu tố nào không đúng với tiêu chuẩn chẩn đoán
khớp giả ? BIẾT

a. Quá 2 lần thời gian liền xương trung bình mà ổ gãy vẫn chưa liền xương.
b. Ổ gãy còn cử động bất thường.
c. Còn đau nhiều tại ổ gãy.
d. Trên XQ không thấy có hình ảnh can xương.
Đáp án: c.

Câu 5: Trong các đặc điểm dưới đây, đặc điểm nào không có ở khớp giả thực thụ ?
BIẾT

a. Khe giãn cách giữa hai đầu xương gãy rộng.


b. Đầu xương có bọc tổ chức sụn giống như sụn khớp.
c. Xung quanh ổ khớp giả được bọc bằng tổ chức xơ.
d. Không có cử động bất thường.
Đáp án: d.

Câu 6: Trong các đặc điểm dưới đây, đặc điểm nào không phù hợp với khớp giả xơ
teo ? BIẾT

a. Không thấy hình ảnh can tại ổ gãy xương trên phim XQ.
b. Đầu xương gãy xơ teo, nhọn như bút chì.
c. Xung quanh là phần mềm xẹo xấu.
d. Mạch máu nuôi dưỡng ổ khớp giả phong phú.
Đáp án: d.

Câu 7: Trong các yếu tố dưới đây, yếu tố nào không dùng để phân loại khớp giả?
BIẾT

a. Tình trạng phần mềm tại ổ khớp giả.


b. Tình trạng nhiễm khuẩn tại ổ khớp giả.
c. Tính trạng nuôi dưỡng tại đầu xương gãy.
d. Thời gian từ lúc bị gãy xương đến khi được chẩn đoán là khớp giả.
Đáp án: d.

Câu 8: Trong các nguyên nhân dưới đây, nguyên nhân nào không phải là nguyên
nhân tại chỗ dẫn đến chậm liền xương - khớp giả ? BIẾT

a. Bệnh nhân mắc các bệnh nội khoa mãn tính có liên quan đến chuyển hóa can
xi.
b. Tình trạng nhiễm khuẩn tại ổ khớp giả.
c. Dãn cách hai đầu gãy.
d. Bó bột không liên tục và không đủ thời gian.
Đáp án: a.

Câu 9: Trong các nguyên nhân dưới đây, nguyên nhân nào không thuộc nhóm các
nguyên nhân toàn thân dẫn đến chậm liền xương - khớp giả ? HIỂU
a. Bệnh nhân mắc các bệnh nội khoa mãn tính có liên quan đến chuyển hóa can
xi.
b. Bệnh nhân đang nuôi con bằng sữa mẹ.
c. Bệnh nhân đang điều trị ung thư
d. Gãy xương ở các vị trí có mạch máu nuôi dưỡng kém.
Đáp án: d.

Câu 10: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào bó bột thêm một thời gian
có thể liền xương ? HIỂU

a. Bệnh nhân chậm liền xương đầu dưới xương quay.


b. Bệnh nhân khớp giả thân xương đùi.
c. Bệnh nhân khớp giả cổ xương đùi.
d. Bệnh nhân khớp giả xương cánh tay.
Đáp án: a.

Câu 11: Trong các phương pháp điều trị dưới đây, phương pháp nào chỉ áp dụng
riêng cho khớp giả nhiễm khuẩn xương chầy? HIỂU

a. Phương pháp ghép xương xốp tự thân.


b. Phương pháp kết xương bên trong bằng nẹp hoặc đinh nội tủy có chốt.
c. Phương pháp kết xương bên trong + ghép xương .
d. Phương pháp kết xương bằng khung cố định ngoài.
Đáp án: d.

Câu 12: Điều kiện để chỉ định phẫu thuật kết xương bên trong điều trị khớp giả
nhiễm khuẩn là gì? HIỂU

a. Khớp giả nhiễm khuẩn điều trị hết viêm rò trên 6 tháng.
b. Khớp giả điều trị hết viêm rò sau 3 tháng.
c. Khớp giả nhiễm khuẩn hết viêm rò sau 1 tháng.
d. Khớp giả nhiễm khuẩn kết xương bằng khung cố định ngoài không liền.
Đáp án: a.
Câu 13: Ghép xương là một phương pháp điều trị khớp giả vô khuẩn, trong các
loại mảnh ghép dưới đây, loại nào là tốt nhất? HIỂU

a. Mảnh ghép là xương mào chậu tự thân.


b. Mảnh ghép là xương mác tự thân.
c. Mảnh ghép là xương đồng loại bảo quản lạnh sâu.
d. Mảnh ghép là xương đồng loại đông khô.
Đáp án: a.

Câu 14: Trong 4 ý dưới đây, ý nào không phải là nguyên tắc điều trị khớp giả?
VẬN DỤNG

a. Ổ khớp giả là một tổ chức sống có khả năng hồi phục lại nếu người ta đặt nó
trong những điều kiện thuận lợi.

b. Bất động vững chắc ổ gãy là một yếu tố quan trọng giúp liền xương.

c. Tạo sức ép giữa hai đầu gãy làm thuận lợi cho liền xương ( theo Charnley J, Judet
J, Raymond Benard)

d. Cố định ổ gãy vững chắc thì không cần phải ghép xương .

Đáp án : d.

Câu 15: Trong các ý dưới đây, đâu là phương pháp ghép xương Phemister nguyên
bản? VẬN DỤNG

a. Dùng các mảnh xương mào chậu tự thân dầy từ 1-2 mm, đặt bắc cầu qua ổ khớp
giả chặt mà 2 đầu gãy không bị giãn cách và ít di lệch.

b. Dùng các mảnh xương xốp đồng loại dầy từ 1-2 mm, đặt bắc cầu qua ổ khớp
giả chặt mà 2 đầu gãy không bị giãn cách và ít di lệch.

c. Dùng các mảnh xương xốp đồng loại nhồi chặt vào khe giữa hai đầu xương gãy.

d. Dùng các mảnh xương cứng tự thân dầy từ 1-2 mm, đặt bắc cầu qua ổ khớp giả
chặt mà 2 đầu gãy không bị giãn cách và ít di lệch.
Đáp án : a

Câu 16: Trong các ý dưới đây, đâu là phương pháp ghép xương Matti nguyên
bản? VẬN DỤNG

a. Dùng các mảnh xương xốp vụn tự thân lấy từ đầu trên xương chày để nhồi chặt
vào khe khớp giả hay ổ khuyết xương sau khi đã lấy hết tổ chức xơ sợi chèn giữa
2 đầu gãy và khoan thông ống tuỷ 2 đầu

b. Dùng các mảnh xương cứng lấy từ thân xương chày để đóng chặt vào khe khớp
giả hay ổ khuyết xương sau khi đã lấy hết tổ chức xơ sợi chèn giữa 2 đầu gãy và
khoan thông ống tuỷ 2 đầu.

c. Dùng các mảnh xương xốp đồng loại bảo quản lạnh sâu để nhồi chặt vào khe
khớp giả hay ổ khuyết xương sau khi đã lấy hết tổ chức xơ sợi chèn giữa 2 đầu
gãy và khoan thông ống tuỷ 2 đầu.

d. Dùng các mảnh xương xốp vụn lấy từ đầu trên xương chày để nhồi chặt vào
khe khớp giả hay ổ khuyết xương kết hợp với rải các mảnh xương mào chậu dầy
2-3 mm đặt bắc cầu qua ổ khớp giả.

Đáp án : a.
Câu hỏi trắc nghiệm: Đại cương gãy xương, sai khớp ( 27 câu hỏi)

Câu 1: Trong các triệu chứng sau đây, triệu chứng nào là triệu chứng cơ năng khi
gãy xương? BIẾT

a. Sưng nề
b. Vết tím bầm
c. Lạo xạo xương và cử động bất thường
d. Đau chói tại vị trí gãy xương.
Đáp án: d.

Câu 2: Trong các triệu chứng sau đây, triệu chứng nào không phải là triệu chứng
thực thể khi gãy xương? BIẾT

a. Điểm đau chói cố định.


b. Bất lực vận động.
c. Biến dạng chi.
d. Cử động bất thường.
Đáp án: b

Câu 3: Trong các triệu chứng sau, triệu chứng nào không phải là biến dạng chi khi
gãy xương? BIẾT

a. Sưng nề
b. Chi cong vẹo, quai lồi
c. Ngắn chi
d. Vết tím bầm
Đáp án: d.

Câu 4: Đâu là cách xác định độ dài tuyệt đối của một xương ? BIẾT

a. Đo khoảng cách từ hai mốc nằm trên cùng một xương.

b. Là khoảng cách đo từ hai mốc, có một mốc không ở trên xương đó.

c. Đo từ hai mốc nằm ngoài xương đó.

d. Phải đo từ hai khe khớp.

Đáp án: a

Câu 5: Trong điều kiện chưa có phim chụp XQ chi gãy, triệu chứng nào sau đây có
giá trị chẩn đoán chắc chắn là có gãy xương? HIỂU

a. Điểm đau chói cố định


b. Chi sưng nề
c. Hạn chế vận động.
d. Lạo xạo xương và cử động bất thường
Đáp án: d

Câu 6: Khi khám một bệnh nhân gãy xương mới, yêu cầu nào dưới đây được coi là
không cần thiết? BIẾT
a. Khám toàn thân, toàn diện.
b. Phải có người hộ tống.
c. Khám có trình tự: nhìn, sờ, đo, vận động, cảm giác
d. Khám có so sánh với chi bên lành
Đáp án: b.

Câu 7: Trong các kiểu đau dưới đây, đâu là tính chất đau của sai khớp mới? BIẾT

a. Đau chói cố định.


b. Đau âm ỉ.
c. Đau tại chỗ, khi cố định tạm thời thấy đỡ đau
d. Đau tại chỗ, khi cố định tạm thời vẫn không hết đau.
Đáp án: d

Câu 8: Trong các triệu chứng dưới đây, triệu chứng nào chỉ có trong sai khớp
mới ? BIẾT

a. Điểm đau chói cố định.


b. Sưng nề vùng khớp.
c. Chỉ ở tư thế bắt buộc.
d. Bất lực vận động.
Đáp án: c

Câu 9: Trong các nhóm tuổi dưới đây, nhóm tuổi nào hay bị sai khớp? BIẾT

a. Tuổi thiếu nhi.


b. Tuổi thanh niên.
c. Tuổi già.
d. Tuổi trung niên.
Đáp án: b

Câu 10: Trong 4 khớp sau đây, khớp nào hay gặp sai khớp nhất? BIẾT

a. Khớp háng.
b. Khớp vai.
c. Khớp khuỷu.
d. Khớp gối.
Đáp án: b

Câu 11: Giá trị của phim XQ chụp khớp trong chẩn đoán sai khớp, không bao gồm
yếu tố nào sau đây? HIỂU

a. Xác định có sai khớp không


b. Di lệch của chỏm xương.
c. Tổn thương bao khớp
d. Tổn thương ở xương.
Đáp án: c

Câu 12: Tổn thương nào sau đây không có trong sai khớp đơn thuần? HIỂU

a. Đứt dây chằng


b. Rách bao khớp
c. Tràn máu khớp.
d. Gãy xương
Đáp án: d.

Câu 13: Triệu chứng lâm sàng nào dưới đây không thể phát hiện thấy thấy trong
sai khớp háng thể chậu? BIẾT

a. Chi ở tư thế bắt buộc.


b. Sờ thấy ổ khớp rỗng.
c. Dấu hiệu lò xo.
d. Đo chiều dài tương đối của xương đùi ngắn hơn bên chi lành.
Đáp án: b.

Câu 14: Triệu chứng nào dưới đây, khám thấy trong sai khớp cùng đòn? BIẾT

a. Chi ở tư thế bắt buộc.

b. Dấu hiệu phím đàn.

c. Dấu hiệu lạo xạo xương

d. Sờ thấy ổ khớp rỗng.


Đáp án: b.

Câu 15: Triệu chứng nào dưới đây, không có trong sai khớp vai ra trước? BIẾT

a. Chi ở tư thế bắt buộc.

b. Dấu hiệu phím đàn.

c. Rãnh Del ta ngực đầy.

d. Sờ thấy ổ khớp rỗng.

Đáp án: b.

Câu 16. Trong các gãy xương dưới đây loại nào hay gặp biến chứng mạch máu
nhất : HIỂU
A. Gãy đầu dưới xương quay.
B. Gãy thân xương cánh tay.
C. Gãy xương đòn.
D. Gãy trên lồi cầu xương đùi.
E. Gãy cánh chậu
Đáp án: D
Câu 17. Biến dạng cuả sai khớp có thể phân biệt được với biến dạng gãy xương
nhờ vào đặc điểm HIỂU
A. Điển hình
B. Hằng định
C. Có những biến dạng mà gãy xương không có.
D. Đơn giản
E. A và B.
Đáp án: B
Câu 18: Hình bên cạnh minh họa đây là kiểu sai khớp
háng nào? HIỂU
A. Ra trước
B. Lên trên
C. Kiểu mu
D. Kiểu bịt
E. Kiểu ngồi.
Đáp án: A

Câu 19: Bong gân là tên gọi của tổn thương : BIẾT
A. Bong chỗ bám của gân.
B. Đứt gân và rách bao khớp.
C. Đứt dây chằng của khớp và rách bao khớp.
D. Một sự dãn dài quá mức và đột ngột các gân cơ xãy ra sau một chấn
thương gián tiếp do vặn xoắn hay gập góc.
E. Cả 2 trường hợp A và D.
Đáp án: C.

Câu 20: Các triệu chứng nào dưới đây là đặc hiệu giúp chẩn đoán sai khớp : HIỂU
A. Sưng , đau vùng khớp , mất cơ năng .
B. Sưng , đau , biến dạng vùng khớp.
C. Mất cơ năng không hoàn toàn + biến dạng.
D. Làm động tác thụ động ngược lại tư thế biến dạng , khi buông tay ra thì chi
trở lại tư thế ban đầu.
E. Không sờ thấy hỏm khớp.
Đáp án: D.
Câu 21: Điều trị bong gân mức độ 1 biện pháp nào nên làm : HIỂU
A.Chườm
Câu 22: nướcthần
Tổn thương đá vào
kinhvùng bong
đi kèm gântrật
trong ngay sauvai
khớp khithường
bị tổn thương.
gặp là :
B.Tiêm
VẬN thuốc
DỤNG tê vào vùng bong gân sau đó bó bột.
C.A.
Nên chokinh
Thần bệnhgiữa.
nhân tập vận động sớm.
D.B.
Mổ khâukinh
Thần lại dây chằng nếu bệnh nhân là một vận động viên.
quay.
E. C.
TấtThần
cả các biện
kinh trụ.pháp trên đều đúng
Đáp
D.án: A. kinh cơ bì.
Thần

E. Thần kinh nách


Đáp án: E

Câu 23: Ngay sau khi bị gãy một xương lớn, bệnh nhân có thể có các biến chứng
sau: VẬN DỤNG
A. Sốc, Tắc mạch máu do mỡ, Chèn ép khoang, Viêm xương.
B. Sốc , Chèn ép khoang, Chèn ép thần kinh, Rối loạn dinh dưỡng.
C. Chèn ép khoang, Liệt thần kinh ngoại biên, Đứt mạch máu chính, Gãy hở.
D. Tắc mạch máu do mỡ, Đứt mạch máu, Đứt thần kinh, Cal lệch , khớp giả.
E. Tất cả đều đúng
Đáp án: C.
Câu 24: Sau khi nắn sai khớp vai, cho bệnh nhân chụp X-quang kiểm tra bình diện
mặt ở tư thế cẳng tay để sau lưng , nhằm mục đích gì ? VẬN DỤNG
A. Xem khớp có bị sai lại không.
B. Xem cung bả vai cánh tay có bị gãy không.
C. Xem có dấu hiệu lún chỏm không.
D. Xem hõm khớp có bị gãy , nứt không.
E. Xem mấu động lớn nơi bám của cơ trên gai có tổn thương không.
Đáp án: C.
Câu 25: Triệu chứng nào dưới đây không thuộc sai khớp khuỷu : VẬN DỤNG
A. Khuỷu gập nhẹ 30-40o
B. Sờ thấy khối u tròn nhẵn phía trước khuỷu.
C. Đường kẻ theo trục dọc xương cánh tay nhìn nghiêng qua mỏm trên lồi cầu đi
qua mỏm khuỷu.
D. 3 mốc xương : mỏm trên lồi cầu , mỏm trên ròng rọc , mỏm khuỷu tạo thành
tam giác bất kỳ với đỉnh là mỏm khuỷu nằm bên trên.
E. Sờ thấy chỏm xương quay ở vị trí bất thường.
Đáp án: C.
Câu 26: Phương pháp vô cảm trong nắn trật khớp phụ thuộc vào VẬN DỤNG
A. Loại trật khớp
B. Thời gian tính từ lúc trật khớp
C. Tổng trạng bệnh nhân
D. Các chống chỉ định cuả phương pháp vô cảm
E. Tất cả đều đúng.
Đáp án: E.
Câu 27: Nguyên nhân chính gây nên sốc chấn thương là : VẬN DỤNG
A. Gãy nhiều xương.
B. Gãy xương lớn.
C. Do đau quá mức hoặc do mất máu nhiều.
D. Do vận chuyển bệnh nhân vội vả.
E. Tất cả đều đúng.
Đáp án: C.

You might also like