You are on page 1of 4

Bài 1: Máu 1

1. Mục tiêu:
- Xác định nhóm máu
- Xác định thời gian máu chảy
2. Nội dung cụ thể:
2.1Xác định nhóm máu ABO trên phiến đá (PP Huyết thanh mẫu)
2.1.1. Nguyên lý:
Dùng huyết thanh đã biết trước kháng thể, cho phản ứng với hồng cầu để xác định
kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu, từ đó xác định nhóm máu của mẫu máu .
2.1.2. Dụng cụ:
- Đá men, pipet, đũa thủy tinh.
2.1.3. Hóa chất:
- NaCl 0,9%
- Huyết thanh mẫu (anti A, anti B, anti AB)
2.1.4 Tiến hành:
- Lấy 1ml máu tĩnh mạch vào ống chống đông EDTA,
- Pha dung dịch máu 10% trong NaCl 0,9% (1 giọt hồng cầu + 9 giọt NaCl 0,9%) .
- Chuẩn bị đá men với 4 vị trí 1, 2, 3, 4.

- Nhỏ vào các vị trí 1, 2, 3, 4 mỗi vị trí 2 giọt dung dịch tương ứng.
- Nhỏ vào các vị trí 1, 2, 3, 4 mỗi vị trí 1 giọt dung dịch hồng cầu 10%.
- Dùng đũa thủy tinh, trộn đều các vị trí thành các hình tròn có đường kính từ 2- 3cm.
- Lắc tròn đều viên đá men trong khoảng 2 – 3 phút.
- Đọc kết quả dựa trên hiện tượng ngưng kết hoặc không ngưng kết.
+ Nếu ngưng kết: Các hồng cầu sẽ đứng chụm với nhau thành một đám hay nhiều
đám
+ Nếu không ngưng kết: Các hồng cầu đứng rời rạc.
- Bình thường sẽ có 4 trường hợp xảy ra tương ứng với 4 nhóm máu là:
2.2. Xác định nhóm máu Rh trên phiến đá (PP huyết thanh mẫu)
2.2.1. Nguyên lý:
Dùng huyết thanh chứa kháng thể anti D cho phản ứng với hồng cầu để xác định
kháng nguyên D trên bề mặt màng hồng cầu.
2.2.2. Dụng cụ:
- Đá men, pipet, đũa thủy tinh.
2.2.3 Hóa chất:
- NaCl 0,9%
- Anti D – IgM hoặc Anti D – IgG/IgM.
2.2.4. Tiến hành:
- Lấy 1ml máu tĩnh mạch vào ống chống đông EDTA,
- Pha dung dịch máu 50% trong NaCl 0,9% (hoặc dùng ngay máu toàn phần).
- Đánh số 2 vị trí trên đá men 1, 2.
- Vị trí 1 nhỏ 2 giọt Anti D (IgM hoặc IgG/IgM).
- Vị trí 2 nhỏ 2 giọt NaCl 0,9% (làm chứng).
- Nhỏ vào mỗi vị trí một giọt máu đã pha loãng (hoặc máu toàn phần)
- Dùng đũa thủy tinh trộn đều, lắc khoảng 2 – 3 phút.
- Đọc kết quả.
+ Nếu vị trí 1 ngưng kết -> bệnh nhân có kháng nguyên D hay Rh(+)
+ Nếu vị trí 1 không ngưng kết -> bệnh nhân không có kháng nguyên D, khi đó cần
xác định rõ bệnh nhân có kháng nguyên D yếu (Du) hay Rh (-) bằng phản ứng trên
ống nghiệm.
2.3. Xác định thời gian máu chảy (phương pháp Duke)
2.3.1. Nguyên tắc
Dùng kim chích hoặc lưỡi dao mỏng chích vào vùng giữa dái tái, xác định thời gian
từ khi máu chảy ra khỏi thành mạch cho đến lúc máu ngừng chảy, đó là thời gian
chảy máu.
2.3.2. Phương tiện cần thiết
- Kim chích máu: Loại kim dùng để chủng đậu hoặc lưỡi dao cạo râu.
- Giấy thấm
- Bông, cồn để sát trùng
- Băng dính, thuốc cầm máu để đề phòng bệnh nhân bị chảy máu kéo dài
- Đồng hồ bấm giây
2.3.3. Cách làm
- Sát khuẩn vùng da giữa dái tai, để khô. Dùng kim chích hoặc lưỡi dao rạch gọn,
dứt khoát một vết chích có chiều sâu 2mm, dài 2mm. Bấm đồng hồ ngay. Các
động tác làm nhanh gọn trong khoảng 30 giây. Sau đó 30 giây một lần thấm giọt
máu chảy ra bằng cạnh gấp của giấy thấm.

Chú ý: Không bóp, nặn, không ấn mạnh giấy vào dái tai.

- Theo dõi cho đến khi máu không thấm ra giấy nữa, bấm đồng hồ dừng lại.
- Kết quả: Đọc kết quả máu chảy là th ời gian trên đồng hồ bấm giây
- Bình thường thời gian chảy máu từ 2 đến 4 phút. Nếu trên 4 phút là nghi ngờ, nên
kiểm tra lại ở tai bên kia.

Thời gian chảy máu trên 6 phút là bệnh lý, thường gặp trong các hội chứng giảm tiểu
cầu.

*Ghi chú: Từng sinh viên làm cả 3 thí nghiệm


/

You might also like