You are on page 1of 95

NHỮNG NGUYÊN TẮC ĐO

TẦM HOẠT ĐỘNG KHỚP


Mục tiêu
1. Trình bày đủ các nguyên tắc tổng quát về kỹ thuật đo
tầm hoạt động khớp
2. Mô tả các bước chính của phương pháp đo tầm hoạt
động khớp
3. Nêu được các yếu tố ảnh hưởng khi đo tầm vận động
khớp
Khớp
• Là chỗ kết nối của hai hay nhiều xương
• Phân loại: cấu trúc – chức năng
Khớp sợi Khớp bất động
Khớp sụn Khớp bán động
Khớp hoạt dịch Khớp động
Khớp động
Các mặt phẳng
MP ngang MP trán MP đứng dọc
Động tác gấp – duỗi
Động tác dạng - khép
Động tác xoay
Tầm vận động của khớp - ROM

Chủ động
Thụ động

Đánh giá???
ROM là cung của một cử động qua đó một khớp phải hoàn thành
ROM thụ động là cung của cử động khớp mà sự di động do ngoại lực
thực hiện
ROM chủ động là cung cử động của khớp mà sự di động của nó do sự
co cơ tác động lên khớp đó
Mục đích đo ROM
1. Xác định những hạn chế mà nó ảnh hưởng đến hoạt động hay có thể
tạo ra sự biến dạng
2. Xác định tầm độ cần thêm vào để làm gia tăng khả năng hoạt động
chức năng hay làm giảm sự biến dạng
3. Lưu trữ như là một số liệu để xác định tiến triển hay thoái triển
4. Đo lường sự tiến bộ một cách khách quan
5. Xác định những mục tiêu điều trị thích hợp
6. Chọn lựa những biện pháp điều trị thích hợp, những kỹ thâutj đặt tư
thế và những chiến lược khác dder làm giảm đi những sự hạn chế
7. Xác định nhu cầu về sử dụng nẹp và những dụng cụ hỗ trợ
Cách đánh giá ROM
• Quan sát
• Thước đo góc
• Cột sống: thước đo độ nghiêng, thước dây
• Gián tiếp thông qua hình ảnh, thước đo góc điện tử
Đánh giá tầm vận động khớp bằng phương pháp
nhìn
• Thường được sử dụng trong khám đơn giản
• Nhìn sự vận động khớp trong các mặt phẳng và so sánh
với bên đối diện
• Phân loại
- cứng khớp hoàn toàn
- Hạn chế nhiều, ảnh hưởng nhiều chức năng
- Hạn chế vừa, ảnh hưởng chức năng vừa
- Hạn chế nhẹ, ảnh hưởng chức nặng nhẹ
- Hạn chế rất nhẹ, trong giới hạn c/n bình thường
- Không hạn chế
Phương pháp đo
Phương pháp Zero: ở vị trí giải phẫu, mọi khớp được quy
định là 0º
Dụng cụ đo
Thước đo góc (goniometer): trục, cành cố đinh (bảng chia
độ), cành di động
Nguyên tắc
• Mọi cử động của khớp được đo từ vị trí khởi đầu Zero

• Ở vị trí giải phẫu, mọi khớp quy định là 0º

• So sánh với bên đối diện, nếu không có bên đối diện so sánh với người cùng

tuổi, cùng thể trạng, tham khảo bảng chỉ số trung bình về ROM
• Đo tầm hoạt động chủ động và thụ động

• Cử động khớp có thể gây đau, nên phần chi thể khảo sát cần đặt ở vị thế khởi

đầu đúng và thoải mái, kỹ thuật khám nhẹ nhàng, BN được hướng dẫn mẫu
cử động đúng để tránh cử động thay thế làm sai lệch số đo, tránh các yếu tố
ảnh hưởng ngoại lại
• Đúng kỹ thuật

• Ghi chép chính xác rõ rang. Đặc tính của cử động được mô tả một cách đơn

giản
• Sai số cho phép: 5º
Tiến trình tổng quát

• Chuẩn bị
- Đặt bệnh nhân ở tư thế thích hợp, thoải mái
- Giải thích và mô tả động tác cần đo cho bệnh nhân
- Bộc lộ khớp cần đo
- Xác định các điểm mốc xương của khớp cần đo
- Ổn định những khớp gần với khớp được đo
- Di chuyển thụ động phần chi thể qua hết tầm vận động để
ước tính ROM có thể và cảm nhận sự di động khớp
- Đặt phần chi thể trở lại vị thế ban đầu
Tiến trình tổng quát
• Tại vị thế ban đầu, đặt trục của thước đo trùng với trục
của khớp. Nhánh cố định ở phần gần hay trùng với
xương đứng yên, nhánh di động ở phần xa hay phần di
động. Tránh để đỉnh của nhánh di động di chuyển ra khỏi
cung bán nguyệt bằng cách luôn hướng mặt cung của
thước ra khỏi hướng cử động
• Ghi chép trị số của vị thế khởi đầu và bỏ thước. Không
cần cố gắng giữ thước di chuyển cùng với cử động của
phần chi thể qua suốt tầm vận động
Tiến trình tổng quát
• Người khám nên giữ phân đoạn trên và dưới khớp được
đo 1 cách chắn chắn và nhẹ nhàng di động khớp qua suốt
tầm vận động có thể xác định ROM thụ động đầy đủ.
Không nhấn mạnh khớp. Quan sát xem có dấu hiệu đau
đớn hay khó chịu không
• Đặt lại thước đo và ghi chép số cung độ ở vị thế cuối
cùng
• Tháo thước đo và nhẹ nhàng đặt phần chi thể về vị trí
nghỉ
• Ghi chép vào hồ sơ
Kỹ thuật thực hiện
• Đặt thước đo
- Cạnh cố định song song với trục của phần chi thể cố định
- Cạnh di động song song với trục của phần chi thể di động
- Trục của thước trùng với trục của khớp
Kỹ thuật thực hiện
• Cố định phần gần chi thể, loại trừ động tác thay thế
• Thực hiện động tác ở phần chi thể di động đến hết tầm
đạt được
• Ghi lại số đo ở vị trí khởi đầu và kết thúc của cử động
khớp
Cách ghi ROM
• Sự giới hạn của cử động khớp được ghi từ vị trí khởi đầu
đến cuối tầm

0º - 140º: bình thường


20º - 140º: hạn chế duỗi
0º - 120º: hạn chế gấp
-10º - 140º: quá duỗi
90º: cứng khớp
Các yếu tố ảnh hưởng
• Tầm hoạt động là chủ động hay thụ động
• Khi cử động người bệnh có đau hay không
• Có hiện tượng kháng lại cử động hay không
• Sự hợp tác của người bệnh khi đo
• Tình trạng bệnh lý hay thương tật gây ảnh hưởng đến hệ
vận động như tổn thương cơ, khớp, thần kinh
Tầm vận động bình thường ở một số khớp của
cơ thể
Tầm vận động bình thường ở một số khớp của
cơ thể
KẾT QUẢ LƯỢNG GIÁ TỪ ROM
• Khi hạn chế ROM cần xác định nguyên nhân: co rút da do
mô kết dính hay mô sẹo, yếu cơ, co cứng…
• Phân tích kết quả trong mối tương quan với những yêu
cầu cuộc sống của BN, xác định chỉnh sửa mà tầm độ
dưới giới hạn chức năng
• ROM chức năng: là số lượng ROM khớp để thực hiện
ADL thiết yếu mà không cần dụng cụ đặc biệt => gia tang
ROM hạn chế đên tầm vận động chức năng
KẾT QUẢ LƯỢNG GIÁ TỪ ROM
• Ví dụ
- giới hạn trầm trọng của sấp cẳng tay sẽ ảnh hưởng nhiều
đến sinh hoạt: ăn uống, tắm rửa, gọi điện thoại…
- Để ngồi thoải mái ROM của khớp hông tối thiểu 0 – 90 độ
- Một vài trường hợp, sự hạn chế ROM có thể là vĩnh viễn,
sẽ không có khả năng tăng ROM, phải dung biện pháp
khác để bù trừ
- Một vài trường hợp hạn chế ROM có thể dự báo trước,
nên cần ngăn ngừa
Lượng giá
• Tầm vận động khớp là
A. Khoảng cách mà chi thể di động được
B. Cung của một cử động mà khớp phải hoàn thành
C. Khối lượng vận động mà một chi thể có thể thực hiện
được
D. Khối lượng tối đa mà một chi thể có thể mang vác
Lượng giá
• Đo tầm vận động chủ động là
A. Người bệnh tự mình đo
B. Người khám đo với sự co cơ chủ động của người bệnh
C. Người bệnh tự đo với sự hướng dẫn của người khám
D. Người khám đo và người bệnh cho biết những khó
khăn khi thực hiện cử động
Lượng giá
• Mục đích của đo tầm hoạt động khớp
A. Xác định nhu cầu về sử dụng nẹp và những dụng cụ hỗ
trợ
B. Xác định tiên lượng của người bệnh
C. Xác định nỗ lực của người bệnh trong tập luyện
D. Xác định khả năng hồi phục của người bệnh
Lượng giá
• Nguyên tắc khi đo tầm hoạt động khớp
A. Người khám nên biết số đo ROM tối đa mà người bệnh
đã có được trước đây
B. Người khám nên biết số đo ROM trung bình của khớp
cần để so sánh
C. Người khám nên biết số đo ROM tối thiểu mà người
bệnh đã có được trước đây
D. Người khám nên biết số đo ROM trung bình của mình
để so sánh với người bệnh
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
TRONG THỬ CƠ BẰNG TAY
GV: Lê Thị Ngoan
Mục tiêu
• Trình bày được hệ thống bậc của thử cơ bằng tay
• Nêu được những điều cần biết khi thử cơ bằng tay
• Nêu nguyên tắc của kỹ thuật thử cơ bằng tay
• Nêu công dụng của thử cơ bằng tay
Định nghĩa
Thử cơ bằng tay là phương pháp đánh giá một cách khách
quan khả năng của người bệnh điều khiển một cơ hoặc
một nhóm cơ hoạt động
MỤC ĐÍCH CỦA LƯỢNG GIÁ SỨC MẠNH CƠ
• Chẩn đoán một vài tình trạng bệnh lý thần kinh – cơ: tổn
thương TK ngoại biên, tổn thương tủy
• Là phương tiện chẩn đoán quan trọng trong bệnh lý TK – cơ
• Mục đích của lượng giá sức mạnh cơ
- Xác định số lượng lực cơ có thể có để xây dựng nền tảng
điều trị
- Thấy yếu cơ ảnh hưởng đến ADL như thế nào
- Ngăn ngừa biến dạng có thể có do sự mất cân bằng lực cơ
- XĐ nhu cầu về dụng cụ trợ giúp
- Giúp chọn các hoạt động trong khả năng của người bệnh
- Lượng giá hiệu quả quá trình điều trị
Những điều cần thiết khi thử cơ
• Phải có kiến thức về giải phẫu học cả về mô tả lẫn chức
năng của hệ vận động
• Đặt tư thế khởi đầu đúng
• Chú ý giữ vững từng phần cơ thể hoặc chi thể để tránh cử
động thay thế
• Biết rõ các điểm sờ của cơ thử nghiệm
• Nhận biết được hiện tượng thay thế của một cơ hoặc
nhóm cơ khác đối với cơ đang thử nghiệm
• Biết đúng vị trí và cách trợ giúp hay đề kháng cơ được thử
• Có khả năng giải thích và hướng dẫn người bệnh đề đạt
được sự hợp tác tối đa
• Ghi chép tầm hoạt động bị giới hạn do co rút hay co cứng
Bậc thử cơ
Bậc 0 Không có sự co cơ
Bậc 1 Rất yếu, co cơ nhẹ, có thể sờ thấy nhưng
không có cử động
Bậc 2 Yếu, cử động hết tầm nhưng không thắng
được trọng lực
Bậc 3 Khá, cử động hết tầm, thắng trọng lực
Bậc 4 Tốt, cử động hết tầm thắng được trọng lực
và đề kháng vừa phải
Bậc 5 Cử động hết tầm, thắng trọng lực, đề
kháng tối đa, gần như người bình thường
Các nguyên tắc của thử cơ bằng tay
• Tư thế người bệnh: cần thoải mái nhất và dễ thực hiện
thao tác, tuỳ thuộc vào nhu cầu khám một cơ hay nhiều
nhóm cơ. Tránh thay đổi tư thế nhiều lần gây mệt cho
bệnh nhân
• KTV: cần chọn vị thế có lợi nhất để thực hiện thao tác
TIẾN TRÌNH THỬ CƠ BẰNG TAY

Tư thế Ổn định

Sờ nắn Quan sát

Đề kháng Định bậc


Công dụng của kỹ thuật thử cơ bằng tay
• Là cơ sở cho viêc tái rèn luyện cơ và lượng giá sự tiến
triển trong tập luyện cơ
• Chẩn đoán tình trạng cơ
• Làm cơ sở trong chỉ định điều trị
Những lưu ý khi thử cơ
• Nếu BN mệt thử cơ sẽ không chính xác
• Đau, phù nề, co thắt cơ cũng tác động đến tiến trình thử
• Cần loại bỏ cử động thay thế bằng cách đặt đúng tư thế,
ổn định vững chắc, sờ nắn các cơ được thử, thực hiện cử
động cẩn thận
Những hạn chế của thử cơ bằng tay
• Không đo được sức bền
• Không xác định được sự điều hợp cơ
• Không xác định được khả năng thao tác vận động của NB
• Không thể chính xác cho BN co cứng do tổn thương
noron vận động trên
Đánh giá yếu cơ
• Xác định nguyên nhân yếu cơ
- rối loạn vận động dưới: Bệnh lý TK ngoại biên
- Bệnh lý nguyên phát của cơ: loạn dưỡng cơ, nhược cơ
- Bệnh lý TK trong đó noron vận động dưới bị ảnh hưởng:
xơ cứng cột bên teo cơ…
- Những giảm khả năng do không dùng hay bất động: gãy
xương, viêm khớp, chấn thương…
MỤC ĐÍCH LƯỢNG GIÁ SỨC MẠNH CƠ
chẩn đoán bệnh lý thần kinh - cơ: tổn thương TK ngoại
biên, tủy sống
mục đích
- XĐ số lượng lực cơ có thể có tạo nền tảng điều trị
- thấy ảnh hưởng của lực cơ lên ADLs
- ngăn ngừa biến dạng có thể có do mất cân bằng lực cơ
- xác định nhu cầu về dụng cụ trợ giúp
- chọn hoạt động trong khả năng của BN
- lượng giá hiệu quả điều trị
Lập kế hoạch tập luyện sau thử cơ
• Sau lượng giá cần xác định
- mức độ yếu cơ là bao nhiêu?
- Yếu toàn bộ hay đặc thù cho một hay nhiều nhóm cơ
- Bậc cơ giống nhau toàn bộ hay có sự chênh lệch rõ ràng
giữa các nhóm cơ?
- Nếu có sự chênh lệch thì có sự mất cân bằng lực cơ giữa
các nhóm cơ đối kháng và nhóm cơ chủ vận hay không
- Tăng sức bền cũng là một trong những mục tiêu của
chương trình điều trị
TƯƠNG QUAN GIỮA ROM VÀ BẬC CƠ
ROM thụ động không cho biết bậc cơ
khi tiến hành thử cơ nên biết ROM thụ động để thử bậc cơ
cho đúng
Lượng giá
• Thử cơ bằng tay sẽ cho phép xác định
A. sức bền của cơ khi hoạt động
B. Sự điều hợp của cơ khi hoạt động
C. Khả năng thao tác vận động
D. Số lượng lực cơ mà cơ có thể tạo ra
Lượng giá
• Sau khi tháo bột, lực cơ của người bệnh bị suy yếu do
A. Hậu quả của gãy xương
B. Hậu quả của sự bất động
C. Cơ bị suy dinh dưỡng do cung cấp máu không đủ
D. Số lượng các xung thần kinh đến cơ bị giảm
CÁCH ĐO TẦM VẬN ĐỘNG MỘT SỐ
KHỚP
Khớp vai: Gập ( 0 – 180 độ)
• Tư thế: Ngồi hoặc nằm ngửa với cánh tay ở vị thế trung tính
xoay ( lòng bàn tay hướng vào thân)
• Trục thước: mỏm cùng vai xương bả vai
• Cành cố định: song song đường nách giữa
• Cành di động: song song với trục của xương cánh tay, thẳng
lồi cầu ngoài xương cánh tay
• Cử động thay thế: đặt lại thước nên đặt ở mặt ngoài vai,
trùng với điểm cuối của nếp gấp tạo thành trên khối cơ delta
• Tránh cử động nâng đai vai, dang hay áp cánh tay
Khớp vai: Duỗi vai ( 0 – 60 độ)
• NB ngồi hay nằm sấp và không có sự cản trở phía sau,
cánh tay ở vị thế trung tính xoay
• Đặt thước đo: giống gập vai
• Cử động nên đi kèm với nghiêng nhẹ lên trên của xương
vai, tuy nhiên cử động xương vai quá độ là không được
phép
Khớp vai: Dạng ( 0 – 170 độ)
• Trục thước: mỏm cùng vai xương bả vai
• Cành cố định: song song xương ức
• Cành di động: thẳng đường giữa xương cánh tay
Khớp vai: Xoay trong ( 0 – 70) – Xoay ngoài
( 0- 80)
• Tư thế: ngồi hay nằm ngửa với vai dang 90 độ, khuỷu gập 90
độ, cẳng tay sấp
• Trục thước: mỏm khuỷu xương trụ
• Cành cố định: vuông góc với mặt bàn
• Cành di động: thẳng trục dọc xương trụ (đến mỏm trâm trụ)
• Tránh cử động nâng vai ( x.trong), đưa vai ra sau ( x. ngoài)
Dạng ngang vai ( 0 – 40 độ)
• Ngồi thẳng, vai gấp 90 độ, khuỷu duỗi, lòng bàn tay
hướng xuống đất
• Trục của thước: đặt trên mỏm cùng vai, cạnh khe khớp
• Nhánh cố định: song song với với, hướng về cổ
• Nhánh di động trùng với trục cánh tay, hướng đến mỏm
trên lồi cầu ngoài
• Cử động thay thế: không di chuyển vai ra trước và sau,
cử động phải xảy ra trong mặt phẳng ngang
Khép ngang vai ( 0 – 130 độ)
• Tư thế người bệnh và cách đặt thước đo giống với dạng
ngang
Khớp khuỷu: Gập – duỗi ( 0 đến 135- 150 độ)

• BN đứng, ngồi, nằm ngửa cánh tay khép và xoay ngoài,


cẳng tay ngửa
• Trục thước: lồi cầu ngoài xương cánh tay
• Cành cố định: thẳng trục dọc xương cánh tay (mỏm cùng
vai)
• Cành di động: thẳng trục dọc xương quay (đến mỏm trâm
quay)
Ngửa cẳng tay ( 0 – 80 độ)
• Ngồi, đứng với cánh tay khép, khuỷu gấp 90 độ, cẳng tay
ở vị thế trung tính xoay
• Trục thước đo đặt ở bờ trụ phía mặt lòng cổ tay, ngay gần
mỏm trâm trụ
• Nhánh cổ định thẳng góc với nền nhà
• Nhánh di động tựa vào mặt lòng của cổ tay
• Tránh xoay ngoài hay khép cánh tay
Ngửa cẳng tay ( cách đo khác)
• Tư thế giống như trên, đặt một cây bút trong lòng bàn tay
và giữ sao cho thăng góc với nền nhà
• Trục của thước đo đặt ở chòm xương đốt bàn ngón 3
• Nhánh cố định: thẳng góc với nền nhà
• Nhánh di động song song với bút
Sấp cẳng tay ( 0 – 80 độ)
• Ngồi hay đứng với cánh tay khép, khuỷu gấp 90 độ, cẳng
tay ở vị thế trung tính xoay
• Trục của thước đo đặt ở bờ trụ phía mặt lưng của cổ tay,
ngay gần mỏm trâm trụ
• Nhánh cố định thẳng góc với nền nhà
• Nhánh di động tựa vào mặt lưng cổ tay
• Tránh cử động xoay trong hay dang cánh tay
Sấp cẳng tay ( cách đo khác)
• Tư thế người bệnh: giống như trên, đặt 1 cây bút trong
lòng bàn tay và giữ sao cho thẳng góc với nền nhà
• Trục của thước đo đặt ở chỏm của xương đốt bàn ngón 3
• Nhánh cố định thẳng góc với nền nhà
• Nhánh di động song song với bút
Khớp cổ tay: Gập ( 0 – 80)– duỗi ( 0 – 70)
• Trục thước: mặt ngoài cổ tay (xương tháp)
• Cành cố định: đường giữa mặt ngoài xương trụ
• Cành di động: đường giữa bờ ngoài xương bàn ngón 5
• Tránh cử động dang – khép cổ tay
Khớp cổ tay: Nghiêng quay – trụ
• Trục thước: đường giữa mặt lưng cổ tay (xương cả)
• Cành cố định: thẳng trục cẳng tay tới lồi cầu ngoài xương
cánh tay
• Cành di động: thẳng đường giữa xương bàn ngón 3
• Tránh gập duỗi khớp cổ tay
Khớp háng: Gập ( 0 - 120 độ)
• Nằm ngửa với hông và gối duỗi. Chân thẳng góc với
đường ngang qua hai gai chậu trước trên
• Trục thước: mấu chuyển lớn xương đùi
• Cành cố định: song song đường nách giữa
• Cành di động: đến lồi cầu ngoài xương đùi
• Tránh cử động của CSTL và xoay chậu)
Khớp háng: Duỗi ( 0 -30 độ)
• Nằm sấp với hông và gối ở vị thế duỗi 0 độ
• Đặt thước tương tự gập hang
• Tránh ưỡn thắt lưng
Khớp háng: Dạng ( 0 – 40 độ) – khép ( 0 – 35)
• Nằm ngửa với hai chân duỗi
• Trục thước: gai chậu trước trên
• Cành cố định: đến gai chậu trước trên bên đối diện
• Cành di động: song song đường giữa mặt trước xương
đùi, tới điểm giữa xương bánh chè
• Tránh nâng chậu, xoay khớp hông
Khớp háng: Xoay trong ( 0 – 45)– Xoay ngoài ( 0 -
45)• Ngồi hoặc nằm ngửa với hông và gối gấp 90 độ
• Trục thước: mặt trước giữa xương bánh chè
• Cành cố định: vuông góc với mặt sàn
• Cành di động: thẳng trục dọc xương chày (mào chày)
• Xoay trong: tránh khép đùi, gập đùi, nghiêng chậu, giữ
thân thẳng
• Xoay ngoài: tránh dang đùi, gập đùi, nghiêng chậu, giữ
thân thẳng
Khớp gối: duỗi – gập ( 0 – 135)
• Trục thước: lồi cầu ngoài xương đùi
• Cành cố định: tới mấu chuyển lớn
• Cành di động: tới mắt cá ngoài
• Tránh cử động xoay của khớp hông, tránh duỗi đùi hay
ướn thắt lưng
Khớp cổ chân: gấp mặt lòng và mặt lưng bàn
chân
• Nằm ngửa hoặc ngồi gối gấp 90 độ, cổ chân đặt ở vị thế
90 độ trung tính. Bệnh nhân cũng có thể nằm sấp với gối
gập 90 độ, bàn chân thẳng góc với cẳng chân
• Trục thước: mắt cá ngoài xương cẳng chân
• Cành cố định: đường giữa mặt ngoài xương mác đến
chỏm xương mác
• Cành di động: song song với mặt ngoài xương bàn chân
ngón 5
• Cử động thay thế: tránh nghiêng trong hay nghiêng ngoài
bàn chân
Nghiêng trong cổ chân ( từ 0 – 35 độ)
• Ngồi hay nằm ngửa với gối gập và cổ chân ở vị thế 90 độ
trung tính
• Trục: bờ ngoài bàn chân, gần gót chân
• Nhánh cố định: mặt ngoài và song song với trục dọc cẳng
chân
• Nhánh di động đặt song song với mặt gan ở vùng gót
chân
Nghiêng ngoài cổ chân
• Tư thế tương tự nghiêng trong
• Trục: bờ trong bàn chân, ngay ở khoảng khớp bàn – đốt
• Nhánh cổ định: mặt trong và song song với trục dọc cẳng
chân
• Nhánh di động đặt song song với mặt gan chân ở vùng
bàn chân
• Tránh cử động gập lưng hay gập lòng bàn chân
ĐO TẦM VẬN ĐỘNG
CỘT SỐNG
Cột sống cổ: gập cổ ( 0 – 45 độ)
- Tư thế bệnh nhân: ngồi thẳng
− Tâm thước: dái tai hoặc lổ tai ngoài.
− Nhánh cố định: vuông góc với mặt bàn
− Nhánh di động: cánh mũi.
Duỗi cột sống cổ ( 0 – 45 độ)
- Đo bằng thước đo góc
− Tư thế bệnh nhân: ngồi thẳng
− Tâm thước: dái tai hoặc lổ tai ngoài.
− Nhánh cố định: vuông góc với mặt bàn
− Nhánh di động: cánh mũi.
Cử động nghiêng bên ( 0 – 45 độ)
- Tư thế bệnh nhân: ngồi thẳng
− Tâm thước: mỏm gai cột sống C7.
− Nhánh cố định: vuông góc với mặt bàn
− Nhánh di động: đưởng giữa sau của xương sọ.
Cử động xoay ( 0 – 60 độ)
- Tư thế bệnh nhân: ngồi thẳng
− Tâm thước: đỉnh đầu bệnh nhân.
− Nhánh cố định: đường song song với đường liên mỏm
cùng vai
− Nhánh di động: mũi.
Cột sống thắt lưng: gập ( 0 – 80 độ) – 10 cm
• Đo độ giãn cột sống
- Nghiệm pháp Stibor : đo độ giãn toàn bộ cột sống.
+ Bệnh nhân đứng thẳng, quay lưng về phía thầy thuốc.
+ Xác định điểm mốc thứ nhất: giao điểm của đường thẳng
qua điểm cao nhất của hai mào chậu với cột sống.
+ Điểm thứ hai: mỏm gai đốt sống cổ 7.
+ Đo từ điểm thứ nhất đến điểm thứ hai.
+ Yêu cầu bệnh nhân cúi gập người tối đa về phía trước.
+ Đo lại khoảng cách giữa hai điểm này.
Độ giãn cột sống bình thường là 10-12 cm.
Cột sống thắt lưng: gập ( 0 – 80 độ) – 10 cm
• Nghiệm pháp Schober: đo độ giãn cột sống thắt lưng.
+ Xác định điểm mốc thứ nhất (như trên)
+ Điểm thứ 2: đo từ điểm thứ nhất lên trên 10 cm.
+ Các đo tương tự như đo độ giãn cột sống.
Bình thường độ giãn cột sống thắt lưng khoảng 4-6 cm.
Cột sống thắt lưng: gập ( 0 – 80 độ) – 10 cm
• Đo cử động gập duỗi thắt lưng
• Điểm gốc: điểm tựa tại đượng nách giữa với xương sườn
thấp nhất
• Nhánh cố định: song song vuông góc với mặt bàn
• Nhánh di động: đường nách giữa
Cột sống thắt lưng: duỗi ( 0 – 30 độ)
• Tư thế người bệnh đứng thẳng đứng hoặc nằm sấp
• Điểm gốc: điểm tựa tại đượng nách giữa với xương sườn
thấp nhất
• Nhánh cố định: song song vuông góc với mặt bàn
• Nhánh di động: đường nách giữa
• Cử động thay thế: tránh duỗi khớp hông
Cột sống thắt lưng: cử động nghiêng bên ( 0 –
40 độ)
• Tư thế: đứng thẳng người, hai tay cạnh thân
• Điểm tựa tại mỏm gai cột sống S1
• Nhánh cố định: thẳng góc với nền nhà
• Nhánh di động: hướng tới mỏm gai cột sống C7
• Tránh nâng chậu, nên đứng dang chân
Xoay cột sống ( 0 – 45 độ)
• Nằm ngửa hoặc đứng
• Xoay phần thân trên trong khi vẫn duy trì vị thế trung tính
của khung chậu
• Trục: đỉnh đầu
• Cung cử động: mỏm cùng vai -> mũi

You might also like