You are on page 1of 16

LƯỢNG GIÁ SỨC CƠ

BẰNG TAY

Ths. Vu Vân Thanh


Mục tiêu bài giảng
• Kể đủ các công dụng thử cơ bằng tay.
• Trình bày hệ thang bậc thử cơ bằng số.
• Nêu đủ các nguyên tắc của phương pháp thử
cơ bằng tay.
• Trình bày những điều cần thiết khi thử cơ
bằng tay.
Những điều cần thiết khi thử cơ
1. Định nghĩa:
Trắc nghiệm thử cơ bằng tay là phương pháp
đánh giá rất khách quan khả năng của NB điều
khiển 1 cơ hay 1 nhóm cơ hoạt động.
2. Công dụng:
• Làm cơ sở cho việc tái rèn luyện cơ và lượng giá
sự tiến triển của việc luyện tập cơ.
• Chẩn đoán tình trạng cơ.
• Làm cơ sở trong chỉ định điều trị (luyện tập, nẹp,
phẫu thuật chỉnh hình,…)
Chỉ định
• Liệt do tổn thương thần kinh trung ương
• Liệt do tổn thương thần kinh ngoại biên
• Liệt do bệnh cơ
• Một số bệnh lý cơ xương khớp khác có ảnh
hưởng đến chức năng vận động
Chống chỉ định
• Gãy xương chưa liền
• Ngay sau phẫu thuật, giai đoạn liền tổn
thương
• Tăng trương lực cơ quá nhiều
• Người bệnh tổn thương khả năng nhận thức
hoặc kiểm soát hành vi, không có khả năng
phối hợp với người đánh giá
Những điều cần thiết khi thử cơ
3. Những điều cần thiết khi thử cơ:
• Có kiến thức về giải phẫu học cả về mô tả lẫn chức năng của hệ
vận động.
• Vị trí khởi đầu đúng.
• Chú ý giữ vững từng phần cơ thể hoặc chi thể (để tránh cử động
thay thế).
• Biết rõ các điểm sờ nắn của các cơ thử nghiệm.
• Nhận biết được hiện tượng thay thế của 1 cơ hay nhóm cơ khác
đối với cơ đang thử nghiệm.
• Biết đúng vị trí và cách trợ giúp hay đề kháng bàn tay đối với cơ
được thử.
• Có khả năng giải thích và hướng dẫn NB để đạt được sự trợ giúp
tối đa.
• Ghi chép tầm hoạt động bị giới hạn do co rút hay co cứng.
Những điều cần thiết khi thử cơ
4. Hệ thống bậc cơ:
• Bậc cơ được tính theo 1 hệ thống bằng số từ 0 đến 5, được
quy định như sau:
– Bậc 5 (bình thường) : hết ROM kháng trọng lực với sức đề
kháng tối đa.
– Bậc 4: (tốt) : hết ROM kháng trọng lực với sức đề kháng
vừa phài.
– Bậc 3 (khá): hết ROM kháng trọng lực
– Bậc 2 (yếu): hết ROM với không trọng lực
– Bậc 1 (rất yếu) : cơ co nhẹ có thể sờ thấy nhưng không có
cử động khớp.
– Bậc 0 (zero) : không có dấu hiệu co cơ.
5: cử động hết ROM với
sức đề kháng tối đa ở cuối
tầm
4+: cử động hết ROM đối
trọng lực với sức đề
4: cử động hết ROM đối
kháng từ vừa phải đến tối
trọng lực với sức đề
4-: cử động hết ROM đối đa ở cuối tầm
kháng vừa phải ở cuối
trọng lực với sức đề
tầm
kháng tối thiểu đến vừa
3+: cử động hết ROM đối
phải ở cuối tầm
trọng lực với sức đề kháng
3: cử động hoàn tất ROM tối thiểu
sự ởcocuối tầm
3-: cử động được 2/3 đối trọng lực
ROM đối trọng lực
2+: cử động được 1/3
2: cử động hoàn tất ROM ROM đối trọng lực
2-: cử động được 1/2 không có trọng lực
ROM không có trọng lực
1+ : cử động được 1/ 3
ROM không có trọng lực
1: có sự co cơ nhưng
không có cử động

0: không có sự co cơ
Những điều cần thiết khi thử cơ
5. Các thử nghiệm chọn lọc:
• Thử cơ chi tiết đòi hỏi nhiều thời gian của người thử
và có thể gây mệt cho NB nên cần thử nghiệm chọn
lọc để hạn chế bớt thời gian thử cơ.
• Với kinh nghiệm người khám có thể tự đề ra nhiều
cách thử nghiệm nhanh đặc biệt đối với NB suy yếu
toàn thân và trẻ chưa biết đi.
• Với NB có khả năng di chuyển có thể thử nghiệm chon
lọc bằng cách phân tích dáng đi ở giai đoạn đứng và
đi.
• Với trẻ còn quá nhỏ ta có thể dùng các kích thích lên
chi để phát hiện chi yếu hoặc liệt trước khi thử cơ để
xác định bậc cơ.
Những điều cần thiết khi thử cơ

Thử nghiệm Trendelenburg


Những điều cần thiết khi thử cơ
6. Các nguyên tắc của thử cơ bằng tay:
– Vị thế KTV:
Cần chọn 1 vị thế có lợi nhất để thực hiện được thao tác
như tạo sức đề kháng, cố định trợ giúp NB hoặc sờ nắn sự
co cơ khi cơ co rất yếu đồng thời quan sát được NB.
– Tư thế NB:
Trong mọi thử nghiệm NB cần được đặt ở vị thế thoải mái
nhất dễ thực hiện thao tác chính xác. Tư thế NB tùy thuộc
vào nhu cầu khám 1 cơ hay 1 nhóm cơ và ở bậc thử cơ. Ở
mỗi tư thế nên khám 1 loạt ở các cơ cần khám để tránh
bắt NB phải thay đổi tư thế nhiều trong khi khám, vừa mất
thời gian và vừa gây mệt NB.
Các điểm cần lưu ý khi thử cơ
1. Thử cơ đúng vị thế, an toàn cho NB.
2. Chi thể được thử phải ở cùng bên KTV.
3. Hướng dẫn cử động mẫu, mệnh lệnh rõ ràng, dứt
khoát.
4. So sánh với chi đối bên khi thực hiện đề kháng
5. Thực hiện đề kháng ở giữa tầm hoạt động của cơ.
Thực hiện kỹ thuật
• Thời gian để lượng giá một nhóm cơ thường dưới 5
phút. Tổng thời gian thực hiện Thử cơ bằng tay phụ
thuộc vào số cơ được thử.
• Hướng dẫn NB về những thao tác sẽ thực hiện để NB
phối hợp tốt với người đánh giá.
• Đặt tư thế NB sao cho phù hợp với từng nhóm cơ và
bậc thử cơ.
• Cố định tốt để tránh vận động thay thế của các nhóm
cơ khác.
• Đánh giá sơ bộ tầm vận động thụ động của khớp liên
quan
Thực hiện kỹ thuật
• Yêu cầu NB thực hiện hết tầm vận động khớp theo các tư
thế và lực đề kháng khác nhau tùy thuộc vào bậc thử cơ
• Kết hợp nhìn, sờ, tạo lực đề kháng tùy thuộc vào bậc thử

• Thử các cơ ở gốc chi trước, ngọn chi sau
• Thực hiện thử cơ ở cả 2 bên cơ thể để đối chiếu
• Quan sát, cho điểm từng nhóm cơ theo thang điểm từ 0
đến 5
• Điền vào phiếu thử cơ
• Ghi lại ngày giờ đánh giá. Ký, ghi rõ họ tên người đánh giá.
Yêu cầu thực hành
• Nêu được tên cơ chính thực hiện mẫu cử
động đó.
• Chú ý học thuộc lòng nguyên ủy, bám tận của
các cơ chính: cơ đi qua 2 khớp, cơ có nguyên
ủy lồi cầu ngoài xương cánh tay,…
Tài liệu tham khảo
• Sách kỹ thuật khám và thử cơ bằng tay của Bộ
môn VLTL – ĐHYD. TPHCM.
• Manual muscle testing procedures for mmt8
testing june 18, 2007

You might also like