You are on page 1of 8

1.

Chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt viêm da cơ địa, các thể lâm sàng viêm da cơ địa và
điều trị (theo độ tuổi)
Viêm da cơ địa (atopic dermatitis) trước đây gọi là chàm thể tạng hay chàm cơ địa là một bệnh da rất
hay gặp. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp nhất là trẻ em dưới 2 tuổi. Tiến triển của bệnh
rất dai dẳng và có thể kéo dài tới tuổi trưởng thành. Hình ảnh lâm sàng của viêm da cơ địa thay đổi theo
từng giai đoạn bệnh, từng thời kỳ, lứa tuổi. Điều đặc biệt là bệnh thường liên quan tới yếu tố cơ địa, tiền sử
bị các bệnh dị ứng như hen phế quản, mày đay, viêm da tiếp xúc... Vì vậy việc điều trị vẫn còn gặp nhiều
khó khăn.
a. CĐ xác định: Bộ tiêu chuẩn chẩn đoán của Mỹ (Hội bác sĩ gia đình – 1999)
* Tiêu chuẩn chính (4 tiêu chuẩn)
– Ngửa.
– Viêm da mạn tính tái phát.
– Hình thái và vị trí điển hình:
+ Trẻ em: mụn nước tập trung thành đám ở mặt, mặt duỗi các chi.
+ Người lớn: Lichen hóa ở nếp gấp.
– Tiền sử gia đình hay bản thân bị các bệnh atopy như hen phế quản, viêm da cơ địa, mày đay....
* Tiêu chuẩn phụ (15 tiêu chuẩn)
– Khô da. – Phản ứng quá mẫn type 1 dương tính.
– Dày da lòng bàn tay, bàn chân. – IgE huyết thanh cao.
– Viêm kết mạc mắt. – Dễ bị dị ứng thức ăn.
– Mặt tái. - Dó da.
– Vảy phấn trắng. – Bệnh xuất hiện từ bé.
– Vảy cá. – Chứng vẽ nổi của da.
– Viêm da lòng bàn tay, bàn chân không đặc hiệu. – Dày sừng nang lông.
– Chàm núm vú.
Một người được chẩn đoán là bị viêm da cơ địa khi có ít nhất 3 tiêu chuẩn chính và 3 tiêu chuẩn phụ.
b. CĐ PB
Cần chẩn đoán phân biệt viêm da cơ địa với một số bệnh da sau:
– Chàm vi trùng: Thương tổn cơ bản là các mụn nước tập trung thành đám, ranh giới rõ, vị trí bất kỳ ở đâu
và thường liên quan với ổ nhiễm trùng.
– Viêm da đầu: Da do, có vảy, ngứa, hay gặp ở vùng da mỡ: rãnh mũi má, hai kẻ sau tai, trán. hai cung mày,
cằm, phía trên ngực, vùng giữa hai bả vai.
– Viêm da tiếp xúc: Thương tổn là các mụn nước, bọng nước trên nền da đỏ, có thể loét tùy theo mức độ
phản ứng. Vị trí thương tổn là vùng hở, vùng tiếp xúc với dị nguyên.
-Ghẻ Thương tổn cơ bản là mụn nước rải rác khắp người nhưng thường khu trú ở một số vị trí đặc biệt như
kẽ tay, nếp cổ tay, mông, hai đùi, hai nếp gấp vú, khuỷu tay. Ở các đường chỉ lòng bàn tay có thể có luống
ghẻ. Ngửa về đêm.
- Rôm sảy: Hay gặp vào mùa hè, các mụn rôm rải rác, toàn thân.
c. Thể LS
(1) Viêm da cơ địa ở trẻ < 2 tuổi (giai đoạn ấu thơ)
Thường gặp ở trẻ 2 - 3 tháng tuổi.
– Thương tổn cơ bản là các mụn nước tập trung thành từng đám. Các mụn nước tiến triển qua các giai đoạn:
+ Giai đoạn tấy đỏ: da đỏ, ngứa và có các mụn nhỏ li ti như hạt kê.
+ Giai đoạn mụn nước: trên nền da đỏ xuất hiện nhiều mụn nước bằng đầu đinh ghim, tập trung thành từng
đám dày đặc.
+ Giai đoạn chảy nước/xuất tiết: các mụn nước vỡ ra, chảy nước (còn gọi là “giếng chàm"). Thương tổn tấy
đỏ, phù nề rất dễ bội nhiễm.
+ Giai đoạn đóng vảy: các dịch khô dần, đóng vảy tiết màu vàng nhạt. Nếu có bội nhiễm vảy dày màu nâu.
+ Giai đoạn bong vảy da: vảy tiết bong để lại lớp da mỏng, dần dần bị nứt và bong ra thành các vảy da mỏng
trắng. Da trở lại bình thường.
– Vị trí: hay gặp ở má, trán, cằm. Tuy nhiên có thể lan ra tay, chân, lưng, bụng... có tính chất đối xứng.
– Triệu chứng cơ năng: ngứa.
(2) Viêm da cơ địa ở trẻ em từ 2 – 12 tuổi
Hay gặp nhất là lứa tuổi từ 2 – 5.
– Thương tổn cơ bản là các sẩn nổi cao hơn mặt da, tập trung thành mảng hoặc rải rác. Da dày, lichen hóa.
Có thể gặp các mụn nước tập trung thành đám.
– Vị trí thương tổn: mặt duỗi hay nếp gấp như khuỷu tay, khoeo chân, cổ tay, mi mắt, thương tổn ở hai bên
hoặc đối xứng.
– Triệu chứng cơ năng: rất ngứa
(3) Viêm da cơ địa ở thanh thiếu niên và người lớn
– Bệnh tiến triển từ giai đoạn trẻ em chuyển sang, một số khởi phát ở tuổi dậy thì, một số phát ở tuổi lớn
hơn.
– Thương tổn cơ bản: sẩn nổi cao hơn mặt da, rải rác hoặc tập trung thành đám. Có thể có một số mụn nước
kèm theo nhiều vết xước do gãi.
– Vị trí khu trú của thương tổn hay gặp ở các nếp gấp như khoeo chân, khuỷu tay, cổ tay, vùng hậu môn sinh
dục, núm vú...
– Triệu chứng cơ năng: rất ngứa.
d. Điều trị
(1) Nguyên tắc điều trị
– Phối hợp điều trị tại chỗ và toàn thân.
- Chú ý điều trị các bệnh cơ địa (atopy) nếu có.
– Điều trị đúng theo từng giai đoạn.
- Chế độ ăn uống hợp lý.
(2) Điều trị tại chỗ
– Giai đoạn cấp tính:
+ Dung dịch Jarish: đắp liên tục vào thương tổn. Nếu không có Jarish có thể dùng nước muối đẳng trương.
– Giai đoạn bán cấp: dùng các loại hồ
+ Hồ nước.
+ Hồ Brocq.
– Giai đoạn mạn tính: dùng các loại mỡ
+ Mở ichtyol, goudron, salicylé, kem có corticoid như eumovate, fucicort, mỡ tacrolimus 0,03% hay 0,1%
và pimecrolimus.
+ Các thuốc làm mềm da, ẩm da.
(3) Toàn thân
– Kháng histamin tổng hợp.
- Vitamin C.
– Nếu có bội nhiễm: dùng kháng sinh.
(4) Các phương pháp khác
– Trong trường hợp thương tổn Lichen hóa, tái đi tái lại nhiều lần có thể chiếu tia cực tím như UVA, UVB
hoặc LASER he – ne.
– Các thuốc ức chế miễn dịch cần thận trọng khi dùng corticoid, tacrolimus, azathioprin.
– Giáo dục y tế: tư vấn cho bệnh nhân biết sử dụng các thuốc hợp lý, tránh các yếu tố kích thích, stress để
tránh tái phát bệnh.
- Để đề phòng bệnh tái phát cần dùng các loại xà phòng thích hợp, các sản phẩm để giữ độ ẩm cho da, tránh
các kích thích da.
2. Chẩn đoán xác định và điều trị zona
Zona (Herpes Zoster) là một bệnh da do Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên. Bệnh chiếm từ
10-20% dân số, có thể gặp vảo bất kỳ mùa nào trong năm và gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp nhất là ở
người trên 50 tuổi, và có 50% người trên 80 tuổi bị mắc bệnh zona.
a. Chẩn đoán xác định
- Lâm sàng: có các mụn nước, phỏng nước mọc thành chùm trên nền da viêm đỏ, tổn thương khu trú theo
một vùng chi phối của dây thần kinh
- Cơ năng: đau dọc theo vùng chi phối của dây thần kinh (đau có thể có trước tổn thương ngoài da gọi là tiền
triệu), đau có thể có nhiều kiểu đau và ở các mức độ khác nhau theo thang điểm Likert.
- Một số triệu chứng khác (nếu có):
+ Sốt.
+ Sưng hạch khu vực.
+ Tổn thương thần kinh ngoại vi.
b. Điều trị
(1) Thuốc kháng virus
Thuốc kháng virus là lựa chọn hàng đầu. Ba thuốc kháng virus được sử dụng trong điều trị zona là
Acycovir, Famciclovir và Valacyclovir có thể giảm một cách ngoạn mục tần suất và thời gian đau thần kinh
nếu được sử dụng trong 72 giờ đầu từ khi xuất hiện tổn thương. Thuốc kháng virus thường được chỉ định
điều trị trong vòng 7-10 ngày.
- Acyclovir (Zovirax): viên 800mg x 5 viên/ ngày chia 5 lần, cách nhau 4 giờ uống 1 viên x 7 ngày.
- Famciclovir (Oravir, Famvir): viên 500mg x 3 viên/ngày chia 3 lần cách 8 giờ uống 1 viên x 7 ngày.
- Valacyclovir (Valtrex, Zelitrex) viên 1000mg 3 viên/ ngày chia 3 lần, cách 8 giờ uống 1 viên.
(2) Các thuốc giảm đau
- Thuốc chống động kinh:
+ Gabapentine (Neurontin): Ức chế kênh canci và tăng lượng GABA trong não. Liều lượng: viên 300mg x
2-3 viên/ ngày.
+ Pregabalin (Lyrica, Synapain): ít tác dụng phụ hơn, có hiệu quả giảm đau nhanh và mạnh hơn
Gabapentine. Liều lượng: viên 75mg x 2 viên/ ngày.
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (Amitriptylin, Nortriptylin, Imipramine, Desipramine): Liều lượng: viên
25mg x 1-2 viên/ ngày.
(3) Thuốc kháng Histamin tổng hợp: Tổn thương dây thần kinh làm giải phóng Histamin là yếu tố kích
thích gây đau. Thường dùng Chlopheniramine, Fexofenadin, Loratadin.
(4) Kháng sinh
Dùng kháng sinh khi có bội nhiễm và thường dùng nhóm Doxycyclin, viên 100mg x 2 viên/ ngày chia 2 lần
sau ăn x 7 ngày.
(5) Điều trị tại chỗ
- Kem Acyclovir: là thuốc kháng virus.
- Các dung dịch sát khuẩn: Yarish, hồ nước.
Trong giai đoạn cấp không bôi thuốc dạng mỡ và không bôi các thuốc kem có chứa corticoid.
- Một số loại thuốc có nguồn gốc thực vật có tác dụng với Herpes Zoster bao gồm:
- Capsaicin: là Alkaloid từ cây ớt, có tác dụng giảm đau trong PHN.
- Cam thảo ( Licorice): có chứa chất chống viêm và Glycyrrhizin ức chế sự phát triển của virus và làm bất
hoạt virus một phần.
- Mật ong: có tác dụng làm liền vết thương.
(6) Điều trị đau sau Zona (PHN)
- Ngăn ngừa: dùng kháng virus sớm. Corticoid không có hiệu quả.
- Điều trị: Acetaminophen, Gabapentine, Pregabalin, thuốc chống trầm cảm 3 vòng kết hợp bôi kem
Capsaicin, kem Lidocain5%, kem EMLA. Ngoài ra, cần dùng thêm các thuốc gây ngủ: seduxen....
3. Chẩn đoán xác định và phân biệt, điều trị lậu cấp ở nam giới, nữ giới
Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD) rất hay gặp. Bệnh do song cầu khuẩn lậu
Gram (-) có tên là Neisseria gonorrhoeae gây nên.
a. Chẩn đoán xác định: dựa vào
– Tiền sử quan hệ tình dục với người bị bệnh.
– Lâm sàng: đái dắt, đái buốt, đái mủ, khí hư.
– Xét nghiệm:
+ Nhuộm Gram thấy song cầu Gram (-) trong bạch cầu đa nhân trung tỉnh
+ Nuôi cấy.
+ PCR (Polymerase Chain Reaction) (+) (nếu có điều kiện).
b. Chẩn đoán phân biệt: cần chẩn đoán phân biệt với tất cả các nhiễm khuẩn đường sinh dục (gọi là
nhiễm khuẩn sinh dục không do lậu), bao gồm các bệnh sau:
● Do Chlamydia: có nhiều chủng gây các bệnh khác nhau, chủng D, E, F. I, K gây viêm niệu đạo, tử
cung, trực tràng… Đây là căn nguyên thường gặp nhất trong các bệnh LTQĐTD với các đặc tính sau:
+ Hay phối hợp với lậu nên gây hội chứng viêm nhiễm sau lậu.
+ Thời gian ủ bệnh dài, trung bình từ 1 – 3 tuần.
Lâm sàng:
+ Ở nam thường có nóng rát ở niệu đạo, có khi kèm theo ra mủ (số lượng ít giống lậu mạn) hoặc ra
dịch nhày ở miệng sáo. Đái buốt thường ít, có khi thấy ngứa ở niệu đạo.
+ Ở nữ: biểu hiện lâm sàng thường kín đáo. Có thể gặp đái buốt, đái dắt, tiết dịch âm đạo.
Các xét nghiệm:
+ Xét nghiệm soi tìm lậu cầu âm tính
+ Miễn dịch sắc ký
+ ELISA
+ PCR với Chlamydia
● Do trùng roi (Trichomonas vaginalis)
– Thường gây viêm âm đạo với các triệu chứng:
+ Ngứa, khí hư âm đạo.
+ Khám âm đạo nhiều khí hư lỏng, có nhiều bọt nhỏ.
- Trùng roi cũng có thể gây viêm niệu đạo ở nam giới nhưng triệu chứng kín đáo hơn. Có đái buốt, ít mủ
nhày.
- Xét nghiệm: soi tươi tìm trùng roi.
● Do nấm Candida: thường do Candida albicans (chiếm 80%). Ngoài ra còn gặp các chủng khác như
C.glabrata, C. tropicalis, C. krusei.
– Ở nam: triệu chứng thường kín đáo, không rõ ràng. Có thể thấy ít dịch nhày ở miệng sáo, ngứa hoặc viêm
quy đầu. Lây truyền: do quan hệ với vợ/bạn tình bị nhiễm nấm âm đạo.
- Ở nữ: triệu chứng rõ ràng hơn, khí hư nhiều, màu trắng như váng sữa (đặc và bột). Khám thấy khí hư
nhiều, bám vào thành âm đạo. Lây truyền: có thể quan hệ tình dục với người mắc bệnh hoặc do cơ thể suy
giảm miễn dịch, rối loạn hoặc thay đổi nội tiết (đái đường, có thai), vệ sinh kinh nguyệt không tốt, sau hút
điều hòa kinh nguyệt, nạo phá thai, thủ thuật tiết niệu, sinh dục, thay đổi pH âm đạo làm các chủng nấm
cộng sinh trở nên gây bệnh.
– Xét nghiệm:
+ Soi nấm thấy bào tử nấm + giả sợi
+ Cấy nấm định loại trên môi trường Sabouraud
● Do tạp khuẩn
– Vi khuẩn ưa khí:
Có thể xuất hiện sau phẫu thuật đường tiết niệu, sinh dục, dị dạng đường tiết niệu. Bệnh có ở cả nam và nữ.
+ Ở nam ra mủ giống lậu mạn, mủ ít, màu vàng xanh.
+ Ở nữ: ra khí hư số lượng ít. Có thể kèm theo các biến chứng như viêm tiết niệu ngược dòng.
+ Xét nghiệm: nuôi cấy định loại và làm kháng sinh đồ.
- Vi khuẩn yếm khí: gặp chủ yếu ở nữ gây viêm âm đạo do vi khuẩn (Bacterial Vaginosis BV).
Biểu hiện ra khí hư (mủ) ở âm hộ, âm đạo, số lượng có thể ít hoặc nhiều, khám âm đạo thấy khí hư giống
kem láng đều thành âm đạo, cổ tử cung bình thường.
– Xét nghiệm: + Test Sniff (+).
+ Tế bào Clue (+).
c. Điều trị
● Nguyên tắc
- Điều trị sớm, đúng phác đồ
- Điều trị cả bạn tình.
– Tuân thủ chế độ điều trị: không quan hệ tình dục, không làm việc nặng, tránh thức khuya, không uống
rượu bia và chất kích thích, không làm thủ thuật tiết niệu trong thời gian điều trị.
– Điều trị đồng thời Chlamydia.
- Kiểm tra huyết thanh giang mai và HIV trước điều trị.
● Thuốc điều trị
(1) Lậu cấp (cho cả nam và nữ)
– Ceftriaxon (Rocephine). Liều lượng: 250mg tiêm liều duy nhất, hoặc
- Spectinomycin (Trobicin). Liều lượng: + Nữ 4g chia hai lần. + Nam 2g liều duy nhất, hoặc
– Cefixim (Cedax) uống 400mg liều duy nhất.
Điều trị đồng thời Chlamydia với các thuốc sau:
+ Doxycyclin 100mg x 2lần/ngày x 7 ngày, hoặc
+ Tetracyclin/Erythromycin 500mg x 4 lần/ngày x 7 ngày, hoặc
+ Azithromycin (Zitromax) 1g liều duy nhất, hoặc
+ Clarithromyxin (Clacid) 250mg x 2 lần/ngày x 7 ngày.
(2) Lậu mạn (cả nam và nữ)
– Có biến chứng sinh dục tiết niệu: Ceftriaxon 1g/ngày x 5 – 7 ngày.
-- Có biến chứng lan tỏa: cho bệnh nhân nằm điều trị nội trú. Ceftriaxon 1 – 2 g/ngày. Tiêm bắp hoặc tĩnh
mạch x 10 – 14 ngày.
Điều trị đồng thời Chlamydia bằng các thuốc sau:
+ Doxycyclin 100mg x 2lần/ngày x 14 ngày, hoặc
+ Tetracyclin/Erythromycin 500mg x 4 lần/ngày x 14 ngày, hoặc
+ Azithromycin (Zitromax) 1g / ngày x 2 ngày, hoặc
+ Clarithromyxin (Clacid) 250mg x 2 lần/ngày x 14 ngày.
(3) Lậu mắt ở trẻ sơ sinh
– Ceftriaxon 50mg/kg tiêm bắp liều duy nhất, tối đa không quá 125mg.
– Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý
– Điều trị lậu cho mẹ.
– Phòng ngừa lậu mắt ở trẻ sơ sinh: rửa sạch mắt trẻ ngay sau khi đẻ. Nhỏ mắt bằng dung dịch nitrat bạc 1%
hoặc mỡ tetracyclin 1% cho tất cả trẻ mới sinh.
(4) Điều trị bạn tình giống như điều trị bệnh nhân

4. Triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán xác định và biến chứng ghẻ
Bệnh ghẻ là một bệnh ngoài da do nhiễm ký sinh trùng Sarcoptes scabiei hominis, biểu hiện triệu trứng
chính là ngứa, bệnh dễ lây lan và có nhiều biến chứng.
a. Triệu chứng lâm sàng Thời gian ủ bệnh 2-3 tuần, bệnh toàn phát với các triệu chứng sau:
● Vị trí tổn thương
-Vị trí đặc hiệu: Lòng bàn tay, kẽ ngón tay, ngấn cổ tay, nếp gấp khuỷu tay, bờ trước nách, quanh rốn, mông,
đặc biệt nam giới hầu như 100% có tổn thương ở qui đầu, thân dương vật. Phụ nữ còn bị ở núm vú, nếp lằn
dưới vú. Trẻ em còn bị ở gót chân, lòng bàn chân. Đó là các vùng da mỏng, mềm, ít hoặc không có lông.
Ghẻ ít khi có tổn thương ở đầu mặt.
- Tổn thương đặc hiệucủa ghẻ:
+ Luống ghẻ(còn gọi là đường hang): Đường hang do cái ghẻ đào ở lớp sừng là đường cong ngoằn ngoèo
hình chữ chi, dài 1-2cm, gờ cao hơn mặt da, màu trắng đục hay trắng xám, không khớp với hằn da, ở đầu
đường hang có mụn nước, là nơi cư trú của cái ghẻ.
+ Mụn nước: Thường thấy rõ ở kẽ ngón tay. Các mụn nước có hình bán cầu, kích thước 1-2mm đường kính,
mụn nước căng, trong, nông, vòm mỏng, dễ vỡ trợt, bên trong chứa dịch trong, mụn nước trên nền da bình
thường.
● Tổn thương thứ phát
Tổn thương thứ phát thường rất phong phú, đa dạng do ngứa gãi gây nên: Vết gãi xước, vết trợt, sẩn viêm,
vảy tiết, mụn nước, mụn mủ, chốc nhọt, các cục nút (thường thấy ở sinh dục và bờ trước nách), dát thâm
màu, bạc màu. Những tổn thương thứ phát và biến chứng nhiễm khuẩn, viêm da, eczema hoá thường che
lấp, làm lu mờ tổn thương đặc hiệu gây khó khăn cho chẩn đoán.
● Biến chứng
- Viêm cầu thận cấp: Hay gặp ở trẻ em bị ghẻ bội nhiễm liên cầu khuẩn (đặc biệt là liên cầu tan huyết beta
nhóm A). Trẻ sẽ có thêm thiểu niệu, vô niệu, phù, XN máu có bạch cầu tăng cao, nước tiểu có protein, hồng
cầu, trụ...
- Nhiễm khuẩn huyết: Có thể gặp ở ghẻ bội nhiễm tụ cầu khuẩn, ban đầu là viêm nang lông, các nhọt hoặc
hậu bối...Sau đó là nhiễm khuẩn huyết, bệnh nhân sẽ sốt cao, có cơn rét run, tình trạng nhiễm trùng nhiễm
độc rõ, xét nghiệm có bạch cầu tăng rất cao, ...cấy máu có vi khuẩn.
● Triệu chứng cơ năng
Ngứa dữ dội, ngứa nhiều nhất là về đêm, lúc bắt đầu vào giấc ngủ, do cái ghẻ di chuyển gây kích thích đầu
dây thần kinh cảm giác ở da và một phần do dị ứng với độc tố của ghẻ cái tiết ra khi đào hang. Ngứa làm
bệnh nhân mất ngủ dễ dẫn đến suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể.
● Yếu tố dịch tễ
Gia đình, tập thể, đặc biệt là những người sống chung với bệnh nhân (vợ chồng con cái, người ở cùng
phòng..) có nhiều người mắc bệnh tương tự và có tính chất lây lan.
b. Chân đoán
- Triệu chứng lâm sàng
+ Tổn thương đặc hiệu ở vị trí đặc biệt: Mụn nước, đường hang ở kẽ tay, sinh dục...
+ Ngứa nhiều, ngứa tăng đặc biệt về đêm.
- Cận lâm sàng
Soi thấy cái ghẻ: Dùng thìa nạo (Curette) nạo mụn nước ở đầu luống ghẻ hoặc nạo luống ghẻ, cho lên lam
kính, nhỏ 1 giọt KOH 10%, soi kính hiển vi thấy trứng hoặc cái ghẻ.
- Có yếu tố dịch tễ: Gia đình, đơn vị, tập thể nhiều người bị[2].
- Biến chứng: Bệnh nhân ngứa, gãi nhiều có thể bị nhiễm khuẩn, viêm da mủ, nặng hơn là viêm cầu thận
cấp, nhiễm khuẩn huyết. Cũng do ngứa, gãi nhiều có thể dẫn tới các phản ứng viêm da, eczema hóa, mất
ngủ, suy nhược thần kinh.

5. Chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt, điều trị vảy nến thông thường
Bệnh vảy nến là một bệnh da mạn tính, gặp mọi giới, mọi lứa tuổi. Bệnh chiếm 1- 3% dân số, tiến
triển từng đợt xen kẽ giai đoạn ổn định. Da, móng và khớp đều có thể bị tổn thương và có nhiều thể lâm
sàng riêng biệt. Nguyên nhân bệnh còn nhiều vấn đề chưa rõ. Nhưng hiện nay, người ta xác định bệnh vảy
nến là một bệnh có cơ địa di truyền và cơ chế tự miễn. Bệnh được điều khiển bởi tác động của lympho T mà
vai trò chính là Thi và Th17.
a. Chẩn đoán xác định
- Dựa vào lâm sàng: dát đỏ, có vảy trắng, giới hạn rõ hay gặp ở vùng tỳ đè. Cạo vảy theo phương pháp
Brocq dương tính.
- Trường hợp lâm sàng không điển hình có thể dựa vào hình ảnh mô bệnh học.
- Đánh giá mức độ bệnh: với thể thông thường, đánh giá mức độ trầm trọng của bệnh dựa vào chỉ số
PASI (Psoriasis Area and Severity Index), trong đó
+ PASI < 10 mức độ nhẹ
+ PASI từ 10 – < 20 mức độ vừa
+ PASI ≥ 20 mức độ nặng
b. Chẩn đoán phân biệt
- Giang mai thời kỳ thứ II: thương tổn cơ bản là các sẩn màu hồng, thâm nhiễm, xung quanh có vảy trắng,
cạo vảy theo phương pháp Brocq âm tính. Xét nghiệm huyết thanh giang mai dương tính.
- Á vảy nến: là các sẩn, mảng màu hồng có vảy trắng. Cạo vảy theo phương pháp Brocq có dấu hiệu “gắn
xi”.
- Vảy phấn hồng Gibert: thương tổn cơ bản là mảng da đó hình tròn hoặc hình bầu dục, có vảy phấn nổi cao
so với trung tâm. Vị trí hay gặp là mạng sườn, bụng, 2 dùi. Tiến triển: bệnh sẽ khỏi trong vòng 3 tuần.
- Vảy phấn đỏ nang lông: là các sẩn hình chóp màu hồng có vảy phấn khu trú ở nang lông. Vị trí hay gặp
nhất là ở mặt duỗi đốt 2 đốt 3 ngón tay và ngón chân, bụng, chi dưới.
c. Điều trị: Phải phối hợp điều trị tại chỗ, toàn thân kết hợp với tư vấn.
● Tại chỗ: sử dụng các thuốc bong vảy, khử oxy chống viêm.
+ Mỡ salicylic 1-5%.
+ Mỡ goudron.
+ Mỡ corticoid.
+ Calcipotriol (vitamin D3).
+ Kem hoặc mỡ các loại retinoid, ví dụ Tazarotene gel.
– Chiếu tia cực tím:
+ UVB, UVA (tia cực tím có bước sóng ngắn và dài)
+ PUVA (Psoralene Ultraviolet A): uống hoặc bôi Psoralene sau đó chiếu tia UVA.
● Toàn thân
- Vitamin A acid: Soriatane: 25 – 30 mg/ngày. Chống chỉ định đối với phụ nữ có thai hay cho con bú, suy
gan, suy thận, lipid máu cao.
- Methotrexat. Liều: mỗi tuần 7,5 – 10mg, uống hay tiêm bắp thịt.
- Cyclosporin A: ức chế miễn dịch. Liều khởi đầu là 1,5 – 2,5 mg/kg/ngày. Các thuốc trên có nhiều tác dụng
phụ như gây quái thai, rối loạn chức năng gan, giảm bạch cầu... nên cần thận trọng khi chỉ định và phải theo
dõi nghiêm ngặt trong quá trình điều trị.
- Corticoid: không dùng corticoid đường toàn thân vì nguy hiểm, gây nhiều biến chứng và đặc biệt là đỏ da
toàn thân.
- Phương pháp sử dụng các chất sinh học: gần đây người ta đã tổng hợp được nhiều chất sinh học có tác
dụng điều trị bệnh vảy nến rất hiệu quả, đó là: Etanercept; Alefacept; Efalizumab.
Tuy nhiên, phương pháp này rất đắt tiền và có nhiều tác dụng phụ.
● Tư vấn
Tư vấn cho bệnh nhân đóng một vai trò rất quan trọng trong điều trị bệnh vảy nến. Vì tiến triển của bệnh rất
thất thường nên không được lơ là, tự động bỏ thuốc khi thấy thương tổn giảm hay biến mất. Cần tuân thủ
chế độ điều trị của thầy thuốc đồng thời tránh các chất kích thích (bia, rượu), stress và điều trị triệt để các
bệnh mạn tính nếu có.
6. Chẩn đoán phân biệt viêm da tiếp xúc dị ứng và viêm da tiếp xúc kich ứng
Viêm da tiếp xúc là phản ứng của cơ thể đối với tác nhân bên ngoài, do hoạt tính của chất gây kích ứng
không liên quan đến đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào T, hoặc dị nguyên liên quan đến đáp ứng miễn
dịch qua trung gian tế bào.
Viêm da tiếp xúc kích ứng Viêm da tiếp xúc dị ứng

Triệu chứng Cấp Châm chích, đau → ngứa Ngứa → Đau

Mạn Châm chích, đau → ngứa Ngứa/ Đau

Thương tổn Cấp Hồng ban → mụn nước → vết chợt → Hồng ban → sẩn → mụn nước → vết
đóng mày → vảy chợt → đóng mày →vảy

Mạn Hồng ban → sẩn → mụn nước → vết Sẩn, mảng, vảy, mày
chợt → đóng mày →vảy

Bờ thương Cấp Bờ rõ, thương tổn tiếp giáp hoàn toàn Bờ rõ, thương tổn tiếp giáp hoàn toàn
tổn, vị trí với nơi tiếp xúc với nơi tiếp xúc nhưng lan ra ngoại
biên; thường có những sẩn nhỏ; có thể
bị toàn thân

Mạn Giới hạn rõ Giới hạn rõ, lan rộng

Tiến triển Cấp Nhanh (vài giờ sau khi tiếp xúc) Không quá nhanh (12 – 72 giờ sau khi
tiếp xúc)

Mạn Tiếp xúc lập lại sau nhiều tháng đến Nhiều tháng hoặc lâu hơn; nặng lên sau
nhiều năm mỗi lần tái tiếp xúc

Nguyên Phụ thuộc vào nồng độ của tác nhân và Phụ thuộc tương đối vào lượng tiếp xúc,
nhân tình trạng của hàng rào bảo vệ da; chỉ thường nồng độ rất thấp nhưng phụ
xảy ra khi trên ngưỡng thuộc vào mức độ mẫn cảm

Tần suất Xảy ra trên tất cả mọi người Chỉ xảy ra trên người mẫn cảm

Mô học Cấp Hoại tử tế bào thượng bì, tế bào Viêm với phù gian bào trong thượng bì
neutrophil, tạo mun nước và hoại tử. (spongiosis), thâm nhiễm tế bào eosin,
tế bào lympho trong thượng bì, và tế
bào đơn nhân và mô bào ở lớp bì.

Mạn Tăng gai, tăng sừng, thâm nhiễm tế bào Phù lớp Malpighi kèm với tăng gai, mào
lympho thượng bì kéo dài, nhú bì kéo dài và
rộng; tăng sừng; thâm nhiễm lympho

Path test Âm tính Sự quá mẫn trong viêm da tiếp xúc dị


Trừ khi có viêm da tiếp xúc dị ứng đi ứng có trên mỗi phần của da; do đó khi
kèm áp dị nguyên vào bất kỳ vùng da gây
phản ứng chàm.
Dương tính: hồng ban và sẩn, mụn nước
tại nơi test

You might also like