You are on page 1of 32

CHĂM SÓC TRẺ

SỐT CAO CO GiẬT

KHOA DỊCH VỤ 3
I. ĐẠI CƯƠNG
- Co giật là 1 cấp cứu nhi khoa, thường gặp ở trẻ
từ 6 tháng đến 6 tuổi, nhất là từ 6 tháng đến 3
tuổi.
- Cơn co giật toàn thân, khu trú, có thể kéo dài hơn
15 phút, cũng có khi cơn co giật kéo dài trên 30
phút, hay nhiều cơn co giật kéo dài liên tiếp
không có khoảng tĩnh
- Trong co giật co thể dẫn đến tắc nghẽn đường
thở và tử vong, nếu không xử lý kịp thời
A. NGUYÊN NHÂN :
1. Co giật do tổn thương thực thể ở não và màng não
- Sang chấn sản khoa : Gặp trong các trường hợp ngạt sau sanh,
sanh khó, sanh có can thiệp các thủ thuật sản khoa
- Các bệnh nhiễm khuẩn não và màng não:
+ Viêm màng não mũ : Lao màng não, viêm
não do virus
+ Viêm não : Thường gặp viêm não Nhật
Bản B
+Áp xe não
+ Tắt mạch não
- Chấn thương sọ não kín
- Xuất huyết não, màng não
- U não
- Một số bệnh khác có biến chứng não: Vàng da nhân
ở trẻ sơ sinh, sốt rét thể não….
2. Co giật do rối loạn chức năng não

- Co giật do sốt cao : Là những co giật do sốt cao


gây ra mà không có triệu chứng của nhiễm
trùng ở hệ thần kinh trung ương
- Co giật trong bệnh Tetani ( Do hạ Canxi huyết )
- Co giật trong hạ đường huyết
- Co giật do giảm Natri huyết hoặc tăng natri
huyết
- Co giật do ngộ độc : thức ăn, thuốc
- Co giật do cơn tăng huyết áp
3. Bệnh động kinh
B. LÂM SÀNG
1. Sốt cao co giật :
- Xuất hiện khi nhiệt độ từ 390C trở lên
- Cơn co giật điển hình : Toàn thân, tăng
trương lực cơ và co cứng
- Thời gian kéo dài vài giây đến 10 phút,
nếu kéo dài trên 15 phút gợi ý tình trạng
nhiễm độc, nhiễm trùng
- Sau cơn trẻ có thể lừ đừ một thời gian ngắn
- Nguyên nhân : Nhiễm trùng hô hấp trên,
viêm tai giữa, viêm họng cấp, nhiễm siêu vi

2. Động kinh :
- Tiền sử gia đình có người động kinh
- Bắt đầu sốt cao co giật trước 9 tháng tuổi
- Cơn co giật kéo dài hay không điển hình
- Chậm phát triển thể chất vận động
- Có dấu thần kinh bất thường khi khám
C. ĐiỀU TRỊ
Nguyên tắc chung
- Phòng ngừa thiếu oxy não
- Cắt cơn co giật
- Điều trị theo nguyên nhân nếu có
- Phòng ngừa cắn lưỡi
- Tham vấn gia đình về cách chăm sóc trẻ nếu
có co giật tái phát
D. HẬU QUẢ :
- Chậm phát triển tâm thần vận động
- Di chứng thần kinh
- Gánh nặng cho gia đình và xã hội
II. KẾ HOẠCH CHĂM SÓC
A. NHẬN ĐỊNH
2. Trong cơn co giật :
- Tình trạng tri giác
- Tình trạng hô hấp : Tần số, tính chất thở
- Dấu hiệu tím tái
- Dấu hiệu sinh tồn : Chú ý nhiệt độ
- Thời gian cơn co giật, tính chất co giật
- Bệnh lý kèm theo : dấu màng não, dấu thần
kinh khu trú, dấu chấn thương phần mềm
2. Ngoài cơn co giật
Hỏi thân nhân bệnh nhi
- Bé đã từng có cơn co giật trước đây chưa?
- Tính chất cơn co giật : Thời gian, mô tả
cơn, số cơn tái phát
- Ảnh hưởng cơn co giật trên sinh hoạt và
hành vi của trẻ : Ăn, bú, ngủ, chơi
- Tiền sử gia đình : Sốt cao, co giật, động
kinh
- Cách xử trí trẻ khi có co giật
B. KẾ HoẠCH CHĂM SÓC
1.Thông đường thở và hổ trợ hô hấp
- Đặt bệnh nhân nằm ngửa
- Đặt cây đè lưỡi có quấn gạc hoặc tube Mayor
tránh cắn lưỡi
- Lấy dị vật : Thân nhân có thói quen vắt chanh
hay củ sả… vào miệng, vào mắt bé khi co giật
- Hút đàm mũi miệng : Vì trong cơn co giật có
tăng tiết đàm nhớt và có thể trào ngược vào
đường thở
- Cho thở oxy theo y lệnh đạt SpO2 # 95%
- Phụ giúp đặt nội khí quản, giúp thở nếu thất
bại với oxy hay có cơn ngưng thở
2. Lấy nhiệt độ hậu môn:
- Lấy nhiệt độ ở nách không chính xác vì
bệnh nhân không kẹp sát
- Thời gian đặt nhiệt kế là 3 – 5 phút
3. Hạ sốt tích cực ngay sau khi xác định là do
sốt cao và đã làm thông đường thở:
• Biện pháp vật lý :
- Cởi bỏ quần áo trẻ làm tăng sự mất nhiệt
cơ thể do trao đổi qua da
- Lau bằng nước ấm, nhiệt độ của nước thấp
hơn nhiệt độ cơ thể trẻ lúc đang sốt từ 2 –
30C
- Không được dùng nước đá hay rượu để lau vì nước đá lạnh sẽ gây co mạch và gây
run sẽ làm tăng sinh nhiệt, lau bằng rượu với lượng nhiều có thể gây ngộ độc cho trẻ
- Lau toàn diện chú ý những vùng có mạch máu lớn :
Cổ, nách, bẹn, sự trao đổi nhiệt xảy ra nhanh.
- Không nên đắp ướt khăn lên ngực hoặc để trẻ nằm
trên vũng nước, vì dễ bị nhiễm lạnh, viêm phổi
- Lau tích cực cho đến khi nhiệt độ hạ xuống thấp
hơn hoặc bằng 380C thì ngưng
- Lau khô lại, mặc quần áo mỏng
- Phòng phải thông thoáng, mở cửa sổ, mở quạt…
để tăng không khí, tăng sự trao đổi nhiệt của cơ
thể với môi trường bên ngoài.
• Dùng thuốc : Thuốc có tác dụng hạ nhiệt hỗ trợ
cùng với phương pháp vật lý
- Không dùng đường uống sẽ dễ gây tử vong
- Thông thường dùng thuốc nhét hậu môn, có thể
dùng thuốc tiêm
4. Cắt cơn co giật :
- Cơn co giật do sốt cao thường ngắn, tự khỏi
chỉ cần hạ sốt tích cực và làm thông đường
thở là đủ
- Cơn co giật kéo dài, hay co giật gây ra
những rối loạn hô hấp nặng thì cần phải xử
trí co giật cùng lúc với hạ sốt
- Thực hiện thuốc cắt cơn co giật
III. GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO
THÂN NHÂN BỆNH NHÂN
1. Chăm sóc theo dõi sau cơn co giật khi nằm viện:
- Cho trẻ nằm nghỉ mặc quần áo mỏng, tránh cảm giác
lạnh gây run làm tăng thân nhiệt
- Uống nhiều nước
- Ăn lỏng : Sữa, cháo bú bình thường
- Theo dõi tri giác, DHST
- Thực hiện các xét nghiệm
- Những bệnh như động kinh cần phải khám chuyên
khoa thần kinh
và điều trị ngoại trú
2. Phòng tránh tái phát :
- Kiểm soát nhiệt độ không để trẻ sốt cao. Nếu
trẻ có tiền sử co giật khi nhiệt độ 380C trở lên
là cho uống thuốc hạ sốt ngay
- Nói cho mẹ và thân nhân trẻ biết khả năng tái
phát ở những trẻ đã có co giật
- Hướng dẫn thân nhân trẻ cách xử trí đúng khi
trẻ co giật tại nhà
• Nên làm :
- Đặt bé nằm đầu nghiêng một bên cho đàm
nhớt thoát ra
- Lấy cán muỗng quấn khăn hoặc xếp khăn dày
chặn giữa 2 hàm răng đề phòng bé cắn lưỡi
- Hạ sốt cho bé bằng thuốc đặt hậu môn
• Không nên làm
- Ủ ấm trẻ
- Lau trẻ bằng nước đá lạnh, cồn, dấm
- Vắt chanh, đổ sả vào miệng trẻ vì dễ gây nghẹt
thở
* Hướng dẫn mẹ các dầu hiệu cần đưa trẻ nhập viện
ngay
Khi trẻ sốt trên 380C kèm theo 1 trong các dầu hiệu
sau :
1.Trẻ dưới 3 tháng tuổi
2.Trẻ có các rối loạn : mê sản, co giật, khó đánh thức,
khóc không thể dỗ
3.Nổi ban đỏ trên da
4. Khó thở nhiều
5. Đau bụng
6. Các dấu hiệu mất nước
XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN
SỰ LẮNG NGHE CỦA QUÝ
ĐỒNG NGHIỆP

You might also like