You are on page 1of 62

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH


KHOA ĐIỀU DƯỠNG

(Tài liệu đào tạo Cử nhân Điều dưỡng)

ĐIỀU DƯỠNG
Gv: Trần Thị Được
CƠ BẢN 1 LƯU HÀNH NỘI BỘ - NĂM 2020
THEO DÕI DẤU HIỆU SINH TỒN

MỤC TIÊU
1. Trình bày được mục đích, chỉ định của việc theo dõi dấu hiệu sinh tồn.
2. Trình bày được những yếu tố ảnh hưởng đến dấu hiệu sinh tồn.
3. Xác định được giới hạn bình thường của mạch, nhiệt độ, nhịp thở và huyết áp.
4. Trình bày nguyên tắc đo nhiệt độ, mạch, nhịp thở, huyết áp.
5. Mô tả dụng cụ đo lường dấu sinh hiệu.
6. Theo dõi và chăm sóc người bệnh khi có dấu sinh hiệu bất thường.

NỘI DUNG
I. ĐẠI CƯƠNG
- Dấu hiệu sinh tồn bao gồm: nhiệt độ, mạch, nhịp thở, huyết áp là những dấu hiệu chỉ rõ
sự hoạt động của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn và nội tiết. Nó phản ánh chức năng
sinh lý của cơ thể.
- Theo dõi dấu sinh tồn giúp phát hiện những bất thường của bệnh tim mạch, hô hấp,
thần kinh, và hệ thống nội tiết trong cơ thể. Ngoài ra những thay đổi về tình trạng sinh
lý của cơ thể, những đáp ứng về thể chất, môi trường, tâm lý đều gây ảnh hưởng đến
dấu sinh hiệu.
- Bất kỳ sự thay đổi bất thường nào của dấu sinh tồn đều được ghi nhận và báo với thầy
thuốc để theo dõi kịp thời.

II. MỤC ĐÍCH


- Kiểm tra sức khỏe định kỳ.
- Giúp chẩn đoán bệnh.
- Theo dõi tình trạng bệnh, diễn tiến bệnh.
- Theo dõi kết quả điều trị, chăm sóc.
- Phát hiện biến chứng của bệnh.
- Kết luận sự sống còn của người bệnh.

III. CHỈ ĐỊNH


- Người bệnh nhập viện, xuất viện, chuyển viện.
- Kiểm tra sức khỏe.
- Người bệnh đang nằm viện.
- Người bệnh trước và sau phẫu thuật.
- Trước và sau khi dùng thuốc ảnh hưởng đến hô hấp, tim mạch, nhiệt độ,…
- Tình trạng người bệnh có những thay đổi về thể chất (hôn mê, lú lẫn, đau).
- Bàn giao ca trực đối với người bệnh nặng.

IV. NHIỆT ĐỘ, MẠCH, NHỊP THỞ, HUYẾT ÁP.

8
1. THEO DÕI NHIỆT ĐỘ (Thân nhiệt): Ký hiệu: T0
- Nhiệt độ trung bình của cơ thể: từ 36,50C – 370C.
- Khi thân nhiệt đo được cao hơn 37,50C thì gọi là sốt và khi thân nhiệt thấp hơn 360C
thì gọi là hạ thân nhiệt.
- Dụng cụ dùng để đo thân nhiệt gọi là nhiệt kế.
1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến thân nhiệt:
- Tuổi:
o Trẻ em thân nhiệt thường cao hơn người lớn vì trung khu điều hòa thân nhiệt của
trẻ chưa hoàn chỉnh nên dễ sốt cao do bất kỳ thay đổi nào trong cơ thể và đôi khi
kèm co giật.
o Người già vận động kém, nhu cầu chuyển hóa và hấp thu thấp nên thân nhiệt
thường thấp so với người trẻ.
- Giới: ở phụ nữ nhiệt độ thường cao hơn nam giới, đặc biệt trong thời kỳ rụng trứng
(0,3 – 0,50C) và giai đoạn cuối của thời kỳ thai nghén (0,5 – 0,80C).
- Khi hoạt động nhiệt độ tăng.
- Nhiệt độ môi trường quá nóng hoặc quá lạnh, thân nhiệt cũng tăng lên hay giảm đi tuy
không nhiều lắm (khoảng 0,50C).
- Một số thuốc ảnh hưởng đến khả năng bài tiết mồ hôi, gây dãn mạch.
- Thời gian trong ngày: nhiệt độ cơ thể thay đổi từ 0,5 – 10C trong ngày. Nhiệt độ thấp
nhất vào sáng sớm và cao nhất sau 6 giờ chiều.
- Vị trí đo thân nhiệt: kết quả nhiệt độ có thể khác nhau tùy theo vị trí đo thân nhiệt.
1.2. Phân loại nhiệt kế:
a) Theo chất liệu:
- Nhiệt kế thủy ngân.
- Nhiệt kế điện tử.
- Nhiệt kế bằng hóa chất.

Nhiệt kế thủy ngân Nhiệt kế điện tử Nhiệt kế bằng hóa chất

b) Theo vị trí:

9
Loại nhiệt kế Ích lợi Bất lợi

Nhiệt kế đặt ở tai Dễ dùng. Bất lợi đối với người bệnh
(dạng điện tử) Đọc kết quả chính xác dùng dụng cụ trợ thính.
trong thời gian ngắn 2 – Ráy tai có thể làm thay đổi
5 giây. nhiệt độ.
Không gây khó chịu cho Viêm tai làm thay đổi kết quả.
người bệnh. Không dùng ở người bệnh có
Thay lớp áo phủ bên mổ lỗ tai, màng nhĩ.
ngoài đầu nhiệt kế sau Đắt tiền
khi dùng cho người bệnh.

Nhiệt kế hậu môn Kết quả chính xác Không dùng cho người bệnh
Thời gian: 3 phút tiêu chảy, táo bón, vết thương
vùng hậu môn, tình trạng dễ
xuất huyết (trĩ,…).
Làm người bệnh lo sợ.
Không nên dùng cho trẻ mới
sinh.
Nguy cơ lây nhiễm do tiếp xúc
dịch tiết.

Nhiệt kế miệng Phản ánh nhiệt độ chính Bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ thức
xác sau 5 phút ăn, nước uống.
Tiện dùng hơn nhiệt kế Không dùng khi có tổn thương
hậu môn và phẫu thuật ở vùng miệng,
tình trạng lạnh run, động kinh,
co giật ở trẻ nhỏ.
Người bệnh hôn mê, lú lẫn
không hợp tác, chườm nóng,
lạnh vùng cổ.
Người bệnh đang khó thở.
Nguy cơ lây nhiễm do tiếp xúc
dịch tiết.

10
Nhiệt kế nách An toàn, ít có nguy cơ Kết quả nhiệt độ thấp hơn ở
lây nhiễm miệng, hậu môn.
Có thể dùng cho trẻ sơ
sinh.
Thời gian đặt từ 8-10
phút.

Nhiệt kế đặt An toàn, không lây Người bệnh sốt, đổ mồ hôi làm
ngoài da (hóa chất) nhiễm. băng dán không dính
Có thể dùng cho trẻ sơ Có thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt
sinh độ môi trường
Thời gian đặt 1 phút Đắt tiền

1.3. Đơn vị đo thân nhiệt:


- Độ C (Celcius)
- Độ F ( Fahrenheit)
- Công thức đổi nhiệt:

C0 = (F0 – 32) . 5/9


F0 = 9/5 . C0 + 32

1.4. Phân loại sốt:


a) Theo độ:
- Sốt nhẹ: 37,50C – 380C
- Sốt vừa: >380C – 390C
- Sốt cao: >390C – 400C
- Sốt quá cao: > 400C
b) Theo tính chất:
- Sốt cao nguyên (sốt cơn): khi biên độ sốt thay đổi rõ rệt, biên độ giữa 2 lần sốt trên
10C.
- Sốt liên tục (sốt không dứt cơn): khi biên độ sốt chênh lệch không đáng kể, nhiệt độ
dao động không quá 10C.
- Sốt hồi quy: sốt một thời gian 5-7 ngày rồi hết sốt, sau đó sốt lại.
1.5. Ảnh hưởng của sốt đối với cơ thể:

11
- Tuần hoàn: mạch máu ngoại biên dãn, nhịp tim tăng, tăng vận mạch, mặt môi đỏ.
- Hô hấp: nhịp thở tăng.
- Tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón.
- Bài tiết: mất nhiều mồ hôi, tiểu ít, nước tiểu cô đặc, sậm màu.
- Thần kinh: gây nhức đầu, dễ kích động, cáu gắt, sốt cao có thể dẫn đến mê sảng, co
giật nhất là trẻ em
- Toàn thân: sốt kéo dài làm cơ thể suy kiệt.
1.6. Theo dõi và chăm sóc người bệnh sốt:
a) Theo dõi:
- Theo dõi tính chất của sốt.
- Theo dõi tình trạng tinh thần, tri giác của người bệnh.
- Theo dõi tình trạng co giật có hay không?
- Theo dõi về tim mạch, huyết áp, nhịp thở.
- Theo dõi lượng nước xuất nhập 24h.
- Theo dõi da và niêm mạc.
- Theo dõi người bệnh có các biểu hiện xuất huyết nội tạng, xuất huyết dưới da hay
không? Có các ban mọc lên hay không?
- Thực hiện và theo dõi các xét nghiệm cho người bệnh theo chỉ định của thầy thuốc.
b) Chăm sóc:
- Đặt người bệnh nằm trong phòng thoáng mát, nới rộng quần áo, bỏ bớt chăn đắp.
- Lau mát cho người bệnh : lau ở trán, nách, bẹn. Nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ cơ thể
20C (thường áp dụng đối với bệnh nhi hay ở những người do rối loan trung khu điều
hòa nhiệt).
- Thực hiện thuốc hạ sốt theo y lệnh của bác sĩ.
- Cho người bệnh uống nhiều nước, truyền dịch theo y lệnh.
- Cung cấp thức ăn dễ tiêu, hạn chế dầu mỡ, chất kích thích. Chia bữa ăn ra làm nhiều
bữa nhỏ, mỗi lần ăn 1 ít
- Vệ sinh cá nhân: giường nằm khô ráo, sạch sẽ, quần áo khô sạch, thấm hút mồ hôi.
1.7. Theo dõi và chăm sóc người bệnh hạ thân nhiệt:
a) Theo dõi:
- Theo dõi nhiệt độ, mạch, huyết áp người bệnh thường xuyên.
- Theo dõi tình trạng mất nước, mất máu (nếu có).
- Theo dõi trạng thái tinh thần.
- Theo dõi mạch và huyết áp.
b) Chăm sóc:
- Theo dõi tổng trạng, tri giác.
- Kiểm soát nhiệt độ phòng, tránh gió lùa.
- Giữ ấm cơ thể bằng cách cho sưởi đèn, ủ ấm.
- Cho người bệnh uống nước ấm, súp, sữa nóng (nếu được).
- Thực hiện y lệnh điều trị ( truyền máu, truyền dịch, dùng thuốc).
- Theo dõi lượng nước xuất nhập.
- Hồi sức, chăm sóc tích cực.

12
2. THEO DÕI MẠCH
2.1. Định nghĩa:
- Mạch là cảm giác đập nẩy nhịp nhàng theo nhịp đập của tim khi ta đặt tay trên một
động mạch.
2.2. Tính chất của mạch:
- Tần số: là số lần tim đập trong 1 phút.
- Cường độ: tim đập mạnh hay yếu.
- Nhịp điệu: là khoảng cách giữa các lần đập của mạch, tim đập đều hay không đều.
- Sức căng: là tính co giãn của mạch, bình thường động mạch nhẵn, mềm và có tính đàn
hồi tốt.
2.3. Tần số mạch bình thường ở các lứa tuổi:
- Trẻ sơ sinh: 140 – 160 lần/phút.
- Trẻ 1 tuổi: 120 – 125 lần/phút.
- Trẻ 5 tuổi: 100 lần/phút.
- Trẻ 7 tuổi: 90 lần/phút.
- Trẻ 10 – 15 tuổi: 80 lần/phút
- Người lớn: 70 – 80 lần/phút
- Người già: 60 – 70 lần/phút
2.4. Vị trí đếm mạch:
Ta thường đếm ở:
- Động mạch quay.
- Động mạch cánh tay ( mạch ở nếp gấp khủyu tay).
- Động mạch cảnh (cổ).
- Động mạch bẹn (đùi).
Ngoài ra, ta có thể đếm ở:
- Động mạch thái dương.
- Động mạch cảnh.
- Động mạch dưới đòn.
- Mỏm tim.
- Động mạch cánh tay.
- Động mạch trụ
- Động mạch bẹn (đùi)
- Động mạch khoeo
- Động mạch chày sau
- Động mạch mu bàn chân.

13
Vị trí đếm mạch

2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến mạch:


- Thời gian: buổi sáng mạch chậm hơn buổi chiều.
- Tuổi: mạch giảm dần từ khi sinh đến tuổi già.
- Giới tính: nữ mạch nhanh hơn nam 4 – 8 nhịp/phút.
- Trạng thái tâm lý tình cảm: vui, buồn, xúc động,... mạch sẽ tăng.
- Hoạt động thể lực, tập thể dục làm tần số mạch tăng và sẽ trở về bình thường sau thời
gian ngắn.
- Nhiệt độ: thường nhiệt độ tăng 10C, mạch tăng 10 nhịp, ngoại trừ sốt thương hàn mạch
nhịp phân ly.
- Sau khi ăn, cơ thể cần năng lượng để chuyển hóa nên mạch cũng tăng.
- Giai đoạn đầu xuất huyết mạch tăng, sau sẽ giảm.
- Dùng thuốc: thuốc kích thích làm tăng tần số mạch, thuốc an thần làm giảm tần số
mạch.
2.6. Nguyên tắc đếm mạch:
- Cần cho người bệnh nghỉ ngơi ít nhất 15 phút trước khi đếm mạch.
- Dùng 2 – 3 ngón tay để đếm mạch, không dùng ngón cái đếm mạch.
- Đếm mạch trọn 1 phút nếu mạch không đều, nhất là người có bệnh lý tim mạch.
- Nên theo dõi mạch trước và sau khi dùng thuốc có ảnh hưởng đến tim mạch.
- Đường biểu diễn của mạch dùng màu đỏ.
- Mỗi lần theo dõi chấm tròn đậm giá trị của mạch vào phiếu theo dõi rồi nối các giá trị
với nhau.
- Không để người bệnh tự đếm mạch rồi báo cáo kết quả.

14
- Nếu thấy mạch bất thường phải báo cáo cho bác sĩ điều trị.

Đếm mạch quay

2.7. Mạch bất thường:


- Mạch nhanh: khi tần số >100 lần/phút.
- Mạch chậm: khi tần số < 60 lần/phút.
- Mạch so le: lúc mạnh lúc yếu.
- Mạch nghịch: mất mạch ở thì hít vào, thường gặp trên người bệnh tràn dịch màng tim.
- Mạch cứng: khó bắt, thường gặp ở người xơ vữa động mạch.
- Mạch yếu như sợi chỉ: mạch mờ nhạt khó bắt, gặp ở người bệnh nặng, sốc.

3. THEO DÕI NHỊP THỞ


3.1. Khái niệm:
- Nhịp thở bình thường là nhịp thở đúng với tần số sinh lý êm dịu, đều đặn, không có
cảm giác gì, phải được thực hiện qua đường mũi từ từ và sâu.
3.2. Tần số thở bình thường của từng lứa tuổi:
- Trẻ sơ sinh: 40 – 60 lần/phút
- Trẻ < 6 tháng: 35 – 40 lần/phút
- Trẻ 7 – 12 tháng: 30 – 35 lần/phút
- Trẻ 2 – 3 tuổi: 25 – 30 lần/phút
- Trẻ 5 – 15 tuổi: 20 – 25 lần/phút
- Người lớn: 16 – 20 lần/phút
3.3. Yếu tố ảnh hưởng đến điều hòa hoạt động của trung khu hô hấp:
- Vai trò của CO2 và O2 : nồng độ CO2 trong máu tăng hoặc nồng độ O2 trong máu giảm
sẽ kích thích trung khu hô hấp làm tăng nhịp thở.
- Thần kinh X: khi thần kinh X bị kích thích đột ngột có thể dẫn đến ngừng thở.
- Vai trò của các cơ hô hấp: cơ hoành, cơ gian sườn, cơ ức đòn chũm.
3.4. Những thay đổi về nhịp thở:
a) Thay đổi sinh lý:
- Thở nhanh: khi lao động, thể dục thể thao, xúc động, cảm động, hồi hộp, trời nắng
nóng.
- Thở chậm: gặp ở những người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, người luyện
khí công, hoặc những người cố ý thở chậm.

15
b) Thay đổi bệnh lý:
- Khó thở: bình thường ta không có cảm giác gì khi thở, khi động tác thở trở nên nặng
nề, khó chịu cần phải chú ý để thở, đó là hiện tượng khó thở.
- Một vài kiểu rối loạn nhịp thở:
o Thở chậm: nhịp thở < 12 lần/phút
o Thở nhanh: nhịp thở > 22 lần/ phút
o Kiểu thở Cheyne-Stokes: gặp trong chấn thương sọ não, xuất huyết não, u não,
nhiễm độc, u rê huyết cao. Đặc điểm của kiểu thở này bao gồm thì khó thở và thì
tạm ngừng thở luân chuyển nối tiếp nhau. Thì 1 người bệnh ngừng thở 15 – 20 giây
do ức chế trung khu hô hấp. Sang thì 2 người bệnh bắt đầu thở nông, nhẹ rồi dần
dần nhanh, mạnh và sâu, sau đó chuyển sang nhẹ nông rồi lại ngừng thở bắt đầu
cho 1 chu trình khác.

Kiểu thở Cheyne-Stokes

o Kiểu thở Kussmaul: hôn mê do tiểu đường. Đặc điểm của kiểu thở này là hít vào
sâu, ngừng thở ngắn, thở ra nhanh sau đó là ngừng thở kéo dài tiếp đến chu kỳ sau.

Kiểu thở Kussmaul

3.5. Nguyên tắc đếm nhịp thở:


- Cho người bệnh nghỉ ngơi 15 phút trước khi đếm nhịp thở.
- Không báo cho người bệnh biết khi đếm nhịp thở.
- Nên đếm nhịp thở trọn 1 phút, nhất là những người có bệnh lý hô hấp.
- Đảm bảo người bệnh thoải mái khi đếm nhịp thở.
- Theo dõi hô hấp ở trẻ cần qua sát sự di động của cơ hoành và bụng, nên để trần vùng
ngực – bụng để dễ quan sát.
3.6. Theo dõi và chăm sóc người bệnh rối loạn nhịp thở:
- Tìm hiểu nguyên nhân gây khó thở.
- Động viên người bệnh nếu người bệnh tỉnh táo, tiếp xúc được.
- Cho người bệnh nằm tư thế thích hợp.
- Nới rộng những gì làm cản trở hô hấp: quần áo, khăn quàng nếu có.
- Làm thông đường thở nếu có: hút đờm, làm loãng đờm.

16
- Cho người bệnh thở oxy nồng độ thích hợp.
- Hà hơi thổi ngạt, máy giúp thở nếu cần.
- Theo dõi tính chất nhịp thở.
- Theo dõi xét nghiệm liên quan.
- Dùng thuốc theo y lệnh.
- Nằm phòng thoáng khí.
- Giữ ấm ngực.

4. THEO DÕI HUYẾT ÁP ĐỘNG MẠCH


4.1. Định nghĩa: Huyết áp động mạch là áp lực của máu tác dụng lên thành động mạch.
- Huyết áp được biểu thị bằng phân số.
o Tử số là huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa): là áp lực của máu lên tới mức cao nhất
khi tim co bóp.
o Mẫu số là huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu): là áp lực của máu ở điểm thấp
nhất khi tim giãn ra.
- Đơn vị dùng để đo huyết áp là mmHg.
- Huyết áp bị chi phối bởi các yếu tố:
o Khối lượng tuần hoàn, cung lượng tim.
o Kháng lực của mạch máu ngoại biên.
o Độ quánh của máu.
o Độ đàn hồi thành mạch máu.
o Sức co bóp của tim.
4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp:
- Tuổi: người già thường cao hơn người trẻ.
- Giới tính: bình thường huyết áp của nam cao hơn nữ.
- Nội tiết: nữ tuổi mãn kinh huyết áp tăng và giao động.
- Giờ trong ngày: huyết áp thấp nhất vào buổi sáng, tăng dần vào buổi trưa, chiều tối.
- Thay đổi tư thế: huyết áp thay đổi theo tư thế nằm, đứng.
- Vận động: luyện tập thể dục, lao động, huyết áp tăng tức thời.
- Tinh thần: lo âu, sợ hãi, xúc động, stress làm huyết áp tăng.
- Dùng thuốc:
o Thuốc co mạch làm tăng huyết áp.
o Thuốc giãn mạch làm hạ huyết áp.
o Thuốc ngủ làm hạ huyết áp.
- Thói quen hút thuốc, uống rượu, ăn mặn làm huyết áp tăng.
- Chủng tộc: Châu Phi, Châu Mỹ có huyết áp cao.
4.3. Chỉ số huyết áp:

Phân loại HA tâm thu (tối đa) HA tâm trƣơng (tối thiểu)
Bình thường 90 – 140 mmHg 60 – 90 mmHg
Huyết áp cao > 140 mmHg > 90 mmHg
Huyết áp thấp < 90 mmHg < 60 mmHg

17
- Huyết áp kẹp (kẹt): HA tối đa – HA tối thiểu < hoặc = 20 mmHg
- Công thức tính huyết áp trung bình theo tuổi:
o Trẻ em: Huyết áp tối đa = 80 + 2n.
o Người lớn: Huyết áp tối đa = 100 + n (n là số tuổi).
o Huyết áp tối thiểu = HA tối đa/2 + 10 mmHg.
- Dụng cụ dùng để đo huyết áp gọi là huyết áp kế, hiện nay có nhiều loại:
o Huyết áp kế thủy ngân.
o Huyết áp kế đồng hồ.
o Huyết áp kế điện tử.

Huyết áp kế thủy ngân Huyết áp kế đồng hồ Huyết áp kế điện tử

4.4. Vị trí đo huyết áp:


a) Đo huyết áp động mạch ngoại biên: dùng huyết áp kế đặt vào vị trí đo bên ngoài da
trên đường đi của động mạch. Hiện nay có thể áp dụng đo ở các vị trí:
o Cánh tay: vị trí thường dùng nhất
o Đùi: ít dùng, áp dụng khi có chỉ định hay không đo được ở cánh tay, kết quả thường
cao hơn ở vị trí cánh tay khoảng 10mmHg.
o Cổ chân: đo khi có chỉ định, hoặc khi không đo được ở cánh tay.
b) Đo huyết áp xâm lấn: bằng hệ thống catherter đặt trực tiếp vào động mạch, do bác sĩ
thực hiện. Phương pháp này cần cài đặt máy theo dõi ( monitoring).

18
Đo huyết áp ở cánh tay Đo huyết áp ở đùi

4.5. Nguyên tắc đo huyết áp động mạch:


- Cho người bệnh nghỉ ngơi 15 phút trước khi đo huyết áp
- Không cho người bệnh dùng thuốc hoặc chất kích thích trước khi đo ít nhất 30 phút.
- Tạo tâm lý, tư thế thoải mái, chuẩn bị vị trí thích hợp trước khi đo huyết áp.
- Kiểm tra máy đo huyết áp, ống nghe trước khi đo.
- Lần đầu tiên kiểm tra huyết áp, nên đo cùng lúc nhiều chi.
- Kích thước của máy đo phải phù hợp với chi đo ( bao hơi có chiều rộng khoảng 40%
chu vi chi đo, và chiều dài khoảng 80% chu vi đo).
- Để chi đo ngang với mực tim khi đo huyết áp.
- Sợi dây dẫn khí của máy đo phải nằm dọc theo đường đi của động mạch.
- Không để quần áo siết chặt chi đo sẽ làm sai lệch kết quả.
- Thực hiện đúng kỹ thuật đo để tránh sai số.
- Không bơm hơi nhồi khi không ghi nhận được kết quả, phải xả hết hơi trong bao, cho
người bệnh nghỉ vài phút rồi đo lại.
4.6. Những sai phạm trong việc thực hiện kỹ thuật đo huyết áp:
Stt Sai phạm Ảnh hƣởng
1 Bao hơi quá rộng Huyết áp thấp
2 Bao hơi quá chật Huyết áp tăng
3 Xả bao hơi quá chậm Tăng huyết áp tâm trương
4 Xả bao hơi quá nhanh Hạ huyết áp tâm trương
5 Cánh tay dưới mực tim Đọc kết quả huyết áp cao
6 Cánh tay cao hơn mực tim Đọc kết quả huyết áp thấp
7 Màng ống nghe đặt quá chặt Huyết áp tâm trương đọc thấp
8 Đo lập lại quá nhanh Huyết áp tâm thu giảm

19
4.7. Theo dõi và chăm sóc người bệnh bất thường về huyết áp động mạch:
a) Theo dõi:
- Thời gian và số lần theo dõi trong ngày theo chỉ định của bác sĩ tùy theo tình trạng
người bệnh.
- Theo dõi trạng thái tinh thần của người bệnh.
- Theo dõi về da và niêm mạc: màu sắc, phù, giãn mạch.
- Theo dõi lượng nước xuất nhập 24 giờ.
- Theo dõi sự đáp ứng của thuốc.
b) Chăm sóc:
- Chăm sóc ngƣời bệnh huyết áp tăng:
o Để người bệnh nằm nghỉ ngơi yên tĩnh.
o Giải thích cho người bệnh và thân nhân người bệnh về chế độ điều trị.
o Theo dõi huyết áp tùy mức độ.
o Dùng thuốc theo y lệnh.
o Thuốc hạ áp: đúng liều, nằm nghỉ ngơi 30 – 60 phút sau dùng thuốc hạ áp.
o Thuốc lợi tiểu: nên uống buổi sáng, theo dõi lượng nước xuất nhập, xét nghiệm ion
đồ.
o Theo dõi tác dụng phụ của thuốc.
o Chế độ ăn hạn chế muối, giảm cholesterol.
o Giảm chất kích thích: cà phê, rượu, thuốc lá.
o Giảm lao động trí óc quá mức, tránh stress.
o Nên tập thể dục dưỡng sinh.
o Sinh hoạt vui chơi giải trí điều độ.
o Tránh hoạt động thể lực mạnh.
o Khám bệnh theo định kỳ.
- Chăm sóc ngƣời bệnh huyết áp hạ:
o Cho người bệnh nằm yên tĩnh đầu thấp, tránh nguy cơ té ngã.
o Giữ ấm cơ thể.
o Theo dõi huyết áp, dấu sinh tồn, tình trạng tri giác
o Hỗ trợ hô hấp nếu cần
o Đảm bảo bù dịch, bù máu theo yêu cầu.
o Thực hiện y lệnh thuốc nâng huyết áp.
o Theo dõi nước xuất nhập.
o Dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh.

20
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH HẤP HỐI - TỬ VONG
-0-0-0-0-

MỤC TIÊU:
1/ Trình bày được các giai đoạn cuối cuộc đời của người bệnh
2/ Phân tích được sự khác biệt của hấp hối và tử vong
3/ Chẩn đoán điều dưỡng chính xác dựa vào dấu hiệu lâm sàng của NB hấp hối - tử vong
4/ Nhận thức được chăm sóc NB ở giai đoạn cuối – hấp hối – tử vong là nhiệm vụ của người
điều dưỡng
5/ Thực hiện thành thạo cách chăm sóc NB ở giai đoạn cuối – hấp hối – tử vong

1.ĐẠI CƯƠNG
Chết được xem là sự chấm dứt các hoạt động của 1 sinh vật, ngừng vĩnh viễn mọi hoạt động
sống. Sự chết là rất đáng sợ, ở giai đoạn cuối cuộc đời, người bệnh thường cảm thấy cô đơn tuyệt
vọng, cảm thấy đang mất hết cả thế giới của họ, mất nhà cửa, ruộng vườn, công việc, bạn bè,
người thân, thân thể và tâm trí, họ đang mất tất cả mọi thứ, họ khao khát được sờ, được xem như
người sống… Một niềm an ủi lớn lao có thể đến với họ, nếu ta chỉ cầm tay họ, nhìn vào mắt họ,
nhẹ nhàng xoa nhẹ, ôm họ trong vòng tay, thân thể cũng có ngôn ngữ yêu thương của riêng nó.
Do vậy người điều dưỡng cần phải luôn có mặt bên cạnh người bệnh chăm sóc tận tình
để trấn an, động viên tinh thần của người bệnh, tạo sự thoải mái cho người bệnh tới mức có thể
đáp ứng những nhu cầu về thể chất, tinh thần, cảm xúc của người bệnh.

2. CÁC GIAI ĐOẠN CUỐI CỦA CUỘC ĐỜI NGƯỜI BỆNH:


Trước lúc người bệnh chết có những diễn biến thay đổi khác nhau theo 5 giai đoạn cuối
của cuộc đời tuy nhiên không phải lúc nào cũng thể hiện đầy đủ, thứ tự mà chỉ có thể xuất hiện
riêng lẻ hoặc đồng thời.
5 giai đoạn cuối của cuộc đời là sự từ chối, sự tức giận, sự mặc cả, sự buồn rầu và sự
chấp nhận, không ai cũng qua cả 5, hoặc luôn theo thứ tự ấy.
Với vài người con đường đi tới sự chấp nhận có thể rất dài và đầy chông gai, nhưng cũng
có người đến với nó rất nhẹ nhàng và thanh thản
2.1. Sự từ chối:
Đây là phản ứng đầu tiên của người bệnh
Không chấp nhận cái chết ( không thể xảy ra với họ ), không muốn nghe tiên lượng về
thời gian sống của mình. Do đó điều dưỡng tránh nói về cái chết khi giao tiếp với người bệnh
2.2. Sự tức giận
Giận dữ 1 cách vô cớ với mọi người, sự giận dữ có thể trút lên mọi phía , nhằm vào hoàn
cảnh xung quanh, nó xuất phát từ sự lo sợ, đau buồn. Chính vì vậy cần có sự thông cảm từ người
điều dưỡng và người thân của họ
2.3. Sự mặc cả
Muốn tìm cách để có thể thay đổi khác về kết quả của sự việc, muốn chuyển phương thức
điều trị từ tây y sang đông y, hoặc phương thức khác.
.

2.4. Sự buồn rầu


Lo lắng, buồn rầu, hồi tưởng lại những sự kiện nổi bật đáng nhớ và mong muốn được kể
lễ, tâm sự với người thân, nuối tiếc những việc tốt đẹp mà họ đã qua ở thời xuân trẻ, đôi khi
người bệnh khóc vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, không ai san sẻ, không ai giúp họ tìm ra một
lối thoát hữu hiệu để họ có thể an lòng trước khi lìa đời
2.5. Sự chấp nhận
Đây là giai đoạn tuyệt vọng, người bệnh chấp nhận cái chết, thường trầm lặng , không
biết họ muốn nói gì? Nghĩ gì? Con đường đi đến chấp nhận cái chết có thể rất dài và đầy chông
gai, họ nghĩ rằng họ đang mất tất cả mọi thứ như nhà cửa, ruông vườn, công việc, bạn bè, xa lìa
người thân….Ở giai đoạn nầy người điều dưỡng cần tạo cho họ niềm tin, vận dụng tất cả khéo
léo, tình cảm, sự cảm thông, tế nhị, khuyến khích để họ cảm thấy thoải mái nói ra những ý nghĩ
lo sợ và để cảm xúc của họ từ từ lắng xuống, trả lại cho họ nền tảng an bình, tĩnh lặng và sự sáng
suốt để nghĩ đến kế hoạch cho ngày mai như trăn trối, bố trí tang lễ, dặn dò con cháu những việc
cần làm ngay sau khi họ nhắm mắt ra đi.

3. SỤ KHÁC BIỆT CỦA HẤP HỐI VÀ TỬ VONG.


Hấp hối là gì? Tử vong là gì?
3.1.Thời kỳ hấp hối:
Thời kỳ nầy cơ thể sống đấu tranh chống lại cái chết. Người bệnh có dấu hiệu thở ngáp
cá, tim đập yếu. Thời kỳ hấp hối kéo dài vài phút đến vài giờ
3.2. Thời kỳ tử vong có thể chia:
3.2.1.Thời kỳ chết lâm sàng:
Ở thời kỳ nầy chức năng của não không còn tín hiệu hoạt động. Ở trạng thái nầy các tế
bào trong cơ thể con người vẫn còn sống, sau khi hồi sinh, tim phổi có khả năng hồi phục lại.
3.2.2 Thời kỳ chết sinh vật: (chết não)
Là giai đoạn cuối cùng, tim phổi và các chức năng sống trong cơ thể ngưng hoạt động
không có khả năng hồi phục nhất là thần kinh trung ương không có xung động nào phát ra từ tế
bào não nên người bệnh ra đi vĩnh viễn
4. NHỮNG DẤU HIỆU LÂM SÀNG CỦA GIAI ĐOẠN HẤP HỐI
- Chân tay lạnh do máu dồn từ ngoại biên về nội tạng
- Sắc mặt nhợt, tai lạnh, móng tay tím ( lưu thông máu giảm ), da nổi bông.
- Vã mồ hôi ( rối loạn vận mạch )
- Trương lực cơ giảm, ủ rũ, thiếu sinh lực, sức lực suy yếu nhấc đầu lên hoặc trở mình
cũng không được, hàm trễ xuống, miệng lệch, nói khó, nuốt khó, dần dần mất phản xạ hoàn toàn
- Phù do thận mất khả năng lọc loại bỏ dịch chất trong cơ thể, tích tụ ở vùng xa tim đặc
biệt là bàn chân , mắc cá, cẳng chân, bàn tay, mặt
- Mắt lõm, đờ dại, không cử động,
- Hô hấp thay đổi: thở chậm, khó thở, ứ đọng đàm, chất nhầy. Khi thở có thể gây ra âm thanh
gọi là “ tiếng nấc hấp hối “, kiểu thở Cheyne Stockes
- Rối loạn tuần hoàn, huyết áp giảm, mạch nhanh nhỏ khó bắt, tim đập yếu cơ thể nhận ít
máu, ít oxy, tế bào chết dần
- Rối loạn tâm thần, mất định hướng, ý thức lú lẩn
- Ít thấy đói, ít khát
- Li bì vì sự chuyển hóa trong cơ thể chậm lại, mất nước do không ăn uống, quá kiệt sức
nên không nhận biết được những sự vật xung quanh
-Trước lúc ngưng thở mạch mờ dần đi không sờ thấy được nữa, đồng tử giản, không phản
xạ ánh sáng

5. BIỂU HIỂN LÂM SÀNG CỦA GIAI ĐOẠN TỬ VONG


- Mất hoàn toàn các cử động tự nhiên hoặc do kích thích
- Mất phản xạ giác mạc: đồng tử không còn phản xạ với ánh sáng, đồng tử dãn, mí mắt
không nhắm khi có bất kỳ một vật gì tiếp xúc gần mắt
- Hô hấp – tuần hoàn ngưng hoạt động
- Điện tâm đồ, điện não đồ là 1 đường đẳng điện hoàn toàn

6. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH Ở GIAI ĐOẠN CUỐI CỦA CUỘC ĐỜI
6.1. Nguyên tắc:
- Chuyển phòng riêng
- Giúp đỡ người bệnh về tâm sinh lý và tinh thần
-Thực hiện khẩn trương y lệnh làm giảm nhanh sự đau đớn, sự bất ổn cho người bệnh
- Tân tình chăm sóc cứu chữa
- Không để NB và thân nhân đơn độc
- Ghi lại những lời trăn trối của NB ( nếu NB yêu cầu), báo lại cho thân nhân hoặc cơ
quan họ biết
6.2. Đáp ứng nhu cầu cho NB ở giai đoạn cuối
Chăm sóc người bệnh ở giai đoạn cuối rất cần thiết, đôi khi còn hiệu quả hơn 1 toa
thuốc. Người bệnh lúc nầy rất yếu do nằm bất động quá lâu nên thường dễ bị loét tì, chán ăn,
buồn nôn, táo bón, trầm cảm…
Mục đích của chăm sóc là làm cho người bệnh bớt lo lắng, đem lại cho họ cảm giác bình
yên, ấm áp
- Sự lo âu: Phần lớn người bệnh thường lo lắng khi đối mặt với cái chết. Điều nầy sẽ làm
tăng thêm sự sợ hãi vì họ thường có ý nghĩ là không sợ chết nhưng sợ diễn tiến đưa đến cái chết.
Sự lo lắng trộn lẫn với nhiều cảm xúc khác. Trong tình huống nầy người điều dưỡng cần lắng
nghe, an ủi, động viên người bệnh và thân nhân người bệnh, giúp họ vơi đi nổi lo sợ
- Nhu cầu VSCN: môi khô do sự mất nước, thở bằng miệng, uống ít nước…Cần chăm sóc
răng miệng cho người bệnh mỗi 2 giờ một lần, giúp cho miệng họ luôn được sạch và ẩm, lau rửa
, thay vải trải giường cho sạch sẽ, khô ráo.
- Nhu cầu về tư thế giúp người bệnh cảm thấy thoải mái dễ chịu, xoay trở tránh loét tì
- Nhu cầu môi trường
- Nhu cầu về hô hấp: cho người bệnh nằm đầu hơi cao, thở oxy, theo dõi dấu sinh hiệu
- Nhu cầu giao tiếp: động viên, an ủi giúp NB giảm bớt phần lo lắng
- Nhu cầu về thị giác: thị lực giảm dần, phòng bệnh phải đủ ánh sáng, sạch, thoáng
- Nhu cầu dinh dưỡng : người bệnh ăn kém, không muốn ăn, nuốt khó, cần cung cấp chế
độ ăn bổ sung với nhiều năng lượng và đạm, chú ý những thực phẩm nhuận trường tránh táo bón
cho người bệnh, nên cho họ ăn ít thức ăn nhưng đầy đủ chất dinh dưỡng để sau khi ăn xong
không còn thức ăn thừa sẽ làm cho người bệnh lạc quan và tự tin hơn, nên cho người bệnh nhấp
từng chút nước hoặc cho ăn bằng ống, nuôi ăn bằng đường truyền tĩnh mạch theo y lệnh, cung
cấp đủ nước theo nhu cầu
- Nhu cầu bài tiết
+Chăm sóc NB tăng tiết đàm nhớt, hút đàm
+Chăm sóc NB tiêu tiểu không tự chủ, hoặc tiểu ít, nước tiểu sậm màu
*Đối với ĐD:
+Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện chăm sóc, thực hiện chăm sóc đáp ứng nhu cầu người bệnh
+Người bệnh ít có cảm giác đói và khát, điều dưỡng không cố đưa thức ăn và nước uống khi họ
không muốn, săn sóc miệng người bệnh luôn sạch sẽ, không để khô môi, thay vải trải giường sạch
sẽ, khô ráo.
+Tinh thần: Tôn trọng nhu cầu tình cảm, tự do tín ngưỡng điều nầy giúp NB an tâm
*Đối với thân nhân NB:
+ Chỉ trả lời những câu hỏi trong phạm vi được phép
+Tế nhị, lịch sự, nhẹ nhàng, cảm thông với thân nhân NB
+ Mọi công việc chăm sóc người bệnh phải được thực hiện nhẹ nhàng, nhanh gọn, có hiệu quả
tránh người nhà hiểu nhầm
+Thông báo, giải thích cho họ về việc ĐD cần làm, yêu cầu họ ra ngoài để ĐD dễ dàng chăm sóc
NB
6.3 Chăm sóc NB hấp hối
Quá trình điều trị trong giai đoạn hấp hối không phải là điều trị khẩn cấp mà làm cho họ bớt lo
lắng, bình an và ấm áp
*Đối với NB:
+ Cách ly NB
+ Giúp NB tiện nghi, thoải mái
+Thông báo, an ủi động viên
6.4 Chăm sóc NB tử vong
6..4.1.Chuẩn bị dụng cụ cần thiết:
- Bình phong
- Mâm dụng cụ gồm kềm,kéo, gòn gạc, bông không thấm nước, băng keo
- Thau nước ấm, khăn lau, khăn bông
- Vải đắp, quần áo sạch
- 2 dải băng nhỏ và ngắn,
- 3 dải băng to bản, dài
- Túi đựng đồ dơ
- Găng tay sạch
- Phiếu cài lên ngực người chết bên ngoài vải phủ
- Cáng hoặc xe đẩy
6.4.2.Thực hiện:
-Yêu cầu thân nhân ra khỏi phòng
- ĐD mang khẩu trang, mang găng tay sạch
- Đặt người chết nằm tư thế thuận lợi, rút bỏ các ống thông (nếu có)
- Tháo nẹp bột, thay băng (nếu có)
- Nút các lỗ tự nhiên:( tai, mũi, miệng, hậu môn, sinh dục) bằng bông không thấm nước.
- Cỡi bỏ đồ trang sức trên cơ thể NB
- Thấm nước ấm vuốt 2 mắt
- Khép kín miệng
- Lau mặt
- Cỡi bỏ áo cũ, lau nửa người trên, mặc áo sạch
- Cỡi quần, lau sạch, mặc quần sạch
- Để 2 cánh tay dọc cạnh sườn, lòng bàn tay úp lên bụng, buộc 2 ngón tay cái lại với nhau
- Để 2 chân duỗi thẳng, bàn chân đứng, buộc 2 ngón chân cái lại
- Buộc 3 dải băng ở 2 bả vai, 2 mào chậu, 2 đầu gối
- Đặt NB lên cáng
- Phủ vải kín NB
- Ghi hồ sơ, ngày giờ chết
- Cài phiếu lên ngực BN bên ngoài vải phủ ( ghi rỏ họ, tên, tuổi, khoa,số nhập viện, ngày giờ
nhập viên, ngày giờ chết , chẩn đoán cuối cùng)
- Chuyển xuống nhà xác hoặc phòng lạnh
+ Sắp xếp, xử lý dụng cụ theo qui định
+ Thông báo cho hộ lý biết để tẩy uế dụng cụ đã sử dụng cho NB, tẩy uế giường bệnh, và
phòng bệnh
+ Trường hợp NB tử vong do Covid 19 tiến hành theo qui chế bộ y tế ban hành

Tài liệu tham khảo

1. TS.Đỗ Đình Xuân (2011) -55 kỹ thuật CS, NXB Giáo Dục
2. Ths.Trần thị Thuận (2012) ĐDCB, tâp 1, NXB y học
3. Đỗ Đình Xuân , 2007, ĐDCB2, BYTNXBYH
4. Tài liệu phát tay của GV
Câu hỏi lượng giá

I.Chọn câu đúng nhất, đánh dấu chéo vào câu trả lời được chọn
1.Bệnh nhân chết mà chưa có thân nhân, tài sản của họ phải được lập biên bản gửi về
A.Phòng tiếp đón C.Phòng y vụ
B.Phòng Điều dưỡng trưởng bệnh viện D.Phòng kế hoạch tổng hợp
2.Giai đoạn hấp hối người bệnh có biểu hiện khó thở là do
A.Rối loạn hô hấp C.Rối loạn tuần hoàn
B.Rối loạn vận mạch D.Giảm trương lực cơ
3.Thái độ nào ít có ở NB trong giai đoạn cuối
A.Tức giận vô cớ C.Tuyệt vọng
B.Buồn rầu D.Sự thanh thản
4.Giai đoạn hấp hối NB thường có biểu hiện
A.Mạch chậm đều C.Mạch nhanh đều
B.Mạch nhanh nhỏ, khó bắt D.Mạch nhanh, không đều
5.Giai đoạn hấp hối NB vã mồ hôi đầm đìa là do
A.Trương lực cơ giảm C .Rối loạn vận mạch
B.Sự lưu thông máu giảm D.Rối loạn hô hấp
6.Giai đoạn hấp hối, sắc mặt bệnh nhân nhợt nhạt là do
A.Rối loạn vận mạch C.Sự lưu thông máu giảm
B.Rối loạn hô hấp D.Trương lực cơ giảm
7.Người bệnh muốn được trăn trối điều gì với con cháu, đó là biểu hiện NB đang ở giai đoạn
A.Buồn rầu C.Chấp nhận
B.Tuyệt vọng D.Lạc quan
8.Cho người bệnh nằm đầu cao cổ hơi ngửa ra sau, thở oxy, theo dõi dấu sinh hiệu, đó là đáp ứng
nhu cầu về ………cho NB
A. Hô hấp C. Tuần hoàn
B. Tư thế D. Tiện nghi
9.Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho NB nặng bằng phương pháp cho ăn qua ống thông mũi- dạ
dày dễ có nguy cơ:
A..Viêm phổi C. Viêm phổi do hít
B.Viêm phế quản D. Viêm thanh quản
10.Chăm sóc NB mê, tránh loét do tì đè, cần:
A. Đăt NB nằm nghiêng C. Đặt ống thông tiểu
B. Xoay trở tư thế mỗi 3 giờ/lần D. Đặt NB nằm sấp
11.Chăm sóc người bệnh chết điều dưỡng cần nhét các lỗ tự nhiên bằng:
A. Gòn thấm hút
B. Gòn không thấm hút
C. Gạc
D. Mèche
12.Phiếu nhỏ ghi tên tuổi người chết, ngày giờ chết được :
A. Cài bên ngoài vải phủ thi hài
B. Cài trên áo người chết
C. Để ở đầu cáng
D. Để ở bất cứ nơi nào cũng được
13. Thao tác cỡi bỏ hết quần áo người chết trước khi lau rửa sạch rồi mặc quần áo mới cho họ
ĐA: A.Đúng B. Sai
14. Đặt 2 tay người chết theo tư thế thẳng dọc thân mình
ĐA: A. Đúng B. Sai
15. Đặt 2 chân người chết theo tư thế duỗi thẳng, hai bàn chân thẳng đứng, buộc 2 ngón chân cái
lại
ĐA: A. Đúng B. Sai
16. Để 2 cánh tay người chết dọc cạnh sườn, lòng bàn tay úp lên bụng, buộc 2 ngón tay cái lại
với nhau
ĐA: A. Đúng B. Sai
17. Người chết không có thân nhân, đồ trang sức của họ được tháo ra gửi lại………..: chờ giao
lại cho người nhà họ
A. Tại khoa
B. Phòng kế hoạch tổng hợp
C. Phòng tiếp đón
D. Phòng tài vụ
ĐA A. Đúng B. Sai
18.Điều dưỡng bắt buộc phải trả lời hết tất cả những thắc mắc của người bệnh hoặc thân nhân
của họ
ĐA A. Đúng B.Sai
19.Ở giai đoạn cuối cuộc đời, nuôi dưỡng bệnh nhân tốt nhất là:
A.Cho bệnh nhân ăn thức ăn lỏng dễ tiêu C.Nuôi bằng đường tiêm truyền
B.Cho bệnh nhân ăn bằng ống D.Cho bệnh nhân uống thuốc bổ
20.Điều nào không nên làm khi chăm sóc bệnh nhân ở giai đoạn cuối
A.Chuyển bệnh nhân vào phòng riêng C.Khẩn trương thực hiện y lệnh
B.Giúp đỡ bệnh nhân về mặt tâm lý D.Báo NB biết tình trạng bệnh của họ
TIẾP NHẬN NGƯỜI BỆNH VÀO VIỆN
CHUYỂN VIỆN - RA VIỆN
-0-0-0-

MỤC TIÊU:
1 /Nhắc lại được qui định chung về việc tiếp nhận người bệnh
2/ Trình bày được nguyên tắc chung khi tiếp nhận người bệnh vào viện
3/ Ý thức được tầm quan trọng về thái độ của người ĐD khi tiếp xúc với người bệnh
4/ Thực hiện thành thạo qui trình tiếp đón NB ở khoa cấp cứu, khoa khám bệnh,
khoa điều trị, qui trình chuyển viện, ra viện.

Người bệnh vào viện thường có trạng thái lo âu, sợ hãi. Vì vậy điều quan trọng là người
điều dưỡng phải đón tiếp người bệnh nhiệt tình, lịch sự, thông cảm làm cho họ cảm thấy dễ
chịu, an tâm, tin tưởng và có ấn tượng tốt đối với bệnh viện và nhân viên y tế
1.QUI ĐỊNH CHUNG
- Để xứng đáng là người cán bộ y tế nhân dân, làm tốt khẩu hiệu “bệnh nhân đến tiếp
đón niềm nở, bệnh nhân ở chăm sóc tận tình, bệnh nhân về dặn dò chu đáo”. Các thành
viên trong bệnh viện phải có tinh thần trách nhiệm, niềm nở tận tình đón tiếp người bệnh
từ khoa khám bệnh, khoa điều trị đến các khoa cận lâm sàng để tạo niềm tin, sự yên tâm của
người bệnh trong điều trị. Bệnh viện có thùng thư góp ý hoặc số điện thoại đường dây nóng
cho người bệnh hoặc thân nhân của họ phản ảnh về thái độ phục vụ chưa tốt hoặc những lời
khen ngợi của các thành viên trong bênh viện cùng với những thắc mắc của người bệnh được
bệnh viện tiếp nhận, phản hồi hoặc giải quyết kịp thời
2/ NGUYÊN TẮC CHUNG
- Người bệnh đến bệnh viện được tiếp cận thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng và
dịch vụ kỹ thuật theo đúng yêu cầu chuyên môn.
- Bảo đảm tính hợp lý và công bằng giữa người bệnh có bảo hiểm y tế và người
bệnh không có bảo hiểm y tế.
- Phải đơn giản hóa thủ tục liên quan đến khám bệnh, chi trả và đồng chi trả
viện phí đảm bảo tính công bằng không gây phiền hà cho người bệnh.
- Mỗi bệnh viện có phòng tư vấn, mỗi khoa phòng phải có bàn hướng dẫn,
người bệnh và thân nhân của họ sẽ được điều dưỡng hướng dẫn, tư vấn điều trị, chăm
sóc, giáo dục sức khỏe phù hợp với tình trạng bệnh của họ, giúp họ có kiến thức, kỹ
năng để có thể tự phòng bệnh, theo dõi tiến trình bệnh tật và tự nguyên tuân thủ các
hướng dẫn chuyên môn.
3/ QUI TRÌNH TIẾP ĐÓN NGƯỜI BỆNH VÀO VIỆN
-Việc tiếp đón người bệnh vào bệnh viện, người bệnh được hướng dẫn rõ ràng, cụ thể
sẽ làm giảm thời gian đi khám chữa bệnh, giảm tình trạng quá tải, nâng cao mức hài lòng
của người bệnh
-Tại mỗi khoa, tiếp xúc với người bệnh ĐD phải tự giới thiệu tên mình với người bệnh,
có thái độ đúng mức, ứng xử linh hoạt, giao tiếp đúng mức, tôn trọng người bệnh,
không có biểu hiện tiêu cực, vòi vĩnh, trong quá trình khám chữa bệnh
3.1/ Tiếp nhận bệnh nhân tại khoa khám bệnh:
3.1.1/ Trường hợp cấp cứu:

1
- Chuyển ngay vào phòng cấp cứu, ghi rõ họ, tên, tuổi, địa chỉ người bệnh ở cơ quan
và gia đình không cần giấy giới thiệu của y tế tuyến dưới.
- Ghi rõ ngày giờ, lý do đến bệnh viện, cấp cứu khẩn trương qua cơn nguy kịch
- Điều dưỡng nhận định tình trạng người bệnh, thăm khám sàng lọc, giải quyết ưu
tiên tránh dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu không xử trí kịp thời
- Người bệnh tỉnh họ tự quản lý tài sản, hoặc bàn giao cho người nhà, nếu người
bệnh không tỉnh, điều dưỡng kiểm kê tài sản bàn giao lại phòng tiếp đón
3.1.2/ Trường hợp không cấp cứu
- Người bệnh được tiếp nhận vào viện cần phải:
- Lấy số thứ tự để làm thủ tục khám bệnh hoặc lấy số thứ tự từ máy phát số tự động,
hoặc đặt lịch hẹn trước qua số điện thoại, qua tổng đài 1080 ở TPHCM hoặc qua mạng
internet
-Xuất trình: 1 trong những loại giấy tờ cần thiết như giấy giới thiệu của y tế tuyến
dưới, hồ sơ chuyển viện, giấy hẹn tái khám, giấy chứng nhận miễn, trừ viện phí, hoặc thẻ
bảo hiểm y tế, giấy tờ tùy thân có ảnh…Người điều dưỡng cần phải biết qui định về đối
tượng và phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh để hướng dẫn người bệnh thực
hiện đúng thủ tục tránh gây phiền hà cho người bệnh.
- Người có thẻ BHYT được quỹ BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho cơ sở
khám chữa bệnh công lập hoặc ngoài công lập có đăng ký khám chữa bệnh cho người có
thẻ BHYT theo mức qui định của pháp luật về BHYT. Phần chênh lệch người bệnh phải
thanh toán cho cơ sở khám chữa bệnh
- Đối tượng không có BHYT phải thanh toán hết tất cả chi phí khám chữa bệnh cho
cơ sở khám chữa bệnh.
- Bệnh viện nhập các thông tin của người bệnh vào máy vi tính, xác định khoa khám
phù hợp, giữ thẻ bảo hiểm, in phiếu khám bệnh và phát số thứ tự vào khám
-Thu tiền tạm ứng đối với những trường hợp người bệnh vượt tuyến, trái tuyến, người
bệnh có nguyện vọng khám, chữa bệnh theo yêu cầu
- BHYT không chi trả cho các trường hợp khám bệnh sàng lọc, kiểm tra sức khỏe, sử
dụng dịch vụ thẩm mỹ, sử dụng vật tư thay thế bao gồm răng giả, mắt giả, kính mắt, máy
trợ thính, giám định y khoa, giám định pháp y…….
3.1.3/ Phòng đợi
- Người bệnh được chờ đợi khám bệnh trong phòng đầy đủ tiện nghi, có máy điều
hòa hoặc quạt, phòng đợi phải sạch sẽ, gọn gàng, đủ ghế cho người bệnh ngồi, tránh gây
sự mệt mỏi thêm cho người bệnh, hạn chế tình trạng mất trật tự, mất thời gian
- Có tranh ảnh, áp phích, tờ rơi để tuyên truyền về sức khỏe cho người bệnh đọc
trong khi ngồi chờ khám bệnh.
- Có nước uống nóng, lạnh, nhà vệ sinh sạch sẽ, đầy đủ các phương tiện đáp ứng
nhu cầu vệ sinh cá nhân cho người bệnh.
- Tiếp đón người bệnh, hướng dẫn người bệnh các thủ tục cần thiết trước khi vào
khám bệnh như xếp sổ khám bệnh theo thứ tự, phát số thứ tự, Điều dưỡng vào sổ khám
bệnh đủ theo các cột mục qui định, nhận định tình trạng người bệnh, phân loại bệnh,
chuyển người bệnh vào phòng khám bệnh
3.1.4/ Phòng khám bệnh:
- Cải tiến qui trình khám bệnh sẽ đáp ứng sự hài lòng của người bệnh, nâng cao chất
lượng khám bệnh và điều trị bệnh
- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và các giấy tờ cần thiết phục vụ cho bác sĩ khám
bệnh
- Người bệnh được gọi mời vào theo số thứ tự, (ưu tiên những người bệnh thuộc
diện cấp cứu, người khuyết tật nặng, người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai, người có

2
công cách mạng) , hoặc nhìn trên bảng số điện tử, tránh chen lấn dẫn đến nguy cơ tiêu cực
không mong muốn
- Nhận định người bệnh:
+ Điều dưỡng sử dụng các giác quan để quan sát và đánh giá tình trạng người bệnh
( nhìn, sờ, nghe, ngửi)
+ Đo các dấu hiệu sinh tồn
+ Phỏng vấn NB, thân nhân để thu thập các thông tin về tình trạng bệnh tật
+ Mời thầy thuốc khám bệnh cho người bệnh
+ Hỗ trợ thầy thuốc khám bệnh
+ Thực hiện đầy đủ, nhanh chóng các chỉ định của thầy thuốc
+ Nếu có chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức
năng…bác sĩ ghi phiếu đề nghị xét nghiệm cận lâm sàng chuyển qua khoa xét nghiệm cận
lâm sàng, điều dưỡng hướng dẫn người bệnh đến đúng nơi, nộp phiếu xét nghiệm chờ gọi
vào
+ Kê đơn thuốc, dặn dò cách sử dụng thuốc, ngày tái khám, chế độ ăn uống, ngủ
nghỉ, v…v…Nếu khám bảo hiểm y tế, hướng dẫn người bệnh đến bộ phận thanh toán,
đóng tiền và chờ lấy thuốc, kiểm tra thuốc trước khi rời khỏi quầy thuốc.
+ Vào sổ khám bệnh đủ theo các mục qui định
+ Nếu người bệnh phải điều trị ngoại trú, bác sĩ ghi hồ sơ bệnh án theo dõi, quản lý
tại phòng khám hoặc khoa điều trị, sổ y bạ ghi rõ chẩn đoán và kê đơn thuốc, dặn dò người
bệnh cách dùng thuốc, hẹn tái khám.
+Nếu người bệnh phải nhập viện điều trị nội trú bác sĩ ghi hồ sơ bệnh án, cho người
bệnh tạm ứng viện phí, tùy theo tình trạng người bệnh, sử dụng phương tiện vận chuyển
thích hợp như cáng đẩy, cáng khiêng, xe lăn.hoặc dẫn người bệnh vào khoa điều trị, tuyết
đối không để người bệnh tự di một mình, trường hợp bệnh nặng, ĐD phải thông báo trước
để khoa điều trị chuẩn bị giường bệnh tiếp đón.
+ Bàn giao người bệnh với khoa mới đến có sổ ghi nhận
3.1.5/ Tiếp nhận người bệnh vào khám sức khỏe
- Tổ chức hoặc cá nhân đề nghị được khám sức khỏe phải trả chi phí khám sức khỏe
cho bộ phận khám sức khỏe theo mức giá dịch vụ khám sức khỏe đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc theo hợp đồng giữa 2 đơn vị trừ những trường hợp
được miễn giảm theo qui định của pháp luật
- Người đuợc khám sức khỏe phải xuất trình hồ sơ khám sức khỏe theo qui định,
tuân thủ các hướng dẫn, cung cấp thông tin trung thực về tiền sử bản thân, bệnh tật và
chịu trách nhiệm về thông tin đã cung cấp.
- Cơ sở khám sức khỏe chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả khám sức khỏe
do cơ cở mình thực hiện
-Tổng hợp kết quả hoạt động khám sức khỏe , thống kê, báo cáo cấp trên.
3.2/ Tiếp nhận người bệnh tại khoa điều trị
-Khoa phòng phải được trang bị đầy đủ tiện nghi, sạch sẽ, thoáng mát, trật tự, gọn
gàng, ngăn nắp, yên tĩnh, đảm bảo sức khỏe, nâng cao thể trạng và tâm lý giúp người bệnh
mau hồi phục
- Tiếp nhận người bệnh vào khoa phòng điều trị,điều dưỡng nhận hồ sơ, thuốc, các
dụng cụ của BN ( nếu có) từ phòng khám chuyển vào.
- Người bệnh điều trị nội trú được nằm mỗi người một giường hạn chế nguy cơ mất
an toàn, sai sót trong quá trình điều trị do nằm ghép
- Người bệnh được chọn bác sĩ điều trị
- Cung cấp những vật dụng sinh hoạt cá nhân cần thiết, sạch sẽ, chất lượng tốt như
vải trải giường, quần áo phù hợp kích cỡ và được thay mỗi ngày….
- Được đảm bảo an toàn cháy nổ do trong khoa phòng có người bệnh cần thở oxy.

3
- Hướng dẫn nội qui buồng bệnh, giờ khám bệnh, giờ thăm nuôi, phòng hành chánh,
phòng trực, giữ vệ sinh chung, hướng dẫn người bệnh và thân nhân sử dụng các phương tiện
có trong phòng bệnh, hệ thống chiếu sáng, đèn báo khi người bệnh trở năng, nhà vệ sinh…
Đối với bệnh nhiễm, thân nhân vào thăm phải thay dép, mặc áo choàng, manng khẩu trang
đúng theo qui định
- Nhận định tình trạng người bệnh, lấy dấu hiệu sinh tồn, khám thực thể, lập KHCS
và xử trí
- Ghi chép hồ sơ, báo cáo với người phụ trách
- Mời bác sĩ khám bệnh,
- Thực hiện nhanh các y lệnh điều trị, lấy mẫu nghiệm, tiêm thuốc….
- Thực hiện chính xác bảng công khai thuốc…
- Hướng dẫn chế độ ăn uống, ngủ nghỉ….cho người bệnh . Người bệnh được chăm
sóc về dinh dưỡng trong thời gian nằm viện góp phần nâng cao sức khỏe người bệnh, giúp
người bệnh mau hồi phục và cũng góp phần nâng cao hiệu quả điều trị
- Giải đáp những thắc mắc của người bệnh và thân nhân người bệnh trong phạm vi
của điều dưỡng

4/ NGƯỜI BỆNH CHUYỂN KHOA, CHUYỂN VIỆN


4.1/ Điều kiện chuyển khoa, chuyển viện
- Người bệnh có tình trạng nặng hơn hoặc không đúng chuyên khoa, hoặc quá khả
năng điều trị của khoa, hoặc bệnh viện
- Người bệnh đã được hội chẩn trước khi chuyển tùy theo chuyển khoa hay chuyển
viện
- Chuyển viện, người bệnh được hội chẩn toàn khoa, liên khoa đối với BV hạng 1,2
- Hội chẩn toàn viện đối với BV hạng 3
- Giấy tờ chuyển viện do giám đốc BV ký đối với BV hạng 3
- Trưởng phòng KHTH được Gíám đốc BV ủy nhiệm ký giấy tờ chuyển viện đối với
BV hạng 1,2
4.2/ Qui trình chuyển bệnh.
- Sau khi hội chẩn, chẩn đoán bệnh, quá trình điều trị, tình trạng bệnh, kết quả XN,
tình trạng hiện tại
- Báo và giải thích cho người bệnh và thân nhân họ hiểu rõ lý do chuyển viện
- Liên hệ trước với khoa mới, BV mới
- Chuẩn bị hồ sơ bệnh án tóm tắt (nếu chuyển viện), ghi rõ ngày giờ chuyển, tình trạng
người bệnh khi chuyển
- Chọn thời điểm chuyển viện tốt nhất, thường chuyển sớm ngay khi có quyết định
nếu tình trạng NB tương đối ổn, trường hợp NB trong tình trạng nguy kịch vấn đề quan
trọng là cần phải ổn định sinh hiệu trước chuyển
- Chuẩn bị phương tiện vận chuyển và trang bị sẵn dụng cụ cấp cứu như oxy, ống thở
oxy canula đủ cỡ, dụng cụ đặt nội khí quản, bóng giúp thở, ống nghe, máy đo huyết áp,
thuốc cấp cứu, dịch truyền, dây truyền dịch, kim luồn, bông sát khuẩn, băng keo, hộp
chống sốc phản vệ…….
- Làm đầy đủ thủ tục cho ra viện nếu là chuyển viện
- Giúp BN thu dọn đồ dùng cá nhân
- Chuyển BN đến khoa mới hoặc BV mới
- Chuyển viện nếu BN nặng phải có nhân viên y tế đi kèm ngồi cạnh NB để quan sát,
theo dõi, trên đường chuyển bệnh nếu có diễn tiến xấu phải xử trí kịp thời, có thể đưa vào
BV gần nhất.
- Bàn giao người bệnh cho khoa (nếu chuyển khoa) hoặc bệnh viện mới kèm theo
bảng tóm tắt hồ sơ bệnh án ….

4
- Báo cáo với người có trách nhiệm sau khi hoàn thành nhiệm vụ, những diễn biến bất
thường trong quá trình chuyển viện

5/ RA VIỆN
- Thông báo, giải thích cho NB hoặc thân nhân NB
- Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết: hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án, phiếu thanh toán viện phí,
đóng dấu giấy ra viện và đơn thuốc
- Hướng dẫn người bệnh thanh toán viện phí
- Giúp thu dọn dụng cụ cá nhân
- Trả lại quần áo, đồ dùng bệnh viện
- Hướng dẫn chế độ điều trị, ăn uống, ngủ, nghỉ, thuốc men, tái khám
- Cấp giấy ra viện, đơn thuốc sau khi người bệnh đã hoàn tất các thủ tục thanh toán
viện phí và trả đầy đủ dụng cụ mượn của bệnh viện
- Tiếp thu ý kiến góp ý của người bệnh và thân nhân về công tác điều trị, chăm sóc và
thái độ của điều dưỡng
- Gíúp người bệnh ra khỏi phòng bệnh và tạm biệt
-Thông báo cho hộ lý biết, khử khuẩn, chuẩn bị giường sạch đón bệnh nhân mới
- Nộp hồ sơ bệnh án về phòng kế hoạch tổng hợp
- Nếu người bệnh xin về phải viết giấy cam đoan để lưu vào hồ sơ , ghi rõ ngày giờ
người bệnh xin về và tình trạng của họ khi ra viện
- Đề nghị người bệnh hoặc thân nhân góp ý về tinh thần thái độ phục vụ của khoa và
bệnh viện .
Tài liệu tham khảo
1. PGS.TS Lê thị Bình ( 2018) Bộ y tế, NXB GDVN ĐDCB 1
2. TS. Đinh Ngọc Xuân (2011) 55 KTCS - NXBGD
3. Ths. Trần thị Thuận (2012) ĐDCB, tập 1, NXBYH
4. Tài liệu phát tay

Câu hỏi lượng giá

TIẾP NHẬN BỆNH NHÂN VÀO VIỆN, CHUYỂN VIỆN, RA VIỆN


-0-0-0-0-
I.Chọn câu đúng nhất, đánh dấu chéo vào câu trả lời được chọn
1.Phòng đợi bệnh bắt buộc phải đảm bảo tiêu chuẩn
A. Gọn gàng, sạch sẽ C. Cótranh ảnh, áp phích
B. Yên tỉnh D. Có đủ ghế ngồi cho người bệnh
2.Những đối tượng nào được ưu tiên nhất khi vào khám bệnh
A.Người già C. Bệnh nặng
B.Trẻ em D. Phụ nữ mang thai
3.Bệnh nhân trong tình trạng nặng, phương tiện nào thường được dùng để chuyển bệnh nhân
vào khoa
A.Xe đẩy C. Cáng khiêng
B.Xe lăn D .Dìu NB đi
4.Khi chuyển viện, người bệnh phải được hội chẩn toàn khoa, liên khoa đối với bệnh viện
A. Hạng I C. Hạng I và II
B. Hạng II D. Hạng III
5.Khi chuyển viện, người bệnh phải được hội chẩn toàn viện đối với bệnh viện
A. Hạng I C. Hạng I và II
B. Hạng II D. Hạng III

5
6. Giám Đốc bệnh viện ký tên vào các giấy tờ chuyển viện đối với bệnh viện
A. Hạng I C. Hạng I và II
B. Hạng II D. Hạng III
7. Bác sĩ trưởng phòng kế hoạch ký tên vào các giấy tờ chuyển viện khi đuợc ủy quyền của
Giám đốc BVđối với bệnh viện
A. Hạng I C. Hạng I và II
B. Hạng II D. Hạng III
8.Chuyển viện bệnh nhân trong trường hợp cấp cứu, điều kiện cần thiết nhất là:
A. Liên hệ trước với nơi chuyển đến
B. Liên hệ truớc với nơi chuyển đến và có nhân viên y tế di kèm
C. Có nhân viên y tế đi kèm và có sẵn phuơng tiện cấp cứu
D. Có phuơng tiện cấp cứu, có nhân viên y tế đi kèm và đem theo hồ sơ bệnh án bàn
giao
9.Khi có quyết định ra viện, thủ tục ra viện người bệnh được nhận sớm nhất từ Điều dưỡng
cần làm ngay cho người bệnh
A .Phiếu xuất viện và đơn thuốc C. Lời tư vấn sức khỏe
B .Các giấy tờ cần thiết D. Phiếu thanh toán viện phí
10.Chuyển bệnh nhân từ khoa nầy sang khoa khác là nhiệm vu của :
A. Bác sĩ điều trị C .Điều dưỡng viên
B. Điều dưỡng trưởng khoa D .Hộ lý
11. Bệnh nhân bị tai nạn giao thông từ ngoài đưa đến bệnh viện, trong tình trạng đa vết
thương nhỏ, việc trước tiên điều dưỡng ở phòng tiếp nhận phải làm là:
A. Thay băng vết thương. C. Mời bác sĩ khám
B. Lấy dấu sinh hiệu , mời bác sĩ khám D. Tiếp đón và làm thủ tục hành chánh
12: Điều kiện chuyển khoa cần ::
A. Hội chẩn của bác sĩ trưởng khoa, đại diện của khoa sắp chuyển.
B Hội chẩn với trưởng phòng kế hoạch tổng hợp
C Liên hệ khoa trước khi chuyển và hoàn tất hồ sơ chuyển khoa.
D Hội chẩn toàn khoa với bác sĩ trưởng khoa, đại diện của khoa sắp chuyển và
hoàn tất hồ sơ trước khi chuyển.
13. Nhận nguời bệnh vào khoa điều trị, sau khi thăm khám, biết nhu cầu nguời bệnh, buớc
đầu tiên khi chăm sóc điều duỡng phải làm gì?
A. Lập kế hoạch chăm sóc
B. Chẩn đóan điều duỡng
C Thực hiện kế hoach chăm sóc
D. Đánh giá
14. Cùng 1 thời điểm có 4 NB vào phòng cấp cứu với tình trạng bệnh khác nhau:
1. BN Mai 5 tuổi ho, sốt cao cần giảm ho, hạ sốt đề phòng co giật do sốt cao
2.BN Lan 34 tuổi ho, khó thở, da niêm xanh, môi tím cần được tiếp oxy
3.BN Trúc 54 tuổi huyết áp cao, nhức đầu dữ dội cần được giảm đau, hạ huyết áp
tránh tai biến mạch máu não
4.BN Cúc 80 tuổi bị tổn thương phần mềm ở đùi do tai nạn lưu thông cần được băng
bó vết thương
Trong những trường hợp trên, BN cần được điều dưỡng xử trí ưu tiên là:
A. BN Mai
B. BN Lan
C. BN Trúc
D. BN Cúc
15. Tại phòng khám điều dưỡng tiếp nhận BN thình lình lên cơn giật, vấn đề ưu tiên cần can
thiệp là:

6
A. Khống chế động tác giật của BN C. Cho NB thở oxy
B. Đẩy ngay BN đến phòng cấp cúu D. Đặt NB nằm nơi an toàn
16. Người bệnh trong tình trạng nặng xin về, điều dưỡng phải cho người bệnh hoặc thân
nhân người bệnh ghi vào hồ sơ bệnh nặng xin về, ký tên và ghi rõ họ tên
A. Đúng B. Sai
17. Người có thẻ bảo hiểm y tế được thanh toán hết tất cả chi phí khám chữa bệnh tại các cơ
sở khám chữa bệnh công lập
A. Đúng B. Sai
18. Điền vào các chỗ trống cho đủ nghĩa:
Mỗi bệnh viện đều có treo khẩu hiệu nói về thái độ phục vụ người bệnh của nhân viên y tế
là:
‘’ BN đến……………………., BN ở………………..…… BN về……………….”.
19. Người bệnh trong tình trạng nặng xin về, điều dưỡng phải cho người bệnh hoặc thân
nhân người bệnh ghi vào hồ sơ bệnh nặng xin về, ký tên và ghi rõ họ tên
A. Đúng B. Sai

7
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
PHẦN 1. Thu thập thông tin từ hồ sơ bệnh án ( lưu ý những thông tin
cần thiết)
PHẦN 2 Bài làm KHCS Viêm cầu thận cấp ( Tài liệu tham khảo
trong phần thu thập thông tin cung cấp, thí sinh chỉ tóm gọn làm phần 2
theo mẫu tại lớp)

Sinh lý bệnh:
Viêm cầu thận cấp là một bệnh miễn dịch xảy ra sau nhiễm khuẩn Liên cầu trùng
beta tán huyết nhóm A, chúng thường cư trú ở họng, gây tổn thương viêm mủ tại họng,
amydal, xoang, mũi, hoặc ở da đầu, cẳng chân, cẳng tay….Từ đây vi khuẩn giải phóng ra
các độc tố (kháng nguyên) vào máu kích thích hệ thống đáp ứng miễn dịch sinh ra kháng
thể. Phản ứng kháng nguyên – kháng thể cùng với sự tham gia của bổ thể C3 gây nên các
tổn thương viêm ở mao mạch toàn cơ thể, chủ yếu là ở mao mạch cầu thận gây phù nề,
tăng sinh các tế bào mao mạch dẫn đến tăng tính thấm và hẹp lòng mao mạch cầu thận
dẫn đến giảm lượng máu đến thận, các chất như urê, acid uric, Kali, Natri giảm đào thải
ra nước tiểu, chúng tích tụ lại ở máu gây nên tình trạng tăng các chất đó trong máu,
giảm lượng máu đến thận cũng làm tăng tiết renin, co mạch và làm tăng HA. Tăng tính
thấm mao mạch cầu thận cũng làm tăng HA nước tiểu màu vàng xẫm hoặc có màu
hồng như nước rửa thịt. Viêm cầu thận cấp dễ đưa đến biến chứng ở não gây rối loạn
tuần hoàn não, suy tim, 0AP, suy thận cấp…
So sánh bệnh học và cận lâm sàng
Bệnh học Lâm sàng Nhận xét
Phù sớm mí mắt, chân, tay, Phù mí mắt, chân Phù hợp
toàn thân
Tiểu ít/ vô niệu, nước tiểu Tiểu ít 600ml/ngày, nước Phù hợp
vàng xẫm/có máu tiểu đỏ như nước rửa thịt
Tăng huyết áp cao không HA 110/75mmHg so với Phù hợp
quá 10-20mmHg tuổi (90/55mmHg)
Đau đầu, chóng mặt, buồn Nôn, bón, chướng bụng, phù hợp
nôn, đau ngực, khó thở, rối khó thở, mạch nhanh
loạn nhịp tim
Sốt Diễn tiến của bệnh
Cận lâm sàng
Xét nghiệm Kết quả Trị số tham chiếu Nhận xét
CRP 14,5 mg/L <5 mg/L Có yếu tố nhiễm trùng
ASO 289 đv Todd < 166 Todd Nhiễm LCT beta
Ure máu 61 mg/dl 10-50mg/dL Phù hợp, tăng do sốt,
nhiễm trùng, viêm cầu
thận, ống thận, suy
thận cấp
Creatinin máu 1,5 mg/dL 0,6-1,3 mg/dL Phù hợp, tăng nhẹ
trong bệnh thận, suy
tim, cao HA vô căn’
Ure nước tiểu 210mmoL/24 giờ 250-500mmoL/24 Phù hợp, giảm MLCT
giờ
Creatinin nước tiểu 0,6g/dL 0,8-1,8g/24 giờ Phù hợp, giảm MLCT
nhẹ, suy thận
Natri máu 177mEq/L 135-145 mEq/L Phù hợp, giảm MLCT,
Na tích tụ
Kali máu 5,3 mEq/L 3,5-5,5 mEq/L bt
Calci máu 5,1 mEq/L 4,4-5,4 mEq/L bt
Cl- 101 mEq/L 95-105 mEq/L bt
pH 7,36 7,36-7,42 bt
Cặn addis HC+, BC +, trụ hạt Âm tính (+) do giảm mức lọc
+, đạm + cầu thận, tăng tính
thấm mao mạch cầu
thận

Thuốc sử dung
Nguyên tắc chung:
- Thực hiện đúng y lệnh
- Kiểm tra 5 đúng, đảm bảo vô khuẩn, an toàn, quan sát BN trong khi tiêm thuốc
-Không tự ý pha các loại thuốc tiêm trộn lẫn với nhau tránh sự tương tác của thuốc
- Mang theo hộp thuốc chống sốc, hiểu , thực hiện được
- Hỏi tiền sử dị ứng thuốc
-Theo dõi tác dụng phụ của thuốc
Tên thuốc, hàm lượng, liều Tác dụng chính và phụ Điều dưỡng thuốc
thuốc
Penicilin G 500.000đv TD chính: -Pha 2-4ml nước cất, tiêm
500.000đv x2 TB -Điều trị nhiễm trùng do bắp sâu
vk 8-16 giờ
-ngăn chặn sự tăng trưởng -Theo dõi vùng tiêm, phản
của vk ứng toàn thân, xử trí kịp
TD phụ: đau, đỏ,sưng tại thời
chỗ tiêm, sốt phát ban
ngứa, nổi mề đay, khó thở,
chóng mặt
Aldomet 250mg TD chính: Đo HA trước và sau khi
¼ viên x2 (u) -Điều trị, kiểm soát, phòng uống
chống, cải thiện HA 8 -16 giờ
-TD phụ: nỗi mẫn đỏ, cảm
giác buồn ngủ, mệt mỏi
Furosemid 40mg TD chính: -Uống lúc no, liều cuối
½ viên x2 -ức chế quá trình tái hấp chấm dứt trước 15 giờ
thu Natri ở ống thận -TD lượng nước tiểu /24
TD phụ: phát ban, sưng giờ
mặt, môi, lưỡi, họng, khó -Ngưng dùng thuốc nếu có
thở triệu chứng ù tai, ngứa, đau
nhức cơ thể, phù…., báo
BS
8-15 giờ
Hapacol 250 mg gói TD chính:Giảm đau hạ sốt -Uống 1 gói khi sốt >
1 gói (uống) khi sốt > 38 TD phụ: quá liều gây độc 38,5độ, theo dõi hiệu quả
độ 5 tính ở gan, thận, vàng da, -Pha thuốc trong nước ấm
vàng mắt, nước tiểu sậm -TD tác dụng phụ
màu
Kế hoạch chăm sóc
Chẩn đoán ĐD Mục tiêu HĐĐD Biện minh Đánh giá
VĐ trước măt
1.Mệt, lừ đừ, khó -Hết mệt, hết -Theo dõi dấu -Biết diễn biến Dấu sinh
thở 34 lần/phút, khó thở, hết sinh hiệu HA,M, của bệnh hiệu ổn định
Mạch 120 sốt nhiệt độ, NT,
lần/phút, -Dấu sinh hiệu mỗi 4 giờ theo y
HA110/75mmHg ổn định: lệnh
-sốt 39,5 độ do HA 100/60 -Cho NB uống Điều trị, cải
tích tụ sản phẩm M100lần/phút, thuốc Aldomet thiện HA
độc liên quan đến NT 25 lần/ph theo y lệnh
giảm chức năng NĐ 37 độ -Lau mát bằng Giãn mạch NĐ
lọc của thận nước ấm 37 độ, cơ thể thoát ra
dễ dàng
đo lại nhiệt độ
sau khi lau mát
-Mặc quần áo dễ -Giữ da NB
thấm hút, phòng khô ráo, thoải
thoáng mát mái dễ chịu

-Uống Hapacol Giảm đau hạ


theo y lệnh sốt

2.Nôn 2 lần , Hết nôn -Nằm nghỉ ngơi, -Chất nôn dễ Hết nôn
lượng ít do rối mặt nghiêng 1 thoát ra ngoài,
loạn tiêu hóa bên tránh viêm
nhiễm đường
HH
-Theo dõi số lần, -Đánh giá tình
lượng và tính trạng mất nước
chất chất nôn
-Súc miệng sau -Sạch sẽ thoải
nôn mái

3.Phù mặt, cẳng Hết phù, CN -Cân NB mỗi -Đánh giá tình Bớt phù, CN
chân do giữ muối sớm trở về ngày cùng cân, trạng phù chính 19kg
và nước liên bình thường cùng thời điểm xác
quan đến giảm (15kg) nhất đinh
mức lọc cầu thận -Quan sát phù -Theo dõi tiến
-CN 20 kg triển của bệnh
-Ăn nhạt tuyệt -Hạn chế muối
đối giai đoạn cung cấp vào
đầu, khi bớt phù tránh giữ nước
chuyển sang chế
độ ăn nhạt tương
đối
-Cung cấp đủ Bù đủ nước
lượng nước vào
=lượng nước ra
+ 200ml nước
mất không nhận
biết
4.Tiểu ít Tiểu được -Nằm nghỉ ngơi -Tạo điều kiện
600ml/24 giờ, đỏ nhiều hơn máu đến thận -Tiểu khá
như nước rửa nhiều, tăng hơn
thịt, do giảm khả khoảng mức lọc cầu -Nước tiểu
năng loc của thận 800ml/24 giờ thận bớt đỏ
liên quan đến -Theo dõi lượng -Đánh giá mức
giảm tưới máu nước xuất nhập, lọc cầu thận
mô thận màu sắc tính
chất nước tiểu
-Chườm nóng -Giãn mạch
vùng hố thận máu vùng hố
thận, máu đến
thận được
nhiều hơn
-Cho NB uống Ức chế quá
thuôc lợi tiểu trình tái hấp thu
Furosemid theo Natri ở ống
y lệnh thận
5.Vết loét cẳng Vết loét hết rỉ -Chăm sóc vết Làm sạch vết Vết loét khô
chân trái rỉ dịch dịch, mau lành loét với dung loét, diệt
do tổn thương da dịch khử khuẩn khuẩn, mau
lành
-Giữ gìn da , -Tránh nhiễm
quần áo chăn khuẩn thêm
chiếu sạch sẽ,
không cào gãi
vùng da bị tổn
thương, xoay trở
6. Ăn ít ½ chén, Ăn đủ và đúng -Ăn nhiều lần, Nâng cao sức Ăn được
x 2 cử do chán ăn môi lần 1 ít, đề kháng, giúp nhiều hơn,
thức ăn hợp vết loét mau gần 1 chén
khẩu vị, ăn đúng lành mỗi cử
chế độ ăn BL,
đủ 4 nhóm, hạn
chế đạm do ure
huyết và
creatinin máu
cao
-uống đủ nước
7.Bón 3 ngày, Đi tiêu được Ăn nhiều chất Chất xơ giúp Hết bón,
bụng chướng nhẹ dễ dàng hơn xơ nhu động ruột bụng mềm
do ăn ít chất xơ hoạt động tốt
đẩy phân ra
ngoài dễ dàng
-Uống nước vừa -Cung cấp đủ
đủ theo nhu cầu lượng nước phù
hợp với mức
lọc cầu thận
-Massage khung -Kích thích nhu
đại tràng theo động ruột hoạt
chiều kim đồng động tốt
hồ

8. Ngủ ít 5 Ngủ được -VSCN và PC thoải mái dễ Ngủ được 6


tiếng/ngày do nhiều hơn, hết sạch sẽ ngủ tiếng trong
mệt, đau đầu, đau đầu, chóng -Môi trường ngày hết đau
chóng mặt mặt thoáng mát, yên đầu, chóng
tỉnh mặt
-Hạn chế thăm
nuôi
-Ăn nhẹ buổi
chiều
Vấn đề lâu dài:
Theo dõi biến Tránh để các
chứng của viêm biến chứng
cầu thận cấp xảy ra
1.Nguy cơ nhiễm
khuẩn bệnh viện -Ngừa NKBV -Quản lý tốt -Không để tình
cho NB kiểm soát nhiễm trạng nhiễm
khuẩn khuẩn bv xảy ra
-Rửa tay trước
và sau khi chăm
sóc NB, VS môi
trường, dụng cụ
chăm sóc…

2.Nguy cơ RLTH Đề phòng Theo dõi dấu Phát hiện sớm


não RLTH não, hiệu lờ đờ, ngủ xử trí kịp thời
hôn mê do ure gà, nôn, co giật
huyết cao -Chú ý chế độ
ăn BL
3.NC Rối loạn Đề phòng -Theo dõi HA, Phát hiện sớm
tuần hoàn RLTH mạch, khó thở, tình trạng HA
đau ngực cao,suy tim cấp
4.NC Rối loạn hô Đề phòng Theo dõi nhịp -Phát hiệu dấu
hấp RLHH thở, kiểu thở, hiệu phù phổi
khạc bọt hồng cấp
5.NC Viêm thận Tránh tình -Theo dõi lương -Phát hiện sớm
mãn, suy thận trạng viêm nước tiểu/ngày dấu hiệu của
cấp thận mãn tính, -Theo dõi của suy thận
suy thận cấp XNCLS như cấp
Ure, creatinin
máu và nước
tiểu

Giáo dục y tế
1. *Khi nằm viện
- Yên tâm điều trị, tránh lo lắng quá
- Nghỉ ngơi tại giường
- Vệ sinh cá nhân tốt :VSRM, VS da như đánh răng súc miệng sáng ngủ dậy, sau
mỗi bữa ăn chính, tối trước khi ngủ, tắm rửa /ngày, quần áo, chăn chiếu sạch sẽ ,
tránh làm vỡ các nốt lỡ trên da, chăm sóc kỹ với dung dịch khử khuẩn
-Theo dõi lượng nước tiểu trong 24 giờ
- Giai đoạn đầu: Chế độ ăn nhạt tuyệt đối khi phù, tiểu ít, HA cao, cung cấp nước
vừa đủ TB 2-4 tuần, hạn chế thực phẩm có nhiều đạm khi ure máu cao, khi tình
trạng đã ổn ăn thêm đạm giúp mau lành vết loét, khi bớt phù, tiểu khá, HA ổn ăn
nhạt tương đối
- Dùng thuốc theo y lệnh, theo dõi HA trước và sau khi dùng thuốc hạ HA, TD
lượng nước tiểu
- Theo dõi dấu hiệu bất thường phát hiện kịp thời các biến chứng có thể xảy ra ở
não, tim, phổi, thận như dấu hiệu về thần kinh, mạch, nhịp thở, tiểu ít/vô niệu….
*Xuất viện
-Tái khám đúng hẹn
- Duy trì thói quen VSRM, da
- Tránh mọi gắng sức , thể dục thể thao nặng 6 tháng kể từ khi khỏi bệnh
- Điều trị tích cực các bệnh TMH nếu có
- Môi trường trong sạch không khói thuốc, khuyên cha bé nên bỏ thuốc hút
- Ăn uống đầy đủ nâng cao sức đề kháng, lưu ý chế độ ăn bệnh lý, tránh thức ăn
lạnh ( bé hay viêm họng)
-Tiêm chủng đủ
BẢNG KIỂM
DỤNG CỤ ĐO DẤU SINH HIỆU
STT NỘI DUNG Có Không

* Lấy mâm sạch, soạn các dụng cụ:


* Dụng cụ đo thân nhiệt:
Gòn viên.
Nhiệt kế : (đựng trong hộp hoặc bồn hạt đậu có lót gạc).
 Nách: Nhiệt kế nách.
(Bầu thủy ngân to và dài).
Khăn lau nách.
 Miệng: Nhiệt kế miệng.
(Bầu thủy ngân dài và mỏng).
 Hậu môn: Nhiệt kế hậu môn.
(Bầu thủy ngân tròn và ngắn).
Chất trơn.
Găng tay sạch.
Bồn hạt đậu có lót gạc chứa dung dịch khử khuẩn.
Phiếu theo dõi hoặc sổ tay, giấy nháp.
Bút xanh, bút đỏ, thước kẻ.
Túi đựng rác.

* Dụng cụ đo huyết áp:


Máy đo huyết áp (đã được kiểm tra sử dụng tốt).
Ống nghe.

* Dụng cụ đếm mạch và nhịp thở:


Đồng hồ có kim giây

1
BẢNG KIỂM
KỸ THUẬT ĐO THÂN NHIỆT Ở NÁCH
STT NỘI DUNG Có Không

1 Mang dụng cụ đến giường bệnh, kiểm tra tên tuổi người bệnh.

2 Báo và giải thích cho người bệnh biết việc sắp làm và vị trí sẽ đo
nhiệt độ.

3 Chuẩn bị tư thế người bệnh thích hợp. Đặt cánh tay người bệnh
hơi dang. Để lộ hõm nách.

4 Lau khô mồ hôi ở hõm nách người bệnh bằng khăn.

5 Kiểm tra nhiệt kế và vẩy mực thủy ngân xuống dưới 350C hoặc
940F.

6 Đặt nhiệt kế (bầu thủy ngân) vào hõm nách, ép sát cánh tay người
bệnh vào thân người, cẳng tay đặt lên bụng giữ yên nhiệt kế trong
vòng 8 - 10 phút

7 Lấy nhiệt kế ra, dùng gòn khô lau sạch nhiệt kế từ trên xuống.

8 Để nhiệt kế ngang tầm mắt đọc kết quả

9 Để nhiệt kế vào bồn hạt đậu có chứa dung dịch khử khuẩn.

10 Ghi kết quả vào sổ tay hoặc giấy nháp.

11 Giúp người bệnh tiện nghi, báo người bệnh việc đã xong.

12 Thu dọn dụng cụ, rửa sạch nhiệt kế và khử khuẩn.

13 Rửa tay, kẻ kết quả từ sổ tay vào phiếu theo dõi dấu sinh hiệu (bút
xanh).

2
BẢNG KIỂM
KỸ THUẬT ĐO THÂN NHIỆT Ở MIỆNG
STT NỘI DUNG Có Không

1 Mang dụng cụ đến giường bệnh, kiểm tra tên tuổi người bệnh.

2 Hỏi người bệnh có dùng thức ăn, uống nóng, lạnh trước 15 phút
không? Nếu có cho người bệnh nghỉ ngơi 15 phút.

3 Báo và giải thích cho người bệnh biết việc sắp làm và vị trí sẽ đo
nhiệt độ.

4 Kiểm tra nhiệt kế và vẩy mực thủy ngân xuống dưới 350C hoặc
940F.

5 Bảo người bệnh há miệng, cong lưỡi lên, đặt bầu thủy ngân vào
dưới lưỡi hoặc cạnh má.

6 Bảo người bệnh hạ lưỡi xuống, ngậm miệng chặt lại (không nói
chuyện, không cắn nhiệt kế), giữ yên trong vòng 5 phút.

7 Lấy nhiệt kế ra, dùng gòn khô lau sạch nhiệt kế từ trên xuống.

8 Để nhiệt kế ngang tầm mắt đọc kết quả .

9 Để nhiệt kế vào bồn hạt đậu có chứa dung dịch khử khuẩn.

10 Ghi kết quả vào sổ tay hoặc giấy nháp.

11 Giúp người bệnh tiện nghi, báo người bệnh việc đã xong.

12 Thu dọn dụng cụ, rửa sạch nhiệt kế và khử khuẩn.

13 Rửa tay, kẻ kết quả từ sổ tay vào phiếu theo dõi dấu sinh hiệu (bút
xanh).

3
BẢNG KIỂM
KỸ THUẬT ĐO THÂN NHIỆT Ở HẬU MÔN
STT NỘI DUNG Có Không

1 Mang dụng cụ đến giường bệnh, kiểm tra tên tuổi người bệnh.

2 Hỏi và kiểm tra người bệnh có vấn đề gì về hậu môn không?

3 Báo và giải thích cho người bệnh việc sắp làm và vị trí sẽ đo nhiệt
độ.

4 Đặt người bệnh nằm nghiêng một bên, chân dưới duỗi thẳng, chân
trên co, phủ drap đắp ngang mông, kéo quần người bệnh xuống
ngang mông để lộ hậu môn.

5 Mang găng, kiểm tra nhiệt kế và vẩy mực thủy ngân xuống dưới
350C hoặc 940F.

6 Bôi chất trơn vào bầu thủy ngân 2 – 3 cm.

7 Bộc lộ vị trí đo.

8 Một tay vạch mông người bệnh, một tay cầm nhiệt kế đặt vào hậu
môn theo hướng rốn đúng chiều dài quy định: trẻ sơ sinh 1,5cm,
trẻ nhỏ 2,5cm, người lớn 4 cm. Giữ yên nhiệt kế trong vòng 3 – 5
phút.

9 Lấy nhiệt kế ra, dùng gòn khô lau sạch nhiệt kế từ trên xuống.

10 Để nhiệt kế ngang tầm mắt đọc kết quả.

11 Để nhiệt kế vào bồn hạt đậu có chứa dung dịch khử khuẩn.

12 Tháo găng dơ.

13 Ghi kết quả vào sổ tay hoặc giấy nháp.

14 Giúp người bệnh tiện nghi, báo người bệnh việc đã xong.

15 Thu dọn dụng cụ, rửa sạch nhiệt kế và khử khuẩn.

16 Rửa tay, kẻ kết quả từ sổ tay vào phiếu theo dõi dấu sinh hiệu (bút
xanh).

4
BẢNG KIỂM
KỸ THUẬT ĐẾM MẠCH
STT NỘI DUNG Có Không

1 Kiểm tra, báo và giải thích cho người bệnh biết việc sắp làm, cho
người bệnh nằm nghỉ ngơi thoải mái tại giường 15 phút trước khi
đếm.

2 Đặt nhẹ 2 – 3 ngón tay (trỏ, giữa, áp út) lên vị trí động mạch của
người bệnh (thường đếm ở động mạch quay ở cổ tay)

3 Đếm mạch trong ½ phút, nhân đôi lấy kết quả nếu mạch đều. Nếu
mạch không đều đếm trọn trong 1 phút.

4 Chú ý tính chất mạch : tần số - cường độ - nhịp điệu - sức căng.

5 Ghi kết quả và tính chất bất thường của mạch (nếu có) vào sổ tay
hoặc giấy nháp.

6 Cho người bệnh nằm lại tiện nghi, báo việc đã xong

7 Ghi kết quả từ sổ tay vào phiếu theo dõi dấu sinh hiệu (bút đỏ).

5
BẢNG KIỂM
KỸ THUẬT ĐẾM NHỊP THỞ
STT NỘI DUNG Có Không

1 Điều dưỡng không báo cho người bệnh biết sẽ đếm nhịp thở.

2 Chuẩn bị người bệnh, cho người bệnh nằm tư thế thoải mái, nghỉ
ngơi 15 phút trước khi đếm.

3 Đặt tay điều dưỡng giống như khi bắt mạch và để tay đó lên bụng
người bệnh.

4 Đếm nhịp thở trọn 1 phút (Quan sát sự di động của lồng ngực
hoặc bụng của người bệnh mỗi lần nâng lên – hạ xuống, đếm là
một nhịp thở)

5 Chú ý tính chất nhịp thở : tần số - nhịp điệu – biên độ - âm sắc.

6 Ghi kết quả và tính chất bất thường của nhịp thở (nếu có) vào sổ
tay hoặc giấy nháp.

7 Cho người bệnh nằm lại tiện nghi.

8 Báo người bệnh việc đã xong.

9 Ghi kết quả vào phiếu theo dõi dấu sinh hiệu (bút xanh).

6
BẢNG KIỂM
KỸ THUẬT ĐO HUYẾT ÁP ĐỘNG MẠCH
STT NỘI DUNG Có Không

1 Kiểm tra, báo và giải thích cho người bệnh biết việc sắp làm, cho
người bệnh nằm nghỉ ngơi thoải mái tại giường 15 phút trước khi
đo huyết áp.

2 Cho người bệnh nằm hoặc ngồi.

3 Đặt chi đo huyết áp ngang mức tim người bệnh

4 Bộc lộ vị trí đo huyết áp (cánh tay, đùi,…).

5 Quấn bao vải cách nếp gấp trên khuỷu tay 3 – 5 cm (dây cao su
nằm dọc theo động mạch), đồng hồ đặt ngang tầm mắt.

6 Khóa ốc vít của quả bóng cao su.

7 Điều dưỡng đặt ống nghe vào 2 tai.

8 Tìm động mạch và đặt loa ống nghe lên.

9 Bơm hơi cho đến khi nghe thấy tiếng mạch đập, tiếp tục bơm cho
đến khi không còn nghe tiếng mạch đập nữa, bơm thêm 30mmHg.

10 Mở ốc vít từ từ và lắng nghe tiếng đập đầu tiên đó là HA tối đa.

11 Và tiếp tục xả hơi, đến khi nghe tiếng đập có sự thay đổi về âm
sắc đó là HA tối thiểu.

12 Xả hết hơi, tháo băng vải, xếp máy gọn gàng.

13 Cho người bệnh nằm lại tiện nghi, báo người bệnh việc đã xong.

14 Ghi kết quả vào sổ tay hoặc giấy nháp, thông báo kết quả cho
người bệnh (nếu cần thiết).

15 Thu dọn dụng cụ, rửa tay.

16 Kẻ kết quả từ sổ tay vào phiếu theo dõi dấu sinh hiệu (bút xanh).

7
TRƯỜNG ĐH NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA ĐIỀU DƯỠNG

HỌC SINH ĐIỂM LỜI PHÊ,


CHỮ KÝ GIÁO VIÊN

HỌ TÊN:…………………………...............
MSSV:……………………………………...
LỚP:………………………………………..
NHÓM:…………………………………….

KẾ HOẠCH CHĂM SÓC NỘI KHOA


PHẦN 1 . THU THẬP DỮ KIỆN:

1.1. HÀNH CHÁNH:


Họ và tên bệnh nhân (In hoa)…………………………………………………….........................................
Sinh ngày:………………...........................Giới tính:…………………………..Dân tộc:…………………...
Địa chỉ:……………………………………………………………………………………..............................
Nghề nghiệp:……………………...………………...
Họ tên, địa chỉ người nhà khi cần báo tin:……… … … Điện thoại………………
.…..…..…………………………………...…….
Ngày giờ vào viện:………………………………… Số nhập viện …………………..............................
Khoa:………………………………………………..Bệnh viện:………………………………………….....

1.2. LÝ DO VÀO VIỆN:


…………………………………………………………………………………...…

1.3. HỎI BỆNH:


Quá trình bệnh lý: (khởi phát, diễn biến, chẩn đoán, điều trị của tuyến dưới,…)
………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………………..
-Tình trạng bệnh nhân tại phòng khám:…- cấp cứu: ( TC - XN – CĐ –XT )
……………………………………………………………………………………………………....
………………………………………………………………………………………………………..

- Tình trang tại khoa: ( TC-XN-CĐ-XT)

1.4.TIỀN CĂN:
a/Bản thân::
-Bệnh lý
-Thói quen
b/ -Gia đình ….…………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………………...

1.5.QUAN SÁT VÀ NHẬN ĐỊNH


Tình trạng hiện tại: (ngày lập kế hoạch chăm sóc): ngày……………………………giờ:…………
Toàn thân ( tri giác, da niêm, hệ thống hạch, tuyến giáp,):
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………..………
Dấu sinh hiệu: Mạch:….....lần/phút. Huyết áp:……...mmHg. Nhiệt độ:….....0C. Nhịp thở ……lần/phút ,
cân nặng.
Hô hấp:
………………………………………………………………………………………………………………...
...........................................................................................................................................................................
Tuần hoàn: …………………………………………………………………………………………………
Tiêu hóa:
………………………………………………………………………………………………………………...

Thận,tiết niệu: tình trạng tiểu tiểu, sond tiểu, số lượng, màu sắc , tính chất nước tiểu
………………………………………………………………………………………………………………...
Sinh dục:……………………………………………………………………
………………………………...
Thần kinh (ngủ, nghỉ,…):……………………………………………………………………………………..
Các cơ quan khác: ( mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt,da, cơ, xương, khớp…)…
-Sinh hoạt:
a/ Thể chất:
b/ Tinh thần…………………………………
………………………………………………………………………………………………………………...
Dinh dưỡng (ăn uống? qua đường nào?, số lần, số lượng/ngày?Nhịn?...)
………………………………………………………………………………………………………………..
Vệ sinh cá nhân:………………………………………………………………………………………………
Vệ sinh vùng phụ cận:………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………………...
Kết quả cận lâm sàng: (chọn lọc dựa theo các triệu chứng và bệnh tật của người bệnh)
………………………………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………….

1.6. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH CỦA KHOA


………………………………………………………………………….......

1.7. Y LỆNH ĐIỀU TRI VÀ CHĂM SÓC: (tên thuốc, hàm lượng, liều lượng, đường dùng, dinh dưỡng,
theo dõi, chăm sóc)
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..

1.8. PHÂN CẤP CHĂM SÓC:


PHẦN II. TÀI LIỆU THAM KHẢO
2.1. SINH LÝ BỆNH HỌC
……………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

2.2. SO SÁNH TRIỆU CHỨNG HỌC GỮA LÝ THUYẾT, LÂM SÀNG, CLS, NHẬN XÉT:
* Bệnh học:

Nhận xét
Lý thuyết Lâm sàng
-Phù hợp/không phù hợp

*Cận lâm sàng:

Nhận xét:
Tên xét nghiệm CLS Kết quả Trị số tham chiếu -Tăng/giảm trong
trường hợp nào?

2. 3. THUỐC SỬ DỤNG: (tác dụng chính, tác dụng phụ, điều dưỡng thuốc)

- NGUYÊN TẮC CHUNG KHI DÙNG THUỐC:


+ Thực hiện đúng y lệnh
+ Kiểm tra 5 đúng
+ Hỏi tiền sử dị ứng, kháng sinh phải test
+ Đảm bảo vô khuẩn, an toàn
+ Theo dõi tác dụng phụ của thuốc
+ Mang theo hộp chống sốc
+ Nếu có truyền dịch phải theo dõi tốc độ truyền, ghi giờ bắt đầu và giờ dự kiến kết thúc, theo
dõi sốc, theo dõi vị trí tiêm truyền……..

Tên thuốc, hàm Tác dụng chính Tác dụng phụ Điều dưỡng thuốc
lượng, liều lượng,
đường dùng

2.4. KẾ HOẠCH CHĂM SÓC:

CHẨN ĐOÁN
ĐIỀU DƯỠNG MỤC TIÊU HÀNH ĐỘNG BIỆN MINH ĐÁNH GIÁ
(sắp xếp theo thứ ĐD
tự ưu tiên)
*Trước mắt

*Lâu dài:
Nguy cơ…..

2.5. GIÁO DỤC Y TẾ:


………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG ĐH NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA ĐIỀU DƯỠNG

HỌC SINH ĐIỂM LỜI PHÊ,


CHỮ KÝ GIÁO VIÊN

HỌ TÊN:…………………………...............
MSSV:……………………………………...
LỚP:………………………………………..
NHÓM:…………………………………….

KẾ HOẠCH CHĂM SÓC NHI KHOA

PHẦN 1. THU THẬP DỮ KIỆN:

1.1.HÀNH CHÁNH:
Họ và tên bệnh nhân (In hoa)…………………………………………………….........................................
Sinh ngày:………………...........................Giới tính:…………………………..Dân tộc:…………………...
Địa chỉ:……………………………………………………………………………………..............................
Họ tên cha:……………………………………………Nghề nghiệp:………………………..........................
Họ tên mẹ:…………………………………………….Nghề nghiệp:……………………...………………...
Họ tên, địa chỉ người nhà khi cần báo tin:……………………………………………………………...…….
………………………………………………………Điện thoại:………………………...…………………..
Ngày giờ vào viện:………………………………… Số vào viện:………………………..............................
Khoa:………………………………………………..Bệnh viện:………………………………………….....

1.2. LÝ DO VÀO VIỆN


:…………………………………………………………………………………...…
1.3 .HỎI BỆNH:
Quá trình bệnh lý: (khởi phát, diễn biến, chẩn đoán, điều trị của tuyến dưới,…)
………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………..
1.4.TIỀN SỬ BỆNH:
-Bản thân: (phát triển thể lực từ nhỏ đến lớn, những bệnh đã mắc, đời sống, tinh thần, vật chất,…)…
a/Bệnh lý:…………………………………………………………………………………………………..

b/Thói quen ……………………………………………………………………………………………….


……………………………..…………………………………………………………………………………
-Gia đình: (Những người trong gia đình: bệnh đã mắc, đời sống, tinh thần, vật chất,…)
………………………………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………………...

1.5. QUÁ TRÌNH SINH TRƯỞNG:


Con thứ mấy:…….Tiền thai: (Para)……….(SSSS) (Sinh (đủ tháng), Sớm (đẻ non), Sẩy (nạo hút), Sống)
Tình trạng khi sinh: (đẻ thường, forceps, đẻ phẫu thuật, đẻ chỉ huy, khác:…………………………………..
Cân nặng lúc sinh:…………..kg, chiều cao…………………
Nuôi dưỡng: (sữa mẹ, sữa nhân tạo, hỗn hợp): ……………………………………………………………...
Đã tiêm chủng: (lao, bại liệt, sởi, ho gà, uốn ván, bạch hầu, tiêm chủng khác)……………………………...
………………………………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………

1.6. TÌNH TRẠNG HIỆN TẠI: (ngày lập kế hoạch ngày .. ………………giờ……… … …………
Toàn thân: ( tri giác, da niêm, hệ thống hạch… )
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………..………………………………………………………………………….
Dấu sinh hiệu: Mạch:….....lần/phút. Huyết áp:……..….mmHg. Nhiệt độ:…......0C. Nhịp thở…….lần/phút,
Sp02…….
Cân nặng:………….kg. Chiều cao ……...cm:
Hô hấp: (khó thở? Tự nhiên? O2? Máy thở? Co lõm? Đờm nhớt?...)
………………………………………………………………………………………………………………...
...........................................................................................................................................................................
Tim mạch:……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………….
Tiêu hóa:(vấn đề gì? Bụng mềm hay chướng? Nôn ói? Số lượng, màu sắc, tính chất? Đại tiện?
……………………………………………………………………………………………………...................
………………………………………………………………………………………………………………...
Thần kinh (ngủ, nghỉ,…):……………………………………………………………………………………..
Thận, tiết niệu:(tiểu? tình trang tiểu tiện, sonde tiểu?số lượng nước tiểu, tính chất, màu sắc)
…………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………………...
Sinh dục:……………………………………………………………………………………………………...
Các cơ quan khác: ( mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, da,cơ, xương, khớp )
……………………………………
………………………………………………………………………………………………………………...
Dinh dưỡng (ăn uống? qua đường nào?, số lần, số lượng/ngày?Nhịn?...)
………………………………………………………………………………………………………………..
Vấn đề đặc biệt khác (nếu có, vd: loét, vết mổ, dẫn lưu,...)…………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………...
Vệ sinh cá nhân:………………………………………………………………………………………………
Vệ sinh vùng phụ cận:………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………….....
………………………………………………………………………………………………………………...
Kết quả cận lâm sàng: (chọn lọc dựa theo các triệu chứng và bệnh tật của người bệnh)
………………………………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………..

1.7. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH CỦA KHOA


:………………………………………………………………………….........................................................
..
1.8. Y LỆNH ĐIÊU TRỊ VÀ CHĂM SÓC: (tên thuốc, hàm lượng, liều lượng, đường dùng, dinh dưỡng,
theo dõi, chăm sóc)
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………

1.9. PHÂN CẤP CHĂM SÓC:

PHẦN II. TÀI LIỆU THAM KHẢO

2.1. SINH LÝ BỆNH


………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………….…
………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………..

2.2. SO SÁNH TRIỆU CHỨNG HOC GIỮA LÝ THUYẾT, LÂM SÀNG, CLS, NHẬN XÉT:
* Bệnh học:

Nhận xét
Lý thuyết Lâm sàng
-Phù hợp/không phù hợp
*Cận lâm sàng:

Nhận xét:
Tên xét nghiệm CLS Kết quả Trị số tham chiếu -Tăng/giảm trong
trường hợp nào?

2.3. THUỐC SỬ DỤNG: ( tác dụng chính, tác dụng phụ, điều dưỡng thuốc)

- NGUYÊN TẮC CHUNG KHI DÙNG THUỐC:


+ Thực hiện đúng y lệnh
+ Kiểm tra 5 đúng
+ Hỏi tiền sử dị ứng, kháng sinh phải test
+ Đảm bảo vô khuẩn, an toàn
+ Theo dõi tác dụng phụ của thuốc
+ Mang theo hộp chống sốc
+ Nếu có truyền dịch phải theo dõi tốc độ truyền, ghi giờ bắt đầu và giờ dự kiến kết thúc, theo
dõi sốc, theo dõi vị trí tiêm truyền……..

Tên thuốc, hàm Tác dụng chính Tác dụng phụ Điều dưỡng thuốc
lượng, liều lượng,
đường dùng

2.4. KẾ HOẠCH CHĂM SÓC:

CHẨN ĐOÁN MỤC TIÊU HÀNH ĐỘNG BIỆN MINH LƯỢNG GIÁ
ĐIỀU DƯỠNG CHĂM SÓC ĐIỀU DƯỠNG (Trong chăm
(Sắp xếp thứ tự (Can thiệp ĐD dựa trên sóc, sau
ưu tiên) CĐĐD + chăm sóc)
y lệnh BS)
*Trước mắt
……..

*Lâu dài:
Nguy cơ……
2.5. GIÁO DỤC Y TẾ:
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………….
TRƯỜNG ĐH NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA ĐIỀU DƯỠNG

HỌC SINH ĐIỂM LỜI PHÊ,


CHỮ KÝ GIÁO VIÊN

HỌ TÊN:…………………………...............
MSSV:……………………………………...
LỚP:………………………………………..
NHÓM:…………………………………….

KẾ HOẠCH CHĂM SÓC SẢN KHOA


PHẦN 1. THU THẬP DỮ KIỆN:

1.1.HÀNH CHÁNH:
Họ và tên bệnh nhân (In hoa)…………………………………………………….........................................
Sinh ngày……………………………………………………Dân tộc:…………………...
Địa chỉ:……………………………………………………………………………………..............................
Nghề nghiệp:……………………...………………...
Họ tên, địa chỉ người nhà khi cần báo tin:……… … … Điện thoại………………
.…..…..…………………………………...…….
Ngày giờ vào viện:………………………………… Số nhập viện …………………..............................
Khoa:………………………………………………..Bệnh viện:………………………………………….....

1.2. LÝ DO VÀO VIỆN:


…………………………………………………………………………………...…

1.3. HỎI BỆNH:


Quá trình bệnh lý: (khởi phát, diễn biến, chẩn đoán, điều trị của tuyến dưới,…)
………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………………..
-Tình trạng bệnh nhân tại phòng khám:…- cấp cứu: ( TC - XN – CĐ –XT )
……………………………………………………………………………………………………....
………………………………………………………………………………………………………..

- Tình trang tại khoa: ( TC-XN-CĐ-XT)

1.4.TIỀN SỬ:
a/ Bản thân::
-Bệnh lý: nội, ngoại khoa, phụ khoa……
-Thói quen
-Tiền sử phụ khoa : tuổi có kinh lần đầu, chu kỳ kinh nguyệt, màu sắc,tính chất của kinh nguyệt,
triệu chứng kèm theo ( đau lưng, đau bụng), kỳ kinh cuối, ngày dự sinh , bệnh phụ khoa ( viêm sinh dục, u
xơ tử cung, buồng trứng, thai ngoài TC….
-Tiền sử sản khoa:
+ Lập gia đình lúc mấy tuổi, sinh thường hay sinh khó
+ Sinh con nặng nhất bao nhiêu …… kg, Con nhỏ nhất bao nhiêu tuổi
+Tai biến sau sinh: băng huyết, nhiễm trùng….
-KHHGĐ: Có biện pháp tránh thai khg? Phương pháp nào, thời gian sử dung
b/ - Gia đình : di truyền, cao HA, tiểu đường, sinh đôi, dị tật bẩm sinh.…
1.5. BỆNH SỬ:
- Kinh cuối ……Dự sinh……
- Khám thai ở đâu, bao nhiêu lần, các triệu chứng bất thường trong thời gian mang thai, có điều trị
không? ( 3 tháng đầu, 3 tháng giữa (VAT, thai máy), 3 tháng cuối
-Tăng trong trong thai kỳ
1.6.QUAN SÁT VÀ NHẬN ĐỊNH
*Quan sát: tình trạng hiện tại của mẹ: (ngày lập kế hoạch chăm sóc):
ngày……………………………giờ:…………
-Toàn thân ( tri giác, da niêm, hệ thống hạch, tuyến giáp,): …
-Cân nặng: …..,phù? …. chiều cao….
- Para……………………………………………………..………
-Dấu sinh hiệu: Mạch:….....lần/phút. Huyết áp:……...mmHg. Nhiệt độ:….....0C. Nhịp thở ……lần/phút
-Hô hấp:
-Tuần hoàn:
-Tiêu hóa
-Dinh dưỡng
-Thận,tiết niệu: tình trạng tiểu tiểu, sond tiểu, số lượng, màu sắc , tính chất nước tiểu
………………………………………………………………………………………………………………...
-Sản khoa: nhìn hình dáng TC, vết nứt da bụng, sẹo mổ bụng, khung chậu…,bề cao tử cung………, vòng
bụng…. ….sản dịch …….(màu, mùi).… lượng máu mất, cơn gò tử cung, tim thai, cô tử cung…( mở,
xóa, mật độ…..), đầu ối (còn, phồng, dẹt, ối sát, rỉ ối, vở ối….) tầng sinh môn……, âm hộ, âm đạo…,sự
tiết sữa…
-Tiến triển ngôi thai……………, phương pháp đẻ (sinh thường, mổ)…………………...
-Thần kinh (ngủ,
nghỉ,…):……………………………………………………………………………………..
-Các cơ quan khác: ( mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt,da, cơ, xương, khớp,,…………)
-Sinh hoạt:
a/ Thể chất:
b/ Tinh thần…………………………………
-Vệ sinh cá nhân
-Vệ sinh vùng phụ cận
*Tình trạng hiện tại của bé::,CN lúc sinh, chiều cao, apgar, phản xạ,, da niêm, rốn…,dị tật bẫm sinh, bú
mẹ..,. tiêm ngừa….…..
………………………………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………………...

1.7. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH CỦA KHOA


………………………………………………………………………….......

1.8. Y LỆNH ĐIỀU TRI VÀ CHĂM SÓC: (tên thuốc, hàm lượng, liều lượng, đường dùng, dinh dưỡng,
theo dõi, chăm sóc)
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
1.9. PHÂN CẤP CS

PHẦN II
21. Sinh lý bệnh
………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

2.2. SO SÁNH TRIỆU CHỨNG HỌC GỮA LÝ THUYẾT, LÂM SÀNG, CLS, NHẬN XÉT:
* Bệnh học:

Nhận xét
Lý thuyết Lâm sàng
-Phù hợp/không phù hợp

*Cận lâm sàng:

Nhận xét:
Tên xét nghiệm CLS Kết quả Trị số tham chiếu -Tăng/giảm trong
trường hợp nào?

2.3. THUỐC SỬ DỤNG: (tác dụng chính, tác dụng phụ, điều dưỡng thuốc)
- NGUYÊN TẮC CHUNG KHI DÙNG THUỐC:
+ Thực hiện đúng y lệnh
+ Kiểm tra 5 đúng
+ Hỏi tiền sử dị ứng, kháng sinh phải test
+ Đảm bảo vô khuẩn, an toàn
+Theo dõi tác dụng phụ của thuốc
+ Mang theo hộp chống sốc
+ Nếu có truyền dịch phải theo dõi tốc độ truyền, ghi giờ bắt đầu và giờ dự kiến kết thúc, theo
dõi sốc, theo dõi vị trí tiêm truyền……..

Tên thuốc, hàm Tác dụng chính Tác dụng phụ Điều dưỡng thuốc
lượng, liều lượng,
đường dùng

2.4. KẾ HOẠCH CHĂM SÓC:


Chẩn đoán ĐD

CHẨN ĐOÁN
ĐIỀU DƯỠNG MỤC TIÊU HÀNH ĐỘNG BIỆN MINH ĐÁNH GIÁ
(sắp xếp theo thứ ĐD
tự ưu tiên)
*Trước mắt

*Lâu dài
Nguy cơ……

2.5. GIÁO DỤC Y TẾ:


………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………

You might also like