You are on page 1of 140

I Sơ đồ khu phản xạ chân

II. Các khu px chủ yếu trên bàn chân


2. Khu px trán ( xoang,mũi)
3. Tiểu não , cán não
NÂNG CAO
1
Ban chan_Phan nang cao
V
sach 1 - 1.2.pdf
11111
Binder1
1
ghép sau chuẩn 11
1
12
nâng cao
MỤC LỤC
sach 2.pdf
10 cuon Ban-chan_Phan-mo-dau_ban chuan in - 0904331559
Doc1
Chào mừng các học viên đến với
khóa học
BẤM HUYỆT BÀN CHÂN NÂNG CAO
Giảng viên: Nguyễn Thanh Nhân
Để tránh xảy ra sự cố khi chữa bệnh cần lưu ý:
1. Trước khi day bấm cần chú ý trạng thái của người bệnh, nếu thấy họ mệt mỏi
căng thẳng thì phải để cho họ nghỉ ngơi một lát.
2. Không day bấm trong vòng 1giờ sau ăn.
3. Người day bấm cần cắt ngắn móng tay.
4. Cần hiểu rõ bệnh tình và thể trạng của người bệnh, thái độ phải nhã nhặn.
5. Cường độ ấn ép, phóng lực phải phù hợp với từng người bệnh. Khi bắt đầu nhẹ,
sau nặng, khi kết thúc thì nặng trước, nhẹ sau.
6. Khi day bấm nên dùng 2 tay, hạn chế dùng dụng cụ để người bệnh có cảm giác
an toàn.
7. Xoa bấm phải đúng vị trí và phải tới điểm phản xạ thần kinh thì hiệu quả mới cao.
8. Ngón tay không được trượt trên da bệnh nhân để tránh tổn thương da.

1
9. Người bị tiểu đường không day bấm quá 10 phút, người bị bệnh tim nặng không
làm quá 1 phút.
10. Sau khi day bấm cho bệnh nhân uống 250 ml nước ấm.
11. Người bị bệnh thận không được uống quá 150 ml nước.
12. Tránh đè nến quá mạnh vào phần xương vì dễ làm tổn thương màng bao xương
hoặc ứ huyết.
13. Những người có chứng động kinh, cao huyết áp, suy giảm chức năng gan nặng
thì phải dùng thêm thuốc.
14. Khi chân bị tổn thương thì làm ở điểm tương ứng của tay.
15. Trong khi điều trị người bị viêm khớp, phong thấp, thần kinh tọa có thể bị đau
tăng trong những ngày đầu nên bệnh nhân đừng sợ hãi.
16. Trong thời gian điều trị người bệnh phải tin tưởng và kiên trì.
17. Phụ nữ mang bầu và trong thời kỳ kinh nguyệt thì không thích hợp với phương
pháp này.
2
3
1. Các khái niệm cơ bản
a) Khu vực trị liệu:
Là các điểm mẫn cảm về cảm giác buốt - tê - tức - đau trong khu
phản xạ.
b) Khu phản xạ chân:
- Được phân bố trên khắp bàn chân,
- Phạm vi phân bố rộng,
- Số lượng tương đối nhiều, tương ứng với các bộ phận/ cơ quan
trên cơ thể.
=> Có giá trị lý luận và thực tế rất lớn đối với bảo vệ sức
khỏe.
4
2. Quan niệm về phản ứng/ phản xạ/ khu phản xạ
a) Phản ứng:
− Tác động ngoại cảnh/ môi trường nội mô  Cơ quan cảm
thụ
 Phản ứng sinh lý có ý nghĩa
b) Phản xạ:
− Là những phản ứng sinh lý không tự chủ
(tác động ngoại cảnh/ môi trường nội mô)
c) Khu phản xạ:
− Số lượng tương đối nhiều, tương ứng với các bộ phận/ cơ
quan trên cơ thể.

5
3. Vai trò, ý nghĩa của khu phản xạ chân đối với sức khỏe
con người
75 Khu phản xạ có hiệu quả trị liệu cao trên 2 bàn chân,
- Các ngón chân: khu phản xạ của đầu
- Lòng bàn chân: khu phản xạ vùng ngực bụng
- Gót chân: khu phản xạ vùng bụng dưới xương chậu

 2 chân là tấm gương phản ánh trung thực tình trạng sức khỏe
của con người
Chân là “Trái tim thứ 2 của cơ thể con người”

6
4. Độ nhạy cảm của khu phản xạ chân
Tốc độ dẫn truyền của xung động thần kinh: 120 m/s,
 Xoa bóp khu phản xạ chân  lập tức cải thiện chức năng
hoạt động của các cơ quan, thông suốt các đường kinh, lạc,
tạo ra các luồng điện trường đặc hiệu  hiệu quả trị liệu
cao.

7
5. Nguyên lý cơ bản của xoa bóp khu phản xạ chân
Cơ thể con người là một vũ trụ thu nhỏ,
4 Nguyên lý:
 Đẩy mạnh quá trình lưu thông của tuần hoàn máu,
 Khơi thông những ách tắc trên các đường kinh, lạc,
 Khôi phục sự thăng bằng của môi trường nội môi,
 Khôi phục chức năng hoạt động của các cơ quan và đảm
bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa chúng.
8
1. Tổng quan
- Hiệu quả trị liệu rõ rệt qua trị liệu thực tế nhiều năm:
- Giản tiện: dễ thực hành – dễ học,
- An toàn - Kinh tế: không tác dụng phụ, không cần kết hợp uống
thuốc, tiêm, thăm khám  tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức,
- Dễ dàng mời thầy đến hỗ trợ: trong trường hợp không thể tự trị
liệu.
- Yêu cầu để quá trình đạt hiệu quả trị liệu cao:
 Người được trị liệu  Người trị liệu
 Tin tưởng tuyệt đối vào PP chữa trị,  Nắm chắc kỹ thuật,
 Chịu đựng sự đau đớn vất vả  Động tác điêu luyện,
 Kiên trì chữa trị liên tục không gián đoạn.  Nhiệt tình, hết lòng vì người bệnh.

9
2. Ví dụ điển hình
 13-15/01/1988:
“Điều tra sức khỏe hiện trạng của dân làng”
Thôn Phú Đông, Xã Quảng Hồng
 Đối tượng: nông dân trong làng, độ tuổi 30 - 60, tổng cộng là 50 người.
 Số lượng người có bệnh: 44 người (88%)

 Kết quả:
 Những người bệnh nhẹ chỉ xoa bóp 1, 2 lần khỏi bệnh: 25 người
 Những người bệnh tương đối nặng/ diễn biến phức tạp cần xoa bóp liên tục
mới có thể có hiệu quả trị liệu: 11 người
 Tỷ lệ chữa khỏi: 93,8%, có hiệu quả: 100%
 Số lần xoa bóp nhiều nhất: 320 lần, ít nhất: 3 lần, trung bình: 68 lần

10
11
1. Khu phản xạ ở lòng bàn chân trái và phải

12
2. Khu phản xạ mặt trên bàn chân

13
1. Khu phản xạ ĐẦU ( Đại não)
 Vị trí: Tương ứng với phần thịt của đốt thứ nhất của ngón
chân cái.
 Hiệu quả:
 Cao huyết áp, huyết áp thấp
 Trúng gió
 Chấn động não, động kinh,ngất
 Co giật, váng đầu, nặng đầu
 Mất ngủ, liệt, tổn thương thị lực
 Suy nhược thần kinh (Các bệnh về thần kinh)

14
2. Khu phản xạ vùng TRÁN
 Vị trí: Cách các đầu ngón chân khoảng 1cm.
 Hiệu quả:
 Trúng gió
 Chấn động não, viêm xoang mũi
 Đau đầu, váng đầu, nặng đầu
 Mất ngủ, sốt
 Các bệnh về mắt, tai, mũi, họng
15
3. Khu phản xạ TIỂU NÃO, CÁN NÃO
 Vị trí: Bên trong của gốc cầu thịt của ngón chân cái, gần
đầu đốt ngón chân thứ nhất.
 Hiệu quả:
 Chấn động não, u não
 Cao huyết áp, huyết áp thấp
 Mất ngủ, nặng đầu, mệt mỏi quá độ
 Tim đập nhanh, thở dốc, mất thăng bằng
 Các bệnh về khớp gân
16
4. Khu phản xạ TUYẾN YÊN
 Vị trí: Chính giữa cầu thịt của ngón cái.
 Hiệu quả:
 Các bệnh rối loạn về nội tiết như:
 Rối loạn nội tiết tuyến giáp, tuyến cận giáp trạng,
tuyến trên thận, tuyến sinh dục, tuyến tụy… phát triển
bất thường (béo phì, bệnh lùn)
 Trí lực kém

17
5. Khu phản xạ THẦN KINH SINH 3 - VÙNG THÁI DƯƠNG
 Vị trí: Đầu xa đốt ngón chân cái thứ 1 của 2 chân
(phần bên trong cầu thịt kéo đến gần móng chân).
 Hiệu quả:
 Đau thần kinh sinh 3
 Thiên đầu thống, liệt thần kinh mặt
 Quai bị, các bệnh về thính giác, khứu giác, vị giác, tai - mũi - họng
 Mất ngủ, nặng đầu, đau dây thần kinh do bệnh ở mắt, môi, mũi

18
6. Khu phản xạ MŨI
 Vị trí: Nằm ở giữa cạnh ngoài đốt thứ 1 của ngón cái.
 Hiệu quả:
 Viêm mũi cấp, mãn tính
 Viêm xoang (hốc) mũi
 Mũi lở sưng
 Chảy máu cam, ngạt mũi
 Chảy nước mũi, hắt hơi.

19
7. Khu phản xạ CỔ
 Vị trí: Ở đầu xa đốt thứ 2 ngón cái 2.
 Hiệu quả:
 Bệnh tuần hoàn về cổ, vẹo cổ
 Cao huyết áp, cận thị
 Viêm đốt sống cổ, viêm quanh vai
 Các bệnh tổng hợp vai cổ, cổ đau buốt mỏi, cổ cứng,
sai khớp bong gân.
20
8. Khu phản xạ MẮT
 Vị trí: Ở giữa gốc đốt xương thứ nhất ngón chân thứ 2 và 3
 Hiệu quả:
 Đục thủy tinh thể, viêm kết mạc, viêm giác mạc
 Đáy mắt xuất huyết, sợ sáng
 Chảy nước mắt, đau thần kinh mắt và bệnh về mắt.

21
9. Khu phản xạ TAI

 Vị trí: Ở giữa gốc ngón chân thứ 4 và 5.


 Hiệu quả:
 Viêm tai giữa cấp, mãn tính
 Viêm tuyến dưới tai
 Điếc tai, ù tai, nghe tiếng lặp mất thăng bằng.

22
10. Khu phản xạ VAI
 Vị trí: Ở chỗ tiếp giáp khớp xương ngón chân út với xương
bàn chân (chỗ khớp xương nhô lên).
 Hiệu quả:
 Viêm quanh vai chứng đau tổng hợp vai cổ, vai cứng dại
 Đau vai do va chạm, dễ sai khớp vai
 Đau buốt vai, cánh tay yếu, tay tê dại
 Vai đau buốt do đi giầy chật gây nên

23
11. Khu phản xạ cơ THANG

 Vị trí: Từ xương ngón chân thứ 1 đến khu phản xạ vai


tạo thành 1 dải, rộng khoảng 1 đốt ngón tay.
 Hiệu quả:
 Chứng buốt, tê, đau của cổ, vai và tay
 Viêm quanh vai, buốt mỏi vai do thiếu ngủ.

24
12. Khu phản xạ tuyến GIÁP TRẠNG
 Vị trí: Ở giữa xương bàn chân của ngón thứ nhất và thứ hai dưới
dạng dải.
 Hiệu quả:
 Chứng bất thường do hoạt động quá trội / quá thấp của tuyến giáp
trạng
 Chứng béo phì, chứng gầy yếu, sợ lạnh, sợ nóng
 Viêm tuyến giáp trạng cấp, mãn tính, tim đập mạnh
 Mất ngủ, tinh thần bất an, kém phát triển ở trẻ nhỏ
 Cơ quan sinh dục phát triển bất thường, bệnh về phát triển trí tuệ
25
13. Khu phản xạ tuyến cận GIÁP TRẠNG
 Vị trí: Ở khớp xương bàn chân ngón cái
 Hiệu quả:
 Chứng bệnh phát sinh do hoạt động quá trội/ quá yếu của
tuyến cận giáp trạng
 Chứng chuột rút do thiếu canxi
 Móng tay, chân dễ gãy, nhu động ruột kém
 Tay chân tê, mất ngủ, tức ngực buồn nôn, mỏi gân cốt
 Sỏi niệu đạo, đục thủy tinh thể…
26
14. Khu phản xạ PHỔI – PHẾ QUẢN

 Vị trí: Ở phía dưới khu phản xạ thang (kéo từ khu phản


xạ tuyến giáp chạy ra ngoài tạo thành 1 dải đến giáp khu
phản xạ vai và nách, rộng khoảng 2 đốt ngón tay)
 Hiệu quả:
 Chứng viêm phổi, viêm phế quản, sưng phổi
 Hen suyễn, u phế quản, dãn phế quản
 Tức ngực, ho có nhiều đờm, ho ra máu, thở dốc

27
15. Khu phản xạ DẠ DÀY

 Vị trí: Ở dưới xương bàn chân ngón cái với độ rộng


bằng khoảng 1 đốt ngón tay
 Hiệu quả:
 Viêm dạ dày cấp mãn, cấp tính
 Loét dạ dày, sa dạy dày, đầy bụng, khó tiêu
 Rối loạn tiêu hóa, ợ chua, nấc, u dạ dày…..

28
16. Khu phản xạ TÁ TRÀNG

 Vị trí: Ở gần đầu xương bàn chân 1, phía duới khu


phản xạ Dạ dày và Tụy
 Hiệu quả:
 Bệnh như viêm, loét tá tràng
 Bụng úng, chướng bụng
 Rối loajn tiêu hóa,…

29
17. Khu phản xạ TUYẾN TỤY
 Vị trí: Nằm ở chỗ nối khu phản xạ Dạ dày và
khu phản xạ tá tràng
 Hiệu quả:
 Bệnh đái đường,
 Viêm tuyến tụy cấp, mãn tính
 Sưng nang tuyến tụy, u tuyến tụy
 Các bệnh về trao đổi chất

30
18. Khu phản xạ GAN
 Vị trí: Ở giữa xương bàn chân thứ 4 và thứ 5
của bàn phân phải
 Hiệu quả:
 Viêm gan cấp tính, mãn tính
 Sơ gan, u gan, chức năng gan kém
 Rối loạn tiêu hóa, rối loạn chức năng gan
 Mệt mỏi do rối loạn chức năng gan.

31
19. Khu phản xạ túi mật
 Vị trí: Ở giữa xương bàn chân thứ 3 và thứ 4
của bàn phân phải
 Hiệu quả:
 Viêm túi mật cấp tính, mãn tính.
 Sỏi mật, sỏi ống mật.
 Viêm ống mật, u túi mật.
 Rối loạn tiêu hóa.

32
20. Khu phản xạ hệ thần kinh khoang bụng
( Hệ thái dương )
 Vị trí: Ở giữa lòng bàn chân ( 2 chân), gần khu
phản xạ Thận và Dạ dày
 Hiệu quả:
 Các bệnh về dạ dày,ruột,đi ngoài nhiều.
 Nôn mửa, chướng bụng.
 Buồn nôn, mất ngủ, bực bội.

33
21. Khu phản xạ tuyến thượng Thận

 Vị trí: Ở xương bàn chân thứ 2 ( 2 chân)


 Hiệu quả:
 Các bệnh về viêm nhiễm, rối loạn chức năng vỏ
thượng thận.
 Thở dốc, bệnh phong thấp,viêm khớp.
 Rối loạn nhịp tim, các chứng dị ứng.

34
22. Khu phản xạ Thận

 Vị trí: Nằm ở ½ đầu gần của xương bàn chân


thứ 2-3, giữa chỗ lõm của lòng bàn chân
 Hiệu quả với các bệnh:
 Viêm thận cấp ,mãn tính
 Thở dốc, bệnh phong thấp,viêm khớp.
 Bể thận tích nước ,các chứng dị ứng.

35
23. Khu phản xạ ống dẫn Niệu

 Vị trí: Nằm theo 1 đường từ khu phản xạ thận


đến khu bàng quang dưới 2 bàn chân.
 Hiệu quả với các bệnh:
 Viêm ống dẫn niệu, sỏi ống dẫn niệu.
 Bệnh phong thấp.
 Rối loạn nhịp tim, các chứng dị ứng.

36
24. Khu phản xạ Bàng Quang

 Vị trí: Nằm ở cạnh trong phía xương mắt cá.


 Hiệu quả với các bệnh:
 Viêm bàng quang, sỏi bàng quang.
 Bệnh biến thận hoặc ống dẫn niệu, viêm ống
dẫn niệu.
 Cao huyết áp, xơ cứng động mạch.

37
25. Khu phản xạ ruột non

 Vị trí: Nằm ở chỗ lõm của xương đầu, xương


chêm và xương gót chân.
 Hiệu quả với các bệnh:
 Viêm ruột cấp, mãn tính.
 U ruột, đầy hơi, ỉa chảy.
 Đau bụng, mệt mỏi, căng thẳng.

38
26. Khu phản xạ ruột thừa

 Vị trí: Nằm gần bên ngoài của bờ trước bờ


gót chân.
 Hiệu quả với các bệnh:
 Đầy hơi, phần bụng dưới.

39
27. Khu phản xạ Hồi mang

 Vị trí: Nằm ở phía trên khu phản xạ ruột thừa.


 Hiệu quả với các bệnh:
 Đầy hơi bụng dưới
 Các bệnh rối loạn chức năng van hồi mang
gây nên.

40
28. Khu phản xạ ruột già lên (Thăng kết tràng)

 Vị trí: Nằm ở khu vực hình dải bên ngoài khu


phản xạ ruột non dưới bàn chân phải.
 Hiệu quả với các bệnh:
 Viêm ruột già, táo bón, ỉa chảy.
 Đi ngoài ra máu, đau bụng, u ruột già.

41
29. Khu phản xạ ruột già ngang (Hoành kết tràng)

 Vị trí: Nằm ở giữa 2 bàn chân, khu vực hình


dải ngang bàn chân.
 Hiệu quả với các bệnh:
 Viêm ruột già
 Đau bụng, táo bón, ỉa chảy.

42
30. Khu phản xạ ruột già xuống

 Vị trí: Nằm ở dưới bàn chân trái, từ khu phản


xạ ruột già ngang xuống đến tuyến trước
xương gót tạo thành 1 dải
 Hiệu quả với các bệnh:
 Viêm ruột già
 Đau bụng, táo bón, ỉa chảy.

43
31. Khu phản xạ kết tràng chữ S

 Vị trí: Nằm ở bờ trước xương gót chân trên 2 bàn


chân. Bàn chân trái hành 1 dải, chân phải chỉ có 1 khu
phản xạ trực tràng ở 1 điểm ngoài
 Hiệu quả với các bệnh:
 Ưng thư trực tràng, táo bón.
 Viêm trực tràng, viêm ruột già S, viêm ruột già.

44
32. Khu phản xạ hậu môn

 Vị trí: Nằm ở bờ trước xương gót chân trên 2 bàn


chân. Bàn chân trái hành 1 dải, chân phải chỉ có 1 khu
phản xạ trực tràng ở 1 điểm ngoài
 Hiệu quả với các bệnh:
 Ung thư trực tràng, viêm xung quanh hậu môn.
 Sa hậu môn, trĩ.

45
33. Khu phản xạ Tim

 Vị trí: Nằm giữa bàn chân thứ 4 và thứ 5 trên bàn chân
trái, phía dưới khu phản xạ phổi.
 Hiệu quả với các bệnh:
 Bệnh về tim, đau thắt tim.
 Lực tim suy kiệt, nhịp tim không đều.
 Các bệnh chứng về tuần hoàn, bệnh hẹp van tim.

46
34. Khu phản xạ Tỳ

 Vị trí: Nằm dưới khu phản xạ tim, dưới bàn chân trái,
gần đầu xương bàn chân thứ 4-5.
 Hiệu quả với các bệnh:
 Sưng tỳ, thiếu máu do huyết sắc tố thấp.
 Chán ăn, miễn dịch kém, cảm cúm, viêm.
 Đi tiểu ra máu, xuất huyết chân răng.
 Chảy máu cam, sa dạ dày....
47
35. Khu phản xạ đầu gối
 Vị trí: Nằm ở chỗ lõm do xương bàn chân 5 và gót
chân tạo thành khu vực lõm hình tam giác.
 Hiệu quả với các bệnh:
 Chấn thương đầu gối ,viêm khớp gối , đau gối

48
36. Khu phản xạ tuyến sinh dục
 Vị trí: Nằm ở giữa xương gót 2 bàn chân và vị trí ở dưới
phía sau của xương mắt cá chân, bên ngoài
xương gót chân.
 Hiệu quả với các bệnh:
 Rối loạn chức năng sinh dục, vô sinh, suy dinh dưỡng
 Nữ giới bị căng thẳng khi thấy kinh, kinh nguyệt không đều,
thông kinh.
 Liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm.
49
37. Khu phản xạ bụng dưới

 Vị trí: Nằm ở phía sau xương mác 2 chân, khu vực


từ sau cạnh ngoài mắt cá kéo lên 4 ngón tay
 Hiệu quả với các bệnh:
 Chứng đau bụng dưới khi hành kinh ở nữ giới.
 Kinh nguyệt không đều, nam nữ bụng lạnh đau.
 Lạnh cãm và các bệnh liên quan hệ thống sinh dục

50
38. Khu phản xạ xương hông, xương đùi

 Vị trí: Nằm ở phía dưới xương mắt cá 2 chân: Bên


ngoài khớp hông, bên trong khớp xương đùi.
 Hiệu quả với các bệnh:
 Chứng đau hông, đau khớp xương đùi.
 Đau thần kinh tọa.
 Đau khớp xương vai.

51
39. Khu phản xạ tuyến Lim pha thân trên

 Vị trí: Nằm ở phía trước xương mắt cá ngoài 2 chân.


 Hiệu quả với các bệnh:
 Các chứng viêm, sốt, sung nang, u xơ.
 Suy giảm khả năng miễn dịch, quai bị.
 Suy giảm khả năng miễn dịch

52
40. Khu phản xạ tuyến Lim pha thân dưới

 Vị trí: Nằm ở trước xương mắt cá trong 2 chân (chỗ lõm


do giữa xương cự, xương chân tạo ra).
 Hiệu quả với các bệnh:
 Các chứng viêm, sốt, chi dưới phù.
 Sưng mắt cá chân, suy nang, u cơ,ung thư.
 Suy giảm khả năng miễn dịch, viêm tổ chức ong.

53
41. Khu phản xạ tuyến Lim pha ngực

 Vị trí: Nằm ở khe giữa xương bàn chân 1 và 2.


 Hiệu quả với các bệnh:
 Các chứng viêm, sốt, sưng nang.
 Ung thư, u cơ, viêm tuyến sữa.
 Sưng vú hoặc ngực, đau ngực.
 Suy giảm khả năng miễn dịch.

54
42. Khu phản xạ tiền đình

 Vị trí: Nằm ở đầu xa của kẽ giữa xương bàn chân


thứ 4 và 5 trên 2 mu bàn chân.
 Hiệu quả với các bệnh:
 Huyết áp cao, huyết áp thấp.
 Váng đầu, hoa mắt, say xe, tàu thuyền.
 Ù tai, mất thăng bằng.

55
43. Khu phản xạ ngực

 Vị trí: Nằm ở khu vực được hình thành bởi xương bàn
chân 2,3,4 của 2 mu bàn chân.
 Hiệu quả với các bệnh:
 Bệnh về phổi, tim, ngực, sưng nang.
 Viêm tuyến sữa; tức, đau ngực.
 Vú xung huyết, tiết sữa kém.
 Tổn thương xung quanh ngực, các chứng dị ứng.
56
44. Khu phản xạ Hoành cách mô( Cách)

 Vị trí: Nằm ở hình dải do khớp xương bàn chân,


xương chêm, xương đầu tạo thành.
 Hiệu quả với các bệnh:
 Chứng bụng chướng do hoành cách mô gây ra.
 Đau bụng, buồn nôn, nôn, nấc.

57
45. Khu phản xạ Amiđan

 Vị trí: Nằm ở 2 bên phải, trái của gân cơ đốt thứ 2


ngón chân cái trên 2 mu bàn chân.
 Hiệu quả với các bệnh:
 Chứng cảm cúm, đau đầu.
 Sưng đau Amiđan, sốt do viêm amiđan.

58
46. Khu phản xạ hàm dưới

 Vị trí: Nằm ở dưới vân ngang đốt thứ 1 ngón cái


2 chân thành 1 dải
 Hiệu quả với các bệnh:
 Viêm lợi, sưng mộng rang, viêm tủy răng.
 Đau răng, Viêm khớp hàm dưới.

59
47. Khu phản xạ hàm trên
 Vị trí: Nằm ở phía trên vân ngang của đốt xương thứ 1
ngón chân cái trên 2 chân tạo thành 1 dải hình đai.
 Hiệu quả với các bệnh:
 Sâu răng, viêm chân răng, viêm tủy răng.
 Đau răng, Viêm hàm trên, viêm khớp hàm trên

60
48. Khu phản xạ Hầu - Khí quản

 Vị trí: Nằm ở khu vực giáp ngón chân cái, chỗ khớp
xương bàn chân 1 và 2 trên 2 mu bàn chân.
 Hiệu quả với các bệnh:
 Viêm khí quản, đau họng, ho.
 Thở dốc, cảm cúm.
 Tiếng yếu, khản cổ.

61
49. Khu phản xạ khe bụng đùi

 Vị trí: Nằm cách khu phản xạ tuyến Limpha thận


dưới khoảng 1 ngón tay.
 Hiệu quả với các bệnh:
 Về hệ thống sinh dục, giới tính kém phát triển.
 Sa nang, đau khớp hông, đau khớp đùi.

62
50. Khu phản xạ tiền liệt tuyến (Nam giới)
và tử cung (Nữ giới)

 Vị trí: Nằm ở cạnh trong xương


êm gót (2 chân)

khu vực dưới xương mắt cá.


 Hiệu quả với các bệnh:
 Viêm sưng tiền liệt tuyến
 Đi tiểu nhiều ,tiểu ra máu , đau niệu đạo ,viêm
tử cung (nữ giới) ,tử cung dị tật ,thống kinh ,rối
loạn kinh nguyệt ,khí hư nhiều 63
51. Khu phản xạ niệu đạo, âm đạo, dương vật

 Vị trí: Nằm ở cạnh trong gót chân từ khu phản xạ


Bàng quang kéo dài lên khe giữa xương bàn
chân và xương gót.
 Hiệu quả với các bệnh:
 Viêm niệu đạo, khí hư do viêm nhiễm.
 Các bệnh về cơ quan sinh dục.

64
52. Khu phản trực tràng, hậu môn

 Vị trí: Nằm ở phía sau, bên trong xương chày (2 chân)


độ dài 4 ngón tay tính từ xương mắt cá.
 Hiệu quả với các bệnh:
 Ung thư trực tràng, táo bón, trĩ.
 Đi ngoài ra máu, viêm trực tràng, giãn tĩnh mạch.

65
53. Khu phản xạ đốt sống cổ

 Vị trí: Nằm ở nửa trong đầu xa đốt xương thứ 2


ngón cái (2 chân) trên mu bàn chân.
 Hiệu quả với các bệnh:
 Các bệnh về đốt sống cổ như bờ sau
đốt sống cổ sinh gai.
 Cổ cứng hoặc đau buốt.

66
54. Khu phản xạ đốt sống ngực

 Vị trí: Nằm ở xương bàn chân thứ 1, phân bố từ cạnh


trong cung 2 chân, đến tận khớp xương chêm.
Khu này được chia thành 12 phần.
 Hiệu quả với các bệnh:
 Đau buốt đốt sống ngực, lệch đĩa đệm
cột sống.
 Gai đốt sống, hoặc các bệnh của đốt sống ngực.
67
55. Khu phản xạ đốt sống thắt lưng

 Vị trí: Nằm ở dưới xương chêm thứ 1 đến xương chân


thuyền bên trong cung 2 chân. Khu này được chia 5 phần
 Hiệu quả với các bệnh:
 Đau buốt thắt lưng, yếu cơ thắt lưng.
 Sụn đệm đốt thắt lưng lồi ra gai cột sống.
 Đau thần kinh tọa và các loại bệnh biến của đốt sống
thắt lưng.
68
56. Khu phản xạ xương cùng

 Vị trí: Nằm ở bên trong cung 2 chân, từ phía dưới


xương cự cho đến xương gót chân.
 Hiệu quả với các bệnh:
 Đau thần kinh tọa.
 Chấn thương xương cùng do đụng, ngã…

69
57. Khu phản xạ xương cụt (phía trong)

 Vị trí: Nằm ở cạnh trong gót chân (2 chân) tạo thành 1


dải hình đai men theo cạnh trong, phía sau đầu khớp
xương gót chân
 Hiệu quả với các bệnh:
 Đau thần kinh tọa.
 Các bệnh di chứng sau khi bị tổn thương xương cụt.

70
58. Khu phản xạ xương đuôi ngoài

 Vị trí: Nằm sát 2 gót chân kéo dài ra phía sau tạo
thành 1 khu vực hình đai.
 Hiệu quả với các bệnh:
 Đau thần kinh tọa.
 Các bệnh di chứng sau khi bị tổn thương xương
cụt

71
59. Khu phản xạ xương bả vai

 Vị trí: Nằm ở nửa gần đầu của xương bàn chân


thứ 4 và 5 trên mu 2 bàn chân.
 Hiệu quả với các bệnh:
 Viêm quanh vai, đau tổng hợp cổ, vai.
 Đau buốt bả vai, hoạt động khớp vai kém, giơ
tay lên và khó chuyển động.

72
60. Khu phản xạ khớp khuỷu tay

 Vị trí: Nằm ở chỗ lồi gần khớp xương bàn chân


thứ 5 với xương đầu ngoài của 2 chân.
 Hiệu quả với các bệnh:
 Chấn thương khớp khuỷu.
 Khớp khuỷu tay đau mỏi.

73
61. Khu phản xạ xương sườn
 Vị trí: Nằm ở vùng giữa xương chêm thứ 1 với xương chân
(thuyền) trên mu 2 bàn chân( khu phản xạ xương sườn trong)
và giữa xương chêm thứ 3 với xương đầu( khu phản xạ xương
sườn ngoài).
 Hiệu quả với các bệnh:
 Viêm sụn sương sườn, viêm màng sườn.
 Các loại bệnh biến của xương sườn như tức ngực, đau ngực,
chấn thương xương sườn.
74
62. Khu phản xạ thần kinh tọa

 Vị trí: Nằm trải dài từ khớp mắt cá men theo


cạnh sau xương chày và xương Mác kéo đến
gần 2 đầu gối.
 Hiệu quả với các bệnh:
 Đau thần kinh tọa.

75
63. Khu phản xạ vùng mông

 Vị trí: Nằm ở bờ ngoài đầu khớp xương gót chân


dưới bàn chân, nối liền khu phản xạ đùi
 Hiệu quả với các bệnh:
 Các tổn thương ở ngoài vùng mông.
 Bệnh phong thấp, đau thần kinh Xương Tọa.

76
64. Khu phản xạ vùng đùi

 Vị trí: Kéo dài từ phía sau khu phản xạ vùng mông,


đến chỗ nối với đầu xương bàn chân thứ 5.
 Hiệu quả với các bệnh:
 Chấn thương ngoài đùi.
 Bệnh phong thấp, đau thần kinh Xương Tọa.

77
65. Khu phản xạ cánh tay

 Vị trí: Đầu khớp xương bờ ngoài 2 chân, phía dưới


khu phản xạ nách, bên ngoài xương bàn chân thứ
5 tạo thành hình dải.
 Hiệu quả với các bệnh:
 Bệnh đốt sống cổ, viêm quanh vai.
 Tổn thương cánh tay.

78
66. Khu phản xạ điểm chớp thắt lưng

 Vị trí: Nằm giữa chỗ lõm 2 bên khớp xương chêm


thứ 2 với xương bàn chân thứ 2 trên mu 2 bàn chân.
 Hiệu quả với các bệnh:
 Đau thắt lưng.
 Vẹo lưng cấp.

79
67. Khu phản xạ điểm huyết áp

 Vị trí: Nằm ở đầu xa đốt ngón chân cái thứ 2, dưới khớp
thứ 1 của 2 chân.
 Hiệu quả với các bệnh:
 Huyết áp cao, huyết áp thấp.
 Các bệnh về đốt sống cổ

80
68. Khu phản xạ thực quản, khí quản
 Vị trí: Nằm trên khớp xương bàn chân thứ 1 với
xương ngón chân dưới bàn chân, phía trước khu
phản xạ dạ dày.
 Hiệu quả với các bệnh:
 U thực quản.
 Các bệnh về thực quản, khí quản.

81
69. Khu phản xạ nách.

 Vị trí: Nằm dưới khu phản xạ khớp vai dưới 2 bàn chân có
dạng hình quả chuối. Kéo dài từ bờ ngoài chân đi chếch lên
đầu xa của khe giữa xương bàn chân thứ 4 và 5.
 Hiệu quả với các bệnh:
 Sưng hạch Limpha nách.
 Các bệnh về đốt sống cổ.
 Viêm quanh vai, chi trên mỏi, tê đau.

82
70. Khu phản xạ tuyến Limpha đầu, cổ
 Vị trí: Nằm ở gốc các xương ngón chân (2 chân) theo
hình chữ U.
 Hiệu quả với các bệnh:
 Đau đầu, váng đầu, đau răng, xoang miệng.
 Các bệnh về mắt, tai mũi, lưỡi.
 Bệnh về đốt sống cổ, sung hạch Limpha cổ, sưng
tuyến giáp trạng và sức đề kháng kém.

83
71. Khu phản xạ lưỡi, khoang miệng

 Vị trí: Nằm ở bờ trong phần dưới đốt thứ 1 ngón chân cái
của 2 chân, cạnh phía trong khu phản xạ điểm huyết áp.
 Hiệu quả với các bệnh:
 Viêm niêm mạc xoang miệng( lưỡi đỏ, lưỡi khô).
 Lở loét khoang miệng, chứng thiếu nước bọt.
 Viêm lưỡi con, nứt môi, lưỡi khô.

84
72. Khu phản xạ răng
 Vị trí: Nằm ở mặt trên mu bàn chân của 5 ngón
chân, răng cửa thứ 1 nằm giữa 2 đốt xương
ngón cái, răng cửa thứ 2 ở bên trong ngón thứ 2.
Răng nanh ở bên ngoài ngón thứ 2. Răng cối thứ
1 ở bên trong ngón chân thứ 3 và răng cối thứ 2
ở bên ngoài ngón chân thứ 3
 Hiệu quả với các bệnh:
 Đau răng, sưng mộng răng,viêm lợi.
85
73. Khu phản xạ thanh đới

 Vị trí: Nằm ở giữa xương bàn chân thứ 1 và thứ 2,


cạnh phía dưới khu phản xạ tuyến Limpha ngực.
 Hiệu quả với các bệnh:
 Thanh đới thừa thịt, mất tiếng.
 Viêm khí quản, khản tiếng.

86
74. Khu phản xạ cổ tử cung

 Vị trí: Nằm ở cạnh trong xương gót chân (2 chân) phía


sau xương mắt cá chân, cạnh khu phản xạ tử cung.
 Hiệu quả với các bệnh:
 Viêm cổ tử cung, loét cổ tử cung.
 Sa tử cung, nhiều khí hư.

87
75. Khu phản xạ khoang xương chậu
 Vị trí: Nằm chính giữa gót chân trên khu phản xạ
tuyến sinh dục, tương đương với huyệt thất miên (mất
ngủ) của huyệt vị châm cứu mới.
 Hiệu quả với các bệnh:
 Các chứng mất ngủ.
 Các bệnh về tinh thần.

88
1.Cơ quan bài tiết: gồm thận , ống dẫn niệu,bàng quang .Khi bắt đầu
xoa bóp cần thực hiện với thời gian trên 5 phút để đẩy nhanh quá trình
thải loại các chất độc trong cơ thể như axit uric.....vào hệ thống tiết
niệu để thải ra ngoài
2. Đầu:bao gồm đại não, vòng trán ,tiểu não,tuyến yên,thần kinh sinh 3.
Đây là cơ quan khống chế ,quản lý điều khiển hoạt động của cơ thể
người ,nếu vùng đầu có vấn đề sẽ dẫn đến biến đổi dị thường ở các cơ
quan ,bộ phận có liên quan .Thời gian xoa bóp khu phản xạ này tối thiểu
3 phút cho 1 chân
3.Dạ dày, đường ruột:Thời gian xoa bóp cho dạ dày,tá tràng,tuyến tụy là
3 phút cho cả 2 chân,ruột già ,ruột non cũng vậy

89
4.Các tuyến limpha:xoa bóp tuyến limpha sẽ thúc đẩy quá
trình tiêu diệt các chất có hại trong cơ thể của các tế bào
limpha ,thời gian tối thiểu cho mỗi chân là 2 phút.Sau khi
xoa bóp các khu phản xạ trên thì tiến hành xoa bóp các khu
phản xạ có bệnh biến hoặc khu phản xạ liên quan. Thời gian
xoa bóp phản xạ tim, gan, cột sống không nên kéo dài.Khi
công năng của thận tốt thì mới có thể xoa bóp phản xạ gan
từ 3 đến 5 phút .Khu phản xạ cột sống cũng không thể xoa
bóp quá lâu ,vì như vậy khiến máu lư thông quá mạnh gây
ra phản ứng tiêu cực

90
.
.
III. MỘT SỐ KINH NGHIỆM CỦA BẢN THÂN
* Trĩ:
- Vuốt phản xạ trực tràng, hậu môn 5 phút mỗi chân vuốt từ dưới lên
- Kết tràng chữ S (Chân trái)
- Thượng Thận, thận niệu quản, bàng quang
* Kết hợp uống nước rau diếp cá
* Hỗ trợ tiểu đường
- Vuốt phản xạ dạ dày, tụy, tá tràng mỗi chân 10 phút
- Cận giáp, gan, mật 5 – 10 phút
Lim pha thân trên, thân dưới mỗi vùng 5 phút mỗi chân, ngày 2 lần
* Viên dạ dày
- Nghệ gọt vở rửa sạch để ráo nước
- Đập dập, đồ 30 phút như đồ xôi, để nguội đổ mật ong vào ngâm sau 1 tuần.
- Uống 1 – 2 thìa cà phê pha nước ấm 3 lần/ ngày.
1. Động Thai
- Lá kinh giới, dấp cá giã nhuyễn, đổ nước sôi 100oC vào hãm, lọc lấy nước uống.
2. Cắt cơn đau tim, đau do sỏi mật
- 1 nắm lá chanh tươi, rửa sạch, giã nước, đổ nước sôi 100oC vào hãm, lọc và uống
3. Làm sạch thành mạch
- Người bình thường uống một bát nước lá tre/tháng
- Người bệnh uống 1 lần/ tuần
- Người đã đột quỵ 2 lần/ tuần
* Lưu ý: Không uống quá đặc
4. Chữa ho nấc lâu ngày
- Gừng nướng cả vỏ cháy đen
- Gạo rang cháy thành than đun nước uống
5. Lở loét
- Lá trầu không, lá vối non đun nước rửa vài ngày, sau đó lấy lá trầu không già đốt
thành than tán bột bôi vào
6. Mắt cá dưới lòng bàn chân (Do dẫm phải gai hoặc dị vật không lấy ra hết)
- Hạt gấc: Nam 7, nữ 9 hạt
- Vôi chưa tôi: 100g (Khi chuẩn bị làm mới tôi)
- Xà phòng bánh: 200g
Cách làm:
- Hạt gấc bỏ vỏ cứng, lấy nhân rang vàng, úp xuống nền đất cho nguội sau đó xay mịn.
- Bột gấc, vôi tôi, xà phòng trộn đều thành bột mịn như bánh dầy, cho vào chảo sạch
đun ở nhiệt độ 50 – 60oC (nhỏ lửa).
- Dùng dao sắc (dao lam) đã khử trùng cắt lớp da dày dưới chân (nơi bị mắt cá).
- Lấy hỗn hợp đang nóng đắp vào chỗ bị chai, băng lại cẩn thận (thường 1 lần qua đêm
là khỏi)
Các bệnh hệ tim mạch
1. Cắt cơn đau tim : bấm mạnh vào 2 bên gốc ngón út của tay trái để cắt cơn đau. Trường hợp đau
do động mạch vành có thể dùng 1 nắm lá chanh rửa sạch, vò nát, cho vào bát to, đổ nước sôi sùng sục
vào ( chừng 1 bát con ) đậy kín khoảng 10-15 phút sau uống sẽ cắt cơn đau. Nếu thiếu máu cơ tim gây
đau nhói ngực, bấm Tâm huyết điểm ( lằn chỉ đốt 1 ngón trỏ tay trái )
2.1. Huyết áp cao
Đây là bệnh thường gặp ở người già, chủ yếu do các bệnh về tim mạch,thân não, đốt sống cổ có vấn
đề hoặc do vấn đề nội tiết gây ra.
Khi huyết áp tăng cao người bệnh sẽ cảm thấy váng đầu, đau đầu, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, khó ngủ,
mắt mở, trí nhớ suy giảm.
Khi bị nặng có thể gây tê liệt bất ngờ, mất tiếng, đau đầu dữ dội, thị lực giảm mạnh, nôn mửa, ngất,
hôn mê.
Tác dụng của xoa bóp:
- Cải thiện, giúp tuần hoàn máu được tốt hơn, tăng sức đàn hồi của thành mạch khiến máu lưu
thông về tim được thuận lợi, giảm bớt gánh nặng cho tim và dần ổn định huyết áp.
Lưu ý: do chứng huyết áp cao dễ tái phát nên dù đã hồi phục vẫn phải xoa bóp liên tục trong thời
gian dài, kết hợp ăn uống sinh hoạt hợp lý, tránh căng thẳng, không thức quá khuya. Mỗi ngày làm
ít nhất 20-30 phút ( xoa bóp vùng tim không làm quá mạnh ).
Các vùng phản xạ:
a. Não bộ
b. Phản xạ đốt sống cổ, đốt sống ngực
c. Điểm cao huyết áp
d. Tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận
e. Phản xạ tim
2.2. Huyết áp thấp
Là hiện tượng giảm áp lực của dòng máu lên thành mạch máu. Nếu xảy ra thường xuyên sẽ gây thiếu
máu não, ú tai, chóng mặt, giảm trí nhớ.
Huyết áp thấp cũng ảnh hưởng đến tim, gan, thận khiến người bệnh mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, tim
đập bất thường, lo lắng, sợ hãi, sợ lạnh, dễ trúng gió.
Tác dụng của xoa bóp: tăng lưu lượng máu. Cải thiện tuần hoàn máu khiến máu trong cơ thể lưu
thông dễ dàng, cung cấp đủ oxy cho não và nội tạng, ổn định huyết áp.
Các vùng phản xạ:
a. Đốt sống cổ, đốt sống ngực
b. Tuyến yên, giáp, thượng thận
c. Đại não, tiểu não
d. Tiền đình
e. Tim, gan, thận, lách
 Não bộ, tiền đình,tim từ 3 – 5 phút.
Lưu ý:
Xoa bóp kỹ phản xạ tim, thượng thận, tiền đình, có thể bấm huyệt Thần môn, Đại lăng trên tay
Hạn chế ăn đồ lạnh, chú ý rèn luyện thân thể để đạt hiệu quả trị bệnh cao.
3. Bệnh tim
Bệnh tim rất nhiều nguyên nhân, nhưng xơ cứng động mạch là bệnh hay gặp.
Khi bị xơ cứng thì mạch máu bị hẹp đi và dễ bị tắc, biểu hiện buồn nôn, tim đau thắt. Ngoài ra còn các
chứng khác về tim như tim đập bất thường, huyết áp cao, huyết áp thấp, thiếu máu, tim bỏ nhịp, hoa
mắt, ú tai.
Tác dụng của xoa bóp: cải thiện tuần hoàn máu, giảm nhẹ gánh nặng cho tim và khôi phục công năng
bơm máu của tim.
Lưu ý : xoa bóp vùng phản xạ tim phải hết sức nhẹ nhàng, người bị bệnh tim nặng không được xoa bóp
quá 1 phút cho phản xạ tim.
Do bàn chân có rất nhiều mao mạch thông đến tim nên cùng với xoa bóp người bệnh nên dùng lót dày
mát xa để hiệu quả hơn.
Vùng phản xạ:
a. Tuyến yên, tuyến giáp, thượng thận
b. Thận, niệu quản, bàng quang
c. Phổi, phế quản
d. Dạ dày, tá tràng, thực quản
e. Ruột non, tim, hoành cách mô
f. Đốt sống cổ, đốt sống ngực

4. Bệnh đau đầu


1. Đau cả đầu: bấm tuyến yên, đại não, đốt sống cổ
2. Đau trước trán: phản xạ não bộ, dạ dày
3. Đau sau gáy: phản xạ thận, tiểu não
4. Đau đỉnh đầu: phản xạ gan ( tả thái sung ), phản xạ vùng trán.
Khi đau đầu nên tìm điểm đau ở bụng các ngón còn lại ngoại trừ ngón cái để bấm hoặc vê, có khi
tác động cả vùng phản xạ cổ để thêm hiệu quả.
5. Đau nửa đầu: bấm túc lâm khấp
6. Đau 2 bên thái dương: day trực tiếp nơi đau và day bấm tuyến yên.
5. Bệnh mất ngủ
 Phải kiểm tra huyết áp: nếu cao thì bấm hạ huyết áp gồm huyệt tâm não ( ở giữa đốt 1 ngón 3 tay
trái ) và huyệt huyết áp cao ở bên trái đốt 3 ngón 4 tay trái. Nếu huyết áp thấp thì bấm huyệt tâm
não và huyệt huyết áp thấp ở bên phải đốt 3, ngón 4 tay trái để điều chỉnh huyết áp.
 Bấm các tuyến nội tiết, vê đốt 1 ngón chân thứ 3 bên chân trái, xoa bóp nhẹ nhàng phản xạ nội
tạng.
 Bấm huyệt Tam âm giao, Thất miên, An miên 4, bấm Thần môn, Nội quan, phản xạ gan, thận, tim.
 Nếu chân lạnh thì phải sấy ấm bàn chân và Mệnh môn hỏa trước khi đi ngủ.
Chú ý: không uống đồ có chất kích thích hay chơi các trò chơi làm căng thẳng đầu óc.
6.1.Đau răng do viêm dây thần kinh sinh 3
- Tuyến yên, phản xạ thần kinh sinh 3, phản xạ răng, lim pha thân trên.
6.2.Chảy máu chân răng
- Có nhiều nguyên nhân chảy máu chân răng như thiếu vitamin K, viêm lợi, cơ thể suy sinh dưỡng,..
Theo giáo sư Đỗ Tất Lợi, muốn chữa chảy máu chân răng ta làm như sau:
Dùng nửa mớ rau cải xooang rửa sạch , giã nát, đổ 1 bát con nước đun sôi đổ nguội vào và lọc
lấy nước uống lúc đói, buổi sáng tốt nhất. Thường làm 1-2 lần là khỏi - bản thân tôi đã sử dụng và
thấy khỏi được vài tháng. Theo kinh nghiệm bản thân nếu ta day bấm vùng phản xạ răng,phản xạ
tỳ và mỗi buổi sáng khi đánh răng ta lấy ngón tay cái và ngón trỏ bóp chặt lợi ở phía trong và
ngoài chân răng, làm lần lượt cả 2 hàm, sau đó dùng 2 hàm răng cắn chặt vào nhau rồi nhả ra làm
khoảng 50 lần sẽ rất hiệu quả.
7. Hoa mắt chóng mặt, mất thăng bằng phản xạ tuyến yên, phản xạ tiền đình, vê đốt 1 ngón giữa
bàn chân trái.
8. Đục thủy tinh thể, mắt bị ruồi bay:
- Các điểm phản xạ cần tác động: Tuyến yên, gan, thận, lách,phản xạ mắt, lim pha ngực, lim pha thân
trên.
Kết hợp dùng bài Thịt dê hấp Hoàng Liên
 Nguyên liệu: 100g thịt dê băm nhỏ
4g Hoàng Liên
Tất cả đem hấp cách thủy. 15 ngày đầu ăn liên tục
sau đó 2 ngày ăn 1 lần.Thời gian 3 tháng.
9.Chảy nước mắt sống
- Bấm các huyệt quanh mắt ,lim pha ngực
- Bấm huyệt Quang minh ( từ mắt cá chân ngoài đo lên 5 thốn ,gần bờ trước xương mác )
- Hơ ngải vào các huyệt quanh mắt
- Nếu đau nhức quanh mắt tôi thường kết hợp trích lể
10.Bệnh đau mắt đỏ: phản xạ gan, phổi, lim pha ngực. Chích lể huyệt nhĩ châm trên đỉnh tai sẽ
nhanh khỏi
11. Viêm xoang
- Phản xạ phổi, lim pha ngực, phản xạ mũi, khu phản xạ vùng trán ( làm cả trên 10 ngón chân )
- Có thể dùng bài sau để hỗ trợ:
 Lấy 2 thìa cà phê thuốc dạ dày muối hòa 200ml nước ấm, ngửa cổ lên trời dùng xi lanh bơm
dung dịch đó vào lỗ mũi bên này thì bịt lỗ mũi bên kia, sau đó xì mạnh ra để các chất bẩn trôi ra
ngoài. Cuối cùng dùng tăm bông chấm thuốc mơ clocicH ( thuốc mỡ tra mắt ) ngoáy vào lỗ mũi
để làm cho mao mạch bị tổn thương nhanh hồi phục - nếu xoang có mủ đau nhức thường 2-3
lần là hết nhức.
12.Bệnh về tai
12.1. Tai ù khi đi máy bay hoặc leo núi bị thấy thình thịch trong tai: dùng phương pháp Thập chỉ
đạo bơm máu vào tai, dùng điếu ngải thổi hơi ấm vào tai rất nhanh khỏi.
* Cách thổi ngải : bẻ đôi điếu ngải trung, rút bỏ lõi, châm lửa, nhét đầu không lửa vào lỗ tai bệnh nhân.
Dùng ống hút thổi vào đầu có lửa,khi bệnh nhân thấy ấm ở tai thì thổi nhẹ và ngắt hơi liên tục để hơi
ấm vào sâu trong tai, đẩy hàn ra và làm giãn nở các mao mạch giúp máu lưu thông dễ dàng.
12.2. Tai điếc: Tôi chữa theo Thập chỉ đạo, nhưng bí quyết là bấm 2 bên móng ngón tay út của bệnh
nhân, tay kia ấn mạnh suất cốc hoặc thính cung để dẫn khí vào tai (đã qua kiểm chứng nhiều người )
Việc thổi ngải vào tai làm giãn mao mạch để máu lưu thông dễ dàng cũng giúp hiệu quả nhanh hơn.
13. Ho
Ho có rất nhiều nguyên nhân: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi
- Ho có thể do nhiễm lạnh, nhiễm vi khuẩn virus, hút thuốc, làm việc trong môi trường nhiều khói
bụi, thậm chí có trường hợp ho do phản ứng phụ của thuốc điều trị huyết áp. Bởi vậy người bệnh
cần có sự điều chỉnh phù hợp để giúp việc điều trị đạt kết quả tốt.
13.1. Ho do viêm họng thì trọng tâm là phản xạ hầu họng và phản xạ lim pha ngực ( làm cả 2
chân, mỗi chân 5 phút, ngày 1-2 lần )
13.2. Ho do trào ngược thì vùng phản xạ chủ yếu ở tuyến giáp, lim pha trên và lim pha ngực,
phản xạ dạ dày cũng có tác dụng hỗ trợ.
13.3. Ho do viêm Amidan thì trọng tâm chủ yếu ở phản xạ Amidan, phản xạ cổ, lim pha thân trên
và lim pha ngực.
13.4. Ho do nhiễm lạnh thì phải dùng máy sấy tóc sấy nóng phong trì, phong môn, phế du, mệnh
môn hỏa và lòng 2 bàn chân để trục hàn thì mới nhanh khỏi.
13.5. Ho do viêm phế quản, viêm phổi thì phải dùng ngải hơ kĩ phong môn, phế du, mệnh môn
hỏa, huyệt dũng tuyền. Ngoài ra phải làm kĩ phản xạ phổi, phế quản, phản xạ hầu họng, lim pha hầu
họng.
Khi làm: dùng que dò của bàn chân hoặc sao chổi của diện chẩn, săm tìm điểm đau để day và hơ
ngải, sau đó mới dùng tay tác động sẽ hiệu quả hơn.
 Nếu viêm phổi thì buổi tối trước khi đi ngủ giã phèn chua trộn với giấm gạo lấy băng gạc bó vào
lòng bàn chân, sáng bỏ ra, tối thay cái mới. Những trường hợp viêm phổi mãn, hen phế quản tôi
thường giải cơ từ D1- D5 sau đó mới hơ ngải, day ấn và hơ ngải 2 bên giáp tích từ cổ xuống thắt
lưng thì thấy cải thiện rất tốt – tuy nhiên bệnh hen cần phải dùng thêm thuốc mới mong dứt
điểm.

14. Nấc: khi bị nấc tôi thường dùng 2 ngón tay trỏ bịt kín 2 lỗ tai 1 lúc là khỏi.
15. Áp lực ruột:
1. Thông thường thì phần phía dưới của hồi tràng và kết tràng lên tồn tại 1 lượng lớn vi khuẩn,
nếu do một nguyên nhân nào đó như ruột gấp khúc khiến thức ăn trong ruột dừng lại quá
lâu, dưới tác dụng của vi khuẩn làm cho thức ăn lên men, tạo ra lượng khí lớn dẫn đến đầy
hơi.
2. Thông thường đa phần khí trong bụng, sau khi được mạch máu của thành ruột hấp thụ, sẽ
được phổi hô hấp và thải ra ngoài – có thể do có sự trở ngại trong việc hấp thụ khí trong ruột
dẫn tới đầy hơi.
3. Do chức năng nhu động ruột yếu hoặc do phế kém bở thế khí trong ruột không được thải ra
ngoài cũng dẫn đến đầy hơi.
Cách điều trị: tác động vào phản xạ ruột ở 2 chân. Day bấm phản xạ tuyến cận giáp để kích thích nhu
động ruột, cuối cùng phải làm kĩ phản xạ phế 2 bên chân.
16. Đau bụng lạnh hoặc đại tràng co thắt
Day bấm mạnh phản xạ dạ dày ,tụy ,tá tràng ,ruột .
Nếu dùng máy sấy tóc sấy ấm vùng rốn thì hiệu quả cao hơn
17. Tiêu chảy
- Là đi đại tiện lỏng,liên tục nhiều lần trong ngày ,nếu bị cấp thì nhanh khỏi ,bị mãn thì lâu khỏi hơn
- Khu phản xạ :dạ dày ,tụy ,tá tràng ,bó thần kinh khoang bụng ruột già ,ruột non ,trực tràng hậu môn
,lim pha thân trên và thân dưới
18.Táo bón
- Người bị táo bón sẽ dẫn đến mất ngủ ,mệt mỏi ,váng đầu ,chán ăn
Nguyên nhân có thể do nhu động ruột kém ,các chất cặn bã lưu lâu trong ruột già ,tá tràng gây táo bón .
Tác dụng của xoa bóp :tăng cường lưu thông máu ,kích thích nhu động dạ dày ,ruột,tăng cường hấp thu
nước trong thức ăn ở ruột giúp khỏi táo bón .
Cách chữa :
a, dùng tay ấn nhẹ vay xoay quanh vùng rốn theo chiều kim đồng hồ và ngược lại ,mỗi chiều 36 vòng
b, Các vùng phản xạ :cận giáp ,thượng thận ,dạ dày ,ruột già ,trực tràng hậu môn
19. Đau bụng kinh
Vuốt mạnh vùng phản xạ bụng dưới từ dưới lên 1-2 phút ,nếu chưa khỏi thì day bấm phản xạ tử cung ,
buồng trứng -mỗi vùng 1 phút
20.Chậm kinh, ít kinh, kinh nguyệt không đều
Day bấm phản xạ tuyến yên ,tuyến tùng ,tuyến giáp ,phản xạ tử cung ,buồng trứng ,rất hiệu quả
21.Chân đứng không vững, muốn khuỵu ngã
Day mạnh huyệt thái sung cả 2 chân ,mỗi chân 3-5 phút thường sẽ khỏi ,nhưng để chân khỏe hẳn phải
làm thường xuyên 1 thời gian
22.Mệt mỏi, chán ăn do chức năng gan kém
Day huyệt Thái sung ,day bấm phản xạ gan dưới lòng bàn chân ,kết hợp phản xạ dạ dày ,ruột hàng
ngàysẽ cải thiện rõ rệt

23. Dị ứng do gan( nổi lấm tấm như hạt kê )


-Bệnh nhân ngồi, 2 tay bắt chéo nhau ,dùng ngón cái day mạnh huyệt Thái sung 2 chân cùng lúc khoảng 5 phút
Lấy tay day tam giác gan và tam giác tỳ trên mặt 5 phút
-Dùng ngải hơ các vùng bị ngứa cho lặn đi ,nếu bị nặng ngày làm 2 lần .Tôi đã hướng dẫn bệnh nhân
làm sau 3 tháng khỏi hoàn toàn hơn 2 năm chưa bị lại ,dù trước đây ngày nào cũng bị ,uống thuốc bổ
gan chỉ khỏi tạm thời ,không khỏi hẳn .
24.Khô mắt, mỏi mắt
-Day các huyệt quanh mắt
Day mạnh huyệt Thái sung ,day phản xạ cận giáp mỗi vùng 3-5 phút sẽ cải thiện
25.Cảm lạnh
Vào mùa đông nếu không giữ ấm ,hoặc những người có thói quen tắm đêm thường dễ bị cảm lạnh .
Trường hợp này bệnh nhân thường cảm thấy rét ,có thể sốt hoặc không ,hoa mắt ,buồn nôn ,có thể
chảy nước mũi ,nặng có thể ngất
Theo kinh nghiệm bản thân thì nếu bấm trực tiếp từ D1-D5 ,bệnh nhân thấy đau ,sợ lạnh là đang bị
nhiễm hàn .
Cách chữa :
a-Nếu bệnh nhân bị ngất thì phải bấm nhanh ,mạnh vào phản xạ thận và tim trên bàn chân ,sau đó bấm
huyệt nhân trung để bệnh nhân tỉnh lại
b-Tiếp theo ,dùng máy sấy tóc sấy dọc từ gáy xuống thắt lưng (chiếu lên xuống hay dưới lên tôi thấy
đều được ). sau đó ưu tiên vùng phong môn ,phế du ,mệnh môn hỏa và lòng 2 bàn chân .
Sấy đến khi bệnh nhân hết ngứa ,vã mồ hôi trán là được .Nếu bệnh nhân còn cảm thấy choáng váng thì
sấy 2 bên Thái dương và bấm phản xạ tuyến yên mỗi chân 1 phút là được .
26.Dị ứng do phế
Thường xuất hiện những cục mề đay to như ngón tay khi gặp trời lạnh .
Cách chữa :Dùng máy sấy tóc sấy nóng vùng phong môn ,phế du ,mệnh môn hỏa ,sấy tất cả những vùng
bị ngứa cho tới khi lặn đi thì thôi .Sau khi khỏi ,cần làm thêm một thời gian bằng cách sấy nóng khắp
lưng cho hết ngứa thì thôi , làm vậy để khỏi tái phát .
27. Viêm thận mãn
Đây là phác đồ của Trung Quốc ,tôi chưa có điều kiện thử nghiệm ,nhưng xin chia sẻ để mọi người tham
khảo :
a,Khu phản xạ :thượng thận ,cận giáp ,thận ,niệu quản ,bàng quang ,niệu đạo ,phản xạ tỳ ,tuyến lim pha
thân trên và thân dưới .
Chú ý :phải làm lâu dài ,ngày 2 lần sớm tối ,không được gián đoạn .
b-Theo hướng dẫn của Thầy Thuận Nghĩa :dùng hạt tiêu sọ đen ,lấy băng dính ,dính vào huyệt Dũng
tuyền khi vận động ,đêm tháo ra ,hôm sau thay hạt khác Làm vậy để kích thích huyệt Dũng tuyền giúp
bệnh dần ổn định
28.Say xe
Trước đây tôi đi xe chỉ 5 km đã say và nôn ói .
Nay nhờ làm theo cách này tôi đã có thể đi được vài chục km mới say .
Cách làm :khi lên xe bấm phản xạ tiểu não ,cán não ,thần kinh sinh 3 ,bó thần kinh khoang bụng ,phản
xạ tiền đình và vê ngón chân giữa bàn chân trái .
Chú ý :hôm trước phải ngủ đủ giấc ,không nhịn đói khi đi xe
29.Ngất
-Bấm nhanh ,mạnh phản xạ thận và tim ,nếu có 2 người càng tốt . Một người bấm phản xạ thận bên
chân phải ,một người bấm phản xạ thận và tim bên chân trái .
Nếu ngất do tụt huyết áp thì bấm huyệt Quan nguyên ,khí hải và nhân trung rất hiệu quả
30.Béo phì
Bài này tôi chưa thử nghiệm nên chưa có kinh nghiệm ,nhưng xin chia sẻ theo phác đồ của Trung Quốc
để mọi người tham khảo
a,Nguyên nhân chủ yếu là do năng lượng hấp thu vượt quá nhu cầu của cơ thể ,năng lượng dư thừa sẽ
được chuyển hóa thành li pít Khi lipit tích trữ trong cơ thể vượt quá giới hạn cho phép sẽ dẫn đến các
biểu hiện sinh lí bất thường gây nên chứng béo phì
b,Khu phản xạ :tuyến yên ,tuyến giáp và phản xạ tỳ
Chế độ ăn uống ít đường ,ít đầu mỡ ,ít ca lo và nhiều chất xơ Có chế độ tập luyện để giải phóng năng
lượng dư thừa trong cơ thể .
Véo phản xạ dạ dày ,ruột già để làm giảm nhu động dạ dày ,ruột già nhằm hạn chế việc hấp thu các chất
dinh dưỡng .
31. Đau vai, cứng cổ
a,Nếu cổ bị cứng thì chỉ cần vê mạnh vùng phản xạ cổ và đốt sống cổ cũng khỏi
b,Nếu đau vai cần xoa bóp tỷ mỉ phản xạ vai ,xương bả vai ,khớp xương hông ,xương đùi ,đốt sống cổ
,tuyến cận giáp ,lim pha đầu cổ ( lim pha đầu cổ nằm ở gốc các ngón chân theo hình vòng cung ,cả phía
lòng lẫn phía mu bàn chân )
32. Đau đầu gối
a, Không có dịch :
-Bấm các huyệt quanh gối để bệnh nhân ngồi co gối rồi vuốt máu từ cổ chân qua gối
- Nói bệnh nhân để chân ở vị trí đau nhất rồi bấm và day phản xạ gối ,đau chân nào làm chân đó .
- Nếu khô khớp nên dùng thêm thuốc
b, -Đau gối có dịch :
- Thao tác như trên ,nhưng phải dùng ngải hơ nóng chỗ sưng đau ,khi nào nóng thì áp đá lạnh vào ,sau
đó mới vuốt từ cổ chân qua đầu gối để giúp tiêu dịch ,làm 3 lượt cho 1 lần điều trị
33. Đau gót chân
Dùng búa gỗ gõ phía dưới và quanh gót chân ,bấm mạnh quanh gót chân ,dùng que ấn huyệt ấn vào
vùng đau ,sau đó hơ ngải
34. Đau thần kinh tọa
Bấm phản xạ đốt sống thắt lưng ,xương cùng ,cụt ,day bấm phản xạ thần kinh tọa .dùng 2 ngón tay cái
ấn mạnh từ thừa phù xuống gót chân theo kinh bàng quang ,vê đầu ngón út bên chân đau .
35.Các bệnh về nội tiết
Bàn chân chữa các bệnh về nội tiết khá hiệu quả ,tôi chỉ xin nêu và ví dụ cụ thể
-VD1 :bệnh nhân đau 2 ngón chân cái đã 5 ngày tôi bấm thái sung mỗi chân 1 phút ,sau đó day bấm
phản xạ tuyến cận giáp mỗi chân 10 phút bệnh nhân đã hết đau buốt ,chỉ còn hơi tê bì đầu ngón chân.
Hôm sau tôi làm tiếp ,bệnh nhân đỡ tê bì .Ngày thứ 3 tôi chích lể máu ở 2 đầu ngón chân cái là hết tê bì
-VD2:Một cháu bé từ 3,5 tuổi đến 4,5 tuổi không cao được chút nào do rối loạn tuyến yên .
Học viên của tôi hướng dẫn cho mẹ cháu bé làm ngày 2 lần ,mỗi lần 30 phút -chưa đầy 4 tháng sau
cháu bé cao được 6,5 cm ,đến nay vẫn phát triển bình thường .
Cách chữa :bấm toàn bộ các tuyến nội tiết ,ưu tiên tuyến yên và tuyến giáp
-VD 3 :bệnh nhân 19 tuổi bị rối loạn chuyển hóa can xi đã hơn 2 năm ,đã điều trị nhưng không khỏi hẳn
thỉnh thoảng vẫn bị co quắp chân tay vài giờ đồng hồ ,1 hoặc 2 thanmgs bị 1 lần .
Tôi điều trị theo phản xạ bàn chân khỏi hoàn thoàn sau gần 1 tháng điều trị ,gần 2 năm nay chưa hề bị lại .
Phác đồ điều trị :toàn bộ tuyến nội tiết ,ưu tiên tuyến yên ,giáp ,cận giáp tác động phản xạ cột sống từ
cổ xuống thắt lưng .
VD4: bác Huy Nguyễn 78 tuổi ở Đồng Nai có người cô 82 tuổi ,34 năm nay bị nghẹn cổ khi ăn uống ,có
khi ăn vào bị ói ăn 2-3 tiếng mới hết bát cơm .
Sau khi được tôi hướng dẫn bác đã chữa cho bn sau 20 ngày thì ổn định ,ăn 20 phút xong bát cơm và
không hề bị nghẹn .
Vài ngày sau bác bay từ Đồng Nai ra học bàn chân và chia sẻ cho mọi người .
Phác đồ :các tuyến nội tiết ,ưu tiên phản xạ tuyến yên và tuyến giáp ,ngày 2 lần ,mỗi lần 30 phút .
LỜI KẾT
Biển học vô bờ ,tôi có sự may mắn đã được các Thầy truyền dạy tận tình .
Tôi cũng là người ham học hỏi nên luôn học từ bạn bè ,từ bệnh nhân.
Nay tôi có chút kinh nghiệm quí báu phải trả giá bằng bao công sức,mồ hôi và nước mắt .Tôi rất mong
muốn được chia sẻ lại để mọi người cùng tham khảo .
Tài liệu này có thể còn nhiều thiếu sót xin được sự cảm thông từ mọi người !

Hà Nội ngày 18/5/2019


Nguyễn Thanh Nhân
ĐT: 0904 331 559
MỤC LỤC
1. ĐẦU 19. MẬT
2. TRÁN 20. THẦN KINH KHOANG BỤNG
3. TIỂU NÃO, CÁN NÃO 21. THƯỢNG THẬN
4. TUYẾN YÊN 22. THẬN
5. THẦN KINH 3 23. ỐNG DẪN NIỆU
6. MŨI 24. BÀNG QUANG
7. CỔ 25. RUỘT NON
8. MẮT 26. RUỘT THỪA
9. TAI 27. VAN HỒI MANG
10. VAI 28. RUỘT GIÀ LÊN
11. CƠ THANG 29. RUỘT GIÀ NGANG
12. TUYẾN GIÁP 30. RUỘT GIÀ XUỐNG
13. CẬN GIÁP 31. KẾT TRÀNG CHỮ S
14. PHỔI 32. HẬU MÔN
15. DẠ DÀY 33. TIM
16. TÁ TRÀNG 34. TỲ
17. TỤY 35 ĐẦU GỐI
18. GAN 36. TUYẾN SINH DỤC
37. BỤNG DƯỚI 56. XƯƠNG CÙNG
38. XƯƠNG HÔNG 57. XƯƠNG CỤT
39. LIM PHA THÂN TRÊN 58. XƯƠNG ĐUÔI NGOÀI
40. LIM PHA THÂN DƯỚI 59. XƯƠNG BẢ VAI
41. LIM PHA NGỰC 60. KHỚP KHUỶU TAY
42. TIỀN ĐÌNH 61. XƯƠNG SƯỜN
43. NGỰC 62. THẦN KINH TỌA
44. HOÀNH CÁCH 63. MÔNG
45. A MI ĐAN 64. ĐÙI
46. HÀM DƯỚI 65. CÁNH TAY
47. HÀM TRÊN 66. CHỚP THẮT LƯNG
48. HẦU KHÍ QUẢN 67. ĐIỂM HUYẾT ÁP
49. KHE BỤNG ĐÙI 68. THỰC QUẢN
50. TIỀN LIỆT TUYẾN 69. NÁCH
51. NIỆU ĐẠO, ÂM ĐẠO, DƯƠNG VẬT 70. LIM PHA ĐẦU, CỔ
52. TRỰC TRÀNG, HẬU MÔN 71. LƯỠI, KHOANG MIỆNG
53. ĐỐT CỘT SỐNG 72. RĂNG
54. ĐỐT SỐNG NGỰC 73. THANH ĐỚI
55. ĐỐT SỐNG THẮT LƯNG 74. CỔ TỬ CUNG
75. KHOANG XƯƠNG CHẬU
Chào mừng các học viên đến với
khóa học
BẤM HUYỆT BÀN CHÂN CƠ BẢN
Giảng viên: Nguyễn Thanh Nhân
Để tránh xảy ra sự cố khi chữa bệnh cần lưu ý:
1. Trước khi day bấm cần chú ý trạng thái của người bệnh, nếu thấy họ mệt mỏi
căng thẳng thì phải để cho họ nghỉ ngơi một lát.
2. Không day bấm trong vòng 1giờ sau ăn.
3. Người day bấm cần cắt ngắn móng tay.
4. Cần hiểu rõ bệnh tình và thể trạng của người bệnh, thái độ phải nhã nhặn.
5. Cường độ ấn ép, phóng lực phải phù hợp với từng người bệnh. Khi bắt đầu nhẹ,
sau nặng, khi kết thúc thì nặng trước, nhẹ sau.
6. Khi day bấm nên dùng 2 tay, hạn chế dùng dụng cụ để người bệnh có cảm giác
an toàn.
7. Xoa bấm phải đúng vị trí và phải tới điểm phản xạ thần kinh thì hiệu quả mới cao.
8. Ngón tay không được trượt trên da bệnh nhân để tránh tổn thương da.
9. Người bị tiểu đường không day bấm quá 10 phút, người bị bệnh tim nặng không
làm quá 1 phút.
10. Sau khi day bấm cho bệnh nhân uống 250 ml nước ấm.
11. Người bị bệnh thận không được uống quá 150 ml nước.
12. Tránh đè nến quá mạnh vào phần xương vì dễ làm tổn thương màng bao xương
hoặc ứ huyết.
13. Những người có chứng động kinh, cao huyết áp, suy giảm chức năng gan nặng
thì phải dùng thêm thuốc.
14. Khi chân bị tổn thương thì làm ở điểm tương ứng của tay.
15. Trong khi điều trị người bị viêm khớp, phong thấp, thần kinh tọa có thể bị đau
tăng trong những ngày đầu nên bệnh nhân đừng sợ hãi.
16. Trong thời gian điều trị người bệnh phải tin tưởng và kiên trì.
17. Phụ nữ mang bầu và trong thời kỳ kinh nguyệt thì không thích hợp với phương
pháp này.
1. Tuyến yên
a. Vị trí: Tuyến yên nằm trong hộp sọ, dưới bộ não. Vị trí phản xạ trên bàn chân
nằm giữa cầu thịt ngón cái (cả 2 chân).
b. Công năng: điều khiển sự hoạt động của các tuyến nội tiết, kiểm soát sự
tăng trưởng của các tuyến trong cơ thể, điều chỉnh và phân phối chất béo tới
mọi nơi.
c. Triệu chứng:
(1). Tinh thần suy sụp, đau nhức đầu, bi quan, mất ngủ, thậm chí trầm cảm
không muốn sống
(2). Nếu trẻ còn nhỏ tuổi sẽ mắc bệnh phát triển không bình thường: ngưng lớn,
hoặc lùn, hoặc khổng lồ, lưỡi và môi có thể dày lên, mũi bạnh ra. Tính tình từ
nhanh nhẹn thành chậm chạp, chăm chỉ thành lười biếng.
(3). Chữa trị các tuyến nội tiết bằng thuốc rất khó, nhưng bằng xoa bóp thì dễ
hơn.
d) Kĩ thuật xoa bóp: Bấm mạnh vào vùng phản xạ vài phút, sau đó vê ngón cái
bằng ngón tay cái và ngón trỏ.
2. Tuyến tùng
a) Vị trí: gần điểm phản ứng của tuyến yên nhưng hơi cao hơn
và lệch về phía ngón chân trỏ.
b) Công năng:
(1). Duy trì sự phát triển hài hòa của các tuyến nội tiết.
(2). Có ảnh hưởng đặc biệt tới sự phát triển của tuyến sinh dục.
(3). Tuyến tùng hoạt động không bình thường thì các tuyến khác
cũng bị rối loạn, khiến các bộ phận trong cơ thể con người cũng
phát triển nhanh hơn hay chậm hơn.
(4). Tuyến tùng cùng với tuyến yên tiết trực tiếp các hooc môn
vào máu để kích thích và điều khiển hoạt động của tuyến giáp.
c. Cách bấm: khi bấm vùng phản xạ của tuyến yên thì thường
bấm luôn vùng phản xạ của tuyến tùng.
3. Tuyến giáp
a) Vị trí: nằm ở giữa xương bàn chân của ngón 1 và ngón 2 dạng dải.
b) Công năng:
(1). Các hooc môn của tuyến giáp có vai trò đặc biệt trong việc phá vỡ các
cặn bẩn trong máu để thải ra ngoài.
(2). Ảnh hưởng tới tính năng động, mềm mại của các cơ, sức bền của các mô
xương, sự phát triển của tuyến sinh dục.
c) Triệu chứng:
(1). Sự rối loạn của tuyến giáp cũng gây ra rối loạn trong sự phát triển của cơ
thể. Có thể tạo ra những người quá lùn, quá cao hoặc quá béo.
(2). Có thể gây ra suy thận và tang huyết áp, có thể làm thay đổi tính nết con
người.
d) Chủ trị: các chứng béo phì , chứng gầy yếu, sợ lạnh, sợ nóng, viêm tuyến
giáp, tim đập mạnh, mất ngủ, tinh thần bất an, cơ thể kém phát triển ở trẻ
nhỏ, cơ quan sinh dục phát triển bất thường, bướu cổ do suy hoặc cường
giáp.
e) Cách xoa bóp: xoa bóp cùng phản xạ tuyến giáp kết hợp vùng phản xạ
tuyến yên
4. Tuyến cận giáp
a) Vị trí: nằm ở khớp xương bàn chân ngón cái (nơi nhô cao
phía trong bàn chân).
b) Công năng: điều chỉnh lượng canxi và phốt pho trong máu.
c) Triệu chứng: đau mỏi cơ, chuột rút, móng chân tay dễ gãy,
nhu động ruột kém, tay chân tê, mất ngủ, tức ngực buồn nôn,
mỏi gân cốt, sỏi niệu đạo, đục thủy tinh thể.

5. Tuyến ức
a) Vị trí: cạnh tuyến giáp và tuyến cập giáp
b) Công năng: Kích hoạt tiến trình phát triển các hệ thống miễn
dịch. Đó là một số cơ mềm, màu hồng,nằm trải rộng phía trước
phổi, thấp hơn tim - nhưng lại có nhánh lên đến tận cổ. Tuổi
càng lớn càng thu nhỏ lại, tới mức coi như không còn nữa ở
tuổi 13 -14.
6. Tuyến thượng thận
a) Vị trí: vì gắn liền với thận nên vị trí cũng là vị trí của thận (nơi
huyệt Dũng Tuyền)
b) Công năng: Tham gia vào hầu hết các phản ứng tâm sinh lí chi
phối các hành động của cơ thể. Trước một tình huống gay go bất
ngờ làm xúc động, tuyến thượng thận tiết ra 2 loại hooc môn:
adrenalin và noradrenalin. Hai hooc môn này tác động đến cơ thể
chúng ta làm cho tim đập nhanh hơn, nồng độ đường trong máu tăng
cao, tạo điều kiện cho các cơ bắp đước cung cấp thêm nhiệt năng,
sẵn sang chiến đấu nếu cần. Tuy nhiên adrenalin làm cho ta thiên về
sự sợ hãi, hồi hộp còn noradrenalin thiên về cảm xúc giận dữ, bạo
lực. Vì vậy sự mất cân bằng 2 loại hooc môn này có thể sẽ làm cho
ta thiên về sự rụt rè, ẩn náu hay đập phá, điên loạn.
c) Bệnh chứng thích hợp: viêm nhiễm, rối loạn chức năng vỏ
thượng thận, thở dốc, bệnh phong thấp viêm khớp, rối loạn nhịp tim,
dị ứng.
7. Tuyến sinh dục
a) Vị trí: nằm ở điểm giữa mắt cá chân ngoài và gót chân (ở cả 2
chân).
b) Công năng:
(1). Là bộ máy sản xuất ra các hooc môn sinh dục. Của nam nằm
trong 2 hột tinh hoàn. Của nữ nằm trong buồng trứng.
(2). Trong tinh hoàn đa số tế bào tham gia vào việc chế tạo ra tinh
trùng và trong 2 buồng trứng đa số các tế bào tham gia vào việc
sản xuất trứng. Chỉ có một số ít chuyên sản xuất các hooc môn sinh
dục dưới sự điều khiển và kiểm soát của tuyến yên.
(3). Các hooc môn sinh dục có khả năng kích thích hoạt động của
cơ thể làm cho người đó trở nên hoạt bát, mắt sang, da , tóc có vẻ
tươi sang, thu hút người khác giới.
c. Tác dụng của việc xoa bóp vùng phản xa tuyến sinh dục: rối
loạn chức năng sinh dục, vô sinh, suy dinh dưỡng, nữ giới căng
thẳng trước kì kinh, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, liệt
dương, di tinh, xuất tinh sớm. Xoa bóp để tăng cường sức khỏe, cải
thiện tinh hoàn yếu và buồng trứng có vấn đề.
1. Tim
a) Vị trí: nằm giữa xương bàn chân thứ 4 và 5 bàn chân trái, dưới vùng phản
xạ phổi
b) Bệnh chứng: các loại bệnh về tim, đau thắt tim, lực tim suy kiệt, nhịp tim
không đều, bệnh tim bẩm sinh, hẹp van tim, các chứng bệnh về tuần hoàn.
2. Gan
a) Công năng:
(1). Tiết dịch mật giúp cơ thể tiêu hóa mỡ, chất xenluylo có mỡ hòa tan để ruột
hấp thụ chất dinh dưỡng. Ngoài ra mật còn làm trơn đường tiêu hóa.
(2). Giải độc : các chất sau khi qua dạ dày được chuyển vào gan để xử lý, giải
độc.
(3). Đẩy nhanh quá trình trao đổi chất.
b) Vị trí: nằm ở giữa xương bàn chân thứ 4 và thứ 5 của bàn chân phải, dưới
khu phản xạ phổi.
c) Bệnh chứng: viêm gan cấp, mãn tính, xơ gan, u gan, chức năng gan kém,
rối loạn chức năng gan, mệt mỏi do rối loạn chức năng gan. (Viêm gan và xơ
gan nên dùng thêm thuốc)
3. Tỳ
a) Công năng:
(1). Sản sinh kháng thể, chống cảm nhiễm ( bao vây vi trùng từ ngoài xâm nhập
cơ thể, rồi tiêu diệt chúng )
(2). Loại trừ các chất phế thải ( hệ thống Lim pha phối hợp với hệ thống thần
kinh, vận chuyển những chất phế thải do quá trình trao đổi chất sinh ra )
b) Vị trí: khu phản xạ của tỳ nằm phía dưới khu phản xạ Tim, dưới bàn chân
trái, gần đầu xương bàn chân thứ 4 thứ 5.
c) Bệnh chứng: Sưng tỳ, thiếu máu do huyết sắc tố thấp, chán ăn, khả năng
miễn dịch kém, cảm cúm, đi tiểu ra máu, xuất huyết chân rang, chảy máu cam,
sa dạ dày, ung thư...

4. Phế
a) Công năng: là cơ quan tiếp thu oxy từ không khí để cung cấp cho cơ thể và
nhận khí cacbonic của máu để đưa ra ngoài.
b) Vị trí: dưới khu phản xạ của cơ thang ( phần mềm của gan bàn chân ) kéo
dài từ tuyến giáp qua tận cùng phía ngón út, rộng khoảng 1 đốt ngón tay. Khu
phản xạ phổi bên nào nằm trên bàn chân bên đó.
c) Bệnh chứng: viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, lao phổi, hen suyễn,
bụi phổi, u phế quản, tức ngực, ho nhiều đờm, ho ra máu, thở dốc.
5. Thận
a) Công năng: Nhiệm vụ chủ yếu là bài tiết chất độc và nước
thải trong quá trình trao đổi chất, đặc biệt là đạm uree, axit uric
và nước
b) Vị trí: Nằm ở 1/2 đầu gần của xương bàn chân 2-3 ( giữa
chỗ lõm của lòng bàn chân )
c) Bệnh chứng: Viêm thận cấp, mãn tính, u thận, suy thận,
sỏi thận, lao thận, xơ cứng động mạch, huyết áp cao, bệnh
phong thấp, viêm khớp, bệnh ngoài da, bể thận tích nước,
phù, dị ứng.
1. Dạ dày
a) Công năng: là nơi chứa đồ ăn thức uống
b) Vị trí: nằm dưới xương bàn chân ngón cái, rộng khoảng 1 đốt ngón
tay.
c) Bệnh chứng: viêm dạ dày cấp, mãn tính, loét dạ dày, sa dạ dày,
đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, ợ chua.

2. Ruột non
a) Công năng: nằm uốn khúc ở giữa khoang bụng, đầu trên nối với tá
tràng, đầu dưới nối với ruột thừa,là nơi tiêu hóa, hấp thụ chủ yếu của
đường tiêu hóa
b) Vị trí: nằm ở chỗ lõm ở xương đầu, xương chêm và xương gót chân
c) Bệnh chứng: viêm ruột cấp, mãn tính, lao kết tràng, u ruột, đầy hơi,
tiêu chảy, đau bụng, mệt mỏi, căng thẳng.
3. Ruột già
Công năng: hấp thụ nước của bã thức ăn, hình thành và thải
các chất cặn bã ra ngoài

a) Ruột già lên: Bên chân phải


(1). Vị trí: nằm ở khu vực hình dải bên ngoài khu phản xạ ruột
non dưới bàn chân phải
(2). Bệnh chứng: viêm ruột già, táo bón, tiêu chảy, đi ngoài ra
máu, đau bụng, u ruột già

b) Ruột già ngang: Giữa 2 bàn chân


(1). Vị trí: nằm ở giữa 2 bàn chân, khu vực hình dải ngang
bàn chân.
(2). Bệnh chứng: táo bón, tiêu chảy, đau bụng, viêm ruột
già.
c) Ruột già xuống: Bên chân trái
(1). Vị trí: dưới bàn chân trái từ khu phản xạ ruột già ngang
xuống đến tuyến trước xương gót chân tạo thành 1 khu vực
hình dải.
(2). Bệnh chứng: Táo bón, tiêu chảy, đau họng, viêm ruột
già, u sưng ruột già

d) Kết tràng hình chữ S: Cả 2 chân


(1) Vị trí: ở bờ trước xương gót chân trên 2 bàn chân, chân
trái thành hình dải, trên chân phải chỉ có khu phản xạ trực
tràng ở một điểm bên ngoài khu phản xạ Hậu môn.
(2) Bệnh chứng: ung thư trực tràng, táo bón, viêm trực
tràng, viêm ruột già S, viêm ruột già
4. Khu phản xạ túi mật
a) Công năng: Dịch từ gan tiết ra chảy vào túi mật được tích trữ lại.
Khi ăn thức ăn có nhiều chất mỡ, cơ vòng ống mật thả lỏng, túi mật co
bóp, dịch mật trong túi mật đổ vào tá tràng tiêu hóa mỡ, giúp cơ thể
hấp thụ.
b) Vị trí: Nằm ở giữa xương bàn chân thứ 3 và thứ 4 trên bàn chân
phải
c) Bệnh chứng: Viêm túi mật cấp, mãn tính, sỏi mật, viêm ống mật, u
túi mật, rối loạn tiêu hóa.
5.Khu phản xạ bàng quang
a) Công năng: Là 1 túi được cấu thành chủ yếu từ các cơ trơn, là nơi
chứa nước tiểu tạm thời, có một cửa thông ra với ống dẫn niệu.
b) Vị trí: nằm cạnh trong dưới xương mắt cá.
c) Bệnh chứng: viêm bang quang, sỏi bang quang, viêm ống dẫn niệu,
cao huyết áp, xơ cứng động mạch.
6. Khu phản xạ Tam tiêu
1. Khu phản xạ tiền liệt tuyến (nam), Tử cung (nữ)
a) Vị trí: nằm cạnh trong xương gót (2 chân) khu vực dưới
mắt cá.
b) Bệnh chứng: sung, viêm tiền liệt tuyến mãn, cấp tính, đi
tiểu nhiều, tiểu ra máu, đau niệu đạo, viêm tử cung, u xơ tử
cung, tử cung dị tật, đau bụng kinh , sa tử cung, khí hư nhiều.
2. Khu phản xạ cổ tử cung
a) Nằm ở đầu dưới tử cung, bên ngoài có ống dẫn niệu đầu
dưới nối với âm đạo.
b) Vị trí: Nằm ở cạnh trong xương gót chân (cả 2 chân) phía
sau dưới xương mắt cá chân, cạnh khu phản xạ tử cung.
c) Bệnh chứng: Viêm cổ tử cung, loét cổ tử cung, sa tử cung,
nhiều khí hư.
3.Khu phản xạ niệu đạo, âm vật, dương vật
a) Niệu đạo là cơ quan cuối cùng của hệ thống tiết niệu. Nước tiểu từ
niệu đạo thải ra ngoài cơ thể. Niệu đạo của nam giới bắt đầu từ bang
quang, kết thúc ở đầu dương vật. Niệu đạo của nữ giới bắt đầu từ bàng
quang, xuống dưới xuyên qua cơ dưới xương chậu thông ra cửa âm đạo.
b) Vị trí: nằm ở cạnh trong gót chân, từ khe giữa khu phản xạ bàng
quang kéo dài lên khe giữa xương gót chân và xương bàn chân.
c) Bệnh chứng: viêm niệu đạo, khí hư do viêm nhiễm, các bệnh về cơ
quan sinh dục.

4. Khu phản xạ ống dẫn niệu


a) Là ống cơ có tính đàn hồi cao, đầu trên nối với bể thận, men theo cột
sống xuống dưới, đầu dưới nối với bàng quang, dài khoảng 25-35 cm,
đường kính 4-7 mm.
b) Vị trí: nối từ thận đến bàng quang
c) Bệnh chứng: viêm, sỏi ống dẫn niệu, bệnh phong thấp, viêm khớp,
huyết áp cao, xơ cứng động mạch, thận tích nước do hẹp ống dẫn niệu
gây nên.
5. Khu phản xạ ngực
a) Vị trí: nằm giữa khu vực được tạo thành của các xương bàn
chân thứ 2,3,4 trên mu bàn chân.
b) Bệnh chứng thích hợp: các bệnh về ngực, phổi, tim, ung thư
vú, viêm tuyến sữa, sung nang, tức ngực, đau ngực, vú xung huyết,
thương tổn các tổ chức quanh ngực, các chứng dị ứng.

6. Khu phản xạ tuyến lim pha thân trên


a) Chức năng: phụ trợ cho các hoạt động của các tĩnh mạch giúp
vận chuyển thể dịch về tim và tạo ra các tế bào lim pha tiêu diệt vi
khuẩn xâm nhập cơ thể, sản sinh kháng thể.
b) Vị trí: nằm ở trước xương mắt cá ngoài ( 2 chân )
c) Bệnh chứng: viêm, sốt, sung nang, u xơ, suy giảm khả năng
miễn dịch, viêm tổ chức tổ ong, quai bị, ung thư.
7. Khu phản xạ tuyến lim pha thân dưới
a. Do tổ chức lim pha từ dưới rốn trở xuống tạo thành
b. Vị trí: nằm trước xương mắt cá chân ( phía trong ) chỗ lõm
do xương củ và xương chân tạo thành.
c. Bệnh chứng : viêm, sốt, chi dưới phù, sung mắt cá chân,
sưng nang, u cơ, suy giảm khả năng miễn dịch, viêm tổ
chức ong, ung thư

8. Khu phản xạ tuyến lim pha ngực


a. Bao gồm các tổ chức lim pha đường hô hấp, tuần hoàn, với
chức năng giống các tuyến lim pha khác.
b. Vị trí : khe giữa xương bàn chân 1 và 2 trên mu bàn chân.
c. Bệnh chứng : viêm sốt, sưng nang, ung thư, u cơ, viêm
tuyến sữa, sung vú hoặc ngực, đau ngực và suy giảm năng
miễn dịch.
.
.

You might also like