You are on page 1of 22

THÔNG BÁO SỐ 29 (ngày 31/03/2024)

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN CHÂM CỨU - CÔ NGUYỄN HÀ

Câu 1 (4 điểm): Trình bày đơn huyệt châm cứu, chữa chứng Mất ngủ - đau đầu do Tâm - Tỳ khuy tổn (Nêu vị trí
xác định từng huyệt); giải thích Người tạng nhiệt không nên ăn gia vị cay nóng.

Câu 2 (4 điểm):Trình bày đơn huyệt Châm cứu điều trị đau vai gáy( nêu vị trí xác định từng huyệt); giải thích
nguyên nhân gây đau vai gáy.

Câu 3 (4 điểm): Trình bày đơn huyệt châm điều trị bệnh nhân liệt nửa người ( nêu vị trí xác định từng huyệt);

Câu 4 (2 điểm): Vận dụng Học thuyết kinh lạc, trả lời ngắn, điền vào khoảng trống những câu sau

1. Hệ thống kinh lạc được ví như…………..………………….bao bọc toàn bộ cơ thể.

2. Ba kinh âm ở tay gồm: ……………………………………………………

3. Kinh âm và kinh dương nối tiếp nhau tại………………………………..…….

4. Các kinh âm thường bắt đầu từ dưới đi lên, phía trên hoặc từ…….

5. Ăn uống nhiều thứ cay, nóng sẽ làm suy kiệt………

6. Người tạng nhiệt không nên ăn gia vị như……….

Câu 5 (3 điểm): Nêu phép bổ tả trong châm cứu lấy ví dụ minh họa.

Câu 6 (2 điểm): Trình bày chỉ định chống chỉ định của châm- cứu và tai biến trong châm – cứu.

Câu 7 (2 điểm): Trình bày tai biến trong châm – cứu , cách xử lý tai biến khi châm - cứu

Câu 8 (4 điểm): Nêu những điều cần chú ý khi châm , khi cứu các vùng trong cơ thể

Câu 9 (3 điểm): Trình bày đường đi của kinh bàng quang, nêu các huyệt chính thường dùng của đường kinh này

Câu 10 (2 điểm): Trình bày đường đi của kinh vị, nêu các huyệt chính thường dùng của đường kinh này

Câu 11 (2 điểm): Trình bày Kỹ thuật, vị trí và tác dụng của các huyệt thường dùng ở bụng,

Câu 12 (2 điểm):Trình bày đơn huyệt Châm cứu điều trị Đau thắt lưng.

Câu 13 (3 điểm): Trình bày đường đi của kinh Tiểur trường, Kinh Phế nêu các huyệt chính thường dùng của đường
kinh này

Câu 14 (3 điểm): Trình bày đường đi của kinh Đởm, nêu các huyệt chính thường dùng của đường kinh này
Câu 15 (4 điểm): Trình bày đường đi của kinh Đại trường, nêu các huyệt chính thường dùng của đường kinh này

Câu 16 (3 điểm): Trình bày đường đi của kinh Thận, can, nêu các huyệt chính thường dùng của các đường kinh này

Câu 17 (4 điểm): Trình bày đường đi của kinh Tỳ. Tâm, nêu các huyệt chính thường dùng của các đường kinh này

Câu 18 (3 điểm): Trình bày đường đi của kinh Tam tiêu, tâm bào lạc, nêu các huyệt chính thường dùng của các
đường kinh này

Câu 19 (3 điểm): Trình bày Kỹ thuật, vị trí và tác dụng của các huyệt thường dùng ở chi dưới,

Câu 20 (4 điểm): Chỉ ra ý nghĩa của kinh lạc trong chẩn đoán và điều trị của YHCT.

Câu 21 (4 điểm): Áp dụng châm cứu vào điều trị các bệnh thông thường

Câu 22: Bệnh nhân đau mỏi xương khớp chân tay mình mẩy nặng nề là bệnh do nguyên nhân gì gây ra? Biện pháp
điều trị bệnh nhân này. Giải thích tại sao dùng biện pháp này.

Câu 23: Một Bệnh nhân bị viêm da vùng vai hãy nêu biện pháp điều trị bệnh nhân này. Giải thích tại sao dùng biện
pháp này.

BAI LÀM
CÂU 1: (4 điểm): Trình bày đơn huyệt châm cứu, chữa chứng Mất ngủ - đau đầu do Tâm - Tỳ khuy tổn (Nêu vị trí
xác định từng huyệt); giải thích Người tạng nhiệt không nên ăn gia vị cay nóng.
 Đơn huyệt chữa chứng mất ngủ, đau đầu do Tâm - Tỳ khuy tổn gồm những huyệt sau.
- Các huyệt thường dùng: Phong trì, Bách hội, Nội quan, Tam âm giao, Thần môn, Tâm du, Cách du, Túc
tam lý.
+ vị trí của huyệt Phong trì: Nằm sau gáy, dưới xương chẩm, cỡ chỗ lõm vào dưới hai đường gân sau gáy.
+ vị trí của huyệt Bách Hội: Ở phía sau huyệt Tiền đình 1,5 thốn . Chính giữa xoáy tóc là huyệt Bách hội.
Gấp hai vành tai về phía trước. Huyệt ở điểm gặp nhau của 2 đường vuông góc. Một đường ngang qua đỉnh
vành tai và một đường dọc qua giữa đầu. Sờ thấy một khe xương lõm xuống
+ vị trí của huyệt Nội quan: Tính từ cổ tay, đo ngược lên 2 thốn, dưới Gian sử 1 thốn chính là vị trí của huyệt.
Để cơ thể ở vị trí giải phẫu (chi trên hướng mặt ra phía trước). Sau đó tính từ phần cổ tay (có khía phân cắt) hất lên
phía trên 1 thốn, ngay ở giữa khe gân của cơ gan bàn tay bé và lớn. Đây chính là huyệt nội quan.
+ vị trí của huyệt Tam âm giao: huyệt nằm ở vết lõm sau của xương chày chỉ cách đỉnh mắt cá chân hướng lên
phía trên khoảng 3 thốn.
+ vị trí của huyệt Thần môn: cạnh trước cổ tay, ngay sát đường nếp gấp cổ tay.
+ vị trí của huyệt Tâm du: Nằm ở dưới gai sống lưng số 5, đo ngang ra 1, 5 thốn
+ vị trí của huyệt Cách du: Nằm ở gai đốt sống thứ 7 phía sau lưng, huyệt đo ngang ra khoảng 1,5 thốn và
ngang với huyệt Chí Dương. Xác định huyệt Cách Du như sau: Cho tay ra sau lưng, từ khe đốt sống lưng D7 và D8
đo ngang ra khoảng 1,5 thốn chính là huyệt Cách Du.
+ vị trí của huyệt Túc tam lý: Dưới mắt gối ngoài khoảng 3 thốn, phần ngoài xương mác khoảng tầm 1 khoát
ngón tay. Đây là vị trí gần cơ cẳng chân trước và khe giữa của xương mác và xương chầy.
 Giải thích Người tạng nhiệt không nên ăn gia vị cay nóng.
- người tạng nhiệt thì thể hình có xu hướng béo, tính cách hướng ngoại, sợ nóng, da dẻ nóng, bốc hỏa, hay
bị khát nước và thích uống nước mát, sắc mặt hồng nhuận, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, đại tiện táo, tiểu tiện
sẻn đỏ, tinh thần dễ hưng phấn, nhiều mồ hôi, huyết áp có xu hướng cao hoặc hơi cao, mỡ máu và đường
máu cũng hơi cao. Nên khi ăn những gia vị cay nóng như gừng, ớt, hồ tiêu, quế. Thì gây tổn hại đến
phần âm của cơ thể làm hao tổn tân dịch làm cơ thể mất nước gây mất cân bằng âm dương. Đặc biệt với
những người cao huyết áp có thể gặp nguy hiểm dẫn đến tai biến.

CÂU 2 (4 điểm):Trình bày đơn huyệt Châm cứu điều trị đau vai gáy( nêu vị trí xác định từng huyệt); giải thích
nguyên nhân gây đau vai gáy.
 Đơn huyệt Châm cứu điều trị đau vai gáy. Gồm những huyệt sau (Thiên trụ, Đại chùy, Phong trì, Phong
môn, Kiên tỉnh, Thiên tông, Kiên trung du, Giáp tích, Tuyệt cốt, Túc lâm khấp, Thúc cốt), châm tả.
 Xác định vị trí từng huyệt đơn huyệt trên.
+ Vị trí huyệt Thiên trụ: Huyệt này có vị trí ở chỗ lõm phía sau gáy, nơi giao nhau của đường ngang đi qua
mỏm gai đốt sống lưng thứ 4 và đường kéo dày nhất của gai sống vai.
- Có thể xác định huyệt này theo 2 cách.

 Cách 1: Từ giữa chân tóc sau gáy lên trên khoảng 0.5 tấc, sau đó tiếp tục đo ngang sang 1.3 thốn. Vị trí hiện
tại xác định được chính là vị trí của huyệt.

 Tại huyệt Á Môn đo ngang 1.3 thốn đó chính là vị trí của Thiên Trụ.

+ Vị trí huyệt Đại chùy: Khi cúi cổ xuống lộ ra khoảng từ 1 đến 3 u xương tròn, mỗi u xương đặt 1 ngón tay lên
đó. Người bệnh thực hiện giữ và xoay tròn cổ, nếu đốt nào chạm vào ngón tay nhiều nhất là đốt sống 7. Vị trí huyệt
nằm ở phần lõi cạnh ngay gai đốt sống số 7.

+ Vị trí huyệt Phong trì: Ở sau gáy, dưới xương chẩm, ở chỗ lõm vào giữa 2 đường gân sau gáy.

+ Vị trí huyệt Phong Môn: Huyệt nằm ở vị trí dưới mỏm gai của đốt sống lưng 2, đo ngang ra 1,5 tấc.

+ Vị trí huyệt Kiên tỉnh: ở Vùng bả vai, ở trung điểm ngoài xương khớp bả vai và đốt xương sống thứ 7.

+ Vị trí huyệt Thiên Tông: Thuộc bả vai, chỗ lõm vào dưới 2/3 giao điểm và trên 1/3 đường nối bả vai và đường
xương vai

+ Vị trí huyệt Kiên trung du: Ở chỗ lõm mé trong bả vai, cách cột sống 2 tấc Nối huyệt Đại chùy với huyệt
Kiên tỉnh, lấy huyệt ở trên đường này cách mạch Đốc 2 tấc

+ Vị trí huyệt Tuyệt Cốt: Huyệt nằm ở phía trên mắt cá chân khoảng 3 thốn, gần vị trí của động mạch. Để xác
định đúng vị trí của huyệt đạo này, lấy điểm mắt cá chân ngoài sát với bờ phía trước của xương mác. Khi day ấn vào
vị trí của huyệt đạo sẽ có cảm giác ê tức.

+ Vị trí huyệt Túc Lâm khấp: Vị trí: ở khoảng gian đốt bàn chân 4,5 (lấy huyệt ở chỗ lõm sau gân duỗi ngón 5,
cách khe ngón 4 - 5 khoảng 1,5 thốn)
+ Vị trí huyệt Thúc Cốt: Ở chỗ lõm phía sau đầu nhỏ của xương bàn chân 5, nơi tiếp giáp da gan chân - mu
chân, cách huyệt Chỉ âm 1 thốn theo bờ ngoài của bàn chân dưới ngón số 5.

 Nguyên nhân gây ra đau vai gáy.

- Do phong hàn xâm nhập vào lưng, gáy, làm cho kinh khí tại cục bộ không điều hòa gây lên
- Nguyên nhân cơ học: hoạt động sai tư thế, tập thể dục thể thao quá sức, chấn thương, thiếu dinh dưỡng, cơ
thể nhiễm lạnh…

- Nguyên nhân về bệnh lý: thoái hóa, thoát vị đĩa đệm các đốt sống cổ, vôi hóa cột sống, thiểu năng vành,
viêm bao khớp vai, rối loạn chức năng thần kinh, rối loạn khớp bả vai lồng ngực…

CÂU 3 (4 điểm): Trình bày đơn huyệt châm điều trị bệnh nhân liệt nửa người ( nêu vị trí xác định từng huyệt)

 Đơn huyệt châm điều trị gồm những huyệt sau. Bách hội, Thái Dương, Đại chùy, Dương lăng tuyền, Hành
gian, Đởm du, Phong trì, Đồng tử liêu, Ngoại quan, Can du.

+ vị trí của huyệt Bách Hội: Ở phần đỉnh đầu phía sau huyệt Tiền đình 1,5 thốn . Chính giữa xoáy tóc là
huyệt Bách hội.

+ vị trí của huyệt Thái dương: lấy chỗ lõm, phía sau đuôi mắt 1 thốn, sát cạnh ngoài mỏm ổ mắt xương gò
má.

+ Vị trí huyệt Đại chùy: Khi cúi cổ xuống lộ ra khoảng từ 1 đến 3 u xương tròn, mỗi u xương đặt 1 ngón tay
lên đó. Người bệnh thực hiện giữ và xoay tròn cổ, nếu đốt nào chạm vào ngón tay nhiều nhất là đốt sống 7. Vị trí
huyệt nằm ở phần lõi cạnh ngay gai đốt sống số 7.

+ Vị trí huyệt Dương lăng tuyền: vị trí ở cạnh ngoài cẳng chân, chỗ lõm vào ở phần đầu xương mác, ở dưới đầu gối 1
thốn

+ Vị trí huyệt Hành gian: ở khe ngón thứ nhất và ngón thứ 2 trên mu bàn chân, chỗ đầu kẽ hai ngón chân,
giữa chỗ lõm có động mạch.

+ Vị trí huyệt Đởm du: vùng xương sống, chỗ lõm dưới đốt xương sống thứ 10, từ đó sang ngang mỗi bên 1.5 thốn.
Hoặc lấy 2 điểm gặp nhau của đường ngang qua đầu mỏm gai đốt sống lưng số 10, và đường thẳng đứng ngoài mạch đốc 1.5
thốn.

+ Vị trí huyệt Phong trì: Ở sau gáy, dưới xương chẩm, ở chỗ lõm vào giữa 2 đường gân sau gáy.

+ Vị trí huyệt Đồng tử liêu: ở chỗ lõm vào ngoài đuôi mắt 0.5 thốn, lấy ở ngang đuôi mắt chỗ lõm sát ngoài đường
khớp của mỏm ngoài ổ mắt xương gò má và xương trán.

+ Vị trí huyệt Ngoại quan: ở mặt trước cánh tay, tử đường nếp gấp ở cổ tay lên 2 thốn, trung điểm giữa 2 xương, ở
giữa khe xương quay và xương trụ trên Dương trì 2 tấc.

+ Vị trí huyệt Can du: thuộc xương sống, dưới chỗ lồi đốt xương sống lưng số 9 và đường thẳng đứng ngoài mạch đốc
1.5 thốn.
CÂU 4 (2 điểm): Vận dụng Học thuyết kinh lạc, trả lời ngắn, điền vào khoảng trống những câu sau

1. Hệ thống kinh lạc được ví như……giao thông trong thành phố…….bao bọc toàn bộ cơ thể.

2. Ba kinh âm ở tay gồm: …Thủ Thái âm kinh Phế, Thủ thiếu âm kinh Tâm, Thủ quyết âm Tâm Bào…

3. Kinh âm và kinh dương nối tiếp nhau tại……các đầu ngón tay và đầu ngón chân….

4. Các kinh âm thường bắt đầu từ dưới đi lên, phía trên hoặc từ…trong ra ngoài….

5. Ăn uống nhiều thứ cay, nóng sẽ làm suy kiệt…tân dịch……

6. Người tạng nhiệt không nên ăn gia vị như…ớt, hồ tiêu, quế, gừng khô,…….

Câu 5 (3 điểm): Nêu phép bổ tả trong châm cứu lấy ví dụ minh họa.

Trong kỹ thuật châm cứu có 3 phép bổ tả thường dùng sau.

1-Bổ tả theo hơi thở

Bổ: Khi người bệnh thở ra thì châm kim vào, gây được cảm giác “ đắc khí”. Thầy thuốc sẽ chờ đến khi
người bệnh hít vào, khi đó mới rút kim ra. Như vậy, khí sẽ trở nên đầy đủ ở bên trong nên có tác dụng bổ.
Tả: Khi người bệnh hít vào thì châm kim vào, gây được cảm giác “ đắc khí”. Thầy thuốc chờ lúc bệnh nhân
thở ra thì sẽ rút kim ra. Như vậy, khí được bổ sung đầy đủ ở trong nên có tác dụng tả thực.

2-Bổ tả theo chiều mũi kim và thứ tự châm kim

Bổ: sau khi châm kim có cảm giác “ đắc khí”; Hướng mũi kim sẽ đi theo chiều vận hành của kinh mạch để
dẫn khí, nên có tác dụng bổ. Ví dụ: Khi châm các kinh âm ở tay thì hướng mũi kim sẽ hướng về phía ngón
tay. Châm các kinh dương ở tay thì mũi kim sẽ hướng về phía đầu. Nếu châm nhiều huyệt trên một đường
kinh, thì châm các huyệt theo thứ tự thuận với chiều vận hành của đường kinh khí.
Ví dụ: châm các kinh âm ở tay thì châm các huyệt ở vùng ngực và cánh tay trước. Huyệt ở bàn tay và ngón
tay sau.
Tả: Sau khi đạt cảm giác “đắc khí”. Hướng mũi kim ngược chiều vận hành của kinh mạch để đón khí,
chuyển khí, nên có tác dụng của tả. Ví dụ: hướng mũi kim về phía ngón chân khi châm các kinh âm ở chân
thì. Châm các kinh dương ở chân thì hướng mũi kim về phía đầu. Nếu châm nhiều huyệt trên một kinh, thì
châm các huyệt theo thứ tự nghịch với chiều vận hành của kinh khí.
Ví dụ: châm các kinh âm ở vùng chân thì châm các huyệt ở vùng ngực và bụng trước. Châm các huyệt ở
vùng bàn chân và ngón chân sau. Châm các kinh dương ở chân thì châm các huyệt ở vùng ngón chân và bàn
chân trước, các huyệt ở đầu và mặt sau.

3-Bổ tả theo kích thích từng bậc


Bổ: Châm nhanh vào dưới da (bộ thiên), gây cảm giác “đắc khí” rồi vê kim theo một chiều 9 lần (số dương).
Tiếp tục châm nhanh vào lớp cơ nông (bộ nhân), gây cảm giác “đắc khí” vê kim theo một chiều 9 lần. Tiếp
tục châm nhanh vào lớp cơ sâu (bộ địa) gây cảm giác “đắc khí”. Vê kim theo một chiều 9 lần. Sau đó từ từ
rút kim đến dưới da, dừng lại một lúc, rồi từ từ rút kim ra hẳn. Nếu cần thiết, có thể châm lại lần thứ hai.
Tả: làm ngược lại với cách bổ. Đầu tiên, từ từ châm thẳng vào lớp cơ sâu (bộ địa), gây cảm giác “đắc khí”.
Rồi vê kim theo một chiều 6 lần (số âm), rút kim lên nhanh lớp cơ nông (bộ nhân). Gây cảm giác “đắc khí”
rồi vê kim theo một chiều 6 lần. Tiếp tục lại rút kim nhanh lên dưới da (bộ thiên), gây cảm giác “đắc khí” vê
kim theo một chiều 6 lần. Cuối cùng dừng lại một lúc rồi rút nhanh kim hẳn ra ngoài. Nếu cần thiết, có thể
châm lại như trên lần thứ hai.

4- Bổ tả theo bịt và không bịt lỗ châm.

Bổ: rút kim ra nhanh (Nội kinh) hoặc rút kim ra từ từ (Đại thành). Day ấn bịt ngay lỗ châm lại không cho khí
thoát ra ngoài
Tả: Rút kim ra từ từ (Nội kinh) hoặc rút kim ra nhanh (Đại thành). Không cần day bịt lỗ kim để cho khí tản
hết ra ngoài.

Ví dụ: - Bổ khí hư:

- Triệu chứng: Người xanh yếu, ít nói, nói nhỏ, hơi thở nhẹ, lười hoạt động, có lúc tự đổ mồ hồi, mạch hư khi
châm vào người, kim lỏng lẻo, châm đắc khí hoặc chỉ đắc khí ít, hoặc bệnh nhân đã bị một số lệnh như: Lòi dom, sa
dạ con …

- Phương huyệt:

1- Đại chuỳ

2- Đản trung

3- Khí hải

4- Túc tam lý

- Giải thích ý nghĩa: Đản trung là huyệt khí hội ở đây. Khí hải cũng là chỗ chữa khí.

Bổ 2 huyệt này thì khí được kiện vượng.

Bổ Túc tam lý cho cường tráng tỳ vị (trung khí) để tăng cường nguồn tiếp tế dinh dưỡng.

Bổ Đại chuỳ để bồi bổ chính khí, tăng cường sức chống bệnh.

Câu 5 ( Hồ thị Phương Hoa )

Câu 6 (2 điểm): Trình bày chỉ định chống chỉ định của châm- cứu và tai biến trong châm – cứu.
+ trình bày chỉ định, của châm- cứu.

- Các chứng liệt( liệt do tai biến mạch máu não, di chứng bại liệt, liệt các dây thần kinh ngoại biên…)
- Các chứng đau cấp và bạn tính, đau do đụng dập, tai nạn chấn thương, đau sau mổ, đau các khớp hoặc phần
mềm quanh khớp, đau trong các bệnh lý về thần kinh.
- Châm tê phẫu thuật.
- Bệnh cơ năng và triệu chứng của một số bệnh như rối loạn thần kinh tim, mất ngủ không rõ nguyên nhân,
kém ăn, đầy bụng, tiêu chẩy, táo bón, cảm cúm, bí tiểu chức năng, nấc…..
- Một số bệnh do viêm nhiễm. như viêm tuyến vú, chắp, lẹo…..

+ Chống chỉ định của châm- cứu.

- Cơ thể suy kiệt, sức đề kháng giảm, phụ nữ có thai.


- Tránh châm cào những vùng huyệt có viêm nhiễm, lở loét ngoài da.
- Tất cả những cơn đau nghi do nguyên nhân ngoại khoa.

+ Tai biến trong châm cứu.

- Chảy máu: là khi ta rút kim châm ra thấy chẩy máu và với tình huống này thì phải dùng bông khô day nhẹ.
- Say kim: (Vựng châm) : là khi đang châm hoặc châm xong, người bệnh vã mồ hôi, chân tay lạnh, choáng
váng, mặt xanh tái.

+ Một số tai biến khác trong châm cứu.

- Châm vào phủ tạng


- Khó rút kim
- Gẫy kim
- Nhiễm trùng.

Câu 7 (2 điểm): Trình bày tai biến trong châm – cứu , cách xử lý tai biến khi châm - cứu

+ Tai biến trong châm cứu.

- Chảy máu: là khi ta rút kim châm ra thấy chẩy máu và với tình huống này thì phải dùng bông khô day nhẹ.
- Say kim: (Vựng châm) : là khi đang châm hoặc châm xong, người bệnh vã mồ hôi, chân tay lạnh, choáng
váng, mặt xanh tái.

+ Một số tai biến khác trong châm cứu.

- Châm vào phủ tạng


- Khó rút kim
- Gẫy kim
- Nhiễm trùng.
-

+ Xử trí: rút hết kim, đặt bệnh nhân nằm xuống, lấy chăn ủ ấm và cho bệnh nhân uống nước chè đường nóng, động
viên, giải thích cho bệnh nhân, có thể day, bấm huyệt nhân trung.
Câu 8 (4 điểm): Nêu những điều cần chú ý khi châm , khi cứu các vùng trong cơ thể

+ khi châm các vùng cơ thể cẩn lưu ý những điều sau.

- Vùng đầu, mặt: châm nông độ sau của kim châm vào da không qua 2mn và góc châm 15 độ.
- Với những huyệt quanh mắt khi sát trùng huyệt thì dùng bông thấm cồn vắt khô, tránh rơi giọt cồn khô vào
mắt.
- Vùng lưng, ngực, thượng vị: góc châm là 45 độ. Nông, sâu tùy thuộc vào cơ thể béo hay gầy của bệnh nhân.
- Vùng hạ vị, thắt lưng: khi châm véo da và cho bệnh nhân đi tiểu tiện trước khi châm.
- Châm vùng đầu gối thì phải vô trùng thật cẩn thận và triệt để.
- Với các huyệt ở vùng có nhiều mạch máu, đầu nối dây thần kinh như vùng nách dưới, vùng mặt trong ở cổ
tay( Nội Quan) vùng kheo chân ( huyệt Ủy trung) phải hết sức cẩn thận khi châm tránh chẩy máu.

+ khi cứu các vùng trên cơ thể cần lưu ý những điểm sau.

- Không được cứu ngải vùng mặt. đặc biệt là vùng mắt, dễ gây nguy hiểm cho mắt và bỏng do rơi tàn ngải
xuống
- Khi cứu ngải ở vùng có da mỏng như bụng, ngực, đùi non, mặt trong của vùng tay, chân thì chú ý ko để mồi
ngải quá gần da tránh gây nóng rát, bỏng.
- Không cứu ngải ở những vết thương hở.

Câu 9 (3 điểm): Trình bày đường đi của kinh bàng quang, nêu các huyệt chính thường dùng của đường kinh này

+ Đường đi của kinh bàng quang: Bắt đầu từ khóe mắt trong( huyệt Tinh minh) đi qua trán lên đầu, giao hội với
mạch Đốc ở đầu Từ đỉnh đầu vào não, rồi lại ra sau gáy đi dọc phía trong xương bả vai, kẹp hai bên cột sống, đi sâu
vào vùng xương cùng để liên lạc với thận, thuộc về Bàng quang.

+ phân nhánh

- Từ đỉnh đầu tách một nhánh ngang đi đến mỏm tai.


- Từ thắt lưng có một nhánh tiếp tục đi hai bên cột sống, xuyên mông, xuống mặt sau đùi vào giữa kheo chân.
- Từ hai bên xương bã tách ra một nhánh tiếp tục qua vùng vai đi dọc hai bên cột sống (phía ngoài đường kinh
chính), đến mấu chuyển lớn, dọc bờ ngoài sau đùi hợp với đường trên ở kheo chân đi ra ở sau mắt cá ngoài (Côn
lôn), rồi dọc bờ ngoài mu chân đến bờ ngoài ngón chân út và nối với kinh Thiếu âm Thận ở chân.
+ Các huyệt thường dùng chính của kinh Bàng quang
- Tinh minh
- Toàn trúc
- Ngọc chẩm
- Thiên trụ
- Phong môn
- Phế du
- Cách du
- Can du
- Vị du
- Đại trường du
- Bàng quang du
- Thứ liêu

Câu 10 (2 điểm): Trình bày đường đi của kinh vị, nêu các huyệt chính thường dùng của đường kinh này.

+ Đường đi của kinh Vị: Kinh Vị bắt đầu ở vùng đầu,Từ ở cạnh mũi đi lên hai kinh hai bên gặp nhau ở gốc mũi
ngang ra hai bên để giao với kinh Thái dương Bàng quang ở Tinh minh xuống dưới theo đường ngoài mũi vào hàm
trên rồi đi vào mép, một mặt vòng môi trên giao với nhau ở mạch Đốc ( Nhân trung) mặt khác vòng môi dưới giao
với mạch Nhâm (Thừa tương) rồi quay lại đi dọc phía dưới hàm dưới ra sau Đại nghinh đến trước góc hàm dưới
vòng lên trước tai, giao với kinh Thiếu dương Đởm ở Thượng quan, lên bờ trước tai, giao với kinh Đởm (Huyền ly,
Hàm yến), lên trên bờ góc trán rồi ngang theo chân tóc ra gặp mạch Đốc (Thần đình).
Từ trước huyệt Đại nghinh xuống cổ, dọc thanh quản, vào hố trên đòn (Khuyết bồn) thẳng qua vú, xuống bụng, đi
hai bên mạch Nhâm xuống ống bẹn (Khí xung), theo cơ thẳng trước (Phục thỏ) ở đùi xuống gối (Độc tỵ) dọc phía
ngoài xương chày, xuống cổ chân, mu chân rồi đi ra ở bờ ngoài góc móng ngón chân thứ hai.
Phân nhánh: Từ hố trên đòn (Khuyết bồn) xuyên cơ hoành (thuộc) về Vị, liên lạc với Tỳ.
- Từ môn vị dạ dày xuống bụng dưới, hợp với kinh chính ở ống bẹn.
- Từ Túc tam lý đi phía ngoài kinh chính xuống đến ngón chân giữa.
- Từ mu bàn chân (Xung dương) vào đầu ngón chân cái để nối với kinh Thái âm Tỳ ở chân.

+ Những huyệt chính thường dùng của đường kinh Vị


- Thừa khấp
- Địa thương
- Giáp xa
- Hạ quan
- Đầu duy
- Thiên xu
- Lương khâu
- Độc tỵ
- Túc tam lý
- Điều khẩu
- Phong long
- Giải khê
- Xuong dương
- Hãm cốc
- Nội đình

Câu 11 (2 điểm): Trình bày Kỹ thuật, vị trí và tác dụng của các huyệt thường dùng ở bụng.

Có 6 huyệt ở vùng bụng quan trọng nhất và thường hay dùng nhất gồm những huyệt như sau.

- Thiên khu
- Khí hải
- Chương môn
- Kỳ môn
- Nhật nguyệt
- Kinh môn

+ Huyệt Thiên Khu. Vị trí: Nằm ngay ở vị trí ngang với rốn, đo ngang ra khoảng 2 thốn.

 Công dụng: Huyệt Thiên Khu được cho là có hiệu quả cao trong việc điều trị các vấn đề liên quan đến hệ
tiêu hoá như đại tràng co thắt, bệnh dạ dày, thận, tuỵ… và ngăn ngừa các triệu chứng kèm theo của bệnh dạ
dày như nôn mửa, kiết lỵ dạng mãn tính…

 Cách bấm huyệt: Trước hết cần xác định chính xác huyệt Thiên Khu. Sau đó dùng hai ngón tay chạm lên
hai huyệt đạo ở hai bên rốn. 3 ngón tay còn lại bám chặt ở mạng sườn. Ấn và day huyệt khoảng 2 phút rồi
dừng lại. Nên thực hiện động tác từ 5 – 10 lần.

+ Huyệt khí hải. vị trí: Từ lỗ rốn thẳng xuống 1.5 thốn. Khí Hải là huyệt đạo thứ 6 trong mạch Nhâm.

 Tác dụng: Huyệt Khí Hải được cho là có nhiều tác dụng trong lĩnh vực y học, võ thuật và khí công. Trong y
học, huyệt Khí Hải có vai trò quan trọng trong việc điều trị liên quan đến kinh nguyệt, tiểu nhiều, đau bụng,
đau quanh rốn… Trong khí công, huyệt giúp khí huyết lưu thông toàn thân, chữa bệnh suyễn…

 Cách bấm huyệt: Sau khi xác định đúng vị trí của huyệt, dùng tay tác động lực vừa đủ lên huyệt. Khi đó,
huyệt đạo sẽ tác động đến hệ thần kinh, mạch máu. Nhờ đó sẽ giúp giảm đau theo tiết đoạn thần kinh, tăng
khả năng lưu thông khí huyết…

+ Huyệt chương môn. Vị trí: Ở ngang rốn, tại phần đầu xương sườn tự do thứ 11.

 Công dụng: Huyệt giúp hỗ trợ vận hóa trong cơ thể, tán hàn khí không tốt cho sức khỏe ở ngũ tạng đồng
thời giúp giảm đau ở vùng hông sườn. Chưa hết, huyệt Chương Môn còn có tác dụng điều trị triệu chứng liên
quan đến tiêu hóa như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, tiêu hóa kém….

 Cách châm cứu: Trong y học cổ truyền, để hỗ trợ điều trị, huyệt Chương Môn được sử dụng phương pháp
châm cứu, không bấm huyệt. Khi châm cứu, cần châm thẳng hoặc xiên, sâu khoảng 0.5 – 0.8 thốn, cứu từ 3
–.5 tráng và ôn cứu 5 – 10 phút

+ Huyệt kỳ môn Vị trí: Nằm thẳng đầu núm vú xuống dưới 2 xương sườn. Huyệt Kỳ Môn nằm ở mé ngoài huyệt
Bất Dung, chỉ cách khoảng 1.5 tấc.
 Công dụng: Huyệt Kỳ Môn được xem là có tác dụng điều hòa bán biểu bán lý, hóa đờm, lợi khí, than huyết
nhiệt và tiêu ứ, giúp chữa chứng ợ và nôn nước chua. Nếu được tác động đúng cách, huyệt còn giúp thông ký
cho gan, các chức năng gan điều tiết hiệu quả.

 Cách bấm huyệt: Tại vị trí của huyệt đạo, dùng ngón tay ấn vào rồi thực hiện day ngón tay qua lại theo
chiều lên xuống ở vùng da quanh huyệt. Nếu có cảm giác huyệt nóng dần tức là đã được tác động đúng cách.
Nên thực hiện đều đặn mỗi ngày, mỗi lần khoảng 3 – 5 phút.

+ Huyệt Nhật nguyệt: Vị trí: Nằm tại giao điểm của đường thẳng ngang qua đầu ngực với khoảng gian sườn số 7.

 Công dụng: Huyệt Nhật Nguyệt được cho là có tác dụng trị viêm dạ dày, gan viêm, túi mật viêm và nấc cụt.

 Cách châm cứu: Với huyệt Nhật Nguyệt, khi hỗ trợ điều trị bệnh lý, người ta thường sử dụng phương pháp
châm cứu chứ không bấm huyệt. Cách châm cứu là châm xiên khoảng 0.5 – 0.8 thốn, cứu 3 – 5 tráng và ôn
cứu 5 – 10 phút.

+ Huyệt Kinh môn: Vị trí: Huyệt nằm ngang vùng bụng, dưới bờ đầu xương sườn tự do dưới 12.

 Tác dụng: Kinh Môn là một trong những huyệt đạo quan trọng đối với hệ thống kinh mạch trên cơ thể con
người. Khi tác động đúng cách vào huyệt sẽ đẩy mạnh quá trình lưu thông khí huyết, cơ thư giãn, từ đó giúp
giảm đau thần kinh liên sườn. Bên cạnh đó, huyệt Kinh Môn còn hỗ trợ ổn định tiêu hóa, làm giảm tình trạng
đầy bụng, tiêu chảy.

 Cách bấm huyệt: Dùng ngón tay ấn vào vị trí huyệt đạo với một lực vừa đủ theo chiều kim đồng hồ trong
thời gian 2 – 3 phút. Nên thực hiện 2 lần mỗi ngày. Có thể kết hợp cùng các loại cao, tinh dầu xoa bóp để
hiệu quả cao hơn.

Câu 12 (2 điểm):Trình bày đơn huyệt Châm cứu điều trị Đau thắt lưng.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau thắt lưng. Nhưng chủ yếu là 3 nguyên nhân sau.

1.Đau thắt lưng do phong hàn thấp


Triệu chứng: Đau lưng với tính chất đột ngột. Thường là gặp sau khi bị lạnh, bị gặp mưa, thời tiết ẩm thấp. Đau
có tính chất âm ỉ, vận động thường hạn chế. Các cơ cạnh cột sống lưng đau co cứng, co rút. Lưỡi hồng rêu trắng
mỏng, mạch trầm hoạt.

Pháp: Khu phong tán hàn trừ thấp, thông kinh hoạt lạc.

Phương huyệt: Tại chỗ: A thị huyệt, Giáp tích L1- L5, Thận du, Đại trường du, Hoàn khiêu.

Toàn thân: Liệt khuyết, Khúc trì, Túc tam lý.

Châm kết hợp cứu ngải, chiếu đèn hồng ngoại để đạt hiệu quả cao.

2. Đau lưng do khí trệ huyết ứ


Triệu chứng: Đau thắt lưng xuất hiện sau chấn thương, sau mang vác nặng hoặc hoạt động sai tư thế, đau tại chỗ,
dữ dội, hạn chế vận động, không cúi ngửa được, co cứng cơ.

Pháp: Hành khí hoạt huyết, hóa ứ, thư cân hoạt lạc.

Phương huyệt: Tại chỗ: A thị huyệt, Giáp tích L1- L5, Thận du, Đại trường du, Hoàn khiêu.

Toàn thân: Huyết hải, Cách du, Tam âm giao.

3. Đau lưng do can thận hư

Triệu chứng: Đau lưng đã lâu, đau âm ỉ, mỏi gối nhiều, thích xoa bóp. Kết hợp ù tai, chân tay lạnh, sợ lạnh, tiểu
đêm. Chất lưỡi nhạt, rêu mỏng, mạch trầm tế hoặc trầm trì.

Pháp: Tư bổ can thận, khu phong tán hàn trừ thấp.

Phương huyệt: Tại chỗ: A thị huyệt, Giáp tích L1- L5, Thận du, Đại trường du, Hoàn khiêu.

Toàn thân: Thái xung, Thận du, Can du, Tam âm giao.

Câu 13 (3 điểm): Trình bày đường đi của kinh Tiểu trường, Kinh Phế nêu các huyệt chính thường dùng của đường
kinh này.

+ Đường đi của kinh Tiểu trường: Từ trong góc trong móng ngón út (phía ngón út) dọc đường nối da gan tay và
da mu tay lên cổ tay đi qua mỏm châm xương trụ, dọc bờ phía ngón út xương trụ đến mỏm khuỷu và lồi cầu trong
xương cánh tay. Tiếp tục, đi ở bờ trong mặt sau cánh tay lên mặt sau khớp vai đi ngoằn nghèo ở trên và dưới gai
xương bả vai gặp kinh Thái dương ở chân ( Phụ phân, Đại trữ) và mạch Đốc (Đại chùy) đi vào hố trên đòn (Khuyết
bồn) xuống liên lạc với Tâm, dọc theo thực quản qua cơ hoành đến Vị thuộc về Tiểu trường.
Phân nhánh: Từ Khuyết bồn dọc cổ lên má, đến đuôi mắt rồi vào trong tai.
Từ má vào đến bờ dươí hố mắt, đến hốc mũi, gần mắt để nối với kinh Thái dương Bàng quang ở chân (Tinh minh)
rồi xuống gò má.
+ Các huyệt thường dùng Kinh Tiểu trường
- Hậu khê
- Uyển cốt
- Tiểu hải
- Thiên tông
- Quyền liêu
- Thính cung

+ Đường đi của Kinh phế: Bắt đầu từ trung tiêu (Vị) xuống liên lạc với Đại trường sau đó quay lên dạ dày (môn
vị, tâm vị) xuyên qua cơ hoành lên (thuộc về) Phế. Từ phế tiếp tục lên thanh quản, họng, rẽ ngang xuống dưới hố
nách rồi đi ở mặt trước ngoài cánh tay (đi ngoài hai kinh Thiếu âm tâm và Quyết âm tâm bào) xuống khuỷu, tiếp tục
đi ở mặt trước cẳng tay, đến bờ trong trước đầu dưới xương quay (chỗ mạch thốn) xuống bờ ngón tay cái (Ngư tế)
tận cùng ở góc móng ngón tay cái (phía xương quay)
Phân nhánh: Từ Liệt khuyết tách ra 1 nhánh đi ở phía mu tay xuống đến góc móng ngón tay trỏ (phía xương quay)
và nối với kinh Dương minh Đại trường.
+ Các huyệt thường dùng Kinh phế.
- Trung phủ
- Vân môn
- Xích trạch
- Khổng tối
- Liệt khuyết
- Ngư tế
- Thiếu thương.

Câu 14 (3 điểm): Trình bày đường đi của kinh Đởm, nêu các huyệt chính thường dùng của đường kinh này

+Đường đi của Kinh Đởn: Bắt đầu từ đuôi mắt, lên góc trán, vòng xuống sau tai, vòng qua đầu sang trán, vòng trở
lại gáy đi dọc cổ (trước kinh Tam tiêu) xuống vai, bắt chéo ra sau kinh Thiếu dương ở tay vào hố trên đòn xuống
nách, dọc ngực sườn (Chương môn), đến mấu chuyển lớn rồi đi ở mặt ngoài đùi, ra bờ dưới khớp gối, xuống cẳng
chân trước ngoài qua xương mác và trước mắt cá ngoài mu chân đến góc ngoài ngón chân thứ 4.
Phân nhánh:
- Từ sau tai vào trong tai, đi ra trước tai đến phía sau đuôi mắt.
- Từ đuôi mắt xuống huyệt Đại nghênh giao hội với kinh Thiếu dương ở tay, lên dưới hố mắt rồi lại vòng xuống
dưới góc hàm để xuống cổ, giao hội với kinh chính ở phía trên đòn (Khuyết bồn) rồi vào trong ngực, qua cơ hoành,
liên lạc với Can (thuộc) về Đởm. Đi trong sườn, xuống vùng ống bẹn (Khí xung) vòng quanh lông mu tiến ngang
vào mấu chuyển lớn.
- Từ mu chân ra, đi giữa xương bàn chân 1,2 đến đầu ngón chân cái rồi vòng lại đến chùm lông ở gần móng chân cái
và tiếp nối với kinh Quyết âm Can ở chân.

+ Các huyệt chính thường dùng của kinh Đởm.

- Đồng tử liêu
- Suất cốc
- Hoàn cốt
- Phong trì
- Kiên tỉnh
- Kinh môn
- Hoàn khiêu
- Dương lăng tuyền
- Huyền chung
- Túc lâm khấp

Câu 15 (4 điểm): Trình bày đường đi của kinh Đại trường, nêu các huyệt chính thường dùng của đường kinh này.

+ Đường đi: Từ góc móng tay trỏ (phía xương quay) dọc bờ ngón trỏ (phía mu tay) đi qua kẽ giữa hai xương bàn
tay số 1 và 2 (Hợp cốc) vào hố lào giải phẫu (chỗ lõm giữa hai gân cơ dài ruỗi và ngắn ruỗi ngón cái (Dương khê)
dọc bờ ngoài (phía xương quay) cẳng tay vào chỗ lõm phía ngoài khuỷu (Khúc trì); dọc phía trước ngoài cánh tay
đến phía trước mỏm vai giao hội với kinh thái dương Tiểu trường ở Bỉnh phong với mạch Đốc ở Đại trùy (nơi tụ hội
của 6 kinh dương) trở lại hố trên đòn (Khuyết bồn) xuống liên lạc với Phế, qua cơ hoành đi xuống (thuộc về Đại
trường)
Phân nhánh: Từ hố trên đòn qua cổ lên mặt vào chân răng hàm dưới rồi vòng môi trên, hai kinh giao nhau ở Nhân
trung và kinh bên phải tận cùng ở cạnh cánh mũi bên trái, kinh bên trái tận cùng ở cạnh cánh mũi bên phải để tiếp
nối với kinh Dương minh.

+ Những huyệt thường dùng của kinh Đại trường.


- Thương dương
- Hợp cốc
- Dương khê
- Thủ tam lý
- Khúc trì
- Kiên ngung
- Cự cốt
- Nghinh hương.

Câu 16 (3 điểm): Trình bày đường đi của kinh Thận, can, nêu các huyệt chính thường dùng của các đường kinh này

+Đường đi của kinh Thận: Bắt đầu từ mặt dưới ngón chân út vào lòng bàn chân, dọc dưới xương thuyền phía trong
bàn chân (Nhiên cốc) đi sau mắt cá trong vòng xuống gót rồi ngược lên bắp chân, dọc bờ sau xương chày lên phía
trong kheo chân, phía sau mặt trong đùi, vào cột sống (thuộc về Thận, liên lạc với Bàng quang).
Từ thận lên gan qua cơ hoành vào Phế, đi cạnh thanh quản, họng rồi vào cuống lưỡi.
- Phân nhánh: Từ Phế ra, liên hệ với Tâm rồi phân bố ở ngực và tiếp nối với kinh Quyết âm ở tay.
+ Các huyệt thường dùng của kinh Thận.
- Dũng tuyền
- Thái khê
- Chiếu hải
- Phục lưu
- Âm cốc
- Đại hách
- Phúc thông cố
- U môn

Câu 17 (4 điểm): Trình bày đường đi của kinh Tỳ. Tâm, nêu các huyệt chính thường dùng của các đường kinh này.

+ Đường đi của kinh Tỳ: Bắt đầu từ góc trong móng chân cái dọc theo đường nối da mu bàn chân và da gan bàn
chân đến đầu sau xương bàn chân thứ nhất; rẽ lên trước mắt cá trong, lên cẳng chân dọc bờ sau xương chày, bắt chéo
kinh can, rồi đi ở phía trước kinh này lên mặt trong khớp gối, phía trước của mặt trong đùi, đi vào trong bụng
(thuộc) về tạng Tỳ, liên lạc với Vị, xuyên qua cơ hoành đi qua ngực đến Chu vinh xuống Đại bao, rồi lại đi lên dọc
hai bên thanh quản thông với cuống lưỡi, phân bố ở dưới lưỡi.
Phân nhánh: Từ vị qua cơ hoành đi vào giữa Tâm để nối với kinh Thiếu âm ở tay.

+ Những huyệt thường dùng của kinh Tỳ.


- Ẩn bạch
- Công tôn
- Tam âm giao
- Địa cơ
- Âm lăng tuyền
- Huyết hải
- Phúc ai
- Chu vinh
+ Đường đi của kinh Tâm: Bắt đầu từ tim, đi vào hệ thống tổ chức mạch quanh tim (tâm hệ) qua cơ hoành, liên lạc
với Tiểu trường. Từ tổ chức mạch quanh tim, lên phổi, ngang ra đáy hố nách, dọc bờ trong mặt trước chi trên, đi
phía trong hai kinh Thái âm và Quyết âm ở tay, dọc bờ trước ngoài ngón tay út, ra ở đầu ngón (phía ngón cái) tay út
và nối với kinh Thái dương Tiểu trường ở tay.
+ Phân nhánh: Từ tổ chức mạch quanh tim, dọc cạnh thanh quản lên thẳng tổ chức mạch quanh mắt ( mục hệ)
+ Những huyệt thường dùng của kinh Tâm.
- Thiếu hải
- Thông lý
- Thần môn
- Thiếu phủ.

Câu 18 (3 điểm): Trình bày đường đi của kinh Tam tiêu, tâm bào lạc, nêu các huyệt chính thường dùng của các
đường kinh này
+ Đường đi của kinh Tam tiêu: Bắt đầu từ ngón tay đeo nhẫn dọc bờ (phía ngón út) mu ngón tay lên kẽ ngón út
và đeo nhẫn dọc mu tay (giữa 2 xương bàn tay 4 và 5) lên cổ tay đi giữa hai xương (quay và trụ) qua mỏm khuỷu
dọc mặt sau ngoài cánh tay lên vai bắt chéo ra sau kinh Thiếu dương đởm, qua vai (Kiên tỉnh) vào hố trên đòn
(Khuyết bồn) xuống giữa hai vú (Đản trung), liên lạc với Tâm bào, qua cơ hoành, từ ngực xuống bụng (thuộc về
Thượng tiêu, Trung tiêu, Hạ tiêu)
- Phân nhánh: Từ Đản trung lên hố trên đòn (Khuyết bồn) lên gáy, đến sau tai, dọc theo rìa tai, lên mỏm trên
rìa tai, vòng xuống mặt rồi lên đến dưới hố mắt.
Từ sau tai đi vào trong tai, ra trước tai, đi trước huyệt Thượng quan đến đuôi mắt để tiếp nối với kinh Thiếu dương
Đởm.
+ Các huyệt thường dùng cảu Kinh Tam tiêu.
- Trung chử
- Dương trì
- Ngoại quan
- Chi câu
- Nhu hội
- Kiên liêu
- Ế phong
- Nhĩ môn
+ Đườn đi của Tâm bào lạc: Bắt đầu từ trong ngực (thuộc về Tâm bào lạc xuyên cơ hoành xuống liên lạc với
Thượng tiêu, Trung tiêu, Hạ tiêu)
+ Phân nhánh:
- Từ ngực ra cạnh sườn đến dưới nếp nách 3 tấc, vòng lên nách rồi theo mặt trước cánh tay đi giữa Thái âm Phế và
Thiếu âm Tâm, vào giữa khuỷu tay, xuống cẳng tay đi giữa hai gân vào gan tay, đi dọc giữa ngón giữa đến đầu ngón
tay.
- Từ gan tay đi dọc bờ (phía ngón út) của ngón đeo nhẫn đến đầu ngón nối với kinh Thiếu dương Tam tiêu ở tay.
+ Các huyệt thường dùng.
- Khúc trạch
- Khích môn
- Nội quan
- Đại lăng
- Lao cung nội
- Trung xung

Câu 19 (3 điểm): Trình bày Kỹ thuật, vị trí và tác dụng của các huyệt thường dùng ở chi dưới.

Những huyệt thường dùng ở chi dưới gồm những huyệt sau.

- Phong long
- Giải khê
- Thái bạch
- Túc tam lý
- Âm lăng tuyền
- Tam âm giao
- Huyết hải
- Thái khê
+ Phong Long: Vị trí: - Ở trên mắt cá ngoài 8 tấc, trong chỗ lõm, phía ngoài xương ống chân (Giáp ất, Đồng nhân,
Phát huy, Đại thành)
- Lấy ở trên chỗ lồi cao nhất của mắt cá ngoài chân 8 tấc, trong khe của cơ duỗi chung các ngón chân và cơ mác bên
ngắn (vểnh bàn chân xoay bàn chân ra ngoài cho rõ khe cơ)
Tác dụng:
- Tại chỗ: Đau nhức, tê liệt cẳng chân.
- Theo kinh: Đau bụng, đau ngực, đau họng, đau đầu.
- Toàn thân: Nôn, đờm tích, hen, suyễn, điên cuồng, chóng mặt.
Kỹ thuật : Châm 0,5- 1 tấc. Cứu 10-20 phút.
+ Giải Khê: Vị trí: - Ở trên huyệt Xung dương 1,5 tấc, trong chỗ lõm trên cổ chân (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy,
Đại thành)
Lấy ở trên nếp gấp trước cổ chân, trong khe của gân cơ cẳng chân trước và gân cơ duỗi dài riêng ngón cái (vểnh bàn
chân cho hiện rõ gân cơ cẳng chân trước sờ tìm gân cơ duỗi dài riêng ngón chân cái ở sát phía dưới và phía ngoài
gân cơ cẳng chân trước, trong gân cơ dưỡi chung các ngón chân để xác định các khe)
Tác dụng:
- Tại chỗ: Đau cổ chân, teo cơ cẳng chân.
- Theo kinh: Đầy bụng, đau đầu, đau mắt, mặt sưng nề, đau răng, tắc tia sữa, viêm tuyến vú
- Toàn thân: Đại tiện khó, điên cuồng.
Kỹ thuật châm cứu: Châm 0,5-0,8 tấc. Cứu 5-10 phút.
+ Thái Bạch : Vị trí: - Ở chỗ lõm dưới xương mé trong bàn chân (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy).
- Lấy ở trên đường tiếp giáp da gan chân với da mu chân ở bờ trong bàn chân, ngang chỗ tiếp nối với thân của đầu
trước, xương bàn chân 1.
Tác dụng:
- Tại chỗ: Đau, sưng bàn chân.
- Theo kinh: Đầy bụng, đau bụng.
- Toàn thân: Ăn không tiêu, nôn, kiết lỵ, táo bón, thổ tả, người nặng nề, khó chịu, sốt không có mồ hôi.
Kỹ thuật châm cứu: Châm luồn kim dưới xương, mũi kim hướng vào lòng bàn chân,sâu 0,3-0,4 tấc. Cứu 5-10 phút.
+ Túc tam lý : vị trí, Dưới mắt gối ngoài khoảng 3 thốn, phần ngoài xương mác khoảng tầm 1 khoát ngón tay. Đây
là vị trí gần cơ cẳng chân trước và khe giữa của xương mác và xương chầy.

 Người bện úp lòng bàn tay vào đầu gối sao cho ngón giữa chạm vào xương ống chân (hay xương chầy). Đo
ra bên ngoài khoảng 1 thốn chính chính là huyệt Túc Tam Lý
 Cách xác định huyệt Túc Tam Lý dưới lõm phía ngoài xương bánh chè 3 thốn (Độc Ty)

+ Tác dụng : Điều hòa huyết áp

 Hỗ trợ điều trị các vấn đề về tiêu hóa


 Giải quyết bệnh suy nhược thần kinh hoặc suy nhược cơ thể
 Cải thiện sau đột quỵ
 Phòng chống viêm nhiễm, nâng cao hệ miễn dịch
 Giảm căng thẳng, lo âu và các vấn đề về thần kinh
 Đau bụng, chướng bụng, buồn nôn, ăn không tiêu, ợ hơi, ợ nóng và bệnh táo bón,...

+ Kỹ thuật: Kỹ thuật châm cứu: Châm 0,5-0,8 tấc. Cứu 5-10 phút.
+ Âm lăng tuyền: Vị trí: - Ở mé trong dưới đầu gối, chỗ lõm dưới xương ống chân ( Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy,
Đại thành)
- Lấy ở điểm gặp nhau ở chỗ lõm ở sau bờ sau trong đầu trên xương chày với đường ngang qua chỗ lồi cao nhất của
củ cơ cẳng chân trước của xương chày.
Tác dụng:
- Tại chỗ: Đau sưng gối.
- Theo kinh và toàn thân: Đau chân, lạnh trong bụng, không muốn ăn, sườn ngực căng tức, bụng có nước, di tinh,
đau dương vật, đái không tự chủ, đái khó, đái dầm.
Kỹ thuật châm cứu: Châm 0,5- 1 tấc. Cứu 5-10 phút.
+ Tam âm giao: Vị trí: - Ở trên mắt cá trong 3 tấc, chỗ lõm dưới xương (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
- Lấy ở chỗ lõm ở sát bờ sau-trong xương chày, trên chỗ lồi cao nhất của mắt cá trong chân 3 tấc.
Tác dụng:
- Tại chỗ: Sưng, đau cẳng chân.
- Theo kinh và toàn thân: Đau do thóat vị, tiêu hóa kém, đầy bụng không muốn ăn, ăn không tiêu, nôn, ỉa chảy,
kinh nguyệt không đều, rong kinh, khí hư, bế kinh, di mộng tinh, đau dương vật, đái khó, đái buốt, đái dầm, toàn
thân đau nhức nặng nề, mất ngủ.
Kỹ thuật châm cứu: Châm 0,5- 1 tấc. Cứu 5-10 phút.
+ Huyết hải, Vị trí: - Ở mé trong đầu xương bánh chè thẳng lên 2 tấc bờ thịt trắng đỏ (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy,
Đại thành)
- Lấy ở trên góc trong xương bánh chè 2 tấc, trong khe lõm giữa cơ may và cơ rộng trong, ấn vào có cảm giác ê ẩm.
Tác dụng:
- Tại chỗ: Đau mé trong đùi.
- Toàn thân: Kinh nguyệt không đều, rong kinh, mẩn ngứa, dị ứng.
Kỹ thuật châm cứu: Châm 0,5- 1 tấc. Cứu 10-15 phút.

+ Thái Khê, vị trí Tại trung điểm giữa đường nối bờ sau mắt cá trong và mép trong gân gót, khe giữa gân gót chân ở
phía sau.

Tác Dụng: Tư Thận Âm, tráng Dương, thanh nhiệt, kiện gân cốt.
Chủ Trị: Trị răng đau, họng đau, chi dưới liệt, kinh nguyệt rối loạn, Bàng quang viêm, Thận viêm, tiểu dầm, di tinh.

Kỹ Thuật Châm Cứu: Châm thẳng 0, 5 - 1 thốn hoặc có thể thấu tới Côn Lôn

+ Khi trị bệnh ở gót chân thì hướng mũi kim xuống.

+ Cứu 3 - 5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.

Câu 20 (4 điểm): Chỉ ra ý nghĩa của kinh lạc trong chẩn đoán và điều trị của YHCT.

Kinh lạc chẩn là phương pháp chẩn đoán bệnh thông qua điểm đau trên đường Kinh lạc, thông qua sự thay đổi
cảm giác (đau, nóng, lạnh ở đường kinh lạc hoặc ở huyệt nằm ngoài da có liên quan với cơ quan bị bệnh.
Để chẩn đoán kinh lạc, có thể dựa theo 1 số tiêu chuẩn sau :

1.- Dựa vào huyệt chẩn đoán


Mỗi đường kinh đều có liên hệ với 1 tạng phủ, cơ quan bên trong, do đó, qua đường kinh có thể biết được sự xáo
trộn ở cơ quan tạng phủ tương ứng bên trong. Mỗi đường kinh có 1 số huyệt được dùng để chẩn đoán (xem bài học
thuyết Kinh lạc) do đó, khi ấn vào huyệt chẩn đoán của đường kinh nào, thấy đau có thể đoán đường kinh đó đang
bệnh hoặc có sự xáo trộn.
Thí dụ : Ấn vào huyệt Trung phủ hoặc Phế du thấy đau, có thể nghĩ đường kinh Phế bệnh hoặc bị xáo trộn.
Thí dụ : Ấn vào huyệt Trung quản thấy đau, có thể đoán là kinh Vị bệnh hoặc bị xáo trộn.
2.- Dựa theo triệu chứng chính của bệnh
Có thể dựa vào triệu chứng chính tiêu biểu liên hệ đến các kinh mà suy ra kinh bệnh.
Thí dụ : Hen suyễn…, liên hệ đến Phế kinh (Phế chủ hơi thở).
– Rối loạn tiêu hóa, liên hệ đến Tỳ Vị (Tỳ chủ tiêu hóa).
– Rối loạn đường tiểu, liên hệ đến Thận, Bàng quang (nước tiểu thuộc Thận).
3.- Dựa vào vị trí liên hệ đến đường kinh
Tìm xem cảm giác khác thường : đau… ở vùng liên hệ đến đường kinh nào, có thể suy đoán bệnh liên hệ với đường
kinh đó theo nguyên tắc : “Kinh lạc sở qua, chủ trị sở cập”.
Thí dụ : Điểm đau ở mặt ngoài cẳng chân có liên hệ đến kinh Đởm, kinh Vị.
– Đau mặt trong cánh tay, có thể nghĩ đến kinh Tâm, Tâm bào, Phế.

Câu 21 (4 điểm): Áp dụng châm cứu vào điều trị các bệnh thông thường

- Điều trị viêm khớp dạng thấp.

+ Đơn huyệt châm cứu chữa bệnh viêm khớp dạng thấp.

 Chi trên: Kiên trung, Hợp cốc, Khúc trì, Ngoại quan, Bát tà
 Chi dưới: Hoàn khiêu, Huyền chung, Độc ty, Dương lăng tuyền.

- Điều trị đau vai gáy.

+ Đơn huyệt châm cứu chữa bệnh đau vai gáy:

 Thủ thuật châm tả, thời gian lưu kim 30 phút.


 Huyệt vị: Phong trì, Đại trữ, Phong môn, Đốc du, Kiên tỉnh, Bá lao, Lạc chẩm, Hợp cốc, Giáp tích.

- Điều trị đau lưng.

+ Đơn huyệt châm cứu chữa bệnh đau lưng.( do thể thận dương hư)
 Châm cứu tại chỗ: Châm A vào thị huyệt và một số huyệt khác như huyệt Phong Thị, Đại Trường Du,
Dương Lăng Tuyền, Thận Du, Cách Du,..
 Châm cứu toàn thân: Châm vào huyệt Ủy Trung.

- Điều trị đau khớp gối

+ Đơn huyệt châm cứu chữa bệnh đau khớp gối

 Châm cứu tại chỗ


 Hạc đỉnh
 Lương khâu
 Huyết hải
 Độc tỵ
 Nội tất nhãn
 Dương lăng tuyền
 Thừa sơn
 Túc tam lý
 ủy trung

- Điều trị đau đầu

+ Đơn huyệt châm cứu chữa bệnh đau đầu.

 Hợp cốc
 Toàn trúc
 Dương bạch
 Phong trì
 Bách hội
 Tứ thần thông
 Ngọc trẩm
 Phong môn

- Điều trị mất ngủ

+ Đơn huyệt châm cứu chữa bệnh mất ngủ.


 Châm cứu tại các huyệt Nội quan, Thần môn, Tâm du, Cách du, Huyết hải, Thái xung, Trung đô chữa mất
ngủ do tâm phế.
 Châm Tam âm giao, Thái bạch, Nội quan, Tâm du, Cách du, Túc tam lý. chữa mất ngủ do tâm – tỳ yếu.
 Châm Tam âm giao, Quan nguyên, Khí hải, Thận du, Thái khê .chữa mất ngủ do Tâm – Thận bất giao.
 Châm các huyệt Can du, Cách du, Tam âm giao, Huyết hải, Thái xung. chữa mất ngủ do Can huyết hư.
 Châm các huyệt Tam âm giao, Quan nguyên, Khí hải, Thận du, Tả bách hội, Thái xung, Khâu hư .chữa mất
ngủ do Thận âm hư – Can, Đởm hỏa vượng.
 Châm các huyệt huyệt Thiên đột, Trung quản, Thiên khu, Tam âm giao, Túc tam lý, Thái bạch, Nội quan, Tỳ
du, Vỵ du chữa mất ngủ do vị khí không điều hòa.

- Điều trị tăng huyết áp( thể âm dương lưỡng hư)

+ Đơn huyệt châm cứu chữa bệnh tăng huyết áp( thể âm dương lưỡng hư)

 Châm bổ: Thận du, Tam âm giao, Túc tam lý, Quan nguyên, Khí hải, Mệnh môn
 Nhĩ châm: Điểm hạ áp, Thận.

Câu 22: Bệnh nhân đau mỏi xương khớp, chân tay mình mẩy nặng nề là bệnh do nguyên nhân gì gây ra? Biện pháp
điều trị bệnh nhân này. Giải thích tại sao dùng biện pháp này.

+ Nguyên nhân gây ra bệnh đau mỏi xương khớp.

Ngoại nhân: Trong môi trường sống tồn tại 6 thuộc tính gây bệnh, gọi là lục dâm là Phong, Hàn, Thử, Thấp, Táo,
Hỏa. Đây là 6 thứ khí có tự nhiên trong môi trường sống, cũng là chủ khí của từng mùa, khi có sự thay đổi của khí
hậu thời tiết trái thường, hoặc khi cơ thể có sự mất cân bằng âm dương – chức năng tạng phủ, các yếu tố ấy xâm
nhập, tác động vào cơ thể gây mất cân bằng về chức năng, gây nhiều bệnh tật cho cơ thể, trong đó có bệnh xương
khớp.

Nguyên nhân gây bệnh đau mỏi xương khớp thường do 3 thuộc tính Phong – Hàn – Thấp cùng xâm nhập qua cơ
nhục, kinh mạch làm rối loạn sự vận hành của khí huyết, gây ứ đọng sưng hoặc đau, tê, mỏi, nặng ở một vùng bắp
thịt, khớp xương.

- Bất nội ngoại nhân: chấn thương, đụng dập gây sưng đau tại chỗ, thậm chí bong gân, trật khớp…
- Trùng - thú cắn, nọc của trùng – thú gây sưng đau tại bắp thịt hoặc xương khớp.
- Ăn uống quá nhiều một loại thức ăn như quá béo, nhiều dầu mỡ, quá ngọt…làm khí huyết hư suy, đàm thấp nội
sinh gây thiếu dinh dưỡng hoặc bí tắc kinh lạc.
- Lao lực quá độ (lâu ngày), chấn thương làm tổn hình, hao huyết, huyết ứ tắc kinh lạc.
- Nội nhân: thất tình (bảy loại tình cảm thái quá hay bất cập gồm Hỷ, Nộ, Ái, Ô, Ai, Lạc, Dục) gây nhiều bệnh cho
cơ thể, trong đó có xương khớp.
- Ngoài ra còn có nguyên nhân là tiên thiên bất túc, thuộc về bẩm sinh hay di truyền.

+ Biện pháp điều trị. Dưỡng sinh và Châm cứu.

 Dưỡng sinh: Cách sống: Ngủ đủ giấc, sống phù hợp với môi trường, khí hậu, thời tiết.
- Thực dưỡng: ăn uống đủ dinh dưỡng, cân bằng âm dương - ngũ hành, không ăn thiên lệch, như mắc chứng
hàn, tránh dùng thực phẩm mang tính chất lạnh…
- Tập luyện: Tập luyện dưỡng sinh bao gồm các động tác vận động theo trục tự nhiên của xương khớp, của
phương pháp thở và thư giãn, giúp duy trì sự cân bằng âm dương, cân bằng hưng phấn và ức chế, giúp máu
huyết lưu thông, giảm tình trạng nê trệ ứ tắc.
- Thái độ tinh thần và tâm lý: Thái độ lạc quan và hiểu biết về bệnh của mình là điều kiện quan trọng trong
phòng bệnh và chữa bệnh.
 Châm cứu: Châm là dùng kim kích thích vào huyệt, tùy biểu hiện bệnh có thể châm nông- sâu, kích thích
mạnh hoặc nhẹ. Cứu là dùng sức nóng kích thích vào huyệt trên da. Châm cứu là kích thích vào huyệt đạo
tạo nên những phản ứng lan truyền theo đường đi của kinh mạch nhằm mục đích điều hòa khí huyết điều
chỉnh các rối loạn chức năng, ôn thông kinh lạc, giảm đau.

Theo các nghiên cứu, tác động điều trị của châm cứu dựa trên cơ chế thần kinh sinh học và thể dịch, tạo tác
dụng giảm đau và chống viêm.

+ Giải thích tại sao dùng biện pháp này: Những bệnh nhân bị nhức mỏi xương khớp, tay chân nặng nề vô lực thì
do cơ thể bị mất cân bằng Âm – Dương mà ở trường hợp này thường là dương suy. Do Phong – Hàn – Thấp xâm
nhập qua cơ nhục, kinh lạch làm bế tắc, ứ trệ, bí bách, gây đau nhức mỏi cục bộ hoặc toàn thân. Cho nên phải dùng
biện pháp dưỡng sinh ăn uống, ngủ nghỉ, tập luyện thể dục thể thao để Hành khí- Hoạt huyết. Dùng biện pháp châm
cứu để Khu phong – tán hàn – trừ thấp – thanh nhiệt - bổ hư – bổ Can thận. thì bệnh đau nhức mỏi xương khớp,
chân tay mình mẩy nặng nề sẽ dần biến mất và cơ thể được phục hồi.

Câu 23: Một Bệnh nhân bị viêm da vùng vai hãy nêu biện pháp điều trị bệnh nhân này. Giải thích tại sao dùng biện
pháp này.

 Viêm da ở vùng vai là do hàn khí xâm nhập vào tạng Phế, Phong nhiệt uất kết gây tích tụ độc tố và phát sinh
triệu chứng viêm lên da vùng vai ( Phế chủ bì mao).

+ Biện pháp điều trị: Uống thuốc kết hợp với thuốc bôi chống viêm.

do vùng da đang bị viêm, sưng, vi khuẩn đang tích tụ quanh vùng đó, nên ko thể dùng biện pháp Châm cứu hay
Bấm huyệt được, vì dễ gây nhiễm trùng hoặc lây lan vi khuẩn sang các vùng khác. Do đó ta chọn biện pháp là uống
thuốc kết hợp với thuốc bôi chống viêm

Bài thuốc uống: – Bài thuốc Cầm liên tiêu độc thang
Cầm liên tiêu độc thang là cách chữa viêm da bằng Đông y cho tình trạng cấp tính kèm bội nhiễm. Giải quyết tình
trạng mụn nhọt, mề đay, chốc lở, mẩn ngứa…

+ Đơn dược vị thuốc cho bài uống.

 Đinh tiên thảo, bồ công anh, sài đất mỗi thứ 16gr.
 Thương nhĩ tử, kim ngân dây, cam thảo dây mỗi thứ 12gr.
 Trần bì 8g

Hướng dẫn: Rửa sạch, để ráo khi sử dụng cho vào bình đun, chia thành nhiều phần để uống.

Những loại dược liệu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc đồng thời bồi bổ khí huyết, Cầm liên tiêu độc thang có công
hiệu nhanh, lành chữa viêm da rất tốt.

+ Thuốc bôi. Fluocinolone Acetonide Ointment

+ Giải thích tại sao dùng biện pháp này.

Do vùng da đang bị viêm, sưng, vi khuẩn đang tích tụ quanh vùng đó, nên ko thể dùng biện pháp Châm cứu hay
Bấm huyệt được, vì dễ gây nhiễm trùng hoặc lây lan vi khuẩn sang các vùng khác. Do đó ta chọn biện pháp là uống
thuốc kết hợp với thuốc bôi chống viêm để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

You might also like