You are on page 1of 8

Module hô hấp

Bài 4:

GIẢI PHẪU LỒNG NGỰC, CƠ HÔ HẤP, MÀNG PHỔI


(Bs. Trần Xuân Bách)

A- MỤC TIÊU

1. Mô tả đặc điêm giải phẫu của lồng ngực: Xương thành ngực, cơ hô hấp
2. Mô tả đặc điểm hình thái của cơ hoành, chức năng của cơ hoành
3. Mô tả đặc điểm giải phẫu của màng phổi, đối chiếu của màng phổi lên thành ngực.

B- NỘI DUNG

Ngực là phần trên của thân, ở giữa cổ và bụng. Các xương sườn và sụn sườn cùng với
xương ức và cột sống ngực tạo thành lồng ngực. Lồng ngực cùng với cơ, da, mô dưới da
tạo nên thành ngực. Thành ngực bao lay mộtt khoang bên trong, gọi là khoang ngực.

Khoang ngực có hình nón cụt, hẹp ở trên, rộng dần xuống dưới, phần rộng nhất là tại nơi
liên tiếp với phần bụng. Phía trên, khoang ngực thông với cổ qua lỗ trên lồng ngực. Phía
dưới, khoang ngực liên quan với các tạng ổ bụng qua cơ hoành. Khoang ngực có thể được
chia thành ba phần, ở giữa là trung thất chứa tim, màng tim và các tạng đi qua khoang ngực
(như thực quản, động mạch chủ, ống ngực,...), hai phần bên chứa phổi và màng phổi.

I. XƯƠNG THÀNH NGỰC

1. Xương cột sống

Cột sống gồm khoảng 32 đốt sống xếp chồng lên nhau thành một cột xương dài, uốn cong
từ mặt dưới xương chẩm đến tận xương cụt giống như hình chữ S và bao bọc bảo vệ tuỷ
sống. Các đốt sống chia ra: 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng, còn các
đốt sống dưới tiếp theo đốt sống thắt lưng có 5 đốt dính vào nhau thành xương cùng và 3
– 4 đốt sống cuối dính với nhau thành xương cụt.

Cấu tạo chung của đốt sống:

Mỗi đốt sống bao gồm 1 thân xương và 1 cung, từ thân và cung nhô ra 7 mỏm:

1
Module hô hấp

- 1 mỏm gai nằm ở sau

- 2 mỏm ngang nằm ở 2 bên

- 4 mỏm khớp: 2 mỏm khớp trên và 2 mỏm khớp dưới

Thân đốt sống nằm ở phía trước, cung đốt sống nằm ở phía sau, thân và cung đốt sống giớ
hạn nên lỗ đốt sống. Các lỗ đốt sống chồng lên nhau tạo thành ống sống, trong ống sống
chứa đựng tủy sống. Ở chỗ thân đốt sống tiếp giáp với cung đốt sống có các khuyết trên
và dưới, các khuyết của 2 đốt sống liền kề nhau tạo thành lỗ liên đốt sống, ở đó có các dây
thần kinh tủy sống chui qua.

Đặc điểm riêng của đốt sống ngực:

Mỏm gai dài, chúc xuống dưới, các mỏm gai của các đốt sống ngực cài vào nhau

Mỏm ngang có diện khớp khớp với lồi củ sườn của xương sườn gọi là hố sườn ngang

Trên thân của các đốt sống ngực từ ngực 2 đến ngực 9, mỗi bên có 2 hố sườn bên để tiếp
khớp với chỏm xương sườn. Riêng đốt sống ngực 11, 12 mỗi bên chỉ có một hố sườn.

2. Xương sườn

Xương sườn là xương dài dẹt, uốn cong từ sau ra trước từ trên xuống dưới có 2 đầu 1 thân.

Đầu sau: tiếp khớp với mỏm ngang và thân đốt sống ngực từ D1 đến D12.

Đầu trước:

- Xương sườn số 1 đến xương sườn 7 tiếp khớp trực tiếp với xương ức qua sụn sườn
của chính nó.
- Xương sườn số 8, 9, 10 tiếp khớp với xương ức qua sụn sườn số 7.
- Xương sườn số 11, 12 đầu trước tự do gọi là xương sườn cụt.

Thân xương sườn dài, dẹt, rất mỏng, mặt ngoài nhẵn có cơ bám vào, mặt trong lõm dọc
theo phía bờ dưới có rãnh sườn để cho bó mạch thần kinh liên sườn nằm. Đây là điểm cần
lưu ý khi chọc dò màng phổi bao giờ cũng chọc ở bờ trên của các xương sườn.

2
Module hô hấp

3. Xương ức

Là một xương dẹt, dài, nằm phía trước của lồng ngực gồm 3 phần: Cán ức, thân ức và mũi
ức. Mặt trước hơi cong, lồi ra trước, có mào ngang, mặt sau nhẵn cong lõm ra sau và 2 bờ
bên của thân xương có 7 diện khớp (khuyết sườn) để tiếp khớp với 7 sụn sườn.

Nền xương ức 2 bên có diện khớp tiếp khớp với diện khớp đầu trong xương đòn.

Đỉnh mỏng, nhọn gọi là mũi ức cấu tạo toàn sụn.

II. CƠ THÀNH NGỰC

Cơ thành ngực có hai nhóm: Nhóm thứ nhất là các cơ bám từ ngực đến các phần lân cận
(vai, chi trên cốt sống) như cơ nâng vai, cơ lưng rộng, cơ tròn lớn, cơ ngực lớn, cơ ngực
bé, … Các cơ này sẽ được học ở Module cơ xương khớp.

Nhóm thứ 2 là các cơ nội tại, là các cơ có nguyên ủy và bám tận tại lồng ngực. Các cơ này
bao gồm:

Nguyên ủy Bám tận Động tác

Các cơ gian sườn Bờ dưới của xương Bờ trên xương sườn Nâng các xương
ngoài xườn trên. Các thớ ngay bên dưới sườn
cơ chạy ra trước

Các cơ gian sườn Bờ dưới của các Bờ trên xương sườn Nâng các xương
trong xương sườn, đáy ngay bên dưới sườn
rãnh sườn. Các thớ
cơ chạy ra sau

Cơ gian sườn trong Rãnh sườn của các Bờ trên của xương Nâng các xương
cùng xương sườn trên. sườn ngay bên dưới sườn
Các thớ cơ chạy ra
sau

Các cơ dưới sườn Bờ dưới các xương Bờ trên các xương Nâng xương sườn
sườn sườn thứ 2 hoặc thứ
3 bên dưới

Cơ ngang ngực Nửa dưới mặt sau Mặt sau các sụn Kéo các sụn sườn
xương ức, mỏm mũi sườn từ 2 - 6 xuống dưới
kiếm

3
Module hô hấp

Cơ nâng sườn Mỏm ngang các đót Mặt ngoài các Nâng các xương
sống ngực 7 - 11 xương sườn phía sườn
dưới

Cơ răng sau trên Mỏm gai các đốt Mặt ngoài 4 xương Nâng các xương
sống từ cổ 6 – ngực sườn trên sườn 1 – 4
2

Cơ răng sau dưới Mỏm gai các đốt Mặt ngoài 4 xương Hạ các xương sườn
sống ngực 11 – thắt sườn cuối
lưng 3

III. CƠ HOÀNH

Cơ hoành là cơ hô hấp chính trong điều kiện bình thường. Cơ hoành là một cơ dẹt, ngăn
cách giữa khoang ngực và ổ bụng. Cơ hoành có dạng hình vòm mà phần lồi hướng về phía
khoang ngực. Trên cơ hoành có những lỗ, khe để các cấu trúc đi từ ngực xuống bụng hoặc
ngược lại.

1. Nguyên ủy

Nguyên ủy cơ hoành có 3 phần:

Phần ức: có 1 hay 2 bó bám vào mặt sau mỏm mũi kiếm xương ức

Phần sườn: bám vạo mặt trong 6 xương sườn cuối. Giữa phần sườn và phần ức có khe ức
sườn hay tam giác ức sườn.

Phần thắt lưng: bám vào cột sốt thắt lưng bằng các trụ và các dây chằng. Trụ phải bám vào
thân và đĩa gian đốt sống thắt lưng 1, 2, 3. Trụ trái cũng bám vào thân các đốt sống thắt
lưng nhưng cao hơn so với trụ phải 1 đốt.

2. Bám tận

Từ nguyên ủy các thớ cơ hoành chay hướng lên trên và tập trung vào tâm gân ở giữa gọi
là trung tâm gân cơ hoành. Trung tâm gân cơ hoành được xem như là nơi bám tận của cơ
hoành. Trung tâm gân có hình dạng như ba chiếc lá là lá trước, lá phải và lá trái.

4
Module hô hấp

Tim và màng ngoài tim đè vào trung tâm gân cơ hoành, làm trung tâm gân lõm xuống, hai
bên trái, phải gồ cao hơn nên gọi là vòm hoành trái và vòm hoành phải. Vòm hoành phải
thường cao hơn vòm hoành trái vì có gan đẩy lên.

3. Các lỗ, các khe của cơ hoành

Lỗ tĩnh mạch chủ: ở trung tâm gân cơ hoành, ngang mức đĩa gian đốt sống ngực 8 và ngực
9; Qua lỗ này có tĩnh mạch chủ dưới đi qua

Lỗ động mạch chủ: Lỗ động mạch chủ được hình thành do trụ trái và trụ phải của cơ hoành
tạo nên, nằm ngay trước cột sống, ngang mức thân đốt sống ngực 12. Qua lỗ này có động
mạch chủ bụng đi qua.

Lỗ thực quản: lỗ thwucj quản nằm ở phần cơ, ngang mức thân đốt sống ngực 10. Qua lỗ
này có thực quản, 2 thần kinh lang thang đi qua.

Các khe cơ hoành: mỗi trụ phải, trụ trái cơ hoành thường có hai khe dọc. Qua khe phía
trong có thần kinh tạng lớn và thần kinh tạng bé đi qua. Qua khe phía ngoài có chuỗi hạch
giao cảm và tĩnh mạch đơn, tĩnh mạch bán đơn đi qua.

4. Mạch máu và thần kinh

Động mạch: Cơ hoành được nuôi dưỡng bởi các Động mạch gian sườn, động mạch dưới
sườn, động mạch màng ngoài tim, động mạch cơ hoành (tách ra từ động mạch ngực trong),
động mạch hoành trên và động mach hoành dưới.

Tĩnh mạch cơ hoành đi cùng tĩnh mạch tương ứng rồi đổ về tĩnh mạch ngực trong hoặc tĩnh
mạch chủ dưới hoặc tĩnh mạch đơn.

Thần kinh: cơ hoành được chi phổi vận động bởi hai dây thần kinh hoành phải và trái.

5. Động tác của cơ hoành

Khi cơ hoành co, vòm hoành hạ thấp xuống, làm cho cơ hoành trở nên dẹt hơn. Hiện tượng
này thường được mô tả là “cơ hoành hạ xuống” nhưng thực chất chi có vòm hoành hạ
xuống mà thôi. Lúc này thể tích khoang ngực tăng lên, áp suất khoang ngực giảm không
khí từ ngoài đi vào phổi. Ngoài ra, khi cơ hoành co cũng làm cho thể tích khoang bụng
giảm, áp suât khoang bụng tăng lên, lực này tác động lên các tạng trong ổ bụng cũng như
tĩnh mạch chủ dưới, giúp máu tĩnh mạch trong khoang bụng trở về tâm nhĩ phải

5
Module hô hấp

Cơ hoành được đẩy lên cao nhất trong tư thế Trenderlenburg (nằm ngửa, phần dưới cơ thể
nâng cao hơn phần trên, trục cơ thể tạo với mặt giường một góc 15 - 30 độ), ở tư thế này,
các tạng trong khoang bụng dồn lên trên, đẩy cơ hoành lên cao. Khi nằm nghiêng về bên
nào thì vòm hoành phía bên đó sẽ đẩy lên cao hơn.

Trái lại, cơ hoành sẽ hạ xuống thấp hơn trong tư thế ngồi hoặc đứng. Vì vậy, người bị khó
thở sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi ngồi hoặc đứng.

IV. MÀNG PHỔI

Màng phổi là một bao thanh mạc bọc lấy phổi và lót mặt trong lồng ngực, tạo thành một
túi kín. Màng phổi gồm hai lá: lá thành và lá tạng. Hai lá này liên tiếp với nhau ở quan rốn
phổi. Giữa hai là là một khoang ảo gọi là khoang màng phổi.

Lá tạng màng phổi: là phần thanh mạc bao bọc và dính chặt vào nhu mô phổi. Màng phổi
tạng lách vào các khe chếch,và khe ngang. Ở quanh rốn phổi, màng phổi tạng quặt lại liên
tiếp với lá thành màng phổi thành theo hình một cái vợt bóng bàn mà cán vợt quay xuống
dưới. Cán vợt là nơi hai lá màng phổi dính vào nhau tạo nên dây chằng phổi.

Lá thành màng phổi: là phần thanh mạc phủ mặt trong lồng ngực, áp sát phía ngoài màng
phổi tạng và liên tiếp với màng phổi tạng ở rốn phổi. Màng phổi thành được chia thành các
phần tương ứng với các mặt của phổi: Phần sườn, phần hoành, phần trung thất.

Các ngách phê mạc:

Các góc nhị diện tạo nên ở nơi hai phần màng phổi thành liên tiếp với nhau gọi là cac ngách
màng phổi. Các ngách màng phổi tương ứng với các bờ của phổi. Có các ngách sau:

- Ngách sườn - hoành


- Ngách sườn - trung thất trước và sau
- Ngách hoành - trung thất

Ổ màng phổi

Ổ màng phổi là một khoang ảo ở giữa màng phổi tạng và màng phổi thành. Bình thường
hai màng phổi ưnày áp sát vào nhau, có thể trượt lên nhau giúp cho phổi dễ dàng dãn nở
hoặc co bé lại khi hít vào hoặc thở ra.

6
Module hô hấp

Mỗi phổi có một ổ màng phổi. Hai ổ màng phổi phải và trái không thông với nhau. Khi
màng phổi bị viêm, trong ổ màng phổi thường có dịch hoặc mủ.

Đối chiếu của phổi lên thành ngực

Điểm cao nhất: giống đỉnh phổi: Ngang mức đầu sau xương sờn 1, trên xương đòn 3cm,
cách đường giữa 4cm

Túi cùng sườn - trung thất trước:

- Phổi phải:
o Từ đỉnh phổi, đi chếch vào trong bắt chéo khớp ức sườn I
o Xuống ngang mức khớp ức sườn I -> đi phía sau đường giữa
o Đi thẳng xuống sụn sườn VI
- Phổi trái:
o Từ đỉnh phổi, đi chếch vào trong bắt chéo khớp ức sườn I
o Xuống ngang mức khớp ức sườn II -> đi phía sau đường giữa, Đi thẳng
xuống sụn sườn IV
o Từ sụn sườn IV lách vào gần đường giữa hơn so vơi bờ trước phổi, tận hết
ở đầu trong sụn sườn VI cách đường giữa 2cm

Túi cùng sườn – trung thất sau: Chạy dọc hai bờ bên cột sống, trên mỏm ngang các đốt
sống ngực II đến khe liên đốt ngực XII – Thắt lưng I

Túi cùng sườn - hoành:

- Tiếp nối với túi cùng sườn – trung thất trước, đi chếch ra ngoài, vòng ra sau.
- Bắt chéo xương sườn X ở đường nách giữa
- Bắt chéo xương sườn XI cách đường giữa 10Cm
- Tiếp nối với túi cùng sườn – trung thất sau ở ngang mức khe liên đốt ngực XII –
Thắt lưng I

7
Module hô hấp

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trịnh Văn Minh (2007). Khí quản, phổi, màng phổi, Sách Giải phẫu người Tập II.Nhà
xuất bản Hà Nội.
2. Nguyễn Quang Quyền (1995). Phổi, Sách Bài giảng giải phẫu học, Nhà xuât bản Y học
3. Võ Văn Hải, Nguyễn Trung Hiếu (2018). Ngực và các cơ hô hấp, Sách Giải phẫu học
chương trình Y đa khoa đổi mới Tập 1, Nhà xuất bản Y học.
4. Gray's Anatomy for Students - 4th Edition

You might also like