You are on page 1of 29

1

CƠ CHI TRÊN

Mục tiêu bài giảng:


1. Mô tả được nguyên ủy, bám tận của các cơ chi trên.
2. Trình bày được động tác và thần kinh chi phối của các cơ nhóm cơ ở chi
trên. Giải thích được các triệu chứng khi tổn thương các nhóm cơ, thần kinh chi trên.

I. CƠ VÙNG NÁCH
1. Giới hạn
Nách là một hố hình tháp nằm giữa cánh tay và thành ngực. Nách có bốn thành:
trước, sau, trong và ngoài. Đỉnh ở trên, là một khoảng nằm sau xương đòn, bờ trên
xương vai và bờ ngoài xương sườn 1. Nền ở dưới tạo bởi vòm da và mạc nách nối
giữa bờ dưới của cơ ngực lớn và cơ lưng rộng.
2. Các thành của hố nách
2.1. Thành trước: Thành trước của hố nách là vùng ngực gồm bốn cơ xếp thành
hai lớp:

Hình 1. Thành trước của nách


1. Cơ đen-ta 2. Tĩnh mạch đầu 3. Cơ ngực lớn
4. Cơ răng trước 5. Cơ lưng rộng 6. Cơ chéo bụng ngoài
Lớp nông có cơ ngực lớn được bao bọc trong mạc ngực.
2

Lớp sâu có cơ dưới đòn, cơ ngực bé, cơ quạ cánh tay. Các cơ này được bọc trong
mạc đòn ngực.
2.1.1. Cơ ngực lớn
2.1.1.1. Nguyên uỷ: Có ba phần
+ Phần đòn: 2/3 trong bờ trước xương đòn.
+ Phần ức sườn: Mặt trước xương ức, các sụn sườn 1 đến 6 và xương sườn 5, 6.
+ Phần bụng: Bao cơ thẳng bụng.
2.1.1.2. Bám tận
Mép ngoài rãnh gian củ xương cánh tay.
2.1.1.3. Động tác
Khép cánh tay và xoay cánh tay vào trong. Khi tỳ vào xương cánh tay thì cơ làm
nâng lồng ngực và thân mình lên như trong động tác leo trèo.
2.1.1.4. Thần kinh
Thần kinh ngực ngoài, thần kinh ngực trong (nhánh bên của đám rối thần kinh
cánh tay).

Hình 2. Thành trước của nách (các cơ lớp sâu)


1. Cơ đen-ta 2. Cơ ngực bé 3. Cơ ngực lớn 4. Cơ lưng rộng
5. Cơ răng trước 6. Cơ chéo bụng ngoài 7. Cơ dưới đòn
3

2.1.2. Cơ dưới đòn


2.1.2.1. Nguyên ủy: Sụn sườn và xương sườn 1.
2.1.2.2. Bám tận: Rãnh dưới đòn.
2.1.2.3. Động tác: Hạ xương đòn.
2.1.2.4. Thần kinh: Nhánh nhỏ từ thân trên của đám rối thần kinh cánh tay.
2.1.3. Cơ ngực bé
2.1.3.1. Nguyên ủy: xương sườn 3, 4, 5.
2.1.3.2. Bám tận: mỏm quạ xương vai.
2.1.3.3. Động tác: kéo xương vai xuống. Nếu tỳ vào mỏm quạ, cơ góp phần làm nở
lồng ngực.
2.1.3.4. Thần kinh: Thần kinh ngực trong (nhánh của đám rối thần kinh cánh tay).
2.1.4. Cơ quạ cánh tay: (mô tả ở bài cánh tay)
2.1.5. Mạc ngực
Mạc ngực dính với xương đòn và xương ức, bọc lấy cơ ngực lớn, khi đến bờ dưới
của cơ ngực lớn, mạc chạy ra sau đến dính vào cơ lưng rộng. Khoảng từ cơ ngực lớn
đến cơ lưng rộng, mạc dày lên tạo nên mạc nông của nách.
2.1.6. Mạc đòn ngực
Mạc đòn ngực ở trên dính vào xương đòn, bọc lấy cơ dưới đòn, khi ra ngoài, mạc
đòn ngực chạy đến tận mỏm qua; ở đó, mạc liên tục với mạc bao bọc cơ nhị đầu và cơ
quạ cánh tay; khi xuống dưới mạc tách ra hai lá bọc lấy cơ ngực bé. Từ bờ dưới của cơ
ngực bé, lá sâu của mạc chạy ra sau tạo nên mạc sâu của nách, còn lá nông thì dính
vào tổ chức dưới da ở nền nách tạo nên dây treo nách.
2.2. Thành ngoài
Thành ngoài hố nách gồm có đầu trên xương cánh tay, cơ nhị đầu cánh tay (mô tả
ở bài cánh tay) và cơ đen-ta
2.2.1. Cơ đen-ta
Có hình giống chữ đen-ta, bao bọc mặt ngoài của đầu trên xương cánh tay, ngăn
cách với cơ ngực lớn bởi rãnh đen-ta ngực. Nó tạo thành một vùng ở vai gọi là vùng
đen-ta.
2.2.1.1. Nguyên ủy: có ba phần:
4

+ Mép dưới của bờ sau gai vai.


+ Bờ ngoài của mỏm cùng vai.
+ 1/3 ngoài của bờ trước xương đòn.
2.2.1.2. Bám tận:
Các thớ cơ tụm lại thành một mảnh gân hình chữ V bám vào lồi củ đenta (xương
cánh tay).
2.2.1.3. Mạch máu:
Vùng đen-ta được cấp máu bởi động mạch mũ cánh tay trước và động mạch mũ
cánh tay sau là nhánh của động mạch nách.
2.2.1.4. Thần kinh điều khiển:
Cơ đen-ta được chi phối bởi thần kinh nách, nhánh của đám rối thần kinh cánh
tay.
2.2.1.5. Động tác:
Dạng cánh tay, đưa cánh tay lên. Xoay cánh tay vào trong hay ra ngoài.
2.3. Thành trong
Gồm 4 xương sườn và các cơ gian sườn đầu tiên. Phần trên của cơ răng trước.
2.3.1. Cơ răng trước
2.3.1.1. Nguyên ủy
Mặt ngoài 10 xương sườn đầu tiên. Cơ chạy bọc quanh mặt ngoài và phần bên
lồng ngực rồi ra sau.
2.3.1.2. Bám tận
Mặt sườn của bờ trong xương vai.
2.3.1.3. Thần kinh điều khiển
Thần kinh ngực dài (nhánh của đám rối thần kinh cánh tay).
2.3.1.4. Động tác
Giữ xương vai áp vào thành ngực. Khi tỳ vào lồng ngực, kéo xương vai ra ngoài
và ra trước. Khi tỳ vào xương vai, kéo xương sườn lên có tác dụng như là cơ hít vào.
2.4. Thành sau
Thành sau hố nách là vùng vai gồm có năm cơ: cơ trên gai, cơ dưới gai, cơ tròn
bé, cơ tròn lớn, và cơ dưới vai. Ngoài ra còn có đầu dài cơ tam đầu cánh tay chạy vào
5

vùng cánh tay và cơ lưng rộng đi từ lưng tới. Các cơ này đều được chi phối bởi các
nhánh của đám rối thần kinh cánh tay.
2.4.1. Cơ trên gai
2.4.1.1. Nguyên ủy
Hố trên gai của xương vai.
2.4.1.2. Bám tận
Diện trên củ lớn xương cánh tay.
2.4.1.3. Động tác
Dạng và xoay ngoài cánh tay.
2.4.2. Cơ dưới gai
2.4.2.1. Nguyên ủy
Hố duới gai của xương vai.
2.4.2.2. Bám tận
Diện giữa củ lớn xương cánh tay.
2.4.2.3. Động tác
Dạng và xoay ngoài cánh tay.
2.4.3. Cơ tròn bé
2.4.3.1. Nguyên ủy
Một nửa trên bờ ngoài xương vai.
2.4.3.2. Bám tận
Diện dưới củ lớn xương cánh tay.
2.4.3.3. Động tác
Dạng và xoay ngoài cánh tay.
2.4.4. Cơ tròn lớn
2.4.4.1. Nguyên ủy
1/2 dưới bờ ngoài xương vai.
2.4.4.2. Bám tận
Mép trong rãnh gian củ.
2.4.4.3. Động tác
Khép cánh tay, xoay trong cánh tay.
6

Hình 3. Thành sau của nách


1. Cơ thang 2. Cơ trám lớn 3. Cơ tròn bé 4. Cơ dưới gai
5. Cơ răng trước 6. Cơ lưng rộng 7. Cơ tròn lớn
8, 9. Cơ tam đầu cánh tay (đầu ngoài và đầu dài) 10. Cơ đen ta
2.4.5. Cơ dưới vai
2.4.5.1. Nguyên ủy
Hố dưới vai của xương vai.
2.4.5.2. Bám tận
Củ bé của xương cánh tay.
2.4.5.3. Động tác
Xoay cánh tay vào trong.
2.4.6. Cơ lưng rộng và đầu dài cơ tam đầu cánh tay
Cơ lưng rộng xuất phát từ cột sống, xương cùng chạy ra ngoài và lên trên đến bám
tận vào đáy rãnh gian củ xương cánh tay. Đầu dài cơ tam đầu cánh tay xuất phát từ củ
dưới ổ chảo xương vai chạy xuống vùng cánh tay sau.
2.4.7. Dải gân cơ (đai xoay)
Bao khớp vai mỏng và có ít sức mạnh cơ học. Khi các cơ dưới vai, cơ trên gai,
cơ dưới gai và cơ tròn bé đi đến chỗ bám tận ở củ lớn và củ bé thì dính với nhau, dính
7

vào bao khớp để tạo nên một dải gân cơ và cung cấp một sức mạnh lớn cho khớp vai.
Các cơ của dải này giúp giữ chỏm xương cánh tay tại chỗ và là yếu tố gắn kết quan
trọng trong nhiều chuyển động của khớp vai.
2.4.8. Lỗ tứ giác, lỗ tam giác vai tam đầu và lỗ tam giác cánh tay tam đầu
Cơ tròn bé và cơ tròn lớn đều xuất phát từ bờ ngoài xương vai, nhưng bám tận ở
hai nơi khác nhau nên tạo thành một khoảng tam giác gọi là tam giác cơ tròn. Xuyên
qua tam giác này có đầu dài cơ tam đầu cánh tay chia nó thành 2 phần: Phần ngoài là
lỗ tứ giác và phần trong là lỗ tam giác vai tam đầu.
Nhìn từ phía trước lỗ tứ giác giới hạn bởi: bờ dưới cơ dưới vai, cổ phẫu thuật
xương cánh tay, bờ trên cơ tròn lớn và bờ ngoài đầu dài cơ tam đầu cánh tay. Đi qua
lỗ tứ giác có thần kinh nách và động mạch, tĩnh mạch mũ cánh tay sau.
Nhìn từ phía trước lỗ tam giác vai tam đầu giới hạn bởi: bờ trong đầu dài cơ tam
đầu cánh tay, bờ trên cơ tròn lớn, bờ dưới cơ dưới vai. Đi qua lỗ tam giác vai tam đầu
có động mạch, tĩnh mạch mũ vai. Ngoài ra bờ ngoài đầu dài cơ tam đầu còn giới hạn
với xương cánh tay và bờ dưới cơ tròn lớn một khoảng gọi là lỗ tam giác cánh tay tam
đầu, có thần kinh quay và động mạch cánh tay sâu đi qua.
3. Đỉnh nách
Đã trình bày ở trên.
4. Nền nách
Có 4 lớp từ nông vào sâu là: Da mềm có nhiều lông và tuyến mồ hôi. Tổ chức
dưới da có nhiều mỡ. Mạc nông căng từ bờ dưới cơ ngực lớn đến bờ dưới cơ lưng
rộng. Mạc sâu là lá sâu của mạc đòn ngực.
II. CƠ VÙNG CÁNH TAY
1. Giới hạn
Cánh tay được giới hạn từ nền nách tới một đường ngang cách hai khoát ngón tay
trên nếp khuỷu. Ở đây, cánh tay nối tiếp với vùng khuỷu.
2. Cơ của cánh tay
Hai vách gian cơ trong và ngoài cùng với xương cánh tay chia cánh tay làm 2
vùng: vùng cánh tay trước và vùng cánh tay sau.
2.1. Cơ vùng cánh tay trước
8

Gồm cơ nhị đầu cánh tay, cơ quạ cánh tay và cơ cánh tay; cả ba cơ do thần kinh
cơ bì chi phối vận động.
2.1.1. Cơ nhị đầu cánh tay
2.1.1.1. Nguyên ủy
Phát xuất từ xương vai bởi hai đầu.
+ Đầu dài: củ trên ổ chảo xương vai.
+ Đầu ngắn: mỏm quạ, cùng một gân chung với cơ quạ cánh tay.
2.1.1.2. Bám tận
Gân đầu dài chạy ở phía trên khớp vai đến đầu trên xương cánh tay, chạy trong
rãnh gian củ rồi vào cánh tay. Ở cánh tay gân nối tiếp với bụng cơ của nó, cùng với
bụng cơ của đầu ngắn nằm phía trên cơ cánh tay. Đầu dài và đầu ngắn hợp lại thành
một gân chung đến bám vào phía trên lồi củ quay. Khi gân cơ đi vào cẳng tay, có một
trẽ cân từ gân đi vào trong hòa lẫn vào mạc sâu vùng cẳng tay trước.
2.1.1.3. Động tác: gấp cẳng tay, góp phần làm ngữa cẳng tay.

Hình 4. Cơ vùng cánh tay trước


1. Cơ trên gai 2. Cơ dưới vai 3. Cơ tròn lớn
4. Cơ tam đầu cánh tay 5. Cơ đen ta 6. Cơ quạ cánh tay
7. Cơ nhị đầu cánh tay 8. Cơ cánh tay 9. Trẽ cân cơ nhị đầu
2.1.2. Cơ quạ cánh tay
9

2.1.2.1. Nguyên ủy: mỏm quạ.


2.1.2.2. Bám tận: chỗ nối giữa 1/3 trên và 1/3 giữa mặt trước trong xương cánh tay.
2.1.2.3. Động tác: khép cánh tay.
2.1.3. Cơ cánh tay
2.1.3.1. Nguyên ủy: bám vào 1/3 dưới mặt trước ngoài và mặt trước trong xương cánh
tay cùng hai vách gian cơ trong và ngoài.
2.1.3.2. Bám tận: mặt trước mỏm vẹt xương trụ.
2.1.3.3. Động tác: gấp cẳng tay.

Hình 5. Cơ vùng cánh tay sau


1. Cơ đen ta 2. Cơ nhị đầu cánh tay 3. Cơ cánh tay
4. Cơ cánh tay quay 5. Cơ duỗi cổ tay quay dài
6, 7, 8. Đầu dài, đầu ngoài và đầu trong cơ tam đầu cánh tay
2.2. Cơ vùng cánh tay sau
2.2.1. Cơ tam đầu cánh tay: gồm có ba đầu
2.2.1.1. Nguyên ủy
* Đầu dài: củ dưới ổ chảo xương vai.
* Đầu ngoài: mặt sau xương cánh tay, phần nằm trên rãnh thần kinh quay.
* Đầu trong: mặt sau xương cánh tay, phần nằm dưới rãnh thần kinh quay.
2.2.1.2. Bám tận
Ba đầu tụm lại thành một gân bám vào mỏm khuỷu xương trụ.
10

2.2.1.3. Động tác


Duỗi cẳng tay.
2.2.1.4. Thần kinh điều khiển
Thần kinh quay (C6, C7, C8).
III. KHUỶU
1. Giới hạn
Khuỷu nối cẳng tay vào cánh tay, gồm có các vùng ở phía trên và dưới nếp gấp
khuỷu ba khoát ngón tay. Phía trước là vùng khuỷu trước, phía sau là vùng khuỷu sau,
chính giữa là khớp khuỷu.
2. Vùng khuỷu trước
Để tạo nên hố khuỷu các cơ ở vùng khuỷu trước xếp thành ba nhóm cơ:
2.1. Nhóm cơ phía trong
Còn gọi nhóm cơ mỏm trên lồi cầu trong gồm: cơ gấp cổ tay trụ, cơ gan tay dài,
cơ gấp cổ tay quay, cơ sấp tròn, cơ gấp các ngón nông.
2.2. Nhóm cơ phía ngoài
Gồm có cơ ngửa, cơ cánh tay quay, cơ duỗi cổ tay quay dài và ngắn.
2.3. Nhóm cơ giữa
Gồm có: phần dưới cơ cánh tay và cơ nhị đầu cánh tay.
Ba nhóm cơ này tạo nên hai rãnh: rãnh nhị đầu ngoài và nhị đầu trong ngăn cách
nhau bởi cơ nhị đầu, hai rãnh gặp nhau phía dưới tạo thành hình chữ V. Nằm trong
rãnh nhị đầu trong có động mạch cánh tay và thần kinh giữa, nằm trong rãnh nhị đầu
ngoài có thần kinh quay và nhánh bên quay của động mạch cánh tay sâu.
3. Vùng khuỷu sau
Ở vùng khuỷu sau có hai rãnh: rãnh ngoài không có gì đặc biệt, rãnh trong hẹp và
sâu, trong rãnh có thần kinh trụ đi giữa hai bó của cơ gấp cổ tay trụ.
11

Hình 6. Hố khuỷu (nhìn từ phía ngoài sau khi cắt bỏ khối cơ trên lồi cầu ngoài)
1. Cơ nhị đầu cánh tay 2. TK giữa 3. ĐM cánh tay 4. Cơ duỗi cổ tay quay ngắn
5. TK quay 6. Cơ cánh tay quay 7. Cơ duỗi cổ tay quay dài 8. ĐM bên quay
9. Nhánh nông TK quay 10. ĐM quặt ngược quay 11. Nhánh sâu TK quay
12. Cơ ngửa 13. Cơ duỗi chung các ngón

IV. CƠ VÙNG CẲNG TAY


1. Giới hạn
Cẳng tay được giới hạn từ một đường ngang dưới nếp gấp khuỷu tay ba khoát
ngón tay xuống đến nếp gấp xa nhất ở cổ tay.
2. Mạc nông
Bao bọc quanh cẳng tay, ở trên liên tục với mạc nông khuỷu tay, ở dưới với mạc
nông cổ tay. Ở trước mạc nông dày ở trên, mỏng ở dưới. Ở sau mạc nông rất dày nhất
là ở phía trên. Ở sâu mạc nông tách ra hai trẽ đi đến bám vào bờ sau xương quay và
xương trụ. Xương quay, xương trụ và màng gian cốt chia cơ cẳng tay thành hai vùng:
vùng cẳng tay trước và vùng cẳng tay sau.
3. Cơ vùng cẳng tay trước
12

3.1. Lớp cơ nông

Hình 7. Cơ vùng cẳng tay trước (lớp nông và lớp giữa)


1. Cơ sấp tròn 2. Cơ gấp cổ tay quay 3. Cơ gan tay dài
4. Cơ gấp cổ tay trụ 5. Cơ nhị đầu cánh tay 6. Cơ cánh tay
7. Cơ duỗi cổ tay quay dài 8. Cơ gấp các ngón tay nông 9. Cơ gấp ngón cái
dài
10. Cơ sấp vuông 11. Cơ ngửa
3.1.1. Cơ sấp tròn
3.1.1.1. Nguyên ủy: Cơ có hai đầu
+ Đầu cánh tay: mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay
+ Đầu trụ: mỏm vẹt xương trụ
3.1.1.2. Bám tận: 1/3 giữa mặt ngoài xương quay
3.1.1.3. Động tác: gấp và sấp cẳng tay
3.1.1.4. Thần kinh: thần kinh giữa
3.1.2. Cơ gấp cổ tay quay
3.1.2.1. Nguyên ủy
13

Mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay


3.1.2.2. Bám tận
Mặt trước nền xương đốt bàn II, III. Gân cơ gấp cổ tay quay có thể sờ thấy được
dễ dàng ở cổ tay và là mốc để tìm động mạch quay nằm ở ngoài gân này.
3.1.2.3. Động tác
Gấp bàn tay, khi phối hợp với các cơ duỗi cổ tay quay thì có động tác dạng bàn
tay.
3.1.2.4. Thần kinh
Thần kinh giữa.
3.1.3. Cơ gan tay dài
3.1.3.1. Nguyên ủy
Mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay.
3.1.3.2. Bám tận
Mạc giữ gân gấp và cân gan tay.
3.1.3.3. Động tác
Gấp cổ tay, căng cân gan tay.
3.1.3.4 Thần kinh
Thần kinh giữa.
3.1.4. Cơ gấp cổ tay trụ
3.1.4.1. Nguyên ủy: cơ có hai đầu.
+ Đầu cánh tay: mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay.
+ Đầu trụ: mỏm khuỷu, bờ sau xương trụ.
Giữa hai đầu có một cung gân nối kết lại, chui dưới cung gân nầy có thần kinh trụ.
3.1.4.2. Bám tận:
Xương đậu, xương móc, xương đốt bàn V.
3.1.4.3. Động tác
Gấp bàn tay, khi phối hợp với cơ duỗi cổ tay trụ thì có tác dụng khép bàn tay.
3.1.4.4. Thần kinh
Thần kinh trụ.
3.2. Lớp cơ giữa
3.2.1. Cơ gấp các ngón nông
14

3.2.1.1. Nguyên ủy: cơ có hai đầu


- Đầu cánh tay trụ: xuất phát từ một gân chung ở mỏm trên lồi cầu trong rồi liên
tục với một nguyên ủy ở mỏm vẹt xương trụ.
- Đầu quay: thường mảnh và yếu, xuất phát từ phần trên của bờ trước xương quay.
Hai đầu của cơ được nối kết lại bởi một cung xơ (bắt chéo thần kinh giữa và động
mạch trụ) làm thành một khối cơ, khối cơ này lại phân thành phần nông và phần sâu,
phần nông tạo ra hai gân đi đến các ngón tay 3, 4; phần sâu cho ra hai gân đi đến các
ngón tay 2, 5.
3.2.1.2. Bám tận
Bốn gân nói trên chui qua ống cổ tay, sau mạc giữ gân gấp, được bọc trong một
bao hoạt dịch chung với các gân cơ gấp các ngón sâu; sau đó, bốn gân rẽ ra và chui
vào bao xơ ngón tay đến ngang mức đốt ngón gần thì mỗi gân tách thành hai trẽ bọc
lấy gân cơ gấp các ngón sâu, sau đó chúng lại kết hợp lại trước khi tỏa ra hai để bám
vào hai bờ bên mặt trước xương đốt ngón giữa.
3.2.1.3. Thần kinh
Thần kinh giữa.
3.2.1.4. Động tác
Gấp đốt giữa vào đốt gần của các ngón 2, 3, 4, 5. Ở mỗi ngón tay, gân cơ gấp các
ngón nông được bao bọc trong cùng một bao hoạt dịch với gân cơ gấp các ngón sâu.
Cả gân gấp nông lẫn gân gấp sâu đều được neo vào các xương đốt ngón tay và khớp
gian đốt bởi các dải xơ có mạch máu gọi là dải ngắn và dải dài. Dải ngắn nằm gần chỗ
bám tận của các gân, dải dài là những dải nối mỗi gân với xương đốt gần. Các dải này
có tác dụng như là một mạc treo gân và mang máu đến cung cấp cho gân.
3.3. Lớp cơ sâu
3.3.1. Cơ gấp các ngón sâu
3.3.1.1. Nguyên ủy
Cơ có một nguyên ủy rộng rãi từ 2/3 đến 3/4 trên của mặt trước và mặt trong
xương trụ ngoài ra còn xuất phát từ màng gian cốt.
3.3.1.2. Bám tận
15

Gân cơ chui qua ống cổ tay, sau mạc giữ gân gấp và được bọc trong một bao hoạt
dịch với gân cơ gấp các ngón nông. Cơ chia thành bốn gân đến bốn ngón tay 2, 3, 4, 5;
mỗi gân nằm trong một bao xơ ngón tay tương ứng.
Vì gân cơ gấp các ngón sâu đi xuyên qua giữa 2 trẽ của cơ gấp các ngón nông nên
nó được gọi là gân xuyên, còn gân cơ gấp các ngón nông được gọi là gân thủng. Gân
cơ gấp các ngón sâu cũng được bọc chung trong một bao hoạt dịch ngón tay với gân
cơ gấp các ngón nông, cuối cùng đến bám vào mặt trước xương đốt ngón xa. Ở gan
tay mỗi gân cơ gấp các ngón sâu cho nguyên ủy của các cơ giun.
3.3.1.3. Thần kinh
Thần kinh gian cốt trước, nhánh của thần kinh giữa điều khiển phần ngoài của cơ
đi đến 2 ngón 2, 3. Thần kinh trụ điều khiển phần trong của cơ đi đến 2 ngón 4, 5.
3.3.1.4. Động tác
Gấp đốt xa vào đốt giữa các ngón 2, 3, 4 ,5.
3.3.2. Cơ gấp ngón cái dài
3.3.2.1. Nguyên ủy
Xuất phát từ 2/3 đến 3/4 trên của mặt trước xương quay và từ màng gian cốt.
3.3.2.2. Bám tận
Gân cơ chui qua ống cổ tay, sau mạc giữ gân gấp và được bọc trong một bao hoạt
dịch đặc biệt. Gân đi giữa hai xương vừng ngón cái, chui vào bao xơ ngón tay và bám
vào mặt trước của nền xương đốt xa ngón cái.
3.3.2.3. Thần kinh
Thần kinh gian cốt trước.
16

Hình 8. Cơ vùng cẳng tay trước (lớp sâu)


1. Cơ duỗi cổ tay trụ 2. Cơ gấp các ngón sâu 3. Cơ gấp ngón cái dài 4. Cơ
ngửa
3.3.3. Cơ sấp vuông
3.3.3.1. Nguyên ủy
Xuất phát từ 1/4 dưới mặt trước xương trụ.
3.3.3.2. Bám tận
1/4 dưới mặt trước xương quay.
3.3.3.3. Thần kinh
Thần kinh gian cốt trước.
3.3.3.4. Động tác
Sấp cẳng tay.
3.3.4. Mạc giữ gân gấp (mô tả ở bài bàn tay).
4. Cơ vùng cẳng tay sau
Cơ vùng cẳng tay sau chủ yếu là các cơ duỗi cổ tay và các ngón tay, ngữa bàn tay.
Gồm có 7 cơ ở lớp nông và 5 cơ ở lớp sâu.
4.1. Lớp cơ nông
4.1.1 Cơ cánh tay quay
4.1.1.1. Nguyên ủy
Xuất phát từ bờ ngoài ở trên mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay.
4.1.1.2. Bám tận
17

Mặt ngoài đầu dưới xương quay, ngay trên mỏm trâm quay.
4.1.1.3. Thần kinh
Nhánh của thần kinh quay.
4.1.1.4. Động tác
Gấp cẳng tay.
4.1.2. Cơ duỗi cổ tay quay dài
4.1.2.1. Nguyên ủy
Mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay.
4.1.2.2. Bám tận
Mặt sau của nền xương bàn tay II.
4.1.2.3. Thần kinh
Nhánh của thần kinh quay.
4.1.2.4. Động tác
Duỗi và dạng bàn tay.
4.1.3 Cơ duỗi cổ tay quay ngắn
4.1.3.1. Nguyên ủy
Mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay.
4.1.3.2. Bám tận
Mặt lưng của nền xương bàn tay II và III.
4.1.3.3. Thần kinh
Nhánh sâu của thần kinh quay.
4.1.3.4. Động tác
Duỗi và dạng bàn tay.
4.1.4 Cơ duỗi các ngón
4.1.4.1. Nguyên ủy
Xuất phát từ mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay bằng một gân chung. Ở trên
cổ tay, cơ phân ra thành bốn gân chui dưới mạc giữ gân duỗi, chúng được bọc trong
một bao hoạt dịch chung với cơ duỗi ngón trỏ. Ở mu bàn tay, các gân này tỏa ra
nhưng có những dải ngang nối kết chúng lại với nhau.
4.1.4.2. Bám tận
18

Ở mặt mu của mỗi ngón tay có một tấm xơ được gọi là đai gân duỗi. Gân cơ duỗi
các ngón xuyên qua đai này và chia thành ba trẽ: trẽ giữa và hai trẽ bên. Trẽ giữa bám
vào mặt lưng của xương đốt ngón giữa. Hai trẽ bên hòa vào đai gân duỗi, chúng hội tụ
và nối kết lại để bám vào lưng của nền xương đốt ngón xa.
4.1.4.3. Thần kinh
Nhánh sâu của thần kinh quay.
4.1.4.4. Động tác
Duỗi đốt gần các ngón 2, 3, 4, 5; sự duỗi quá mức của khớp bàn ngón được cân
bằng nhờ các cơ gấp của khớp này (cơ gian cốt, cơ giun). Các cơ gian cốt và cơ giun
hoạt động đối lập với cơ duỗi các ngón và làm cho cơ này có động tác duỗi yếu đối
với đốt giữa và đốt xa.
4.1.5. Cơ duỗi ngón út
4.1.5.1. Nguyên ủy
Mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay.
4.1.5.2. Bám tận
Đai gân duỗi của ngón út.
4.1.5.3. Động tác
Duỗi đốt gần ngón út.
4.1.5.4. Thần kinh
Nhánh sâu của thần kinh quay.
4.1.6. Cơ duỗi cổ tay trụ
4.1.6.1. Nguyên ủy
Từ gân chung ở mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay và từ một cân đến bám
vào bờ sau xương trụ.
4.1.6.2. Bám tận
Nền xương đốt bàn V.
4.1.6.3. Động tác
Duỗi, khép bàn tay.
4.1.6.4. Thần kinh
Nhánh của thần kinh quay.
4.1.7. Cơ khuỷu
19

4.1.7.1. Nguyên ủy
Mỏm trên lồi cầu ngoài.
4.1.7.2. Bám tận
Sau ngoài mỏm khuỷu và bờ sau xương trụ.
4.1.7.3. Động tác
Duỗi cẳng tay.
4.1.7.4. Thần kinh
Nhánh của thần kinh quay.

Hình 9. Cơ vùng cẳng tay sau (lớp nông)


1. Cơ cánh tay quay 2. Cơ duỗi cổ tay quay dài 3. Cơ duỗi cổ tay quay ngắn
4. Cơ dạng ngón cái dài 5. Cơ duỗi ngón cái ngắn 6. Gân cơ duỗi ngón cái dài.
7. Cơ khuỷu 8. Cơ duỗi các ngón 9. Cơ duỗi cổ tay trụ 10. Cơ duỗi ngón
út

4.2. Lớp cơ sâu


4.2.1. Cơ ngửa
Phần lớn bị che lấp bởi lớp cơ nông.
20

4.2.1.1. Nguyên ủy
Xuất phát từ mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay tạo nên bó nông, còn bó sâu
xuất phát từ dây chằng vòng quay và mặt ngoài đầu trên xương trụ phần nằm sát
khuyết quay của xương trụ.
4.2.1.2. Bám tận
+ Bó nông có hướng chạy dọc đến bám vào xương quay giữa lồi củ quay và chỗ
bám tận của cơ sấp tròn .
+ Bó sâu chạy theo hướng ngang, bao bọc xung quanh xương quay và bám vào
1/3 trên thân xương quay.
Thông thường có vùng trống ở cổ xương quay giữa chỗ bám của hai bó nông và
sâu, nhánh sâu của thần kinh quay thường đi sát xương ở vùng này.
4.2.1.3. Động tác
Ngửa cẳng tay.
4.2.1.4. Thần kinh
Nhánh sâu của thần kinh quay
4.2.2. Cơ dạng ngón cái dài
4.2.2.1. Nguyên ủy
Mặt sau màng gian cốt, mặt sau xương quay và xương trụ.
4.2.2.2. Bám tận
Phía ngoài nền xương đốt bàn I, gân cơ dạng ngón cái dài và gân cơ duỗi ngón cái
ngắn bắt chéo với gân cơ duỗi cổ tay quay dài và ngắn.
4.2.2.3. Động tác
- Dạng xương bàn ở khớp cổ-bàn tay.
- Giữ vững xương bàn I trong các cử động của các xương đốt ngón tay.
4.2.2.4.Thần kinh
Thần kinh gian cốt sau.
4.2.3. Cơ duỗi ngón cái ngắn
4.2.3.1. Nguyên ủy
Mặt sau màng gian cốt và mặt sau xương quay, dưới chỗ bám của cơ dạng ngón
cái dài.
4.2.3.2. Bám tận
21

Mặt lưng của xương đốt gần ngón cái.


4.2.3.3. Động tác
Duỗi đốt gần ngón cái.
4.2.3.4. Thần kinh
Thần kinh gian cốt sau.
4.2.4. Cơ duỗi ngón cái dài
4.2.4.1. Nguyên ủy
Mặt sau màng gian cốt và mặt sau xương trụ.
4.2.4.2. Bám tận
Mặt sau của nền đốt xa ngón cái, gân cơ này bắt chéo với gân cơ duỗi cổ tay quay
dài và ngắn.
4.2.4.3. Động tác
Duỗi đốt xa ngón cái, khi ngón cái duỗi, cơ này làm dạng thêm ngón cái.
4.2.4.4. Thần kinh
Thần kinh gian cốt sau.
4.2.5 Cơ duỗi ngón trỏ
4.2.5.1. Nguyên ủy
Mặt sau màng gian cốt và mặt sau phần dưới xương trụ.
4.2.5.2. Bám tận
Đai gân duỗi của ngón trỏ.
4.2.5.3. Động tác
Duỗi đốt gần ngón trỏ.
4.2.5.4. Thần kinh
Thần kinh gian cốt sau.
22

Hình 10. Cơ vùng cẳng tay sau (lớp sâu)


1. Cơ ngửa 2. Cơ dạng ngón cái dài 3. Cơ duỗi ngón cái ngắn 4. Gân cơ duỗi ngón
cái dài 5. Gân cơ duỗi ngón trỏ 6. Cơ duỗi cổ tay trụ 7. Các cơ gian cốt mu tay
* Hõm lào giải phẫu: khi để duỗi ngón cái, ta dễ dàng nhìn thấy một hõm giữa
gân cơ duỗi ngón cái dài ở trong với gân cơ duỗi ngón cái ngắn và dạng ngón cái dài ở
ngoài. Hõm này được gọi là hõm lào giải phẫu. Sàn của hõm do xương thuyền và
xương thang tạo nên. Chứa trong hõm lào có động mạch quay và các nhánh tận của
nhánh nông thần kinh quay. Ta có thể sờ thấy động mạch quay đập trong hõm lào.
* Mạc giữ gân duỗi: là sự dày lên của mạc ở mặt lưng phần dưới cẳng tay. Mạc
này đi từ bờ trước đầu dưới xương quay đến mỏm trâm trụ và mặt lưng của xương
tháp. Từ mặt sâu, mạc dính vào các gờ ở xương quay và xương trụ tạo nên các ống,
mỗi ống có một bao hoạt dịch bọc lấy các gân cơ từ vùng cẳng tay sau xuống bàn tay.
V. CƠ VÙNG BÀN TAY
1. Đại cương
Bàn tay được giới hạn từ nếp gấp xa nhất của cổ tay cho đến đầu mút các ngón
tay. Ở tư thế nghỉ, bề mặt ngón cái hơi thẳng góc so với các ngón khác, gan bàn tay
lõm, các ngón tay hơi gấp, cổ tay gấp về phía mu tay.
23

Các ngón tay được đánh số từ I đến V, bắt đầu từ ngón cái (I), ngón trỏ (II), ngón
giữa (III), ngón nhẫn (IV) và ngón út (V); ngón giữa dài hơn các ngón khác, ngón trỏ
và ngón nhẫn có thể dài bằng nhau, ba ngón này đều dài hơn ngón út và ngón cái.
Da mu bàn tay mỏng và di động. Da gan tay dày hơn, được gắn chặt vào tổ chức
dưới da bởi những dải xơ dày bọc quanh nó tạo thành những túi nhỏ.
Các vân tay được tạo thành theo một kiểu đặc trưng trên diện gan bàn tay. Các
vân này đặc biệt phát triển ở đầu mút gan ngón tay và người ta sử dụng dấu vân tay
như một phương tiện nhận diện từng cá thể.
Bàn tay có một số đường gấp ở các vị trí chuyển động da. Ở đây lớp bì được neo
vào tổ chức dưới da, những đường gấp này không nhất thiết chỉ ra vị trí của các khớp.
Thông thường có 3 nếp gấp; hai nếp gấp rõ chạy ngang qua gan tay từ bờ trong bàn
tay đến 2 bờ của đáy ngón trỏ. Từ bờ ngoài của bàn tay có 1 đường cong khác chạy
theo đáy mô cái. Các nếp gấp ở bàn tay xuất hiện rất sớm trong đời sống phôi thai và
không do chuyển động của các ngón tay.
2. Mạc nông
Ở gan tay, mạc nông dày ở giữa và mỏng ở hai bên mô cái và mô út. Ở mô cái,
mạc bám từ bờ ngoài xương đốt bàn I đến bờ trước xương đốt bàn III tạo nên ô mô
cái. Ở mô út, mạc bám từ bờ trước của xương đốt bàn V tạo nên ô mô út. Giữa ô mô
cái và ô mô út là ô giữa có gân các cơ gấp.
Ở mu tay, mạc nông mỏng, dính ở phía trên với mạc giữ gân duỗi và ở phía dưới
với gân các cơ duỗi. Mạc dính ở hai bên vào xương đốt bàn I và xương đốt bàn V.
3. Mạc giữ gân gấp
Mạc giữ gân gấp là một tấm xơ ngang trước các gân gấp của 5 ngón tay, các bao
hoạt dịch của gân này và thần kinh giữa trong rãnh cổ tay, mạc giữ gân gấp căng trước
rãnh cổ tay và biến rãnh này thành ống cổ tay. Bờ trên của mạc căng từ củ xương
thuyền đến xương tháp và xương đậu; bờ dưới của mạc căng từ củ xương thang đến
móc của xương móc. Bề rộng của mạc khoảng chừng 3 cm.
4. Cân gan tay
4.1. Cân gan bàn tay
24

Là một tấm xơ hình tam giác, chắc, bao phủ trên các gân của bàn tay. Đỉnh của
cân liên tục với cơ gan tay dài và cân được neo vào phía trước của mạc giữ gân gấp.
Bờ ngoài và bờ trong của cân liên tục với mạc bao bọc mô cái và mô út.
4.2. Bao xơ ngón tay
Cân gan bàn tay ở dưới chia làm bốn dải chạy đến bốn ngón tay (II, III, IV, V),
các dải này được nối với nhau bởi dây chằng ngang nông ở đốt bàn tay. Các dải của
cân gan tay khi xuống ngón tay thì liên tục với bao xơ ngón tay. Bao xơ ngón tay bám
vào 2 bờ ở mặt trước của xương đốt ngón tay và đi qua 3 khớp: bàn-đốt, gian đốt gần,
gian đốt xa. Ở trước mỗi khớp bao xơ mỏng và lỏng lẻo, sắp xếp theo thớ vòng gọi là
phần vòng bao xơ, ở trước xương đốt gần và giữa, các sợi dày lên và bắt chéo nhau
tạo nên phần chéo của bao xơ.
4.3. Các khoang gan tay
Mạc bọc cơ mô cái bám từ bờ ngoài xương đốt bàn I đến bờ trước xương đốt bàn
III giới hạn nên ô mô cái, ở phía mô út mạc bám vào bờ trước xương đốt bàn V tạo
nên ô mô út. Giữa ô mô cái và ô mô út là ô giữa chứa các gân gấp, bao hoạt dịch và
thần kinh giữa .

Hình 11. Cân gan tay và mạc giữ gân gấp


25

1. Mạc giữ gân gấp 2. Cân gan tay


3. ĐM gan ngón chung 4. Dây chằng đốt bàn ngang nông

5. Các bao hoạt dịch gân gấp


Có ba bao hoạt dịch gân gấp ở trước cổ tay. Bao hoạt dịch gân cơ gấp cổ tay quay,
bao này ngắn và không quan trọng. Hai bao hoạt dịch khác là (a) bao hoạt dịch chung
của các gân gấp nông và sâu, và (b) bao hoạt dịch của gân cơ gấp ngón cái dài. Các
bao hoạt dịch gân gấp ở bàn tay rất quan trọng, và chức năng bàn tay sẽ bị ảnh hưởng
nếu nhiễm trùng các bao hoạt dịch này không được điều trị.
Trong lâm sàng người ta thường gọi chúng là bao hoạt dịch trụ và quay. Ở trên,
hai bao hoạt dịch này kéo dài lên trên quá cả mạc giữ gân gấp và chúng có thể thông
với nhau. Ở dưới, bao hoạt dịch của gân cơ gấp ngón cái dài kéo dài đến tận đốt xa
ngón cái, bao hoạt dịch gân cơ gấp các ngón nông và sâu chỉ kéo dài ở ngón út, còn ở
ngón trỏ, ngón giữa và ngón nhẫn thì có bao hoạt dịch riêng ở ngón tay.
Các bao hoạt dịch ở ngón tay có mạc treo gân được gọi là các dải, chúng mang
máu đến cung cấp cho gân và neo các gân vào xương đốt ngón tay.
6. Cơ của bàn tay
Gồm cơ mô cái, cơ mô út, cơ gian cốt mu tay, cơ gian cốt gan tay, cơ giun. Các cơ
này được chi phối bởi thần kinh giữa và thần kinh trụ.
6.1. Cơ mô cái
6.1.1. Cơ dạng ngón cái ngắn
6.1.1.1. Nguyên ủy
Mạc giữ gân gấp, củ xương thuyền, củ xương thang.
6.1.1.2. Bám tận
Xương đốt gần ngón cái.
6.1.1.3. Động tác
Dạng ngón cái, và phần nào đối ngón cái.
6.1.1.4. Thần kinh
Thần kinh giữa.
6.1.2. Cơ gấp ngón cái ngắn
6.1.2.1. Nguyên ủy: Gồm có hai đầu
26

+ Đầu nông: Củ xương thang, mạc giữ gân gấp.


+ Đầu sâu: Xương thê, xương cả.
6.1.2.2. Bám tận
+ Đầu nông: Phía ngoài nền xương đốt gần ngón cái.
+ Đầu sâu: Phía trong nền xương đốt gần ngón cái.
6.1.2.3. Động tác
Gấp đốt gần ngón cái.
6.1.2.4. Thần kinh
+ Đầu nông: Thần kinh giữa
+ Đầu sâu: Thần kinh trụ
6.1.3. Cơ đối ngón cái
6.1.3.1. Nguyên ủy
Mạc giữ gân gấp, củ xương thang.
6.1.3.2. Bám tận
Bờ ngoài của xương bàn tay I .
6.1.3.3. Động tác
Đối ngón cái với các ngón khác.
6.1.3.4. Thần kinh
Thần kinh giữa
6.1.4.Cơ khép ngón cái :
6.1.4.1. Nguyên ủy
+ Đầu chéo: xương cả, nền xương bàn tay II và III.
+ Đầu ngang: bờ trước xương bàn tay III.
6.1.4.2. Bám tận
Phía trong nền xương đốt gần ngón cái.
6.1.4.3. Động tác
Khép ngón cái và phần nào đối ngón cái.
6.1.4.4. Thần kinh
Thần kinh trụ.
27

Hình 12. Cơ gan tay


1. Mạc giữ gân gấp 2. Cơ dạng ngón út 3. Cơ gấp ngón út ngắn
4. Cơ đối ngón út 5. Cơ đối ngón cái 6. Cơ gấp ngón cái ngắn
7. Cơ dạng ngón cái 8. Cơ khép ngón cái 9. Các cơ giun
6.2. Cơ mô út
Tất cả cơ mô út đều do thần kinh trụ điều khiển.
6.2.1. Cơ gan tay ngắn
6.2.1.1. Nguyên ủy
Cân gan bàn tay, mạc giữ gân gấp.
6.2.1.2. Bám tận
Da bờ trong bàn tay.
6.2.1.3. Động tác
Căng da gan bàn tay.
6.2.2. Cơ dạng ngón út
6.2.2.1. Nguyên ủy
Xương đậu và gân cơ gấp cổ tay trụ.
6.2.2.2. Bám tận
Phía trong nền xương đốt gần ngón út.
28

6.2.2.3. Động tác


Dạng ngón út, góp phần gấp đốt gần ngón út.
6.2.3. Cơ gấp ngón út ngắn
6.2.3.1. Nguyên ủy
Mạc giữ gân duỗi ,móc xương móc.
6.2.3.2. Bám tận
Bên trong của nền xương đốt gần ngón út.
6.2.3.3. Động tác
Gấp ngón út.
6.2.4. Cơ đối ngón út
6.2.4.1. Nguyên ủy
Mạc giữ gân gấp, móc xương móc.
6.2.4.2. Bám tận
Bờ trong xương bàn tay V.
6.2.4.3. Động tác
Làm sâu lòng bàn tay, đưa xương bàn tay V ra trước.

6.2.5. Các cơ giun


Có 4 cơ giun từ ngoài vào là 1, 2, 3, 4.
6.2.5.1. Nguyên ủy
Xuất phát từ các gân cơ gấp các ngón sâu. Cơ giun 1 và 2 xuất phát từ bờ ngoài
của gân gấp sâu ngón II và III; cơ giun 3 và 4 xuất phát từ hai bờ kế cận của gân gấp
sâu 4 và 5.
6.2.5.2. Bám tận
Bờ ngoài gân duỗi các ngón.
6.2.5.3. Động tác
Gấp ngón tay vào bàn tay.
6.2.5.4. Thần kinh
Cơ giun 1 và 2 do thần kinh giữa chi phối.
Cơ giun 3 và 4 do thần kinh trụ chi phối.
6.3. Các cơ gian cốt
29

Các cơ gian cốt đều do thần kinh trụ điều khiển.


6.3.1. Cơ gian cốt mu tay
Có 4 cơ ( đánh số từ ngoài vào).
6.3.1.1. Nguyên ủy
Xuất phát từ các bờ lân cận của các xương bàn tay .
6.3.1.2. Bám tận
Cơ gian cốt mu tay 1 và 2 bám vào phía ngoài nền xương đốt gần các ngón II và
III và vào đai gân duỗi. Cơ gian cốt mu tay 3 và 4 bám vào phía trong nền xương đốt
gần các ngón III, IV và cũng bám vào đai gân duỗi.
6.3.2. Cơ gian cốt gan tay
Có 4 cơ tương tự như cơ gian cốt mu tay.
6.3.2.1. Nguyên ủy
Cơ gian cốt gan tay 1, 2 xuất phát từ bờ trước và mặt trong các xương bàn tay I,
II, IV, V. Cơ gian cốt gan tay 3, 4 xuất phát từ bờ trước và mặt ngoài các xương bàn
IV, V.
6.3.2.2. Bám tận
Cơ gian cốt gan tay 1, 2 bám vào bờ trong của nền xương đốt gần ngón I và II; cơ
gian cốt gan tay 3 và 4 bám vào bờ ngoài của nền xương đốt gần ngón IV và V và vào
đai gân duỗi.
6.3.2.3. Động tác
Các cơ gian cốt và cơ giun có tác dụng chung là gấp khớp bàn-đốt, duỗi khớp gian
đốt gần và xa. Ngoài ra cơ gian cốt mu tay còn làm dạng các ngón tay, cơ gian cốt gan
tay làm khép các ngón tay.

You might also like