You are on page 1of 33

CẲNG TAY

BỘ MÔN GIẢI PHẪU


KHOA Y DƯỢC ĐHĐN
GIỚI HẠN CỦA CẲNG TAY
Trên: dưới nếp gấp khuỷu hai khoát ngón tay
Dưới: nếp gấp xa nhất ở cổ tay
Chia làm hai vùng: vùng cẳng tay trước và sau bởi xương
trụ, xương quay và màng gian cốt
VÙNG CẲNG TAY TRƯỚC
LỚP NÔNG:
Da và tổ chức dưới da:
Các tĩnh mạch nông: TM đầu,
TM nền, TM giữa cẳng tay
Các nhánh cùng của TK bì
cẳng tay trong (ở trong) và TK
cơ bì (ở ngoài)
Mạc nông:
dày ở trên, mỏng ở dưới. Tách
ra hai trẽ đến bở trước xương
quay và xương trụ ngăn cách
hai vùng cẳng tay trước và sau.
LỚP SÂU:
CÁC CƠ VÙNG
CẲNG TAY TRƯỚC:
có 8 cơ xếp thành 3
lớp
Lớp nông: cơ sấp tròn,
cơ gấp cổ tay quay, cơ
gan tay dài, cơ gấp cổ
tay trụ
Lớp giữa: cơ gấp các
ngón nông
Lớp sâu: cơ gấp các
ngón sâu, cơ gấp ngón
cái dài, cơ sấp vuông
Cơ sấp tròn:
Nguyên uỷ: mỏm trên lồi cầu trong
xương cánh tay (đầu cánh tay),
mỏm vẹt xương trụ (đầu trụ)
Bám tận: giữa mặt ngoài xương
quay
Cơ gấp cổ tay quay:
Nguyên uỷ: mỏm trên lồi cầu trong
x. cánh tay
Bám tận: phần nền xương đốt bàn
II
Cơ gan tay dài:
Nguyên uỷ: mỏm trên lồi cầu trong
x. cánh tay
Bám tận: cân gan tay và mạc giữ
gân gấp
Cơ gấp cổ tay trụ:
Nguyên uỷ: mỏm trên lồi cầu trong
x. cánh tay (đầu cánh tay), mỏm
khuỷu và bờ sau xương trụ (đầu
trụ)
Bám tận: xương đậu, xương đốt
bàn V và xương móc
Cơ gấp các ngón nông:
Nguyên uỷ: mỏm trên lồi
cầu trong x. cánh tay và
mỏm vẹt xương trụ (đầu
cánh tay - trụ), nửa trên bờ
trước xương quay (đầu
quay)
Bám tận: đốt giữa xương
ngón tay II-V bằng hai chẽ
(gân thủng) để gân của cơ
gấp các ngón sâu xuyên
qua
Động tác: gấp khớp gian
đốt gần các ngón II-V và
gấp cổ tay
Cơ gấp các ngón sâu:
Nguyên uỷ: mặt trước và
mặt trong xương trụ, màng
gian cốt
Bám tận: đốt xa xương
ngón tay II-V sau khi xuyên
qua gân thủng của cơ gấp
các ngón nông (gân xuyên)
Động tác: gấp khớp gian
đốt xa II-V và gấp cổ tay
Cơ gấp ngón cái dài:
Nguyên uỷ: giữa mặt trước
xương quay
Bám tận: đốt xa xương
ngón tay I
Cơ sấp vuông:
Nguyên uỷ: mặt trước xương
trụ (1/4 xa)
Bám tận: mặt trước xương
quay (1/4 xa)
Động tác: sấp cẳng tay và
bàn tay
Đặc điểm chung:
- Các cơ vùng cẳng tay
trước nằm ở mặt trước và
bờ trong cẳng tay
- Các cơ lớp nông và
giữa chuyển thành gân ở
mức giữa cẳng tay; các
cơ lớp sâu chuyển vào
gân ở mức 1/3 xa của
cẳng tay
- Tất cả các cơ vùng cẳng
tay trước do TK giữa chi
phối, ngoại trừ cơ gấp cổ
tay trụ và 2 bó trong của
cơ gấp các ngón sâu do
TK trụ chi phối
Các gân của cơ gấp các ngón sâu
nằm cạnh nhau trên cùng một
mặt phẳng. Các gân của cơ gấp
các ngón nông xếp thành hai lớp,
gân gấp ngón 3 và 4 ở trước, gân
gấp ngón 2 và 5 ở sau. Khi đi
qua mạc giữ gân gấp, các gân
này xếp liên tục nhau trên một
mặt phẳng
MẠCH MÁU VÙNG CẲNG TAY TRƯỚC:
Động mạch trụ:
là nhánh cùng của ĐM cánh tay, bắt đầu từ 3cm
dưới nếp khuỷu, đi xuống cẳng tay phía sau các
cơ sấp tròn, gấp cổ tay quay, gan tay dài và cơ
gấp các ngón nông.
Ở cung xơ nối hai đầu cánh tay - trụ và đầu quay
của cơ gấp các ngón nông, ĐM bắt chéo phía
sau TK giữa (qua trung gian đầu trụ cơ sấp tròn).
ĐM đi về phía trong cẳng tay, đến chỗ nối 1/3
trên và 1/3 giữa ĐM nằm sau cơ gấp cổ tay trụ
(cơ tuỳ hành của ĐM trụ) và đi cùng với TK trụ.
Đến cổ tay, ĐM đi trước mạc giữ gân gấp ở bên
ngoài xương đậu vào bàn tay. Phía sau ĐM trụ là
các cơ bao phủ mặt trước xương trụ: cơ cánh tay,
cơ gấp các ngón sâu.
ĐM trụ có hai tĩnh mạch đi kèm.
ĐM trụ cho các nhánh:
- Động mạch quặt ngược trụ: chia hai
nhánh trước và sau, góp phần vào mạng
mạch khớp khuỷu
- Động mạch gian cốt chung: ngắn, đi
đến bờ trên màng gian cốt chia làm hai
nhánh là ĐM gian cốt trước (cùng với
TK gian cốt trước tạo thành bó mạch
thần kinh gian cốt trước) và ĐM gian
cốt sau. ĐM gian cốt trước cho động
mạch giữa đi kèm với TK giữa. ĐM
gian cốt sau cho ĐM gian cốt quặt
ngược tham gia vào mạng mạch khớp
khuỷu.
- Nhánh gan cổ tay và nhánh mu cổ tay
nối nhau quanh cổ tay
- Nhánh gan tay sâu góp phần vào cung
động mạch gan tay sâu
Cuối cùng, ĐM trụ tạo thành cung gan
tay nông ở bàn tay
Động mạch quay:
Hướng về phía ngoài cẳng tay, nằm
nông hơn ĐM trụ.
Phía trước và phía ngoài được che
phủ bởi cơ cánh tay quay (cơ tuỳ
hành của ĐM quay). Phía trong, ở
1/3 trên liên hệ với cơ sấp tròn, ở 2/3
dưới với cơ gấp cổ tay quay. Ngay
phía sau ĐM là các cơ bọc mặt trước
xương quay: cơ nhị đầu cánh tay, cơ
ngửa, cơ sấp tròn, bó quay cơ gấp các
ngón nông, cơ gấp ngón cái dài, cơ
sấp vuông. Ở 1/3 dưới, ĐM tựa vào
đầu dưới xương quay (mạch quay bắt
được ở đây).
Sau đó, ĐM quay đi vòng ra phía sau
để vào hõm lào và tận cùng ở gan tay.
Nhánh nông TK quay chỉ đi cùng
ĐM quay ở 1/3 giữa cẳng tay.
Động mạch quay cho các
nhánh:
- Động mạch quặt ngược
quay góp phần vào mạng
mạch khớp khuỷu
- Nhánh gan cổ tay và
nhánh mu cổ tay nối với
các nhánh cùng tên của
ĐM trụ, tạo thành mạng
mạch cổ tay
- Nhánh gan tay nông:
góp vào cung gan tay
nông
- Động mạch ngón cái
chính
Cuối cùng, ĐM quay tạo
thành cung gan tay sâu ở
bàn tay.
THẦN KINH: vùng cẳng tay trước có 3
thần kinh
Thần kinh trụ:
Đi từ phía sau mỏm trên lồi cầu trong đến
phía ngoài xương đậu rồi đi trước mạc giữ
gân gấp để vào bàn tay.
Ở cẳng tay TK trụ nằm trước cơ gấp các
ngón sâu và sau cơ gấp cổ tay trụ.
ĐM trụ đi cùng TK trụ ở 2/3 dưới và nằm
bên ngoài TK trụ.
Ở cẳng tay TK trụ cho nhánh vận động
một cơ rưỡi: cơ gấp cổ tay trụ và nửa
trong cơ gấp các ngón sâu.
Nhánh nông thần kinh
quay:
Là một trong hai nhánh
cùng của TK quay. Sau khi
đi qua bao khớp khuỷu,
TK đi xuống phía sau cơ
cánh tay quay, phía trước
cơ duỗi cổ tay quay dài, rồi
đi ra phía sau giữa hai cơ
này và ra dưới da ở khoảng
3cm trên mỏm trâm xương
quay để xuống cảm giác
cho nửa ngoài mu tay.
ĐM quay nằm bên trong
và đi cùng với TK quay ở
1/3 giữa cẳng tay.
Thần kinh giữa:
Đi từ giữa nếp gấp khuỷu đến giữa nếp
gấp cổ tay theo trục giữa cẳng tay.
TK đi sâu dưới cơ sấp tròn, cơ gấp cổ
tay quay, cơ gan tay dài, cơ gấp các
ngón nông (trong bao cơ này). Phía sau
TK giữa là các cơ phủ trước xương trụ:
cơ cánh tay, cơ gấp các ngón sâu. Đi
kèm với động mạch giữa (thường là một
nhánh nhỏ từ ĐM gian cốt trước).
TK giữa vận động cho tất cả các cơ vùng
cẳng tay trước, trừ cơ gấp cổ tay trụ và
nửa trong cơ gấp các ngón sâu (từ TK
trụ).
Riêng nhánh vận động cho cơ sấp vuông
được gọi là thần kinh gian cốt trước.
Ở 1/3 dưới, TK đi cùng với 4 gân cơ gấp
các ngón nông, TK là thành phần ở
ngoài nhất và nông nhất so với các gân
này.
VÙNG CẲNG TAY SAU
Giới hạn:
Vùng cẳng tay sau có nền là mặt sau xương trụ, mặt sau
màng gian cốt, mặt sau và mặt ngoài xương quay.
LỚP NÔNG:
Da và tổ chức dưới da:
dưới lớp da mềm mại là
một mạng tĩnh mạch
nông và các nhánh cùng
của dây thần kinh bì
cẳng tay trong ở trong,
của dây cơ bì ở ngoài
và nhánh bì cẳng tay
sau của dây quay ở
giữa.
Mạc nông: rất dày, nhất
là ở phía trên.
LỚP SÂU:
CÁC CƠ VÙNG CẲNG TAY
SAU: xếp thành hai lớp nông
và sâu. Lớp nông chia làm hai
nhóm: nhóm ngoài và nhóm
sau.
Lớp nông: + Nhóm ngoài: có
3 cơ là cơ cánh tay quay, cơ
duỗi cổ tay quay dài và cơ duỗi
cổ tay quay ngắn.
+ Nhóm sau: có 4
cơ là cơ duỗi các ngón, cơ duỗi
ngón út, cơ duỗi cổ tay trụ và
cơ khuỷu.
Lớp sâu: có 5 cơ là cơ dạng
ngón cái dài, cơ duỗi ngón cái
ngắn, cơ duỗi ngón cái dài, cơ
duỗi ngón trỏ, cơ ngửa.
Nhóm ngoài của lớp nông:
Cơ cánh tay quay:
Nguyên uỷ: 2/3 trên gờ của mỏm
trên lồi cầu ngoài, vách gian cơ
ngoài cánh tay
Bám tận: nền mỏm trâm xương
quay
Cơ duỗi cổ tay quay dài:
Nguyên uỷ: 1/3 dưới gờ của mỏm
trên lồi cầu ngoài, vách gian cơ
ngoài cánh tay
Bám tận: nền xương đốt bàn tay II
Cơ duỗi cổ tay quay ngắn:
Nguyên uỷ: mỏm trên lồi cầu
ngoài
Bám tận: nền xương đốt bàn III
Nhóm sau của lớp nông:
Cơ duỗi các ngón:
Nguyên uỷ: mỏm trên lồi cầu ngoài,
mạc cẳng tay
Bám tận: bốn gân đến nền xương đốt
xa các ngón II-V
Cơ duỗi ngón út:
Nguyên uỷ: mỏm trên lồi cầu ngoài,
mạc cẳng tay
Bám tận: mu đốt gần xương ngón tay V
Cơ duỗi cổ tay trụ:
Nguyên uỷ: mỏm trên lồi cầu ngoài,
mạc cẳng tay
Bám tận: nền của xương bàn tay V
Cơ khuỷu:
Nguyên uỷ: mỏm trên lồi cầu ngoài
Bám tận: bờ ngoài mỏm khuỷu và mặt
sau xương trụ
Lớp sâu:
Cơ dạng ngón cái dài:
Nguyên uỷ: mặt sau xương trụ, xương
quay và màng gian cốt
Bám tận: nền xương đốt bàn I (phía
ngoài)
Cơ duỗi ngón cái ngắn:
Nguyên uỷ: mặt sau xương quay và
màng gian cốt
Bám tận: nền xương đốt gần ngón cái
Cơ duỗi ngón cái dài:
Nguyên uỷ: mặt sau 1/3 giữa xương
trụ, màng gian cốt
Bám tận: xương đốt xa ngón cái
Cơ duỗi ngón trỏ:
Nguyên uỷ: mặt sau xương trụ, màng
gian cốt
Bám tận: vào gân ngón trỏ của cơ duỗi
các ngón để tăng cường cho gân này
Cơ ngửa:
Nguyên uỷ: mỏm
trên lồi cầu ngoài,
dây chằng bên ngoài,
dây chằng vòng
quay, mào cơ ngửa
xương trụ. Cơ xếp
thành hai lớp chồng
lên nhau và quấn
quanh phía ngoài cổ
xương quay
Bám tận: mặt ngoài
và bờ sau xương
quay
Đặc điểm chung các
cơ vùng cẳng tay
sau là:
- Nằm ở bờ ngoài và
mặt sau cẳng tay
- Các cơ lớp nông
chuyển thành gân ở
giữa cẳng tay, các
cơ lớp sâu trở thành
gân ở 1/3 dưới cẳng
tay
- Tất cả các cơ đều
do các nhánh bên
hoặc nhánh cùng
của thần kinh quay
chi phối.
MẠCH MÁU VÀ THẦN
KINH:
Vùng cẳng tay sau có
động mạch và thần kinh
gian cốt sau, nằm giữa lớp
cơ nông và lớp cơ sâu.
Động mạch gian cốt sau:
là nhánh của ĐM gian cốt
chung, có hai tĩnh mạch đi
kèm.
Thần kinh gian cốt sau:
là nhánh sâu của TK quay,
vận động các cơ vùng
cẳng tay sau. Từ rãnh nhị
đầu ngoài, TK đi giữa hai
lớp cơ ngửa rồi toả ra
thành nhiều nhánh ở giữa
hai lớp cơ của vùng cẳng
tay sau để vận động cho
các cơ vùng này.
CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI!

You might also like