You are on page 1of 4

II.

Khớp chi trên


1. Khớp vai (glenohumeral joint)
- Là khớp chỏm khớp giữa ổ chảo
xương vai và chỏm xương cánh tay.
a) Mặt khớp
- Chỏm xương cánh tay: có sụn khớp
che phủ.
- Ổ chảo xương vai: hõm hình trái
xoan, nhỏ hơn so với đầu xương cánh
tay.
- Sụn viền: vành sụn bám quanh ổ
chảo. Sụn làm cho ổ chảo sâu, rộng
thêm, tăng diện tích tiếp xúc với chỏm xương cánh tay. Dưới sụn
có 1 lỗ hở và chui qua lỗ đó là túi cùng hoạt dịch.
b) Bao khớp
- Ở trên, bao khớp bám ở trên cùng bao quanh ổ chảo.
- Ở dưới, bọc quanh đầu trên xương cánh tay từ cổ GP (trên) đến
cổ GP (dưới), cách sụn 1cm.
c) Dây chằng
- Dây chằng quạ cánh tay: khỏe nhất của khớp, từ mỏm quạ tới
củ lớn và củ bé của cánh tay, giữa 2 trẽ có đầu dài gân nhị cơ đi
qua.
- Dây chằng ổ chảo cánh tay: là phần dày lên của bao khớp ở
mặt trên và mặt trước. Có 3 dây chằng như chữ Z:
+ Dây chằng trên: vành trên ổ chảo => đầu trên củ nhỏ.
+ Dây chằng giữa: vành trên ổ chảo => nền củ nhỏ.
+ Dây chằng dưới: vành trước ổ chảo => cổ phẫu thuật.
- Ở trên dây chằng giữa, bao khớp mỏng nhưng có cơ duỗi dưới vai tăng cường.
- Ở dưới dây chằng giữa, bao khớp yếu nhất. Đầu xương cánh tay thường bị trật ở chỗ này (sai
khớp vai trước trong).
d) Bao hoạt dịch
- Là 1 bao áp vào mặt trong bao khớp, bên trong
chứa hoạt dịch làm cho cử động khớp được dễ
dàng. Bao có 3 đặc điểm:
+ Bao bọc quanh đầu dài gân cơ nhị đầu cánh tay
=> gân tuy nằm trong bao khớp nhưng nằm ngoài
bao hoạt dịch.
 Đầu dài cơ nhị đầu tách ra từ củ trên ổ chảo
và đi ngang qua chỏm xương cánh tay => Đầu
gân thực sự nằm trong bao khớp mặc dù được
màng hoạt dịch bao bọc như nằm trong ống.
+ Bao hoạt dịch liên quan trực tiếp với mặt sau của cơ dưới vai, qua lỗ hổng dưới sụn viền của
bao khớp.
+ Bao hoạt dịch thông với túi thanh mạc của cơ dưới vai, cơ nhị đầu, cơ delta.
e) Động tác
- Khớp vai là khớp chỏm nên biên độ động tác rộng: ra trước 90o, ra sau 45o, khép 30o, dạng 90o,
xoay ngoài 60o, xoay trong 90o => khi phối tập tất cả, có động tác quay vòng.
* Chấn thương thường gặp nhất ở khớp vai là trật khớp vai:
- Khớp vai rộng nhưng lại không bền vững => khớp vai thường
bị trật nhất.
- Mặt dưới khớp vai không được các cơ bảo vệ => khi dang
mạnh cánh tay, chỏm xương cánh tay có thể trượt khỏi ổ chảo
để nằm dưới ổ chảo => chỏm thường đi ra trước tới 1 vị trí nằm
dưới mỏm quạ.
- Dây thần kinh nách nằm sát với cổ phẫu thuật xương cánh tay
dễ tổn thương khi trật khớp vai.
- Biểu hiện khi trật khớp:
+ Chỏm xương cánh tay bị các cơ khỏe kéo vào
trong => củ lớn xương cánh tay không còn là mốc
xương ngoài cùng mà là mỏm cùng vai.
+ Ụ phình của cơ delta ở trên củ lớn xương cánh tay
bị mất, thay vào đó là sự sụp xuống đặc trung của cơ
này.
- Cách nắn trật khớp:
+ Phương pháp Kocher (phương pháp nâng
tay lên cao): khớp khuỷu gấp lại và cẳng tay
xoay ra ngoài => làm căng cơ dưới vai vốn
đang giữ chỏm xương cánh tay quay vào
trong => khuỷu tay được đưa vào trong ngang
qua thân => chỏm xương cánh tay được đẩy
ra ngoài và trượt về vị trí cũ.
+ Phương pháp Hippocrat (phương pháp nắm bằng
lực kéo): đặt bàn chân vào nách để làm điểm tựa =>
kéo và khép cánh tay => chỏm xương cánh tay được
đẩy ra ngoài và về vị trí của nó .
 Là phương pháp đơn giản và phát hiện ra sớm
nhất nhưng tỷ lệ biến chứng và thất bại cao nhất.
2. Khớp khuỷu (elbow joint)
- Gồm 3 khớp:
+ Khớp cánh tay trụ
+ Khớp cánh tay quay
+ Khớp quay trụ trên
a) Mặt khớp
- Đầu dưới xương cánh tay: chỏm con và ròng rọc.
- Đầu xương trụ: khuyết ròng rọc và khuyết quay.
- Mặt trên chỏm xương quay và vành quay.
b) Bao khớp
- Ở trên, bao khớp bám vào đầu dưới xương cánh tay, cánh xa chu vi của chỏm con và ròng rọc.
- Ở dưới:
+ Xương trụ bao khớp bám vào mép sụn khớp.
+ Xương quay bao khớp bám thấp vào cổ xương quay.
 Chỏm xương quay có thể quay tự do trong bao khớp.
c) Dây chằng
* Dây chằng khớp cánh tay – trụ - quay
- Dây chằng bên trụ: 3 bó từ mỏm trên lồi cầu trong tới xương trụ.
+ Bó trước: tới mỏm vẹt
+ Bó giữa: tới bờ trong xương trụ
+ Bó sau: tòa hình quạt tới mỏm khuỷu
- Dây chằng bên quay: 3 bó từ mỏm trên lồi cầu ngoài xòe hình quạt xuống.
+ Bó trước bám vào đầu trước khuyết quay
+ Bó giữa: vòng sau chỏm và cổ xương quay cùng dây chằng bám vào bờ sau khuyết xương
quay.
+ Bờ sau: bám vào mỏm khuỷu.
- Dây chằng trước và dây chằng sau: mỏng, đi từ xương cánh tay -> xương trụ -> xương quay.
* Dây chằng khớp quanh trụ trên
- Dây chằng vòng quay: vòng quanh cổ xương quay bám vào bờ sau và trước khuyết quay, có
sụn bọc trong => diện khớp.
- Dây chằng vuông: bám bờ dưới khuyết quay và cổ xương quay, rất chắc => hãm độ quay của
xương.
d) Động tác
- Giữa xương cánh tay và xương trụ, quay có động tác gấp 135o và duỗi.
- Khớp quay - trụ trên kết hợp với khớp quay – trụ dưới => động tác sấp ngửa tay.
* Bao khớp tương đối yếu ở phía trước và sau => phồng lên khi có tràn dịch khớp, đặc biệt là
phía sau vì phía trước còn các cơ và mạc sâu che phủ => việc hút dịch thực hiện dễ ở phía sau.
* Dây chằng vòng ở người lớn có hình phễu nhưng ở trẻ em đều chạy thẳng đứng. Giật manh
tay của 1 đứa trẻ dưới 8 tuổi => chỏm xương quay trật ra khỏi dây chằng sai khớp chỏm
xương quay). Nắn lại bằng cách ngửa mạnh cẳng tay.
* Khi ngã chống tay => có thể trật khớp khuỷu ra sau. Đôi khi mỏm vẹt xương trụ bị đứt gãy
do bị ròng rọc xương cánh tay chặn lại => mối liên hệ giữa 3 mỏm khuỷu và 2 mỏm lồi cầu
trên bị mất. Nắn lại bằng cách kéo mạnh, kết hợp với gấp cẳng tay.
3. Khớp quay trụ dưới (distal radio – ulnar joint)
a) Mặt khớp
- Chỏm xương trụ
- Khuyết trụ đầu dưới xương quay
b) Bao khớp
- Dính vào bờ trước và sau của dây chằng tam giác và quanh các mặt khớp trụ.
- Được tăng cường bởi dây chằng quay trụ trước và sau.
c) Bao hoạt dịch: lót ở phía trong bao khớp.
d) Dây chằng
- Nối khớp chắc nhất là 1 tấm sụn từ mặt ngoài mỏm trâm trụ tới bờ dưới khuyết trụ của
xương quay.
- Tấm sụn sợi hình tam giác có tác dụng như đĩa khớp chêm vào giữa mỏm xương trụ và
xương nguyệt, xương tháp ở dưới.
- Ít khi thấy trật khớp quay trụ dưới, nếu có kèm gãy 1/3 dưới xương quay.
e) Động tác
- Động tác sấp ngửa bàn tay: đầu trên xương quay quay như cái trục dưới chỏm xương cánh
tay thì đầu dưới lăn quanh chỏm xương trụ, biên độ khoảng 180o.
4. Khớp quay cổ tay (radiocarpal joint)
- Giữa mặt dưới đầu dưới xương quay với xương cổ tay. Khi chống tay, trọng lượng cơ thể
truyền qua xương quay xuống bàn tay.
a) Mặt khớp
- Mặt dưới của đầu dưới xương quay: Hõm khớp hình tam giác, ở giữa có gờ nhỏ. Diện ngoài
tiếp khớp với xương thuyền, diện trong tiếp khớp với xương nguyệt.
- Đĩa khớp: Tấm sụn sợi hình tam giác chêm vào giữa mỏm xương trụ và xương nguyệt,
xương tháp ở dưới.
- Các xương cổ tay: thuyền, nguyệt, tháp tiếp khớp với nhau nhờ các dây chằng gian cốt. Mặt
trên các xương đều có sụn khớp che phủ mặt khớp liên tục.
b) Bao khớp: dày ở trước, mỏng ở sau, chắc ở 2 bên.
c) Dây chằng: có 4 dây:
- Dây chằng bên cổ tay quay: mỏm trâm quay -> xương thuyền.
- Dây chằng bên cổ tay trụ: mỏm trâm trụ -> xương tháp, đậu.
- Dây chằng quay cổ tay – gan tay: các sợi từ 2 xương cẳng tay -> bàn tay, phần lớn chụm vào
xương cá.
- Dây chằng quay cổ tay – mu tay: 1 bó từ xương quay -> bàn tay và xương tháp.
d) Bao hoạt dịch: ở mặt trong bao khớp. Do mặt sau bao khớp mỏng, bao hoạt dịch có thể chui
qua tạo nên các túi bịt hoạt dịch.
e) Động tác
- Chủ yếu là gấp (90o) và duỗi (60o), có thể khép (45o) và dạng (30o).
- Cổ tay gấp và khép nhiều hơn => các xương cổ tay sát với nhau khi duỗi, dạng, lỏng lẻo khi
gấp, khép.
- Ngoài khớp quay cổ tay, còn có các khớp liên xương cổ tay, khớp giữa các xương cổ tay,
khớp tháp – đậu, khớp cổ tay – bàn tay, khớp liên đốt bàn tay, khớp bàn – ngón tay, khớp liên
đốt ngón tay.

You might also like